Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Sử dụng kiến thức địa lý lớp 10 vào giảng dạy lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.77 KB, 19 trang )

Nguyễn Quốc Lập – THPT Chuyên Hà Tĩnh
A - MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Chương trình Địa lí được thiết kế theo nguyên tắc đồng tâm với 3 mạch
nội dung: Địa lí đại cương, Địa lí thế giới và Địa lí Việt Nam. Có nghĩa là các
chủ đề nội dung giữa các khối lớp có sự liên hệ mật thiết, kế thừa và phát triển
xoay xung quanh một trục kiến thức từ tự nhiên đến kinh tế - xã hội; từ đại
cương đến châu lục, khu vực, quốc gia và vùng, địa phương. Chính vì vậy, kiến
thức địa lí giữa lớp dưới và lớp trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Chương trình Địa lí lớp 10 và chương trình Địa lí lớp 12 cũng có mối liên
hệ chặt chẽ như thế với nhau. Chương trình Địa lí lớp 10 tìm hiểu về địa lí tự
nhiên và kinh tế - xã hội đại cương, tức là tìm hiểu về các khái niệm, các đặc
điểm, nhân tố... ở mức độ lí luận, cơ sở đại cương. Cịn Địa lí lớp 12 tìm hiểu về
địa lí Việt Nam; tức là địa lí một quốc gia cụ thể. Chính vì vậy, có rất nhiều vấn
đề trong chương trình Địa lí lớp 12 cần phải sử dụng các kiến thức từ Địa lí lớp
10 để bổ sung, liên hệ, so sánh đối chiếu, làm cho vấn đề tường minh hơn, nổi
bật hơn.
Tuy nhiên, có một thực tế trong q trình dạy học mơn Địa lí do khơng
nắm vững cấu trúc chương trình, do một số giáo viên thường xuyên chỉ giảng
dạy một khối lớp trong thời gian dài nên ít có mối liên hệ giữa các khối lớp từ
đó dẫn tới sự thiếu liền mạch của chương trình địa lí.
Trên cơ sở đó, tơi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Sử dụng kiến thức Địa lí
lớp 10 vào việc hỗ trợ giảng dạy Địa lí 12”. Hy vọng đề tài sẽ góp một phần
nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả dạy học mơn Địa lí cho học sinh lớp 12 nói
riêng và việc dạy học Địa lí nói chung. Qua đó, giúp giáo viên có cái nhìn mới
về việc vận dụng kiến thức địa lí để làm sáng tỏ các vấn đề.
II. Mục đích nghiên cứu
- Giúp cho học sinh vận dụng những kiến thức cơ sở, mang tính chất đại
cương để giải quyết một vấn đề cụ thể ở quốc gia, địa phương mà mình sinh
sống. Từ đó hình thành ở học sinh kỹ năng liên hệ, vận dụng kiến thức vào việc
giải quyết các vấn đề thực tiễn.


- Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng đã được học từ các lớp trước
cho học sinh.
18


- Giúp các em thấy được tính hệ thống của chương trình địa lí để có cái
nhìn tổng thể và toàn diện hơn.
- So sánh, đối chiếu giữa thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta
với các nước trong khu vực và trên thế giới để từ đó có ý thức phấn đấu vươn
lên, xây dựng đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp.
- Phục vụ thêm cho quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp
quốc gia.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đưa ra cấu trúc chương trình Địa lí lớp 10 và lớp 12.
- Chỉ ra được những mối liên hệ giữa chương trình Địa lí lớp 10 và
chương trình Địa lí lớp 12.
- Vận dụng kiến thức Địa lí lớp 10 vào việc làm sáng tỏ những nội dung
kiến thức trong chương trình Địa lí lớp 12.
- Trong trường hợp ngược lại là dùng kiến thức Địa lí lớp 12 để làm rõ
kiến thức, minh họa nội dung của Địa lí 10. Ngồi ra đây cịn là biện pháp rèn
luyện thái độ, tình cảm yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước cho học sinh.
- Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức, kỹ năng của mơn Địa lí để giải
quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống phù hợp với khả năng của học sinh.
- Một số kiến nghị đề xuất trong q trình dạy học mơn Địa lí trên cơ sở
vận dụng kiến thức giữa các khối lớp.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng của đề tài là phục vụ cho giáo viên đang giảng dạy ở bậc
THPT, ngồi ra giáo viên THCS cũng có thể tham khảo.
Phạm vi của đề tài khơng phải là tồn bộ chương trình Địa lí lớp 12 mà
chỉ chọn một bài cụ thể làm mẫu. Đó là bài 21 “Đặc điểm dân số và phân bố

dân cư” trong SGK Địa lí 12 - chương trình Nâng cao.

18


B - NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.1. Cấu trúc chương trình mơn Địa lí
Chương trình Địa lí được thiết kế theo mạch nội dung sau:
Líp

4 5 6 7 8 9 10 11 12
Các chủ đề
I. Địa lí đại cương
1. Bản đồ
*
*
*
2. Địa lí tự nhiên đại cương
*
*
3. Địa lí kinh tế - xà hội đại
*
*
cương
4. Môi trường địa lí và hoạt
động của con người trên Trái
*
Đất
II. Địa lí thế giới

1. Thiên nhiên, con người ở
*
* *
các châu lục
2. Khái qu¸t chung vỊ nỊn
kinh tÕ - x· héi thÕ giíi
*
3. Địa lí khu vực và quốc
*
* *
*
gia
III. Địa lí Việt Nam
1. Thiên nhiên và con người
*
Việt Nam
2. Địa lí tự nhiên Việt Nam
*
*
*
3. Địa lí kinh tế - xà hội
*
*
*
Việt Nam
4. Các vấn đề phát triển kinh
tế - xà hội theo ngành và theo
*
*
*

vùng của Việt Nam
5. Địa lí địa ph­¬ng
*
* *
*
Cụ thể hơn, chúng ta có thể thấy mạch nội dung của Địa lí 10 và Địa lí 12
được thiết kế như sau:
Đối với chương trình Địa lí 10, cu trỳc chng trỡnh gm: địa lí tự nhiên
(bản đồ, Vũ Trụ - Hệ quả các chuyển động chính của Trái Đất, cấu trúc của Trái
Đất, thạch quyển, khí quyển, thủ qun, thỉ nh­ìng qun vµ sinh qun, mét
sè quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí); địa lí kinh tế xà hội (địa lí dân cư, cơ
cấu nền kinh tế, địa lí nông nghiệp, địa lí công nghiệp, địa lí dịch vụ, môi trường
và sự phát triển bền v÷ng).
18


Đối với chương trình Địa lí 12, cấu trúc chương trỡnh gm: địa lí tự nhiên
(vị trí địa lí, phạm vi lÃnh thổ; lịch sử hình thành và phát triển lÃnh thổ; đặc
điểm chung của tự nhiên; vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên); địa lí dân cư (đặc
điểm dân số và phân bố dân cư; lao động và việc làm; đô thị hoá; chất lượng
cuộc sống); địa lí các ngành kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế; một số vấn đề
phát triển và phân bố nông nghiệp; một số vấn đề phát triển và phân bố công
nghiệp; một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ); địa lí các vùng
(vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; vấn đề chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng; vấn đề phát triển kinh tế
xà hội ở Bắc Trung Bộ; vấn đề phát triển kinh tế xà hội ở Duyên hải Nam
Trung Bộ; vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên; vấn đề khai thác lÃnh thổ
theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ; vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở
Đồng bằng sông Cửu Long; vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển
Đông và các đảo, quần đảo; các vùng kinh tế trọng điểm); địa lí địa phương (tìm

hiểu địa lí địa phương theo chđ ®Ị)
Như vậy, ở lớp 10, tìm hiểu chủ đề nội dung Địa lí đại cương (tự nhiên và
kinh tế - xã hội), nhằm giúp học sinh có được một hệ thống kiến thức mang tính
phổ thơng về bản đồ, Trái Đất - môi trường sống của con người, về dân cư và
những hoạt động của dân cư trên Trái Đất làm cơ sở cho việc học địa lí thế giới
và địa lí Việt Nam.
Ở lớp 12, tìm hiểu chủ đề nội dung Địa lí Việt Nam nhằm giúp học sinh
nắm được những đặc điểm nổi bật về thiên nhiên, dân cư, kinh tế, và các vấn đề
đặt ra đối với đất nước, các vùng, địa phương nơi học sinh đang sống; chuẩn bị
cho học sinh ra đời, tham gia lao động sản xuất.
Chính vì vậy, vận dụng kiến thức Địa lí lớp 10 vào việc bổ sung, so sánh
đối chiếu, giải thích các kiến thức của chương trình Địa lí lớp 12 là một việc
làm hết sức cần thiết.
I.2. Thực trạng của vấn đề
Trên thực tế là hiện nay là mặc dù đã có chương trình địa lí, có chuẩn kiến
thức của từng lớp học, cấp học; tuy nhiên do các bộ sách giáo khoa được biên
soạn với những nhóm tác giả khác nhau nên quan điểm, cách tiếp cận và triển
khai chương trình nhiều khi vẫn chưa đồng bộ. Chính vì vậy, có nhiều khi, cùng
một vấn đề, cùng một nội dung nhưng lại triển khai theo những cách riêng,
nhiều khi có sự khác biệt lớn. Đây chính là khó khăn lớn nhất khi chúng ta tiến
hành xâu chuỗi các nội dung kiến thức.
Ngoài ra, trong việc phân cơng giảng dạy, vì muốn phân cơng một giáo
viên dạy một khối lớp trong thời gian dài cho thuận tiện cũng dẫn đến nhiều
giáo viên thiếu sự liên hệ nội dung chương trình giữa các khối lớp.

18


II. VẬN DỤNG VÀO BÀI HỌC
Ở đây, tác giả không áp dụng cả chương trình Địa lí lớp 12 mà chỉ chọn

một bài cụ thể đó là bài “Đặc điểm dân số và phân bố dân cư”. Ở mỗi mục bài,
tiêu đề, nội dung sẽ trình bày nội dung kiến thức ở Địa lí lớp 12 trước, sau đó
dùng kiến thức Địa lí 10 để bổ sung, giải thích, so sánh đối chiếu để làm rõ vấn
đề.
II.1. Đông dân và có nhiều thành phần dân tộc
- Ở chương trình Địa lí lớp 12 có nêu, dân số Việt Nam năm 2006 là
84156 nghìn người, đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới.
Vận dụng kiến thức Địa lí lớp 10, ở mục dân số thế giới ta bổ sung thêm.
Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, tính đến giữa năm 2005 dân số thế
giới là 6 477 triệu người trong tổng số trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Quy
mô dân số giữa các nước rất khác nhau. Có 11 nước đông dân nhất với số dân
vượt quá 100 triệu người mỗi nước (chiếm 61% dân số toàn thế giới). Trong khi
đó có 17 nước chỉ có số dân từ 0,01 - 0,1 triệu người mỗi nước (1,18 triệu
người, chiếm 0,018% dân số tồn thế giới).
Sau đó bổ sung danh sách 12 quốc gia có số dân lớn hơn Việt Nam
Bảng: 13 quốc gia có số dân đứng đầu thế giới, năm 2005
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13


Dân số (triệu người)
1303,7
1103,6
296,5
221,9
184,2
162,4
144,2
143,0
131,5
127,7
107,0
84,8
83,3

Quốc gia
Trung Quốc
Ấn Độ
Hoa Kì
In đơ nê xia
Bra-xin
Pa-kit-tan
Băng-la-đet
LB Nga
Ni-giê-ri-a
Nhật Bản
Mê-hi-cô
Phi-lip-pin
Việt Nam


Dân số đông là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Với
số dân đơng, nước ta có nguồn lao động dồi dào, đồng thời là thị trường tiêu thụ
18


rộng lớn. Song trong điều kiện của nước ta hiện nay, số dân đông là một trở
ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
người dân.
II.2. Dân số tăng nhanh
II.2.1. Chứng minh
Ở sách giáo khoa lớp 12, trích dẫn: Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là
vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. Tuy nhiên, sự
bùng nổ dân số diễn ra giữa các giai đoạn, các vùng lãnh thổ, các thành phần
dân tộc với tốc độ và quy mô khác nhau.
Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, tuy đã giảm trong những năm
gần đây nhưng vẫn còn chậm.
+ Thời kì 1931 - 1960 tốc độ gia tăng trung bình là 1,85%.
+ Thời kì 1965 - 1975 tốc độ gia tăng trung bình là 3,0%.
+ Thời kì 1979 - 1989 tốc độ gia tăng trung bình là 2,1%.
+ Thời kì 1989 - 1999 tốc độ gia tăng trung bình là 1,7%.
+ Thời kì 1999 - 2005 tốc độ gia tăng trung bình là 1,32%.
Do quy mơ dân số đơng nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình
hơn 1 triệu người.
Thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn. Từ năm 1921 - 1960 dân
số tăng từ 15,6 triệu người lên 30,2 triệu người trong vòng 39 năm. Từ năm 1960 1989 dân số tăng từ 30,2 triệu người lên 64,0 triệu người trong 29 năm.
Ở đây, liên hệ với kiến thức Địa lí 10 để học sinh so sánh được tốc độ gia
tăng dân số của nước ta so với thế giới. Trước đây, dân số thế giới tăng thêm 1
tỉ người phải mất 123 năm (từ 1804 đến 1927). Hiện nay, dân số thế giới tăng
thêm 1 tỉ người chỉ mất 12 năm (từ năm 1987 đến 1999).

Thời gian dân số thế giới tăng gấp đôi được rút ngắn từ 123 năm (từ 1804
đến 1927) xuống còn 47 năm (từ năm 1927 đến năm 1974).
Như vậy so với thế giới, thời gian dân số tăng gấp đôi ở nước ta ngắn hơn:
29 năm so với 47 năm.
II.2.2. Nguyên nhân
Ở chương trình lớp 12 chỉ viết: do kết quả của việc thực hiện chính sách
dân số và kế hoạch hóa gia đình nên mức gia tăng dân số có giảm nhưng cịn
chậm, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.
Ở đây, cần vận dụng kiến thức Địa lí 10 để giải thích nguyên nhân dân số
nước ta tăng nhanh, liên quan đến các nhân tố: tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, gia
tăng tự nhiên, gia tăng cơ học và gia tăng dân số.

18


- Gia tăng tự nhiên: Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hay giảm
đi) là do hai nhân tố chủ yếu quyết định: sinh đẻ và tử vong.
- Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so
với dân số trung bình ở cùng thời điểm. Tỉ suất sinh thơ được tính theo đơn vị
phần nghìn (‰).
Hiện nay, tỉ suất sinh thô ở các nước phát triển khoảng 11‰, của toàn thế
giới là 21‰ và của các nước đang phát triển là 24‰.
Các yếu tố tác động đến tỉ suất sinh làm cho nó thay đổi theo thời gian và
khơng gian, trong đó quan trọng nhất là các yếu tố tự nhiên - sinh học, phong
tục tập quán và tâm lí xã hội, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các chính
sách phát triển dân số của từng nước.
- Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với dân số
trung bình ở cùng thời điểm. Tỉ suất tử thơ được tính theo đơn vị phần nghìn (‰).
Hiện nay, tỉ suất sinh thơ ở các nước phát triển khoảng 10‰, của tồn thế
giới là 9‰ và của các nước đang phát triển là 8‰.

Tỉ suất tử thơ trên tồn thế giới nói chung, ở các khu vực và trong từng
nước nói riêng có xu hướng giảm đi rõ rệt so với thời gian trước đây nhờ các
tiến bộ về mặt y tế và khoa học kỹ thuật, nhờ sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc
biệt là các điều kiện sống và thu nhập ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn
có sự khác nhau giữa các nước.
Các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô: kinh tế - xã hội
(chiến tranh, đói kém, bệnh tật...) và các thiên tai (động đất, núi lửa, hạn hán,
bão lụt...).
Tỉ suất tử thơ cịn liên quan chặt chẽ đến tuổi thọ trung bình của dân số.
Tuổi thọ trung bình của dân cư trên thế giới ngày càng tăng.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là nhân tố quan trọng nhất, có ảnh
hưởng quyết định đến biến động dân số của một quốc gia và trên tồn thế giới,
vì vậy nó được coi là động lực phát triển dân số. Tỉ suất gia tăng tự nhiên trên
thế giới có sự thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội. Ngay trong cùng một thời kì, giữa các nước có trình độ phát triển khác
nhau, gia tăng tự nhiên diễn ra không như nhau.
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ
suất tử thô. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được tính bằng đơn vị phần trăm (%).
18


- Gia tăng cơ học bao gồm hai bộ phận: xuất cư (những người rời khỏi
nơi cư trú) và nhập cư (những người đến nơi cư trú mới). Sự chênh lệch giữa số
người xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học.
Những nguyên nhân chính gây nên các luồng di chuyển của dân cư là do
“lực hút - lực đẩy” tại vùng nhập cư và vùng xuất cư cùng các nguyên nhân
khác. Các nguyên nhân bị hút đến các vùng nhập cư là đất đai màu mỡ, tài
ngun phong phú, khí hậu ơn hịa, mơi trường sống thuận lợi; dễ kiếm việc
làm, thu nhập cao, điều kiện sinh hoạt tốt, có triển vọng cải thiện đời sống; mơi
trường xã hội tốt hơn. Cịn các ngun nhân đẩy dân cư ra khỏi vùng cư trú là
do điều kiện sống quá khó khăn, thu nhập thấp, khó kiếm việc làm; đất đai canh

tác q ít, bạc màu, khơng có tiền vốn và kĩ thuật để chuyển đổi ngành nghề, cải
thiện đời sống hoặc do chiến tranh.
Các nguyên nhân khác có thể nhắc tới là: hợp lí hóa gia đình, nơi ở cũ bị
giải tỏa để xây dựng cơng trình.
Trên phạm vi tồn thế giới, gia tăng có học khơng có ảnh hưởng lớn đến
vấn đề dân số nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia thì lại có ý
nghĩa quan trọng.
- Gia tăng dân số là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến
động dân số của một quốc gia, một vùng. Nó thể hiện bằng tổng số giữa tỉ suất
gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học (tính bằng %). Mặc dù gia tăng dân
số bao giờ cũng gồm hai bộ phận cấu thành, song động lực phát triển dân số vẫn
là gia tăng dân số tự nhiên.
Như vậy, ta có thể kết luận, dân số nước ta tăng nhanh hay chậm chủ yếu
do hai nhân tố quyết định là tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử.
Trước đây, dân số nước ta tăng nhanh, dẫn đến bùng nổ dân số là do tỉ lệ tử
đã giảm xuống và ở mức thấp còn tỉ lệ sinh vẫn còn ở mức cao.
+ Tỉ lệ tử giảm là nhờ những tiến bộ về y tế, việc nâng cao mức sống cho
người dân, nhận thức ngày càng được nâng lên…
+ Tỉ lệ sinh vẫn còn cao là do:
. Cơ cấu dân số trẻ, số phụ nữ trong tuổi sinh đẻ nhiều, dẫn đến dân số tăng
nhanh.
. Tâm lí, phong tục, tập quán, nhận thức của người dân ở nhiều nơi, đặc
biệt là nông thôn, miền núi cịn nhiều hạn chế.
. Chính sách dân số chưa triệt để, tuổi kết hôn sớm, khả năng sinh đẻ của
phụ nữ Việt Nam…
Ngoài ra, dân số nước ta tăng nhanh cịn do quy mơ dân số của nước ta lớn
nên mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số giảm thì số dân tăng thêm hàng năm vẫn lớn.
18



Những năm gần đây, dân số nước ta tăng chậm hơn, tốc độ gia tăng giảm
xuống là do tỉ lệ sinh ngày càng giảm nhờ thực hiện tốt chính sách dân số - kế
hoạch hóa gia đình, do nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao.
Những năm gần đây, gia tăng cơ học nếu xét trên bình diện cả nước là
không lớn, nhưng đối với các từng vùng, từng tỉnh thì nhiều khi có ý nghĩa rất
lớn (điển hình là Tây Ngun, Đơng Nam Bộ).
II.2.3. Hậu quả
Ở sách giáo khoa lớp 12 có nêu hậu quả của gia tăng dân số nhanh một
cách rất chung, ngắn gọn: Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối
với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với việc bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, môi trường và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành
viên trong xã hội.
Vận dụng kiến thức phần địa lí kinh tế - xã hội đại cương, chúng ta chi tiết
các hậu quả của gia tăng dân số nhanh bằng sơ đồ sau:
Hậu quả dân số
Kinh tế

Lao
động

việc
làm

Tốc
độ
phát
triển
kinh
tế


Môi trường

Xã hội

Tiêu
dùng

tích
lũy

Giáo
dục

Y tế

chăm
sóc
sức
khỏe

Thu
nhập
mức
sống

Cạn
kiệt
tài
ngun


Ơ
nhiễm
mơi
trường

Phát
triễn
bền
vững

Như vậy, ta có thể kết luận về hậu quả của gia tăng dân số nhanh là: làm
giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, hạn chế khả năng tích luỹ để tái sản xuất mở
rộng, chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề việc
làm, giáo dục, y tế, chất lượng cuộc sống, tài nguyên môi trường, phát triển bền
vững…
II.2.4. Giải pháp
Ở đây cũng cần bổ sung các giải pháp để giải quyết vấn đề dân số tăng nhanh
ở nước ta hiện nay, cụ thể như:
- Đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hố gia đình.
- Kết hợp các giải pháp nhằm giảm tỉ suất sinh thô và tổng tỉ suất sinh.
+ Giải pháp về giáo dục dân số (trong và ngồi nhà trường), truyền thơng dân
số.
+ Giải pháp địn bẩy kinh tế.
+ Giải pháp hành chính.
+ Giải pháp kĩ thuật (y tế), các giải pháp khác.
18


- Tập trung vào các vùng lãnh thổ, các bộ phận dân cư hiện đang có mức
tăng dân số cao: vùng núi, nông thôn, ngư dân.

II.3. Cơ cấu dân số trẻ
Ở sách giáo khoa Địa lí lớp 12 chỉ nêu rất khái quát về cơ cấu dân số của
nước ta: Dân số nước ta thuộc loại trẻ, nhưng đang có sự biến đổi nhanh chóng
về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của cả nước.
Bảng: Sự biến đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta, năm 1999 và
năm 2005 (Đơn vị: %)
Độ tuổi
Năm 1999
Năm 2005
Từ 0 đến 14 tuổi
33,5
27,0
Từ 15 đến 59 tuổi
58,4
64,0
Từ 60 tuổi trở lên
8,1
9,0
Ở chương trình Địa lí 10 trình bày khá đầy đủ về cơ cấu dân số theo tuổi:
- Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo
những nhóm tuổi nhất định. Trong dân số học, cơ cấu dân số theo độ tuổi có ý
nghĩa quan trọng vì nó thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng
phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
- Trên thế giới người ta thường chia dân số thành ba nhóm tuổi:
+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi.
+ Nhóm tuổi lao động: 15 - 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi).
+ Nhóm trên tuổi lao động: 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên.
Theo Luật lao động ở Việt Nam, tuổi lao động được quy định đối với nam
từ 15 đến hết 59 tuổi, với nữ từ 15 đến hết 54 tuổi.
- Người ta cũng có thể phân biệt những nước có dân số trẻ và dân số già

dựa vào bảng sau:
Nhóm tuổi
Dân số già (%)
Dân số trẻ (%)
0 - 14
< 25
> 35
15 - 59
60
55
60 trở lên
> 15
< 10
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi còn được thể hiện qua hình dạng của tháp
tuổi. Những nước có kết cấu dân số trẻ sẽ có kiểu mở rộng với đáy tháp rộng,
đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải; thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đơng, tuổi
thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh.
Kiểu thu hẹp với tháp có hình dạng phình to ở giữa, thu hẹp về hai phía
đáy và đỉnh tháp; thể hiện chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh
giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần.
Qua việc liên hệ ta thấy:
- Thứ nhất, nước ta có kết cấu dân số trẻ thể hiện ở nhóm tuổi 0 - 14 mặc
dù đã giảm nhưng vẫn cịn khá cao, nhóm tuổi từ 60 trở lên vẫn dưới 10%.
Tháp dân số nước ta vẫn thuộc kiểu mở rộng với đáy rộng, đỉnh nhọn thể
hiện tỉ suất sinh cao, số trẻ em đông.
18


Tuổi thọ trung bình của người dân nước ta mặc dù đã được nâng lên nhưng
vẫn chưa cao.

- Thứ hai, cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta đang có sự biến đổi nhanh
chóng theo hướng ngày càng già đi. Thể hiện ở:
+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 đến 14 ngày càng giảm (từ 33,5% năm 1999 xuống
còn 27,0% năm 2005). Cũng trong thời gian trên, tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 đến 59
tăng từ 58,4% lên 64,0% và nhóm từ 60 tuổi trở lên tăng từ 8,1% lên 9,0%.
+ Nếu so sánh hình dạng tháp dân số năm 1999 và 2009 (Atlat Địa lí Việt
Nam), ta sẽ thấy có sự thay đổi từ kiểu mở rộng chuyển dần sang kiểu thu hẹp
với hình dạng tháp phình to ở giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp; thể
hiện chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già.
+ Tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng được nâng cao, hiện nay
tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam đã đạt trên 70 tuổi.
Sử dụng kiến thức Địa lí lớp 10, chúng ta sẽ bổ sung ảnh hưởng của cơ cấu
dân số trẻ và cơ cấu dân số già đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ cấu dân số trẻ có thuận lợi là nguồn lao động dồi dào, lao động trẻ có
khả năng tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học, kĩ thuật tiến tiến. Tuy nhiên khó
khăn là vấn đề việc làm cho lượng lao động đông và tăng nhanh, vấn đề y tế,
giáo dục và chăm sóc trẻ em.
Cơ cấu dân số già có thuận lợi là tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao,
nước ta đang ở trong thời kì có cơ cấu “dân số vàng” với nhóm người trong độ
tuổi lao động chiếm tỉ lệ rất cao, khoảng 65% tổng số dân; lao động có truyền
thống, kinh nghiệm. Tuy nhiên khó khăn nảy sinh chính là dân số tăng chậm và
có xu hướng giảm, nguy cơ thiếu lao động, chi phí lớn cho phúc lợi xã hội, vấn
đề chăm sóc người cao tuổi
II.4. Phân bố dân cư chưa hợp lí
Ở sách giáo khoa Địa lí lớp 12, đã thể hiện sự phân bố dân cư chưa hợp lí
ở nước ta. Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006),
nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng.
II.4.1. Giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng
trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi

vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước.
- Giữa các vùng có sự chênh lệch rất lớn: Đồng bằng sơng Hồng có mật độ
dân số gấp 14 lần Tây Nguyên và gấp 18 lần Tây Bắc.
- Giữa các vùng đồng bằng cũng có sự chênh lệch khá lớn: Đồng bằng
sơng Hồng có mật độ dân số gấp gần 3 lần mật độ dân số của vùng Đồng bằng
sông Cửu Long.
18


- Giữa các vùng trung du, miền núi cũng có sự chênh lệch lớn về mật độ
dân số.
Bảng: Mật độ dân số của các vùng nước ta, năm 2006 (Đơn vị: người/km2)
Vùng
Mật độ dân số
Đồng bằng sông Hồng
1225
Trung du và Đông Bắc
148
miền núi Bắc Bộ Tây Bắc
69
Bắc Trung Bộ
207
Duyên hải Nam Trung Bộ
200
Tây Nguyên
89
Đông Nam Bộ
511
Đồng bằng sông Cửu Long
429

Vận dụng kiến thức Địa lí lớp 10, ta sẽ bổ sung khái niệm phân bố dân cư,
đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới và các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố
dân cư.
- Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên
một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
Để thể hiện tình hình phân bố dân cư người ta thường sử dụng tiêu chí mật
độ dân số, đó chính là số dân cư trú, sinh sống trên một đơn vị diện tích (thường
là km2). Đơn vị tính mật độ dân số là người/km2.
- Đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới:
+ Phân bố dân cư không đều theo khơng gian. Theo thống kê năm 2005,
trên Trái Đất có 6477 triệu người, mật độ dân số trung bình là 48 người/km2.
Mật độ dân số giữa các khu vực có sự chênh lệch lớn.
Bảng: Phân bố dân cư theo các khu vực, năm 2005
Thứ
Mật độ dân số
Thứ
Mật độ dân số
Khu vực
Khu vực
2
tự
(người/km )
tự
(người/km2)
1 Bắc Phi
23
10 Đông Á
131
2 Đông Phi
43

11 Đông Nam Á
124
3 Nam Phi
20
12 Tây Á
45
4 Tây Phi
45
13 Trung - Nam Á
143
5 Trung Phi
17
14 Bắc Âu
55
6 Bắc Mĩ
17
15 Đông Âu
93
7 Ca-ri-bê
166
16 Nam Âu
115
8 Nam Mĩ
21
17 Tây Âu
169
9 Trung Mĩ
60
18 Châu Đại Dương
4

+ Biến động về phân bố dân cư theo thời gian.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư: phân bố dân cư là một hiện
tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong
đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính
chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên,
lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư, gia tăng dân số...
18


Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư, chúng ta có thể tìm
ra ngun nhân vì sao Đồng bằng sơng Hồng lại có mật độ dân số lên tới 1225
người/km2. Cụ thể là:
+ Đây là vùng kinh tế khá phát triển, hoạt động kinh tế chính là cơng
nghiệp và dịch vụ (chỉ đứng sau Đơng Nam Bộ). Trong vùng có nhiều thành
phố lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ (như Hà Nội, Hải Phịng...). Nền
nơng nghiệp lúa nước lâu đời cũng là nhân tố tập trung dân cư (do hoạt động
sản xuất lúa nước cần nhiều lao động và có thể ni sống một lượng dân cư
đông). Đây cũng là vùng tập trung nhiều làng nghề truyền thống với mật độ dân
số cao.
+ Địa hình chủ yếu là đồng bằng, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước phong
phú, khí hậu có nhiều thuận lợi cho sản xuất và cư trú.
+ Là vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. Các đây từ hàng nghàn
năm, người dân đã đến định cư và phát triển kinh tế ở đây.
+ Ở đây có thủ đơ Hà Nội, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa
học - kĩ thuật lớn của cả nước; ngồi ra cịn có các thành phố khác. Đây chính là
những địa bàn có sức hút đối với dân nhập cư từ các vùng lân cận nói riêng và
trên phạm vi cả nước nói chung.
II.4.2. Giữa thành thị với nông thôn
Bảng: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nơng thơn (Đơn vị: %)
Năm

Thành thị
Nơng thơn
1990
19,5
80,5
1995
20,8
79,2
2000
24,2
75,8
2003
25,8
74,2
2005
26,9
73,1
Trong chương trình Địa lí 10 cũng trình bày sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị
và nông thôn của thế giới. Chúng ta có thể dùng bảng sau để so sánh cơ cấu
cũng như sự thay đổi cơ cấu dân cư thành thị và nông thôn của Việt Nam với
thế giới.
Bảng: Tỉ lệ dân cư thành thị và nơng thơn, thời kì 1900 - 2005 (%)
Năm
1900
1950
1970
1980
1990
2005
Khu vực

Thành thị
13,6
29,2
37,7
39,6
43,0
48,0
Nơng thơn
86,4
70,8
62,3
60,4
57,0
52,0
Tồn thế giới
100,0
100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Như vậy chúng ta có thể thấy được, mặc dù tỉ lệ dân cư thành thị của nước
ta ngày càng tăng, nhưng so với thế giới thì tỉ lệ dân thành thị của nước ta vẫn
còn ở mức thấp (26,9% so với 48,0% - năm 2005)
Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao
động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên
phạm vi cả nước là rất cần thiết.
18


Hậu quả của phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử
dụng lao động, khai thác tài nguyên. Ở đồng bằng, dân số đông, mật độ rất cao
trong khi tài nguyên có hạn dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao;
trung du và miền núi giàu tài nguyên nhưng lại thưa dân, thiếu lao động, đặc

biệt là lao động có chuyên mơn kĩ thuật gây khó khăn cho việc phát huy các thế
mạnh ở đây.
Biện pháp nhằm giải quyết tình trạng phân bố dân cư chưa hợp lí: phân bố
lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước nhằm ổn định đời sống nhân dân,
khai thác tốt hơn tiềm năng của những vùng thưa dân nhưng thiếu lực lượng lao
động. Tuy nhiên cần ngăn chặn nạn di dân tự do. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội ở trung du, miền núi. Các giải pháp về kinh tế nhằm nâng cao mức sống
của dân cư, từ đó sẽ dẫn tới giảm mức sinh.
II.5. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn
lao động của nước ta
Ở mục này, chúng ta chỉ cần cho học sinh tìm hiểu các giải pháp nhằm
phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động ở nước ta.
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh
tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia
đình.
- Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư,
lao động giữa các vùng.
- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế
chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh
và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ
phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tay nghề cao, có tác phong
cơng nghiệp.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi. Phát triển
công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao
động của đất nước.
III. CÁC GIẢI PHÁP
Để thực hiện tốt việc liên hệ, bổ sung kiến thức Địa lí giữa các khối lớp
cần có các giải pháp sau:
- Về tài liệu, yêu cầu học sinh sử dụng cả sách giáo khoa Địa lí lớp 12,

Atlat Địa lí Việt Nam, sách giáo khoa Địa lí lớp 10. Đối với học sinh giỏi cịn
phải có các giáo trình về Địa lí đại cương, giáo trình Địa lí Việt Nam.
- Q trình dạy học: luôn đan xen, bổ sung, so sánh đối chiếu, sử dụng kiến
thức đại cương để giải thích vấn đề cụ thể của đất nước, vùng miền, địa phương.
Đây là biện pháp có ý nghĩa quyết định đến q trình tiếp nhận tri thức của
học sinh, đến hiệu quả của quá trình dạy học.
- Giáo viên cần quan tâm hơn đến cấu trúc chương trình, đến mối liên hệ
về kiến thức giữa các khối lớp.
18


- Trong q trình kiểm tra đánh giá, cần có sự liên hệ kiến thức giữa các
khối lớp, cần có việc vận dụng kiến thức từ lớp trước để giải quyết một vấn đề
cụ thể.
IV. HIỆU QUẢ
Qua kinh nghiệm giảng dạy, với việc vận dụng kiến thức từ Địa lí lớp 10
vào việc bổ sung, giảng dạy Địa lí lớp 12 nói riêng và kiến thức giữa các khối
lớp nói chung cho thấy kết quả học tập, kết quả kiểm tra đánh giá, kết quả thi
học sinh giỏi tỉnh và quốc gia, thi tuyển sinh Đại học đều rất tốt.
- Về kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì, trên 40% số học sinh đạt
kết quả giỏi (đạt trên 8 điểm). Số học sinh còn lại đạt kết quả khá, khơng học
sinh nào có kết quả trung bình và yếu, kém.
- Về thi tuyển sinh đại học, kết quả cũng rất cao. Những năm gần đây,
điểm trung bình thi đại học của các học sinh tôi trực tiếp tham gia giảng dạy đều
đạt trên 8,0 điểm. Thậm chí có những học sinh đạt 9,75 và 9,5 điểm (đứng vào
tốp những học sinh có điểm thi đại học mơn Địa lí cao nhất tồn quốc).
- Về kết quả trong kì thi chọn học sinh giỏi của tỉnh Hà Tĩnh bộ mơn Địa
lí, các học sinh của tơi cũng đạt thành tích cao với các giải nhất, giải nhì, giải
ba...
- Về thi học sinh giỏi quốc gia, trong những năm qua bộ mơn Địa lí của

tỉnh Hà Tĩnh do tơi làm chủ nhiệm đội tuyển, phó chủ nhiệm đội tuyển hoặc
cùng tham gia giảng dạy đều đạt kết quả tốt. Trong 4 năm gần đây có 1 giải
nhất, 5 giải nhì, 10 giải ba, 6 giải khuyến khích. Bộ mơn Địa lí ln nằm trong
tốp những mơn học của Hà Tĩnh đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi quốc
gia.
C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Việc sử dụng kiến thức Địa lí 10 vào việc hỗ trợ giảng dạy Địa lí lớp 12
nói riêng và việc sử dụng kiến thức lớp dưới vào việc hỗ trợ giảng dạy nói
chung. Hay nói cách khác là tạo ra mối liên hệ trong chương trình mơn Địa lí là
một việc làm rất cần thiết đối với công việc giảng dạy, giáo dục và cơng tác
quản lí.
Việc vận dụng, liên hệ, so sánh để làm rõ nội dung kiến thức giữa các khối
lớp là rất khả thi nếu cả giáo viên và học sinh cùng nhận thức đúng về vấn đề.
Tôi tin rằng, nếu áp dụng các quan điểm trên vào việc dạy học bộ mơn Địa lí thì
chắc chắn kết quả dạy học sẽ được nâng cao.
Qua việc dạy học, tôi thấy khơng chỉ vận dụng kiến thức Địa lí 10 vào việc
hỗ trợ giảng dạy Địa lí 12 mà rộng hơn là giữa mơn Địa lí ở bậc THPT nói riêng
và giữa bậc tiểu học với THCS và THPT nói chung để thấy được sự liền mạch
của chương trình Địa lí.
Chính vì vậy, trong q trình phân cơng giảng dạy cho giáo viên, cần chú ý
đến tính chất xoay vịng, liên khối.
18


Người thực hiện đề tài cũng có một số kiến nghị đề xuất sau với Sở Giáo
dục và Đào tạo:
- Cần thường xuyên có các đợt chuyên đề, hội thảo với việc mời các
chuyên gia đầu ngành về để bổ sung, giới thiệu, giải thích và làm nổi bật cấu
trúc của chương trình bộ mơn Địa lí từ tiểu học đến THCS, THPT để giáo viên
thấy được cái nhìn liền mạch, tồn diện, có hệ thống về chương trình bộ mơn

Địa lí..
- Trong việc tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng thường xun cho giáo
viên bộ mơn Địa lí THCS và THPT của tỉnh Hà Tĩnh cũng cần có các chuyên đề
về mối liên hệ giữa các cấp học, lớp học của mơn Địa lí.
- Trong việc ra đề chọn học sinh giỏi cũng cần có những câu hỏi yêu cầu
sự liên hệ kiến thức giữa các bậc học, lớp học.
- Cho người thực hiện đề tài có cơ hội trình bày và tiếp thu ý kiến của
giáo viên trong toàn tỉnh về đề tài này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng vì thời gian hạn chế, kinh nghiệm của
người thực hiện đề tài chưa nhiều nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.

18


Tài liệu tham khảo
1. Lâm Quang Dốc, Nguyễn Quốc lập: Ôn tập, kiểm tra đánh giá kết quả
học tập Địa lí 12 - NXB ĐHSP.
2. Nguyễn Quốc Lập: Luyện thi cấp tốc Địa lí - NXB ĐHSP
3. Lê Thơng, Nguyễn Minh Tuệ…: Địa lý 10 - NXB GD
4. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ…: Địa lý 10 (sách giáo viên)
5. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ…: Địa lý kinh tế - xã hội đại cương
6. Lê Thông, Nguyễn Viết Thịnh…: Địa lý 12 - NXB GD
7. Lê Thông, Nguyễn Viết Thịnh…: Địa lý 12 (sách giáo viên)
8. Lê Thông: Hướng dẫn cách làm bài thi tuyển sinh (vào đại học và cao
đẳng) mơn Địa lí - NXB GD.
9. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hịa, Nguyễn Quốc Lập: Giúp em học tốt
Địa lí 12 - NXB ĐHQG Thành phố HCM.
10. Nhà xuất bản bản đồ: Atlat Địa lí Việt Nam.


18


18


MỤC LỤC
Nội dung
A - MỞ ĐẦU

Trang
1

I. Lý do chọn đề tài:

1

II. Mục đích nghiên cứu:

1

III. Nhiệm vụ nghiên cứu:

2

IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

2


B - NỘI DUNG

3

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

3

I.1. Cấu trúc chương trình mơn Địa lí

2

I.2. Thực trạng của vấn đề

4

II. VẬN DỤNG VÀO BÀI HỌC

4

II.1. Đơng dân và có nhiều thành phần dân tộc

4

II.2. Dân số tăng nhanh

6

II.3. Cơ cấu dân số trẻ


10

II.4. Phân bố dân cư chưa hợp lí

11

III. CÁC GIẢI PHÁP

14

IV. HIỆU QUẢ

15

C - KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Tài liệu tham khảo

15
17

18



×