PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN BẮC SƠN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ XÃ VŨ LĂNG
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
Lạng Sơn, tháng 02 năm 2011
DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ
TT Họ và tên
Chức danh,
chức vụ
Nhiệm vụ Chữ ký
1 Hà Văn Dũng Hiệu Trưởng Chủ tịch HĐ
2 Dương Thị Hiên P. Hiệu trưởng Phó Chủ tịch HĐ
3 Hoàng Thị Quân T.P trách Đội Thư ký HĐ
4 Hoàng Đình Chẵn CT Công đoàn Uỷ viên HĐ
5 Lương Văn Sơn T.T Tổ TN Uỷ viên HĐ
6 Dương Quốc Kỳ T.T Tổ XH Uỷ viên HĐ
7 Nguyễn Thị Hà Giáo viên Uỷ viên HĐ
8 Trịnh Thị Hiếu TK Hội đồng Uỷ viên HĐ
MỤC LỤC
Trang
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ 5
Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA NHÀ TRƯỜNG
I. Thông tin chung của nhà trường 7
II. Cơ sở vật chất, thư viện, tài chính 10
Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ
I. Đặt vấn đề 12
II. Tự đánh giá 15
Tiêu chuẩn 1:
Tiêu chí 1.1 15
Tiêu chí 1.2 17
Tiêu chuẩn 2:
Tiêu chí 2.1 18
Tiêu chí 2.2 20
Tiêu chí 2.3 21
Tiêu chí 2.4 22
Tiêu chí 2.5 23
Tiêu chí 2.6 24
Tiêu chí 2.7 25
Tiêu chí 2.8 26
Tiêu chí 2.9 27
Tiêu chí 2.10 28
Tiêu chí 2.11 29
Tiêu chí 2.12 30
Tiêu chí 2.13 31
Tiêu chí 2.14 32
Tiêu chí 2.15 33
Tiêu chuẩn 3:
2
Tiêu chí 3.1 35
Tiêu chí 3.2 36
Tiêu chí 3.3 38
Tiêu chí 3.4 39
Tiêu chí 3.5 40
Tiêu chí 3.6 41
Tiêu chuẩn 4:
Tiêu chí 4.1 43
Tiêu chí 4.2 44
Tiêu chí 4.3 45
Tiêu chí 4.4 46
Tiêu chí 4.5 47
Tiêu chí 4.6 48
Tiêu chí 4.7 49
Tiêu chí 4.8 50
Tiêu chí 4.9 51
Tiêu chí 4.10 52
Tiêu chí 4.11 53
Tiêu chí 4.12 54
Tiêu chuẩn 5:
Tiêu chí 5.1 56
Tiêu chí 5.2 58
Tiêu chí 5.3 59
Tiêu chí 5.4 60
Tiêu chí 5.5 62
Tiêu chí 5.6 63
Tiêu chuẩn 6:
Tiêu chí 6.1 65
Tiêu chí 6.2 67
Tiêu chuẩn 7:
3
Tiêu chí 7.1 69
Tiêu chí 7.02 70
Tiêu chí 7.3 71
Tiêu chí 7.4 73
Phần III. PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Quyết định về việc thành lập Hội đồng Tự đánh giá.
Phụ lục 2: Quyết định về việc thành lập Ban thư ký và Nhóm chuyên trách.
Phụ lục 3: Kế hoạch Tự đánh giá.
Phụ lục 4: Danh mục các minh chứng dùng trong báo cáo tự đánh giá.
4
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ
Tiêu chuẩn 1: Chiến lược phát triển của trường trung học cơ sở
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
Tiêu chí 1 Tiêu chí 2
Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
Tiêu chí 1 Tiêu chí 9
Tiêu chí 2 Tiêu chí 10
Tiêu chí 3 Tiêu chí 11
Tiêu chí 4 Tiêu chí 12
Tiêu chí 5 Tiêu chí 13
Tiêu chí 6 Tiêu chí 14
Tiêu chí 7 Tiêu chí 15
Tiêu chí 8
Tiêu chuẩn 3: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
Tiêu chí 1 Tiêu chí 4
Tiêu chí 2 Tiêu chí 5
Tiêu chí 3 Tiêu chí 6
Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo
dục
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
Tiêu chí 1 Tiêu chí 7
Tiêu chí 2 Tiêu chí 8
Tiêu chí 3 Tiêu chí 9
Tiêu chí 4 Tiêu chí 10
Tiêu chí 5 Tiêu chí 11
Tiêu chí 6 Tiêu chí 12
Tiêu chuẩn 5: Tài chính và cơ sở vật chất
5
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
Tiêu chí 1 Tiêu chí 4
Tiêu chí 2 Tiêu chí 5
Tiêu chí 3 Tiêu chí 6
Tiêu chuẩn 6: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
Tiêu chí 1 Tiêu chí 2
Tiêu chuẩn 7: Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
Tiêu chí 1 Tiêu chí 3
Tiêu chí 2 Tiêu chí 4
Tổng số các chỉ số: Đạt: 101; Không đạt: 40 chỉ số
Tổng số các tiêu chí: Đạt 24 (số lượng và tỉ lệ %) 51,1%
6
PHẦN I.
CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
XÃ VŨ LĂNG – BẮC SƠN – LẠNG SƠN
Thời điểm báo cáo: Tính đến ngày 30 tháng 01 năm 2010
I. THÔNG TIN CHUNG CỦA NHÀ TRƯỜNG
Tên trường (theo quyết định thành lập):
Tiếng Việt: Trường THCS xã Vũ Lăng - huyện Bắc Sơn.
Tiếng Anh (nếu có):
Tên trước đây (nếu có): Trường PTCS xã Vũ Lăng - huyện Bắc Sơn.
Cơ quan chủ quản: phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Bắc Sơn.
Địa chỉ trường: Thôn Tràng Sơn 3 - xã Vũ Lăng – huyện Bắc Sơn –
tỉnh Lạng Sơn.
Thông tin liên hệ: (025) 3838417.
E-mail:
Ngày thành lập 05 tháng 9 năm 2006 từ trường PTCS xã Vũ Lăng.
2. Thông tin chung về lớp và học sinh
Loại học sinh
Tổng
số
Chia ra
Lớp
6
Lớp
7
Lớp
8
Lớp
9
Tổng số học sinh 318 68 79 84 87
- Học sinh nữ: 160 36 37 49 38
- Học sinh người dân tộc thiểu số: 315 68 78 83 87
- Học sinh nữ người dân tộc thiểu số: 157 36 36 48 37
Số học sinh tuyển mới vào lớp 6 66
- Học sinh nữ: 36
- Học sinh người dân tộc thiểu số: 66
- Học sinh nữ người dân tộc thiểu số: 36
Số học sinh lưu ban năm học trước: 4 2 2
- Học sinh nữ: 1 1
- Học sinh người dân tộc thiểu số: 4 2 2
- Học sinh nữ người dân tộc thiểu số: 1 1
Số học sinh bỏ học trong hè: 2 1 1
7
- Học sinh nữ: 1 1
- Học sinh người dân tộc thiểu số: 1 1 1
- Học sinh nữ người dân tộc thiểu số: 1 1
Nguyên nhân bỏ học 2 1 1
- Học lực yếu, kém: 2 1 1
Số học sinh là Đội viên: 314 68 78 84 84
Số học sinh thuộc diện chính sách
(*)
36 7 8 12 9
- Hộ nghèo: 7 8 12 9
- Học sinh mồ côi cả cha, mẹ:
Số học sinh học ngoại ngữ: 318 68 79 84 87
- Tiếng Anh: 318 81 91 102 92
Số buổi của lớp học /tuần 9 9 9 9 9
- Số lớp học 6 buổi đến 9 / tuần: 318 68 79 84 87
Các chỉ số
Năm
học
2006-
2007
Năm
học
2007-
2008
Năm
học
2008-
2009
Năm
học
2009-
2010
Sĩ số bình quân học sinh trên lớp 34 35 33 32
Tỷ lệ học sinh trên giáo viên 1,86% 2,0% 2,25% 2,5%
Tỷ lệ bỏ học, nghỉ học 4,42% 1,76% 4,87% 5,4%
Tỷ lệ học sinh có kết quả học tập
trung bình và dưới trung bình.
86.11% 79.03% 74,93% 75%
Tỷ lệ học sinh có kết quả học tập
dưới trung bình.
3,47% 2,81% 3,32% 16,2%
Tỷ lệ học sinh có kết quả học tập
trung bình
82,64% 79,03% 71,61% 58,8%
Tỷ lệ học sinh có kết quả học tập
khá
13,19% 16,11% 23.53% 23,8%
Tỷ lệ học sinh có kết quả học tập
giỏi và xuất sắc
0,69% 2,05% 1,53% 1,2%
Số lượng học sinh đạt giải trong
các kỳ thi học sinh giỏi
3 cấp
huyện
0 0 0
3. Thông tin về nhân sự
Nhân sự
Tổng
số
Trong
đó nữ
Chia theo chế độ lao động
Trong tổng
số
Biên chế Hợp
đồng
Thỉnh
giảng
Dân
tộc
thiểu
Nữ
dân tộc
thiểu số
Tổng
số
Nữ Tổng
số
Nữ Tổng
số
Nữ
Tổng số cán bộ, giáo viên,
nhân viên
29 14 29 14 27 14
Số đảng viên 7 3 7 3 7 3
- Đảng viên là giáo viên: 5 2 5 2 5 2
8
- Đảng viên là cán bộ quản lý: 2 1 2 1 2 1
Số giáo viên chia theo chuẩn
đào tạo
25 13 25 13 23 13
- Trên chuẩn: 6 4 6 4 6 4
- Đạt chuẩn: 17 9 17 9 15 9
- Chưa đạt chuẩn: 2 2 2
Số giáo viên dạy theo môn học 25 13 25 13 25 13
- Thể dục: 2 2 2
- Âm nhạc: 1 1 1 1 1 1
- Mỹ thuật: 1 1 1 1 1 1
- Tin học: 1 1 1
- Tiếng Anh: 2 1 2 1 2 1
- Ngữ văn: 5 5 5 5 5 5
- Lịch sử: 1 1 1 1 1 1
- Địa lý: 1 1 1 1 1 1
- Toán học: 5 1 5 1 3 1
- Vật lý: 1 1 1
- Hoá học: 2 2 2
- Sinh học: 3 2 3 2 3 2
Cán bộ quản lý: 2 1 2 1 2 1
- Hiệu trưởng: 1 1 1
- Phó Hiệu trưởng: 1 1 1 1 1 1
Nhân viên 2 2 2
- Văn phòng (văn thư, kế toán,
thủ quỹ, y tế):
1 1 1
- Bảo vệ: 1 1 1
Tuổi trung bình của giáo viên
cơ hữu: 33 tuổi
Các chỉ số Năm
học
2006-
2007
Năm
học
2007-
2008
Năm
học
2008-
2009
Năm
học
2009-
2010
Số giáo viên chưa đạt chuẩn đào
tạo
4 4 4 2
Số giáo viên đạt chuẩn đào tạo 24 24 24 17
Số giáo viên trên chuẩn đào tạo 1 2 2 6
Số giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp
huyện, quận, thị xã, thành phố
3 3 4 3
Số giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương
0 0 0 0
4. Danh sách cán bộ quản lý
Các bộ phận Họ và tên
Chức vụ, chức
danh, danh
hiệu nhà giáo,
học vị, học hàm
Điện thoại,
Email
Chủ tịch Hội đồng
9
quản trị
Hiệu trưởng Hà Văn Dũng Hiệu trưởng 0976999469
Các Phó Hiệu trưởng Dương Thị Hiên Phó Hiệu trưởng 0979672919
Các tổ chức Đảng,
Đoàn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí
Minh, Tổng phụ trách
Đội, Công đoàn.
Hà Văn Dũng
Hoàng Đình Chẵn
Dương Quốc Kỳ
Hoàng Thị Quân
Bí thư chi bộ
Chủ tịch Công
Đoàn
Bí thư chi Đoàn
Tổng phụ trách
0976999469
01688417848
0915992082
0949281540
Các Tổ trưởng tổ
chuyên môn (liệt kê)
Lương Văn Sơn
Dương Quốc Kỳ
Tổ Tự nhiên
Tổ Xã hội
01688028609
0915992082
II. CƠ SỞ VẬT CHẤT, THƯ VIỆN, TÀI CHÍNH
1. Cơ sở vật chất, thư viện
Các chỉ số
Năm
học
2006-
2007
Năm
học
2007-
2008
Năm
học
2008-
2009
Năm
học
2009-
2010
Tổng diện tích đất sử dụng của
trường (tính bằng m
2
):
2909 2909 2909 2909
1. Khối phòng học theo chức
năng:
13 12 11 10
a) Số phòng học văn hoá: 13 12 11 10
b) Số phòng học bộ môn: 0 1 2 3
2. Khối phòng phục vụ học tập: 1 1 1 1
- Phòng thiết bị giáo dục: 1 1 1 1
3. Khối phòng hành chính quản
trị
11 11 11 11
- Phòng Hiệu trưởng 1 1 1 1
- Phòng Phó Hiệu trưởng: 1 1 1 1
- Phòng giáo viên: 2 2 2 2
- Văn phòng: 1 1 1 1
- Kho: 1 1 1 1
- Khu đất làm sân chơi, sân tập: 1 1 1 1
- Khu vệ sinh cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên:
1 1 1 1
- Khu vệ sinh học sinh: 1 1 1 1
- Khu để xe học sinh: 1 1 1 1
- Khu để xe giáo viên và nhân viên: 1 1 1 1
4. Thư viện: 1 1 1 1
a) Diện tích (m
2
) thư viện (bao gồm
cả phòng đọc của giáo viên và học
sinh):
40 40 40 40
b) Tổng số đầu sách trong thư
viện của nhà trường (cuốn):
1990 2559 2599 2680
10
c) Máy tính của thu viện đã được
kết nối internet ? (có hoặc chưa)
Chưa Chưa Chưa Chưa
5. Tổng số máy tính của trường: 1 2 3 3
- Dùng cho hệ thống văn phòng và
quản lý:
1 2 2 2
- Số máy tính đang được kết nối
internet:
1 1
6. Số thiết bị nghe nhìn: 3 5 5 5
- Tivi: 2 2 2 2
- Nhạc cụ: 1 1 1 1
- Đầu Video: 1 1 1
- Đầu đĩa: 1 1 1
2. Tổng kinh phí từ các nguồn thu của trường trong 4 năm gần đây
Các chỉ số
Năm học
2006-2007
Năm học
2007-2008
Năm học
2008-2009
Năm học
2009-2010
Tổng kinh
phí được cấp
từ ngân sách
Nhà nước
1.006.075.00
0
1.046.920.00
0
1.144.684.00
0
1.310.639.000
Tổng kinh
phí huy động
được từ các
tổ chức xã
hội, doanh
nghiệp, cá
nhân,
10.650.000 10.505.000 10.740.000 6.500.000
III. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG
Tiền thân của Trường trung học cơ sở (THCS) xã Vũ Lăng là trường
cấp 2 Vũ Lăng được thành lập từ tháng 8 năm 1965, đến tháng 9 năm 1978
sát nhập trường cấp 1 và cấp 2 thành trường phổ thông cơ sở. Để đáp ứng với
điều kiện phát triển giáo dục trong tình hình mới của ngành giáo dục hiện nay
đến tháng 9 năm 2006 trường được chia tách thành trường Mầm Non, Tiểu
học và THCS xã Vũ Lăng.
Trải qua 46 năm xây dựng và trưởng thành, với nhiều giai đoạn lịch sử
khác nhau, Trường THCS xã Vũ Lăng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
11
Hiện nay, biên chế nhà trường là 30 cán bộ, giáo viên và nhân viên với
trên 318 học sinh, gồm 10 lớp trong đó lớp 6: 2; lớp 7: 2; lớp 8: 3; lớp 9: 3
Bộ máy tổ chức của nhà trường gồm Chi bô, Ban giám hiệu, Công
đoàn, 2 Tổ chuyên môn (Tổ tự nhiên và tổ xã hội), Đoàn thanh niên Cộng sản
HCM, Đội thiếu niên tiền phong HCM.
PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Mục đính tự đánh giá:
Tự đánh giá và Kiểm định chất lượng giáo dục là việc làm hết sức cần
thiết trong các cơ sở giáo dục. Thông qua việc tự đánh giá, nhà trường nhận
thức được những điểm yếu và điểm mạnh của mình, từ đó đề ra những kế
hoạch hành động xác thực để khắc phục những mặt yếu, phát huy những mặt
mạnh, tập trung nguồn lực để tiếp tục xây dựng và phát triển.
Nhận thức rõ về vai trò của Kiểm định chất lượng, Trường trung học cơ
sở xã Vũ Lăng với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đã cùng nhau tiếp tục
thu thập thông tin, minh chứng vào việc Tự đánh giá và Kiểm định chất lượng
giáo dục trong năm 2010 theo Quy định về Kiểm định chất lượng giáo dục
phổ thông.
2. Phạm vi tự đánh giá:
Trường đã xây dựng kế hoạch Tự đánh giá, thành lập Hội đồng Tự
đánh giá chỉ đạo công tác Tự đánh giá và đảm bảo chất lượng của trường. Hội
đồng Tự đánh giá của Trường trung học cơ sở xã Vũ Lăng do Hiệu trưởng
làm Chủ tịch, có 9 thành viên gồm Ban giám hiệu, Chủ tịch Công đoàn, các tổ
trưởng chuyên môn và thư ký Hội đồng để Đánh giá tổng thể các hoạt động
giáo dục của trường theo từng tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường trung học.
12
3. Phương pháp đánh giá:
Căn cứ Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ngày 12 tháng 5 năm 2009 ban hành kèm theo Quy định về tiêu chuẩn đánh
giá Kiểm định chất lượng giáo dục trường trưng học cơ sở, trường tiến hành
tập huấn, triển khai, nghiên cứu, phân tích kỹ từng tiêu chuẩn, tiêu chí, huy
động toàn bộ cán bộ giáo viên, nhân viên vào việc thu thập minh chứng, phân
tích và xử lý minh chứng, viết báo cáo Tự đánh giá và góp ý cho bản dự thảo
báo cáo Tự đánh giá, nhằm chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu hoặc thiếu sót
để lên kế hoạch hành động khắc phục những thiếu sót nhằm cải tiến, nâng cao
chất lượng giáo dục.của nhà trường trong những năm tới.
Tổng diện tích mặt bằng của Nhà trường là 2909m
2
, là một khu riêng
biệt có cổng và tường rào xung quanh.
Lớp học: Từ năm học 2004-2005 Nhà trường đã được đầu tư theo
chương trình kiên cố hóa lớp học gồm 2 dãy nhà với 14 phòng học kiên cố, từ
đó đến nay Nhà trường đã xóa được tình trạng học 2 ca, năm học 2009-2010
bắt đầu thực hiện chương trình học phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dường
học sinh giỏi vào các buoir chiều.
Nhà trường đã thực hiện đầy đủ chương trình và kế hoạch giáo dục theo
chương trình và các quy định của Bộ GDĐT.
Chương trình giáo dục của trường được thực hiện theo mục tiêu nhằm
phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cho học sinh.
Hoạt động chuyên môn được thực hiện theo đúng phân phối chương
trình đề ra. Trường thường xuyên kiểm tra nội bộ, đôn đốc việc thực hiện
chương trình và kế hoạch đã đề ra để điều chỉnh kịp thời.
Chỉ đạo giáo viên soạn giảng theo hướng đổi mới, tăng cường sử dụng thiết
bị dạy học có hiệu quả, xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuyên
đề có chất lượng, qua đó nêu cao được tinh thần trách nhiệm cá nhân, thường
xuyên thăm lớp, dự giờ để trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau, qua đó sàng
lọc, đánh giá đúng thực trạng năng lực giáo viên từ đó có sự bố trí sắp xếp công
13
việc hợp lý, từ đó đã phát huy được tính tích cực của giáo viên và học sinh,
làm cơ sở để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của trường.
Trong thi và kiểm tra đánh giá học sinh được thực hiện nghiêm túc, đúng
Quy chế và công khai trong việc đánh giá, xếp loại học sinh, thực hiện khen
thưởng, kỷ luật theo đúng quy định.
Kết quả học tập của học sinh được lưu trữ và theo dõi tại hồ sơ theo đúng
Điều lệ trường học.
4. Những phát hiện chính trong quá trình tự đánh giá:
Kiểm định chất lượng trường trung học cơ sở với 7 tiêu chuẩn gồm 47
tiêu chí, 141 tiêu chí thể hiện một cách toàn diện, đầy đủ chất lượng giáo dục
trung học cơ sở. Qua tự đánh giá trường đã phát hiện những điểm mạnh, điểm
yếu trong từng tiêu chí, từ đó có định hướng đúng đắn trong việc cải tiến chất
lượng và có biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng chung
do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong những năm tới.
Tỷ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường vẫn chưa biết tin học hết,
số biết tin học chiếm 25/29=86,2%, nên còn hạn chế trong quá trình soạn thảo
và viết báo cáo.
Công tác đánh giá tiêu chí còn mới mẻ, nên một số thành viên trong
giáo viên của trường được phân công thu thập thông tin, viết phiếu đánh giá
còn gặp nhiều khó khăn.
Việc khó khăn nhất đối với Nhà trường để đánh giá một tiêu chí đạt yêu
cầu là minh chứng, vì trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục của
nhà trường, việc lưu trữ các minh chứng chưa được trú trọng, có những việc
thực hiện thường xuyên, liên tục nhưng không lưu minh chứng để thể hiện,
nên không thể chứng minh chỉ số đó đạt yêu cầu của tiêu chí.
Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, các phòng chức năng,
phòng truyền thống, phòng đoàn đội, chưa có phòng học bộ môn như lý, hoá,
sinh để thực hiện các tiết dạy thí nghiệm, thực hành theo yêu cầu bộ môn,
chưa trang bị được máy chiếu nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
bài giảng chưa thực hiện được, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến
14
việc giáo dục học sinh dẫn đến kết quả học tập, rèn luyện chưa cao, vẫn có
học sinh bỏ học.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Đội ngũ giáo viên của trường là một tập thể đoàn kết, nhiệt tình trong
công tác, có tâm huyết với nghề nghiệp, chịu khó học hỏi, luôn trau dồi kiến
thức nghiệp vụ chuyên môn, tận tình trong công việc được giao, có lối sống
mẫu mực.
Hằng năm nhà trường đều xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, tiếp
tục tham mưu với các cấp lãnh đạo cấp trên để tăng cường xây dựng cơ sở vật
chất và trang thiết bị của nhà trường được hoàn thiện hơn.
Tiếp tục chỉ đạo tốt các tổ chuyên môn, duy trì thực hiện tốt các kế
hoạch đề ra, giúp đỡ học sinh có học lực yếu, kém. Bồi dưỡng học sinh khá,
giỏi theo kế hoạch để nâng cao chất lượng giáo dục năm sau đều cao hơn năm
trước.
Có nguồn lực tài chính đáp ứng đầy đủ các hoạt động của Nhà trường
và thực hiện hằng năm bằng ngân sách Nhà nước giao theo biên chế.
II. TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Tiêu chuẩn 1: Chiến lược phát triển của trường trung học cơ sở
Mở đầu : Chiến lược phát triển của trường trung học cơ sở là cơ sở của
qua quá trình phát triển giáo dục trong nhà trường. Chiến lược phát triển của
nhà trường được xây dựng làm căn cứ để gắn kết với tình hình phát triển của
địa phương và định hướng phấn đấu, xây dựng nhà trường trong nhiều năm tới,
chiến lược phát triển được xác định rõ ràng, phù hợp với mục tiêu giáo dục, với
nguồn lưc của nhà trường, định kỳ được rà soát, bổ xung, điều chỉnh và được
cơ quan chủ quản phê duyệt.
15
1.1. Tiêu chí 1. Chiến lược phát triển của trường được xác định rõ
ràng, phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở được
quy định tại Luật Giáo dục và được công bố công khai.
a) Được xác định rõ ràng bằng văn bản và được cơ quan chủ quản phê
duyệt;
b) Phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở được
quy định tại Luật Giáo dục;
c) Được công bố công khai dưới hình thức niêm yết tại trụ sở nhà
trường, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương và
trên Website của sở Giáo dục và Đào tạo hoặc trên Website của trường (nếu
có).
1.1.1. Mô tả hiện trạng:
Hằng năm nhà trường chỉ thực hiện xây dựng kế hoạch năm học của
nhà trường và được Phòng Giáo dục & Đào tạo phê duyệt, việc xây dựng kế
hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục chưa có [H1.1.01.01].
Các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học mỗi năm phù hợp với mục
tiêu giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở được quy định tại Luật Giáo dục
[H1.1.01.02].
Tất cả các kế hoạch của nhà trường được công bố công khai và niêm
yết tại văn phòng Hội đồng trường (Ảnh 1).
1.1.2. Điểm mạnh:
Hằng năm nhà trường đã xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc điểm
tình hình địa phương đã xuất phát từ thực trạng của nhà trường căn cứ tình
hình đặc điểm của trường và tình hình kinh tế xã hội của địa phương.
1.1.3. Điểm yếu:
Việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, trong từ 5 đến 10 năm ở
cấp cơ sở với một trường trung học cơ sở nhà trường chưa xây dựng được.
1.1.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
16
Tiếp tục tham mưu với phòng Giáo dục & Đào tạo xây dựng chiến lược
phát triển của cấp trường hướng dẫn và có kế hoạch phê duyệt cụ thể của cơ
quan quản lí cấp trên.
1.1.5. Tự đánh giá: Không đạt
1.2. Tiêu chí 2. Chiến lược phát triển phù hợp với các nguồn lực của
nhà trường, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và định
kỳ được rà soát, bổ sung, điều chỉnh.
a) Phù hợp với các nguồn lực về nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất
của nhà trường;
b) Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
c) Định kỳ 02 năm rà soát, bổ sung và điều chỉnh.
1.2.1. Mô tả hiện trạng:
Nhà trường chưa có chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn của nhà
trường phù hợp với nguồn nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất của nhà trường
hiện nay.
Việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương chỉ thực hiện
theo kế hoạch năm học và văn bản cấp có thẩm quyền hướng dẫn.
Hằng năm Ban giám hiệu, Ban chi uỷ căn cứ vào tình hình thực tế rà
soát, điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ mới phát sinh trong thực tế của trường
theo kế hoạch năm học đề ra.
1.2.2. Điểm mạnh:
Hằng năm nhà trường xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với các
văn bản hướng dẫn của các cấp trên và định hướng phát triển kinh tế xã -
hội.
Linh hoạt, kịp thời bổ sung và thực hiện các nhiệm vụ phát sinh để
điều chỉnh.
1.2.3. Điểm yếu:
17
Nhà trường chưa xây dựng chiến lược phát triển dài hạn nên chưa có một
định hướng gắn kết với định hướng phát triển dài hạn của địa phương.
1.2.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Nhà trường tiếp tục có kế hoạch tham mưu với phòng Giáo dục &
Đào tạo xây dựng chiến lược phát triển, nguồn nhân lực của nhà trường cho
phù hợp với các yêu của tiêu chí đề ra.
1.2.5. Tự đánh giá: Không đạt
Kết luận: Nhà trường chưa xây dựng được chiến lược phát triển, các
hoạt động của nhà trường chỉ thực hiện theo kế hoạch hằng năm do phòng
GD&ĐT phê duyệt. Công tác quản lý và điều hành của nhà trường chủ yếu là
do Ban giám hiệu phối hợp với Công đoàn thực hiện. Trường tự đánh giá
2/2=100% tiêu chí chưa đạt yêu cầu.
2. Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường.
Mở đầu: Tổ chức và quản lý trong nhà trường rất quan trọng trong
hoạt động giáo dục, nhà trường cần phải có cơ cấu tổ chức phù hợp với quy
định của Điều lệ trường trung học cơ sở. Các tổ chức trong nhà trường cần
được phối kết hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục
trong nhà trường. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý
các hoạt động giáo dục và chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả thực
hiện,chỉ đạo của mình trong nhà trường.
2.1. Tiêu chí 1: Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định
tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường
phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi là Điều lệ trường trung học) và
các quy định hiện hành khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
a) Có Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối
với trường tư thục (sau đây gọi chung là Hội đồng trường), Hội đồng thi đua
18
và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn khác, các tổ chuyên môn
và tổ văn phòng và các bộ phận khác (nếu có);
b) Có các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các
tổ chức xã hội;
c) Có đủ các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 và mỗi lớp học không quá 45 học
sinh (không quá 35 học sinh đối với trường chuyên biệt), mỗi lớp có lớp trưởng,
1 hoặc 2 lớp phó do tập thể lớp bầu ra vào đầu năm học; mỗi lớp được chia
thành nhiều tổ học sinh, mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó do học sinh trong tổ bầu ra.
2.1.1. Mô tả hiện trạng:
Hội đồng trường (chưa có), Hằng năm nhà trường thành lập Hội đồng thi
đua khen thưởng [H1.2.01.01]; Có 02 tổ chuyên môn [H1.2.01.02];
Nhà trường có tổ chức Đảng [H1.2.01.03]; Có tổ chức Công đoàn
[H1.2.01.04]; Có tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh [H1.2.01.05]; Có tổ chức
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh [H1.2.01.06]. Các tổ chức xã hội khác
như Hội cha mẹ học sinh [H1.2.01.07].
Trường có đủ các khối lớp từ lớp 6 đến 9 [H1.2.01.08]; và mỗi lớp không
quá 45 học sinh; Mỗi lớp đều có lớp trưởng, lớp phó. Mỗi lớp được chia làm 4
tổ, có tổ trưởng , tổ phó [H1.2.01.09].
2.1.2. Điểm mạnh:
Cơ bản nhà trường đã có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ
trường trung học và các qui định hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Các Hội đồng và các tổ chức trong nhà trường luôn hoạt động theo đúng
nhiệm vụ và có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để hoàn thành nhiệm vụ năm học
2.1.3. Điểm yếu:
Chưa có Hội đồng trường.
2.1.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
19
Tiếp tục tham mưu lãnh đạo phòng GD&ĐT thành lập Hội đồng trường
Cần duy trì các hội đồng, các tổ chức trong nhà trường phối hợp chặt chẽ,
từng bước thực hiện nhiệm vụ linh hoạt hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ
năm học.
2.1.5. Tự đánh giá: Không đạt
2.2. Tiêu chí 2: Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền
hạn và hoạt động của Hội đồng trường theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
a) Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội
đồng trường đối với trường công lập thực hiện theo quy định tại Điều lệ
trường trung học; đối với trường tư thục thực hiện theo Quy chế tổ chức và
hoạt động trường tư thục;
b) Hội đồng trường đối với trường công lập hoạt động theo quy định tại
Điều lệ trường trung học; đối với trường tư thục theo Quy chế tổ chức và hoạt
động của trường tư thục;
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động của Hội đồng
trường.
2.2.1. Mô tả hiện trạng:
Nhà trường chưa thành lập được Hội đồng trường chưa có cơ cấu tổ
chức của Hội đồng trường theo quy định của Điều lệ trường trung học.
Do đó nhà trường chưa có các hoạt động của Hội đồng trường theo quy
định Điều lệ trường trung học.
Mỗi học kỳ nhà trường chỉ tự rà soát, đánh giá các hoạt động thông qua
Hội đồng thi đua, khen thưởng.
2.2.2. Điểm mạnh:
20
Tuy chưa có Hội đồng trường, nhưng nhà trường vẫn thực hiện tốt nhiệm
vụ năm học đề ra, mỗi kỳ đều tự rà soát, đánh giá các hoạt động thông qua Hội
đồng thi đua, khen thưởng.
2.2.3. Điểm yếu:
Chưa thành lập được Hội đồng trường
2.2.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tiếp tục tham mưu với lãnh đạo phòng GD&ĐT về việc thành lập Hội
đồng trường theo quy định tại Điều lệ trường học.
2.2.5. Tự đánh giá: Không đạt
2.3. Tiêu chí 3: Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đông kỷ luật đối
với cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường có thành phần,
nhiệm vụ, hoạt động theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo và các quy
định hiện hành khác.
a) Hội đồng thi đua và khen thưởng có nhiệm vụ xét thi đua khen
thưởng, có thành phần và hoạt động theo quy định hiện hành;
b) Hội đồng kỷ luật học sinh, Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân
viên được thành lập có thành phần, hoạt động theo Điều lệ trường trung học
và các quy định hiện hành;
c) Hằng năm, rà soát, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và kỷ
luật.
2.3.1. Mô tả hiện trạng:
Nhà trường có Hội đồng thi đua và khen thưởng có thành phần và hoạt
động theo quy định hiện hành. [H1.2.03.01], [H1.2.03.02], [H1.2.03.03];
Có Hội đồng kỷ luật học sinh, Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân
viên và hoạt động theo Điều lệ trường trung học và các quy định khác.
[H1.2.03.04], [H1.2.03.05];
Hằng năm, rà soát, công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật học sinh.
[H1.2.03.06;
21
2.3.2. Điểm mạnh:
Nhà trường đã đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ
trường trung học và thực hiện tốt các quy định khác đã đề ra.
2.3.3. Điểm yếu:
Sự phối hợp giáo dục học sinh giữa giáo viên và phụ huynh học sinh
còn hạn chế.
2.3.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Cần có sự phối hợp thường xuyên và liên tục hơn nữa giữa giáo viên và
học sinh để việc giáo dục học sinh có hiệu quả hơn.
2.3.5. Tự đánh giá: Đạt
2.4. Tiêu chí 4: Hội đồng tư vấn khác do Hiệu trưởng quyết định
thành lập, thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Hiệu trưởng.
a) Có quy định rõ ràng về thành phần, nhiệm vụ, thời gian hoạt động
của Hội đồng tư vấn;
b) Có các ý kiến tư vấn cho Hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ thuộc
trách nhiệm và quyền hạn của mình;
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động của Hội đồng tư vấn.
2.4.1. Mô tả hiện trạng:
Hiệu trưởng đã ra Quyết định xây dựng Hội đồng tư vấn ngay từ đầu
năm học, quy định cụ thể nhiệm vụ, thời gian. [H1.2.04.01].
Hội đồng tư vấn đã giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch nhà trường
[H1.2.04.02], kế hoạch tổ [H1.2.04.03], [H1.2.04.04], . . . theo đúng Điều lệ
trường THCS hiện hành trong việc giúp Hiệu trưởng một số nhiệm vụ thuộc
trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng.
Sau mỗi học kỳ nhà trường đều rà soát, đánh giá các hoạt động thông
qua Hội đồng tư vấn, Hội đồng thi đua, khen thưởng và xây dựng phương
hướng nhiệm vụ tiếp theo của nhà trường [H1.2.04.05].
22
2.4.2. Điểm mạnh:
Tuy chưa có Hội đồng trường, nhưng nhà trường vẫn thực hiện tốt nhiệm
vụ năm học đề ra, mỗi kỳ đều tự rà soát, đánh giá các hoạt động thông qua Hội
đồng thi đua, khen thưởng.
2.4.3. Điểm yếu:
Chưa thành lập được Hội đồng tư vấn.
2.4.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Cố gắng thực hiện Hội đồng tư vấn theo quy định của Điều lệ trường học
2.4.5. Tự đánh giá: Đạt
2.5. Tiêu chí 5: Tổ chuyên môn của nhà trường hoàn thành các
nhiệm vụ theo quy định.
a) Có kế hoạch công tác và hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại
Điều lệ trường trung học;
b) Sinh hoạt ít nhất 2 tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
và các hoạt động giáo dục khác;
c) Hàng năm, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân
công.
2.5.1. Mô tả hiện trạng:
Hằng năm các tổ xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, học
kì và cả năm học [H1.2.05.01]; Xây dựng kế hoạch dạy chuyên đề, tự chọn, bồi
dưỡng học sinh yêú kém [H1.2.05.02].
Các tổ chuyên môn chưa sinh hoạt được thường xuyên hai tuần một lần theo
quy định [H1.2.05.03].
Hàng năm tổ chuyên môn , rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp
thực hiện nhiệm vụ được giao [H1.2.05.04].
2.5.2. Điểm mạnh:
Các tổ trưởng chuyên môn đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo và có ý
thức trách nhiệm cao trong công việc
23
2.5.3. Điểm yếu:
Một số thành viên trong tổ nhận thức về quy chế chuyên môn chưa
cao nên còn nhiều hạn chế, chưa sinh hoạt được thường xuyên 2 tuần 1 lần,
2.5.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Thường xuyên thăm lớp dự giờ lẫn nhau để nâng cao và học hỏi về
kiến thức và duy trì sinh hoạt tổ theo quy định.
Tăng cường kiểm tra để hạn chế những mặt còn thiếu sót, còn hạn
chế về chuyên môn.
2.5.5. Tự đánh giá: Không đạt
2.6. Tiêu chí 6: Tổ văn phòng của nhà trường (tổ quản lí nội trú đối
với trường phổ thông nội trú cấp huyện) hoàn thành các nhiệm vụ được
phân công.
a) Có kế hoạch công tác rõ ràng;
b) Hoàn thành các nhiệm vụ được phân công;
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá thực hiện các nhiệm vụ được phân
công.
2.6.1. Mô tả hiện trạng:
Nhà trường chưa thành lập tổ văn phòng và chưa có kế hoạch công tác
rõ ràng theo tuần tháng năm do số lượng nhân viên không đủ theo quy định
tại Điều lệ trường học.
Chưa có tổ văn phòng, công tác thư viện, thủ quỹ chỉ là kiêm nghiệm.
Mỗi học kỳ có rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp thực hiện các
nhiệm vụ được phân công.
2.6.2. Điểm mạnh:
Nhà trường chưa thành lập tổ văn phòng nhưng đã xây dựng kế hoạch
và thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên giao cho.
2.6.3. Điểm yếu:
Chưa có tổ văn phòng nên việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
còn hạn chế.
24