Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

luận văn kinh tế luật Thực tiễn thi hành luật doanh nghiệp 2005 tại thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.51 KB, 25 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA LUẬT
  

TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI
ĐỀ TÀI:
THỰC TIỄN THI HÀNH LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Họ và tên: NGUYỄN DỨC THÀNH
SBD 165
Năm sinh 13/07/1960
Líp: K3B
Cơ sở đào tạo: TTGDTX HÀ TÂY
Hà Tây - 2007
PHẦN I: GIỚI THIỆU
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
Luật doanh nghiệp 2005 đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông
qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2006. Luật
Doanh nghiệp 2005 đồng thời thay thế Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh
nghiệp nhà nước năm 2003 và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996
trong việc tổ chức quản lý doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời là
cần thiết. Vì với hệ thống pháp luật về doanh nghiệp trước năm 2005 đã bị
chia cắt, tách biệt áp dụng theo thành phần kinh tế. Do đó doanh nghiệp có
cùng loại hình pháp lý nhưng khác nhau về thành phần kinh tế thì được qui
định ở các văn bản khác nhau. Bản thân từng luật riêng cũng bộc lé các khiếm
khuyết cần bổ sung, sửa đổi. Khiếm khuyết chung của cả khuôn khổ pháp luật
về doanh nghiệp kết hợp với những khiếm khuyết riêng của từng luật cụ thể
đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh của môi trường kinh doanh của nước ta,
tạo sự thiếu công bằng, bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, không phù
hợp với các điều ước quốc tế. Do những hạn chế đó không những làm nền


kinh tế Việt Nam phat triển chậm, thiếu đồng bộ mà các nước trên thế giới
vẫn coi Việt Nam là đất nước chưa có nền kinh tế thị trường gây khó khăn
cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Luật Doanh nghiệp
2005 ra đời đánh dấu một sự thay đổi lớn trong pháp luật về doanh nghiệp ở
Việt Nam. Luật Doanh nghiệp 2005 là văn bản pháp lý chung điều chỉnh
thống nhất tất cả loại hình doanh nghiệp. Nó đã đảm bảo được quyền tự do
kinh doanh và yêu cầu đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh Õ. Nội
dung của Luật Doanh nghiệp phù hợp với những điều ước mà nhà nước ta
cam kết trong các thoả thuận đa phương và song phương, nhất là các nguyên
tắc cơ bản như “đối xử quốc gia” và “tối huệ quốc”. Đồng thời đốn trước xu
thế hội nhập, góp phần xây dựng hoàn thiện môi trường kinh doanh bình
đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, đủ mức hấp dẫn và có sức cạnh tranh
so với khu vực, là một bước tiến quan trọng trong lé trình hội nhập WTO.
Cho đến nay Luật Doanh nghiệp 2005 đã có hiệu lực được khoảng gần một
năm, vậy thực tiễn thi hành Luật Doanh nghiệp 2005 nh thế nào? Có những
2
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
thuận lợi gì hơn so với hệ thốnh pháp luật cũ về doanh nghiệp và còn những
hạn chế, vướng mắc gì trong quá trình thực thi của doanh nghiệp và cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý nhà nước.
Thông qua đây tôi thấy được những điểm mới, ưu điểm của Luật Doanh
nghiệp 2005 so với luật cũ và những hạn chế vướng mắc trong quá trình thực
tiễn thi hành. Với thời gian thực tập và quá trình học hỏi thu thập thông tin,
tìm hiểu thực tiễn tôi có một số đề xuất góp phần làm rõ hơn một số chế định
của Luật Doanh nghiệp và đưa ra một số bịên pháp giải quyết các vướng mắc
còn tồn tại trong qúa trình thi hành Luật Doanh nghiệp 2005.
3
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
PHẦN II: QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN
1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN: PHÂN TÍCH TỔNG

HỢP VÀ SO SÁNH.
Khi đọc các chế định luật, khi thu thập được các thông tin số liệu bài
viết tôi sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá những thông tin mà mình
thu thập được. Với từng thông tin thu được tôi phân tích xem ý nghĩa của
thông tin đó là gì? Và rót ra được nội dung chính, ý tưởng chính của thông tin
tài liệu đó. Tiếp đến tôi phân tích xem tại sao tác giả lại đưa ra những thông
tin số liệu Êy, cố gắng tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc. Sau khi phân tích
xong tôi biết được đâu là thông tin, số liệu cần chuẩn bị cho tiểu luận.
- Sau khi phân tích các số liệu thông tin thu được của thực tế thi hành
Luật Doanh nghiệp 2005, một phương pháp rất quan trọng được sử dụng tiếp
theo là phương pháp so sánh. Luật Doanh nghiệp 2005 với các số liệu thông
tin của thực tiễn thi hành Luật Doanh nghiệp 1999. Bằng phương pháp này ta
biết được điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2005 so với Luật Doanh nghiệp
1999, chế định nào được sửa đổi bổ sung và hiểu được tính hoàn thiện và
đồng bộ của luật mới đồng thời cũng phát hiện ra những hạn chế, vướng mắc
còn đang tồn tại trong thực tiễn thi hành.
- Để hệ thống hoá lại toàn bộ thông tin số liệu thu thập được qua hai
phương pháp phân tích và so sánh tổng hợp được sử dụng. Các thông tin số
liệu được sắp xếp theo mét chu trình thời gian. Nhờ đó tôi đánh giá tình hình
chung thực tiễn thi hành Luật Doanh nghiệp 2005 quatừng giai đoạn và thấy
được qúa trình biến đổi từng giai đoạn. Dùa trên cơ sở đó tôi đưa ra những
đánh giá, nhận xét của mình về những đánh giá, nhận xéy của mình về những
điểm tốt, điểm hạn chế của thực tiễn thi hành luật Doanh nghiệp 2006 trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Cũng trên cơ sở của phương pháp so sánh tôi tổng hợp
toàn bộ những chế định đã được sửa đổi bổ sung khắc phục được những hạn
chế của luật doanh nghiệp 1999.
4
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
2. Nguồn thu nhập tài liệu
- Thông tin, tài liệu thu thập dược tại phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế

hoạch và đầu tư Hà Nội. Các số liệu tôi thu thập được phần lớn do cán bộ
phòng cung cấp. Hàng năm phòng có báo cáo tổng kết và thống kê các số liệu
cụ thể của từng năm. Đây là số liệu cụ thể của từng năm. Đây là những số liệu
vô cung quan trọng nã giúp tôi nhìn rõ hơn thực trạng của việc thực thi Luật
Doanh nghiệp. Sau đây là một số tài liệu thống kê tôi được cung cấp tham
khảo:
+ Biểu luỹ kế doanh nghiệp đăng ký kinh doanh năm 2006.
+ Bảng thống kê số lượng chuyển đổi trong năm (tính đến 28 tháng 02
nam 2007)
+ Cuốn Hái - đáp Luật Doanh nghiệp 2005 do Nhà xuất bản Tài chính
xuất bản năm 2006.
+Thông tin tài liệu thu thập được từ thư viện trường đại học Luật Hà
Nội cũng là những tài liệu tham khảo giúp tôi đanh giá sâu sắc hơn về thực
tiễn thi hành Luật mới sau.
+ Bài viết “Một số vần đề pháp lý và thực tiễn về các loại hình doanh
nghiệp ở Việt Nam”
+ Thực hiện Luật doanh nghiệp kết quả, vấn đề và kiến nghị giải pháp
do tổ công tác thi hành luật doanh nghiệp thực hiện theo dự án Vie
01/025, vvv
+ Ngoài ra tôi còn tìm kiếm bài viết trên mạng internet. Đây la nguồn
có nhiều tài liệu bài viết phong phú, đa dạng về chuyên đề này nh là:
+ Trang web của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội : www.hapi.gov.vn
+ Trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội : www.mopi.gov.vn
+ Tạp chí nghiên cứu lập pháp : www.nclp.org.vn
5
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
+ Mét sè trang web nh : www.vneconomy.com.vn (trang web của thời
báo kinh tế Việt Nam), www.muabandoanhnghiep.com.vn và công cụ tìm
kiếm www.google.com.vn, vvv
3. Các thông tin thu nhập được.

Theo biểu luỹ tiến doanh nghiệp đăng ký kinh doanh 2006 thống kê,
tính đến hết 2006 tại Hà Nội có 45.800 doanh nghiệp, tổng số vốn đăng ký là
khoảng 104,8 nghìn tỷ đồng đây là một con số khá lớn với một thành phố
đang phát triển như Hà Nội. Tính đến thời điểm này Luật Doanh nghiệp 2005
có hiệu lực được 8 tháng vậy số lượng các doanh nghiệp đăng ký thành lập có
gì biến động không so với trước ngày 1/7/2006. Cơ cấu loại hình doanh
nghiệp có gì thay đổi không. Trước 1/7/2006 thì đăng ký thành lập doanh
nghiệp chủ yếu với loại hình là công ty CP, TNHH hai thành viên trở lên. Còn
loại hình doanh nghiệp một thành viên, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư
nhan thì rất Ýt. Vậy lý do tại sao người dân chỉ chọn laọi hình công ty cổ
phần hay công ty TNHH hai thành viên
Bảng 1 : Thống kê số lượng doanh nghiệp và
Số vốn đang ký thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội
Năm
Sè doanh nghiệp đăng ký thành
lập
Số vốn
Đơn vị : Triệu đồng
2003 5.907 13.437.479
2004 7.873 18.072.243
2005 9.139 23.824.523
2006 9.552 32.813.695
1/2006 741 2.645.370
2/2006 529 1.308.120
3/2006 1.089 2.820.720
4/2006 947 2.674.530
5/2006 909 1.832.520
6/2006 873 3.329.060
7/2006 714 2.119.480
8/2006 642 1.746.030

9/2006 694 1.547.805
6
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
10/200
6
831 3.003.500
11/200
6
817 3.211.500
12/200
7
765 6556.015
1/2007 939 6.052.673
2/2007 556 32.713.839
Từ 01/06/2006 Luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực thi hành.
Bảng 2 : Thống kê về loại hình doanh nghiệp
Tứ năm 20044 đến 2/2007 tại Hà Nội
Năm DTNN TNHH 2
TV
TNHH 1
TV
Công ty
Cổ phần
Công ty
hợp danh
2003 264 3796 34 1813 0
2004 224 4712 46 2888 3
2005 483 4869 118 3660 9
2006 270 4715 342 4189 0
2/007 31 569 226 669 0

Bảng 3 : Sè vốn đăng ký kinh doanh từ năm 2003 đến 2006
đối với từng loại hình doanh nghiệp tại Hà Nội (ĐV: Triệu đồng)
Năm
Tổng số
vốn
DNTN Công ty
TNHH 2
TV
Công ty
TNHH 1
TV
Công ty
Cổ phần
Công
ty hợp
danh
2003 13.437.452 111.079 5.253.45
8
265.803 7.807.112 0
2004 18.072.24
3
121.213 6.464.04
2
702.179 10.780.40
9
4.400
2005 23.824.52
3
118.290 6.256.165 2.356.77
0

15.084.14
8
9.150
2006 32.813.695 110.295 6.059.68
0
3.307.30
0
23.336.42
0
0
7
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
Việc các doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp có số lượng khá
lớn, vậy khi hoạt động có bao nhiêu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đến mức
không thể tồn tại phải giải thể? Theo bảng thống kê số lượng doanh nghiệp
chuyển đổi từ 28/02/2007 thì tổng số doanh nghiệp giải thể gửi thông báo giải
thể tới cơ quan đăng ký nh sau:
Bảng 4: thống kê số doanh nghiệp giải thể từ 2007 đến 28/22007 tại hà nội
Năm 2003 2004 2005 2006
2007 đến
28/2/2007
SL DN
giải thể
93 88 172 291 57
Theo điều 109, 110 Luật doanh nghiệp 1999 và điều 154, 155 Luật Doanh
nghiệp 2005 Quy định cho phép công ty TNHH chuyển đổi thành công ty CP và
ngược lại; đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành
viên trở lên, theo bảng thống kê số lượng doanh nghiệp chuyển đổi như sau:
Bảng 4: Thống kê số doanh nghiệp chuyển đổi đầu từ 2003 đến hết tháng
2/ 2007 tại hà nội

Stt Năm
Công ty TNHH
2 TV thành
công ty CP
Công ty TNHH
1 TV thành
TNHH2 TV trở
lên
Công ty CP
thành THNH2
TV TV trở lên
1 2003 47 0 0
2 2004 63 1 3
3 2005 80 0 7
4 2006 114 1 10
5 2/2007 9 1 2
Các nước phát triển trên thế giới khi các công ty muốn nâng cao hiệu
quả kinh doanh hoặc bị lâm vào tình trạng khó khăn không thể tiếp tục hoạt
động kinh doanh, để duy trì hoạt động kinh doanh của mình và tiếp tục tìm
kiếm lợi nhuận các công ty này thường sử dụng phương pháp là tổ chức lại
công ty như: sát nhập, hợp nhất, chia tách với doanh nghiệp kháchơn là chọn
cách phá sản và giải thể. Luật doanh nghiệp cũng qui định cụ thể vấn đề này
tuy nhiên việc chia tách hợp nhất sát nhập chủ yếu diễn ra trong khối doanh
8
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
nghiệp nhà nước. Theo báo cáo tình hình đăng ký kinh doanh số 17/BC-
KHĐT ngày 19/03/2007 của Sở Kế hoạch và Đầu tư hà Nội thì kể từ khi Luật
Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực thì chưa có doanh nghiệp nào đăng ký chia,
tách, sát nhập, hợp nhất đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Theo thống
kê từ năm 2003 đến năm 2006 thì 12 công ty nhà nước sát nhập trong đó năm

2003 là 5, năm 2004 là 0, năm 2005 là 4, năm 2006 là 3 công ty nhà nước.
Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đến vấn đề
này.
PHẦN III: KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN
1. Về tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Hàng năm trên địa bàn Hà Nội số lượng doanh nghiệp đến đăng ký
thành lập doanh nghiệp liên tục tăng từ bảng số 1 ta có bảng số liệu về tốc độ
tăng về số lượng doanh nghiệp và vốn, lấy năm 2003 là 100%:
STT Năm
Sè doanh nghiệp đăng ký
thành lập
Số vốn
1 2003 100% 100%
2 2004 133% 134%
3 2005 154% 177%
4 2006 162% 244%
Kể từ ngày 01/06/2006 Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực thi hành
số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới không ngừng tăng về số lượng
và quy mô vốn so với các năm trước. Năm 2006 sè doanh nghiệp đăng ký
tăng 62%, số vốn tăng 144% so với năm 2003. Điều này cho thấy Luật
Doanh nghiệp phù hợp với thực tiễn. Luật Doanh nghiệp 2005 kế thừa và
phát triển Luật Doanh nghiệp 1999, là sự thay đổi lớn về tư duy, công dân
được quyền tù do kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm. Theo
9
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
bảng số 1 T2/2007 sè doanh nghiệp đăng ký thành lập tuy giảm so với các
tháng trước (556 doanh nghiệp) nhưng lượng vốn đầu tư thì tăng đột biến lên
tới con sè Ên tượng, bằng cả năm 2005 (32.713.839 triệu). Luật đã tạo ra sù
thay đổi tích cực trong quan niệm xã hội về doanh nghiệp và doanh nhân
điều này giúp củng cố và tăng thêm lòng tin của người dân khi bỏ tiền ra

kinh doanh. Dờu hiệu này cho thấy người dân đã dần dần thích ứng với kinh
tế thị trường, đưa nguồn vốn liên tục vào đầu tư không tích luỹ như thãi
quen trước đây của người Việt Nam và cũng là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế
đang phát triển sôi đéng.
Còn về loại hình doanh nghiệp được đăng ký, từ trước 2005 thì các
doanh nghiệp lùa chọn nhiều hất là công ty TNHH hai thành viên trở lên sau
dố là công ty cổ phàn. Các doanh nghiệp chọn loại hình công ty TNHH là phù
hợp nó vừa có chế độ hữu hạn vừa phù hợp với dự án, nguồn vốn đàu tư nhá.
Năm 2003 số lượng công ty TNHH 2 thành viên trở lên đăng ký chiếm
khoảng 51%, công ty cổ phần khoảng 17%, đến năm 2006 công ty TNHH là
49,7%, công ty CP là 43,8%. Số liệu trên cho thấy xu hướng hiện nay các
doanh nghiệp lùa chọn loại hình công ty CP. Kinh tế đang trên đà phát triển
qua một thời gian các nhà đầu tư làm ăn trên quy mô lớn vì thế lùa chọn
ccong ty CP là tất yếu. Vậy các loại hình doanh nghiệp khác thì thế nào? Theo
thống kê các loại hình doanh nghiệp như DNTN, công ty TNHH, công ty HD
một thành viên chiếm số lượng rất Ýt. Như năm 2005 DNTN đăng ký chiếm
5,2% công ty HD chiếm 0,1% công ty TNHH, công ty TNHH một thnàh viên
chiếm 1,3%. Công ty HD và DNTN đều theo chế độ vô hạn và những loại
hình công ty này tính mở không cao, nó không được phát hành cổ phiếu nên
việc mở rộng kinh doanh rất khó khăn. Hơn nữa Luật Doanh nghiệp 1999 lại
quy định công ty HD không có tư cách pháp nhân vì thế các nhà đàu tư không
thích chọn loại hình doanh nghiệp này. Năm 2003 không có công ty hợp danh
nào, đến năm 2004 thì pháp luật quy định công ty kiểm toán phải theo loại
hình công ty hợp danh bởi vậy năm 2004 và 2005 có 12 công ty HD. Đến
10
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực thì không quy định buộc công ty kiểm
toán phải theo loại hình công ty hợp danh và công ty hợp danh đã có tư cách
pháp nhân thì năm 2006 và đến đầu năm 2007 vẫn chưa có công ty hợp danh
nào đăng ký. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì do Luật

Doanh nghiệp 1999 quy định chỉ có tổ chức mới có quyền thành lập vì vậy số
lượng đăng ký thành lập cũng có Ýt, chủ yếu từ các công ty nhà nước chuyển
đổi sang công ty TNHH một thành viên. Đến Luật Doanh nghiệp 2005 đã sửa
đổi, bổ sung công ty TNHH một thành viên các nhân cũng có quyền thành lập
nên đã có sự đột biến về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập năm 2005
có 118 công ty TNHH một thành viên đến năm 2006 có 324 công ty gấp 2,3
lần. Đến hết tháng 2 năm 2007 có thêm 226 công ty TNHH một thành viên
được thành lập. Xu hướng đăng loại hình này sẽ càng tăng vì trước đây một
cá nhân muốn mình làm chủ doanh nghiệp chỉ được chọn loại DNTN, nay cá
nhân được chọn cả công ty TNHH phù hợp với tâm lý thích làm chủ cuả
người Việt Nam.
2. Vấn đề đăng ký kinh doanh:
a. Về hồ sơ đăng ký kinh doanh
Về đối tượng được thành lập và quản lý doanh nghiệp, trước đây Luật
Doanh nghiệp 199 chỉ cho phép tổ chức cá nhân trong nước mới được quyền
thành lập và quản lý doanh nghiệp còn người nước ngoài và tổ chức nước
ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
1997. Nay Luật Doanh nghiệp 2005 cho phép tổ chức cá nhân trong nước và
nước ngoài đều được quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp trừ một số
trường hợp Luật cấm không cho thành lập, quản lý và góp vốn. Phạm vi đối
tượng được không thành lập, quản lý doanh nghiệp 2005 hẹp hơn Luật Doanh
nghiệp 1999 chẳng hạn như trước đây Luật Doanh nghiệp 1999 không cho
phép người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự không được phép thành lập,
quản lý nay Luật Doanh nghiệp đã bỏ khoản này. Điều này có nghĩa là quyền
tự do kinh doanh được mở rộng. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra ở đây là Luật
11
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
Doanh nghiệp quy định rằng cán bộ công chức, nhưng thực tế rất nhiều cán
bộ công chức nhà nước vẫn tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp. Khi
đăng ký kinh doanh các thành viên góp vốn chỉ phải nép bản sao chứng minh

nhân dân. Cán bộ phòng Đăng ký kinh doanh chỉ kiểm tra xem bản sao đó có
hợp lệ hay không? Nếu nơi làm việc các cán bộ không phát hiện hoặc phát
hiện mà không xử ký thì cũng không quản lý được cán bé viên chức nhà nước
tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp. Vì thế cần thiết có sự phối kêt hợp
giữa cơ quan Đăng ký kinh doanh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
quản lý cán bộ công chức nhà nước.
Luật Doanh nghiệp 2005 có sửa đổi so với Luật Doanh nghiệp 1999 về
hồ sơ đăng ký kinh doanh. Điều 13 Luật Doanh nghiệp 1999 quy định chung
về hồ sơ cho tất cả loại hình doanh nghiệp đến Luật Doanh nghiệp 2005 đã
quy định rất cụ thể hồ sơ đăng ký cho từng loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên
một vấn đề đặt ra trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là chứng chỉ hành nghề.
Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh
doanh quy định đối với hồ sơ thành lập mới, thay đổi bổ sung ngành nghề
đăng ký kinh doanh mà nghề đó đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề, trước
khi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp phải nép bản sao hợp lệ chứng chỉ hành
nghề của Giám đốc hoặc của Tổng Giám đốc và các cá nhân khác.
Theo cách hiểu như trên doanh nghiệp phải nép chứng chỉ của hai chủ
thể: Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác. Nhưng thực tế doanh nghiệp
chỉ cần nép chứng chỉ của Giám độc (tổng giám đốc), nếu Giám đốc không có
chứng chỉ hành nghề có thể nép chứng chỉ của cá nhân khác có chức danh
quản lý công ty. Trong qua trình hoạt động từ trước tới nay, đối với ngành
nghề có chứng chỉ thì chỉ cần một cá nhân có chứng chỉ là đủ. Tổng giám đốc
cũng phải có chứng chỉ hành nghề. Quy định như vậy là không phù hợp vì
một cá nhân không thể am hiểu nhiều lĩnh vực. Nếu lý luận rằng anh không
thể kinh doanh nếu anh không am hiểu lĩnh vực đó thì sẽ không đảm bảo cho
công việc thực hiện đúng tiêu chuẩn, đúng pháp luật là hoàn toàn không hợp
12
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
lý. Giám đốc chỉ là một bộ phận của doanh nghiệp, dưới giám đốc còn có đội
ngò cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp.

Về tên của doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp đã quy định rất cụ thể về
những điều cấm trong đặt tên hay thế nào là tên trùng hay nhầm lẫn. Tuy
nhiên một số vấn đề đặt ra là luật chưa quy định như thế nào là tên riêng. Tại
điều 31 quy định tên doanh nghiệp và tên riêng. Tại khoản 2 điều 10 Nghị
định 88/2006/NĐ-CP lại quy định: doanh nghiệp có thể sử dụng ngành nghề
kinh doanh hình thức đầu tư hay yếu tố phụ khác để cấu thành tên riêng của
doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký kinh ngành nghề đó. Ví dụ Công
ty CP thương mại sản xuất bia AB. Thì “công ty CP” là bộ phận loại hình
doanh nghiệp, “thương mại sản xuất bia Ab” là tên riêng. Theo điểm đ khoản
1 điều 34 quy định về tên gây nhầm lẫn tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu
đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bới số tự nhiên, số
thứ tù hoặc chữ cái tiếng việt ngay sau tên riêng của doanh nghiệp. Vậy trong
trường hợp này nếu đặt tên là “Công ty cổ phần thương mại sản xuất bia AB”
thì không phải là gây nhầm lẫn, mà phải thêm các yếu tố như “thương mại sản
xuất AB 1” hay “thương mại sản xuất bia AB P” mới là gây nhầm lẫn. Rõ
ràng khi đọc “ công ty CP thương mại sản xuất bia AB và công ty CP thương
mại sản xuất bia AD” khách hàng rất dễ bị nhầm lẫn giữa tên hai công ty. Hay
tên là Công ty cổ phần xây lắp 1 thì “ xây lắp 1” là tên riêng. NÕu tôi đặt
công ty cổ phần xây lắp 2 thì không bị coi là trùng và nhầm lẫn. Người có thể
nghĩ là công ty CP xây lắp 2 là công ty con của công ty cổ phần xây lắp 1.
Thực tiễn thi hành luật doanh nghiệp 1999 đã phát hiện rất nhiều bất cập liên
quan đến vấn đề đặt tên trùng hay gây nhầm lẫn xét trên phạm vi cả nước.
Đến luật doanh nghiệp 2005 quy định về vấn đề này cũng không thay đổi.
Việc tra tên trùng hay nhầm lẫn chỉ xét trên phạm vi tỉnh. Tên doanh nghiệp
được coi là tên thương mại của công ty nó gắn liền trên hàng hoá dịch vụ. Mà
hàng hoá, dịch vụ luôn luân chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác chứ không ở
13
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
phạm vi của một tỉnh. Đây là một trong những điểm hạn chế của luật doanh
nghiệp 1999 mà luật doanh nghiệp 2005 không khắc phục được.

Quy định về điều lệ của luật doanh nghiệp 2005 cũng trên cơ sở kế thừa
luật doanh nghiệp 1999. Tuy nhiên tại điều 123 luật doanh nghiệp 199 quy
định đối với công ty CP, TNHH, DNTN thành lập từ trước khi luật doanh
nghiệp 1999 có hiệu lực thì không phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh lại
nhưng nếu điều lệ không phù hợp với quy định của luạt doanh nghiệp 1999
thì phải sửa đổi bổ sung thời hạn hai năm. Còn tại luật doanh nghiệp 2005 thì
không quy định vấn đề này. Có nghĩa là các công ty vẫn áp dụng điều lệ cũ
cho dù trái với luật mới. Ví dụ tại điểm d khoản 1 điều 79 luật doanh nghiệp
2005 quy định cổ đông phổ thông có quyền xem xét, tra cứu và trích lọc, sao
chép điều lệ công ty, sổ biên bản họp đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết
của đại hội đồng cổ đông, tuy nhiên trong điều lệ thì quy định cổ đông phổ
thông sở hữu trên 10% cổ phần mới có quyền đó. Đây là một thiếu sót của
Luật Doanh nghiệp 2005, chính vì vậy việc thực thi luật Doanh nghiệp cũng
chưa được hoàn thành.
Một điểm mới nữa trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là trước đây Luật
Doanh nghiệp 1999 yêu cầu phải có đơn đăng ký kinh doanh. Điều này thể
hiện đúng bản chất quyền tự do kinh doanh được Hiến pháp 1992 quy định.
Khi người dân có vốn việc kinh doanh hay không là quyền của họ, nếu họ
kinh doanh thì nhà nước chỉ có quyền công nhận quyền kinh doanh Êy chứ
không phải là nhà nước ban quyền kinh doanh cho người dân.
b. Về trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh.
Trình tự thủ tục đăng ký thành lập mới.
Luật Doanh nghiệp 2005 điều chỉnh tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế dù chỉ là doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế dù chỉ là doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. theo quy định tại
điều 50 luật đầu tư vào Việt Nam phải làm thủ tục đăng ký đầu tư, giấy chứng
14
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
nhận đăng ký đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nhà

đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế thì thực
hiện đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp. Vậy điểm mới của Luật
Doanh 2005 là chủ doanh nghiệp là nhà nước, tổ chức về kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài đã thành lập trước khi Luật Doanh nghiệp 2005 mà trước đây
chịu sự điều chỉnh của ba đạo luật khác nhau: Luật Doanh nghiệp nhà nước
2003, Luật Đầu Tư nước ngoài tại Việt Năm 1997, sửa đổi bổ sung năm
2000và Luật Doanh nghiệp 1999. Với quy định này Luật Doanh nghiệp đã tạo
ra một “sân chơi chung” cho tất cả các thành phần kinh tế, tạo sự công bằng
cho tất cả các doanh nghiệp. Doanh nghiệp 1999, cơ quan có thẩm quyền giải
quyết đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp đó là Sở Kế Hoạch và Đầu Tư.
Theo Luật Doanh nghiệp 1999 quy định cơ quan đăng ký kinh doanh có trách
nhiệm giải quyết việc đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
nhận hồ sơ, đến Luật Doanh nghiệp 2005 quy định tại điều 15, cơ quan đăng
ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Có nghĩa là kể từ ngày nép hồ sơ đến ngày làm
việc thứ mười thì doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh. Nếu hồ sơ đăng ký kinh doanh bị từ chối hoặc cần sửa đổi bổ sung thì
cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rằng văn bản cho người thành lập
doanh nghiệp biết doanh để sửa đổi bổ sung cho phù hợp với các quy định cuả
pháp luật trong 10 ngày đó, điều này đã thể hiện rõ nét cải cách hành chínhtạo
thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên tại nghị 88/2006/NĐ-CP thì quy định
ngược lại tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2005. Tại khoản1 điều 20 quy
định thời gian cấp giáy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10
ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nghị định 88 cũng không
quy định cụ thể thời hạn trả lời tính hợp lệ trong hồ sơ mà chỉ quy định thời
hạn trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ cơ quan đăng ký kinh
doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bổ sung trong trường hợp
không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp không được đặt theo đúng quy định. Tại
15
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165

phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội trả lời hợp lệ của hồ sơ là 5 ngày làm viêc.
Nếu hồ sơ hợp lệ rồi thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh sau năm ngày làm việc tiếp theo. Nếu doanh nghiệp cần
sửa đổi bổ sung thì cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo cho doanh nghiệp
sửa đổi bổ sung. Sau khi sửa đổi bổ sung xong doanh nghiệp nép hồ sơ cho cơ
quan đăng ký kinh doanh và lại đợi 5 ngày nữa để được trả lời về tính hợp lệ
và đến khi nào cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo hợp lệ thì mới chính
thức cấp thời hạn giấy phép đăng ký kinh doanh. Như vậy nếu doanh nghiệp
bổ sung hồ sơ ngay và hố sơ bổ sung sửa đổi là hợp lệ thì thời hạn hợp lệ tối
thiểu là 15 ngày làm việc kể từ ngày nép hồ sơ, và thực tiễn có thể xảy ra
trường hợp doanh nghiệp hai hoặc ba lần sửa đổi mà vẫn chưa hòan thiện thì
chắc không biết bao nhiêu ngày mới được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
Thực tế các doanh nghiệp vẫn thường tự đi làm các thủ tục thành lập công ty
chỉ số Ýt doanh nghiệp thuê các văn phòng luật, bởi vậy rất có nhiều hồ sơ
không hoàn chỉnh bị trả lại để sửa đổi. Vì thế vẫn xảy ra tình trạng doanh
nghiệp phải đi lại nhiều lần đến cơ quan đăng ký kinh doanh và mất nhiều
thời gian công sức cho việc hoàn thành thủ tục. Theo lý luận chung thì có sự
mâu thuẫn giữa luật và văn bản dưới luật thì luật đươc ưu tiên áp dụng, tuy
nhiên cũng như tình hình thực tế chung ở Việt Nam các cơ quan đăng ký kinh
doanh vẫn thực hiện pháp luật theo các văn bản dưới luật. Để đảm bảo tính
pháp chế của Luật hy vọng trong tương lai các văn bản dưới luật cần sửa đổi
bổ sung cho phù hợp với luật.
Về điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh : Điều 24 Luật
Doanh nghiệp 2005 quy định 5 điều kiện để cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh. Luật Doanh nghiệp 2005 đã bổ sung thêm một điều kiện mới là
có trụ sở mới theo đúng quy định của Luật Doanh nghiêp. Và luật còng quy
định bổ sung về vấn đề lệ phí đăng ký kinh doanh. Trước đây Luật Doanh
nghiệp 1999 không quy định về mức lệ phí phải nép khi đăng ký kinh doanh
và cũng không có điều luật nào hạn chế số lượng ngành nghề đăng ký. Vì thế
16

Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
nên diễn ra tình trạng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tràn lan các
ngành nghề đăng ký kinh doanh một hoặc chỉ hai ngành nghề . Hạn chế tình
trạng này Luật Doanh nghiệp 2005 quy định lệ phí đăng ký kinh doanh được
xác định căn cứ vào số lượng ngành nghề đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên cho
đến thời điểm hiện nay chưa có bất cứ nghị định nào của chính phủ quy định
mức phí cụ thể trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp
2005. Hiện nay, phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội vẫn áp dụng mức lệ phí cũ
theo Quyết định số 83/2000/QĐ-BTC về ban hành mức thu lệ phí đăng ký
kinh doanh. Luật mới đã quy định mức lệ phí mới nên hiện nay tình trạng
đăng ký ngành nghề kinh doanh tràn lan vẫn còn.
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải
công bè nội dung đăng ký kinh doanh. Luật doanh nghiệp 2005 quy định
doanh nghiệp,có thể đăng trên báo hoặc báo điện tử trong báo sè liên tiếp
trong khi đó luật doanh nghiệp 1999 chỉ cho doanh nghiệp chỉ được đăng trên
báo viết. Về con dấu của doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết, được cơ
quan cấp dấu đồng ý thì doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai.
3. Về các loại hình doanh nghiệp
Với Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp 2005 đã quy định các nhà đầu tư
trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài đều có quyền lùa chọn tất cả các loại
hình doanh nghiệp mà không hạn chế ở bất kỳ loại hình nào. Trước đây theo
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1997 và sửa đổi bổ sung năm 2000 quy
định doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì chỉ
có quyền lùa chọn loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH.
Đến nay nhà đầu tư nước ngoài có quyền thành lập theo bất cứ loại
hình doanh nghiệp nào mà có lợi cho doanh nghiệp mình nhất.
Các chế định về các loại hình doanh nghiệp nhìn chung kế thừa luật
doanh nghiệp 1999. Ngoài ra Luật doanh nghiệp 2005có sửa đổi bổ sung
nhằm phù hợp với đối tác điều chỉnh và khắc phục các hạn chế của Luật
Doanh nghiệp 1999 còn vướng mắc.

17
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
a/ Đối với loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên Luật Doanh
nghiệp 2005 bổ sung thêm một số điều khoản về chế độ quản trị nội bộ của
công ty. Điều 33 luật daonh nghiệp 1999 quy định khi thành viên chết thì
người thừa kế chỉ là thành viên của công ty khi được hội đồng thành viên
đồng ý. Nếu người thừa kế mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ
thành viên đó thông qua người giám hộ. Nhưng luật Doanh nghiệp 2005 thì
quy định người thừa kế đương nhiên là thành viên của công ty không cần sự
chấp thuận của hội đồng thành viên và người giám hộ cũng vậy. Điều này
hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về thừa kế luật doanh nghiệp
2005 còn quy định chi tiết trường hợp tặng cho một phần hoặc toàn bộ vốn
góp của mình cho người khác. Nếu tặng cho người cùng huyết thống đền thế
hệ thứ ba thì đương nhiên là thành viên của công ty.Trường hợp tặng cho
người khác thì chỉ trở thành thành viên khi được hội đồng chấp nhân. Quy
định như vậy là hoàn toàn phù hợp với bản chất công ty TNHH. Công ty
TNHH có tính lưỡng tính giữa chế độ vô hạn và hữu hạn. Nó hoạt động trên
sự quen biết nhưng chị trách nhiệm theo số vốn góp vào. Bởi thế người lạ
muốn được là thành viên công ty TNHH. Luật doanh nghiệp cũng quy định
tiêuc huẩn chung cho đại diện theo pháp luật là phải thường trú tại Việt Nam.
Trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải uỷ quyền bằng văn
abrn cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đai diện theo
pháp luật. Tại điều 48 Luật cũng quy định cụ thể điều kiện của người đại diện
theo uỷ quyền. Luật doanh nghiệp 2005 còng quy định cụ thể tiêu chuẩn và
điều kiện là giám đốc hoặc tổng giám đốc. Nếu thành viên công ty muốn làm
giám đốc phải có đủ năng lực hành vi dân sự không thuộc đối tượng bị cấm
quản lý doanh nghiệp và phải sở hữu trên 10% vốn điều lệ. Thiết nghĩ tại sao
luật lại đưa ra tiêu chuẩn như vậy. Liệu nó có phù hợp với thực tế hay không?
Nếu có mộtt hành viên có trình độ chuyên môn có năng lực quản lý nhưng chỉ
có 8% số vốn chẳng hạn thì không có quyền được được làm giám đốc công ty.

18
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
Pháp luật đã cho họ quyền được thành lập công ty thì pháp luật cũng nên để
họ có quyền được tự do lùa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty.
b/ Trước đây Luật Doanh nghiệp 1999 quy định chỉ có tổ chức mới
thành lập công ty TNHH một thành viên Luật Doanh nghiệp 2005 đã mở rộng
cá nhân cũng có thể thành lập công ty TNHH một thành viên và đã quy định
cụ thể cơ cấu tổ chức quản lý của loại hình công ty này.
Tại khoản điều 63 chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ. Dường như
quy định này hoàn toàn giống với quy định của Luật Doanh nghiệp 1999. Tại
khoản 6 điều 4 luật daonh nghiệp 2005 quy định là số vốn do các thành viên,
cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời gian nhất định được ghi trong
điều lệ. Có nghĩa là vốn điều lệ xảy ra hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là
số vốn đã góp nghĩa là chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp ví dụ
như công ty CP. Trường hợp thứ hai là cam kết góp cho dù anh chưa góp đủ
số vốn đó như công ty TNHH hai thành viên trở lên. Vậy mà trong định nghĩa
về công ty TNHH một thành viên luật chỉ quy định vốn điều lệ thì nên hiểu
theo nghĩa nào? Cam kết góp hay góp ? Tại điều 48 Luật Doanh nghiệp 1999
đã quy định rất cụ thể rằng: Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một
phần hoặc toàn bộ phần vốn đã góp vào công ty, chỉ được rút vốn bằng cách
chuyển nhượng cho tổ chức và cá nhân khác. Đến luật Doanh nghiệp 2005 tại
điều 66 lại quy định hai loại vốn :Vốn điều lệ và vốn đã góp. Nếu chủ sở hữu
muốn rút vốn chỉ được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều
lệ cho tổ chức cá nhân khác, và luật còng không quy định có phải chịu trách
nhiệm liên đới về các khoản nợ hay không? Đối với vốn đã góp chủ sở hữu
rút vốn ngoài hình thức chuyển nhượng còn được rút vốn dưới hình thức khác
mà phải chịu trách nhiệm liên đới về các khảon nợ của công ty nhưng luật
không quy định hình thức khác ở đây là hình thức nào? Vì vậy vốn điều lệ ở
đây được hiểu là vốn cam kết góp nếu anh chưa góp thì anh cã thể chuyển

nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho người khác. Tại sao luật
không quy trách nhiệm của chủ sở hữu rút vốn bằng cách chuyển nhượng vốn
19
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
điều lệ? Nêú anh cứ đăng ký theo ý thích, sau đó anh nhân danh công ty thực
hiện các hành vi làm thiệt hại cho lợi Ých của công ty, lợi Ých của xã hội mặc
dù anh chưa góp một đồng vốn nào, sau đó anh chuyển nhượng cho người
khác và anh không phải chị trách nhiệm gì về các nghĩa vụ đó. Và người nhận
mua phần góp vốn đó cũng không có quy định nào đối với họ. Phải chăng đây
là một kẽ hở của luật doanh nghiệp 2005. Hơn nữa cũng tại khoản 1 điều 66
luật quy định trường hợp chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức cá
nhân khác thì phải đăng ký chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên
trở lên. Còn trường hợp chuyển nhượng một phần vốn đã góp thì luật lại
không có quy định nào phải chuyển đổi hay không. Vậy công ty có thể không
bắt buộc phải chuyển đổi. Vậy khi mâu thuẫn nội bộ xảy ra, toà án chỉ căn cứ
vào giấy phép đăng ký kinh doanh và điều lệ công ty, nhưng thực tế thì chủ sở
hữu công ty không phải là một người mà là nhiều người vậy thì sẽ giải quyết
như thế nào?
Theo luật quy định luật doanh nghiệp 1999 thì chủ sở hữu doanh
nghiệp không được rút vốn trực tiếp ra khỏi công ty tuy nhiên tại điều 50 luật
lại cho phép chủ sở hữu có quyền giảm vốn điều lệ vậy hai điều lệ này mâu
thuẫn với nhau. Luật doanh nghiệp 2005 đã giải quyết được vấn đề này tại
khoản 1 điều 76 quy định công ty TNHH một thành viên không được giảm
vốn điều lệ. Luật doanh nghiệp cũng quy định rất cụ thể về cơ cấu quản lý của
công ty do cá nhân làm chủ hay do tổ chức làm chủ sở hữu. Đối với công ty
một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu thì luật cũng quy định người đại
diện theo pháp luật thì phải thường chú tại Việt Nam. Nhưng đối với công ty
TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ luật không quy định điều kiện này.
Hay luạt doanh nghiệp 199 quy định công ty TNHH một thành viên do tổ
chức là chủ sở hữu không cần có ban kiểm soát đến nay luật mới quy định bắt

buộc phải có ban kiểm soát nếu tổ chức là chủ sở hữu.
c/ Đối với các quy định của công ty cổ phần về cơ bản không có gì thay
đổi. Luật doanh nghiệp 2005 chỉ bổ sung một số điểm như theo luật doanh
nghiệp 1999, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% mời được quyền
20
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
xem và nhận bản sao trích lục danh sách cổ đông có quyền dự họp. Luật
doanh nghiệp 2005 đây là quyền chung của tất cả các cổ đông phổ thông
ngoài ra còn được xem sổ biên bản họp hội đồng cổ đông… Về nghĩa vụ của
cổ đông phổ thông Luật cũng quy định cụ thể về thời hạn tối đa cổ ssông phải
thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua, và bổ sung cổ đông phổ thông không
được quyền rót vốn đã góp bằng cổ phần. Đối với cơ cấu tổ chức quản lý của
công ty CP Luật doanh nghiệp đã bổ sung hoàn thiện đầy đủ như: luật quy
định cụ thể về số lượng cụ thể tối thiểu và số lượng tối đa của hội đồng quản
trị và nhiệm kỳ là bao nhiêu. Thêm mới về tiêu chuẩn và điều kiện của thành
viên hội đồng quản trị và giám đốc ( tổng giám đốc), thành viên ban kiểm
soát, miễn nhiệm ban kiểm soát, thù lao tiền lương của hội đồng quản trị,
giám đốc, thành viên ban kiểm soát…
d/ Trước đây theo luật doanh nghiệp 1999 công ty hợp doanh được
công nhận là có tư cách pháp nhân. Điều này lý giải tại sao nhà đầu tư không
thích chọn loại hình công ty này. Với cách nhìn mới, luật doanh nghiệp 2005
đã công nâhn công ty hợp danh có tư cách pháp nhân như các loại hình công
ty khác. Luật doanh nghiệp bổ sung nhiều điều mới về cơ cấu tổ chức nội bộ
của công ty hợp danh mà trước đây Luật Doanh nghiệp 1999 không quy định.
e/ Chế định về doanh nghiệp tư nhân về cơ bản không có gì thay đổi.
Trước đây Luật doanh nghiệp 1999 không quy định một cá nhân có quyền
làm chủ bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân. Nên có thể diễn ra tình trạng một cá
nhân có thể làm chủ nhiều doanh nghiệp tư nhân. Vì doanh nghiệp tư nhân
bản chất là chịu chế độ vô hạn, nếu anh làm chủ nhiều doanh nghiệp tư nhân
dẫn đến tình trạng không kiểm soát được nguồn vốn thực đưa vào đầu tư của

mỗi doanh nghiệp tư nhân. Khắc phục hạn chế này Luật Doanh nghiệp 2005
quy định cụ thể tại khoản 3 điều 141 mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập
một doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp.
Sau khi bán doanh nghiệp phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên cả Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật doanh nghiệp 2005 đều không
quy định trình tự thủ tục giải quyết việc bán doanh nghiệp tư nhân thì cơ quan
21
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
đăng ký kinh doanh có giải quyết hay không? Đây là một thiếu xót mà luật
doanh nghiêp 2005 chưa giải quyết được.
4. Các vấn đề khác.
- Về nhóm công ty: Đây là một chương mới, trước đây có một số văn
bản quy định về công ty mẹ, công ty con, hay tổng công ty chủ yếu điều chỉnh
các công ty nhà nước ví dụ như: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tổng công ty
hàng không…vv Nay Luật Doanh nghiệp quy định cụ thể mối quan hệ giữa
các công ty trong nhóm công ty cho tất cả các doanh nghiệp mọi thành phần
kinh tế quốc dân. Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp năm 2005 không quy định rõ
tập đoàn kinh tế hay công ty mẹ, con là gì? Trước đây pháp luật quy định mô
hình Tổng công ty có tư cách pháp nhân, còn mô hình công ty me, công ty
con không có tư cách pháp nhân chỉo các công ty trong mô hình này có tư
cách pháp nhân. Nay đến luật Doanh nghiêp 2005 cũng không quy định cụ thể
các mô hình này có tư cách pháp nhân hay không? Vấn đề về nhóm hiện nay
đang còn bỏ ngỏ chưa có văn bản nào chính thức hướng dẫn cụ thể ngoài các
văn bản hướng dẫn cũ dành cho các công ty nhà nước trước đây. Vì vậy chính
phủ nên sớm ban hành một văn bản hướng dẫn cụ thể về điều kiện để trở
thành một nhóm công ty. Hiện nay Việt Nam đã gia nhâp WTO nên có một
chế định pháp lý khung tránh tình trạng liên kết với thị trường, công nghệ với
nhau gây nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh hay hạn chế cạnh tranh
làm thiệt hại đến người tiêu dùng nói riêng và đến nền kinh tế nói chung.
- Về chuyển đổi công ty: Điều 154 chỉ cho phép công ty TNHH hai

thành viên trở lên được đổi thành công ty CP và ngược lại hay điều 155 đã
quy định về cơ chế chuyển đổi công ty TNHH một thành viên sang công ty
TNHH hai thành viên trở lên. Tuy nhiên luật lại không quy định cơ chế
chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành cồng ty TNHH một
thành viên và cơ chế chuyển đổi công ty TNHH mét thành viên thành doanh
nghiệp tư nhân. Thực tiễn cho thấy vì không quy định cơ chế chuyển đổi nên
Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh đã không tiến hành thủ tục chuyển đổi. Nếu các
trường hợp trên muốn chuyển đổi chỉ có cách làm thủ tục giải thể sau đó là
22
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
thủ tục thành lập mới. Như vậy Luật doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được
đòi hỏi thực tiễn của doanh nghiệp.
- Vấn đề tạm ngưng hoạt động: Luật doanh nghiệp 1999 chỉ có thể cho
phép doanh nghiệp tư nhân được phép tạm ngưng hoạt động. Luật doanh
nghiệp 2005 đã quy định tất cả các doanh nghiệp đều có quyền tạm ngưng
hoạt động và phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh
có quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngưng kinh doanh nghành nghề có điều
kiện khi phát hiện doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
- Vấn đề nép báo cáo tài chính: theo luật doanh nghiệp 1999, doanh
nghiệp phải nép báo cáo tài chính cho cơ quan đăng ký kinh doanh có một số
nhiệm vụ và quyền hạn như: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung
cấp thông tin về doanh nghiệp cho tổ chức cá nhân có yêu cầu theo quy định
của pháp luật, yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh, trực tiếp
hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội
dung hồ sơ đăng ký kinh doanh, xử lý vi phạm về đăng ký kinh doanh…vv
Thực tiễn thi hành Luật doanh nghiệp 1999 cho thấy cơ quan đăng ký kinh
doanh như cấp giấy phép hay cung cấp thông tin. Còn việc xử lý các vi phạm
về đăng ký kinh doanh vẫn chưa hiệu quả. Thực tiễn cho thấy còn nhiều
doanh nghiệp chưa thực hiện các quy định Luật Doanh nghiệp 1999 như hàng
năm các doanh nghiệp phải nép báo cáo tài chính nhưng rất nhiều các doanh

nghiệp không thực hiện. Theo nghị định số 37/2003/NĐ-CP quy định xử phạt
vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh thì không có điều khoản nào quy
định thẩm quyền xử phạt dành cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Mà cơ quan
có thẩm quyền xử phạt chủ yếu là chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp. Thiết
nghĩ, cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan quản lý trực tiếp và nắm bắt
thông tin rõ nhất về doanh nghiệp thì nên quy định cơ quan đang ký kinh
doanh. Vì vậy, cơ quan đăng ký kinh doanh xử lý vi phạm chủ yếu bằng hình
thức thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tuy
nhiên nếu cơ sở vật chất và nguồn nhân sự để thực hiện nhiệm vụ này. Đến
nghị định số 53/2007/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 4
th
áng 4 năm 2007,
23
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư đã tăng
cường quyền hạn cho thanh tra sở kế hoạch và đầu tư và phòng đăng ký kinh
doanh cùng chịu sự quản lý chung của Sở Kế Hoạch- Đầu tư, hơn nữa hai cơ
quan này thường xuyên phối hợp với nhau nên thanh tra sở cũng nắm bắt
chính xác thông tin về doanh nghiệp. Nên việc thanh tra xử lý vi phạm của
doanh nghiệp trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh dễ dàng và hiệu quả hơn rất
nhiều.
Theo luật doanh nghiệp không chỉ có vấn đề đăng ký kinh doanh mà
còn nhiều vi phạm pháp luật khác như: Doanh nghiệp không thông báo thời
gian mở cửa trụ sở, doanh nghiệp không thông báo tiến độ góp vốn hay thông
báo về lập sổ góp vốn…vv Hiện nay cũng chưa có văn bản nào quy định về
xử phạt hành chính trong lĩnh vực thi hành luật doanh nghiệp 2005. Việc có
một văn bản pháp luật quy định xử phạt hành chính đối với các hành vi vi
phạm Luật Doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao ý thức thi hành Luật Doanh
nghiệp 2005 và đảm bảo tính pháp chế của luật doanh nghiệp.
- Theo điều 2 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định đối tượng điều chỉnh

là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vậy mà đền khoản 4 điều
170 lại quy định hộ kinh doanh cá thể. Đây là điểm mâu thuẫn trong Luật
Doanh nghiệp và bất hợp lý. Điều này quy định hộ kinh doanh sử dụng
thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Liệu điều luật này có khả thi hay không. Công dân có quyền tự do kinh doanh
và tự do lùa chọn hình thức kinh doanh nếu họ không thích thành lập thì
không thể Ðp buộc họ thành lập doanh nghiệp. Tôi nghĩ luật doanh nghiệp lên
sửa đổi điều luật này cho phù hợp với đối tượng điều chỉnh của luật doanh
nghiệp 2005.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
24
Nguyễn Đức ThànhSBD: 165 SBD: 165
+ Sách hỏi đáp luật doanh nghiệp 2005 của nhà xuất bản tài chính xuất
bản năm 2006.
+ Sách hỏi đáp luật đầu tư 2005 của nhà xuất bản tài chính xuất bản
năm 2006
+ Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 do quốc hội khoá XI nước
cộng hoà XHCN Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005
+ Luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10 do quốc hội khoá X nước cộng
hoà XHCN Việt Nam ban hành ngày 12/6/2005
+ Nghị định số 88/2006/NĐ -CP của chính phủ ban hành về đăng ký
kinh doanh vào ngày 29/8/2006
+ Nghị định số 109/2005/NĐ - CP của chính phủ ban hành về đăng ký
kinh doanh vào ngày 02/04/2004.
+ Trang web của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội : www.hapi.gov.vn
+ Trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội : www.mopi.gov.vn
+ Tạp chí nghiên cứu lập pháp : www.nclp.org.vn
+ Mét sè trang web nh : www.vneconomy.com.vn (trang web của thời
báo kinh tế Việt Nam), www.muabandoanhnghiep.com.vn và công cụ tìm
kiếm www.google.com.vn, vvv


25

×