Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty cổ phần giày Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.65 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
1
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Tên viết tắt Tên đầy đủ
1 BH & CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ
2 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
3 BHXH Bảo hiểm xã hội
4 BHYT Bảo hiểm y tế
5 Chí phí NCTT Chí phí nhân công trực tiếp
6 Chí phí NVL Chi phí nguyên vật liệu
7 CNSX Công nhân sản xuất
8 DT Doanh thu
9 EBT Lợi nhuận trước thuế
10 IRR Tỷ suất hoàn vốn
11 KD Kinh doanh
12 LN Lợi nhuận
13 Mặt hàng XK Mặt hàng xuất khẩu
14 NPV Giá trị hiện tại thuần
15 NSLĐ Năng suất lao động
16 QLDN Quản lý doanh nghiệp
17 ROA Doanh lợi trên tổng tài sản
18 ROE Doanh lợi trên vốn chủ sở hữu
19 Thuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp
20 UBND Ủy ban nhân dân
21 Khối QLPV Khối quản lý, phục vụ
2
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VÀ BẢNG
Danh mục sơ đồ:
:
3
LỜI NÓI ĐẦU


1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp hoàn
toàn tự chủ trong sản xuất, lấy thu bù chi và kinh doanh phải có lãi. Trước yêu cầu đó,
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không ngừng vươn lên hoàn thiện mọi hoạt
động của mình để thực hiện mục tiêu: Giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh.
Để thực hiện được các mục tiêu đó, các doanh nghiệp cần phải quan tâm và
phát huy hiệu quả các đòn bẩy kinh tế trong quản lý kinh tế. Bởi nó có tác dụng rất lớn
khi ta sử dụng làm công cụ quản lý trong doanh nghiệp. Một trong những công cụ mà
doanh nghiệp sử dụng đó là công cụ tiền lương. Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế lợi
hại trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Nhà nước cho phép các doanh nghiệp tự
lựa chọn các hình thức trả lương cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của
mình sao cho phát huy tốt nhất đòn bẩy kinh tế của tiền lương.
Chính vì những lí do trên nên em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác tiền
lương tại Công ty cổ phần giày Bình Định”.
2. Mục đích của bài đề án
Tìm hiểu sâu các vấn đề thực tế ở tổ chức kinh tế về các hoạt động kinh doanh.
Đồng thời vận dụng kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá một hoạt động
của tổ chức đó (Công tác tiền lương). Từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá những kết
quả đạt được và hạn chế cần phải khắc phục nhằm tìm ra nguyên nhân để đưa ra giải
pháp.
3. Đối tượng nghiên cứu
Công tác tiền lương của Công ty cổ phần giày Bình Định.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tình hình công tác tiền lương tại Công tytừ năm 2010 đến năm 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng phương pháp so sánh, thống kê, đối chiếu…
6. Nội dung
Bài đề án chuyên ngành gồm 2 phần:
Phần 1: Cơ sở lí luận về tiền lương, tiền thưởng

Phần 2: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương của Công ty cổ
phần giày Bình Định
7. Lời cầu thị
Do số lượng kiến thức còn hạn chế nên bài đề án không tránh những thiếu sót
nhất định, em rất mong sự đánh giá, đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của các thầy cô để bài
đề án chuyên ngành hoàn thiện hơn.
4
Được sự giúp đỡ nhiệt tình và tận tâm của giáo viên hướng dẫn
cô Phạm Thị Thùy Duyên đã giúp em hoàn thành bài đề án này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quy Nhơn, ngày 09 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Tiến Đạt
5
PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG
1.1. Tìm hiểu chung về tiền lương
1.1.1. Khái niệm tiền lương
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người có sức lao động
theo năng suất và hiệu quả công việc được giao. Trong các thành phần về khu vực kinh
tế ngoài quốc doanh, tiền lương chịu sự tác động, chi phối rất lớn của thị trường và thị
trường sức lao động. Tiền lương trong khu vực này dù nằm trong khuôn khổ pháp luật
và theo những chính sách của Chính Phủ nhưng chỉ là những giao dịch trực tiếp giữa
chủ và thợ, những “mặc cả” cụ thể giữa một bên làm thuê một bên đi thuê. Những hợp
đồng lao động này trực tiếp đến phương thức trả công.
Tiền lương danh nghĩa: Tiền lương danh nghĩa được hiểu là số tiền mà người sử
dụng lao động trả cho người lao động. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào
khả năng lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, vào trình độ kinh nghiệm
làm việc ngay trong quá trình lao động.
-Tiền lương thực tế: Tiền lương thực tế được hiểu là giá trị hàng hoá tiêu dùng

và các loại dịch vụ cần thiết mà họ đã mua được từ tiền lương danh nghĩa. Mối quan
hệ tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa được thể hiện qua công thức sau đây:
dn
tt
gc
TL
TL
I
=
Trong đó : TL
tt
: Tiền lương thực tế
TL
dn
: Tiền lương danh nghĩa
I
gc
: giá cả
Như vậy ta có thể thấy là nếu giá cả tăng lên thì tiền lương thực tế giảm đi, điều
này có thể xảy ra ngay khi tiền lương danh nghĩa tăng lên. Tiền lương thực tế không
chỉ phụ thuộc vào số lượng tiền danh nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả các loại hàng
hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà họ muốn mua. Đây là một quan hệ rất
phức tạp do sự thay đổi của tiền lương danh nghĩa, của giá cả phụ thuộc vào các yếu tố
khác nhau. Trong xã hội, tiền lương thực tế là mục đích trực tiếp của người lao động
hưởng lương, đó cũng là đối tượng quản lí trực tiếp trong các chính sách về thu nhập,
tiền lương và đời sống.
Mức lương là số tiền dùng để trả công lao động trong một đơn vị thời gian như
ngày, giờ hay tháng cho phù hợp với các bậc trong thang lương.
-Tiền lương tối thiểu: là tiền lương nhất định trả cho người lao động làm các
công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường đảm bảo nhu cầu đủ

sống cho người lao động.
Tóm lại việc trả lương cho người lao động ở đây các doanh nghiệp cần phải tính
đến quan hệ Công - Nông tức là so sánh tiền lương với mức thu nhập của người nông
6
dân hiện nay để không có sự cách biệt lớn về mức sống, tạo nên mâu thuẫn trong xã
hội vì nước ta có đến trên 70% là nông dân. Người nông dân lại đan xen sinh hoạt và
chung sống với người hưởng lương trong từng gia đình, từng thôn xóm.
1.1.2. Bản chất của tiền lương
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sức lao động đã trở thành một thứ hàng
hoá đặc biệt và được trao đổi mua bán trên thị trường. Khi đó giá cả của hàng hoá sức
lao động chính là số tiền mà người lao động nhận được do công sức của họ bỏ ra.
Vì vậy, bản chất của tiền lương chính là giá cả của sức lao động trong nền kinh
tế thị trường.
Với bản chất như vậy, tiền lương - một loại giá cả cũng không nằm ngoài quy
luật của nền kinh tế thị trường. Các quy luật đó bao gồm: quy luật phân phối theo lao
động, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu
1.1.3. Chức năng và vai trò của tiền lương
1.1.3.1. Chức năng
Tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu của người lao động, là nguồn lợi ích mà
người lao động dùng để nuôi sống bản thân và gia đình họ, dùng để duy trì quá trình
tái cản xuất tự nhiên và xã hội. Với ý nghĩa như vậy tiền lương thực hiện các chức
năng sau:
Chức năng thước đo giá trị: là giá trị sức lao động vì tiền lương có bản chất là
giá cả hàng hoá sức lao động.
Chức năng kích thích: tiền lương là đòn bẩy kinh tế thu hút người lao động làm
việc hăng say, nhiệt tình, thúc đẩy tăng năng suất lao động, khuyến khích nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Chức năng tích luỹ: đảm bảo cho người lao động không chỉ duy trì cuộc sống
mà còn có thể dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hoặc gặp
rủi ro bất trắc.

1.1.3.2. Vai trò
Để thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần cho bản thân con người phải
tham gia vào quá trình lao động. Thông qua quá trình lao động đó họ sẽ nhận được
một khoản tiền công tương đương với sức lao động đã bỏ ra để ổn định cuộc sống.
Qua đó nảy sinh những nhu cầu mới và những nhu cầu này sẽ tiếp tục tạo động lực cho
người lao động. Vì vậy, tiền công của người lao động là vấn đề đặc biệt quan trọng đối
với bản thân người lao động nói riêng và với các nhà quản lý nói chung.
Tiền lương là nguồn sống của người lao động và gia đình họ, là động lực thúc
đẩy họ làm việc. Về phía Doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động hợp để kích
thích họ làm việc tốt hơn.
Khi kết thúc công việc nào đó người lao động cần được nghỉ ngơi, vui chơi, giải
trí, ăn uống thì mới có thể tái sản xuất sức lao động. Việc tái sản xuất sức lao động
này phải thông qua tiền lương thì mới đảm bảo cho người lao động làm tốt.
7
Ngày nay, các nhà quản trị không thể dùng quyền lực để ép buộc người lao
động làm việc, mà họ phải làm thế nào để khuyến khích họ làm việc? Cái đó là tiền
lương, tiền thưởng để giúp họ lao động được tốt hơn. Do vậy Nhà nước ta cần phải có
một hệ thống tiền lương sao cho phù hợp với người lao động.
Khi thiết bị công nghệ, máy móc kỹ thuật hiện đại, các doanh nghiệp muốn tăng
năng suất lao động, lợi nhuận tăng thì cần phải có những chính sách nhằm kích thích
người lao động cả về vật chất và tinh thần. Cụ thể, doanh nghiệp cần phải có một hệ
thống lương bổng hợp lý sao cho người lao động có thể thoả mãn những nhu cầu thiết
yếu của mình hiện tại và có một phần nhỏ nhằm đảm bảo cho cuộc sống của họ sau
này.
Tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp được công bằng và hợp lý sẽ tạo ra hòa
khí giữa những người lao động, hình thành khối đại đoàn kết trên dưới một lòng, một ý
chí vì sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp và vì lơị ích của bản thân họ. Do vậy sẽ
kích thích họ hăng say làm việc và họ có thể tự hào về mức lương họ đạt được. Ngược
lại, tiền lương trong doanh nghiệp thiếu công bằng và hợp lý thì hiệu quả công việc sẽ
không được đảm bảo.

Vì vậy đối với các nhà quản trị, một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu là phải
tổ chức tốt công tác quản lý tiền lương, thường xuyên theo dõi để có những điều chỉnh
cho phù hợp.
1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản của hệ thống tiền lương
Các doanh nghiệp thường có những quan điểm, những mục tiêu khác nhau
trong hệ thống tiền lương, nhưng nhìn chung mục tiêu của hệ thống tiền lương nhằm
vào ba vấn đề :
+ Hệ thống thù lao để thu hút và gìn giữ người lao động giỏi.
+ Hệ thống thù lao tạo động lực cho người lao động.
+ Đáp ứng các yêu cầu của pháp luật.
Để đạt được ba mục tiêu cơ bản này, doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống tiền
lương hợp lý. Đó là sự tuân thủ các nguyên tắc trong hệ thống trả lương. Cụ thể:
Thứ nhất, nguyên tắc phân phối theo lao động. Đây là nguyên tắc cao nhất
trong thù lao lao động và phân phối tiền lương vì chỉ có trên cơ sở đảm bảo theo
nguyên tắc phân phối theo lao động tiền lương mới thực sự trở thành đòn bẩy kích
thích người lao động, khai thác được tiềm năng của người lao động.
Nhà quản trị phải hết sức cẩn trọng trong việc đánh giá những đòi hỏi về thể lực
và trí lực đối với mỗi công việc, xác định độ phức tạp của mỗi công việc cụ thể, đánh
giá kết quả công việc mà mỗi người lao động hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu và đưa
vào hệ thống định mức lao động đảm bảo tính tiên tiến và hiện thực. Mặt khác, cũng
phải chú ý sử dụng các hình thức tiền lương đứng nơi đúng việc.
Thứ hai, kết hợp nguyên tắc phân phối lao động với các vấn đề xã hội khác.
Không thể áp dụng nguyên tắc phân phối theo lao động ở mọi lúc, mọi nơi, cho mọi
8
công việc. Đối với những trường hợp sau đây phải trả lương không căn cứ vào kết quả
lao động của người lao động: tiền lương phân biệt theo thâm niên công tác; tiền lương
phân biệt theo hoàn cảnh gia đình; tiền lương và có thể có thêm phụ cấp cho thời gian
nghỉ phép; tiền lương trả cho thời gian nghỉ tết, nghỉ lễ, nghỉ chủ nhật, nghỉ ốm đau,
thai sản…
Thứ ba, nguyên tắc thù lao lao động mang tính cạnh tranh. Doanh nghiệp chỉ

có thể phát triển được nếu thu hút được và giữ được những lao động giỏi ở lại làm việc
cho doanh nghiệp. Muốn vậy, nguyên tắc thù lao lao động phải mang tính cạnh tranh.
Nguyên tắc này đòi hỏi ngay từ khi xây dưng triết lí kinh doanh, doanh nghiệp đã phải
xác định thái độ cư xử đứng đắn với những người lao động. Trong từng giai đoạn phát
triển giá trị cần đạt của doanh nghiệp đối với những người lao động phải được coi
trọng.
Khi thực hiện chế độ thù lao lao động sẽ dễ dàng nếu hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp phát triển như dự kiến. Điều đáng quan tâm ở giai đoạn này chỉ là phải
luôn luôn chú ý phân tích và so sánh chế độ thù lao của doanh nghiệp với chế độ thù
lao của đối thủ cạnh tranh cũng như đảm bảo tính công bằng khi thực hiện thù lao lao
động. Lức gặp khó khăn doanh nghiệp phải biết đưa ra chính sách thù lao lao động
thích hợp dựa trên hợp đồng, biết giữ chữ tín của chính mình. Điều này tất phải động
chạm đến tổng thể phân phối lợi ích giữa ba chủ thể: chủ sở hữu, bộ máy quản lý và
người lao động trong doanh nghiệp
1.2. Các hình thức trả lương, trả thưởng
1.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian
Trả lương theo thời gian là tiền lương thanh toán cho người lao động căn cứ vào
trình độ kỹ thuật và thời gian công tác của họ.
Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng với những người làm công tác
quản lý, văn phòng.
Đối với công nhân sản xuất chỉ áp dụng cho những bộ phận không thể tiến hàng
định mức một cách chặt chẽ và chính xác. Hoặc với tính chất của sản xuất hạn chế,
nếu thực hiện trả công theo sản phẩm sẽ không đảm bảo chất lượng sản phẩm, hông
đem lại hiệu quả thiết thực.
1.2.1.1. Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản
Chế độ tiền lương theo thời gian giản đơn là chế độ trả lương mà tiền lương
nhận được của mỗi người do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian thực tế làm
việc nhiều hay ít quyết định.
Chế độ tiền lương giản đơn chỉ áp dụng ở những nơi khó xác định mức lao
động chính xác, khó đánh giá công việc chính xác.

Nhược điểm của chế độ trả lương này là mang tính bình quân, không khuyến
khích sử dụng hợp lí thời gian làm việc, tiết kiệm nguyên vật liệu, tập trung công suất
của máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động.
9
1.2.1.2. Chế độ trả lương thời gian có thưởng
Là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian giản đơn với tiền thưởng đạt
được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định.
Hình thức này chỉ áp dụng chủ yếu đối với bộ phận bán hàng, những công nhân
phụ làm việc phục vụ hoặc những công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có
trình độ cơ khí hóa cao, tự động hóa hoặc công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất
lượng.
Tiền công của công nhân nhận được tính bằng cách lấy tiền công trả theo thời
gian cộng thêm tiền thưởng. thưởng tiền thưởng được tính phần trăm theo doanh số
bán.
1.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp ở nước ta đều áp dung hình thức trả lương
theo sản phẩm. Đây là hình thức tiền lương căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm
để trả lương cho cán bộ công nhân viên. Sở dĩ như vậy là vì chế độ tiền lương cấp bậc,
các khoan phụ cấp chưa kiểm tra, giám sát được chặt chẽ về sức lao động của mọi
người để đãi ngộ về tiền lương một cách đúng đắn. Hình thức trả lương đã gắn thu
nhập của người lao động với kết quả thực hiện công việc của họ, có tính kích thích
mạnh, mạng lại hiệu quả cao và được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Người
lao động sẽ cố gắng học tập, nâng cao trình độ tay nghề, phát huy sáng kiến, cải tiến
kỹ thuật,… tìm mọi biện pháp để nâng cao năng suất lao động. Thêm váo đó trả lương
theo sản phẩm cũng góp phần giáo dục ý thức lao động tự giác, năng động, tính cực
trong công việc và thúc đẩy tinh thần thi đua giữa các lao động trong doanh nghiệp.
Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm là hình thức căn bản để thực hiện quy
luật phân phối theo lao động.
1.2.2.1. Trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân
Theo hình thức này tiền lương được xác định và trả trực tiếp cho từng người lao

động làm ra sản phẩm, công việc của họ có tính chất đối lập, có thể định mức, kiểm
tra, nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể, riêng biệt.
TL
tt
= ĐG
tl
× SP
tt
Trong đó: TL
tt
là tiền lương mà người lao động được lĩnh.
SP
tt
là số lượng sản phẩm (bộ phận, chi tiết) thực tế đạt được.
Với: ĐG
tl
= L/Q (L là tiền lương theo cấp bậc).
Hoặc ĐG
tl
= L×T (T là mức thời gian tính theo giờ)
Ưu điểm của chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là mối quan hệ
giữa tiền công mà công nhân nhận được và kết quả lao động thể hiện rõ ràng, do đó
kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động nhằm nâng cao thu nhập. Việc tính
toán công đơn giản, công nhân có thể dễ dàng tính được số tiền công nhận được sau
khi hoàn thành nhiệm vụ.
10
Tuy nhiên, chế độ tiền công này có nhược điểm là làm cho công nhân ít quan
tâm đến việc sử dụng tốt máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, ít chăm lo đến công việc
chung của tập thể…
1.2.2.2. Trả lương sản phẩm gián tiếp

Hình thức lương sản phẩm gián tiếp được tính toán và trả cho bộ phận lao động
phục vụ cho lao động trực tiếp sản xuất chính căn cứ vào kết quả đạt được của bộ phận
này.
Công thức: TL
tt
= TL
tg
× H
đm
Trong đó:
TL
tg
là mức lương trả theo thời gian của cá nhân (bộ phận) phục vụ.
H
đm
là hệ số vượt mức của bộ phận sản xuất chính vượt mức phục vụ.
1.2.2.3. Chế độ trả lương sản phẩm tập thể
Chế độ trả lương này thường được áp dụng với những công việc cần một nhóm
công nhân, đòi hỏi sự phối hợp giữa các công nhân và năng suất lao động chủ yếu phụ
thuộc vào sự đóng góp của cả nhóm như lắp ráp các thiết bị, sản xuất ở các bộ phận
làm việc theo dây chuyền, trông nom máy liên hợp. Đơn giá ở đây được tính theo công
thức:
ĐG = (
1
i n
i
i
L
=
=


) / Q hoặc
1
i n
i i
i
L T
=
=
×

hoặc ĐG = L
tb
× T
Trong đó: ĐG là đơn giá tính theo sản phẩm tập thể.
1
i n
i
i
L
=
=

là tổng lương cấp bậc của cả nhóm.
Q là mức sản lượng của cả nhóm.
L
i
là lương cấp bậc của công việc bậc i.
T
i

là mức thời gian của công việc bậc i.
n là số công việc trong tổ.
L
tb
là lương cấp bậc bình quân của cả tổ.
T là mức thời gian của sản phẩm.
Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể có ưu điểm là khuyến khích công nhân
trong tổ, nhóm nâng cao trách nhiêm trước tập thể, nâng cao kết quả cuối cùng trong
tổ. Song nó có nhược điểm là mỗi công nhân không trực tiếp quyết định tiền công của
họ, do có ít kích thích công nhân nâng cao năng suất cá nhân.
1.2.2.4. Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng
Chế độ trả công này về thực chất là các chế độ trả công theo sản phẩm kể trên
kết hợp với các hình thức tiền lương.
11
Khi áp dụng chế độ tiền lương này toàn bộ sản phẩm được áp dụng theo đơn giá
cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào trình độ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu và số
lượng của chế độ tiền thưởng theo quy định.
1.2.2.5. Chế độ trả lương sản phẩm lũy tiến
Đây là hình thức trả lương theo sản phẩm kết hợp với hình thức tiền thưởng khi
lao động có số lượng sản phẩm thực hiện cao hơn định mức quy định.
Công thức xác định: TL = (Q × ĐG
tl
) + (Q
1
– Q
0
) × P × K
Trong đó: TL là tổng tiền lương công nhân được lĩnh
Q
1

là sản lượng thực tế công nhân sản xuất ra
Q
0
là định mức sản lượng
ĐG
tl
là đơn giá tiền lương theo sản phẩm
K là hệ số tăng đơn giá tiền lương sản phẩm
Thời gian trả công không nên quy định quá ngắn để tránh tình trạng không hoàn
thành mức hàng tháng. Thời gian trả công nên quy định hàng tháng.
Đơn giá được nâng cao nhiều hay ít cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm
là do mức độ quan trọng của bộ phận sản xuất đó quyết định.
Khi dự định và xác định hiểu quả kinh tế của chế độ tiền công tính theo sản
phẩm lũy tiến, không chỉ dựa vào khả năng tiết kiệm chi phí sản xuất gián tiếp, cố định
và hạ giá thành sản phẩm, mà còn dựa vào nhiệm vụ sản xuất cần phải hoàn thành.
Áp dụng chế độ trả công này, tốc độ tăng tieenfcoong của công nhân lớn hơn
tốc độ tăng năng suất lao động. Do đó không được dùng nó một cách rộng rãi.
12
PHẦN 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY BÌNH ĐỊNH
2.1. Giới thiệu vềCông ty cổ phần giày Bình Định
2.1.1. Tên, địa chỉ của cơ sở thực tập
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Giày Bình Định
Tên viết tắt: BDFC
Tên giao dịch: BINH ĐINH FOOTWEAR JOINT-STOCK COMPANY
Logo:
Trụ sở chính: 40 Tháp Đôi, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
Văn phòng đại diện: 131/17/9 Nguyễn Cửu Đàm, Phường Tân Sơn Nhì,
QuậnTân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (056) 3792492
Fax: (056) 3841 292 - (056) 3792654
Website: www.bdfc.com.vn
Email: hoặc
Mã số thuế: 4100258761
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Cho đến nay, Công ty Cổ Phần Giày Bình Định đã trải qua một quá trình phát
triển khá dài, gắn liền với các mốc và các tên gọi khác nhau:
Năm 1963, Công ty có tên là xưởng đắp lốp ô tô Kim Ngọc. Chuyên đắp lại
một số lốp ô tô theo yêu cầu của khách hàng.
Tháng 6/1976 xưởng đắp lốp ô tô Kim Ngọc được đổi tên thành Công ty hợp
danh đắp lốp ô tô Kim Ngọc Quy Nhơn, theo quyết định số 204 của UBND tỉnh Nghĩa
Bình (nay là tỉnh Bình Định). Và được chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày
01/07/1976.
Tháng 05/1984, Công ty đổi tên thành Nhà máy Cao su Quy Nhơn và chuyển từ
công ty hợp danh sang công ty quốc doanh. Công ty có nhiệm vụ sản xuất các mặt
hàng cao su phục vụ tiêu dùng trong nước.
Năm 1985, Công ty liên doanh với một công ty Campuchia xây dựng nhà máy
chế biến cao su tại Campuchia.
Năm 1989, UBND tỉnh Bình Định ra quyết định số 1942/QĐ-UB, đổi tên Nhà
máy Cao su Quy Nhơn thành Xí nghiệp liên hợp Cao su Bình Định. Mở rộng quy mô,
xây dựng một phân xưởng mới 4200 m
2
và đầu tư trên 2 tỷ đồng để sản xuất dép xuất
khẩu sang Liên Xô và Đông Âu trên cơ sở vẫn giữ vững những mặt hàng và thị trường
cũ.
Ngày 05/06/2002 theo quyết định số 1919/QĐ - UB của UBND tỉnh Bình Định,
Xí nghiệp liên hợp cao su Bình Định chính thức đổi tên thành Công ty Giày Bình
Định. Với tổng số vốn kinh doanh là: 12.017.371.390 đồng.
Công ty chuyên sản xuất các loại dép, giày vải, giày nữ xuất khẩu. Việc tìm

kiếm thị trường mới cũng như nghiên cứu thị trường, cải tiến sản phẩm, tung ra sản
13
phẩm mới được Công ty rất coi trọng. Công ty không ngừng nổ lực, ra sức tìm kiếm
khách hàng và thị trường mới.
Thời kỳ trước 1992, Công ty phải xuất khẩu hàng qua một công ty xuất nhập
khẩu. Nhưng từ năm 1993 đến 1994 công ty đã có những đơn đặt hàng gia công cho
một số công ty xuất đi thị trường Pháp.
Đến thời kỳ hiện nay,Công ty đã có mối quan hệ đối tác xuất khẩu trực tiếp với
khoảng trên 18 công ty nước ngoài. Sản phẩm của công ty hầu hết xuất sang EU và
một số quốc gia như Mêxico, Newzealand….
Năm 1997 tin vui đến với Công ty khi Công ty là một số ít các doanh nghiệp
nhận được giải thưởng về chất lượng “ Arch of Europe” và được cấp chứng nhận chất
lượng vàng (Gold Award) cho các sản phẩm của Công ty trong cuộc bình chọn của tổ
chức (Business Initiate Development) về chất lượng sản xuất của các nước trên thế
giới vào thị trường EU. Với giải thưởng này ngày càng khẳng định chất lượng sản
phẩm của Công ty trong tình hình thị trường cạnh tranh hiện nay.
Ngày 03/08/2005 UBND tỉnh Bình Định ra quyết định số 2125/QĐ-UB về việc
chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Giày Bình Định thành Công ty Cổ phần Giày
Bình Định có trụ sở chính tại 40 Tháp Đôi, TP Quy Nhơn. Với số vốn điều lệ 15.500 tỷ
đồng. Công ty có hai cơ sở sản xuất:
Cơ sở 1: 40 Tháp Đôi,thành phố Quy Nhơn,Bình Định diện tích 8.738m
2
.
Cơ sở 2: Khu công nghiệp Phú Tài,thành phố Quy Nhơn, Bình Định diện tích
25.304 m
2
.
Với việc tổ chức sản xuất phù hợp, cảnh quan và môi trường luôn được chú
trọng đạt tiêu chuẩn môi trường. Việc đảm bảo an toàn lao động được coi trọng đúng
mức. Công ty đã và đang xây dựng một đội ngũ nhân viên thạo việc, có tay nghề cao,

một môi trường làm việc thân thiện.
2.1.3. Quy mô hiện tại của Công ty
Bảng 2.1. Cơ cấu vốn điều lệ tại Công ty
Số
TT
Cổ đông
Tỷ lệ
%
Số cổ phần
Mệnh
giá mỗi
cổ phần
(đồng)
Trị giá
(đồng)
1
Cổ phần ưu đãi cán bộ công
nhân viên.
55,55 861.078 10.000 8.610.780.000
2
Cổ phần của cổ đông là các
nhà đầu tư ngoài công ty.
10,32 160.000 10.000 1.600.000.000
3
Cổ phần của cổ đông là cá
nhân ngoài công ty.
34,13 528.922 10.000 5.289.220.000
Tổng cộng 100 1.550.000 15.500.000.000
( Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Tổng vốn điều lệ của Công ty là 15.500.000.000 đồng.

Tổng nguồn vốn hiện tại của Công ty là 95.317.210.000 đồng.
Tổng số lao động của toàn Công ty: hơn 1.400 người.
Hệ thống nhà xưởng: Hiện nay Công ty có 2 cơ sở sản xuất:
14
- Cơ sở 1: 40 Tháp Đôi – Quy Nhơn có diện tích hơn 8000 m
2
- Cơ sở 2: Khu công nghiệp Phú Tài Quy Nhơn hơn 25.000 m
2
Qua những phân tích trên ta thấy, Công ty Cổ phần Giày Bình Định với tổng
nguồn vốn hiện tại hơn 95 tỷ đồng và số lượng lao động là hơn 1400 người, theo quy
định pháp luật Việt Nam công ty thuộc loại quy mô vừa.
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở thực tập
2.1.4.1. Chức năng
Công ty Cổ phần Giày Bình Định thuộc ngành công nghiệp chuyên sản xuất và
tiêu thụ các loại sản phẩm giày dép phục vụ xuất khẩu theo đơn đặt hàng, ngoài ra
Công ty còn sản xuất mặt hàng giày dép nội địa và các sản phẩm cao su phục vụ nhu
cầu trong nước.
2.1.4.2. Nhiệm vụ
Công ty có nhiệm vụ tổ chức quản lý mọi hoat động sản xuất kinh doanh theo
ngành nghề đã đăng ký, theo giấy phép kinh doanh trên nguyên tắc bảo tồn và phát
triển có hiệu quả nguồn vốn hiện có. Tăng cường mở rộng hợp tác quan hệ nhiều
khách hàng trong và ngoài nước đặc biệt khách hàng truyền thống.
Đầu tư trang thiết bị mới và cải tạo lại nhà xưởng để bố trí sản xuất một cách
khoa học, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động.
Chỉ đạo chặt chẽ trong quá trình sản xuất từ khâu chuẩn bị vật tư đến khâu triển
khai sản xuất và giao hàng, giải quyết ngay những vướng mắc, ách tắc phát sinh trong
sản xuất, tạo điều kiện đảm bảo số lượng, chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng
theo đúng hợp đồng cam kết.
Duy trì và áp dụng nghiêm túc hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2000. Đồng thời liên tục cải tạo hệ thống cho phù hợp với điều kiện thực tế

của Công ty đảm bảo sự vận hành thông suốt đạt hiệu quả cao.
Hơn nữa, phải đảm bảo việc làm cho người lao động, cùng những chính sách
xã hội thỏa đáng, tạo môi trường làm việc trong lành để lao động yên tâm làm việc,
phát huy năng lực.
2.1.5. Các lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là sản xuất các mặt hàng giày dép xuất khẩu
và kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, hóa chất, máy móc, thiết bị,mặt bằng,
kho bãi, phụ tùng ngành giày da, may mặc và cao su theo như giấy phép kinh doanh.
2.1.6. Giới thiệu các hàng hóa, dịch vụ chủ yếu của Công ty
Ngày nay khi đời sống người dân được nâng lên thì nhu cầu làm đẹp trở nên rất
quan trọng. Nắm bắt tâm lý đó Công ty cổ phần giày Bình Định đã và đang sản xuất
mặt hàng giày dép các loại phục vụ nhu cầu, thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, Công ty còn sản xuất kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ khác như:
- Mũ giày gia công.
- Các sản phẩm từ cao su.
- Nguyên, phụ liệu ngành giày da.
- Các dịch vụ kho bãi và văn phòng.
15
Hình 2.1.Một số sản phẩm của Công ty hiện nay đang sản xuất
SM02-40
Giày vải thể thao được phối trên nhiều màu khác
nhau như jean, navy, blue hay đen, trông thật khỏe
khoắn. Nhóm size 35-42.
SM02-79
Giày vải cho trẻ em. Sản phẩm được trang trí nhiều
màu sắc sinh động, bắt mắt. Nhóm size 25-34.
Thành phần: mũ Canvas.
Beva14-15
Dép bấc (mùa đông). Đây là sản phẩm đặc trưng
dùng cho xứ lạnh. Mũ được làm bằng nỉ có tác

dụng giữ ấm.
S0086-N2
Giày hài: mũ giày bằng chất liệu Satin được thêu
hoa văn trang trí, màu sắc trang nhã. Đế ngoài được
làm bằng PU.
(Nguồn: Phòng thiết kế mẫu)
2.1.7. Bộ máy tổ chức của cơ sở thực tập
16
2.1.7.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
Công ty Cổ phần Giày Bình Định được tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức
năng; quan hệ kiểm tra, kiểm soát đảm bảo tính tập trung thống nhất, tạo điều kiện tốt
cho cán bộ công nhân viên thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình. Số cấp
quản lý của doanh nghiệp phụ thuộc vào quy mô sản xuất, kết cấu sản xuất, và đặc
điểm các mặt hàng sản xuất. Theo đó, Công ty có 3 cấp quản lý:
- Cấp cao: Ban giám đốc
- Cấp trung: Các phòng ban
- Cấp cơ sở: Các phân xưởng.
Cơ cấu quản lý tại Công ty theo mô hình trực tuyến chức năng, mỗi bộ phận
đều có nhiệm vụ rõ ràng nhằm tổ chức, quản lý, điều hành tốt Công ty. Mô hình này
đảm bảo cho mọi công việc của các phòng ban không bị chồng chéo, mọi người làm
theo đúng công việc của mình, thông tin nhanh chóng.
Theo mô hình này, vừa đảm bảo Giám Đốc Công ty toàn quyền ra quyết định.
Nhưng vẫn nhận được sự cố vấn của các bộ phận phòng ban. Nhằm hạn chế những sai
lầm mắc phải khi Giám Đốc ra quyết định không theo kịp những biến động của các
nhân tố bên trong và bên ngoài tác động vào Công ty. Đồng thời làm giảm khối lượng
công việc cho nhà lãnh đạo cấp cao. Bên cạnh đó phát huy được tinh thần sáng tạo sự
đóng góp của các phòng ban cấp dưới trên cơ sở những tham mưu với cấp trên. Sau
đây là sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty.
Sơ đồ2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
17

i h i ng c ôngĐạ ộ đồ ổ đ
Ban Ki m soátể
H i ng Qu n Trộ Đồ ả ị
Giám cĐố
Phó Giám cĐố
Phòng
T ch cổ ứ
- H nhà
chính
Bộ
ph nậ
ph c vụ ụ
Phòng
thi t kế ế
m uẫ
Phòng
kỹ
thu tậ
Phòng
Kế
toán-
T i và ụ
Phòng
Kinh
doanh
Tổ
thêu
T inổ
PX gò
PX

may
dép
PX
may
gi yà
PX
chu nẩ
bị
PX
chu nẩ
bị
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Quan hệ kiểm soát
(Nguồn: Phòng Tổ chức -Hành chính)
2.1.7.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
Hội đồng quản trị: Do Đại hội cổ đông bầu ra là cấp quản lý cao nhất của Công
ty, có nhiệm vụ xây dựng mọi chiến lược sản xuất kinh doanh. Đứng đầu là chủ tịch
Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cổ đồng về mọi mặt hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ban Kiểm soát: Do Hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động
của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị.
Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm là người trực tiếp điều hành Công ty,
thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh do Hội đồng quản trị vạch ra và chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị về mọi mặt trong sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phó giám đốc: Là người trợ giúp cho Giám đốc điều hành Công ty, chịu trách
nhiệm chính trong việc tổ chức sản xuất các đơn hàng, mẫu hàng, quản lý các phòng
kinh doanh, kế toán, kỹ thuật, kiểm tra và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật của các
mẫu hàng, cung ứng vật tư đảm bảo đúng tiến độ sản xuất. Ngoài ra, phó giám đốc còn
thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc được giao khi Giám đốc vắng mặt.

Phòng Tổ chức - Hành chính: Tổ chức tuyển dụng người lao động đồng thời
bố trí sắp xếp cho các bộ phận trong Công ty. Quản lý hồ sơ về nhân sự, hồ sơ về công
tác tổ chức cán bộ, bổ nhiệm cán bộ thuộc thẩm quyền, lao động tiền lương, thi đua
khen thưởng, kỷ luật, chăm lo đời sống cho cán bộ nhân viên, giải quyết các nghĩa vụ
và quyền lợi của người lao động. Tiếp nhận và báo cáo kịp thời các thông tin của Công
ty cho cấp trên, phối hợp với các bộ phận khác tổ chức đào tạo, nâng bậc cho công
nhân. Là bộ phận trực tiếp giải quyết mọi quan hệ của người lao động với Công ty
Phòng Kinh doanh: có nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Tham mưu cho lãnh đạo về cung ứng vật tư thiết bị phục vụ sản xuất kinh
doanh.
- Theo dõi thời gian giao nhận hàng hoá, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất kinh
doanh.
- Tổ chức nghiên cứu tìm kiếm thị trường, đánh giá các nhà cung cấp, các
khách hàng.
- Tham mưu cho Giám đốc mọi hoạt động kinh doanh ngoại thương, đàm phán
với khách hàng nước ngoài; theo dõi mở L/C hướng dẫn mọi thủ tục tem nhãn, bao bì
sản phẩm xuất khẩu theo yêu cầu của khách hàng; theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hoá theo đúng thủ tục.
Phòng Kế toán – Tài vụ: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính, theo dõi
toàn bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, xác định nhu cầu vốn lưu động
18
hàng năm, tham mưu cho Ban giám đốc việc sử dụng vốn và bảo toàn vốn, tình hình
tài chính, lập kế hoạch huy động vốn phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh, giám
sát việc chỉ tiêu của Công ty, tính giá thành, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, theo
dõi công nợ. Thực hiện việc thu chi, quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn và lập quyết toán
đúng niên độ kế toán, lưu trữ hồ sơ chứng từ kế toán theo quy định của Nhà nước. Tổ
chức ghi chép, phản ánh, phân tích và báo cáo cho lãnh đạo.
Phòng Kỹ thuật: Nhiệm vụ là xây dựng và giám sát các định mức kỹ thuật.
Thiết lập các yêu cầu về mặt kỹ thuật, quy trình công nghệ cho các phân xưởng sản

xuất, xác định công đoạn, định mức thời gian từng công đoạn sản phẩm. Chịu trách
nhiệm kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào, giám sát kiểm tra các thành phẩm trong quá
trình sản xuất, đảm bảo yêu cầu của khách hàng về tiêu chuẩn sản phẩm. Tổ điện cơ,
chịu sự chỉ đạo chuyên môn của phòng kỹ thuật, có nhiệm vụ sửa chữa lắp đặt trang
thiết bị cơ điện, bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc
Phòng Thiết kế mẫu: Thiết kế mẫu cho chào hàng, ký kết mẫu với khách hàng.
Bộ phận phục vụ: Có nhiệm vụ làm vệ sinh, bảo vệ, giữ gìn an toàn tài sản của
Công ty, theo dõi việc thực hiện nội quy của lao động trong Công ty.
Các bộ phận sản xuất: Nhiệm vụ triển khai và thực hiện các lệnh sản xuất do Phó
giám đốc giao, sản xuất theo tiến độ của ban điều độ sản xuất.
2.1.8. Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần giày Bình
Định(2010 – 2012)
Bảng2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2010 – 2012)
( ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
2011/2010 2012/2011
∆ (%) ∆ (%)
1.DT BH& CCDV 180.154 215.911 172.705 35.757 19,85 -43.206 -20,01
2. Các khoản giảm trừ DT 1.123 2.450 1.632 1.327 118,17 -818 -33,39
3. DTT về BH& CCDV 179.031 213.461 171.073 34.430 19,23 -42.388 -19,86
4. Giá vốn hàng bán 160.089 188.163 150.252 28.074 17,54 -37.911 -20,15
5. LN gộp BH & CCDV 18.942 25.298 20.821 6.356 33,56 -4.477 -17,70
6. DT hoạt động tài chính 8.059 6.663 743 -1.396 -17,32 -5.920 -88,85
7. Chi phí tài chính 1.762 3.040 1.641 1.278 72,53 -1.399 -46,02

T/đó: Lãi vay phải trả 1.301 2.318 1.345 1.017 78,17 -973 -41,98
8. Chi phí bán hàng 6.898 4.520 4.849 -2.378 -34,47 329 7,28
9. Chi phí QLDN 7.483 8.711 7.823 1.228 16,41 -888 -10,19
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
10.858 15.690 7.251 4.832 44,50 -8.439 -53,78
11. Thu nhập khác 2.079 388 604 -1.691 -81,34 216 55,67
12. Chi phí khác 516 1.181 125 665 128,88 -1.056 -89,42
13. Lợi nhuận khác 1.563 -793 479 -2.356 -150,74 1.272 -160,40
14. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế 12.421 14.897 7.730 2.476 19,93 -7167 -48,11
15. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành 1.477 1.269 1.420 -208 -14,08 151 11,90
16. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế 10.944 13.628 16.008 2.684 24,52 2.380 17,46
(Nguồn: Phòng Kế toán )
19
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy hầu như các chỉ tiêu về
doanh thu và lợi nhuận đều tăng lên trong năm 2011, doanh thu thuần từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ tăng lên 35.757 triệu đồng so với 2010 tương ứng với tốc độ tăng là
19,85%, lợi nhuận sau thuế tăng khá cao (tăng 2.684 triệu đồng, tương ứng 24,52%) so
với năm 2010 là dấu hiệu chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang đi lên
và có hiệu quả rất tốt, do sản lượng xuất khẩu ở các thị trường lớn đi vào ổn định và
công ty đã tìm ra một số thị trường mới. Tuy nhiên, trong năm 2011 các khoản giảm
trừ doanh thu tăng từ 1.327 năm 2011 so với năm 2010 đây là một điều không tốt. Do
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh nên các khoản giảm trừ doanh thu
không làm giảm doanh thu thuần nhiều, năm 2011 doanh thu thuần tăng 34.430 triệu
đồng, tương ứng 19,23% so với 2010.
Đến năm 2012, doanh thu bị sụt giảm mạnh, giảm 43.206 so với 2011, tương đương

20,01%. Điều này là do năm 2012 kinh tế thế giới có nhiều biến động xấu đã ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Mặc dù, có sự giảm xuống đáng kể của
các khoản giảm trừ doanh thu (giảm 818 triệu đồng) trong năm 2012 nhưng vẫn không
làm gia tăng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trái lại còn giảm xuống
42.388 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 19,86 % so với năm 2011.
Vì các nguyên nhân trên dẫn đến lợi nhuận gộp năm 2011 tăng 6.356 triệu
đồng, tương đương 33,56%. Đến năm 2012, lợi nhuận gộp giảm 4.477 triệu đồng,
tương ứng 17,70% so với năm 2011, nhưng vẫn cao hơn năm 2010 do công ty đã cố
gắng giảm giá vốn hàng bán xuống.
Về doanh thu hoạt động tài chính giảm liên tục trong 3 năm, từ 8.059 triệu đồng
năm 2010 xuống còn 6.663 triệu đồng năm 2011 và sụt giảm mạnh còn 743 triệu đồng
năm 2012. Điều này cũng là dễ hiểu khi tình hình kinh tế thế giới trong giai đoạn này
rất khó khăn, đặc biệt là về tài chính của các công ty ở các nước Châu Âu là thị trường
chính của công ty. Do đó, ta thấy nguồn thu chính của công ty là từ hoạt động bán
hàng, tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động này không ổn định, lúc tăng lúc giảm do ảnh
hưởng từ những biến động xấu của kinh tế thế giới.
Mặc dù vấp phải nhiều khó khăn, nhưng lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua
vẫn liên tục tăng. Năm 2011 tăng 2.684 triệu đồng, tương ứng 24,52% so với năm
2010, năm 2012 tăng 2.380 triệu đồng, tương ứng với 17,46% so với năm 2011.
Nhưng năm trước do lợi nhuận khác không cao, thậm chí năm 2011 còn âm làm cho
lợi nhuận sau thuế thấp. Năm 2012, tuy doanh thu thuần thấp nhưng các loại chi phí
của doanh nghiệp giảm nên đã làm tăng lợi nhuận sau thuế.
Tóm lại, tuy tình hình kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn trước sự biến động của
nền kinh tế thế giới nhưng lợi nhuận của công ty vẫn tăng đều, cho thấy công ty đang
hoạt động tốt và có hiệu quả.
2.2. Thực trạng công tác tiền lương tại Công ty cổ phần giày Bình Định
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến
hiện đại thì con người là yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong
công việc tạo ra sản phẩm - dịch vụ có giá trị. Bởi thế trong một tổ chức xã hội cũng
như các doanh nghiệp thì tập thể người lao động hay toàn bộ nguồn nhân lực ở tất cả

các cấp vẫn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong công việc thực hiện
mục tiêu của xã hội cũng như của tổ chức và doanh nghiệp. Do đó cần xây dựng một
cơ cấu lao động hợp lý, có cơ sở khoa học, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực cũng
như việc đề ra những kế hoạch tuyển dụng, chiến lược đào tạo vào phát triển nguồn
20
nhân lực là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải có kế
hoạch xây dựng quỹ tiền lương hợp lý từ đó phân phối cho người lao động một cách
khoa học theo nguyên tắc “làm theo năng lực hưởng theo lao động”, vì tiền lương là
khoản thu nhập mà doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động sinh sống, sản xuất
và phát triển mọi mặt về vật chất cũng như tinh thần trong đời sống gia đình, xã hội. Ở
đây chúng ta sẽ hiểu rõ hơn những vấn đề đó thông qua việc đi sâu tìm hiểu về tình
hình lao động và quản lý của Công ty CP Giày Bình Định.
2.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty
Cơ cấu lao động ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng lao động. Cơ
cấu lao động luôn được điều chỉnh để phù hợp với tình hình hiện tại của Công ty, mục
đích cuối cùng là mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Với hoạt động sản xuất kinh
doanh chủ yếu là sản xuất hàng theo hợp đồng nên lượng lao động của Công ty luôn
có sự biến động tùy vào từng thời điểm. Số lượng lao động dựa trên cơ sở kế hoạch
sản xuất kinh doanh, yêu cầu về tiến độ, để đáp ứng được nhu cầu lao động trong
Công ty, đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất.
Dưới đây là bảng cơ cấu lao động của Công ty qua các năm.
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
SL % SL % SL %

%

%
Phân
theo

giới
tính
Lao động nam 331 24,98 338 24,37 355 24,32 7 2,11 17 5,03
Lao động nữ 994 75,02 1049 75,63 1105 75,68 55 5,53 59 5,64
Phân
loại
theo
trình
độ
Đại học, cao
đẳng
74 5,58 74 5,33 79 5,41 0 0 5 6,76
Trung cấp 45 3,40 45 3,24 49 3,36 0 0 4 8,89
Trình độ khác 1206 91,02 1268 91,43 1332 91,23 62 5,14 64 5,05
Phân
loại
theo
chức
năng
Lao động trực
tiếp
1205 90,94 1267 91,35 1333 91,3 62 5,14 66 5,21
Lao động gián
tiếp
120 9,06 120 8,65 127 8,70 0 0 7 5,83
Tổng số lao động 1325 100 1387 100 1460 100 62 4,68 73 5,26
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động của Công ty
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)
Năm 2011 công ty đã cố gắng cũng cố mối quan hệ bền vững với khách hàng
truyền thống, thông qua các hội chợ, triển lãm để tìm kiếm khách hàng mới, vì vậy tuy

tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng số lượng hàng hoá Công ty sản xuất
phục vụ xuất khẩu vẫn tăng lên đáng kể. Trong năm 2011 công ty đã tuyển dụng thêm
62 lao động tăng 4,68%. Tổng số lao động sang năm 2012 lại tăng thêm 73 người tăng
5,26% để đáp ứng hoạt động sản xuất của công ty. Đi sâu tìm hiểu cơ cấu lao động của
Công ty theo các tiêu chí ta thấy.
21
Theo giới tính: Thông qua bảng số liệu nhận ra tỷ trọng giới tính giữa nam và
nữ biến đổi không nhiều qua các năm. Do tính chất và đặc điểm của ngành đòi hỏi cao
về sự khéo léo, độ thẩm mỹ của sản phẩm nên lao động đa số là lao động nữ. Lao động
nữ luôn chiếm trên 75% qua các năm. Lao động nam chủ yếu làm ở bộ phận quản lý,
phụ trợ, các phân xưởng chặt, cơ điện hay vận hành máy móc…
Theo trình độ: Số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và cao
đẳng chiếm tỉ lệ chưa cao, chỉ chiếm hơn 5%. Qua năm 2012 có xu hướng tăng lên tuy
không đáng kể, nhưng chứng tỏ công ty đã chú trọng nhiều hơn về chất lượng nguồn
lao động. Tuy nhiên tỉ trọng này còn quá thấp. Đây là con số đáng báo động trong khi
yêu cầu về chất lượng hàng hóa ngày càng cao và trong bối cảnh cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trong và ngoài nước diễn ra quyết liệt. Lao động phổ thông chiếm tỉ
trọng cao, chiếm hơn 90% lại tăng dần qua các năm nên với lực lượng lao động này
nếu Công ty không chú trọng nâng cao tay nghề, thực hiện đào tạo lại cho lực lượng
lao động thì Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh sắp tới.
Theo chức năng sản xuất: Hoạt động chính là sản xuất hàng hóa nên lao động
của công ty được bố trí chủ yếu ở bộ phận sản xuất trực tiếp, tỷ lệ lao động ở bộ phận
này chiếm trên 90% qua các năm và có xu hướng biến động theo nhu cầu của công
việc. Năm 2011 lao động trực tiếp tăng 5,14% so với năm 2010, qua năm 2012 lao
động ở bộ phận này tiếp tục tăng 5,21%. Đối với bộ phận gián tiếp chủ yếu là bộ phận
văn phòng, quản lý phân xưởng năm 2012 do yêu cầu công việc nên đã tăng 7 người
tăng 5,83%.
Nhận xét về cơ cấu lao động hiện tại của Công ty: cơ cấu lao động hiện tại của
Công ty tương đối hợp lý vì tính chất công việc cũng như đặc điểm ngành nghề nên
phải cần số lao động trực tiếp nhiều và trong đó nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với nam

và trình độ lao động phổ thông chiếm số lượng lớn. Tuy nhiên trong tương lai thì công
ty cần điều chỉnh cơ cấu lao động sao cho phù hợp với sự phát triển của khoa học công
nghệ.
2.2.2. Định mức lao động
Định mức lao động là việc xác định số lượng công việc hay số sản phẩm làm ra
trong một đơn vị thời gian hao phí để hoàn thành một đơn vị công việc hay sản phẩm
Kết cấu định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm bao gồm:
- Mức hao phí lao động của công nhân chính
- Mức hao phí lao động của công nhân phụ trợ và phục vụ
- Mức hao phí lao động của lao động quản lý
Ví dụ như đối với một mặt hàng NOVI 172S0074 – 712S027 cụ thể ta có bảng
định mức lao động theo thời gian như sau:
Bảng 2.4. Định mức thời gian sản xuất sản phẩm NOVI 172S0074 - 712S027
Công đoạn Thời gian CBCV Số lượng
1. Chuẩn bị 1
Cán trắng 1 ca 1/6 650
Chặt sân, nẹp oze, thân: vải đúp xô 402 1 ca 1/6 1200
Cắt viền: calicot cắt cuộn 1 ca 1/6 3800
Chặt lót sân, thân: vải đúp xô 402 1 ca 1/6 2565
Chặt độn tấy 1 ca 1/6 1450
22
Công đoạn Thời gian CBCV Số lượng
Chặt pho gót: Cao su 1,6 li 1 ca 1/6 1975
Chặt mặt tẩy: vải 402 đúp 2,5 li 1 ca 1/6 1975
Cắt thành đế: Vải xô cắt cuộn 1 ca 1/6 4320
Chặt tẩy gò: Giấy hồng 1 ca 1/6 1975
KCS, Phục vụ 15,7% 1 ca 1/6
2. Chuẩn bị 2 (Đế)
Cán, ra bín 1 ca 1/6 500
Chặt trang trí 1 ca 1/6 1620

Chặt xiệp lót 1 ca 1/6 2000
KCS, phục vụ 16,5% 1 ca 1/6
3. Phân xưởng may
May 1 ca 1/6 9
KCS, Phục vụ 5,5%
4. Phân xưởng gò
Gò 1 ca 1/6 15.5
Dán độn tẩy 1 ca 1/6 450
Hoàn thành 1 ca 1/6 75
KCS, Phục vụ 5,8%
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
2.2.3.Tình hình sử dụng thời gian lao động
Quản lý chặt chẽ thời gian lao động là công việc rất quan trọng nhằm mục đích
theo dõi tình hình chấp hành kỷ luật lao động, năng suất lao động của từng cá nhân
trong công ty. Xác định thời gian lao động chính xác căn cứ vào việc trả lương, thưởng
đúng, đủ cho từng công nhân viên tham gia quá trình sản xuất và còn làm cơ sở cho
việc đánh giá thời gian lao động, sử dụng lao động hợp lý trong quy trình công nghệ
sản xuất sản phẩm, kế hoạch thời gian sử dụng vào sản xuất.
Công ty thực hiện chế độ làm việc mỗi ngày làm 8 giờ.
- Làm việc theo giờ hành chính: Áp dụng cho nhân viên văn phòng, quản lý.
- Làm việc theo giờ hành chính + tăng ca: Áp dụng cho công nhân trực tiếp sản
xuất, bộ phận phục vụ sản xuất, quản lý phân xưởng, giám sát sản xuất.

Giờ làm việc của các bộ phận trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng:
Ca 1: 6
h
-> 14
h
trong đó nghỉ giữa ca từ 11
h

-> 11
h
30’ kể cả thời gian ăn trưa.
Ca 2: 14
h
-> 22
h
nghỉ giữa ca 18
h
30’-> 19
h
kể cả thời gian ăn tối.
Ca 3: 22
h
-> 6
h
nghỉ giữa ca 2
h
30 -> 3
h
.
 Giờ làm việc của bộ phận văn phòng:
Sáng 7
h
-> 11
h
30’.
Chiều 13
h
30’ -> 17

h
.

Giờ làm việc của bộ phận bảo vệ:
Bộ phận bảo vệ làm việc theo ca, mỗi ngày 3 ca theo ca của bộ phận sản xuất.
Để có thể đánh giá rõ hơn về sử dụng thời gian lao động, ta dựa vào bảng sau:
23
Bảng 2.5. Tình hình sử dụng thời gian lao động
Chỉ tiêu ĐVT
Năm So sánh
2011 2012

%
Số ngày nghỉ lễ chủ nhật Ngày/người 9+52=61 61 - -
Số ngày công theo chế độ Ngày/người 365-61=304 304 - -
Số ngày nghỉ phép Ngày/người 12 12 - -
Số ngày công vắng mặt Ngày/người 6,25 6,75 0,50 8,00
Số lao động bình quân Người 1387 1460 73 5,26
Số ngày làm việc thực tế Ngày/người 297,75 297,25 -0,50 -0,17
Tổng số ngày công Ngày/người 412.979,25 433.985 21.005,75 5,08
(Nguồn: Tổng hợp từ phòng Tổ chức – Hành chính)
Qua bảng ta thấy tình hình sử dụng thời gian lao động trong những năm qua
khá ổn định. Thời gian làm việc thực tế một công nhân năm 2012 bằng 97,78% so với
số ngày làm việc của một công nhân theo chế độ và giảm so với năm 2011 là 0,17%.
Số ngày nghỉ phép thực tế của một công nhân năm 2012 là 6,75 ngày tăng 8% so với
năm 2011. Công ty luôn đảm bảo số ngày nghỉ lễ, chủ nhật hàng năm ngoài ra Công ty
còn có chế độ nghỉ phép cho mỗi người lao động và các quyền lợi khác. Tổng thời
gian lao động tăng là vì tổng số lao động trong năm 2012 tăng 73 người so với năm
2011. Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm người lao động của lãnh đạo Công ty, sự
hoạt động tích cực của công đoàn.

2.2.4. Năng suất lao động.
Bảng 2.6. Năng suất lao động qua các năm (2010 – 2012)
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2011/2010 % 2012/2011 %
Giá trị tổng sản
lượng
1000 đồng 45.453.387 48.755.925 39.564.348 3.302.538 7,27 -9.191.577 -18,85
Số công nhân sản
xuất
Người 1225 1267 1333 42 3,43 66 5,21
Số ngày làm việc
bình quân
Ngày 297,5 297,75 297,25 0,25 0,08 -0,5 -0,17
Số giờ làm việc bình
quân
Giờ 7,26 7,64 6,74 0,38 5,23 -0,9 -11,78
NSLĐ bình quân
năm của một CNSX
1000
đ
/người 37.104,805 38.481,39 29.680,68 1376,585 3,71 -8.800,71 -22,87
24
NSLĐ bình quân
ngày của một CNSX
1000
đ
/người 142,72 129,24 99,85 -13,48 -9,45 -29,39 -22,74
NSLĐ bình quân giờ
của một CNSX
1000
đ

/người 19,65 16,92 14,81 -2,73 -13,89 -2.11 -12,47
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động có thể tạo ra sản
phẩm có ích trong một thời gian nhất định. Năng suất lao động bằng giá trị sản xuất
chia cho thời gian lao động.
Thông qua tìm hiểu trên, ta thấy chỉ tiêu số giờ làm việc bình quân giảm và số
ngày làm việc của người lao động trong năm giảm. Nguyên nhân vì trong năm vừa
qua, Công ty không nhận được nhiều đơn đặt hàng có số lượng lớn, sản lượng sản
phẩm làm ra không tiêu thụ được còn tồn kho nhiều nên không có việc cho công nhân
làm nhiều. Nhìn chung, với năng suất lao động như vậy đã đảm bảo cho hoạt động sản
xuất kinh doanh tại doanh nghiệp được thực hiện liên tục trong những năm qua. Tuy
nhiên, với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay việc cắt giảm giờ làm và cắt giảm
nhân sự đang được cân nhắc, để giảm một phần chi phí cho Công ty.
2.2.5. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương
2.2.5.1. Tổng quỹ lương
Tổng quỹ lương hay còn gọi là quỹ lương của doanh nghiệp là toàn bộ các
khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động làm việc, phục vụ cho quá
trình sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ của doanh nghiệp. Hay nói cách khác
tổng quỹ lương là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp dùng để trả cho các loại lao
động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng.
Phương pháp xác định tổng quỹ lương:
Vào cuối mỗi năm Công ty lập kế hoạch quỹ lương cho năm sau. Xác định
được kế hoạch sản xuất kinh doanh cho một năm là cơ sở xác định tổng quỹ lương
cho năm đó. Việc xác định tổng quỹ lương có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định đơn
giá tiền lương.
Công ty sử dụng phương pháp sau đây để xác định tổng quỹ lương kế hoạch:
Σ
Q
KH
= (

Σ
D
KH
-
Σ
C
KH
) * K
KH
Trong đó: Q
KH
: quỹ lương năm kế hoạch.
D
KH
: doanh thu năm kế hoạch.
C
KH
: chi phí chưa tính lương năm kế hoạch.
K
KH
: tỉ lệ trích kế hoạch.
Vào cuối mỗi tháng của năm kế hoạch dựa trên tình hình sản xuất kinh doanh
thực tế Công ty sử dụng phương pháp tính lương sản phẩm hay còn gọi là phương
pháp tổng quỹ lương thực hiện. Vào cuối năm kế hoạch Công ty tổng hợp tình hình
sản xuất từ các tháng tính ra tổng quỹ lương thực tế của năm thực hiện. Đây là phương
pháp sử dụng để so sánh lương giữa kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch, từ đó có cơ sở cho
kế hoạch lương của năm sau.
Công thức tính quỹ lương thực hiện như sau:
Σ
Q

TH
= (
Σ
D
TH
-
Σ
C
TH
) * K
TH
Trong đó: Q
TH
: quỹ lương năm thực hiện.
D
TH
: doanh thu năm thực hiện.
C
TH
: chi phí chưa tính lương năm thực hiện.
K
TH
: tỉ lệ trích thực hiện.
25

×