BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA CƠ KHÍ – TỰ ĐỘNG
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI : KHAI THÁC HỆ THỐNG LY HỢP TRÊN
XE TẢI
HINO 4 TẤN 5
Tên cơ quan thực tập: Công ty TNHH TM-DV Quang Hải
Thời gian thưc tập: từ 07/03/2011 đến 29/04/2011
Người hướng dẫn thực tập: Nguyễn Văn Thân
Giáo viên hướng dẫn thực tập: Nguyễn Văn Bản
Họ tên HSSV : Nguyễn Văn Minh
MSSV: 210800184
Lớp: 08COT02
Tháng 5/2011
Mục lục
Bìa
Trang
Nhận xét của GVHD 1.
Lời cám ơn 2.
Lời nói đầu 4.
Giới thiệu về trường 5.
Khoa cơ khí – tự động 8.
Ngành công nghệ kĩ thuật ô tô 9.
Giới thiệu đơn vị thực tập 10.
Nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp
A – Phần mở đầu
Lý do và mục đích chọn đề tài 12.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13.
Phương pháp nghiên cứu 13.
B – Phần nội dung
Chương I: Tổng quan về hệ thống ly hợp trên ôtô 14.
I. Công dụng, phân loại, yêu cầu 14.
II. Sơ đồ cấu tạo, nguyên lí hoạt động 16.
1. Ly hợp ma sát khô một đĩa 16.
2. Ly hợp khô hai đĩa ma sát 19.
3. Ly hợp ma sát có lò xo ép hình đĩa 20.
4. Cấu tạo một số chi tiết trong bộ ly hợp 21.
Chương II: Hệ thống ly hợp trên xe HINO 4T5 28.
I. Thông số kỹ thuật của xe 28.
II. Cấu tạo chi tiết 31.
III. Nguyên lý hoạt động 38.
Chương III: Dẫn động ly hợp 39.
I. Phân loại, yêu cầu 39.
II. Dẫn động ly hợp 39.
1. Dẫn động cơ khí 39.
2. Dẫn động thủy lực 41.
3. Dẫn động cơ khí cường hóa khí nén 43.
4. Dẫn động thủy lực cường hóa khí nén 44.
5. Dẫn động thủy lực cường hóa chân không 48.
Chương IV: Các dạng hư hỏng của ly hợp 49.
I. Bộ ly hợp bị trượt 49.
II. Bộ ly hợp bị rung giật khi nối chuyển động 49.
III. Bộ ly hợp nhả không hoàn toàn 50.
IV. Bộ ly hợp phát ra tiếng kêu 50.
V. Bàn đạp ly hợp bị rung 51.
VI. Đĩa ly hợp nhanh mòn 52.
VII. Bàn đạp ly hợp bị nặng 52.
Chương V: Quy trình chuẩn đoán, kiểm tra và sửa chửa 53.
I. Quy trình tháo lắp bộ ly hợp 53.
II. Sửa chửa các chi tiết của bộ ly hợp 55.
1. Đĩa bị động (đĩa ma sát) 55.
2. Đĩa chủ động (đĩa ép) 56.
3. Đòn mở ly hợp 57.
4. Vòng bi tỳ 58.
5. Xilanh chính và xilanh cắt mở ly hợp 59.
Lời Kết 60.
Tài liệu tham khảo 60.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
L
ỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên cho phép em gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới các quý thầy cô
trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành, các quý thầy cô khoa cơ khí tự động cùng các quý
thầy cô đã dạy dỗ em trong suốt trong 3 năm vừa qua.
Và em cũng gửi cảm ơn chân thành nhất tới những người đã giúp đỡ em trong
suốt thời gian học tại trường và những chú – anh đã giúp em trong đợt thực tập vừa qua.
Về phía doanh nghiệp
Trong hơn 2 tháng thực tập tại công ty đã giúp em tiếp thu học hỏi được rất nhiều điều
bổ ích, có cơ hội học tập và nghiên cứu để nâng cao kiến thức chuyên môn và các kỹ năng
làm việc khác mà em đang yếu và thiếu. Quan trọng hơn là được sự giúp đỡ và chỉ bảo rất
tận tình của ban giám đốc công ty cùng tất cả các chú – anh - chị trong công ty , em thấy
rất vui vì mình được mai mắn được làm việc trong môi trường hết sức cởi mở và hòa
đồng nhưng cũng rất năng động, do đó mà em đã được chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm về
kỹ năng làm việc, kinh nghiệm sống, cũng như các kỹ năng khác nên em rất biết ơn về
điều này.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới ban giám đốc công ty TNHH TM-DV
Quang Hải đã tiếp nhận và tạo điều kiện cho em được thực tập tại quý công ty. Đặc biệt
em xin cảm ơn anh Thân là người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong thời
gian thực tập, giúp em khắc phục được rất nhiều khuyết điểm của kiến thức chuyên môn
và các kỹ năng khác mà mỗi sinh viên cần có khi tốt nghiệp ra trường bước đầu đi làm.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn và chúc quý công ty ngày càng gặt hái được
nhiều thành công và không ngừng phát triển.
Về phía nhà trường
Được học tập trong một ngôi trường mang tên Bác là một vinh dự rất lớn cho những
thanh niên hiện nay hay mai sau cảu đất nước, và đặc biệt hơn là cho những ai đã và đang
học tập tại trường như chúng em. Tuy trường mới lên Cao đẳng năm 2005 và ngành ô tô
cũng là một ngành mới của trường, nhưng với tâm huyết và hết lòng vì sự nghiệp giáo
dục của nước nhà nên nhà trường rất chú trọng chăm lo cho sinh viên của mình. Và trang
bị cho sinh viên đủ mọi hành trang cần thiết để sinh viên khi ra trường bước đầu đi làm có
thể làm việc độc lập được. Bên cạnh đó nhà trường còn quan tâm chăm lo cho sức khỏe,
đời sống và tinh thần của sinh viên và quan tâm, chăm lo, giúp đỡ những sinh viên gặp
khó khăn dân tộc thiểu số. Vì vậy là một người sinh viên của trường em xin gửi tới các
thầy cô trong ban giám hiệu, cũng như quý thầy cô công tác giảng dạy tại nhà trường lời
cám ơn chân thành nhất. Đồng thời về phía khoa Cơ khí – Tự động em cũng xin gửi lời
cám ơn chân thành nhất và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy cô trong khoa, cũng
như thầy cô đã giảng dạy em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt em xin cám
ơn thầy Nguyễn Văn Bản đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện về tài liệu cho chúng em
hoàn thành hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Cuối lời em xin chân thành cảm ơn và xin chúc các quý thầy cô được dồi dào sức
khỏe, vui vẻ để tiếp tục cống hiến và gặt hái nhiều thành công hơn trong sự nghiệp trồng
người.
Em chân thành cám ơn!
Sinh viên thực tập
Nguyễn Văn Minh
L
ỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, công nghiệp hóa và hiện đại hóa là
nhu cầu tất yếu của một nước phát triển. Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực, lĩnh vực
giao thông nắm vai trò chủ đạo, đặc biệt trong vấn đề đi lại và vận chuyển hàng hóa.
Trong các phương tiện giao thông vận chuyển như: máy bay, tàu hỏa, tàu thủy,…thì ôtô
được sử dụng phổ biến nhất để phục vị các nhu cầu của con người trong cuộc sống như
vận tải hàng hóa, đi lại, du lịch…
Bên cạnh đó thì những yếu tố tiện nghi, sự thoải mái và đặc biệt là yếu tố an toàn
đóng vai trò cực kì quan trọng, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người, hành hóa cũng như
phương tiện vận chuyển trên đường.Do đó đòi hỏi ngành công nghiệp ôtô luôn cần có sự
đổi mới, tối ưu hóa về mặt kĩ thuật, hoàn thiện hơn về mặt công nghệ; để nâng cao tính
hiện đại, tính kinh tế trong vận hành.
Đối với riêng em,thời gian đi thực tập là khoảng thời gian hết sức quý báu, giúp
em tiếp cận được thực tế nhiều hơn, quen dần với công việc thực tế, củng cố được những
kiến trang bị trên nhà trường. Từ đó tích lũy được kinh nghiệm cho công việc sau này.
Được sự hướng dẫn của thầy hướng dẫn Nguyễn Văn Bản, các thầy cô trong bộ
môn, sự góp ý thực tế của…. và sự cố gắng của bản thân trong thời gian cho phép em đã
hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.Tuy nhiên trong quá trình làm bài báo cáo do
còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức nên không tránh khỏi những sai sót.Vì vậy, em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô trong khoa để bài báo cáo được hoàn
thiện hơn.Em chân thành gửi lời biết ơn đến quý thầy đã giúp em hoàn thành bài báo cáo
này.
Tp. HCM, ngay… thang… nam 2011.
Giới thiệu về trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành
Trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành là một trường đa ngành đào tạo nguồn nhân
lực có chất lượng cao phục vụ công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Để đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng lao động trong xu thế hội nhập và toàn
cầu hóa, sinh viên theo học tại trường sẽ được trang bị những kỹ năng nghề nghiệp tốt
nhất cùng với khả năng vững vàng về ngoại ngữ và tin học.
Với mục tiêu: 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm phù hợp, trường luôn chủ
trương gắn đào tạo với các doanh nghiệp, cập nhật đổi mới chương trình, phương pháp
đào tạo, từng bước tiếp cận với trình độ Quốc tế.
Giống như FPT, trường CĐ Nguyễn Tất Thành là trường trong doanh nghiệp trực
thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam, là hội viên của CLB Doanh nghiệp VN, hội viên cảu
Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên Trung tâm giới thiệu việc làm
HEPZA- Ban Quản lý khu chế xuất- khu công nghiệp TP.HCM. Do đó, trường luôn tạo
điều kiện cho HSSV vừa học, vừa làm( nhất là cho HSSV nghòe vượt khó) để có thu
nhập, giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình.
Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh và Giới thiệu Việc làm của trường: giúp HSSV tìm
việc trong thời gian học và sau khi tốt nghiệp. 98% HSSV ra trường có việc làm hoặc
lien thông lên bậc cao.
Đội ngũ giảng viên
Trường có đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng tân tâm, yêu nghề có kinh
nghiệm giảng dạy, có học hàm học vị cao. Trong tổng số hơn 400 cán bộ tham gia giảng
dạy các bậc học của trường. 65% cán bộ có học vị tiến sỹ, thạc sỹ và học hàm giáo sư,
phó giáo sư.
Về cơ sở vật chất
Ngoài hệ thống 90 phòng học đảm bảo tiêu chuẩn, trường có nhiều phòng thí
nghiệm, thực hành, mô phỏng tài chính- kế toán- ngân hang, phòng ngoại ngữ
multimedia,…phục vụ cho các chuyên ngành đang đào tạo.
Để tạo điều kiện phát triển nghiên cứu khoa học cảu giảng viên, sinh viên cũng
như việc chuyển giao, tiếp nhận các công nghệ mới, Trường đã thành lập Viện Công nghệ
cao NTT. Hiện nay, ngoài các phòng thí nghiệm thông thường trực thuộc trường, Viện
Công nghệ cao Nguyễn Tất Thành đã được trang bị các thiết bị thí nghiệm phục vụ
nghiên cứu vật liệu mới và công nghệ điện tử. Ngoài ra trường còn có một thư viện với
17000 đầu sách, phòng đọc 400 chỗ ngồi và phần mềm tra cứu trực tuyến; ký túc xá đảm
bảo chổ ở cho 1000 sinh viên lưu trú.
Văn bằng
Văn bằng được cấp bởi Trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành nằm trong hệ thống
văn bằng Quốc gia của Bộ giáo dục và đào tạo.
Bậc đào tạo
Cao đẳng: học 3 năm, sau khi hoàn tất chương trình học viên được cấp bằng cử
nhân Cao đẳng chính quy.
Trung cấp chuyên nghiệp: học 2 năm, sau ki hoàn tất chương trình học viên được
cấp bằng trung cấp chuyên nghiệp.
Trung cấp nghề: học 18 tháng. Ngoài ra trường còn thường xuyên mở các lớp ngắn
hạn đào tạo và cấp chứng chỉ Quốc gia tiếng Anh, tin học trình độ A, B, C, các lớp
chuyên đề kế toán, tin học…
Khoa Cơ khí – Tự Động
Với xu hướng ứng dụng cơ khí hóa và tự động hóa trong công nghệ sản xuất, do đó
nhu cầu về nhân lực cho việc vận hành, thiết kế và chế tạo trong lĩnh vực cơ điện tử và tự
động hóa là rất lớn. để cung ứng đủ nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực này, Trường
Nguyễn Tất Thành đã thành lập Khoa Cơ Khí Tự Động được tách ra từ khoa Công Nghệ
với 04 chuyên ngành chính bao gồm: 1) Công Nghệ Tự Động Hóa, 2) Công Nghệ Cơ
Điện Tử, 3) Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô và 4) Công Nghệ May và Thiết Kế Thời Trang.
Với mục tiêu đề ra của Ban giám Hiệu Nhà Trường là trong kế hoạch 5 năm tới Khoa Cơ
Khí Tự Động là một trong những đơn vị trong năm nhà cung cấp hàng đầu về số lượng
cũng như chất lượng trong lĩnh vực tự động hóa này.
Để đạt được mục tiêu đề ra chúng tôi có thiết kế lại chương trình đào tạo theo
phương châm “lý thuyết học đủ và tăng thời gian thực hành”. Đặc biệt ngoài việc thực
hành các thí nghiệm cơ bản chúng tôi liên kết với Viện Kỹ Thuật Công Nghệ Cao-NTT
Trường Nguyễn Tất Thành thành lập Trung Tâm nghiên Cứu Triển Khai Ứng Dụng Công
Nghệ nhằm liên kết giữa khoa học lý thuyết và nhu cầu thực tế thông qua các doanh
nghiệp và xí nghiệp. Qua sự liên kết này chúng tôi áp dựng khoa học và công nghệ để giải
quyết các bài toán do doanh nghiệp đặt ra phù hợp với nền kinh tế của nước nhà và tình
hình yêu cầu thực tế về kỹ thuật, nhằm tránh được hiện tượng thường thấy ở các đề tài
nghiên cứu khoa học khác là đề tài nghiệm thu nhưng không áp dụng được trong thực tế
vì các đề tài này do các nhà khoa học ra đầu bài và tự giải quyết vấn đề thiếu đi tính thực
tế từ doanh nghiệp.
Ngoài ra chúng tôi đang có kế hoạch triển khai các dự án với các công ty chuyên
cung ứng về các mặt hàng trong cơ khí hóa và tự động hóa để cùng nhau đào tạo các
chuyên viên về lĩnh vực Công Nghệ Cơ Điện Tử và Công Nghệ Tự Động Hóa cho nước
nhà.
Thông qua các dự án kết hợp giữa doanh nghiệp, công ty và các nhà khoa học,
Thầy trò chúng tôi học hỏi được rất nhiều điều và sinh viên của chúng tôi sau khi ra
trường có thể làm lơi ngay cho doanh nghiệp tránh đi hiện tượng doanh nghiệp phải đào
tạo lại.Đây cũng là đạt được phương châm của Nhà Trường đặt ra là đào tạo theo “nhu
cầu xã hội”.
Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô
Ở các nước phát triển ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành kinh tế
đóng vai trò chủ đạo và ô tô là phương tiện thông dụng nhất dùng để đáp ứng cho nhu cầu
đi lại hay vận chuyển hàng hóa, còn ở nước ta là nước đang phát triển và đang tiến hành
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và ngành ô tô đang là ngành kinh tế non trẻ của
nền kinh tế đất nước. Nhưng do nền kinh tế ngày càng phát triển nên nhu cầu đi lại vận
chuyển hang hóa cảu người dân tăng cao, nên ngành công nghiệp ô tô cảu nước ta cũng
đang phát triển mạnh và đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, trong tương lai gần ngành
công nghiệp ô tô nước nhà sẽ là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.
Với tầm nhìn chiến lược đó Trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành đã có bước đi
đúng đắn là mở Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô, nhằm đào tạo những lao động kỹ thuật
cao và công nhân lành nghề nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết cho xã hôi.
Tuy là ngành mới mở so với các ngành truyền thống của trường nhưng với tâm huyết
cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà và đóng góp một phần công sức vào mục
tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nên nhà trường bước đầu đã đầu tư rất nhiều
trang thiết bị cho việc dạy và học. Về đội ngũ giảng viên của trường thì các giảng viên cơ
hữu cũng như các giảng viên thỉnh giảng đều rất tâm huyết với nghề, hết long vì học sinh,
sinh viên và đặc biệt là rất vững kiến thức chuyên môn. Do đó học ngành Công nghệ kĩ
thuật ô tô tại trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành là một sự lựa chon đúng đắn cho những
đã đang và chuẩn bị theo học.
Giới thiệu về đơn vị thực tập
Tên công ty: Công ty TNHH TM – DV QUANG HẢI
Tên viết tắt : GARAGE QUANG HẢI
Địa chỉ : 143/3D Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08).62580315
Fax: (08).62580318
Người đại diện theo pháp luật của công ty
Họ và tên: Châu Nhựt Quang.
Chức vụ: Giám đốc.
Cung với sự phát triển ngày càng cao của xã hội, nhu cầu của con người cũng ngày
càng được nâng cao, đặc biệt là nhu cầu đi lại của con người ngày càng được đẩy mạnh
đặc biệt là ô tô. Chính vì vậy số lượng ô tô của Việt Nam ngày càng nhiều. Do đó các
dịch vụ phục vụ cho ngành ô tô ngày càng cần thiết. Vì vậy năm … Công ty TNHH TM-
DV Quang Hải được thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu đó của xã hội. Công ty ra đời đáp
ứng đầy đủ các nhu cầu về sữa chửa ô tô như: điện, khung gầm, đồng sơn, động cơ.
Đứng đầu công ty là giám đốc Châu Nhựt Quang, với 1 thư kí, 1 kế toán, cùng với các
chú có kinh nghiệm lâu năm làm tổ trưởng ở các tổ thợ đồng sơn, động cơ, xe du lịch, xe
tải và các anh em làm việc ở các tổ này.
Quang
H
ải
Sơ đồ công ty
Khu vệ sinh
Cổng
ra
vào
Khu vực
sửa chữa
xe du
lịch nhỏ
Khu vực
sửa chửa
xe tải.
Văn phòng giám
đốc.
Khu căn
tin.
Khu sửa chữa và
làm đồng xe du
lịch.
Bãi đậu xe
Khu sửa chữa và làm
đồng xe tải nhỏ dưới
5 tấn.
NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
A – PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, và là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về kinh
tế, tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm là 7%, dân số trên 85 triệu người. Và mức thu
nhập bình quân bình quân của người dân ngày càng được nâng cao, do đó nhu cru mua
sắm phương tiện giao thông để đi lại hay vận chuyển hang hóa giao thương của người dân
ngày càng tăng cao, làm cho mật độ các phương tiện tham gia giao thông ngày càng cao
và dày đặc. Nhưng trái lại thì trình đọ quy hoạch đo thị và xây dựng các công trình giao
thông của Việt Nam chất lượng chưa cao, bên cạnh đó còn chưa kể đến các phương tiện
thô sơ cũ kĩ vẫn còn tham gia lưu thông trên đường và một số công trình giao thông đang
xuống cấp trầm trọng… Tất cả các yếu tố chủ quan và khách quan đó làm nhanh giảm
tuổi thọ của phương tiện. Chính vì vậy khi người sử dụng tiến hành mua xe thì ngoài yếu
tố xe đẹp, tiện nghi, đắt tiền, thì yếu tố an toàn được đặt lên hành đầu.
MỤC ĐÍCH
Mục đích của việc lựa chọn đề tài là do bản than em thấy đây là một cơ hội lớn để có thể
củng cố và trau dồi kiến thức mà mình đã được học. Ngoài ra em còn có thể tiếp thu them
những kiến thức mà em thu thập được, nên đây là dịp để em có thể nâng cao kĩ năng nghề
nghiệp cũng như các kĩ năng sống và làm việc, khả năng giải quyết vấn đề, các tình huống
phát sinh. Do đó việc hoàn thành khóa thực tập và báo cáo thực tập này giúp cho em có
thêm sự tự tin, say mê học hỏi, sáng tạo và đặc biệt hơn là làm cho em có tinh thần và
trách nhiệm, lòng yêu nghề nghiệp hơn.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài là khai thác hệ thống ly hợp trên xe tải HINO
nhưng do thời gian có hạn và còn nhiều lý do khách quan khác nên em chỉ nghiên cứu sơ
đồ, nguyên lý cấu tạo của hệ thống ly hợp và các chi tiết của hệ thống sau đó đưa ra chuẩn
đoán, nêu ra những phương án bảo dưỡng và sửa chữa, quy trình tháo lắp; không nghiên
cứu, tính toán hay thiết kế chế tạo hệ thống ly hợp và các cơ cấu của hệ thống.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu đề tài : trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài thì em có sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Tra cứu tài liệu, sách vở giáo trình về chuyên ngành
Nghiên cứu, tìm kiếm thông tin trên mạng internet, các wedsite. Từ đó so sánh và
chắt lọc để sử dụng những thông tin cần thiết và đáng tin cậy.
Tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, các giảng viên cơ hữu cũng như các
giảng viên thỉnh giảng tại trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành trong đó phải kể
đến sự hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện về tài liệu của GVHD.
B – PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LY HỢP
TRÊN ÔTÔ
I. Công dụng, yêu cầu và phân loại
1. Công dụng.
Ly hợp là một cụm của hệ thống truyền lực (HTTL) nằm giữa động cơ và hộp số có các
chức năng sau:
-Truyền mômen quay từ động cơ tic HTTL nằm phía sau gồm: hộp số, cácđăng, vi sai
(truyền lực chính), bán trục và bánh xe.Khi ly hợp nối trục khuỷu động cơ với trục hộp số
êm sẽ đảm bảo cho các bánh răng truyền động không bị va đập vào nhau, các bộ phận
đang ở trạng thái đứng yên sẽ chuyển động từ từ, làm cho các bánh xe chủ động của ôtô
chuyển động nhẹ nhàng.
-Đảm bảo việc sang số dễ dàng, tránh hiện tượng va đập giữa các bánh răng hộp số.
-Cắt và nối mômen quay từ động cơ tới HTTL.Thực hiện đóng ngắt êm dịu nhằm giảm tải
trọng động và thực hiện trong thời gian ngắn.
-Khi chịu tải trọng quá lớn thì ly hợp đóng vai trò như một cơ cấu an toàn nhằm tránh quá
tải cho HTTL và động cơ.
2. Yêu cầu.
Ly hợp phải đảm bảo các yếu tố cơ bản sau:
-Làm việc chắc chắn và an toàn, phải truyền được mômen xoắn lớn nhất mà không bị
trượt.
-Nối và tách nhẹ nhàng, tách hoàn toàn các phần chủ động và bị động phải êm dịu để quá
trình ra vào số được nhẹ nhàng.
-Khi đóng và mở phải nhanh chóng, êm dịu không gây các lực va đập cho hệ thống truyền
lực.
-Có khả năng hấp thụ và tản nhiệt tốt.
-Kết cấu gọn, dễ điều khiển, bảo dưỡng và sửa chữa.
3. Phân loại.
3.1. Phân loại theo phương pháp truyền mômen quay từ trục khuỷu của động cơ
đến hệ thống truyền chia làm các loại sao:
.Ly hợp ma sát: truyền mô men xoắn nhờ vào ma sát tiếp xúc giữa các bề mặt
làm việc của phần chủ động và bị động của ly hợp.
.Ly hợp thủy lực: truyền mô men xoắn từ phần chủ động đến phần bị động được
thực hiện nhờ năng lượng cảu dòng chất lỏng.
Ly hợp điện từ : mômen truyền động nhờ tác dụng của từ trường nâm châm
điện.
Ly hợp liên hợp: mô men truyền động bằng cách kết hợp hai trong các loại kể
trên.
3.2. Phân loại theo hình dáng bền mặt đĩa:
.Ly hợp hình đĩa
.Ly hợp hình côn
.Ly hợp hình trống.
3.3. Phân loại theo số lượng đĩa ma sát:
.Ly hợp một đĩa ma sát.
.Ly hợp nhiều đĩa ma sát.
3.4. Phân loại theo trạng thái làm việc:
.Ly hợp thường đóng: luôn ở vị trí đóng, khi chưa chịu tác động của cơ cấu điều
khiển.
.Ly hợp thường mở: luôn ở vị trí mở, khi hoạt động phải có sự tác động của cơ
cấu điều khiển.
3.4. Phân loại theo phương pháp dẫn động:
Ly hợp dẫn động cơ khí.
Ly hợp dẫn động thủy lực.
Ly hợp dẫn động có cường hóa:
- Ly hợp dẫn động cơ khí cường hóa khí nén.
- Ly hợp dẫn động thủy lực cường hóa khí nén.
II. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc.
Đối với hệ thống ly hợp, về mặt cấu tạo người ta chia thành hai bộ phận chính:
- Cơ cấu ly hợp: là bộ phận thực hiện việc nối và ngắt truyền động từ động cơ đến hệ
thống truyền lực.
- Dẫn động ly hợp: là bộ phận thực hiện việc điều khiển đóng mở ly hợp.
1. Ly hợp ma sát khô một đĩa ma sát
1.1. Cấu tạo.
Ly hợp ma sát gồm có: phần chủ động, phần bị động và cơ cấu điều khiển.
Phần chủ động gồm có: bề mặt bánh đà, đĩa ép, vỏ ly hợp và lò xo ép.
Phần bị động gồm có: trục bị động và đĩa ma sát.
Hình 2.1. Kết cấu ly hợp một đĩa lò xo màng.
Cơ cấu điều khiển ly hợp gồm đòn mở( lò xo màng) lắp bản lề với vỏ ly hợp và đĩa
ép,vòng bi tỳ, bạc trượt, càng cua, bàn đạp ly hợp và bộ dẫn động cơ khí hay thủy lực.
Hình 2.2. Ly hợp ma sát loại một đĩa
1. Vỏ ly hợp; 2 .Đĩa ép; 3.Lò xo ép;
4. Bánh đà; 5. Trục ly hợp; 6. Lò xo giảm chấn;
7.Xương đĩa; 8.Đầu đòn mở;
9.Đĩa ma sát; 10. Bề mặt ma sát; 11. Bi tỳ.
1.2. Nguyên lý làm việc.
Theo sơ đồ cấu tạo trên hình 2.2, nguyên lý làm việc của ly hợp ma sát khô một đĩa lò xo
ép được mô tả như sau:
Trạng thái đóng: Khi chưa tác động vào bàn đạp ly hợp, do phần giữa của đĩa ép tì
vào đĩa ép 2 ép chặt đĩa bị động 1 với bánh đà, làm cho phần chủ động và bị động
của ly hợp trở thành một khối cứng và mômen được truyền từ động cơ tới trục ly
hợp.
a. Trạng thái đóng
Hình 2.3. Sơ đồ cấu tạo ly hợp ma sát khô một đĩa
1.Đĩa bị động; 2.Đĩa ép; 3.Vỏ ly hợp;
5.Bạc mở; 6.Trục ly hợp; 7.Càng mở;8.Lò xo ép dạng đĩa; 9.Tấm ma sát;
10. Bánh đà; 11.Trục khuỷu động cơ.
Trạng thái mở: Khi người lái xe tác động vào bàn đạp ly hợp qua cơ cấu dẫn động,
kết quả là một đầu của càng mở 7 sẽ tì vào bạc mở 5 dịch chuyển sang bên trái, ép
vào mặt đỉnh của lò xo đĩa hình côn. Do phần giữa của đĩa ép được liên kết với
thân 3 nên mặt đáy của đĩa ép sẽ dịch chuyển sang phải kéo đĩa ép tách khỏi đĩa bị
động 1 làm đĩa bị động 1 quay tự do. Lúc này ly hợp ngắt sự truyền mô men từ
động cơ tới trục ly hợp.
b. Trạng thái mở
Giữa các quá trình đóng mở, lực ép của lò xo thay đổi gây nên hiện tượng trượt tương
đối giữa các bề mặt chi tiết ma sát.Quá trình này diễn ra trong thời gian ngắn nhưng phát
sinh nhiệt rất lớn, gây nên hiện tượng tượng mỏi bề mặt ma sát, đốt nóng các chi tiết ly
hợp và có thể làm hỏng ly hợp.
1.3. Ưu và nhược điểm của ly hợp ma sát một đĩa
Ưu điểm:
- Kết cấu đơn giản, rẻ tiền.
- Thoát nhiệt tốt.
- Đóng mở dứt khoát.
Nhược điểm:
- Đóng không êm dịu
- Nếu truyền mô men quá lớn (lớn hơn 70÷80 Kgm) thì đường kính của đĩa
ma sát phải lớn hoặc phải dùng nhiều đĩa.
2. Ly hợp khô hai đĩa ma sát.
2.1. Cấu tạo.
Hình 2.4.Ly hợp hai đĩa ma sát
1.Bánh đà; 2,4.Đĩa ép; 3.Vỏ mặt bích phụ; 5.Vỏ ly hợp
6.Đòn mở ly hợp; 8,10.Đĩa ma sát; 9,12.Lò xo ép; 11.Thanh kéo
13.Đòn mở; 14.Bi tỳ; 15.Ống dẫn.
Khi ly hợp cần truyền một công suất lớn, nhưng do giới hạn vì không thể chế tạo ly
hợp có đường kính lớn, nên người ta sử dụng ly hợp hai đĩa ma sát.
Ly hợp hai đĩa ma sát có cấu tạo tương tự loại một đĩa ma sát, nhưng có thêm một
ép và một đĩa ma sát.
Phần chủ động có hai đĩa ép: Đĩa sau nối với vỏ ly hợp qua các đòn mở, giữa
chúng đặt các lò xo, đĩa ép trước hay còn gọi là đĩa ép trung gian đặt giữa hai đĩa ma sát.
Để chống dính, giữa bánh đà và đĩa ép trước có các lò xo tách. Hai đĩa ép được chống
xoay bằng cách lồng trong bulông bắt với vỏ ly hợp và dùng các vít chống xoay.
Phần bị động gồm: hai đĩa ma sát đặt giữa bánh đà và các đĩa ép. Hai đĩa ma sát
lắp với trục ly hợp bằng rãnh then hoa .
Cơ cấu điều khiển: tương tự như ở ly hợp một đĩa ma sát.
2.2. Nguyên lý làm việc
Ly hợp ma sát hai đĩa cũng có nguyên lý tương tự như ly hợp ma sát loại một đĩa,
chỉ khác là loại này có thêm đĩa ép để các lò xo tỳ vào.
Bình thường ly hợp ở trạng thái truyền mômen quay giữa động cơ với hệ thống
truyền lực.Các lò xo ép chặt với đĩa ép, đĩa ma sát và bánh đà thành một khối. Mômen
quay từ động cơ qua bánh đà, hai đĩa ép truyền cho đĩa ma sát đến trục ly hợp.
Khi tác động vào bàn đạp ly hợp, qua cơ cấu dẫn động đòn mở kéo đĩa ép xê dịch
về phía sau, đồng thời các lò xo tách đẩy đĩa ép trước về phía sau. Hai đĩa ma sát được
tách khỏi bề mặt của bánh đà và các đĩa ép. Ly hợp ở trạng mở, cắt truyền động từ động
cơ tới ly hợp.
2.3.Ưu và nhược điểm của ly hợp hai đĩa ma sát
Ưu điểm :
- Đóng mở êm dịu.
- Giảm được đường kính của đĩa và kích thước của ly hợp.
- Khi cùng kích thước, có khả năng truyền mô men quay lớn hơn ly hợp một
đĩa.
Nhược điểm :
- Cấu tạo phức tạp.
- Kiểm tra sửa chửa chi tiết rất phức tạp.
- Điều chỉnh khó khăn.
- Mở không dứt khoát.
- Tản nhiệt kém.
3.Ly hợp ma sát có lò xo ép hình đĩa
3.1.Cấu tạo
Loại ly hợp này được sử dụng rộng rãi trên ô tô du lịch hiện nay, loại này có kết
cấu đơn giản và khi tác dụng lực thì áp lực trên đĩa ma sát được phân bố đều. Vì lò xo ép
đĩa nên sẽ làm luôn nhiệm vụ đòn mở.
Lò xo đĩa được làm bằng thép lò xo. Nó được tán bằng đinh tán hoặc bắt chặt bằng
bulông vào nắp ly hợp. Có vòng trụ xoay ở mỗi phía của lò xo đĩa làm việc như một trụ
xoay trong khi lò xo đĩa đang quay.
Dùng các lò xo chịu kéo để nối các lò xo đĩa với đĩa ép li hợp.
Các kiểu xe gần đây đã áp dụng nắp ly hợp kiểu DST (lật ngược lò xo đĩa). ở loại
nắp ly hợp này, người ta lật ngược các đầu của nắp ly hợp để trực tiếp giữ lò xo đĩa ở vị
trí thích hợp.
Các dải băng được lắp theo chiều tiếp tuyến để truyền mônen quay.
Hình 2.5.Ly hợp lò xo màng.
1.Bánh đà; 2.Đĩa ma sát; 3.Đĩa ép; 4.Lò xo màng
5.Bạc mở
Kết cấu tương tự ly hợp ma sát nhưng các lò xo được thay hế bởi một màng duy
nhất. Lò xo màng có hình nón cụt dập bằng thép lá, phía trong là các tấm thép lá đàn hồi
hình côn thay thế cho các đòn mở. Lò xo màng lắp với vỏ ly hợp bằng các bulông, hai bên
đặt ba vòng dẫn hướng, mép ngoài lò xo màng lắp với đĩa ép.
3.2. Nguyên lý làm việc.
- Khi chưa tác dụng lực lên pedal, lò xo đĩa bung ra đẩy đĩa ma sát tỳ chặt vào bánh đà
tạo thành khối cứng, do đó lực truyền động từ trục khuỷu được truyền qua trục ly hợp (ly
hợp đóng).
- Khi người điều khiển tác dụng lực lên pedal, thông qua cơ cấu điều khiển lực sẽ tác
dụng lên bạc mở ( bạc đạn chà) và đẩy bạc mở đi vào làm lò xo đĩa ép lại, đĩa ma không
tỳ vào bánh đà nữa, do đó lực truyền động quay từ trục khuỷu sẽ không truyền qua trục ly
hợp (ly hợp mở).
3.3.Ưu điểm của ly hợp lò xo đĩa
- Lực ép lò xo màng không bị ảnh hưởng khi đĩa ma sát mòn, do đó tránh được tình
trạng ly hợp trượt.
- Kết cấu đơn giản, khối lượng nhỏ.
- Lực ép phân bố đều ở mọi chế độ làm việc.
4.Cấu tạo của một số chi tiết trong bộ ly hợp
Hình 2.6 Cấu tạo bộ ly hợp.
1.Bánh đà; 2.Bi đầu trục; 3.Đĩa ma sát; 4Bulông
6. Vỏ ly hợp; 7.Bi mở(bạc chà); 8.Đòn mở ngoài(càng cua).
4.1.Bánh đà
Bánh đà là bộ phận nằm cuối cùng của động cơ, được bắt chặt với trục khuỷu bằng
đai ốc, bề mặt được gia công phẳng. Trên vành có các bánh răng ăn khớp với máy khởi
động. Ngoài ra ở gần mép ngoài còn có các lỗ ren để lắp với vỏ ly hợp.
4.2.Vỏ ly hợp
Vỏ ly hợp được làm bằng gang có các lỗ để bắt và định tâm với bánh đà. Trên vỏ
ly hợp có các gờ hoặc lỗ để lien kết với đĩa ép nhưng vẫn cho phép đĩa ép di chuyển dọc
trục. Lỗ trong vỏ co các gờ nhỏ giữ vòng lò xo khóa nẵm cố định lò xo màng.
Mục đích chủ yếu của nắp ly hợp là để nối và ngắt công suất của động cơ. Nó phải
được cân bằng tốt trong khi quay và phải toả nhiệt một cách hiệu quả vào lúc nối ly hợp.
Nắp ly hợp có lò xo để đẩy đĩa ép li hợp vào đĩa ly hợp, các lò xo này có thể là lò xo xoắn
hoặc lò xo đĩa. Ngày nay lò xo đĩa được sử dụng ở hầu hết các ly hợp.