Tải bản đầy đủ (.doc) (157 trang)

Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao chất lượng nguồn lực cho hoạt động giám sát tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.99 KB, 157 trang )

Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN


Vũ THU HIềN
NÂNG CAO CHấT LƯợNG NGUồN LựC CHO HOạT ĐộNG
GIáM SáT TíN DụNG XUấT NHậP KHẩU TạI NGÂN HàNG
THƯƠNG MạI Cổ PHầN XĂNG DầU PETROLIMEX
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc
Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYễN THƯờNG LạNG
Hà nội - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Vũ Thu Hiền
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
Vũ Thu Hiền
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIÊT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN LỰC
CHO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN LỰC
CHO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
c, Tinh thần, thái độ của nhân sự giám sát tín dụng XNK
d, Kinh nghiệm và thâm niên làm việc


e, Sức khoẻ nguồn nhân lực giám sát tín dụng XNK
2.2.1.3 Tinh thần, thái độ của nhân sự giám sát tín dụng XNK tại PGBank
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIÊT
STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ bằng tiếng Việt
1 CP Cổ phần
2 CV Chuyên viên
3 DN Doanh nghiệp
4 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
5 DNTN Doanh nghiệp tư nhân
6 GSTD Giám sát tín dụng
7 GSTD Giám sát tín dụng
8 NHNN Ngân hàng nhà nước
9 NHTM Ngân hàng thương mại
10 NK Nhập khẩu
11 PGBank Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
12 QLRR Quản lý rủi ro
13 QLTD Quản lý tín dụng
14 TC-NH Tài chính – Ngân hàng
15 TCTD Tổ chức tín dụng
16 TMCP Thương mại cổ phần
17 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
18 TSĐB Tài sản đảm bảo
19 XK Xuất khẩu
20 XNK Xuất nhập khẩu
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ bằng tiếng Việt
1 CIC The Credit Information Centre - Trung tâm thông tin tín dụng
2 IBS Sales League Table của International Banking
3 IDS Intrusion Detection System: Hệ thống phát hiện xâm nhập
4 IPS Intrusion Prevention System: Hệ thống ngăn chặn xâm nhập.

5 IT Infomation Technology: Công nghệ thông tin
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI CAM ĐOAN
Vũ Thu Hiền
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIÊT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN LỰC
CHO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN LỰC
CHO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN LỰC
CHO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN LỰC
CHO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
c, Tinh thần, thái độ của nhân sự giám sát tín dụng XNK
d, Kinh nghiệm và thâm niên làm việc
e, Sức khoẻ nguồn nhân lực giám sát tín dụng XNK
2.2.1.3 Tinh thần, thái độ của nhân sự giám sát tín dụng XNK tại PGBank
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng XNK của PGBank Error:
Reference source not found
Biểu đồ 2.2: Nợ xấu, nợ quá trong lĩnh vực XNK tại PGBank Error: Reference
source not found
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu trình độ nhân sự giám sát tín dụng XNK tại PGBank Error:
Reference source not found
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu chi phí cho hoạt động giám sát tín dụng XNK Error:

Reference source not found
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động ngân hàng PGBank Error: Reference
source not found
Sơ đồ 2.2: Quy trình thi tuyển nhân sự giám sát tín dụng XNK tại PGBank
Error: Reference source not found
Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN


Vũ THU HIềN
NÂNG CAO CHấT LƯợNG NGUồN LựC CHO HOạT ĐộNG
GIáM SáT TíN DụNG XUấT NHậP KHẩU TạI NGÂN HàNG
THƯƠNG MạI Cổ PHầN XĂNG DầU PETROLIMEX
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc
Hà nội - 2013
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, tăng
tính cạnh tranh đã trở thành một nhu cầu thiết yếu và là điều kiện quan trọng để các
doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp XNK nói riêng khẳng định vị thế của
mình. Tuy nhiên, nguồn vốn đối ứng của doanh nghiệp thường không đủ mà luôn
phải nhờ đến sự trợ giúp, tài trợ từ phía các Ngân hàng.
Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), tiền thân là
Ngân hàng nông thôn Đồng Tháp Mười, đến năm 2007 chuyển đổi mô hình hoạt
động thành Ngân hàng TMCP Đô thị. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng tài
trợ xuất nhập khẩu tại PG Bank đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô.
Dư nợ tín dụng tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu tăng qua các năm. Tuy nhiên,
chất lượng tín dụng XNK có chiều hướng xấu đi, tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng XNK có
xu hướng tăng từ năm 2009 đế năm 2012. Do đó, hoạt động giám sát tín dụng cần
được chú trọng. Được thành lập từ năm 2009, Phòng Giám sát tín dụng và thu hồi
nợ có nhiệm vụ Giám sát tín dụng toàn hệ thống. Tuy nhiên, hoạt động giám sát tín
dụng còn bộc lộ nhiều hạn chế: Khả năng cảnh báo sớm rủi ro còn hạn chế; Giám

sát tín dụng chưa toàn diện… Một trong những nguyên nhân là do các nguồn lực
dành cho hoạt động giám sát tín dụng XNK còn hạn chế: Nhân sự còn mỏng, chất
lượng chưa cao; cơ sở kỹ thuật, nguồn tài chính phân bổ cho hoạt động giám sát tín
dụng còn hạn hẹp… Do đó, đề tài “Nâng cao chất lượng nguồn lực cho hoạt động
giám sát tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu
Petrolimex” được chọn để nghiên cứu. Luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về nâng cao chất lượng nguồn lực cho hoạt
động giám sát tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn lực cho hoạt động giám
sát tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực cho hoạt
động giám sát tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG
i
NGUỒN LỰC CHO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TÍN DỤNG
XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm và đặc điểm các nguồn lực cho hoạt động giám sát tín dụng
xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại
Nguồn lực cho hoạt động giám sát tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng
thương mại bao gồm một hệ thống các nhân tố như nguồn nhân lực, vốn/ tài chính,
cơ sở kỹ thuật, công nghệ, điều kiện, môi trường pháp lý, hệ thống văn bản hướng
dẫn nội bộ …được hệ thống hóa và phân loại thành 3 loại nguồn lực cơ bản là
nguồn nhân lực, nguồn tài chính và nguồn vật lực liên quan đến giám sát tín dụng
XNK của ngân hàng thương mại và có tác động qua lại với nhau nhằm giám sát
hoạt động tín dụng XNK đạt kết quả. Trong đó, nguồn nhân lực là số lượng, khả
năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp…của cán bộ/ lãnh đạo tham gia hoạt động
giám sát tín dụng XNK; Nguồn tài chính được trích từ tiền lãi của các hoạt động tại
kinh doanh của Ngân hàng; Nguồn vật lực là toàn bộ những tư liệu sản xuất,
phương tiện kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và công nghệ mà ngân hàng sử dụng để thực
hiện chức năng giám sát hoạt động tín dụng XNK.

1.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn lực cho hoạt động giám
sát tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại.
Nguồn lực cho hoạt động giám sát tín dụng XNK là chủ thể trực tiếp và gián
tiếp tham gia vào quá trình giám sát tín dụng XNK tại ngân hàng. Vai trò và sự cần
thiết của nguồn lực trong giám sát hoạt động tín dụng XNK một phần được quy
định bởi tầm quan trọng và vai trò ngày càng lớn của hoạt động tín dụng XNK đối
với sự phát triển hệ thống ngân hàng.
Hiện nay, hoạt động tín dụng XNK và hoạt động thương mại quốc tế ngày
càng tiềm ẩn nhiều rủi ro và ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Do đó bộ phận giám
sát tín dụng XNK càng có vai trò quan trọng hơn trong việc giám sát và cảnh báo
sớm những rủi ro tiềm ẩn nhằm giảm thiểu thiệt hại, tổn thất cho ngân hàng và bảo
vệ lợi ích chung cho cả ngân hàng và đơn vị hoạt động XNK. Những bộ phận này
ii
không thể tự hoạt động và thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của mình nếu không
được chú trọng phát triển, đầu tư một nguồn lực có chất lượng phù hợp.
1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn lực cho hoạt động giám sát tín
dụng xuất nhập khẩu của NHTM.
- Tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bao gồm: Trình độ
chuyên môn, học vấn của nhân viên giám sát tín dụng XNK; Tính ổn định và bền
vững của nguồn nhân lực GSTD XNK; Kinh nghiệm và thâm niên; Tinh thần và
thái độ làm việc.
- Tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng nguồn lực tài chính bao gồm số
lượng và tần suất, mức độ kịp thời, nhanh chóng trong việc phân bổ chi phí/ tài
chính cho các hoạt động phục vụ giám sát tín dụng trong lĩnh vực XNK.
- Tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật như: Mức
độ hiện đại, an toàn, khả năng xử lý linh hoạt, chính xác của hệ thống công nghệ
thông tin; Mức độ tiện lợi, khoa học, chi tiết, logic và phù hợp của hệ thống văn
bản, quy trình hướng dẫn thực hiện công việc giám sát tín dụng trong lĩnh vực
XNK; Mức độ đầy đủ, hiện đại của cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ trực tiếp và
gián tiếp hoạt động giám sát tín dụng XNK; Chất lượng của cơ sở hạ tầng, trang

thiết bị
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn lực cho hoạt
động giám sát tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại.
- Định hướng phát triển
- Quy trình, quy chế nội bộ
- Khả năng tài chính
- Các nhân tố khác: Trình độ và năng lực quản lý của lãnh đạo ngân hàng;
Cơ chế, chính sách của Chính Phủ và của ngân hàng Nhà Nước; Hệ thống pháp luật;
Sự biến động và xu hướng phát triển của kinh tế, chính trị thế giới.
iii
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN LỰC
CHO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TÍN DỤNG XNK TẠI NGÂN
HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX
2.1 Thực trạng hoạt động giám sát tín dụng XNK tại Ngân hàng TMCP
Xăng dầu Petrolimex.
2.1.1 Tình hình tăng trưởng tín dụng XNK tại PGBank
Kể từ khi thành lập và đổi mới mô hình hoạt động từ ngân hàng nông thôn
sang ngân hàng đô thị, PGBank đã đạt được những thành công nhất định, đặc biệt là
trong hoạt động tài trợ tín dụng XNK. Cụ thể, doanh số tài trợ tín dụng, dư nợ tín
dụng và số lượng khách xin cấp tín dụng XNK không ngừng tăng trong các năm
2010-2012. Tính đến năm 2012, PGBank có 211 khách hàng tăng gấp 2,37 lần so
với năm 2010 (88 đơn vị), doanh số tín dụng vì vậy cũng tăng nhanh từ 1.091 tỷ
năm 2010 lên 1.324 tỷ năm 2012 tương đương mức tăng 21%. Dư nợ tín dụng ngoài
chịu tác động của việc tăng số lượng khách hàng và tăng doanh số còn chịu tác
động của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ngày càng tăng
nên dư nợ tín dụng XNK tăng nhanh rõ rệt từ 1.187 tỷ năm 2010 lên 1700 tỷ tháng
6/2013. Xét về cơ cấu đa phần là khách hàng và dư nợ của các đơn vị nhập khẩu.
2.1.2 Thực trạng hoạt động giám sát tín dụng XNK tại Ngân hàng TMCP
Petrolimex - PGBank
Giám sát tín dụng XNK là một phần của bộ phận giám sát tín dụng, trực

thuộc Phòng Quản lý rủi ro tín dụng – Khối Quản lý rủi ro, được thành lập và chính
thức đưa vào hoạt động vào tháng 7 năm 2009.
Việc kiểm tra, giám sát tín dụng XNK được thực hiện theo 6 nội dung sau:
Giám sát việc tuân thủ và cảnh báo các rủi ro; Đánh giá cơ cấu dư nợ toàn hệ thống
và quản trị hạn mức tín dụng; Đánh giá các khoản tín dụng lớn; Cảnh báo sớm khả
năng xảy ra rủi ro; Tổng hợp, báo cáo các vi phạm trong hoạt động tín dụng; Thực
hiện kiểm soát việc Phân loại nợ và Trích lập dự phòng rủi ro toàn hệ thống.
Nhờ những nỗ lực không ngừng của PGBank và cán bộ/ lãnh đạo GSTD
XNK mà hoạt động này đã đem lại những kết quả tích cực bước đầu như: Hoạt
iv
động giám sát tín dụng XNK ngày càng mở rộng quy mô đối tượng cần giám sát;
Bước đầu xây dựng và xác định được nội dung của hoạt động GSTD nói chung;
Giám sát danh mục tín dụng bước đầu đảm bảo được 3 nguyên tắc: Đa dạng hóa,
sàng lọc và phân loại, Bảo đảm an toàn khoản vay; Giám sát tín dụng XNK áp dụng
được đầy đủ hai phương thức giám sát là giám sát trực tiếp và giám sát từ xa đối với
đơn vị XNK; Các khoản giải ngân mới được thực hiện kiểm tra, giám sát hàng
ngày; Hệ thống xếp hạng và chấm điểm tín dụng nội bộ được đưa vào sử dụng và
phát huy tác dụng tích cực cho hoạt động GSTD XNK; Hoạt động GSTD XNK đã
áp dụng được linh hoạt, mềm dẻo các biện pháp trong việc xử lý, khắc phục, phòng
ngừa hậu quả rủi ro tín dụng XNK.
Bên cạnh những kết quả tích cực trên, hoạt động giám sát tín dụng XNK vẫn
còn tồn tại nhiều hạn chế như: Nội dung giám sát tín dụng XNK chưa đầy đủ; Cơ
cấu danh mục tín dụng phục vụ cho hoạt động GSTD XNK còn đơn giản, chưa hợp
lý, chưa được phân loại chi tiết cho từng nhóm đối tượng; Hoạt động giám sát tín
dụng XNK theo phương thức trực tiếp chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục
trên quy mô rộng, chưa đạt hiệu quả cao; Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa
phản ánh chính xác tình hình của khách hàng, chưa phức hợp được nhiều thông tin
khách hàng; Nợ xấu, nợ quá hạn trong lĩnh vực XNK đang gia tăng liên tục và ngày
càng phức tạp; Nội dung, phương pháp, cách thức giám sát tín dụng XNK chưa
được quy định thành văn bản, quy trình cụ thể để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động

GSTD; Giám sát tín dụng XNK tại PGBank là hoạt động chưa có nhiều kinh
nghiệm, hiệu quả hoạt động chưa cao. Nguồn lực cho hoạt động giám sát tín dụng
XNK còn thiếu và yếu, chưa được phát triển đồng bộ; Công tác thu thập, xử lý
thông tin phục vụ GSTD XNK còn yếu.
2.2 Thực trạng chất lượng nguồn lực cho hoạt động giám sát tín dụng xuất
nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – PGBank
2.2.1 Chất lượng nguồn nhân lực
Số lượng nhân sự GSTD XNK tại PGBank đã tăng dần từ 4 nhân sự năm
2010 lên 5 nhân sự năm 2011 và 6 nhân sự năm 2012, trong đó có 01 quản lý bộ
v
phận. Tuy nhiên, số lượng nhân sự này vẫn còn thiếu, chưa đủ kiểm soát chặt chẽ,
chi tiết những sai phạm, rủi ro của các đơn vị XNK một cách chính xác, kịp thời.
Cơ cấu độ tuổi của nhân viên GSTD XNK taị PGBank còn khá trẻ, người lớn
tuổi nhất là 36 tuổi, kinh nghiệm thực tế còn thiếu. Ngoài ra, hiện nay 100% nhân
viên của bộ phận đều là nữ, thời gian nghỉ thai sản và chăm sóc con lớn là một trong
những hạn chế không nhỏ cho việc tác nghiệp thành công, nâng cao hiệu quả chung
của hoạt động giám sát tín dụng XNK.
Xét về trình độ học vấn, đội ngũ nhân sự tham gia vào GSTD XNK tại
PGBank mặt bằng chung đều có trình độ, học vấn cao, 100% đạt trình độ từ cử nhân
trở lên. Trong đó, số lượng nhân viên đạt trình độ thạc sĩ đang tăng dần theo thời
gian. Tính đến năm 2012 bộ phận GSTD XNK của PGBank có 4 thạc sĩ chiếm
67%. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhân sự được đào tạo đúng chuyên ngành TC-NH luôn đạt
trên 75% (năm 2012 là 83%). Hàng năm PGBank đều tổ chức từ 1-2 khóa đào tạo,
huấn luyện để bổ sung và nâng cao trình độ cho nhân viên/ lãnh đạo tham gia trực
tiếp vào hoạt động giám sát tín dụng XNK.
Mặc dù chất lượng học vấn cao nhưng hiệu quả công việc của các nhân sự
GSTD XNK chưa lớn. Chính vì vậy, kết quả xếp hạng đánh giá năng lực nhân sự
của bộ phận hàng năm còn thấp. Dựa vào các mục tiêu hoàn thành công việc thì
chưa có ai đáp ứng và hoàn thành được xuất sắc, hoàn thành tốt công việc cũng chỉ
có duy nhất 1 nhân viên tổng hợp nghiệp vụ trong HCM đạt được vào năm 2010

nhưng yêu cầu đặt ra với vị trí này lại không cao, còn lại chỉ đáp ứng được mức
hoàn thành công việc và cần cải thiện.
Xét về tiêu chí sức khỏe, nguồn nhân lực GSTD XNK tại PGBank luôn đạt
tiêu chuẩn. Bên cạnh việc mua bảo hiểm y tế theo đúng Bộ Luật Lao động, PGBank
còn mua thêm cho người lao động bảo hiểm sức khỏe của Công ty CP Bảo Hiểm
Petrolimex (Pjico) trị giá 20 triệu/năm.
2.2.2 Nguồn tài chính cho hoạt động giám sát tín dụng XNK
Chi phí phân bổ cho hoạt động GSTD XNK tại PGBank không ngừng tăng
lên qua thời gian. Năm 2010, tổng chi phí cho bộ phận này là 1.536,86 triệu VNĐ,
vi
đến năm 2011 đã tăng lên thành 1.744,20 triệu VNĐ, tương đương mức tăng 13%,
và đến năm 2012, con số này là 1.983,16 triệu VNĐ, tăng gấp 1.14 lần năm 2011 và
gấp 1.29 lần năm 2010. Trong đó, chi phí lớn nhất cho hoạt động GSTD XNK của
PGBank là chi trả lương và các khoản trích theo lương. Chi phí đào tạo và chi công
tác phí tuy là nguồn chi mang tính định hướng và tạo tiền đề cho hoạt động GSTD
XNK đạt hiệu quả tốt lại chưa đạt tỷ lệ cao. Trung bình hàng năm, chi phí đào tạo
chỉ đạt mức 2% và chi phí công tác phí giám sát thực tế chỉ đạt tương đương 0.8%.
Con số này còn quá nhỏ và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật
* Mức độ hiện đại, an toàn, khả năng xử lý linh hoạt, chính xác của hệ thống
công nghệ thông tin.
PG Bank sử dụng hệ thống ngân hàng lõi Corebanking I-flex Solutions do
FlexCube cung cấp, hệ thống bảo mật thông tin hiện đại và đồng bộ được xây dựng
bởi hãng Checkpoint. PGBank cũng là một trong các Ngân hàng áp dụng mạng
riêng ảo VPN (Virtual Private Network) để kết nối các máy tính. Để đảm bảo tính
bảo mật, an toàn thông tin, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động
chung của PGBank cũng đã xây dựng và ứng dụng các biện pháp sau:
- Đối với phần cứng: Xây dựng tường lửa, hệ thống cảnh báo, ngăn chặn
IDS/IPS; Trang bị các biện pháp phòng chống Virus; Quy định khắt khe về việc sử
dụng mật khẩu cho các file và chương trình.

- Đối với hệ thống phần mềm: Sử dụng chức năng lưu vết thông tin; Xây
dựng được cây phân quyền trong việc sử dụng phần mềm.
Mặc dù được trang bị phần mềm hiện đại nhưng nhiều tính năng của hệ
thống công nghệ thông tin còn chưa phù hợp với việc tác nghiệp như: Giao diện của
hệ thống không thân thiện với người sử dụng; Phần mềm không cho phép tổng hợp
thông tin trên cùng một màn hình; không cho phép thực hiện chiết xuất thông tin
theo yêu cầu; không có chương trình, tính năng cảnh báo các rủi ro vượt quá giới
hạn cho phép tại từng thời điểm; không cho phép nhập số liệu dưới dạng ngoại tệ và
các số liệu mà nguồn cung cấp số liệu đó không theo phương pháp chuẩn mực kế
vii
toán của Việt Nam trong việc xếp hạng tín dụng Bên cạnh đó, hệ thống tra soát và
tìm kiếm thông tin còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
* Mức độ tiện lợi, khoa học, chi tiết, logic và phù hợp của hệ thống văn bản,
quy trình hướng dẫn thực hiện công việc giám sát tín dụng XNK và hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ.
Tại PGB, hệ thống văn bản, quy trình hướng dẫn, quy định trách nhiệm, nội
dung, cách thức thực hiện công việc GSTD XNK còn rất thiếu thốn, chưa tạo được
tiền đề, cơ sở cho các nhân viên/ lãnh đạo GSTD thực hiện công việc của mình một
cách hiệu quả. Tính đến nay chỉ có 2 văn bản quy định các nội dung trên. Tuy nhiên
chỉ có một văn bản là chính thức được ban hành, đây lại là văn bản sử dụng chung
cho nhiều phòng ban khác nên các nội dung chỉ được mô tả một cách sơ sài và chưa
thật sự phù hợp. Hơn thế, nội dung giữa các văn bản cũng còn nhiều mâu thuẫn,
không đảm bảo được tính logic, thống nhất, khoa học. Hệ thống văn bản này vẫn
chưa được cập nhật, xây dựng mới để hoàn thiện hơn từ năm 2010 đến nay trong
khi thực tế tác nghiệp của nhân viên/ lãnh đạo phòng đã có nhều thay đổi.
Trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đối tượng được PGBank xếp hạng
là các đơn vị có đư nợ trên 5 tỷ VNĐ và dựa vào hai thông tin cơ bản là: Báo cáo tài
chính năm gần nhất và các thông tin phi tài chính cập nhật đến thời điểm xếp hạng
thông qua phương pháp chấm điểm, phương pháp chuyên gia và phương pháp thống
kê. Tuy PGBank xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng XNK nhưng cách thức

và thang điểm chấm hiện nay vẫn mang nặng tính chủ quan; Các kênh thông tin để
làm cơ sở cho hoạt động chấm điểm còn ít, thiếu phong phú và độ chính xác chưa
cao; Quy trình và các chỉ tiêu dùng để đánh giá, chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội
bộ tại PGBank nhiều năm liền chưa được xem xét chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp.
* Mức độ đầy đủ, hiện đại của cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ trực tiếp
và gián tiếp cho hoạt động giám sát tín dụng XNK
Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giám sát tín dụng NXK hầu
hết đều được mua mới vào năm 2009 và được đánh giá là đầy đủ, hiện đại, đảm bảo
được yêu cầu và phục vụ tốt cho việc tác nghiệp của nhân viên/ lãnh đạo bộ phận.
viii
2.2.4 Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực giám sát tín dụng XNK
đã được áp dụng tại PGBank.
Từ khi bộ phận giám sát tín dụng được thành lập vào giữa năm 2009 đến
nay, PGBank có đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực
GSTD XNK bao gồm: Gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng đầu vào của nhân
sự GSTD (Thay đổi quy trình tuyển dụng từ 1 vòng thi lên 4 vòng thi; Nâng cao
tiêu chí tuyển chọn nhân sự; Phát triển và mở rộng nội dung và ngân hàng câu hỏi
thi tuyển) kết hợp với việc tăng cường nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động
GSTD XNK từ 1.536,86 triệu năm 2010 lên 1.983,16 triệu năm 20112 tương đương
mức tăng 29%; Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng lõi; Thực hiện sửa đổi quy trình
kiểm soát sau vay năm 2010; Ứng dụng rộng rãi quy trình xếp hạng tín dụng và
nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật, mua mới các trang thiết bị văn phòng hiện đại
phục vụ hoạt động GSTD XNK.
Các giải pháp này đã và đang góp phần không nhỏ hỗ trợ tích cực trong việc
nâng cao chất lượng nguồn lực giám sát tín dụng nói chung tại PGBank. Tuy nhiên,
do các giải pháp PGBank đưa ra còn quá ít, chưa đủ để đáp ứng yêu cầu và tạo điều
kiện giúp cho việc tác nghiệp trở nên hiệu quả.
2.3 Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn lực cho hoạt động giám sát tín dụng
XNK tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
Do PGBank đã áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn lực GSTD

như trên nên đã thu lại được những kết quả khả quan bước đầu như: Chất lượng
nguồn nhân lực dần được cải thiện; Hệ thống công nghệ thông tin dần được hiện đại
hóa; Hệ thống cơ sở hạ tầng không ngừng được nâng cấp, trang bị mới; Nguồn tài
chính được phân bổ một cách kịp thời với số lượng ngày càng tăng. Bên cạnh đó,
PGBank còn thiết lập được một môi trường làm việc hiện đại, thân thiện kết hợp với
chế độ đãi ngộ ngày càng tốt hơn về lương thưởng và các phúc lợi khác giúp nhân
viên tin tưởng và nỗ lực cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển của Ngân hàng.
Tuy nhiên, xét một cách tổng quát, chất lượng nguồn lực giám sát tín dụng
XNK tại PGBank còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như: Chất lượng nhân sự tham
ix
gia GSTD XNK còn ở mức thấp, kinh nghiệm, trình độ chưa đủ để đáp ứng được
yêu cầu và trách nhiệm của công việc; Số lượng nhân sự GSTD XNK còn thiếu; Cơ
cấu nguồn nhân sự còn đơn giản, chưa phù hợp; Hiệu quả làm việc còn thấp; Hệ
thống công nghệ thông tin được lắp đặt từ năm 2007 đến nay mặc dù đã xuất hiện
những bất cập, chưa hợp lý, chưa hỗ trợ tối ưu được cho người tác nghiệp nhưng
vẫn chưa được thay đổi, nâng cấp, bổ sung thêm các tính năng mới hiện đại, phù
hợp hơn; Các kênh thông tin mà PGBank mua dùng làm cơ sở giám sát, tìm hiểu
thông tin của khách hàng còn ít; Hệ thống văn bản, quy trình hướng dẫn thực hiện
nghiệp vụ GSTD chưa được xây dựng và ban hành. Nội dung, cách thức, trách
nhiệm của các đối tượng tham gia vào GSTD XNK chưa được quy định cụ thể, còn
nhiều mâu thuẫn, đan xen; Hệ thống xếp hạng tín dụng chưa chính xác, chưa phản
ánh đúng năng lực, tình hình của các đơn vị kinh doanh XNK; Nguồn tài chính chi
cho hoạt động GSTD XNK chưa được cơ cấu theo một tỷ lệ hợp lý. Nhiều nội dung
còn chưa được đầu tư đúng mức.
Những tồn tại trên xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản sau:
- Từ phía Ngân hàng PGBank: Cơ chế, chính sách và định hướng phát triển,
ưu tiên đầu tư của PGBank còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ hóa được các khâu từ
tuyển dụng, đào tạo tới sử dụng nhân lực; Các kênh thông tin PGBank sử dụng để
khai thác thông tin khách hàng chưa có sự đầu tư thích đáng; Việc đầu tư cho công
nghệ thông tin của PGBank hiện nay còn ít; Nguồn tài chính chi cho hoạt động nâng

cao chất lượng nguồn lực giám sát tín dụng NXK còn ít, chưa được cơ cấu hợp lý.
- Từ phía người lao động: Người lao động chưa chủ động trong việc tự bồi
dưỡng năng lực bản thân, học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
Năng lực của người lãnh đạo, hướng dẫn còn hạn chế; Ý thức chung của người lao
động chưa cao
- Nguyên nhân khách quan: Xuất phát điểm của PGBank không cao, thời
gian hoạt động ngắn. Cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh trên quy mô toàn cầu đã tác
động mạnh tới hoạt động của Ngân hàng; Sự bảo hộ của một số quốc gia khiến cho
tình hình trả nợ của các đơn vị trở nên khó khăn hơn gây áp lực cho việc GSTD
XNK; Hướng dẫn của NHNN đối với một số hoạt động của NHTM còn thiếu
x
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG NGUỒN LỰC CHO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG TMCP
XĂNG DẦU PETROLIMEX VIỆT NAM – PGBANK
3.1 Định hướng phát triển của PGBank đến năm 2015
Mục tiêu của PGBank đến năm 2015 là phấn đấu trở thành một trong những
ngân hàng hàng đầu của Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu này việc nâng cao
chất lượng nguồn lực GSTD XNK cần có những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa,
tập trung chủ yếu vào phát triển nguồn nhân lực.
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực cho hoạt động GSTD XNK
tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex - PGBank
3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Hoàn thiện chiến lược, chính sách phát triển nguồn nhân lực giám sát tín
dụng XNK thông qua việc: Xác định nhu cầu; Phân tích chất lượng nguồn cung
nhân lực; Lựa chọn các giải pháp, thiết kế chương trình và kế hoạch thực hiện; Phân
công trách nhiệm và xác định kinh phí.
- Hoàn thiện công tác tuyển dụng: Gắn tuyển dụng với nhu cầu thực tế và
kết hợp hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhân lực; Điều chỉnh phương pháp, nội
dung thi tuyển nhân sự theo hướng đặt hiệu quả lên hàng đầu, PGBank cần tạo dựng

một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp hơn nữa kết hợp với việc ban
hành các chính sách đãi ngộ tốt nhằm thu hút nhân sự giám sát tín dụng, quản lý
giỏi, chuyên môn tốt tới làm việc cho PGBank.
- Hoàn thiện công tác đào tạo và đào tạo lại: Các chương trình đào tạo, học
tập nên xuất phát từ nhu cầu thực tế, những yếu kém đang tồn tại. Mục tiêu của đào
tạo phải phù hợp với nội dung của quá trình đào tạo; Nội dung đào tạo phải được
tuyển chọn và dựa trên nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó cần đa dạng hóa phương thức
đào tạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân viên/ lãnh đạo giám sát tín dụng XNK
có cơ hội để phát triển nhiều phương thức học tập hiệu quả khác nhau.
xi
- Hoàn thiện công tác sử dụng nhân lực thông qua việc: Xây dựng bản mô tả
công việc, mô tả chức năng cũng như hệ thống các quy trình văn bản hướng dẫn
việc tác nghiệp GSTD một cách cụ thể, chi tiết và phù hợp; Đảm bảo được việc
phân công nhân sự vào đúng vị trí, chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực
chuyên môn, kinh nghiệm và mong muốn của nhân sự; Hoàn thiện mô hình đánh
giá năng lực thông qua hiệu quả làm việc thực tế một cách công khai và minh bạch.
- Hoàn thiện công tác đãi ngộ, khen thưởng và giữ chân nhân sự.
3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật.
* Đổi mới, nâng cấp chất lượng hệ thống công nghệ thông tin thông qua
việc:
- Đổi mới, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hiện tại phục vụ GSTD
XNK tại PGBank như: Tách biệt các chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu kiểm tra, rà
soát, đối chiếu và hạch toán trên các màn hình lệnh khác nhau; Bổ sung, nâng cấp
thêm chức năng chiết xuất trực tiếp thông tin trên phần mềm theo yêu cầu; Xây
dựng chương trình, tính năng cảnh báo các rủi ro vượt giới hạn cho phép tại từng
thời điểm; Mở rộng và cho phép nhập số liệu dưới dạng ngoại tệ và các số liệu mà
nguồn cung cấp số liệu đó không theo phương pháp chuẩn mực kế toán của Việt
Nam trong công tác nhập số liệu cho hệ thống xếp hạng tín dụng.
- Phát triển thêm nhiều sản phẩm công nghệ thông tin mới phục vụ đắc lực
cho hoạt động giám sát tín dụng XNK.

- Nâng cao chất lượng chủ thể quản lý công nghệ thông tin: Bao gồm chất
lượng nhân viên quản lý IT và chất lượng nhân viên/ lãnh đạo và các nhân sự khác
tham gia trực tiếp, gián tiếp vào hoạt động giám sát tín dụng XNK.
- Tăng cường công tác kiểm tra, tu sửa, nâng cấp, bảo trì hệ thống máy tính.
- Tăng cường nguồn tài chính cho mục đích nâng cao chất lượng công nghệ
thông tin.
- Xây dựng hệ thống văn bản, quy định về bảo mật thông tin rõ ràng và
thường xuyên tổ chức thanh tra, giám sát quá trình thực hiện bảo mật thông tin.
- Tăng cường và mở rộng kênh khảo sát thông tin.
xii
* Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy trình hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ
giám sát tín dụng XNK.
Hệ thống văn bản, quy trình hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ GSTD XNK cần
đảm bảo được 3 yếu tố: đầy đủ, chính xác và không trái với các quy định của pháp
luật. Cần chỉ ra cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm, nhiệm vụ và cách thức thực hiện
từng nhiệm vụ cho từng đối từng đối tượng cụ thể để nâng cao ý thức và trách
nhiệm của mỗi nhân sự trong việc thực hiện công.
* Sửa đổi, nâng cao tính phù hợp của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
thông qua việc: Cải thiện chất lượng và tăng tính phong phú của nguồn cung cấp
thông tin; Hoàn thiện quy trình xếp hạng; Nâng cao năng lực đánh giá và đạo đức
nghề nghiệp của cán bộ xếp hạng tín dụng; Giảm thiểu tính chủ quan trong việc
đánh giá và ra quyết định.
3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn tài chính.
Nâng cao chất lượng của nguồn tài chính cho hoạt động nâng cao chất lượng
nguồn lực GSTD XNK được quy định bởi hai yếu tố là mức độ đầy đủ, hợp lý và
mức độ kịp thời. Để có thể đạt được hai mục tiêu này thì PGBank cần đảm bảo có
được một tiềm lực tài chính vững mạnh và một cơ chế phân bổ tài chính hiệu quả
với các giải pháp cụ thể như: Mở rộng quy mô vốn chủ sở hữu; Chấn chỉnh hoạt
động quản lý nợ - có nhằm quản lý các giới hạn đầu tư, giới hạn an toàn, giới hạn
rủi ro đưa ra các quyết định theo hướng chuyển dịch cơ cấu tài sản giảm tỷ lệ tài

sản có rủi ro, thiết lập cơ cấu nguồn vốn ổn định, bền vững hơn; Nghiên cứu thị
trường để cho ra đời nhiều hơn nữa những sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo, tiện ích,
phục vụ được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau; Tăng cường
thanh lọc những khoản nợ xấu bằng các hình thức gán nợ, bán nợ; Nâng cao chất
lượng tín dụng; Nâng cao tính hiệu quả, hợp lý của cơ chế phân bổ nguồn lực.
xiii
Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN


Vũ THU HIềN
NÂNG CAO CHấT LƯợNG NGUồN LựC CHO HOạT ĐộNG
GIáM SáT TíN DụNG XUấT NHậP KHẩU TạI NGÂN HàNG
THƯƠNG MạI Cổ PHầN XĂNG DầU PETROLIMEX
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc
Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYễN THƯờNG LạNG
Hà nội - 2013
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam nâng cao
chất lượng và đa dạng hoá các mặt hàng. Muốn vậy phải có sự đầu tư thích đáng
cho sản xuất như đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Trên thực tế, năng lực tài chính
của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế vì đa phần có quy mô vừa và
nhỏ, khả năng tự đầu tư còn yếu. Vì vậy, nhu cầu sử dụng tín dụng xuất nhập từ
ngân hàng rất lớn.
Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), tiền thân là
Ngân hàng nông thôn Đồng Tháp Mười, đến năm 2007 chuyển đổi mô hình hoạt
động thành Ngân hàng TMCP Đô thị. Để đạt mục tiêu trở thành ngân hàng thương
mại đa năng hàng đầu tại Việt Nam, PG Bank cung cấp những sản phẩm dịch vụ tài
chính mới, đa dạng phục vụ mọi nhu cầu của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp

xuất nhập khẩu.
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại PG
Bank đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô. Dư nợ tín dụng tài trợ
cho hoạt động xuất nhập khẩu tăng qua các năm, năm 2011 dư nợ tín dụng XNK đạt
1,2 nghìn tỷ, năm 2012 đạt 1,5 nghìn tỷ. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng XNK có
chiều hướng xấu đi, tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng XNK có xu hướng tăng từ năm 2009
đế năm 2012. Năm 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và khó khăn
chung của thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới nên tỷ lệ dư nợ quá
hạn tín dụng XNK lên mức là 281 tỷ đồng. Do đó, việc đẩy mạnh quản trị rủi ro tại
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex cần được chú trọng, đặc biệt là hoạt động
giám sát tín dụng. Được thành lập từ năm 2009, Phòng Giám sát tín dụng và thu hồi
nợ có nhiệm vụ Giám sát tín dụng toàn hệ thống, thông qua kiểm soát tín dụng toàn
hệ thống nói chung và hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng tuân thủ
đúng quy trình tín dụng để phát hiện sai phạm, cảnh báo sớm rủi nhằm có biện pháp
xử lý kịp thời khoản nợ có dấu hiệu rủi ro, giảm nguy cơ nợ quá hạn gia tăng. Tuy
nhiên, hoạt động giám sát tín dụng còn bộc lộ nhiều hạn chế: Khả năng cảnh báo
1
sớm rủi ro do biến động của cơ chế chính sách, ảnh huởng từ thị trường xấu đến kết
quả kinh doanh của các doanh nghiệp XNK còn hạn chế; Giám sát tín dụng chưa
toàn diện do đó không phát hiện hết sai phạm, rủi ro trong cấp tín dụng tài trợ xuất
nhập khẩu; chưa theo dõi sát sao việc khắc phục sai phạm tại các đơn vị… Một
trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này là do các nguồn lực dành cho
hoạt động giám sát tín dụng XNK còn hạn chế: Nhân sự còn mỏng, chất lượng chưa
cao; cơ sở kỹ thuật, phần mềm phục vụ hoạt động giám sát tín dụng còn hạn chế;
nguồn tài chính phân bổ cho hoạt động giám sát tín dụng còn hạn hẹp… Do đó, để
đảm bảo an toàn mở rộng tín dụng XNK, việc nâng cao chất lượng giám sát tín
dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng là một trong giải pháp cần được ưu tiên
xem xét. Muốn vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn lực cho hoạt động Giám sát tín
dụng xuất nhập khẩu cần phải được quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa.
Với lý do trên, đề tài “Nâng cao chất lượng nguồn lực cho hoạt động giám

sát tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu
Petrolimex” được chọn để nghiên cứu.
2 Tổng quát tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, có một công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề Giám sát tín
dụng và hai công trình nghiên cứu về vấn đề tín dụng xuất nhập khẩu.
Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Khánh Ly (2007) “Hoàn thiện giám sát tín
dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Quang Trung” đã đề cập đến vấn đề hoàn thiện giám sát tín dụng, nhưng
đối tượng nghiên cứu là Giám sát tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Chi nhánh Đầu tư và phát triển Quang Trung và thời hạn nghiên cứu cập nhật
đến năm 2007.
Luận văn Thạc sỹ của Thái Hoài Bắc (1999) “Những giải pháp chủ yếu nhằm
hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNN&PTNT”, đã đề cập đến
vấn đề tín dụng XNK tuy nhiên nội dung chưa đề cập đến việc nâng cao chất lượng
nguồn lực cho hoạt động Giám sát tín dụng XNK, và thời hạn nghiên cứu cập nhật
đến năm 1999.
2
Luận văn Thạc sỹ của Bùi Thị Thu Huyền (2012) “Nâng cao hiệu quả tín
dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex đến
năm 2015” với đối tượng nghiên cứu là nâng cao hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu
tại Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex. Nâng cao công tác giám sát tín dụng và quản
lý thu hồi nợ là một trong những giải pháp được tác giả đề cập đến, tuy nhiên chưa
đề cập đến vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động giám sát tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex.
3 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng nguồn
lực cho hoạt động giám sát tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng nguồn lực cho hoạt
động giám sát tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
đề tài đề xuất giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn lực cho hoạt động giám

sát tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn
lực cho hoạt động giám sát tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Xăng
Dầu Petrolimex
- Phạm vi nghiên cứu: Nâng cao chất lượng nguồn lực cho hoạt động giám
sát tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex giai đoạn từ 2010-2013 và
định hướng đến năm 2020.
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để giải quyết
vấn đề đặt ra.
Nguồn thông tin trong luận văn đựợc lấy từ: tài liệu của Ngân hàng Nhà
nước, Hiệp hội ngân hàng, quy định, quy trình nội bộ của PG Bank, số liệu chiết
xuất từ phần mềm quản trị của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex.
3

×