Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Lạm phát ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.6 KB, 38 trang )

Đề án môn Kinh tế chính trị :
LẠM PHÁT
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Giáo viên hướng dẫn : Vũ Thị Việt Anh
Sinh viên thực hiện : Vương Xuân Sơn
Lớp : Kế toán K07
Mục lục
Trang
 Danh mục chữ viết tắt 2
 Danh mục sơ đồ và hình vẽ 4
 Mở đầu 5
 Nội dung chính 6
Phần một : Lý luận về vấn đề lạm phát 6
Phần hai : Thực trạng và những giải pháp nhằm giải quyết
vấn đề lạm phát ở Việt Nam hiện nay 25
 Kết luận 36
 Tài liệu tham khảo 37
2
Danh mục chữ viết tắt, ký hiệu thông dụng
và các thuật ngữ
Chữ viết tắt
CBCNV Cán bộ công nhân viên
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
XNK Xuất nhập khẩu
Ký hiệu thông dụng
[T5-38] Tài liệu tham khảo 5 ở trang 38
Các thuật ngữ
AD Tổng cầu
Báo cáo Humphrey-Hawkins Báo cáo chính sách tiền tệ cho Quốc hội (sáu
tháng một lần) của chính phủ Mỹ


Bad cerdit history Tín dụng xấu
Balanced inflation Lạm phát cân bằng
Black Friday Ngày thứ sáu đen tối
Black Monday Ngày thứ hai đen tối
CLI Chỉ số giá sinh hoạt
Consumer Price Index - CPI Chỉ số giá tiêu dùng
Cost push inflation
Creeping inflation Lạm phát chậm
Demand Ngành cầu
Demand pull inflation Lạm phát do cầu kéo
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FED Cục dự trữ liên bang Mĩ
FPI Đầu tư gián tiếp nước ngoài
3
Gary Smith Lạm phát do chi phí đẩy
Galloping inflation Lạm phát cao (Lạm phát phi mã)
Gross Domestic Product - GDP Tổng sản lượng nội địa
Gross National Product - GNP Tổng sản lượng quốc dân
High inflation Lạm phát cao
Hyper inflation Siêu lạm phát
Hyperinflation Lạm phát nhanh
Inflation Lạm phát
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
Low inflation Lạm phát thấp
Mild inflation Lạm phát vừa phải
Milton Friedman Là người đứng đầu Trường phái trọng tiền (Mĩ)
Money supply Cung ứng tiền tệ lưu hành
Need Cầu
Non Predicted inflation Lạm phát không được dự đoán trước
PCEPI Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (Mỹ)

Persistent Liên tục
Predicted inflation Lạm phát được dự đoán trước
Price level Mức giá chung của nền kinh tế
Producer Price Index – PPI Chỉ số giá sản xuất
Pure Inflation Lạm phát thuần túy
Recession Tình trạng suy thoái (Kinh tế)
Samuelson Trường phái "lạm phát giá cả"
Significant Đáng kể
Supply Ngành cung
Uninflation Giảm phát
Wholesale Price Index - WPI Chỉ số giá bán buôn
4
Danh mục sơ đồ và hình vẽ
Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam và khu vực trong 7 năm gần đây.
Nguồn: ADB.
5
LỜI MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Chẳng riêng gì các siêu cường kinh tế mà với mọi quốc gia trên thế giới, lạm
phát là bóng ma ám ảnh làm kinh hoàng mọi người. Lạm phát là nguyên ủy của
nghèo đói và những tệ nạn xã hội khác.
Việt Nam hiện nay được mệnh danh là “ Trung Quốc thứ hai ”, một con hổ
mới của Châu Á và là ngôi sao mới nổi trên bầu trời thương mại thế giới. Nước ta
có được sự phát triển như ngày hôm nay là nhờ vào tinh thần tự lực, tự cường của
nhân dân ta trong suốt 20 năm thực hiện Công cuộc Đổi mới dưới sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng. Tuy nhiên giống như các nước khác trong thời kỳ hiện nay chúng ta
cũng phải vật lộn với cơn bão Lạm phát, nếu không hạn chế được những tác động
tiêu cực của cơn bão này thì rất có thể nền kinh tế nước ta sẽ rơi vào một thời kỳ
suy thoái mới dẫn đến khủng hoảng trầm trọng như đã từng xảy ra trước đây.
Bài tiểu luận này không nhằm đem lại câu trả lời đúng nhất cho vấn đề trên

nhưng với mục đích đem lại một vài kiến thức cơ bản về những nguyên nhân, cách
hình thành và những tác động của nạn lạm phát đến Việt Nam chúng ta. Lạm phát
cũng là một trong những đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị. Trước hết
chúng ta sẽ lần lựợt bàn về các khái niệm của lạm phát, giảm phát và giảm lạm
phát. Sau đó chúng ta sẽ xem xét chúng ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế.
Tiếp theo sẽ tìm hiểu nguyên nhân và cuối cùng là biện pháp quản lý chúng nhằm
đạt được các mục tiêu mong muốn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Khái quát những vấn đề lý luận về lạm phát.
- Các nguyên nhân gây ra tình hình lạm phát, thực trạng, tác động và giải pháp
chủ yếu nhằm giải quyết tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
6
NỘI DUNG CHÍNH
PHẦN MỘT
LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT
1.1. KHÁI NIỆM VỀ LẠM PHÁT
Lạm phát (Inflation) là một phạm trù kinh tế, một hiện tượng kinh tế phổ
biến.Trong kinh tế học, lạm phát là sự gia tăng liên tục và đáng kể theo thời gian
của mức giá chung (price level) của nền kinh tế.
Mặc dù người ta thường gọi bất cứ việc tăng giá đáng kể nào đó là "lạm phát",
nhưng ý nghĩa đó không hoàn toàn đúng trong ngành kinh tế học. Ðối với ngành
kinh tế học, chỉ gọi là lạm phát khi giá cả tăng liên tục (persistent) và đáng kể
(significant). Có người đặt câu hỏi là giá tăng liên tục trong bao lâu mới gọi là lạm
phát? Và như thế nào mới là đáng kể? Trừ khi giá cả tăng ở tỉ lệ chẳng hạn 1% một
năm thì gọi là đáng kể còn không thì không đáng quan ngại. Còn thời gian tăng
liên tục, thật ra "khoảng thời gian" đó vẫn mang vẻ tùy tiện vì chính các kinh tế gia
cũng chưa hoàn toàn đồng ý với nhau về thời gian này. Có người cho rằng phải ít
nhất ba năm, người khác lại vạch lằn ranh ở mức một năm là đủ. Lý do người ta
vạch lằn ranh phân biệt giữa sự tăng giá từng giai đoạn hay dai dẳng chỉ là để phân
biệt theo lý thuyết. Trong thực tế, có rất nhiều dữ kiện có thể phát sinh sự tăng giá

theo giai đoạn nhưng lại không được coi như là nguyên ủy của sự tăng giá dai
dẳng.
Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua
của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền
tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu
tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của
7
một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền
tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này
vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô.
Lạm phát, theo nghĩa mặt bằng tổng thể giá tăng, ở mọi nơi và mọi lúc là kết
quả của chính sách tiền tệ. Kết luận này nghe ra rất cực đoan nhưng kinh nghiệm
chống lạm phát trên thế giới và cả ở Việt Nam trước đây, cho thấy là kết luận trên
là đúng đắn. Kết luận này đưa đến một hệ luận quan trọng mà các nhà kinh tế tiền
tệ theo trường phái Milton Friedman rút ra là: chính sách bơm thêm tiền tệ và tín
dụng nhằm đẩy mạnh thêm tốc độ phát triển kinh tế chỉ có tác dụng ngắn hạn; về
dài hạn nó mang lại vừa lạm phát vừa phát triển trì trệ. Do đó lạm phát theo nghĩa
tăng lượng tín dụng và tiền tệ đồng nghĩa với tăng mặt bằng giá. Từ đây trở đi, từ
lạm phát đồng nghĩa với giá tăng.
Ngược lại với lạm phát là giảm phát (Uninflation). Khái niệm giảm phát được
hiểu ngược với khái niệm lạm phát, tức là hiện tượng mức giá cả chung trong nền
kinh tế giảm xuống. Cũng tương tự như lạm phát, giảm phát nhưng cũng không có
nghĩa là tất cả các mặt hàng đều giảm theo cùng một tỷ lệ, mà những mặt hàng
khác nhau sẽ có những tỷ lệ thay đổi khác nhau.
Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là
sự ổn định giá cả.
1.2. BIỂU HIỆN CỦA LẠM PHÁT
Biểu hiện của lạm phát là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế
tăng lên trong một thời gian nhất định. Lạm phát làm tăng giá cả hàng hoá, hay sự
mất giá của đồng tiền.

1.3. CÁCH ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT
Lạm phát 1 được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của
một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa
8
trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao
động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này). Giá cả của các loại hàng hóa
và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một mức giá cả trung bình, gọi là mức
giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung
bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở
thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng
của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ
hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm
phát sẽ là độ tăng kích thước của nó.
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của
chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số,
cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép
đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:
 Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cả
sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay
không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này
được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh
bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai
hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách rất lớn từ giá cả
thế giới nói chung).
 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người
tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp,
những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát
thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc
chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh

9
định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi, các hợp đồng
lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danh
định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm
hơn so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra).
 Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không
tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp
giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản
xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng có một
sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó
trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có
khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm
nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác biệt
quan trọng phải tính đến là các dịch vụ.
 Chỉ số giá bán buôn (WPI) đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán
buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất
giống với PPI.
 Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách
có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là
vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và
bạc.
 Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội:
Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP
của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay
GDP thực). (Xem thêm Thực và danh định trong kinh tế). Nó là phép đo mức giá
cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành
phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang đã
10
chuyển sang sử dụng khử lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép khử lạm phát
khác để tính toán các chính sách kiềm chế lạm phát của mình.

 Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI). Trong "Báo cáo chính sách
tiền tệ cho Quốc hội" sáu tháng một lần của mình ("Báo cáo Humphrey-Hawkins")
ngày 17 tháng 2 năm 2000, Federal Open Market Committee (FOMC) nói rằng ủy
ban này đã thay đổi thước đo cơ bản về lạm phát của mình từ CPI sang "chỉ số giá
cả dạng chuỗi của các chi phí tiêu dùng cá nhân".
1.4. PHÂN LOẠI LẠM PHÁT
Tùy theo tiêu thức dùng để phân loại lạm phát mà có các loại lạm phát khác
nhau. Thông thường người ta phân loại lạm phát trên cơ sở định lượng và định
tính.
1.6.1. Về mặt định lượng : Đó là dựa trên tỷ lệ phần trăm lạm phát được tính
trong năm, phân theo cách này thì lạm phát có các loại sau:
 Lạm phát vừa phải – Mild inflation – Là loại lạm phát ở mức một con số -
dưới 10%/năm. Loại lạm phát này được xem là là tích cực và cần thiết vì nó có khả
năng tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế.
 Lạm phát cao (Lạm phát phi mã) – Galloping inflation – Là loại lạm phát ở
mức hai đến ba con số, từ 10% 100% 900% một năm. Loại lạm phát này tác
động tiêu cực đến nền kinh tế, với những hậu quả cực kỳ khó khăn cho đời sống
kinh tế, xã hội, chính trị trong nước.
 Siêu lạm phát – Hyper inflation – Là loại lạm phát 4 con số, từ 1000 % trở
lên. Đây thực sự là một giai đoạn cực kỳ hỗn loạn, bất ổn định kinh tế xã hội và
đời sống nhân dân.Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả
tăng nhanh nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính xác về
siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát. Một định nghĩa đơn giản là chỉ số lạm phát
11
hàng tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31 ngày thì giá cả lại tăng gấp đôi). Theo
Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế 29, có bốn tiêu chí để xác định siêu lạm phát, đó là:
(1) Người dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền.
(2) Giá cả hàng hóa trong nước không
còn tính bằng nội tệ nữa mà bằng một
ngoại tệ ổn định.

(3) Các khoản tín dụng sẽ tính cả mức
mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất
ngắn.
(4) Lãi suất, tiền công và giá cả được
gắn với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng
dồn trong ba năm lên tới 100 phần trăm.
1.6.2. Về mặt định tính : Lạm phát được chia làm thành nhiều loại khác nhau, tùy
theo tính chất của lạm phát mà người ta chia ra các loại cơ bản sau:
 Lạm phát thuần túy – Pure Inflation – Đây là trường hợp đặc biệt của lạm
phát, hầu như giá cả của mọi loại hàng hóa đều tăng lên cùng một tỷ lệ trong cùng
một đơn vị thời gian.
 Lạm phát cân bằng – Balanced inflation – Là loại lạm phát có mức giá
chung tăng tương ứng với mức tăng thu nhập.
 Lạm phát được dự đoán trước – Predicted inflation – Là lạm phát mà mọi
người có thể dự đoán trước nhờ vào sự diễn tiến liên tục theo chuỗi thời gian trong
nhiều năm.
 Lạm phát không được dự đoán trước – Non Predicted inflation – Là lạm phát
xảy ra bất ngờ, ngoài sự tiên liệu của mọi người về quy mô, cường độ cũng như
mức độ tác động.
12
Tỷ lệ lạm phát của 5 thành viên chính
của G8 từ 1950 tới 1994
 Lạm phát cao và lạm phát thấp – High inflation and Low inflation – Theo
quan điểm của Gary Smith thì lạm phát cao là mức lạm phát mà tỷ lệ tăng thu nhập
tăng thấp hơn tỷ lệ lạm phát. Ngược lại lạm phát thấp là mức tăng thu nhập tăng
tăng cao hơn mức độ tăng của tỷ lệ lạm phát.
 Lạm phát chậm (creeping inflation) là lạm phát có mức độ vừa phải và từ từ
khoảng 1%-3% một năm. Loại lạm phát này có vẻ không quan trọng lắm nhưng sự
thực trong trường kỳ thì lại hao tổn không ít. Nếu mức lạm phát là 3%, mỗi Mỹ
Kim sẽ mất đi một nửa giá trị sau 24 năm. Nếu mức lạm phát ở 4% thì chỉ trong ba

năm, sức thu mua của một Mỹ Kim chỉ còn lại 85 xu.
 Một thái cực khác của lạm phát là lạm phát nhanh (hyperinflation), lạm
phát nhanh là loại lạm phát có độ gia tăng cực lớn. Loại lạm phát này không có
đường ranh rõ ràng nhưng người ta có thể nhìn thấy tốc độ phi mã của lạm phát dễ
dàng vì hàng tháng có thể vượt tới trên 50%. Tiền bạc vào lúc ấy mất hẳn tiêu
chuẩn giá trị mà chỉ còn là phương tiện để trao đổi. Ðể dễ dàng nhận ra giá trị đồng
bạc trong túi, người ta chỉ cần nhìn vào
bảng đối chiếu ngoại tệ mỗi ngày trên
báo chí hoặc các phương tiện truyền
thông khác là có thể nhận ra sự tăng giảm
giá trị này.
Những mức độ lạm phát tiêu biểu
được báo cáo thường chẳng là lạm phát
chậm mà cũng không là lạm phát nhanh. Ðầu thập niên 80 (1981-1984), mức lạm
phát trung bình hằng năm ở Anh là 7.5, Canada 8.4, Pháp 10.6, Ðức 4.3, Ý 15.1,
Nhật 2.9, Hoa Kỳ 6.0. Ðối với những nước kỹ nghệ tiên tiến thì mức lạm phát như
thế là quá cao để gọi là lạm phát chậm. Với các nước chưa phát triển, ngược lại,
người ta còn thấy mức lạm phát cao hơn nhiều. Riêng Hoa Kỳ, những năm cuối thế
13
Tỷ lệ lạm phát ở các nước trên thế giới
kỷ vừa qua mức lạm phát được coi là trong vòng kiểm soát nhưng vẫn không thấp
hơn mức 3.5%.
1.5. NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến lạm phát, và mỗi loại lạm phát được
xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân này có thể xuất phát
từ phía tổng cầu trong nền kinh tế, cũng có thể là các nguyên nhân xuất phát từ
phía cung, và cũng có thể chúng xuất hiện đồng thời có cả phía cung lẫn phía cầu.
Trong khi quan sát thực tế người ta nhận thấy rằng, trong môi trường đang có lạm
phát thì bản thân môi trường đó nó cũng có khả năng và là nguyên nhân thúc đẩy
hoặc tiếp tục gây ra một chu trình lạm phát mới, tức là tạo sự lẫn quẩn trong vòng

xoáy lạm phát. Dù có sự khác nhau, nhưng tựu trung lại thì những nguyên nhân
của lạm phát có thể được xếp vào hai nhóm chủ yếu, đó là nhóm cầu kéo và nhóm
chi phí đẩy.
1.6.1. Lạm phát do cầu kéo – Demand pull inflation – Nguyên nhân này xảy ra
khi tổng cầu trong nền kinh tế cao hơn tổng cung trong cùng thời điểm đó. Trường
hợp này xuất hiện có thể là do tổng cầu tăng nhưng tổng cung không đổi, hoặc tổng
cung cũng tăng nhưng tăng không bằng tổng cầu.
Khái niệm Cầu–Demand- được hiểu khác với nhu cầu-Need, trong đó nhu cầu
là trạng thái tâm lý chỉ sự ham muốn, cần thiết, ước muốn của con người, mà
những cái này của con người thì vô cùng vô tận muôn màu muôn sắc, còn Cầu-
Demand-là lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua tại mỗi mức giá tương
ứng. Do đó, chúng ta không nhầm lẫn giữa nhu cầu và cầu.
Trở lại vấn đề trên, khi tổng cầu tăng như vậy tức là có nhiều người muốn
mua và sẵn sàng mua hàng hóa, trong khi đó lượng cung không tăng hoặc tăng ít
hơn, thì đương nhiên trên thị trường sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa, theo
quy luật cung cầu thì trong trường hợp này giá cả thị trường tăng lên là điều tất
yếu. Như vậy đã xuất hiện lạm phát.
14
Tổng cầu trong nền kinh tế bao gồm chi tiêu của hộ gia đình-C, chi tiêu của
chính phủ-G, Đầu tư trong nền kinh tế-I, Nhu cầu hàng hóa cho xuất khẩu-X,
lượng hàng hóa nhập khẩu-M, hàng hóa nhập khẩu làm phong phú thêm hàng hóa
trong nước làm giảm căng thẳng của tổng cầu nên được biểu diễn bằng dấu âm (-)
trong biểu thức cộng các yếu tố của tổng cầu. Nếu gọi tổng cầu là AD thì: AD = C
+ I + G + X - M. Tổng cầu tăng có thể do một hoặc một số các yếu trong vế bên
phải của biểu thức tăng lên
- Các hộ gia đình tăng chi tiêu do thu nhập tăng, hoặc được chính phủ giảm
thuế, hoặc cảm thấy các chế độ an sinh xã hội hay bảo hỉểm tốt nên quyết định cắt
giảm tiết kiệm để chi tiêu, hoặc được chính phủ tăng trợ cấp.
- Chính phủ tăng các khoản chi tiêu cho an ninh quốc phòng, tăng các khoản
đầu tư của chính phủ, cũng làm tăng tổng cầu.

- Các doanh nghiệp tăng đầu tư do xuất hiện nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn.
- Kim ngạch XNK thay đổi theo hướng chênh lệch (X-M) ngày càng tăng do
đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ, do chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn nên
bán được nhiều hơn, do công tác quảng cáo giới thiệu tốt hơn.
- Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ, làm lãi suất
giảm, các doanh nghiệp vay tiền đầu tư nhiều hơn, bên cạnh đó dân chúng hạn chế
gửi tiền vào ngân hàng mà rút ra mua hàng hóa hay đầu tư vào chứng khoán, cũng
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư.
Nếu nghành cầu tăng, giá cả sẽ tăng theo. Nghành cầu tăng ở đây phải được
hiểu rộng rãi không chỉ giới hạn trong hàng hóa tiêu dùng nhưng ngay cả việc tăng
thuế, tăng hàng nhập cảng hoặc nhu cầu về tiền tệ lưu hành giảm sút. Nghành cầu
tăng như thế do xu hướng tiêu thụ tăng, năng xuất đầu tư bị giới hạn, chi phí của
chính phủ tăng, hàng hóa xuất cảng, và nhu cầu về tiền tệ lưu hành suy giảm.
Những dữ kiện trên thường đưa tới việc lạm phát hơn là chỉ một lần tăng mức
giá. Chẳng hạn, chi phí của chính phủ tăng và nằm ở mức cao thì nghành cầu sẽ
15
tăng và như vậy giá cả cũng sẽ tăng nhưng chỉ tăng một lần chứ không liên tục.
Nếu diễn tả bằng ý niệm chuyên môn của nghành tiền tệ thì khi chi phí của chính
phủ tăng, phân lời (interest rate) sẽ tăng theo tốc độ. Nếu nghành cầu và giá cả
tăng, nhưng chỉ tăng một lần thì tiền lời và mức giá cũng chỉ tăng một lần và không
kéo dài. Dĩ nhiên, việc tăng giá sẽ bành trướng theo thời gian. Mặc dù như vậy,
nhưng sự lạm phát dai dẳng chỉ thật sự xuất hiện khi chi phí của chính phủ tăng
một thời gian dài và ở mức cao.
Sự lạm phát quan trọng dường như không phải là kết quả của sự thay đổi về
xu hướng tiêu thụ, nhu cầu tiền tệ, nhập cảng hay xuất cảng mà nhiều người cho
rằng nguyên nhân lạm phát là do việc cung ứng tiền tệ lưu hành (money supply).
Trước hết, việc cung ứng tiền tệ lưu hành sẽ mang lại hiệu quả mạnh mẽ trên lương
bổng. 10% tăng trong việc cung ứng tiền tệ lưu hành sẽ mang lại 10% mức giá cao
hơn. Thứ đến, tốc độ tăng trưởng của tiền tệ sẽ mang lại sự thay đổi trạng thái lạm
phát trầm trọng hay không là tùy theo thời gian lâu mau cũng như mức độ tăng

trưởng nhiều ít. Sau cùng do kinh nghiệm, người ta nhận ra sự chuyển động hỗ
tương giữa tiền tệ và giá cả. Bởi vậy cũng chẳng ngạc nhiên gì khi Milton
Friedman đã phát biểu "lạm phát luôn là một hiện tượng của chính sách về tiền tệ".
Các nhà kinh tế cũng đồng ý rằng lạm phát trầm trọng thường là hệ quả của việc
cung ứng tiền tệ lưu hành.
Ngoài ra lạm phát xảy ra đôi khi còn do cầu thay đổi. Giả dụ lượng cầu về một
mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị
trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới
(chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không
giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức
giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát.
Đó là một số nhân tố gây lạm phát xuất phát từ phía tổng cầu trong nền kinh
tế, tiếp theo chúng ta sẽ bàn đến lạm phát do chi phí đẩy.
16
1.6.2. Lạm phát do chi phí đẩy – Cost push inflation - Lạm phát loại này xuất
hiện khi chi phí đầu vào cho sản xuất tăng hoặc năng lực sản xuất của nền kinh tế
giảm sút.
Chi phí đầu vào tăng có thể do giá các nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản
xuất tăng giá. Điều kiện khai thác khó khăn hơn đòi hỏi nhiều chi phí hơn; thiên tai
mất mùa lụt bảo động đất làm giảm năng lực sản xuất; khủng hoảng ngành dầu mỏ
do các liên minh dầu mỏ tăng giá hoặc chiến tranh vùng vịnh làm tăng giá, giá dầu
tăng làm tăng chi phí trong ngành năng lượng, từ đó làm tăng chi phí đầu vào trong
các ngành khác. Các chi phí sản xuất tăng làm tăng giá thành sản phẩm và buộc
doanh nghiệp tăng giá bán để bù đắp chi phí. Giá bán tăng - tạo lạm phát. Nhưng
mặt khác giá bán tăng, theo quy luật cung cầu sẽ làm tổng cầu giảm xuống, các
doanh nghiệp sẽ cắt giảm sản xuất sa thải nhân công. Hậu quả dẫn đến cho nền
kinh tế lúc này là vừa có lạm phát lại vừa bị suy thoái. Điều này không hề có mâu
thuẫn với phần bài viết về tác động tích cực của
lạm phát ở trên.
Ngoài ra, lạm phát còn do cơ cấu. Ví dụ như

ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh
nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh
không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền
công cho người lao động trong ngành mình.
Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá
thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó.
Nếu lạm phát do cầu kéo ở mức vừa phải là một điều kiện rất tốt cho nền kinh
tế, nó sẽ kích thích đầu tư mở rộng sản xuất, người ta còn ví nó như một chất dầu
mở dùng để bôi trơn cho bộ máy kinh tế. Nhưng lạm phát chi phí đẩy thì dù bất kỳ
mức độ nào cũng đều không tốt, vì bản thân nó đã mang trong mình sự suy thoái
17
kinh tế. Cùng một hiện tượng là lạm phát, nhưng bản chất và nguyên nhân khác
nhau nên tác động của chúng là khác nhau.
1.6.3. Một số nguyên nhân khác :
 Lạm phát tiền tệ
Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung
ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ
khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân
hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà
nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là
nguyên nhân gây ra lạm phát.
 Lạm phát đẻ ra lạm phát
Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý sẽ cho rằng tới đây giá
cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại. Tổng cầu trở nên cao
hơn tổng cung, gây ra lạm phát.
 Lạm phát do tình hình tài chính thế giới
Tháng 8 vừa qua, lãi suất đồng USD đã được điều chỉnh tăng lên 1,5%, đồng
thời một số chỉ tiêu kinh tế của Mỹ đã có dấu hiệu hồi
phục. Vậy khả năng đồng USD sẽ phục hồi và tiếp tục
được giá trên thị trường thế giới trong thời gian tới là hoàn

toàn có thể. Và một khi đồng USD phục hồi trên thị trường
thế giới, lãi suất USD trên thế giới tăng sẽ ảnh hưởng tới
lãi suất chung, tức là tỷ giá sẽ tăng theo.
Tỷ giá cao sẽ đẩy lạm phát tăng cao. Tỷ giá tác động gián tiếp tới lạm phát
thông qua 3 con đường: Xuất khẩu ròng, cán cân thanh toán và lạm phát giá hàng
tiêu dùng nhập khẩu. Khi tỷ giá USD/VND tăng (tức là khi VND giảm giá) thì cán
18
Tỷ giá có tác động đến lạm phát
Lạm phát cao chủ yếu do tăng tiền
cân thương mại, cán cân thanh toán và giá hàng tiêu dùng nhập khẩu đều tăng làm
lạm phát gia tăng.
Riêng đối với hàng nhập khẩu thì chỉ có những quốc gia có tỷ trọng nhập khẩu
cao so với GDP mới bị ảnh hưởng rõ rệt và Việt Nam lại là một trong những quốc
gia đó. Hiện tỷ trọng nhập khẩu so với GDP của Việt Nam khá lớn, chiếm khoảng
trên 60%, nên lạm phát giá hàng tiêu dùng nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số
giá tiêu dùng CPI trong nước bởi hàng tiêu dùng nhập khẩu là những hàng hoá nằm
trực tiếp trong thành phần của ''rổ hàng hoá'' tiêu dùng để tính CPI của Việt Nam.
Mức GDP năm 2003 của Việt Nam là 605.586 tỷ đồng, kim ngạch nhập khẩu
391.097 tỷ đồng, tỷ trọng nhập khẩu trên GDP là 64,6%. Tỷ giá tăng cũng rất dễ
dẫn tới cán cân thanh toán tăng và dẫn tới lạm phát.
Tỷ giá có thể tác động tới lạm phát theo 2 con đường: gián tiếp và trực tiếp.
Dù tỷ giá tác động gián tiếp qua trung gian (là cán cân thương mại, cán cân thanh
toán và giá hàng tiêu dùng nhập khẩu) sau đó mới tác động đến lạm phát hay tác
động trực tiếp đến lạm phát thì việc tỷ giá USD/VND tăng đều cho một kết quả
giống nhau là sẽ tác động theo tỷ lệ thuận tới CPI của Việt Nam.
 Lạm phát do đầu tư nước ngoài
Dòng vốn tài chính từ nước ngoài là con dao hai lưỡi đối với nền kinh tế, đặc
biệt đối với nền kinh tế chưa có cơ chế điều hành và kiểm soát chúng. Khi chúng
đổ vào nhiều như hiện nay, nền kinh tế bội thực. Khi chúng tháo chạy mở đầu cho
cuộc khủng hoảng ở châu Á trước đây, nền kinh tế đói lả. Đã có lúc Mỹ và IMF cổ

động mạnh mẽ cho tự do dòng chảy vốn tài chính, nhằm biến thành nguyên tắc bắt
buộc cho các thành viên IMF, nhưng sau đó đã phải rút lại vì cuộc khủng hoảng ở
châu Á năm 1997 và sau đó là cuộc khủng hoảng ở Nam Mỹ. Malaysia là nước độc
nhất lúc đó áp dụng áp biện pháp kiểm soát do đó tránh cho nền kinh tế của họ bị
đẩy vào khủng hoảng trầm trọng như Indonesia và Thái Lan.
19
Mở rộng cho đầu tư ở nước ngoài đặc biệt là vào thị trường tài chính (trong 7-
9 tỷ chuyển vào Việt Nam năm 2007, theo dự đoán của các chuyên gia, chỉ có 3 tỷ
là vào đầu tư trực tiếp) do đó tiền chuyển đổi để mua chứng khoán tất nhiên làm
tăng khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế.
1.6. TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT
1.6.1. Tích cực
Tác động tích cực nhất là kích thích sản xuất, vì như đã nói ở trên, lạm phát
cao thì thực sự là một vấn nạn cho nền kinh tế và xã hội. Nhưng nếu nền kinh tế rơi
vào trạng thái giảm phát hoặc không có lạm phát thì sao. Nếu nền kinh tế bị giảm
phát hoặc mức lạm phát thấp tức là đã biểu hiện sự suy giảm tương đối cầu hàng
hàng hóa có khả năng thanh toán.
Sự suy giảm tương đối cầu hàng hàng hóa có khả năng thanh toán là tổng cầu
trong nền kinh tế (1) cũng có thể là tăng nhưng tăng chậm hơn tổng cung, (2) cũng
có thể giảm nhưng giảm nhiều hơn tổng cung (3) cũng có thể giảm nhưng tổng
cung lại tăng. Như vậy, ở đây là sự thay đổi tương đối của tổng cầu so với tổng
cung chứ không phải so với một giá trị tuyệt đối.
Trong trường hợp cầu hàng hoá giảm như trên, thì tất yếu nền kinh tế rơi vào
trạng thái suy thoái kinh tế. Ngay khi nhìn vào nền kinh tế đang giảm phát hoặc
lạm phát thấp thì tất cả chúng ta cũng đã nhìn thấy điều đó. Tại sao giá không tăng
hoặc giảm, là vì tổng cung của nền lơn hơn tổng cầu. Cung lớn hơn nên chắc chắn
các doanh nghiệp sẽ có một lượng hàng hóa tồn kho không bán được, phản ứng của
doanh nghiệp trong lúc này là cắt giảm thu hẹp sản xuất, xa thải bớt nhân công. Mà
lượng công nhân cũng chính là thành phần chính tiêu thụ nhiều loại hàng hoá, nếu
họ bị sa thải sẽ ảnh hưởng mạnh đến các ngành sản xuất khác do không tìm được

đầu ra cho sản phẩm tiền thì đương nhiên các ngành này cũng phải sa thải nhân
công và cứ thế vòng lẫn quẩn sẽ tiếp tục. Như vậy khái quát hóa lên thì trong toàn
nền kinh tế lúc này sẽ bị tác động theo dây chuyền lang từ ngành ngày sang ngành
20
khác và dẫn đến việc khủng hoảng thừa trầm trọng hơn và suy thoái toàn nền kinh
tế.
1.6.2. Tiêu cực
Như khái niệm thì lạm phát là một thuật ngữ mô tả hiện tượng mức giá cả
chung trong nền kinh tế tăng lên. Ai cũng hiểu khi giá cả trong nền kinh tế tăng lên
điều đó có nghĩa là thu nhập thực tế của những người có thu nhập cố định hay ít
thay đổi như quân nhân, cán bộ hưu trí, lương của CBCNV trong cơ quan hành
chính nhà nước giảm xuống. Xét về mặt số lượng thì hàng tháng họ vẫn nhận được
500đ đó thôi, nhưng 500đ tháng trước họ mua được ít hàng hơn tháng này do giá
cả của tháng này tăng cao hơn tháng trước, như vậy là thu nhập thực tế của họ đã
giảm xuống rồi còn gì. Do đó tác động thứ nhất là lạm phát làm thu nhập thực tế
của một bộ phận dân cư giảm xuống, đời sống khó khăn hơn.
Lạm phát quá cáo tức là ở mức trên 20%/năm, là nơi tiềm ẩn và chứa đựng
các mầm mống có khả năng đe dọa đến tiến trình phát triển bền vững của nền kinh
tế. Trong một nền kinh tế mà giá cả tăng lên liên tục và tăng ở mức cao thì thật là
một môi trường kinh tế đầy bất ổn. Như vậy tác động thứ hai là làm môi trường
kinh tế rối ren.
Tác động tiếp theo là các chính sách về kinh tế xã hội tài chính tiền tệ tín dụng
rất khó định hướng thực hiện, và cũng có thể dẫn đến sự khủng hoảng trong lĩnh
vực tài chính tiền tệ tín dụng thông qua các vấn đề lãi xuất thực, lãi suất danh
nghĩa, cung tiền, vay nợ và
Vì vậy, nền kinh tế lạm phát hay giảm phát thì cũng đều không tốt. Vấn đề là
xác định mức độ lạm phát trong nền kinh tế bao nhiều là tốt nhất, với mức đó thì
nền kinh tế không bị rối ren lộn xộn bất ổn mà cũng không bị suy thoái. Theo các
chuyên gia trong và ngoài nước, với các đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam thì nên
giữ mức lạm phát khoảng 8 đến 12%/ năm là tốt nhất. Nghe điều này có người cho

rằng ở Mỹ lạm phát 2-3%/năm là người ta đã la làng rồi, tại sao chúng ta lại duy trì
21
một mức lạm phát quá cao như vậy. Bởi vì ở nước họ GDP hiện tại đã quá lớn –
vào khoảng 8.400 tỷ USD/năm, và việc tăng trưởng GDP thêm 2-3%/năm là rất
khó khăn vì đó là một con số khổng lồ đến trăm tỷ USD. Do đó với mức tăng
trưởng GDP vài phần trăm mà mức lạm phát cũng khoảng chừng ấy thì người ta la
làng là phải. Còn ở Việt nam, GDP hàng năm vào khoảng trên dưới 30 tỷ USD nên
khi tăng thêm vài tỷ thì cũng đã là một tỷ lệ gia tăng có nghĩa, do đó tốc độ tăng
trưởng GDP của Việt nam duy trì được ở mức trên 7% là con số bình thường nếu
không muốn nói là quá thấp. Hơn nữa nền kinh tế Việt nam là một nền kinh tế
đang phát triển, cần đầu tư rất nhiều, qua đó các luồng tiền tệ được bơm nhiều vào
nền kinh nên cần phải duy trì mức lạm phát như đã nói ở trên. Nếu chúng ta phản
đối và cho rằng mức đó là quá cao, thì đương nhiên chúng ta phải giảm nó xuống
tức là phải kèm theo các giải pháp thắt chặt và kiềm chế lạm phát, như vậy sẽ dẫn
đến ức chế các nguồn lực phát triển kinh tế.
1.7. NHỮNG CHÍNH SÁCH KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
Kiềm chế lạm phát còn gọi là giảm lạm phát. Có một loạt các phương thức để
kiềm chế lạm phát. Các ngân hàng trung ương như Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED)
có thể tác động đến lạm phát ở một mức độ đáng kể thông qua việc thiết lập các lãi
suất và thông qua các hoạt động khác (ví dụ: sử dụng các chính sách tiền tệ). Các
lãi suất cao (và sự tăng chậm của cung ứng tiền tệ) là cách thức truyền thống để
các ngân hàng trung ương kiềm chế lạm phát, sử dụng thất nghiệp và suy giảm sản
xuất để hạn chế tăng giá.
Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương xem xét các phương thức kiểm soát lạm
phát rất khác nhau. Ví dụ, một số ngân hàng theo dõi chỉ tiêu lạm phát một cách
cân xứng trong khi các ngân hàng khác chỉ kiểm soát lạm phát khi nó ở mức cao.
Những người theo chủ nghĩa tiền tệ nhấn mạnh việc tăng lãi suất bằng cách
giảm cung tiền thông qua các chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Những
người theo học thuyết Keynes nhấn mạnh việc giảm cầu nói chung, thông thường
22

là thông qua các chính sách tài chính để giảm nhu cầu. Họ cũng lưu ý đến vai trò
của chính sách tiền tệ, cụ thể là đối với lạm
phát của các hàng hóa cơ bản từ các công
trình nghiên cứu của Robert Solow. Các
nhà kinh tế học trọng cung chủ trương
kiềm chế lạm phát bằng cách ấn định tỷ giá
hối đoái giữa tiền tệ và một số đơn vị tiền
tệ tham chiếu ổn định như vàng, hay bằng
cách giảm thuế suất giới hạn trong chế độ
tỷ giá thả nổi để khuyến khích tích lũy vốn. Tất cả các chính sách này đã được thực
hiện trong thực tế thông qua các tiến trình nghiệp vụ thị trường mở.
Một phương pháp khác đã thử là chỉ đơn giản thiết lập lương và kiểm soát giá
cả (xem thêm "Các chính sách thu nhập"). Ví dụ, nó đã được thử tại Mỹ trong
những năm đầu thập niên 1970 (dưới thời tổng thống Nixon). Một trong những vấn
đề chính với việc kiểm soát này là nó được sử dụng vào thời gian mà các biện pháp
kích "cầu" được áp dụng, vì thế các giới hạn phía cung (sự kiểm soát, sản xuất tiềm
năng) đã mâu thuẫn với sự tăng trưởng của "cầu". Nói chung, phần lớn các nhà
kinh tế coi việc kiểm soát giá là phản tác dụng khi nó có xu hướng làm lệch lạc các
hoạt động của nền kinh tế vì nó làm gia tăng thiếu thốn, giảm chất lượng sản phẩm
v.v. Tuy nhiên, cái giá phải trả này có thể là "đáng giá" nếu nó ngăn chặn được sự
đình đốn sản xuất nghiêm trọng, là điều có thể có đắt giá hơn, hay trong trường
hợp để kiểm soát lạm phát trong thời gian chiến tranh.
Trên thực tế, việc kiểm soát có thể bổ sung cho đình đốn sản xuất như là một
cách để kiềm chế lạm phát: Việc kiểm soát làm cho đình đốn sản xuất có hiệu quả
hơn như là một cách chống lạm phát (làm giảm sự cần thiết phải tăng thất nghiệp),
trong khi sự đình đốn sản xuất ngăn cản các loại hình lệch lạc mà việc kiểm soát
gây ra khi "cầu" là cao.
23
Bên cạnh đó thì cách hữu hiệu nhất để kiềm chế lạm phát là cắt giảm nghành
cầu. Vấn đề là hậu quả của việc cắt giảm nhu cầu sẽ đưa tới việc cắt giảm sản xuất,

dĩ nhiên sau đó là cắt giảm công nhân và như vậy sự việc lại còn trầm trọng hơn
việc cắt giảm giá cả, trừ phi chính sách chống lạm phát đáng tin cậy, khả thi và
chính sách áp dụng cho lương bổng linh động đủ. Tháng 10, năm 1979, Ngân Hàng
Trung Ương đặt ra những chính sách khắt khe hơn về tiền tệ đồng thời đình chỉ
những thay đổi đột biến trong nghành cung để đem mức lạm phát (đo lường theo
sự sút giảm của Tổng Sản Lượng Quốc Gia) xuống từ 9.7% năm 1981 xuống 3.8%
năm 1983. Nhưng vấn đề không dừng lại ở đó vì nạn thất nghiệp tăng vọt từ 5.8%
năm 1979 tới 9.5% năm 1982 và 1983, một giá quá đắt cho nghành sản xuất và
điều kiện sinh sống của dân chúng.
Một cách thế khác của chính sách kiềm chế lạm phát là chính sách về lợi tức.
Chính sách này được dùng để tránh những giá đắt đỏ phải trả. Chính sách về lợi
tức nhắm vào sự liên hệ "giá cả - khả năng". Hầu như trong trận chiến chống lạm
phát, đối thủ nào cũng mang nặng tính chất phòng thủ và phản kháng. Người công
nhân không muốn bị thiệt hại về lương bổng. Giới chủ nhân không muốn mất đi
một phần lợi nhuận và chẳng ai muốn mình bị bỏ lại sau lưng trong cuộc chiến.
Tình trạng này cũng giống như người đi xem diễn hành. Nếu hàng trước đứng lên
để xem cho rõ thì hàng sau không thể thấy gì nếu không đứng vùng dậy! Như vậy
rõ ràng rằng chính phủ phải chặt chẽ kiểm soát những đòi hỏi quá đáng của giới
công nhân đồng thời phải thích nghi trong việc kiểm soát giá cả hàng hóa mới có
thể ổn định tình trạng lạm phát ở mức giá thiệt hại tối thiểu.
Năm 1971, Tổng Thống Richard Nixon đã triệt để áp dụng chính sách này.
Ông mạnh mẽ thúc đẩy thợ-chủ ngồi vào bàn làm việc không phải để tranh chấp
nhưng để giải quyết vấn đề trong trách nhiệm và lợi ích của xã hội. Ðồng thời với
chính sách trên, chính phủ đã rút lại những hợp đồng bất lợi về giá cả khỏi các
công ty và cắt bỏ hoặc giảm nhẹ những phần thuế má trên mức sản xuất của các
24
công ty nào thực hiện đúng chính sách lợi tức của chính phủ. Chính sách lợi tức
đôi khi cũng được hình thành như một "hợp đồng xã hội" mà các công đoàn
thường dùng để điều đình với các chủ nhân. Hình thức "hợp đồng xã hội" này được
sử dụng rất thông thường ở nhiều nước Âu Châu nơi các công đoàn hoạt động

mạnh mẽ hơn ở Hoa Kỳ.
Chính sách về lợi tức tuy vậy cũng có một số giới hạn. Trước hết, chính sách
về lợi tức có vẻ hơi ôn hòa khiến nhiều khi đem áp dụng không đạt được kết quả
nhanh và chính xác. Chính sự giới hạn này đã đem lại nhiều tranh luận gay gắt thời
Thổng Thống John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson khi các vị này đem ra áp
dụng. Thứ đến, nếu đem áp dụng việc kiểm soát lương bổng và giá cả mạnh mẽ dễ
gây trở ngại cho việc sản xuất. Chúng ta dựa vào giá cả tương đối để hướng dẫn
sản xuất. Tài nguyên được đổ vào nơi cần thiết với giá cả thích hợp. Kiểm soát giá
cả có thể làm đình trệ việc phân phối tài nguyên và dĩ nhiên việc sản xuất.
25

×