Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của Mỹ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.35 KB, 14 trang )

Hãy chứng minh cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của Mỹ học Liên
hệ bản thân là một chủ thể nhà báo đẹp, trác tuyệt
BÀI LÀM
Khách thể thẩm mỹ là một trong ba thành tố tạo nên đời sống thẩm mỹ.
Khách thể thẩm mỹ là một hệ thống bao gồm năm phạm trù khái quát toàn bộ
những hiện tượng, những quy luật thẩm mỹ trong tự nhiên, trong xã hội và trong
nghệ thuật. Năm phạm trù tạo nên khách thể thẩm mỹ bao gồm: phạm trù cái
đẹp, phạm trù cái xấu, phạm trù cái bi, phạm trù cái hài và phạm trù cái trác
tuyệt. Trong năm phạm trù hợp thành khách thể thẩm mỹ thì phạm trù cái đẹp là
phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học.
Cái đẹp là đại diện cho thẩm mỹ, cái đẹp trong cuộc sống của con người,
của nhân loại như là không khí và nước uống và ánh sáng. Thiếu nó con người
không thể tồn tại, không thể có niềm tin vào cuộc sống, xa rời nó con người trở
nên cô đơn, chống lại nó con người trở nên thấp hèn. Cái đẹp giữ một vị trí hết
sức quan trọng trong đời sống của con người, cái đẹp làm phong phú đời cống
con người và xã hội. Thực tiễn của toàn bộ lịch sử nhân loại cho thấy ở đâu có
cái đẹp, ở đâu cái đẹp xuất hiện thì ở đó con người có tình yêu và hạnh phúc, ở
đâu khát vọng nhập vào tình cảm con người thì xã hội không ngừng hoàn thiện,
quan hệ giữa con người và con người ngày càng vui tươi và hạnh phúc. Không
phải vô cớ mà nhà văn người Nga Đôstôiepxki đã nói một câu nói rất nổi tiếng
rằng: “Cái đẹp đã cứu rỗi nhân loại”.
Cái đẹp mang trong mình một giá trị, nhưng giá trị mà nõ mang không
tồn tại vĩnh hằng trường cửu, mà nó vừa mang vẻ đẹp thời sự, vưa mang tính
muôn thủa.
Cái đẹp thời sự là hôm nay đẹp, nhưng ngày mai nó sẽ không còn đẹp
nữa. Ví dụ như mốt quần cáo, có thể là hôm nay cái áo này là đẹp là hợp mốt
nhưng ngày mai cái áo trở nên lỗi mốt và không còn được coi là đẹp nữa. Tuy
nhiên, cũng có cái đẹp mang tính trường cửu, đó là những cái đẹp đã đạt đến
mức trác tuyệt, cái đẹp đó sẽ tồn tại mãi mãi, ví dụ như: Truyện Kiều của
Nguyễn Du…
Nói đến cái đẹp chúng ta sẽ nhìn nhận đánh giá cái đẹp ở hai hệ tiêu chí,


tính chân thiện mĩ, tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại.
Nói đến cái đẹp ai cũng muốn vươn tới đến cái đẹp làm sao để đạt được
cái đẹp. Vươn tới với đến cái đẹp tức là vươn đến với cái chân - thiện - mĩ. Cái
đẹp mang tính nhân dân - tính dân tộc và tính nhân loại, vì cái đệp phải phục vụ
đa số nhân dân lao động. Như chèo ở miền Bắc, tuồng ở miền Trung và cải
lương ở miền Nam nước ta… Không những vậy cái đẹp còn mang đậm bản sắc
văn hoá dân tộc để cho nhân loại biết đến ta là ai, là dân tộc nào? Bản sắc văn
hoá của dân tộc là diện mạo, là hồn vía của dân tộc, là bàn thờ của cha ông….
2
I. BẢN CHẤT CÁI ĐẸP
Cái đẹp có mặt kháp nơi trong cuộc sống quanh ta, được biểu hiện qua
muôn vàn những sự vật hiện tượng với những kích thước, màu sắc, hình dáng,
phẩm chất khác nhau. Từ những cái đẹp của thế giới tự nhiên do tạo hoá sinh ra
như sông, núi, biển… cho đến những thành phố, làng mạc, nhà cửa… do bàn tay
con người làm ra, và ngay cả bản thân con người với những hành động, cử chỉ,
ánh mắt, lời nói và hình thể đều chứa đựng trong đó những yếu tố của cái đẹp.
Đặc biệt trong nghệ thuật, chúng ta có thể tìm thấy vô số cái đẹp trong những
bức tranh, pho tượng, bộ phim hay cuốn sách.
Cái đẹp gần gũi và thân thiết với mỗi con người trong cuộc sống hàng
ngày. Tuy nhiên, cái đẹp là phạm trù phức tạp, từ xưa tới nay con người luôn
gặp phải trở ngại trong việc đưa ra một chân lý khái quát, phổ biến về cái đẹp.
Không dễ gì nhận diện được bản chất mang tính khái quát của nó và khó khăn
hơn nữa là cái đẹp không hoàn toàn mang tính khách quan. Trong việc đánh giá
về cái đẹp có một phần rất quan trọng nếu không muốn nói là quyết định, ở phía
chủ quan. Mà nói đến chủ quan là nói đến những tiêu chuẩn đánh giá rất khác
biệt nhau do những thước đo thực tiễn xã hội và cá nhân không giống nhau. Đó
là lý do giải thích vì sao nhân loại đã mất hàng ngàn năm đi tìm kiếm một khái
niệm phổ biến về cái đẹp mà vẫn chưa thể minh định được rõ ràng.
Trải qua hàng ngàn năm với các trường phái Mỹ học khác nhau. Dưới ánh
sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mỹ học

Mác-Lênin khẳng định rằng Bản chất của cái đẹp là sự thống nhất biện chứng
giữa 2 nhân tố khách quan và chủ quan.
Cái đẹp gắn liền với ý thức chủ quan, với sự đánh giá của con người,
nhưng đó không phải là những ý niệm được mang từ bên ngoài vào sự vật mà
nó phải xuất phát từ cơ sở khách quan, từ chính những phẩm chất thẩm mỹ tồn
tại bên trong bản thân sự vật. Cơ sở của những quan niệm chủ quan về cái đẹp
bắt nguồn từ chính cái đẹp khách quan tức là từ những thuộc tính của sự vật có
khả năng gợi lên ở con người một thái độ thẩm mĩ tích cực. Đó là kích thước,
đường nét, màu sắc, âm thanh, nhịp điệu v.v. Được kết hợp với nhau theo một
3
trật tự và tỉ lệ hài hoà toàn vẹn và cân đối. Hài hoà là sự kết hợp thống nhất giữa
yếu tố theo những tỉ lệ nhất định hết sức uyển chuyển giữa các bộ phận, các
mảng khối v.v… Sự toàn vẹn biểu hiện sự cân đối, tỷ lệ hoà hợp cả cái bên
ngoài và yếu tố bên trong giữa chất và lượng giữa hình thức và nội dung. Cấu
trúc hài hoà, toàn vẹn và cân đối là những phẩm chất quan trọng tạo nên cái đẹp.
Tuy nhiên, bản chất của cái đẹp không chỉ gắn liền với phẩm chất khách quan
của sự vật; hài hoà, cân đối, mực thước, toàn vẹn mà còn bao hàm trong đó cả
quan niệm chủ quan của con người. Một cái đẹp là có tính khách quan, hàm
chứa yếu tố hài hoà - toàn vẹn. Song vấn đề là ở chỗ cái gì qui định và thừa nhận
tính hài hoà - toàn vẹn đối với các sự vật và hiện tượng của con người. Tại sao
con người lại cho rằng như thế này là hài hoá, như thế kia là toàn vẹn. Giải
quyết vấn đề này gắn liền với lịch sử hình thành ý thức thẩm mĩ, chuẩn mực
đánh giá cái đẹp.
Đánh giá cái đẹp trong quan hệ khách thể, chủ thể trước hết là một sự
đánh giá phức tạp, nó đạt tới cái chung thông qua cái riêng. Cái đẹp được đánh
giá mang tính chủ thể và bộc lộ qua cá nhân. Rộng hơn cái đẹp được bộc lộ qua
nhóm người. Theo nguyên tắc này, quan niệm về cái đẹp được qui định bởi tính
dân tộc. Mỗi dân tộc có lãnh thổ riêng, ngôn ngữ, phong tục tập quán, lối sống
riêng… Những sự vật, hiện tượng, lý tưởng, hành vi, nếp sống, nếp nghĩ… được
xem là đẹp phụ thuộc rất lớn vào bản sắc riêng đó.

Ngoài tính dân tộc, tính giai cấp, cái đẹp còn mang tính nhân loại. Thể
hiện những qui chuẩn chung cho mọi nhóm người, mọi dân tộc, mọi giai cấp.
Cái đẹp mang tính nhân loại còn được thể hiện khi chủ thể tiếp xúc với khách
thể đã vượt qua mọi đặc tính riêng, có tính bộ phận để cùng qui tụ và vươn tới
những chuẩn mực chung có tính chung của toàn thể con người.
Tính thời đại của cái đẹp liên quan đến tính vĩnh hằng qui chuẩn đẹp,
chúng nằm trong mối liên hệ biện chứng. Dù là thời đại nào cũng có những quy
chuẩn cái đẹp riêng. Song cái qui chuẩn có tính thời đại đó lại cần những yếu tố
của cái chung mà mọi thời đại đều có thể chấp nhận. Thực tế, đó là cái qui chuẩn
có tính vĩnh hằng mà mọi người, mọi thời đại đều chấp nhận. Trước hết chính là
4
cái yếu tố hài hoà - toàn vẹn của cái đẹp khách quan qui định. Sau đó được qui
định bởi các tiêu chuẩn lý tưởng mà loài người chân chính muốn vươn tới - cái
tiêu chuẩn mang tính nhân văn cao cả - sự tiến bộ, sự hoàn thiện, hoàn mĩ.
Đây chính là nguyên nhân lý giải vì sao có những cái đẹp chỉ trong chốc
lát hôm nay đẹp, nhưng ngày mai rất có thể bị coi là xấu của một kiểu tóc, một
mốt quần áo, mốt nhà cửa, thậm chí cả mốt chọn chồng. Tuy nhiên bên cạnh đó
là những tác phẩm kinh điển, trác tuyệt như truyện Kiều của Nguyễn Du, những
vở kịch nổi tiếng của Sechxpia (Ôtenlô, Macbét…), những tác phẩm văn học
của Victohuygo, những kiệt tác của Moza Bettoven thì sẽ tồn tại mãi mãi trường
cửu với thời gian.
Như vậy, cơ sở để đánh giá một sự vật, hiện tượng là đẹp căn cứ theo hai
hệ tiêu chí:
-Chân - Thiện - Mỹ:
Trong đó:
Chân - Sự đúng đắn, tính chân thực của cuộc sống.
Thiện - Tính nhân bản, nhân văn tốt đẹp.
Mỹ - Sự hoàn thiện, hoàn mỹ.
Và tính nhân dân - dân tộc - tính nhân loại.
Trong đó:

- Tính nhân dân: cái đẹp phải phục vụ đại đa số nhân dân lao động: VD:
Chèo - Miền Bắc; Tuồng - miền Trung; Cải lương - Miền Nam; nhạc thính
phòng, giao hưởng - Đô thị, thành phố lớn..
- Tính dân tộc: Cái đẹp mang đậm bản sắc dân tộc - đa nhân loại có thể
phân biệt anh là ai, thuộc dân tộc nào. Cái đẹp mang đậm chân dung diện mạo
dân tộc. VD: Bản sắc dân tộc Việt Nam là tuồng, chèo, ca trù.
- Tính nhân loại: Cái đẹp của từng dân tộc cộng lại - cái đẹp của nhân
loại.
Như vậy: Một sự vật, hiện tượng chưa thể gọi là đẹp khi nó mới chỉ đáp
ứng một mặt nào đó hoặc chỉ là tính đúng đắn, chân thực của cuộc sống hay mới
chỉ đáp ứng mặt tốt đẹp của các yêu cầu nhân sinh như những hành vi đạo đức…
5

×