Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
tạ thị quỳnh nga
nâng cao chất lợng đào tạo nghề
tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh hng yên
Hà nội, năm 2013
Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
tạ thị quỳnh nga
nâng cao chất lợng đào tạo nghề
tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh hng yên
Chuyờn ngnh: Kinh t lao ng
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. TRN TH THU
Hà nội, năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây
Tác giả luận văn
Tạ Thị Quỳnh Nga
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tăắt Xin đọc làViêt đầy đủ
CĐN Cao đẳng nghề
CMKT Chuyên môn kỹ thuật
CNH-HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa
DN Doanh nghiệp
ĐTN Đào tạo nghề
GDTX Giáo dục thường xuyên
ILO Tổ chức lao động quốc tế
KTXH Kinh tế xã hội
LĐTBXH Lao động thương binh xã hội
LLLĐ Lực lượng lao động
NNL Nguồn nhân lực
TCN Trung cấp nghề
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG
HÌNH
T ÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU
Đào tạo nghề hiện đang là vấn đề mà xã hội hết sức quan tâm trong thời gian
gần đây. Hiện nay quy mô ĐTN ở Việt Nam nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng
đã được mở rộng rất nhiều. Tuy nhiên song song với số lượng thì chất lượng đào tạo
nghề vẫn chưa thực sự được chú trọng đúng mức. Xuất phát từ thực tế trên và điều
kiện nghiên cứu của bản thân, tác giả chọn đề tài “Nâng cao chất lượng ĐTN tại các
cơ sở dạy nghề của tỉnh Hưng Yên” làm luận văn thạc sỹ cho mình. Với mục tiêu hệ
thống hóa một số lý luận cơ bản về ĐTN, chất lượng ĐTN. Tập trung phân tích và
đưa ra những đánh giá về thực trạng chất lượng ĐTN tại các cơ sở dạy nghề của
tỉnh Hưng Yên. Phân tích những tồn tại và nguyên nhân. Từ đó đề xuất một số các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐTN tại các cơ sở này.
Kết cấu luận văn: Ngoài mục lục, lời mở đầu, danh mục chữ viết tắt, danh
mục bảng biểu, kết luận và các tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương
như sau:
Chương 1 trình bày các vấn đề mang tính lý thuyết về chất lượng ĐTN tại
các cơ sở dạy nghề như sau:
Khái niệm nghề: nghề là tập hợp những công việc tương tự về mặt nội dung,
và có liên quan với nhau ở một mức độ nhất định với những đặc tính vốn có, đòi hỏi
người lao động có những hiểu biết đồng bộ về chuyên môn nghiệp vụ, có những kỹ
năng kỹ xảo và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện.
Khái niệm đào tạo nghề: quá trình phát triển có hệ thống những kiến thức và kỹ
năng mà mỗi cá nhân có để thực hiện một nghề hoặc một nhiệm vụ cụ thể nào đó.
Khái niệm chất lượng đào tạo nghề: chất lượng đào tạo nghề là đạt được mục
tiêu đào tạo và đáp ứng yêu cầu của khách hàng (chủ yếu là doanh nghiệp, người sử
dụng lao động).
Tiêu chí đo lường chất lượng ĐTN là: Kết quả học tập của người học; Sự
phù hợp công việc và ngành học; Có phẩm chất, thái độ lao động tốt.
Để đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân, học viên cũng tìm hiểu các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ĐTN: Các yếu tố vĩ mô: tăng trưởng kinh tế,
thông tin về thị trường lao động việc làm, chính sách đào tạo nghề, nhận thức của
i
người dân về đào tạo nghề… Các yếu tố vi mô: Yếu tố đầu vào; Yếu tố thuộc quá
trình đào tạo: Nội dung chương trình, giáo trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, phương
pháp dạy học; tổ chức quản lý đào tạo; cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học; tài
chính cho đào tạo
Luận văn cũng giới thiệu một số kinh nghiệm ĐTN của tỉnh Đồng Nai và
Hải Dương, rút ra kinh nghiệm có thể áp dụng ở Hưng Yên để nâng cao chất lượng
đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề.
Chương 2 phân tích thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy
nghề của tỉnh Hưng Yên như sau:
Hưng Yên là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, tiếp giáp với
các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội, là tỉnh có
nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, về con người và các tiềm năng phát triển khác.
Ở Hưng Yên có nhiều khu công nghiệp, khu đô thị đã, đang và sẽ được thành lập,
một mặt, tạo công ăn việc làm cho người dân, mặt khác đặt ra yêu cầu người lao
động cần nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Để có đất phục
vụ cho các dự án đầu tư, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, khiến nhiều
nông dân mất đất, không có việc làm, cần phải được đào tạo. Đòi hỏi hệ thống đào
tạo nghề của tỉnh cần nâng cao cả về số và chất lượng để đáp ứng yêu cầu đó.
Kết quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh như sau:
Hệ thống dạy nghề được triển khai rộng rãi trong tỉnh với các loại hình đào tạo cơ
bản như sau: Trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, các trung tâm dạy nghề.
Về quy mô dạy nghề: Từ năm 2009-2012 đã dạy nghề cho 179.538 người.
Về số lượng và loại hình đào tạo: Đến năm 2012 có 40 cơ sở dạy nghề, tăng
6cơ sở so với năm 2009 (01 đại học nghề, 04 cao đẳng nghề, 08 trung cấp nghề, 28
trung tâm dạy nghề), thực hiện XHH trong lĩnh vực dạy nghề.
Về ngành nghề đào tạo: Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước được điều
chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã mở thêm
nhiều nghề đào tạo mới, tuy nhiên đào tạo chủ yếu các nghề thuộc nhóm kỹ thuật
công nghiệp, máy tính các nghề thuộc nhóm kỹ thuật nông nghiệp không được
chú trọng và có ít học sinh theo học
Các yếu tố vi mô đến chất lượng ĐTN tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh
Hải Dương:
ii
* Yếu tố đầu vào:
Hình thức tuyển sinh đầu vào tại các trường được thực hiện đúng theo quy định
của Bộ: xét tuyển đối với các trường TCN, trung tâm dạy nghề, thi tuyển hoặc xét tuyển
với các trường cao đẳng nghề.
Tại một số cơ sở dạy nghề trong tỉnh, năng lực đào tạo thiết kế lớn hơn nhiều
so với số học sinh tuyển vào và đang theo học. Điều này đặt ra yêu cầu cần làm gì
để thu hút học viên tham gia đào tạo.
* Yếu tố thuộc quá trình đào tạo:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Hầu hết các cơ sở dạy nghề trong tỉnh chưa đạt yêu cầu về diện tích mặt bằng
theo tiêu chuẩn quy định (mới có 6 cơ sở đạt tiêu chuẩn). Nguyên nhân do trong
giai đoạn 2009-2012, nhiều trung tâm dạy nghề được nâng cấp lên thành trung cấp
nghề, trung cấp nghề được nâng cấp thành cao đẳng nghề, đòi hỏi tiêu chuẩn cao
hơn. Không chỉ chưa đáp ứng được yêu cầu về diện tích mặt bằng, nhiều cơ sở còn
chưa có các điều kiện về ký túc xá, thư viện, phòng đọc cho giáo viên và học sinh
(05/40 trường đáp ứng đủ các điều kiện trên). Số cơ sở dạy nghề còn thiếu và rất
thiếu trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề lên tới 10 cơ sở (20%) (09 cơ sở công lập
và 01 cơ sở ngoài công lập). Điều này gây khó khăn cho cả cơ sở đào tạo và người
học khi không bố trí đủ thời gian thực hành cho học viên, học viên ít được thao tác
trên máy dẫn đến không nắm chắc lý thuyết cũng như vững tay nghề thực hành.
Đội ngũ giáo viên:
Đến năm 2012 toàn tỉnh có 809 giáo viên dạy nghề ở các cấp trình độ. Mặc
dù số lượng giáo viên tăng 192 người (50,65%) nhưng nhìn chung chưa đáp ứng đủ
nhu cầu (theo quy đinh 15 học viên/1 giáo viên). Chất lượng giáo viên dạy nghề có
sự cải thiện đáng kể (73,14% giáo viên có trình độ đại học trở lên), tuy nhiên vẫn
còn hơn 20% giáo viên có trình độ cao đẳng và trình độ khác. Trình độ ngoại ngữ,
tin học của giáo viên dạy nghề tăng lên, nhưng chủ yếu là tăng từ trình độ A sang B.
Nội dung chương trình đào tạo:
Số lượng chương trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp nghề đã được phê
duyệt: khoảng 50 nghề theo hướng dẫn tại Thông tư: 31/2010/TT-BLĐTBXH.
Trong đó 15 nghề nông nghiệp và 35 nghề phi nông nghiệp. Tuy nhiên, không có
kinh phí sử dụng cho hoạt động phát triển chương trình, giáo trình học liệu dạy
iii
nghề nên việc triển khai thực hiện hoạt động này chủ yếu do các cơ sở dạy nghề tự
xây dựng, biên soạn theo hướng dẫn tại Thông tư: 31/2010/TT-BLĐTBXH. Bên
cạnh đó, sự không thống nhất về chương trình đào tạo trong cùng một nghề/nhóm
nghề giữa các cơ sở đào tạo dẫn đến mức độ kiến thức nghề nghiệp trong cùng một
nghề của học viên trong các cơ sở khác nhau. Các cơ sở xây dựng chương trình đào
tạo dựa trên những gì mà họ đã có nên chưa coi trọng đúng mức việc tham khảo ý
kiến doanh nghiệp khi soạn thảo chương trình đào tạo Đây chính là nguyên nhân
dẫn đến tình trạng chất lượng học viên khi tốt nghiệp chưa phù hợp với yêu cầu
thực tế của doanh nghiệp.
Tài chính cho đào tạo:
Ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương vẫn là nguồn tài chính chủ yếu
chi cho ĐTN công lập. Nguồn tài chính lớn thứ hai đối với các cơ sở công lập là
học phí, nhưng học phí thu theo mức trần (theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 15
tháng 5 năm 2010). Đây là một khó khăn trong quá trình đào tạo vì ngân sách nhà
nước cấp rất hạn chế và ở mức thấp so với khu vực và quốc tế. Các trường ngoài
công lập thường tự chủ về tài chính, nguồn thu lớn nhất là học phí, theo sự thỏa
thuận giữa cơ sở đào tạo và người học. Tuy nhiên, thực tế, mức thu cũng không lớn
hơn nhiều so với trần quy định. Tổng nguồn thu ở các trường đều có xu hướng tăng
lên, ngân sách nhà nước và địa phương cấp cho đào tạo nghề cũng tăng lên về mặt
tuyệt đối nhưng đi kèm với nó là quy mô đào tạo mở rộng cộng thêm tỷ lệ lạm phát
cao thì khả năng tài chính của các cơ sở đào tạo vẫn chưa đủ đảm bảo các điều kiện
tốt cho đào tạo nghề. Nếu xét theo con số tương đối thì tỷ lệ ngân sách nhà nước
cấp cho đào tạo nghề thậm chí còn có xu hướng giảm xuống.
Chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh Hưng Yên:
Kết quả học tập của người học: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đào tạo nghề tại Hưng
Yên ở các hệ năm 2012 ở mức khá cao: hệ sơ cấp và phổ cập nghề: số học sinh đạt tốt
nghiệp là 100%, trung cấp nghề và cao đẳng nghề đều trên 95%. Tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp ở cấp trình độ cao đẳng nghề là 42,8%, 54,6% ở cấp trình độ trung cấp nghề và
82,4% ở cấp trình độ sơ cấp nghề và đào tạo ngắn hạn. Kết quả điều tra khảo sát người
lao động do học viên thực hiện cũng đem đến kết quả không quá khác biệt so với xu
hướng chung (106/108 người ra trường với tấm bằng loại khá, giỏi). Do việc đánh giá
kết quả học tập đối với học sinh nghề của tỉnh Hưng Yên vẫn chủ yếu thực hiện
iv
theo cách truyền thống. Vì vậy, chất lượng đào tạo nghề không chỉ dựa vào kết quả
học tập của học sinh, sinh viên mà còn dựa vào năng lực làm việc của học sinh sau
khi ra trường.
Mức độ phù hợp giữa công việc và ngành học:
Ngành nghề được đào tạo: Theo khảo sát, tỷ lệ học sinh tham gia học các nghề
thuộc nhóm nghề kỹ thuật công nghiệp đạt tỷ lệ cao nhất (66,67% tức 72/108 người
học nghề thuộc nhóm ngành kỹ thuật công nghiệp), thấp nhất là nhóm ngành kỹ thuật
nông nghiệp (10%). Đây là hạn chế trong công tác đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề
của tỉnh chưa thực hiện tốt công tác định hướng nghề cho người lao động.
Lý do chọn ngành học: Số người xác định từ đầu, học nghề xuất phát từ sự
yêu thích sau này sẽ làm công việc ấy rất ít. Chỉ có 17/108 người (chiếm gần 16%)
trả lời là thích công việc này nên chọn lựa từ đầu. Trong khi đó, có tới 81/108 người
– chiếm 75% cho rằng họ chọn nghề đó để học là vì họ kỳ vọng tương lai tốt đẹp
sau khi ra trường, còn lại cho rằng do hoàn cảnh gia đình và do không có sự lựa
chọn nào khác. Một ngành học được lựa chọn không xuất phát từ sự yêu thích mà
do hoàn cảnh khách quan tác động rất lớn đến kết quả học tập nói riêng và chất
lượng đào tạo nghề nói chung.
Lý do chọn công việc hiện tại: trong 108 người được hỏi lý do làm công việc
hiện tại thì có gần 41% trả lời là do không tìm được việc làm phù hợp. Một lý do
tương tự như vậy cũng chiếm được nhiều người chọn là do doanh nghiệp thiếu
người nên tuyển cả người không đúng chuyên ngành (gần 42% - 45/108 người) còn
lại là do bị điều chuyển trong công việc. Với tỷ lệ cao về lý do chọn công việc hiện
tại do không tìm được việc phù hợp, nên khi được hỏi về mức độ phù hợp với công
việc hiện tại, có 31 người (28,7%) cho rằng rất phù hợp với công việc hiện tại, còn
lại 61 người và 16 người (tương đương 56% và 16%) cho rằng phù hợp và không
phù hợp với công việc hiện tại. Khi được hỏi quan điểm về công việc hiện tại, kết
quả là có 57/108 cho biết họ không hề gặp khó khăn khi thực hiện công việc,
14/108 người (chiếm gần 13%) cho rằng họ cần phải được đào tạo lại. Tuy vậy, gần
một nửa số người được hỏi (bảng 2.23) cho biết họ muốn kiếm một việc khác phù
hợp hơn (khoảng 49%). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đa số người lao
động không kiếm được việc làm sau đào tạo, họ thường phải làm trái ngành nghề do
phải kiếm tiền đáp ứng nhu cầu cuộc sống sinh ra tâm lý chán nản vì bản thân
v
không thực sự yêu thích công việc. Việc này sẽ dẫn đến hậu quả là người lao động
« nhảy » việc thường xuyên, gây lãng phí, tốn kém trong quá trình tuyển dụng, đào
tạo của doanh nghiệp. Đây cũng là một hạn chế nữa của chất lượng đào tạo nghề
của Tỉnh.
Việc làm sau tốt nghiệp: Theo điều tra, có 38 người trong số 108 người phản
hồi cho biết họ kiếm được việc làm sau đào tạo (khoảng 35,19%). Kết quả này cũng
phù hợp với xu hướng chung của tỉnh, năm 2010, toàn tỉnh giới thiệu được cho
9517 học sinh có việc làm sau đào tạo, đến năm 2012 con số này là 8153 người,
chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với số người được đào tạo (khoảng gần 20%, số người
được đào tạo năm 2012 là hơn 40 ngàn người). Từ kết quả này có thể hiểu rằng hiệu
quả công tác giới thiệu việc làm sau đào tạo của Tỉnh chưa tốt, vì theo kết quả điều
tra người học, chỉ có khoảng trên 35% số người được hỏi cho biết họ kiếm được
việc làm sau đào tạo. Nguyên nhân tỷ lệ kiếm được việc làm thấp một phần do quy
mô đào tạo nghề được mở rộng hơn nhiều do đó số ra trường cũng tăng lên đáng kể
trong khi nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp không phải là tăng vượt trội vì
vậy có một tỷ lệ lớn người học sau khi ra trường khó kiếm được việc làm ngay,
hoặc phải làm những công việc không đúng với ngành học trước khi tìm được một
việc làm phù hợp.
Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc : Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
đánh giá chất lượng của lao động đã qua đào tạo đạt mức trung bình, yếu là nhiều.
Đặc biệt, kỹ là về kỹ năng thực hành thuần thục, có tới 57% lao động bị đánh giá là
có kỹ năng thực hành không tốt. Mức độ tập trung vào công việc và tinh thần trách
nhiệm đối với công việc của người lao động là 2 chỉ tiêu được đánh giá cao nhất,
với 35% và 30% được đánh giá tốt. Hầu hết các học sinh nghề có phẩm chất thái độ
lao động tốt, có trách nhiệm với công việc được giao. Mức độ nhạy bén và kiến thức
chuyên môn là 2 chỉ tiêu bị đánh giá kém nhất. 3% lao động được đánh giá có mức độ
nhạy bén cao, và 9% được đánh giá là kiến thức chuyên môn vững. Do vậy, khi đánh
giá về mức độ hài lòng với người lao động, các doanh nghiệp không quá hài lòng với
những lao động nghề đã qua đào tạo, trong số 13 DN tham gia cuộc điều tra, chỉ có 2
doanh nghiệp hài lòng, còn lại 11 doanh nghiệp không hài lòng hoặc thấy bình thường
khi nhận xét về lao động qua đào tạo nghề của Tỉnh. Đây là một hạn chế nữa của chất
lượng đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề tại Hưng Yên.
vi
Qua việc phân tích thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề
của tỉnh cũng như các yếu tố vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến chất lượng ĐTN, có thể
thấy, hệ thống đào tạo nghề của tỉnh đã đạt được mục tiêu đề ra về quy mô và mạng
lưới đào tạo đến năm 2010 và giai đoạn 2011 – 2015. Quy mô đào tạo nghề không
ngừng tăng lên, nhiều ngành nghề mới được đào tạo với hình thức đào tạo đa dạng.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở đào
tạo nghề còn nhiều yếu kém, mặc dù quy mô đào tạo tăng, nhưng đó là về số lượng,
còn về chiều sâu của đào tạo, tức chất lượng của học sinh sau khi ra trường chưa đạt
yêu cầu. Tỷ lệ học sinh tìm được việc làm còn thấp. Chính vì vậy, khiến nhiều học
sinh phải làm việc trái với ngành nghề mình được đào tạo. Kỹ năng thực hành của
người học chưa được thuần thục, kiến thức của người học chưa gắn với thực tiễn do
vậy người lao động chưa được doanh nghiệp đánh giá cao.
Nguyên nhân chính dẫn tới những hạn chế nêu trên do : nhận thức chưa đúng
về đào tạo nghề ; Cơ chế chính sách liên quan đến đào tạo nghề chưa hoàn thiện,
các chính sách đã ban hành nhưng thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể như chính sách
sử dụng học viên sau đào tạo; chính sách ưu đãi tài chính và đất đai cho việc xây
dựng cơ sở dạy nghề; Các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh chưa nắm được thông tin
chính xác về nhu cầu học nghề, việc làm của tỉnh dẫn đến thiết kế ngành học,
chương trình đào tạo đều dựa vào những gì cơ sở đã có sẵn; Cơ cấu ngành nghề đào
tạo vẫn chủ yếu tập trung ở các nhóm ngành kỹ thuật công nghiệp (điện tử, tin học
văn phòng, cơ khí ), ngành chế tạo, kinh doanh và quản lý, các nhóm ngành kỹ
thuật nông nghiệp chưa được chú trọng đào tạo, rất ít cơ sở đào tạo ngành này ;
Chương trình, giáo trình giảng dạy chưa có sự thống giữa các cơ sở đào tạo nghề
dẫn đến tình trạng chênh lệch về trình độ cũng như kỹ năng của học viên sau quá
trình đào tạo, điều này dẫn đến chất lượng lao động không đồng đều, nhiều cơ sở
đào tạo nghề xây dựng chương trình đào tạo không căn cứ vào thực tiễn sản xuất,
mà xây dựng dựa trên những gì cơ sở sẵn có, nội dung giảng dạy nhiều lý thuyết, do
thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị cho thực hành; Đội ngũ giáo viên dạy nghề
tại một số cơ sở vẫn còn thiếu về số lượng, mặt khác chất lượng của một số giáo
viên dạy nghề còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu (về mặt trình độ tay nghề
cũng như chuyên môn sư phạm) để đào tạo những nghề mới với công nghệ và kỹ
vii
thuật ngày càng hiện đại ; Cơ sở vật chất của nhiều cơ sở dạy nghề còn nghèo nàn,
xuống cấp nhanh, trang thiết bị của một số cơ sở dạy nghề công lập vừa thiếu về số
lượng, vừa lạc hậu về chủng loại ; Kinh phí dành cho hoạt động dạy nghề còn thấp,
cơ chế và chính sách đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề công lập chưa phù
hợp đã hạn chế năng lực đào tạo của cơ sở dạy nghề, mức hỗ trợ đầu tư cho các
trung tâm rất thấp nên gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư xây dựng và mua sắm
trang thiết bị, không theo kịp với mở rộng diện tích, tăng quy mô đào tạo.
Từ đòi hỏi cần lao động được đào tạo phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh, từ định hướng và mục tiêu phát triển đào tạo nghề, các cơ sở đào tạo
nghề cũng như các cơ quan quản lý về dạy nghề cần thực hiện các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo nghề như sau:
Đổi mới nhận thức về đào tạo nghề
- Đối với các bậc phụ huynh và học sinh các cấp, đặc biệt là học sinh THCS
và THPT: Phát tài liệu tuyên truyền đến tận tay các bậc phụ huynh và học sinh;
Tiến hành các cuộc khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi về các vấn đề liên quan đến
lĩnh vực dạy nghề (nhu cầu, nguyện vọng của phụ huynh và học sinh đối với việc
học nghề) ; Tổ chức các chương trình hướng nghiệp ở các trường học
- Đối với chính quyền địa phương và cơ sở sản xuất kinh doanh : Tuyên truyền
nhằm nâng cao nhận thức thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
Giải pháp nâng cao năng lực đào tạo cho các cơ sở dạy nghề và hệ thống
đào tạo nghề
Giải pháp đối với các yếu tố trước đào tạo : Để thu hút các học viên tiềm năng
đến nộp hồ sơ xét tuyển, thi tuyển cần tiếp tục thông tin quảng cáo trên các phương
tiện thông tin đại chúng ; Cử cán bộ chuyên trách đến các trường THCS, THPT,
trung tâm giáo dục thường xuyên để tư vấn hướng dẫn tuyển sinh
Giải pháp đối với các yếu tố trong quá trình đào tạo:
Kiện toàn nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đào tạo nghề : Xây dựng
kế hoạch huy động tài lực vật lực trong xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
nghề ; phát huy nội lực từ cán bộ, giáo viên, học sinh học nghề ; liên kết với doanh
nghiệp để tận dụng trang thiết bị sẵn có của doanh nghiệp.
viii
Tăng cường bổ sung đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng cho đội ngũ giáo
viên : Cần rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ giáo viên tại cơ sở, xây dựng danh
sách những giáo viên cần bồi dưỡng nâng cao trình độ, hay sàng lọc, hay tuyển mới
giáo viên. Đối với giáo viên đã tuyển dụng, bồi dưỡng trình độ cho giáo viên có thể
thực hiện theo 3 hình thức : bồi dưỡng cho chuẩn hóa cho giáo viên chưa đạt chuẩn,
bồi dưỡng thường xuyên cho tất cả giáo viên, bồi dưỡng nâng cao cho một bộ phận
giáo viên. Đối với giáo viên tuyển mới, nên đưa thêm tiêu chuẩn đã có kinh nghiệm
làm việc tại doanh nghiệp trước khi tuyển dụng
Nâng cao tài chính cho đào tạo : Thu hút, kêu gọi vốn từ các tổ chức, cá nhân,
doanh nghiệp bằng cách liên kết trong đào tạo ; tạo nguồn vốn ngắn hạn bằng cách ký
kết với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để đào tạo lao động trong thời gian ngắn.
Đổi mới nội dung chương trình, giáo trình đào tạo, phương pháp dạy học gắn
với thực tế. Xây dựng chương trình đào tạo theo 3 cấp trình độ, kịp thời đổi mới,
cập nhật nội dung đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Thiết kế các
chương trình, khóa học dựa trên năng lực thực hiện của học sinh sinh viên; Rà soát
và tập trung chỉnh sửa, đổi mới các giáo trình đã lạc hậu và xây dựng chương trình
giáo trình mới cho các nhóm ngành nghề đào tạo mũi nhọn; Tiến hành xây dựng
chương trình giáo trình theo phương pháp xây dựng các môdun đào tạo độc lập;
Mời chủ sử dụng lao động tham gia xây dựng chương trình đào tạo nghề.
Các cơ sở đào tạo cần mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp và cơ sở sản
xuất, kinh doanh. Việc liên kết có thể thực hiện ở nội dung cập nhật chương trình
đào tạo; Liên kết trong sử dụng thiết bị, tổ chức thực tập, thực hành; Liên kết trong
kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo ; Liên kết trong chi phí đào tạo
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề thông qua hoạt động của các
cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề
Các biện pháp thực hiện là : rà soát thống kê năng lực đào tạo tại các cơ sở đào
tạo nghề của tỉnh, nắm rõ thực trạng hoạt động, những bức xúc cần tháo gỡ, nhu cầu
của cơ sở đào tạo ; Bổ sung sửa đổi và hoàn thiện các chính sách có liên quan đến
đào tạo nghề ; Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước
về đào tạo nghề ; Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư cho các
cơ sở đào tạo nghề ;
ix
Ngoài ra học viên cũng đề xuất một số khuyến nghị với Sở lao động thương
binh xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh, và với sở giáo dục đào tạo tỉnh Hưng Yên
Như vậy, luận văn đã hệ thống hóa và phát triển những lý luận về chất lượng
đào tạo nghề. Trên cơ sở đó, luận văn đã thu thập thông tin, tìm hiểu và phân tích
thực trạng về chất lượng đào tạo nghề, chỉ ra những mặt còn tồn tại trong công tác
này, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở
dạy nghề của tỉnh Hưng Yên. Bên cạnh những đóng góp kể trên, luận văn còn tồn
tại một số hạn chế như: do hạn chế về thời gian, tài chính, nên việc điều tra chỉ
dừng lại ở nghiên cứu nhu cầu của doanh nghiệp – đối tượng sử dụng sản phẩm đầu
ra của đào tạo nghề ; điều tra lượng mẫu khoảng 100 người nên chưa mang tính đại
diện cao. Ngoài ra, với 13 doanh nghiệp phản hồi cũng không đủ đại diện cho toàn
bộ doanh nghiệp tại Hưng Yên có sử dụng lao động được đào tạo nghề tại các cơ sở
ở Tỉnh.
x
Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
tạ thị quỳnh nga
nâng cao chất lợng đào tạo nghề
tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh hng yên
Chuyờn ngnh: Kinh t lao ng
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. TRN TH THU
Hà nội, năm 2013
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với sự biến đổi không ngừng của khoa học kỹ thuật, sự ra đời ngày càng nhiều
máy móc và công nghệ hiện đại được ứng dụng trong sản xuất đòi hỏi người lao
động ngày càng phải có năng lực, phải được đào tạo ở các cấp trình độ lành nghề
nhất định. Kinh nghiệm của các nước phát triển chỉ rõcho thấy: nNguồn nhân lực
được đào tạo có chất lượng sẽ là sức mạnh tổng hợp tăng cường và năng lực cạnh
tranh của quốc gia trong tiến trình hội nhập.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2011 cho thấy, tỷ trọng lao động đã
qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp. Trong tổng số hơn 50,35 triệu người từ 15 tuổi
trở lên đang làm việc của cả nước, chỉ có gần 7,8 triệu người đã qua đào tạo, chiếm
15,4%, như vậy còn 85,6% lao động chưa qua đào tạo. Con số này đặt ra yêu cầu
cần nâng cao chất lượng nguồn lao động phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH và hội
nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Để đạt mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước đã và đang
có rất nhiều chủ trương chính sách. Xuất phát từ chủ trương chính sách đó, Đảng ủy
– Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã và đang dành sự quan tâm đặc biệt công tác
đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh.
Hưng Yên là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng đang trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế đến năm 2020, phấn đấu trở thành tỉnh có tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ là
chủ yếu (nông nghiệp giảm còn 10,5% - 11,2%), xây dựng thành phố Hưng Yên trở
thành đô thị loại II., Ttrong những năm qua, tỉnh đã triển khai nhiều dự án phát triển
kinh tế xã hội: chỉnh trang đô thị, mở rộng hạ tầng giao thông, xây dựng khu dân
cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điều đó giúp Hưng Yên đạt được những
thành công nhất định trong việc thu hút các nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài.
Với lợi thế ngày càng thu hút nhiều dự án đầu tư, cùng với đó là yêu cầu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực cầnàn đòi hỏi nguồnngày càng cao nhân lực
có trình độ cao. Trong khi đó, lực lượng lao động Hưng Yên dồi dào nhưng phần
lớn là lao động phổ thông, trình độ học vấn chủ yếu là tốt nghiệp THCS trở lên.
Trong nhóm lao động đã qua đào tạo chủ yếu vẫn là CNKT không có bằng, chứng
1
chỉ (39,3%). Tỷ lệ lao động được đào tạo dài hạn, có trình độ trung cấp cao đẳng,
đại học của lực lượng lao động còn thấp khoảng 10% thấp hơn trung bình chung
của vùng Đồng bằng sông Hồng và thấp hơn rất nhiều tỉnh khác trong khu vực. Mặt
khác, quá trình để triển khai nhiều dự án phát triển kinh tế xã hội như vậy đòi hỏi
rất nhiềuđã làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, chuyển đổi mục đích sử
dụng. Thời gian qua, tỉnh Hưng Yên có trên 4000 ha đất canh tác bị thu hồi cho các
dự án công nghiệp, đã tác động tới đời sống của hơn 35 nghìn hộ dân. Mất đất đồng
nghĩa với việc người nông dân không có việc làm, trong khi họ chỉ quen với công
việc nhà nông, chưa có kỹ năng cần thiết để làm trong các công ty, doanh nghiệp.
Trước thực tế trên, Hưng Yên xác định được
nhiệm vụ trước mắt là phải
nâng cao chất lượng NNL mà trước hết đó là trang bị kiến thức, kỹ năng cho
người lao động. Để thực hiện được điều đó, công tác đào tạo nghề của tỉnh đã
được quan tâm đúng mức
, tuy nhiên
nhưng
vẫn còn nhiều bất cập: Qui mô, chất
lượng và cơ cấu đào tạo nghề chưa phù hợp với yêu cầu của
phát triển
nền
kinh
tế trong tỉnh, vùng và cả nước, nhất là trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và
hội nhập hiện tại cũng như tương lai. Một trong những nguyên nhân là hệ thống
các cơ sở dạy nghề hiện tại còn hạn chế; các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo
nghề còn yếu (nội dung, chương trình, giáo viên, phương pháp dạy và học, cơ sở
vật chất, nhất là trang thiết bị dạy nghề còn lạc hậu )
Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đào tạo
nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hưng Yên” làm luận văn thạc sĩ nhằm góp
phần làm rõ hơn về mặt lý thuyết và đáp ứng yêu cầu thực tế về đổi mới, nâng cao
chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề trong tỉnh.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đào tạo nghề là vấn đề có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn
nhân lực của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cho đến nay, đã có nhiều công
trình nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều hình thức khác nhau, những công trình
này khá phong phú và có tính hệ thống. Có thể kể đến một số công trình như:
- Báo cáo dạy nghề Việt Nam năm 2011 của Tồng cục dạy nghề - bộ Lao động
Thương binh xã hội. Đây là báo cáo đầu tiên về đào tạo nghề ở Việt Nam, nó cung
2
cấp các số liệu thực tế về tình hình đào tạo nghề hiện nay của quốc gia. Qua phân
tích, báo cáo đã chỉ ra một số đặc điểm chính về thực trạng đào tạo nghề của nước ta:
+ Cơ chế, chính sách về dạy nghề tương đối đồng bộ, thống nhất, nhưng chưa
đủ mạnh để nâng cao chất lượng dạy nghề.
+ Mạng lưới cơ sở dạy nghề rộng khắp, đa dạng nhưng chưa đồng đều giữa
các loại hình, và vùng miền.
+ Đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề phát triển nhanh, chất lượng có cải thiện
nhưng kỹ năng quản lý còn hạn chế.
+ Đội ngũ giáo viên dạy nghề phát triển nhanh, chất lượng có cải thiện nhưng
chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo.
+ Quy mô tuyển sinh học nghề tăng, nhóm nghề đa dạng, nhưng tỷ lệ phân
luồng vào học nghề vẫn rất thấp.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đã được tăng cường, nhưng còn nhiều
bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học nghề.
- Luận văn thạc sỹ: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam của
tác giả Bùi Đức Tùng – Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm
2010 đã đưa ra cái nhìn tổng quan và đầy đủ về quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy
nghề ở Việt Nam hiện nay, những việc đã làm được, đặc biệt những thiếu sót trong
quản lý Nhà nước về dạy nghề.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về đào tạo nghề cấp quốc gia, ở mỗi
địa phương cũng có một số rất nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo nghề như luận
văn thạc sỹ “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hải
Dương” của tác giả Nghiêm Thị Ngọc Bích – Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm
2011. Trong luận văn này, tác giả đã đưa ra cái nhìn khá toàn diện về mặt lý luận và
thực tiễn về chất lượng đào tạo nghề, đánh giá khái quát chất lượng công tác đào tạo
nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hải Dương, từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh.
Đối với Hưng Yên cũng vậy, có thể kể đến một số nghiên cứu về đào tạo
nghề, về hệ thống dạy nghề của tỉnh Hưng Yên như:
- Năm 2005, Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh đã cùng với viện Khoa
3
học – Lao động xã hội tiến hành rà soát, đánh giá tất cả các cơ sở dạy nghề trên địa
bàn tỉnh để xây dựng đề án Quy hoạch phát triển hệ thống dạy nghề giai đoạn 2006
– 2015, định hướng đến năm 2020. Đề án đã đánh giá thực trạng năng lực dạy nghề,
mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 1998-2005; Dự báo nhu cầu lao động và khả
năng giải quyết việc làm thời kỳ 2007-2015 và đến năm 2020; Xây dựng phương án
qui hoạch phát triển hệ thống dạy nghề tỉnh Hưng yên thời kỳ 2007-2020; Tổ chức
thực hiện và một số khuyến nghị với Trung ương và với tỉnh. Nhưng đề án chưa
tiến hành điều tra khảo sát người học và người sử dụng lao động về chất lượng đào
tạo nghề, việc làm người học nghề sau khi tốt nghiệp.
- Một số bài báo của tác giả Minh Huệ - báo Hưng Yên: “Học nghề - con
đường ngắn cơ hội nhiều”; “Hưng Yên: Giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy nghề
cho lao động khu vực nông thôn”… Qua những bài báo này, tác giả đã chỉ ra được
những cơ hội của học viên tham gia học nghề, những mâu thuẫn giữa tình trạng
thiếu vắng học sinh ở các cơ sở dạy nghề và tình trạng “khát thợ” ở các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tác giả đi vào đánh giá các giải pháp mở các
lớp dạy nghề ngắn hạn, đào tạo di động cho lao động nông thôn…
- Hằng năm, phòng Dạy nghề của tỉnh đều có những báo cáo về hệ thống dạy
nghề của tỉnh: số trường dạy nghề, đội ngũ giáo viên, trang thiết bị, cơ sở vật chất…
Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay, chưa có một nghiên cứu
chuyên sâu nào về chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh. Do
vậy, đề tài “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hưng
Yên” nhằm khắc phục khoảng trống đã nêulà một đề tài mới. Trong quá trình thực
hiện đề tài, học viên có tham khảo, kế thừa và chọn lọc thành tựu của những nghiên
cứu đã có, đặc biệt là luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ
sở dạy nghề của tỉnh Hải Dương” của tác giả Nghiêm Thị Ngọc Bích. Học viên đã
tham khảo nghiên cứu của tác giả về một số cơ sở lý luận liên quan đến đào tạo
nghề và chất lượng đào tạo nghề. Bên cạnh đó, học viên cũng tiến hành khảo sát
những vấn đề mới nảy sinh trong công tác đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của
tỉnh, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở
dạy nghề của tỉnh trong thời gian tới.
4
3. Mục tiêu nghiên cứu:
* Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở
dạy nghề của tỉnh Hưng Yên, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết những
vấn đề phát sinh trong tạo việc làm tại địa phương.
* Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về đào tạo nghề như: khái niệm đào tạo
nghề, chất lượng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, các chỉ tiêu đánh
giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề của
Hưng Yên trong thời gian qua.
- Phân tích những thành tựu và hạn chế trong chất lượng đào tạo nghề tại các
cơ sở dạy nghề của tỉnh Hưng Yên
- Tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở
dạy nghề của tỉnh Hưng Yên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề
* Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh
Hưng Yên.
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng trong thời gian gần đây (2009 – 2012)
5. Phương pháp nghiên cứu:
* Cách thực hiện: Đề tài sẽ vận dụng những vấn đề lý thuyết liên quan đến
đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề, trên cơ sở kết hợp với điều tra thực tế bằng
cách phát phiếu điều tra để thông qua sự đánh giá của các đối tượng được điều tra sẽ
đưa ra những nhận xét về chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề trên địa
bàn tỉnh cả mặt tích cực và mặt hạn chế, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
Cuối cùng kết hợp với những định hướng chiến lược và những quan điểm của địa
5
phương trong công tác đào tạo nghề đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
* Các nguồn thông tin:
- Thông tin thứ cấp
Tài liệu bên ngoài:
+ Nội dung lý luận cơ bản về đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề như:
khái niệm đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề, các tiêu chí đánh giá chất lượng
đào tạo nghề, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề… trong các cuốn
sách, giáo trình, tài liệu học tập liên quan đến đào tạo nghề; .
+ Quy định của pháp luật về nghề, đào tạo nghề trong các văn bản
pháp luật.
Tài liệu nội bộ:
+ Thông tin về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên;
+ Thông tin về tình hình lao động - việc làm của tỉnh Hưng Yên (Quy mô lao
động có việc làm theo ngành kinh tế, thành thị - nông thôn, tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo…).
+; Thông tin về đào tạo nghề của tỉnh Hưng Yên (hệ thống đào tạo nghề, kết
quả đào tạo nghề trong những năm qua…)
- Thông tin sơ cấp:
+ Thông tin thu thập được thông qua phát phiếu điều tra đến các đối tượng lao
động là những người lao động đã tham gia học tập tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh,
những đánh giá và mong muốn của họ, và các doanh nghiệp có tuyển lao động đã
qua đào tạo trong tỉnh.
Cuộc khảo sát được thực hiện vào đầu tháng 9-2013 tại tỉnh Hưng Yên.
Những người được hỏi được lựa chọn trong số những người được đào tạo tại các cơ
sở đào tạo nghề của Tỉnh, chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố Hưng Yên, Khu
công nghiệp Phố Nối A, và khu công nghiệp Phố Nối B, chủ yếu là những người
đang ở độ tuổi lao động. Số phiếu phát ra là 120 phiếu, số phiếu thu về là 111 phiếu,
số phiếu không hợp lệ là 3 phiếu, còn lại 108 phiếu có thể sử dụng được, đạt tỷ lệ
phản hồi là 90%. Quy trình thực hiện việc điều tra như sau:
6
Người thực hiện đề tài gửi email có đính kèm phiếu điều tra doanh nghiệp cho
người 13 doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh, chủ yếu nằm ở khu công nghiệp Phố nối A
và B (danh sách các doanh nghiệp và sự phân bổ số phiếu được đính kèm ở phụ lục
4). Các doanh nghiệp này thuộc các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau, và
được lựa chọn dựa trên những tiêu chí như có quy mô trên 10 lao động, có sử dụng
lao động được đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề của Tỉnh (dựa trên thông tin từ sở
lao động thương binh và xã hội của Tỉnh). Sau đó, nhờ đại diện của chính doanh
nghiệp này (trưởng/ phó phòng tổ chức của doanh nghiệp) gửi những phiếu điều tra
cá nhân đến tay những người lao động. Những người được hỏi cũng được doanh
nghiệp cho biết là có được đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề của Tỉnh, và hiện còn
đang làm việc tại doanh nghiệp (dựa trên thông tin lưu trữ lại phòng quản trị nhân lực
của doanh nghiệp). Cả 13 doanh nghiệp đều có phản hồi trở lại, đạt tỷ lệ phản hồi
100%. Cuộc khảo sát được thực hiện vào khoảng cuối tháng 9-2013 tại tỉnh Hưng
Yên. Những người được hỏi được lựa chọn trong số những người được đào tạo tại
các cơ sở đào tạo nghề của Tỉnh, chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố Hưng Yên,
Khu công nghiệp Phố Nối A, và khu công nghiệp Phố Nối B. Quy trình thực hiện
việc điều tra như sau:
Người thực hiện đề tài gửi email có đính kèm phiếu điều tra doanh nghiệp cho
cả người lao động và người sử dụng lao động cho 13 doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh,
chủ yếu nằm ở khu công nghiệp Phố nối A và B. Các doanh nghiệp này được lựa
chọn dựa trên những tiêu chí như có quy mô trên 10 lao động, có sử dụng lao động
được đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề của Tỉnh (dựa trên thông tin từ sở lao động
thương binh và xã hội của Tỉnh). Sau đó, sẽ nhờ đại diện của chính doanh nghiệp
này gửi những phiếu điều tra cá nhân đến tay những người lao động. Những người
được hỏi cũng được doanh nghiệp cho biết là có được đào tạo tại các cơ sở đào tạo
nghề của Tỉnh, và hiện còn đang làm việc tại doanh nghiệp (dựa trên thông tin lưu trữ
lại phòng quản trị nhân lực của doanh nghiệp). Số phiếu phân bổ cho 13 doanh
nghiệp đó cụ thể như sau:
STT Tên DN Số phiếu
1 Công ty TNHH Hà Việt – CN 5
7
2 Nhà máy vật liệu hàn kim tín, Hưng Yên 15
3 Công ty TNHH DV thép không gỉ arcelormital Việt
Nam
10
4 Công ty cổ phần Đông Giang 5
5 Công ty Liên doanh Đức Việt 10
6 Công ty TNHH An Chi 5
7 Công ty cổ phần Huyn dai Aluminum 10
8 Công ty Sufat Việt Nam 10
9 Công ty TNHH Kido Hà Nội 10
10 Công ty liên doanh Kyung Việt 10
11 Công ty TNHH Minh Hiếu 5
12 Công ty TNHH Global sourcenet 10
13 Công ty TNHH Thép Việt Ý 15
Tổng số
120
+ Xử lý thông tin thu thập được bằng phương pháp thống kê toán học, sử
dụng file excel để tính, và xem xét đánh giá kết quả nghiên cứu về mặt định lượng
thông qua tính toán các tỷ lệ % tương ứng.
6. Đóng góp của luận văn:
* Về lý luận:
Trình bày một cách hệ thống lý luận về ĐTN
Phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo nghề.
Tổng hợp kinh nghiệm đào tạo tỉnh Hải Dương và Đồng Nai, đưa ra bài học
kinh nghiệm cho tỉnh Hưng Yên
* Về thực tiễn:
Phân tích và chỉ rõ thực trạng quy mô, cơ cấu và chất lượng ĐTN tại các cơ sở
dạy nghề của tỉnh Hưng Yên, qua đó việc cải thiện, nâng cao chất lượng ĐTN là hết
sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội (KTXH) của tỉnh và cải thiện
chất lượng NNL của địa phương.
Đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn cho việc nâng cao chất lượng
ĐTN tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn:
Tên luận văn: “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của
tỉnh Hưng Yên”.
8