Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Đánh giá sự thay đổi góc tiền phòng trong thử nghiệm buồng tối bằng máy chụp cắt lớp bán phần trước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.87 KB, 23 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Glụcụm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Việt
Nam cũng như trên thế giới [1], trong đó thể thường gặp ở nước ta là glụcụm
gúc đúng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra
các tổn hại không có khả năng phục hồi. Vì vậy việc khám phát hiện sớm khả
năng đúng gúc ở những người có nguy cơ cao bị bệnh để điều trị dự phòng là
một biện pháp rất quan trọng.
Từ những năm 1960, các nhà nhãn khoa trên thế giới đã chú ý đến
những đặc điểm giải phẫu thuận lợi và cơ chế bệnh sinh của glụcụm gúc đúng
để từ đó đề xuất ra các thử nghiệm nhằm phát HIỆN sớm bệnh ở những người
có nguy cơ. Thử nghiệm buồng tối được mô tả lần đầu bởi Gronholm (1910)
là thử nghiệm mang tính sinh lý và an toàn, nhưng lại ít được sử dụng bởi độ
nhạy không cao [4]. Các tác giả Thiel và Wegner đã đề xuất cải tiến bằng thử
nghiệm buồng tối tư thế cúi đầu nhằm khắc phục nhược điểm trên [4].
Những năm gần đây nhờ có máy chụp cắt lớp bán phần trước (AS-
OCT) việc phát hiện nguy cơ gúc đúng trở nên dễ dàng hơn [8]. Năm 2011
nghiên cứu của tác giả Li Dejiao cho thấy hiệu quả chẩn đoán của thử nghiệm
buồng tối sử dụng máy AS-OCT cao hơn thử nghiệm buồng tối đơn thuần
[11]. Nolan WP (2010) nhận thấy AS-OCT mang lại độ nhạy và độ đặc hiệu
cao hơn cho thử nghiệm buồng tối [13]. Hiện nay tại Việt Nam chưa có báo
cáo nào về kết quả nghiên cứu ứng dụng máy AS-OCT vào thử nghiệm buồng
tối. Bởi vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Đỏnh giá sự thay đổi góc tiền phòng
trong thử nghiệm buồng tối bằng máy chụp cắt lớp bán phần trước” với
hai mục tiêu:
1. Mô tả sự thay đổi của góc tiền phòng trong thử nghiệm buồng tối bằng
máy chụp cắt lớp bán phần trước.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả của thử nghiệm.
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thử nghiệm buồng tối


Gronholm (1910), Seidel (1920-1922) là những tác giả đầu tiên mô tả
thử nghiệm buồng tối [4]. Cơ chế của thử nghiệm đã được chứng minh là do
hiện tượng giãn đồng tử gõy bớt gúc tiền phòng trong điều kiện ít ánh sáng.
Thử nghiệm được tiến hành như sau: đối tượng được đo nhãn áp, sau
đó cho đối tượng ngồi trong buồng tối 1 giờ rồi đo lại ngay nhãn áp. Thử
nghiệm được coi là dương tính nếu nhãn áp chênh lệch trước và sau thử
nghiệm trên 8mmHg [4]. Ưu điểm của thử nghiệm này là sinh lý và an toàn.
Tuy nhiên nhược điểm của nó là độ nhạy thấp, theo tác giả Tornquist (1958),
thử nghiệm buồng tối chỉ dương tính trong 15% các trường hợp có độ sâu tiền
phòng dưới 2.0 mm.[4]
- Thử nghiệm buồng tối tư thế cúi đầu
Thiel và Wegner đã lần đầu đề xuất thử nghiệm buồng tối tư thế cúi
đầu được cải tiến từ thử nghiệm buồng tối đơn thuần [4].
Quy trình thử nghiệm như sau: đối tượng được đo nhãn áp, sau đó ngồi
trong buồng tối 1 giờ với tư thế: mặt cỳi, trỏn tỳ trên một mặt phẳng. Chú ý
giữ mắt mở, không tỳ đè lên mắt và tránh ngủ quên. Sau 1 giờ đo lại ngay
nhãn áp. Thử nghiệm được coi là dương tính nếu nhãn áp sau thử nghiệm tăng
từ 8 mmHg cùng với soi góc thấy gúc đúng. [4]
Hiện nay sự kết hợp của thử nghiệm sinh lý với các phương tiện hiện
đại như máy chụp cắt lớp bán phần trước Visante OCT hay máy siêu âm sinh
hiển vi UBM với khả năng đánh giá trực tiếp sự thay đổi của góc tiền phũng
đó mang lại giá trị cao hơn cho các thử nghiệm, đặc biệt là thử nghiệm buồng
tối [6].
2
1.2. Máy chụp cắt lớp bán phần trước và ứng dụng trong glụcụm góc đúng.
1.2.1. Máy chụp cắt lớp bán phần trước – Anterior segment Optical
Coherence Tomography (AS-OCT)
Máy hoạt động dựa trên nguyên lý giao thoa Michelson . Một tia sáng
phát ra từ nguồn sáng sẽ đi vào gương tách tia sáng ra thành hai tia. Một tia
đến gương qui chiếu và một tia đến mô cần khảo sát. Tia phản xạ từ mô khảo

sát gồm nhiều xung phản hồi, mỗi xung mang một thông tin về chiều dày các
cấu trúc mô học khác nhau trong nhãn cầu, nhờ đó máy cho kết quả chính xác
vị trí và chiều dày các cấu trúc của nhãn cầu [Error: Reference source not found].
Máy chụp cắt lớp bán phần trước được sử dụng tại bệnh viện Mắt trung
ương là máy Visante – OCT. Máy cho hình ảnh có độ phân giải cao nhưng
nhược điểm của máy là không quan sát được những cấu trúc nằm sau biểu mô
sắc tố mống mắt. Mặc dù vậy, đối với các cấu trúc ở phía trước lớp biểu mô
sắc tố như giác mạc, củng mạc, tiền phũng, gúc tiền phòng và bề mặt thể thủy
tinh, máy có thể ghi lại hình ảnh rất chi tiết và có thể đo đạc định lượng được
cụ thể.
1.2.2. Ứng dụng của máy chụp cắt lớp bán phần trước trong glụcụm
góc đúng
Chẩn đoán gúc đúng nguyờn phỏt
Trong tất cả các ứng dụng của máy AS-OCT, khả năng phát hiện gúc
đúng được đánh giá là quan trọng nhất. Nó mang lại một phương pháp soi góc
không tiếp xúc để xác nhận sự có mặt của gúc đúng. Cỏc hình ảnh cắt ngang
của tiền phòng cho thấy mối liên quan giữa mống mắt chu biên, cựa củng mạc
và thành của góc. [8], [6]
Đánh giá kết quả điều trị gúc đúng nguyờn phỏt
Theo dõi sau phẫu thuật glụcụm
3
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 11 năm 2011
2.2. Đối tượng nghiên cứu: Những người có yếu tố nguy cơ cao bị glụcụm
gúc đúng nguyờn phỏt
Tiêu chuẩn lựa chọn: Các đối tượng từ 35 tuổi cú cỏc đặc điểm sau:
• Độ sâu góc tiền phòng chu biờn (phớa thái dương) đánh giá theo
phương pháp Van Herrick ≤ ẳ bề dày giác mạc.
• Chưa có biểu hiện bệnh của người bệnh glụcụm gúc đúng nguyờn phỏt.

Tiêu chuẩn loại trừ: mắt có bệnh lý làm thay đổi độ sâu góc tiền phòng, thay
đổi sự lưu thông thủy dịch qua góc tiền phòng hoặc thay đổi phản xạ đồng tử;
mắt đã được chẩn đoán gúc đúng nguyờn phỏt hoặc glụcụm gúc đúng nguyờn
phỏt trước đó. Người già yếu, không phối hợp, không đồng ý tham gia nghiên
cứu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Cỡ mẫu nghiên cứu:
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: n =



2
2
2
1
)1( pp
Z
α
Tính ra cỡ mẫu n tối thiểu là 60 mắt.
2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu:
 Hỏi bệnh:
 Khám mắt
- Thử thị lực bằng bảng thị lực Snellen có chỉnh kính tối đa
Khỏm trên sinh hiển vi và soi đáy mắt.
 Chụp OCT bán phần trước
- Chụp hai lần trong điều kiện sáng và điều kiện tối.
4
Chụp OCT bán phần trước trong điều kiện sáng. Tiền phòng được chụp
lấy 3 hình. Hình ảnh thu được được đo các chỉ số sau: Độ sâu trung tâm TP
(mm), Đường kính đồng tử (mm), Độ vồng của mống mắt (mm), Số góc

đóng. Đánh giá tình trạng của góc tiền phòng tại vị trí 3:00 (270˚) và 9:00
(90˚). Đo các chỉ số: AOD 500 (khoảng mở của góc tiền phòng tại điểm cách
cựa củng mạc 500 micromet) (àm), AOD 750 (khoảng mở của góc tiền phòng
tại điểm cách cựa củng mạc 750 micromet) (àm), TISA 500 (diện tích mở của
góc tiền phòng tại điểm cách cựa củng mạc 500 micromet) (àm
2
), TISA 750
(diện tích mở của góc tiền phòng tại điểm cách cựa củng mạc 750 micromet)
(àm
2
), Độ mở của góc tiền phòng, TICL độ dài khoảng tiếp xúc giữa mống
mắt và thành góc (àm).
- Chụp OCT bán phần trước trong điều kiện tối: Tiền
phòng được chụp lấy 3 hình và mỗi hình lại được đo các chỉ số như trên.
- Thử nghiệm được coi là dương tính trên OCT khi số
gúc đúng sau 3 phút trong điều kiện tối tăng lên từ 1/8 góc so với trong
điều kiện sáng. [Error: Reference source not found]
 Tiến hành thử nghiệm buồng tối tư thế cúi đầu:
- Thử nghiệm được coi là dương tính khi chênh lệch nhãn áp trước và sau
thử nghiệm ≥ 8 mmHg.[1]
 Soi góc
Soi góc bằng kính soi góc Goldmann 1 mặt gương trong buồng tối với
ánh sáng đèn khe hẹp tối thiểu. Độ mở của góc tiền phũng trờn soi góc được
đánh giá theo phân loại của Shaffer:
2.5. Xử lý số liệu:
Số liệu sẽ được xử lý bằng chương trình SPSS 16.0.
Các phép toán sử dụng: so sánh hai trung bình bằng phép so sánh cặp; so sánh
các tỷ lệ của hai nhóm và tính hệ số tương quan của Pearson.
5
2.6. Địa điểm nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Glụcụm - Bệnh viện Mắt Trung
Ương, Hà Nội.
2.7. Tiêu chuẩn đạo đức nghiên cứu:
- Nghiên cứu được sự đồng ý của Bộ môn Mắt và phòng Đào tạo sau đại
học của trường Đại học Y Hà Nội, Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch Tổng
hợp và khoa Glụcụm, Bệnh viện Mắt Trung ương.
- Đối tượng tự nguyện tham gia và có quyền tự rút khỏi nghiên cứu.
- Nếu phát hiện người có nguy cơ đúng gúc có thể gây bệnh glụcụm thỡ sẽ
điều trị dự phòng.
6
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 10 năm 2011, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu trên 64 mắt của 41 đối tượng trên 35 tuổi (23 đối tượng nghiên
cứu cả 2 mắt và 18 đối tượng nghiên cứu 1 mắt). Qua quá trình thu thập và xử
lý số liệu, chúng tôi thu được một số kết quả sau.
3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm về tuổi
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi
Nhóm đối tượng nghiên cứu có tuổi trung bình là 56,9 ± 7,7.
3.1.2. Đặc điểm về giới
Trong số 41 đối tượng nghiên cứu có 10 người là nam chiếm tỷ lệ
24,4% và nữ giới là 31 người, chiếm 75,6%.
3.1.3. Tình trạng thị lực
Bảng 3.2. Tình trạng thị lực của mắt nghiên cứu
Trong số 64 mắt nghiên cứu, số mắt đạt thị lực ≥ 20/50 chiếm tỷ lệ nhiều nhất
(41 mắt; 64,1%).
3.1.4. Tiền sử liên quan
Trong số 41 đối tượng nghiên cứu, 24 người (58,54%) có tiền sử gia
đình hoặc bản thân liên quan đến bệnh glụcụm, 17 người (41,46%) không có

tiền sử liên quan đến bệnh glụcụm.
Tuổi 35- 45 46-60 > 60 Tổng
Số người 2(4,9%) 27(65,9%) 12(29,2%) 41(100%)
TL TL<20/200 20/200-≤ 20/120 20/100 -≤20/50 TL > 20/50 Tổng
Số
người
0
(0%)
5
(7,8%)
18
(28,1%)
41
(64,1%)
64
(100%)
7
3.2.Mô tả sự thay đổi của tiền phòng và góc tiền phòng trong thử nghiệm
buồng tối
3.2.1. Tình trạng của tiền phòng và góc tiền phòng trong điều kiện sáng và
tối đánh giá bằng Visante OCT
Bảng 3.3: Tình trạng tiền phòng trong điều kiện sáng và tối đo bằng
Visante OCT
Điều kiện sáng
TB±SD [min - max]
Điều kiện tối
TB±SD [min - max]
P
Độ sâu trung tâm
TP(mm)

2,13 ± 0,26
[1,56 – 2,85]
2,11 ± 0,27
[1,53 – 2,82]
0,083
Đường kính đồng tử
(mm)
3,37 ± 0,65
[1,77-4,77]
4,31 ± 0,85
[2,26 – 6,11]
0,000
Độ vồng của mống
mắt (mm)
0,37 ± 0,06
[0,24 – 0,50]
0,39 ± 0,06
[0,27 – 0,59]
0,003
Số gúc đúng 1,86 ± 1,76
[0 - 6]
3,84 ± 2,15
[0-8]
0,000
AOD 500 (àm) 150 ± 56,4
[70 - 300]
102 ± 71
[0 - 260]
0,000
AOD 750 (àm) 217 ± 82,2

[90 - 520]
147 ± 67
[60 - 310]
0,000
TISA 500 (àm
2
) 99±0,0284
[20 - 160]
50 ± 31
[0 - 150]
0,000
TISA 750 (àm
2
) 190 ± 40
[50 - 230]
90 ± 40
[10 - 200]
0,000
TICL (àm) 65,58 ± 96,20
[0 – 303]
183,38 ± 155,43
[0 – 655,5]
0,000
Độ mở của góc TP
(˚)
16,85 ± 5,80
[7,7 – 30,3]
10,14 ±5,58
[0 – 23,55]
0,000

Khi chuyển từ môi trường sáng vào môi trường tối, có sự thay đổi một
cách có ý nghĩa thống kê về: đường kính đồng tử, độ vồng mống mắt, số gúc
đóng, khoảng mở của góc tiền phòng tại điểm các cựa củng mạc 500àm và
8
750àm, diện tích mở của góc tiền phòng tại điểm cách cựa củng mạc 500àm
và 750àm, độ dài trung bình khoảng tiếp xúc giữa mống mắt và thành góc, độ
mở của góc tiền phòng.
3.2.2. Kết quả của thử nghiệm
Bảng 3.4. Tình trạng nhãn áp trước và sau thử nghiệm
Nhãn áp trung bình trước thử
nghiệm (mmHg)
Nhãn áp trung bình sau thử
nghiệm (mmHg)
p
13,13 ± 1,68 18,61 ± 2,12 0,001
Sau thử nghiệm, nhãn áp trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu
tăng lên một cách có ý nghĩa thống kê với p=0,001.
Sau khi tiến hành thử nghiệm buồng tối cúi đầu, 22 trong số 64 mắt
(34,4%) cho kết quả dương tính (chênh lệch nhãn áp trước và sau thử nghiệm
trên 8 mmHg), 42 mắt (65,6%) cho kết quả âm tính.
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả thử nghiệm
3.3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu liên quan đến kết quả thử nghiệm
9
Tuổi trung bình của nhóm đối tượng có kết quả dương tính là 54,27 ±
8,32 tuổi, của nhóm có kết quả âm tính là 56,57 ± 6,99 tuổi. Sự khác biệt giữa
2 nhóm tuổi không có ý nghĩa thống kê (p = 0,246)
Tỷ lệ giới tính nam: nữ của nhóm dương tính là 1:5 (3 nam,15 nữ), của
nhóm âm tính là 1: 2,3 (7 nam,16 nữ), tuy nhiên sự khác biệt về tỷ lệ giới tính
giữa 2 nhóm là không có ý nghĩa thống kê (p =0,842) .
Bảng 3.5. Kết quả thử nghiệm buồng tối cúi đầu và tiền sử bệnh glụcụm

Kết quả thử nghiệm Dương tính Âm tính Tổng
Mắt glụcụm tiềm tàng 12
66,67%
6
33,33%
18
100%
Mắt bình thường 10
21,74%
36
78,26%
46
100%
Tổng 22 42 64
Tỷ lệ dương tính trên những mắt glụcụm gúc đúng tiềm tàng là 66,67%,
cao hơn tỷ lệ này trên mắt của người bình thường (21,740) có ý nghĩa thống
kê với p=0,002.
Bảng 3.6 Nhãn áp trung bình trước thử nghiệm và kết quả thử nghiệm
Kết quả thử nghiệm Dương tính Âm tính P
NA trung bình (mmHg) 13,79±1,548 12,79±1,754 0,028
NA trung bình trước thử nghiệm của nhóm kết quả thử nghiệm dương tính
cao hơn nhóm kết quả thử nghiệm âm tính có ý nghĩa thống kê với p = 0,028.
Bảng 3.7 Số góc tiền phũng đúng liên quan đến kết quả của thử nghiệm
Kết quả thử nghiệm Dương tính Âm tính P
Số gúc đúng 4,82 ± 1,14 1,43 ± 1,35 0,000
Số góc tiền phũng đúng của nhóm kết quả thử nghiệm dương tính cao
hơn nhóm kết quả thử nghiệm âm tính có ý nghĩa thống kê với p = 0,000.
Bảng 3.8 Liên quan giữa số gúc đúng trờn Visante OCT trong điều kiện tối
với tỷ lệ dương tính của thử nghiệm buồng tối.
10

Số gúc đúng trong tối n Số mắt dương
tính
Tỷ lệ dương
tính(%)
≤ 4/8 36 0 0%
5/8 - 6/8 17 13 76,5%
7/8 - 8/8 11 9 81,9%
Theo kết quả ở bảng 2, ở những mắt có số gúc đúng dưới 5/8 thì tỷ lệ
dương tính của thử nghiệm bằng 0. Ở những mắt có số gúc đúng từ 5/8 trở lên
thì tỷ lệ dương tính tăng cao (76,5% - 81,9%).
Biểu đồ 2: Liên quan giữa số gúc đúng trờn Visante OCT trong điều kiện
tối và NA sau thử nghiệm
Số gúc đúng trong môi trường tối liên quan chặt chẽ tới kết quả đo NA sau
thử nghiệm với r = 0,731. Số gúc đúng trong điều kiện tối càng nhiều thì NA
sau thử nghiệm càng cao.
Bảng 3: Liên quan giữa độ mở của góc tiền phòng trong tối với tỷ lệ kết
quả dương tính của thử nghiệm
Độ mở của góc tiền phòng
trong tối
n Số mắt dương tính Tỷ lệ dương tính(%)
0˚- <5˚ 10 10 100%
5˚ <10˚ 17 12 70,6%
11
10˚ < 20˚ 31 0 0%
20˚- < 30˚ 5 0 0%
≥ 30˚ 1 0 0%
Độ mở của góc TP trong điều kiện tối trên Visante OCT càng nhỏ thì tỷ
lệ dương tính của thử nghiệm buồng tối càng cao. Theo kết quả ở bảng 3, ở
những mắt có độ mở góc dưới 5˚ tỷ lệ dương tính của thử nghiệm là 100%.
Trong khi đó những mắt có độ mở góc lớn hơn 10˚ thì tỷ lệ thử nghiệm dương

tính bằng 0%. Như vậy ở những NB khi chụp OCT trong tối có độ mở của góc
TP dưới 5 thì khả năng tăng NA do đúng gúc gần như là chắc chắn sẽ xảy ra.
Biểu đồ 3: Liên quan giữa độ mở của góc và nhãn áp sau thử nghiệm
Độ mở góc tiền phòng trong điều kiện tối có mối liên quan chặt chẽ đến
NA sau thử nghiệm với hệ số tương quan Pearson r = - 0,691. Độ mở của góc
TP trong điều kiện tối càng hẹp thì giá trị NA sau thử nghiệm càng cao.
12
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu.
4.1.1.Tuổi :
Nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có tuổi trung bình là 56,9 ±
7,7, đa số thuộc nhóm từ 46 đến 60 tuổi ( 27 người, chiếm 65,9%). Kết quả
này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Tuổi tác
là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh glụcụm, nguy cơ mắc
bệnh tăng rõ rệt sau lứa tuổi 40, tiếp tục tăng dần theo thời gian và gặp nhiều
nhất là trong khoảng từ 55 đến 70 tuổi [6].
4.1.2. Đặc điểm về giới
Trong số 41 đối tượng nghiên cứu tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới với tỷ
lệ 3:1. Giới tính nữ được ghi nhận là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
khả năng bị glụcụm gúc đúng. Ảnh hưởng của giới tính này được giải thích là do
sự khác biệt về giải phẫu, nữ giới thường có tiền phũng nụng hơn nam giới [6].
4.1.3.Tình trạng thị lực
Trong số 64 mắt nghiên cứu, số mắt đạt thị lực > 20/50 chiếm tỷ lệ chủ
yếu (41 mắt; 64,1%). Kết quả này phù hợp với đối tượng của nghiên cứu là
những người không có bệnh về mắt ngoại trừ bệnh đục thể thủy tinh không
trương phồng và tật khúc xạ. Những trường hợp thị lực kém dưới 20/120
thuộc nhóm đối tượng tuổi cao trên 60, nguyên nhân giảm thị lực là do đục
thể thủy tinh tuổi già và tật khúc xạ.
4.1.4. Tiền sử liên quan

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ người có tiền sử liên
quan đến glụcụm trong nhóm đối tượng nghiên cứu là cao (24 người trong số
41 đối tượng nghiên cứu, chiếm 58,54%). Điều này có thể hiểu được bởi cấu
trúc nhãn cầu là đặc điểm giải phẫu mang tính di truyền, những người có tiền
13
phũng nụng, gúc tiền phòng hẹp thường người ruột thịt của họ cũng có cấu
trúc tương tự, và những đối tượng này thường là những đối tượng bị glụcụm
gúc đúng[14].
4.2. Sự thay đổi của tiền phòng và góc tiền phòng trong thử nghiệm
buồng tối đánh giá bằng Visante OCT
Khi chuyển từ điều kiện sáng sang điều kiện tối, trung bình độ sâu tiền
phòng của nhóm nghiên cứu không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê. Điều
này có thể giải thích do trên mắt của những người còn thể thủy tinh, khi vào
môi trường tối vị trí của thể thủy tinh so với trục nhãn cầu thay đổi không
đáng kể nên độ sâu trung tâm tiền phòng không đổi. Tuy nhiên các chỉ số
khác của tiền phòng lại có sự thay đổi có ý nghĩa. Đường kính đồng tử tăng
lên, đó là do phản xạ ánh sáng sinh lý của đồng tử: đồng tử giãn ra khi lượng
ánh sáng đến võng mạc giảm. Độ vồng của mống mắt cũng tăng lên rõ rệt.
Điều này được giải thích là do trong bóng tối, đồng tử giãn ra, diện tiếp xúc
giữa đồng tử và bề mặt thể thủy tinh tăng lên gây hiện tượng nghẽn đồng tử
tương đối. Hiện tượng này làm thủy dịch bị ứ lại ở hậu phòng và đẩy vồng
mống mắt ra trước. Số gúc đúng trong tối tăng lên so với trong sáng. Độ mở
của góc tiền phòng cũng giảm từ 16,85 ± 5,80˚ trong sáng xuống 10,14 ±
5,58˚ trong tối. Kết quả này cho thấy trong điều kiện tối các thay đổi của đồng
tử, mống mắt làm cho mống mắt vồng ra trước, tiến tới áp sát vào vùng bè
nhiều hơn, gây thu hẹp độ mở của góc.
Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả
nước ngoài. Nghiên cứu của Leung CK [10] dùng Visante OCT đánh giá sự
thay đổi của góc tiền phòng khi chuyển từ điều kiện sáng sang tối trên 37 đối
tượng góc mở và 18 đối tượng góc hẹp. Kết quả nhận thấy những thay đổi của

tiền phòng khi chuyển từ sáng sang tối là sự tăng lên đường kính đồng tử và
thu hẹp của góc tiền phòng. Sự thay đổi của góc tiền phòng thể hiện qua các
14
chỉ số AOD 500 và TISA 500 liên quan chặt chẽ đến đường kính của đồng tử.
Tuy nhiên mức độ thay đổi này phụ thuộc vào từng cá thể. Dacosta Shaun
cũng dùng Visante OCT để đánh giá sự thay đổi góc tiền phòng trong điều
kiện tối trên 100 người bình thường. Kết quả là độ sâu và độ rộng của tiền
phòng không đổi, trong khi đó đường kính đồng tử tăng lên và độ mở góc tiền
phòng giảm đi một cách có ý nghĩa [7].
Từ các kết quả trên chúng tôi nhận thấy cơ chế tác động của thử
nghiệm buồng tối là gây ra sự giãn đồng tử sinh lý trong bóng tối. Khi lượng
ánh sáng đến võng mạc giảm đi thì phản xạ của đồng tử là giãn ra, diện tiếp
xúc giữa đống tử và bề mặt thể thủy tinh tăng lên gây hiện tượng nghẽn đồng
tử tương đối. Thủy dịch nghẽn ở hậu phòng đẩy mống mắt vồng ra phía trước
về phía vựng bố củng giác mạc, hiện tượng này làm thu hẹp một cách có ý
nghĩa vựng gúc tiền phòng và gây xuất hiện hiện tượng đúng gúc. Những thay
đổi ở vựng gúc gây cản trở khả năng thoát của hệ thống dẫn lưu thủy dịch,
hậu quả là tăng nhãn áp.
4.3. Kết quả của thử nghiệm
Trong thử nghiệm buồng tối cúi đầu, nhãn áp tăng lên là hậu quả của sự
kết hợp giữa hai cơ chế: sự giãn đồng tử do mắt điều tiết trong môi trường tối
và hiện tượng các thành phần của nhãn cầu bị đẩy dồn ra trước do tư thế cúi
của bệnh nhân, làm cho mống mắt áp hơn về phía mặt sau giác mạc, tăng sự
tiếp xúc giữa thể thủy tinh với bờ đồng tử gây nghẽn đồng tử và tăng tiếp xúc
giữa chân mống mắt với mặt sau giác mạc gây nghẽn góc. Tuy nhiên cơ chế
này chỉ gây tăng nhãn áp trên những người có nguy cơ, còn gần như không có
tác dụng với người bình thường, và thử nghiệm được coi là dương tính khi
sau đó nhãn áp tăng lên từ 8 mmHg.
15
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau khi tiến hành thử nghiệm buồng tối

cúi đầu, trung bình nhãn áp của nhóm đối tượng nghiên cứu tăng lên một cách
có ý nghĩa và tỷ lệ kết quả dương tính là 34,4% (22 trong số 64 mắt). So với
nghiên cứu của Phạm Thị Kim Thanh (1988) về tỷ lệ dương tính của thử
nghiệm nằm sấp trên những người có cấu trúc mắt nghi ngờ và những người
ruột thịt của người bệnh glụcụm là 37,9% [Error: Reference source not found2] thì tỷ
lệ dương tính của chúng tôi thấp hơn. Điều này có thể giải thích là do quá
trình sau khi tiến hành thử nghiệm, do điều kiện tại khoa nên phải di chuyển
đối tượng nghiên cứu từ buồng tối sang buồng bên cạnh để đo nhãn áp, mặc
dù vẫn giữ cho họ nhắm mắt nhưng quá trình và thời gian di chuyển này cũng
làm giảm một phần tỷ lệ dương tính của thử nghiệm.
4.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả thử nghiệm
Sau khi tiến hành thử nghiệm buồng tối tư thế cúi đầu nhằm đánh giá
khả năng xuất hiện tăng nhãn áp thật sự do đúng gúc trờn cỏc mắt có nguy cơ
cao, chúng tôi nhận thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa số gúc đúng trong tối
và độ mở của góc tiền phòng đánh giá trên Visante OCT đến kết quả dương
tính của thử nghiệm.
Số gúc đúng trong tối liên quan chặt chẽ tới nhãn áp sau thử nghiệm
với r = 0,731. Số gúc đúng trong tối càng nhiều thì nhãn áp sau thử nghiệm
càng cao. Chính điều này dẫn đến mối liên quan giữa số gúc đúng trong tối
với tỷ lệ dương tính của thử nghiệm. Theo kết quả ở bảng 2, ở những mắt có
số gúc đúng dưới 5/8 thì tỷ lệ dương tính của thử nghiệm bằng 0. Ở những
mắt có số gúc đúng từ 5/8 trở lên thì tỷ lệ dương tính rất cao, thậm chí lên đến
khoảng 82% ở những mắt có 7/8 – 8/8 gúc đúng. Kết quả của chúng tôi cũng
tương tự như kết quả của tác giả Bingson Wang [4]. Chúng tôi cũng đồng
quan điểm với ông rằng ở những mắt khi chụp OCT trong tối thấy có số gúc
16
đúng trờn 5/8 thì khả năng tăng nhãn áp do đúng gúc là rất cao, do đó nên
điều trị dự phòng sớm do bệnh nhân.
Độ mở góc tiền phòng trong tối cũng liên quan chặt chẽ tới nhãn áp sau
thử nghiệm với r = -0,691. Độ mở của góc tiền phòng trong tối càng nhỏ thì

nhãn áp sau thử nghiệm càng cao, cũng có nghĩa là tỷ lệ dương tính của thử
nghiệm càng cao. Theo kết quả ở bảng 3, ở những mắt có độ mở góc dưới 5˚
tỷ lệ dương tính của thử nghiệm là 100%. Trong khi đó những mắt có độ mở
góc lớn hơn 10˚ thì tỷ lệ thử nghiệm dương tính bằng 0. Như vậy ở những
bệnh nhân khi chụp OCT trong tối có độ mở của góc TP dưới 5˚ thì khả năng
tăng nhãn áp do đúng gúc gần như là chắc chắn, do đó đây là một chỉ định để
điều trị dự phòng.
17
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 64 mắt của 41 người trên 35 tuổi có độ sâu tiền phòng
chu biên hẹp (theo Van herrick ≤1/4 giác mạc), không có biểu hiện bệnh lý
khác đến khám tại khoa Glụcụm từ tháng 5/2011 đến tháng 10 năm2011,
chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau
 Sự thay đổi của tiền phòng và góc tiền phòng trong thử nghiệm
buồng tối
- Đường kính đồng tử tăng lên một cách có ý nghĩa, từ 3,37 ± 0,65 mm
lên 4,31 ± 0,85 mm với p=0,000.
- Độ vồng của mống mắt tăng lên một cách có ý nghĩa, tăng từ 0,37 ±
0,06 mm lên 0,39 ± 0,06 mm với p=0,003.
- Số gúc đúng tăng lên một cách có ý nghĩa, từ 1,86 ± 1,76 gúc lờn 3,84
± 2,15 góc với p=0,000.
- Khoảng mở của góc tiền phòng và diện tích mở của góc tiền phòng tại
điểm cách cựa củng mạc 500àm và 750 àm (TISA500 và 750) giảm đi
với p=0,000.
- Độ dài khoảng tiếp xúc giữa mống mắt và thành góc tiền phòng tăng
lên một cách có ý nghĩa, từ 65,58 ± 96,20àm lờn 183,38 ± 155,43 àm
với p=0,000.
- Độ mở của góc tiền phòng giảm đi một cách có ý nghĩa, từ
16,85˚±5,80˚ xuống 10,14˚± 5,58˚ với p=0,000.

- Tỷ lệ dương tính trên OCT là 50%.
- Kết quả của thử nghiệm buồng tối cúi đầu: tỷ lệ kết quả dương tính là 34,4%.
- Có sự liên quan chặt chẽ giữa dương tớnh trên OCT và dương tính của
thử nghiệm buồng tối cúi đầu: tất cả các trường hợp dương tính trên thử
nghiệm đều dương tính trên OCT.
18
 Một số yếu tố liên quan đến kết quả thử nghiệm
- Tỷ lệ người có tiền sử liên quan đến bệnh glụcụm của nhóm dương tính
cao hơn của nhóm âm tính một cách có ý nghĩa.
- Số gúc đúng của nhóm kết quả dương tính lớn hơn số gúc đúng của
nhóm âm tính một cách có ý nghĩa. Số gúc đúng trong tối liên quan
chặt chẽ tới nhãn áp sau thử nghiệm với r = 0,731. Những mắt có số
gúc đúng dưới 5/8 thì tỷ lệ dương tính của thử nghiệm bằng 0, những
mắt có số gúc đúng từ 5/8 trở lên thì tỷ lệ dương tính rất cao.
- Độ mở góc tiền phòng của nhóm dương tính nhỏ hơn nhóm âm tính
một cách có ý nghĩa. Độ mở của góc trong tối liên quan chặt chẽ tới
nhãn áp sau thử nghiệm với r = -0,691. Những mắt có độ mở góc dưới
5˚ tỷ lệ dương tính của thử nghiệm là 100%. Những mắt có độ mở gúc
trên 10˚ thì tỷ lệ dương tính bằng 0.
 Thử nghiệm buồng tối kết hợp Visante OCT là một phương pháp hữu ích
trong việc phát hiện sớm glụcụm gúc đúng ở những người có nguy cơ.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trọng Nhân, Trần Nguyệt Thanh, Bùi Minh Ngọc (1989), “Phỏt
hiện sớm glụcụm ở những người ruột thịt của người bệnh glụcụm và ở
những người có cấu trúc mắt nghi ngờ glụcụm”, Y học Việt Nam, số
1/1989, 1-4.
2. Trần Thị Nguyệt Thanh, Phạm Thị Thu Thuỷ, Trần An (2004), “Glôcôm
góc đóng nguyên phát”, Nhãn khoa giản yếu, tập 2, Nhà Xuất bản y học,
Hà Nội, tr. 256-283.

3. Trần Kế Tố (2007), “ Chụp cắt lớp quang học kết hợp”, Nhãn khoa cận
lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh. tr.102-110.
4. Bingsong Wang, Nathan G. Congdon et al (2010), “Dark Room
Provocative Test and Extent of Angle Closure An Anterior Segment OCT
Study”. Journal of glaucoma ,Vol 19-3, p.183-187.
5. Bonomi Luciano, Giorgio Marchini et al. Epidemiology of Angle-closure
Glaucoma : Prevalence, Clinical Types and Association with Peripheral
Anterior Chamber Depth in the Egna-Neumarkt Glaucoma Study
6. Chul Hong, Tetsuyama Yamamoto (2007), Angle closure glaucoma. p.123
- 133.
7. Dacosta Shaun, Gitanjali Fernandes (2008), “Assessment of anterior
segment parameters under photopic and scotopic conditions in Indian eyes
using anterior segment optical coherence tomography”. Indian J
Ophthalmol. Jan-Feb; 56(1): p.17-22.
8. Huang David, Roger Steinert (2008), Anterior segment optical coherence
tomography. Slack Incorporated 1ed.
9. Hyana S.W., Friedman Z., Newman E. Elevated intraocular pressure in the
prone position – a new provocative test for angle closure glaucoma. Am J
ophthalmology Vol 66-1986 (661-872).
10.Leung CK, Cheung CY et al. (2007), “Dynamic analysis of dark light
changes of the anterior chamber angle with anterior segment OCT”. Invest
Ophthalmol 2007 Sep; 48 (9): p.4116-22.
11.Li, Dejiao MD; Wang, Ningli MD, PhD et al.(2011), “Modified Dark
Room Provocative Test for Primary Angle Closure”. Journal of Glaucoma.
12.Lowe RF (1962) “Acute Angle-closure Glaucoma. The Second Eye: An
Analysis of 200 Cases” British Journal of Ophthalmology ; 46: 641-50.
13.Nolan WP, See JL, Chew PT, et al. (2007), “Detection of primary angle
closure using anterior segment optical coherence tomography in Asian
eyes”. Ophthalmology 114: p.33-39.
14.SEAGIG (2008) “Asia Pacific Glaucoma Guidelines”. Scientific

Communications International, Sydney.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.1. Thử nghiệm buồng tối 2
1.2. Máy chụp cắt lớp bán phần trước và ứng dụng trong glụcụm góc
đúng. 3
CHƯƠNG 2 4
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 11 năm 2011 4
2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu: 4
2.5. Xử lý số liệu: 5
2.6. Địa điểm nghiên cứu: 6
2.7. Tiêu chuẩn đạo đức nghiên cứu: 6
CHƯƠNG 3 7
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7
3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu 7
3.1.1. Đặc điểm về tuổi 7
3.1.2. Đặc điểm về giới 7
3.1.3. Tình trạng thị lực 7
3.1.4. Tiền sử liên quan 7
3.2.Mô tả sự thay đổi của tiền phòng và góc tiền phòng trong thử nghiệm
buồng tối 8
3.2.1. Tình trạng của tiền phòng và góc tiền phòng trong điều kiện sáng và tối
đánh giá bằng Visante OCT 8
3.2.2. Kết quả của thử nghiệm 9
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả thử nghiệm 9
3.3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu liên quan đến kết quả thử nghiệm. 9
CHƯƠNG 4 13

BÀN LUẬN 13
4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu 13
4.1.1.Tuổi : 13
4.1.2. Đặc điểm về giới 13
4.1.3.Tình trạng thị lực 13
4.1.4. Tiền sử liên quan 13
4.2. Sự thay đổi của tiền phòng và góc tiền phòng trong thử nghiệm
buồng tối đánh giá bằng Visante OCT 14
4.3. Kết quả của thử nghiệm 15
4.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả thử nghiệm 16
CHƯƠNG 5 18
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

×