Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.67 KB, 24 trang )

Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

1
 NÓI ĐẦU:
Trên thế giới, laser đã được áp dụng vào ngoại khoa thẩm mỹ trong 10 năm qua
và ngày càng được mở rộng. các nhà ngoại khoa thẩm mỹ đã có nhiều thời gian để học
tập, huấn luyện và ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Hội Laser Ngoại khoa
Thẩm mỹ Quốc tế (International Society of Cosmetic Laser Surgery ISCLS) đã thành lập
và tại USA tạp chí Ngoại khoa Thẩm mỹ (American Journal of Cosmetic Surgery) đã
dành riêng một số viết về Ngoại khoa Laser Thẩm mỹ (1992).
Ðể có thể ứng dụng laser vào y học nói chung và ngoại khoa thẩm mỹ nói riêng.
Người thầy thuốc phải nắm vững các hiệu ứng sinh học của nó cũng như các tham số vật
lý ứng với các loại tương tác đó (mật độ công suất, mật độ năng lượng, thời gian tương
tác, hệ số hấp thụ, độ xuyên sâu, thời gian phục hồi nhiệt, v.v ) và cấu trúc của mô bệ
nh
lý.
Laser được sử dụng vào thẩm mỹ có thể chia theo 3 hướng sau:
1/ Sử dụng laser như một con dao mổ với nhiều tính chất ưu việt của nó (xem phần laser
năng lượng cao trong phẫu thuật- PTS.BS. Trần Công Duyệt).
2/ Sử dụng laser như một yếu tố quang nhiệt chọn lọc để phá hủy mô một cách chọn lọc.
3/ Laser năng lượng thấp với hiệu ứng kích thích sinh học.
 Cấu trúc của làn da:
1/ Thượng bì
- Lớp sứng: gồm những tế
bào sửng xếp lớp như mái
ngói lợp nhà. Lớp sừng tiếp
xúc với môi trường bên
ngoài, thường tróc khi tắm
rửa kỳ cọ.
- Lớp hạt: gồm những tế
bào có nhân, chứa nhiều hạt


nhỏ.
- Lớp tế bào gai: lớp dày
nhất, gồm những tế bào xếp
thành nhiều tầng và có những
cầu nối liên kế
t chúng với
nhau.
- Lớp tế bào đáy: tuy chỉ có một tầng nhưng có nhiệm vụ quan trọng nhất vì chúng
sinh sản ra những tế bào của các lớp trên. Giữa những tế bào đáy, có xen kẽ những tế bào
hắc tố (melanocyte) có nhiệm vụ tổng hợp hắc tố melanin quyết định màu da của mỗi
người.
2/ Bì:
Gồm những sợi keo, sợi đàn hồi đan với nhau thành một mạng lưới. Giữa những
mạng lưới có những tế bào sợi, những sợi chân tóc (lông), các tuyến mồ hôi, tuyến bã,
Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

2
mạch máu, mạch bạch huyết, sợi thần kinh. Sợi keo và sợi đàn hồi có nhiệm vụ giữ cho
da được đàn hồi và căng. Tế bào sợi tổng hợp sợi keo và đàn hồi.
3/ Hạ bì:
Gồm phần lớn là mô mỡ, một ít sợi keo, sợi đàn hồi. Mạch máu, sợi thần kinh xuyên
qua hạ bì để đến bì.
Vài thông số của da:
- Toàn thể lớp da ở một người trung bình nặng khoảng 3,5 kg có diện tích 1,5 m2.
- Da dày khoảng 2 mm, mỏng nhất ở mí mắt, dày nhất ở lòng bàn tay, bàn chân.
- Có 140-340 tuyến mồ hôi ở mỗi cm2 da.
- Da đầu, da mặt có nhiều tuyến bã nhất, 400-900 tuyến bã ở mỗi cm2 da.
4/ Chức năng của da:
Da là một lớp màng sinh học, không chỉ là vỏ bọc ngoài của cơ thể mà còn có
nhiều chức năng khác như điều hòa nhiệt độ cơ thể, giữ cho cơ thể ở mức 37oC, bài tiết

các chất độc trong cơ thể như ure, ammonia, acid uric, creatinin , tạo ra sinh tố D giúp
cho sự tăng trưởng của xương, tiết chất bã cùng với mồ hôi tạo thành một màng mỏng
trên da để giữa ẩm cho da, tránh sự bốc hơi nước làm cho da khô.
1. Xóa hình xăm:
1.1. Hình xăm:
Xăm trên da người đã có từ thời cổ Ai Cập, khoảng 2.000 năm trước
khi xây dựng các Kim Tự Tháp. Hiện nay, với trình độ xăm được nâng lên
mức nghệ thuật, nhiều người, nhất là giới trẻ, đã sử dụng ngày càng rộng rãi
hình thức xăm trên da, với các hình xăm ngày càng đẹp, đa dạng, nhiều màu
sắc nghệ thuật…

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khi đến với việc xăm
hình hoặc chữ trên da. Ngoài trường hợp xăm theo ngẫu hứng
nhất thời, hoặc theo thời trang ở một bộ phận giới trẻ, có rất
nhiều trường hợp người ta đến với xăm trong thời gian rảnh rỗi ở
trong các trại giam, các trung tâm cai nghiện… Các trường hợp
này thường xăm nhiều hình trên khắp cơ thể, và hình xăm thường
Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

3
lớn (có hình là một bức tranh nhiều màu sắc chiếm nguyên cả lưng!).
Việc xăm mình phần lớn là do các nguyên nhân như ý thích nhất thời, do bế tắc
trong cuộc sống, xăm để khẳng định cái "tôi" Vài lời khích bác của bạn bè đủ làm máu
nóng bốc lên, tự hè nhau ra xăm. Nhiều tác phẩm khá đẹp, ra đời từ những bàn tay không
chuyên, cũng có khi từ những thợ xăm dạo trên đường phố.
Các cô gái trẻ thời nay có người thích xăm lên mình các hoa văn, hình bướm,
bông hồng, cá, thỏ, trái tim… Nhiều dân chơi khoe "hàng xịn" là những tác phẩm xăm rất
mỹ thuật, tinh tế sau chuyến đi du lịch nước ngoài. Lại có cả kiểu xăm "sữa", chỉ nổi hình
khi có chút cồn trong máu. Đôi khi đi trên đường thấy mấy cô gái mặc quần lưng trễ, áo 2
dây, lộ ra mảng lưng trắng mịn, thấp thoáng một hình xăm hoặc bờ vai hoặc ngay mép

lưng quần, người đi đường nhiều phen liêu xiêu.
Lại có nhiều trường hợp thật đáng thương, các cô gái bị cha mẹ bắt xăm "khoán"
(xăm bùa trú), từ lúc 9-10 tuổi, vào bộ phận kín để trừ ma tà như các ông thầy cúng ở
vùng sông nước miền Tây vẫn làm
Để đẹp không cần trang điểm, rất nhiều phụ nữ đã đến với xăm trang điểm vĩnh
viễn: xăm chân mày, mí mắt, môi, đầu nhũ hoa…
Chỉ riêng ở Mỹ, người ta ước lượng có đến trên 45 triệu người (16% dân số) đã
từng xăm hình trên da, và số lượng này ngày càng tăng lên !. Ở Việt Nam hiện tại việc
xăm hình đang trở thành trào lưu thịnh hành ở một số bộ phận giới trẻ. Các hình xăm này,
do mực xăm ăn vào sâu bên dưới lớp da, nên hầu như sẽ tồn tại suốt đời
1.2. Tác hại của xăm mình:
Sau một thời gian yêu thích ngắn ngủi, các hình xăm bắt đầu gây trở ngại cho khổ
chủ của nó. Các thanh niên không còn thích băng đảng nữa, hoặc vừa xong cai nghiện…,
muốn hội nhập trở lại với xã hội nhưng với các hình xăm chằng chịt đầy
người, họ rất khó giành được một chỗ làm tốt và mất cơ hội đi xuất cảnh
lao động ở một số nước. Một số trường khi tuyển sinh lại không muốn
nhận những người có hình xăm. Các cô gái khi lập gia đình, dù chồng
tương lai có thông cảm, nhưng gia đình chồng chắc là không thiện cảm
với các hình xăm trên người cô dâu. Chưa kể trường hợp oái oăm: có cô
khi đang lúc còn mặn nồng ân ái, đã để cho ng
ười tình cũ xăm tên đôi
lứa lên người, nay tình duyên chia lìa mà kỷ niệm của hai người vẫn tồn
tại mãi trên da. Một đôi nam nữ khi đang yêu nhau thắm thiết đã cùng
xăm tên người mình yêu trên da của nhau như một thề nguyện suốt đời
gắn bó, nhưng chỉ 6 tháng sau cả hai đều thấy mình không còn hợp với
nhau nữa, đành phải chia tay và từng người phải tự tìm cách xóa đi tên
người yêu cũ trên da mình.
Hi
ện tại, với các hình xăm trên người, nhiều người không dám dự khám sức khỏe
tuyển dụng đi làm, nhất là các tuyển dụng đi thực tập sinh, lao động… ở nước ngoài, vì

sợ bị thành kiến khi xem xét tuyển chọn. Đã có nhiều trường hợp kiên quyết hủy hình
xăm, dù biết rằng sẽ mang lại sẹo xấu, và sẵn sàng chấp nhận sẹo xấu thay cho các hình
xăm mà chắc là sẽ ả
nh hưởng nhiều đến tương lai của mình. Những người này, khi vội vã
xăm hình, đã không lường trước được ảnh hưởng to lớn của nó đến cuộc đời của mình
sau này, và khi không còn thấy thích, muốn từ bỏ nó, thật không dễ dàng!
Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

4
Ảnh hưởng nhất vẫn là những hình đã xăm trong thời gian ở các trại giam hoặc
trung tâm cai nghiện Dù đã quyết tâm làm lại cuộc đời,
nhưng những hình xăm trên da này luôn hiển hiện nhắc nhở
cái quá khứ mà người ta muốn quên đi. Ngoài ra, với những
hình xăm rồng, cọp… trên ngực, các ứng tuyển viên rất ít cơ
hội được chọn khi khám sức khỏe tuyển dụng làm việc trong
các công ty, nhất là khi xin đi lao động ở nước ngoài. Do dó,
nhiều người, bằng nhiều cách khác nhau, cố tìm cách phá đi
các hình xăm, cho dù phải chịu đau đớn.
Các đường xăm chân mày, môi… cũng gây phản tác dụng. Một thời gian sau khi
xăm, người phụ nữ tóc đã bắt đầu bạc, nhưng chân mày xăm vẫn rất to và đậm, buộc bà
phải nhuộm tóc thường xuyên cho tiệp màu chân mày. Nhiều trường hợp sau một thời
gian xăm, chân mày màu đen biến thành màu xanh, nét xăm to bản trông kỳ dị, khó coi
Được biết ở Mỹ ước lượng có đến 45 triệu người mang trên mình ít nhất một hình
xăm, chiếm đến 16% dân số. Ngoài các trường hợp xăm hình thẩm mỹ do thị hiếu, nhiều
trường hợp các hình xăm ở Mỹ gắn liền với hoạt động các băng đảng. Do đó đã có nhiều
tổ chức xã hội ở Mỹ giúp đỡ cho giới thiếu niên xóa hình xăm, khi thật sự muốn từ bỏ các
băng đảng để hoàn lương. Đây có lẽ cũng là một vấn đề xã hội ở Việt Nam, cần được các
cấp chính quyền và các đoàn thể xã hội quan tâm.
1.3. Xóa xăm:
Tuy nhiên việc xóa đi các hình xăm này không hề dễ dàng như việc bấm chuột

vào dấu “undo” của một chương trình máy tính để đưa da trở về tình trạng ban đầu trước
khi xăm!
Khi xăm hình, kim đã đưa mực xăm vào sâu bên dưới lớp da. Để xóa các hình
xăm, phải tìm cách hủy số mực đã đưa vào da này. Với các cách tự xóa trước đây như
dùng hóa chất, dùng bàn ủi…thường việc lấy đi mực xăm cùng lúc với việc phá hủy da.
Việc phá hủy da xăm này nhiều trường hợp chẳng những không lấy hết mực, mà lại còn
gây sẹo lồi, lõm dị dạng nơi vùng da xăm.

Vì vậy, hãy cân nhắc thật thận trọng khi xăm một hình, hoặc dòng chữ nào đó trên
da mình (kể cả xăm chân mày, mí mắt…), vì có thể nó sẽ theo mình đến suốt đời.
Để xóa đi các hình xăm này, cách thường dùng nhất từ xưa là phẫu thuật. Khi sử dụng
đến phẫu thuật, biện pháp thông thường là cắt bỏ phần da có hình xăm và ghép da lấy từ
Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

5
nơi khác trên cơ thể. Tuy nhiên đối với các hình xăm lớn (có hình chiếm đến nguyên cả
lưng !) khó thể thực hiện được theo cách này. Hơn nữa, khi cắt bỏ và ghép da mới, chúng
ta sẽ tạo ra sẹo tại cả nơi xăm hình và nơi lấy da để ghép. Đối với trường hợp dùng phẫu
thuật để xóa xă
m chân mày, mí mắt thường bác sĩ cắt bỏ bớt phần da có xăm để thu hẹp
chân mày, nhưng sẽ tạo sẹo, và thường phải cấy lại lông mày bù phần nang lông bị lấy
mất cùng với da xăm hay mắt bị lồi ra, lúc ngủ cũng mở mắt thao láo (!). Ngoài ra, có thể
dùng muối chà xát, dùng nhiệt, dùng acid…để hủy da, nhưng những cách này thường
nguy hiểm, gây sẹo lồi lõm, mà vẫn không xóa được hết hình xăm.
Ngoài vấn đề xăm các hình vẽ trên da, với tiến bộ của nghệ thuật thẩm mỹ, gần
đây người ta phát triển thêm hình thức xăm “trang điểm vỉnh viễn” (permanent make-up),
với việc xăm màu cho các chân mày, viền mắt, môi…Tuy nhiên, với thời gian, khi tuổi
tác, trào lưu, sở thích thay đổi…, có lúc người ta muốn từ bỏ, hoặc thay đổi các hình
xăm, chữ xăm, nhưng thật không dễ dàng.
Khi cần thay đổi hình dáng chân mày đã xăm, một số cơ sở thẩm mỹ lại có "sáng

kiến" pha màu mực xăm gần với màu da để "đè" lên màu xăm chân mày cũ rồi xăm một
đường chân mày mới. Do pha màu da người không dễ, màu sắc sau khi xăm lại biến đổi
theo thời gian, rốt cuộc các vị thượng đế phải dở khóc, dở cười với 4 chiếc chân mày
trên cùng khuôn mặt!
1.4. Xóa xăm bằng công nghệ Laser:
Để xóa hình xăm, trước đây thông thường sử
dụng một số phương pháp sau :
- Xăm phủ chồng lên hình xăm cũ để lấp đi, hoặc tạo hình xăm mới.
- Cắt bỏ lớp da xăm và may lại: có thể phải cắt làm nhiều lần, nếu hình xăm lớn.
- Mài sâu vào da, hoặc dùng acid, dùng nhiệt, dùng muối… để phá lớp da có mực
xăm bên dưới…

Khi ứng dụng công nghệ LASER vào xóa xăm, một
số trường hợp sử dụng Laser CO2 do loại thiết bị Laser này
tương đối thông dụng và chi phí đầu tư thấp. Tuy nhiên do tia
Laser CO2 tác động vào mọi vật thể có chứa nước, nên cùng
lúc với hủy mực xăm, nó cũng hủy đi lớp da (do có chứa
nước) bên trên, từ đó cũng sẽ gây sẹo nơi xóa xăm.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học và các
bác sĩ thẩm mỹ đã cùng nhau nghiên cứu thành công loại
laser có độ dài xung ngắn, khoảng 10 phần tỉ giây (10
nanosecond), như laser YAG, laser Ruby… phù hợp để xóa
các sắc tố trong da, xóa mực xăm mà không hủy hoại da, nên không gây sẹo, không đau
đớn. Loại tia laser này chỉ tác động theo màu sắc của vật thể phù hợp với bước sóng của
tia (mà không tác động vào môi trường nước), tia chỉ tác động vào màu của mực xăm
(đen, xanh đen…), không tác động vào màu vàng của da nên không hủy hoại da. Loại tia
Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

6
laser thế hệ mới này ngoài xóa hình xăm, chân mày xăm, mí mắt xăm… còn được dùng

để xóa các loại bớt bẩm sinh; kích thích trẻ hóa da mặt, cổ, ngực…, triệt lông nách, tay,
chân…
Đặc điểm của tia Laser YAG là chỉ tác động vào các vật thể có màu sắc phù hợp
với bước sóng của tia mà không tác động vào các vật thể có màu khác. Ví dụ như tia
Laser YAG với bước sóng 1064 NM phù hợp tác động vào màu đen, khi chiếu vào da, tia
đi xuyên qua lớp da (màu vàng), chỉ tác động phân hủy lớp mực đen bên dưới, không phá
hủy lớp da bên trên nên không gây sẹo. Do mỗi bước sóng của tia Laser chỉ phù hợp xóa
một màu nên với các hình xăm nhiều màu, phải dùng nhiều máy với nhiều bước sóng
khác nhau. Thường các màu đen, xanh đen, đỏ dễ xóa hơn các màu xanh lá, xanh da
trời…
Do tính chất không hủy da khi xóa xăm, tia Laser YAG còn được ứng dụng trong
xóa xăm chân mày và cả xóa xăm ở mí mắt (với dụng cụ bảo vệ đặc biệt).


Công nghệ Laser bước đầu được áp dụng khá thành công tại Việt Nam trong lĩnh
vực thẩm mỹ thời gian qua là các ứng dụng Laser YAG trong xóa bớt bẩm sinh (màu đen
và xanh đen), cũng như xóa hình xăm, chân mày xăm, mí mắt xăm…(màu đen, xanh đen,
đỏ). Để thực hiện hiệu quả các yêu cầu này mà không gây sẹo, Laser cần thuộc loại xung
ngắn Q-Switched (độ dài xung 10ns), như các loại Alexandrite, Ruby, Nd:YAG… mà
không dùng các loại Laser hủy da như Laser CO2…
Công nghệ và thiết bị Laser th
ế hệ mới này của Mỹ, với công suất cao, có khả
năng tạo ra tia Laser nhuộm màu (DYE LASER), với 3 bước sóng đặc biệt là 1064nm,
585nm và 650nm, phù hợp trị liệu một số loại sắc tố khó mà loại Laser thông thường
không thực hiện được. Laser với bước sóng 1064nm phù hợp với phân hủy màu đen; Tia
Laser bước sóng 585nm là tia sáng đơn sắc có màu vàng, phù hợp xóa xăm màu xanh da
trời và xóa các bớt đỏ; Tia Laser bước sóng 650nm có màu đỏ, phù hợp xóa xăm màu
xanh lá cây…
Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da


7
Với trang bị này, Việt Nam đã có được loại máy Laser tốt nhất của Mỹ và ngang
tầm với các nước trong khu vực trong các lĩnh vực ứng dụng Laser thẩm mỹ như nêu
trên.
Đối với các bạn vẫn muốn xăm, hoặc đã xăm (xăm hình hoặc xăm chân mày, mí
mắt…), qua trao đổi với các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm về xóa xăm bằng laser, xin lưu
ý một số vấn đề sau:
- Nếu vẫn thích xăm, chỉ nên xăm màu đen, hoặc màu đỏ, vì 2 màu này dễ xóa
bằng Laser hơn các màu vàng, xanh lá…Lưu ý thêm là mực Tàu hoặc các loại mực đen
tự chế từ bụi than…dễ xóa hơn mực hóa học…
- Không nên xăm chồng thêm màu khác, vì loại mực và màu sắc lẫn lộn, sẽ rất
khó xóa sau này.
- Khi xóa xăm bằng Laser, nên lưu ý chọn các loại Laser xung Q-Switched (như
các loại Alexandrite, Ruby, Nd:YAG…) vì các loại Laser này không phá hủy lớp da bên
trên, nên không gây sẹo cho da.
1.5. Lưu ý khi xóa xăm:
¾ Do việc xóa xăm rất dễ gây sẹo, lây nhiễm, khó thực hiện hiệu quả nên chọn
thực hiện tại nơi có uy tín cao, như các bệnh viện hoặc các thẩm mỹ viện có bác
sĩ và có giấy phép chính thức của Sở Y Tế.
¾ Nếu xóa xăm bằng Laser, cần chọn các loại Laser xung ngắn, không hủy da như
Laser YAG, Laser Ruby… tránh dùng loại Laser hủy da như Laser CO2… để
tránh gây sẹo.
¾ Không nên xóa xăm bằng các loại hóa chất khi không thật rõ tác dụng, hậu
quả…
¾ Không nên xóa xăm bằng cách xăm chồng lên màu khác vì kết quả khó đảm bảo
và khó khắc phục hậu quả về sau.
Ngoài ra, do đã xăm rồi thì rất khó xóa, nên cần cân nhắc thận trọng trước khi
quyết định xăm hình trên da của mình, và càng phải thận trọng hơ
n khi chọn lựa phương
pháp xóa mà không gây sẹo, lây nhiễm…

2. Điều trị bớt bằng laser:
Bớt sắc tố thuộc vào nhóm bệnh tăng sắc tố ở da. Nhóm tổn thương này thường
được chia làm 3 loại. Tổn thương ở thượng bì gồm: nốt ruồi, dát cà phê sữa, tàn nhang,
nám má thể thượng bì, hạt cơm da dầu, dày sừng do ánh nắng Tổn thương ở trung bì
gồm bớt xanh, bớt ota, bớt ito, xăm mình Tổn thương tăng sắc tố hỗn hợp có cả ở trung
bì và thượng bì như bớ
t becker, tăng sắc tố sau viêm, nám má thể trung bì.
Căn nguyên gây bớt sắc tố hiện vẫn chưa rõ ràng. Bệnh chủ yếu gặp ở người da
vàng châu Á, tỷ lệ nữ là 80-85%. Bệnh thường xuất hiện từ lúc lọt lòng và lớn dần theo
năm tháng. Bớt có thể tăng kích thước nhưng rất chậm, tới mức nào đó sau tuổi dậy thì sẽ
dừng lại và cố định lâu dài. Kích thước bớt có thể lớn bằng bàn tay hoặc các đám nhỏ
bằng đầu đinh ghim, hạt ngô. Vị trí thường ở một bên mặt, quanh mắt, đôi khi cả hai bên
mặt hoặc ở các vị trí khác của cơ thể như vai, ngực, cổ, lưng. Hình ảnh của bệnh là các
dát phẳng hoặc gờ cao trên mặt da, màu đen, xanh hoặc tối màu. Màu sắc thường cố định.
Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

8
Trên một số bớt có thể có lông mọc. Triệu chứng cơ năng thường không có gì nhưng đôi
khi bệnh nhân thấy ngứa và khó chịu.
Bớt bẩm sinh nhiều người khi sinh ra đã bị những cái bớt ở các vị trí dễ nhận thấy
như trên mặt, tay, chân
2.1. Các loại bớt:
Bớt rượu vang đỏ, u mạch máu, bớt xanh đen, bớt đốm nâu xanh, bớt màu cà phê
sữa, Macular stain, Hemangiomas.
- Bớt màu rượu vang đỏ “PortWine Stains” có thể xuất hiện
mọi nơi trên cơ thể, kể cả vùng mặt, là một dạng tổn thương mạch máu
da bẩm sinh. Portwine stains là một dạng khác của bớt bẩm sinh, xảy
ra khoảng 3 trên 1000 đứa trẻ. Thỉnh thoảng, nó còn được gọi là nevus
flammeus hay capilllary hemangioma. Portwine stains xuất hiện lúc
sinh ra. Chúng có màu hồng, đỏ hay đỏ tía nhạt và phẳng. Chúng hầu

hết được tìm thấy ở mặt, cổ, tay hoặc chân và có nhiều kích cỡ khác
nhau. Không giống như hemangioma, portwine stains sẽ lớn dần khi
đứa trẻ lớn lên. Theo thời gian, portwine stains sẽ trở nên dầy hơn phát
triển thành một mụn thịt nhỏ. Portwine stains không tự biến mất,
chúng tồn tại theo suốt cuộc đời. Các biến chứng của Portwine stains:
Portwine stains, đặc biệt là trên mặt, mang lại những rắc rối về
tình cảm, xã hội và kinh tế. Portwine stains nếu xuất hiện trên trán, mí mắt hay cả hai bên
khuôn mặt có thể liên quan đến bệnh tăng nhãn áp (glaucoma), làm tăng áp lực của mắt
mà nếu không được điều trị, có thể dẫn đến chứng mù lòa. Tất cả trẻ sơ sinh nếu xuất
hiện các dạng vết bớt này thì nên đi xét nghiệm mắt và não.
- Bớt xanh đen "Nevus of Ota" là loại bớt có tỷ lệ người bị nhiều nhất ở châu Á.
Bớt xanh đen phần lớn nằm một bên mặt (90%), chủ yếu xuất hiện ở khu vực quanh mắt,
má, trán, thái dương , và có thể loang vào trong mắt, miệng
- Bớt đốm nâu xanh "Nevus of Hori" có đặc điểm là những đốm màu tròn, thường
nằm đối xứng ở hai bên gò má. Nhiều người nhầm lẫn loại bớt này với nám, nên đã dùng
các loại kem điều trị nhưng không có kết quả
.
- Bớt màu cà phê sữa do dư lượng melanine ở lớp thượng bì gây ra.
- Macular stain: là những vết có màu hồng nhạt. Chúng là những dạng thông
thường nhất của bớt. Dạng bớt này còn được gọi là “nụ hôn của thiên thần” nếu chúng
nằm trên trán hoặc trên mí mắt. Nếu nằm trên lưng hoặc trên cổ, chúng được gọi là “vết
cò mổ”. Chúng cũng có thể nằm trên đầu mũi, trên môi hoặc bất kỳ vị trí nào khác trên cơ
thể. Chúng có màu hồng và phẳng. “Nụ hôn của thiên thần” hầu hết sẽ biến mất ở tuổi lên
hai, nhưng “vết cò mổ” thì tồn tại cho tới lớn. Các vết bớt này vô hại và không cần điều
trị.
- Hemangiomas: Thuật ngữ “hemagioma” được dùng để mô tả nhiều dạng phát
triển khác nhau của mạch máu. Hầu hết các bác sỹ thường sử dụng từ “hemangiomas”
hơn là t
ừ “birthmark”. Các vết bớt này thường không xuất hiện ngay sau khi sinh mà sẽ
xuất hiện trong vòng vài tuần đầu tiên sau khi sinh. Hemangiomas thường được chia làm

hai dạng : Strawberry hemangiomas và cavernous hemangiomas.
Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

9
Strawberry hemangioma: là những vết bớt hơi dầy lên , có màu đỏ sáng do các
mạch máu bất thường nằm sát da.
Cavernous hemangioma: Là những vết bớt có màu xanh, là do các mạch máu bất
thường nằm sâu dưới da.
Thông thường, một đứa trẻ chỉ có một hemangioma, nhưng cũng có một số trường
hợp có hai hoặc ba vết. Rất hiếm gặp trường hợp trẻ sơ sinh có nhiều bớt hemangioma.
Không giống như những vết bớt khác, hemangioma phát triển rất nhanh. Chúng phát triển
khoảng trong vòng 6 tuần đầu sau khi sinh và kéo dài cho đến khoảng một năm. Hầu như
rất ít gặp trường hợp vết có đường kính lớn hơn 23 inches. Sau năm đầu tiên,
hemangioma ngừng phát triển. Chúng bắt đầu chuyển sang màu trắng và từ từ co lại. Bớt
hemangioma trở nên bằng phẳng trong khoảng từ năm đến chín tuổi, nhiều trường hợp,
chúng sẽ biến mất. Chưa ai biết được các bớt hemangioma phát triển rộng ra hoặc biến
mất hoàn toàn như thế nào.
9 Các biến chứng của Hemangiomas:
• Thông thường, hemamgioma phát triển hay biến mất một cánh nhanh chóng có
thể gây đau hoặc lở loét. Thường các vết lở này gây đau và có thể bị nhiễm trùng.
Tốt nhất là bạn nên đến bác sỹ và rửa sạch vết thương, băng lại bằng gạc chống
nhiễm trùng.
• Hemangioma nếu mọc trên bộ phận sinh dục nữ, trực tràng, gần mắt, mũi hay
miệng có thể gây nguy hại. Bớt hemangioma nên được các bác sỹ theo dõi cẩn
thận và có phương pháp điều trị thích hợp.
• Các bậc cha mẹ thường cho rằng bớt hemangioma dễ bị chảy máu. Các vết bớt
này trông có vẻ như rất dễ bị chảy máu, tuy nhiên, thường không phải thế. Chảy
máu chỉ xảy ra khi bị tổn thương. Nếu hemangioma bị chảy máu, hãy xem nó như
một vết thương bình thường, rửa sạch bằng xà phòng hoặc oxy già và băng chúng
lại. Nếu vết thương không cầm máu, bạn nên đi gặp bác sĩ.

• Bớt hemangioma không to ra trong vòng một hai ngày. Nếu điều này xảy ra, bạn
nên đến bác sĩ để xem xét.
2.2. Điều trị:
Với bớt sắc tố có kích thước nhỏ và ở vùng da kín, ít bị kích thích chấn thương thì
có thể không cần can thiệp. Đối với các bớt có kích thước lớn ở vùng da hở, ảnh hưởng
đến thẩm mỹ thì cần được thăm khám và xử lý. Biện pháp điều trị tổn thương tăng sắc tố
ở thượng bì và trung bì gồm: sử dụng tuyết carbon, lột da bằng acid trichloraxetic, ghép
da, đốt bằng laser CO2, vá da sau phẫu thuật cắt bỏ.

Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

10
Đối với các tổn thương có kích thước
lớn và ở các vị trí khó phẫu thuật như vùng
mắt, mũi thì phương pháp phẫu thuật khó thực
hiện. Phương pháp vá da thường có màu sắc
không giống với vùng da xung quanh nên cũng
không đem lại kết quả như mong đợi.
Hiện nay, nhờ công nghệ laser mới
người ta đã dễ dàng xóa các dấu vết bẩm sinh
mà không hề bị đau đớn, không gây sẹo, trả lại
một làn da mịn màng bình thường. Đối với các
bớt bớt xanh đen, bớt đốm nâu xanh nằm sâu
đến lớp bì, phải dùng tia laser YAG có bước
sóng 1064nm mới hiệu quả; bớt màu cà phê
sữa bớt này điều trị bằng laser bước sóng
532nm( xanh lá cây), bớt màu rượu vang đỏ
loại bớt này nhất thiết cần đến loại laser nhuộm
màu với bước sóng 585nm( màu vàng).
Hiện nay, thiết bị laser thế hệ mới nhất,

với công suất mạnh, phù hợp cho trị liệu các
dạng bớt sắc tố da nêu trên là laser Q-Switched
Nd:YAG do Mỹ sản xuất. Đây là loại laser có
khả năng nhuộm màu tia, có độ dài xung cực
ngắn (10 phần tỉ giây), công suất cao, tần số
phát tia cao (đến 10Hz), có thể tạo ra 4 bước
sóng khác nhau, trong đó có 2 bước sóng
nhuộm màu, điều trị hiệu quả nhiều dạng bớt
sắc tố da khác nhau.Khi điều trị, tia laser YAG
với các bước sóng phù hợp sẽ được chiếu vào
các vị trí da bị sắc tố gây bớt, với các xung
động ngắn, nhưng cường độ cao. Tia laser này sẽ đi xuyên qua da, và chỉ tác động vào
sắc tố có màu phù hợp với bước sóng của tia (đen, xanh đen, đỏ ) mà không tác động
vào da (màu vàng) nên không gây sẹo. Sự hấp thụ nhanh năng lượng ánh sáng của tia
laser này sẽ phân hủy các sắc tố gây bớt, nám. Với hệ thống lọc tự nhiên của cơ thể, các
chất bị phân hủy sẽ dần dần được đưa ra bên ngoài cơ thể.
9 Cơ chế:
Cơ chế tương tác của laser là dựa vào nguyên lý phân huỷ nhiệt chọn lọc do
Anderson và Parrish đề xuất năm 1981. Hiệu ứng này dựa trên cơ sở hấp thụ đặc biệt
mạnh của một số của một số cấu trúc sinh học riêng biệt nào đó với môi trường xung
quanh đối với bức xạ laser ở một hay nhiều khoảng bước sóng. Với cường độ bức xạ
laser đủ mạnh, sự hấp thụ của cấu trúc riêng biệt này sẽ dẫn đến sự phá huỷ nó mà không
làm ảnh hưởng đến cấu trúc xung quanh.
9 Điều kiện:
+ Bước sóng của nó phải được đối tượng cần phá huỷ hấp thụ có chọn lọc.


Xóa bớt rượu vang (Port Wine Stain)

Xóa sẹo bằng Laser Vbeam

Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

11
+ Độ dài xung phải đủ ngắn. Khi một vật hấp thụ nhiệt và nóng lên hơn so
với môi trường xung quanh thì gây nên các tổn thương nhiệt thứ cấp cho cấu trúc lân cận.
Thời gian cần thiết để vật toả bớt một nữa nhiệt hấp thụ vào gọi la thời gian hồi phục
nhiệt. Nếu độ
dài xung nhỏ hơn thời gian hồi phục nhiệt thì nhiệt năng vật hấp thụ sẽ chủ
yếu khu trú trong nó, với cường độ bức xạ đủ lớn thì có thể phá huỷ cấu trúc mà không
làm ảnh hưởng tới cấu trúc xung quanh.
2.3. Các vấn đề cần lưu ý khi điều trị bớt bằng laser:
- Điều trị laser với các loại bớt trên, có trường hợp chỉ cần một l
ần, nhưng phần
lớn các trường hợp phải thực hiện nhiều lần (có thể từ 4 - trên 8 lần) mới hết
hoàn toàn. Mỗi lần cách khoảng 6 - 8 tuần. Lưu ý: do cơ chế tác động quang-
cơ (photo-mechanical), khi chiếu vào, tia laser làm vỡ các hạt sắc tố thành các
mảnh nhỏ hơn, nhưng phải chiếu nhiều lần các mảnh này mới đủ độ nhỏ để cơ
thể có thể lọc đưa ra bên ngoài. Do đó khi chiếu vài lần đầu màu của bớt chưa
thấy nhạt rõ, nhưng sau đó màu tan rất nhanh, nên cần kiên trì thực hiện.
- Sau khi chiếu laser vài lần đầu có thể màu của bớt đậm hơn. Đây là vấn đề
tăng sắc tố sau viêm (PIH), chỉ bị trong một thời gian, sau đó sẽ bình thường
trở lại. Để hạn chế ảnh hưởng và tăng nhanh hiệu quả, khi điều trị bằng laser
cần kết hợp đồng thời dùng kem điều trị da, dùng điện Di ION vitamin C
- Sau trị liệu laser, nhất thiết phải thoa kem chống nắng và tránh tối đa tiếp xúc
với ánh nắng mặt trời (tránh tia tử ngoại) làm da bị nám.
3. Tàn nhang:
Tàn nhang là một khuyết tật nhỏ ngoài da, liên quan
chủ yếu tới sự tăng sinh sắc tố ở lớp đáy và lớp trung bì. Nó
là những chấm nhỏ màu nâu hình tròn, phẳng có đường
kính dưới 0,5 cm, thường thấy ở vùng da mặt, cổ vai và mu

bàn tay sau khi tiếp xúc với ánh nắng.
Tàn nhang thường gặp ở
những người có làn da trắng,
mỏng, mịn; có tính di truyền.
Tuổi càng cao, các nốt tàn nhang
càng sẫm màu hơn. Bệnh tăng về
mùa hè và gi
ảm về mùa đông. Cần nhấn mạnh tàn nhang rất
nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Nhưng nốt tàn nhang thường
xuất hiện nhiều hơn, sẫm màu hơn - hiện rõ trên mặt da trong
những ngày hè nắng gắt. Ngược lại, vào mùa đông ít nắng, tàn
nhang thường giảm bớt và có thể lặn đi hoàn toàn. Tàn nhang
chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ chứ không gây hại sức khỏe.
Nốt tàn nhang thường nổi rõ khi cơ thể gầy yếu và mờ
đi khi cơ thể khỏe mạnh. Do đó, để tàn nhang đỡ ảnh hưởng
đến mặt thẩm mỹ, vấn đề chủ yếu là phải tăng cường sức khỏe
toàn thân. Vì khi cơ thể khỏe mạnh, da hồng hào căng mịn, các
nốt tàn nhang sẽ không hiện rõ.
Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

12
Tàn nhang có nhiều màu: đỏ, vàng, nâu sậm, nâu nhạt, nâu hay đen, nhưng chúng
luôn luôn đậm hơn màu da xung quanh do lắng đọng sắc tố gọi là melanin.
3.1. Các loại tàn nhang:
Chấm tàn nhang: Những đốm phẳng màu đỏ hay nâu nhạt, xuất hiện trong những
tháng hè nhiều ánh nắng và biến mất hay phai nhạt trong mùa đông. Tàn nhang này
thường thấy ở những người có nước da sáng và trong một vài gia đình, chúng có tính di
truyền. Che chắn trong thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để ngừa sự xuất hiện
những tàn nhang dạng chấm.
Nốt ruồi son: Trẻ em có thể xuất hiện một đốm nâu sậm, nâu hay đen có khuynh

hướng tối hơn chấm tàn nhang và không mất hay phai màu trong mùa đông. Đốm dạng
này được xem như là nốt ruồi đơn thuần. Tính di truyền của nốt ruồi hiếm và chúng
thường xuất hiện từng nốt đơn độc.
3.2. Nguyên nhân xuất hiện tàn nhang:
Theo Đông y, nguyên nhân dẫn tới tàn nhang chủ yếu là nhân tố di truyền cộng
với tác động của phong tà bên ngoài, khiến hỏa khí bị uất kết, đọng lại trong các đường
mạch nhỏ (tiểu mạch lạc) ở bì phu (da thịt) mà thành các nốt tàn nhang.
Theo Tây y, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng phát sinh tàn nhang trên da
song đó là hậu quả của sự tăng trưởng của sắc tố Melamin:
1. Sự tác động của tia cực tím với thành phần UVA và UBV sẽ kích thích sự sản sinh
sắc tố Melamin -> phát sinh tàn nhang.
2. Sự ảnh hưởng của tuyến hormone nữ tính (đối với phụ nữ mang thai) -> kích thích
sự sản sinh sắc tố Melanin.
3. Sự tác động của bệnh gan -> do ảnh hưởng sự lưu thông máu trong cơ thể -> sắc tố
Melanin va chất Teloxina sản sinh nhanh và mạnh.
4. Do ảnh hưởng của stress -> sự căng thẳng thần kinh cũng tạo điều kiện cho sắc tố
Melanin tăng trưởng.
5. Việc thiếu vitamin C trong cơ thể -> không đủ cung cấp cho tế bào da -> làm cho da
yếu đi và tạo điều kiện cho sự biến đổi sắc tố trên da. Do đó vitamin C là thành phần đặc
biệt giúp duy trì màu sắ
c sáng đẹp của da.
3.3. Cách phòng ngừa và điều trị:
Một trong những cách đơn giản để phòng ngừa tàn nhang là phải tránh tiếp xúc
trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tránh làm việc ngoài trời từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều.
Khi đi ngoài trời, cần đội nón rộng vành, mang găng tay, dùng kem chống nắng… Ngoài
ra, việc tăng cường sức khoẻ cũng góp phần làm giảm sự xuất hiện của tàn nhang.





Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

13
Để điều trị tàn nhang, có thể dùng thuốc uống trong, thuốc bôi ngoài như: các hóa
chất làm nhạt màu tàn nhang (oxy già, thuỷ ngân…), các loại mỹ phẩm, các loại thảo
dược. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị tàn nhang bằng hóa chất như bôi dung dịch,
mỹ phẩm… chỉ có thể làm nhạt bớt màu, chứ không thể ngăn chặn sự xuất hi
ện các nốt
tàn nhang mới. Phương pháp đốt điện, đốt lạnh bằng nitơ lỏng, dùng tia laser có thể xóa
các nốt tàn nhang với hiệu quả cao, tuy nhiên cần phải cẩn trọng.




4. Điều trị Nám da:
Khoảng 90% phụ nữ trong độ tuổi từ 40 trở đi
bị nám da, ở nhiều mức độ khác nhau. Thời gian gần
đây, nhiều phụ nữ ở độ tuổi 30 cũng đã bắt đầu bị
nám mặt. Nám da tuy không gây nguy hiểm cho tính
mạng nhưng lại ảnh hưởng đến vẽ đẹp của phụ nữ.
4.1. Một số nguyên nhân chính:
- Do yếu tố nội tiết: Đây là nguyên nhân
thường gặp nhất ở phụ nữ, khi có thay những tháng
đầu hầu hết phụ nữ đều bị nám da ít nhiều, cho đến
khi sinh vài tháng thì nám mặy sẽ giảm hoặc biến
mất. Khi có kinh nguyệt, vùng da mặt bị nám thường
sẫm màu hơn. Sử dụng một số loại thuốc ngừa thay kéo dài nhiều năm cũng dể bị nám.
- Do ánh nắng: tầng ôzôn của khí quyển có tác dụng ngăn chặn tia tử ngoại chiếu
xuống trái đất. Tầng ôzôn có thể bị phá huỷ bởi nhiều lí do khác nhau, trong đó có chất
CFC (chloroflourocarbon) dùng kỹ nghệ làm lạnh là một trong những nguyên nhân chính.

Việt Nam là một nước nhiệt đới nên da rất dễ bị nám do tiếp xúc nhiều với nắng.
- Do mỹ phẩm: một số mỹ phẩm như kem duỡng da, kem trang điểm, dầu thơm…
có thể gây nám da vì các mỹ phẩm có chất dễ làm cho da mặt bị “bắt nắng”. Một số mỹ
phẩm khác có công dụng lột da cũng làm cho da bị mỏng đi, nhạy cảm với môi trường và
dễ bị sạm da hơn.
Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

14
- Thường xuyên chịu ảnh hưởng của môi trường như bụi khói, dầu mỡ, hắc ín,
than đá…
- Do dược phẩm: Một số thuôc khi sử dụng có thể gây cảm ứng với ánh nắng thư
Tetracyline, Sulfamid, thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid, chống dị ứng Phenergan, thuốc an
thần Chlopromazin.
- Do bị bệnh ngoài da ở vùng mặt như bệnh eczema, viêm da do tiếp xúc, bệnh
zona, luput đỏ… Sau khi điều trị khỏi, thuờng dễ để lại vết thâm kéo dài.
- Do yếu tố tâm lý: lo âu, buồn rầu, mất ngủ, stress cũng dễ bị nám mặt.

4.2. Điều trị
- Điều trị nám da bằng ánh sáng.
- Phương pháp tẩy nám bằng sóng radio và ánh sáng tập trung.
- Tẩy nám bằng phương pháp đắp mặt nạ với dược thảo tự nhiên.
- Trị nám bằng ánh sáng Bio-Light Led.

5. Điều trị Nốt ruồi:
Nốt ruồi là một u tế bào hắc tố lành tính ở da do tăng số lượng tế bào hắc tố ở
màng đáy thượng bì. Nốt ruồi có màu nâu đồng nhất, màu đen nhạt, đen sẫm. Kích thước
nốt ruồi thất thường, có nốt to như hạt lạc, có nốt nhỏ chỉ bằng hạt tấm. Nốt ruồi có thể
bằng phẳng hoặc nổi cao trên mặt da. Bệnh lý của nốt ruồi nói chung không phức tạp.
Nhưng có trường hợp nốt ruồi lại là biểu hiện của một vài bệnh lý khác như bệnh Peut
Jeghes Touraine (nốt ruồi ở môi), kèm theo khối u ở nội tạng hình vòm, có thể có lông,

giới hạn rõ với da xung quanh. Nốt ruồi xuất hiện ở bất kì đâu trên cơ thể, kể cả niêm
mạc.


5.1. Phương pháp điều trị:
Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

15
5.1.1. Điều trị bằng phẫu thuật:
Phẫu thuật cắt bỏ nốt ruồi sau đó khâu thẩm mỹ là phương pháp tối ưu, triệt để
điều trị nốt ruồi vì nó sẽ đảm bảo cắt hết tổn thương tổn thương, đảm bảo thẩm mỹ khó
nhìn th
ấy sẹo, đồng thời có thể làm xét nghiệm tế bào học tổn thương đã cắt bỏ.
Tại các tiệm uốn tóc, người ta thường dùng một chất có gốc axít để chấm vào nốt
ruồi, nhằm phá hủy lớp da. Việc dùng hóa chất mạnh rất dễ gây tổn thương sâu, để lại sẹo
lồi. Nếu gặp phải nốt ruồi ác tính thì càng nguy hiểm: Các tế bào ung thư sẽ phát triển
mạnh hơn, tổn thương lan rộng, có thể gây nhiễm trùng.
5.1.2. Điều trị bằng laser:
Nốt ruồi ở mặt hay ở bất cứ nơi nào khác trên cơ thể đều xoá đi bằng nhiều cách:
có thể đốt bằng dao điện cao tần, Laser Co2, plasma, laser màu hay phẫu thuật cắt bỏ
giống như một khối u thông thường.
Nhưng dù làm cách nào, xoá nốt ruồi cũng là một thủ thuật ngoại khoa, tức là
người thực hiện phải có kiến thức cơ bản về y khoa và kiến thức về phẫu thuật: hiểu rõ
nguyên tắc vô trùng, thực hiện trong điều kiện vô trùng tuyệt đối. Nếu kỹ thuật không
được thực hiện đúng chỉ định, đúng kỹ thuật hậu quả để lại sẽ là nhiễm trùng, sẹo xấu,
sẹo lõm.
Phổ biến nhất là dùng tia CO2 để đốt cháy một vùng da, sử dụng chủ yếu trong
việc làm tan mụn cóc, nốt ruồi; một số nơi dùng để xóa vết xăm.
Đốt nốt ruồi bằng laser CO2(10,600
nm): phương pháp này đơn giản là dùng tia

CO2 để đốt cháy một vùng da nhưng chỉ nên
áp dụng với những trường hợp nốt ruồi thượng
bì, kích thước rất nhỏ bằng đầu đinh ghim, vì
nếu kích thước lớn rất dễ để lại sẹo lõm, thâm,
hoặc nếu không cắt bỏ hết tổn thương dễ gây
biến chứng ung thư hoá.
Với nốt ruồi phẳng so với mặt da đôi khi người ta có thể dùng các loại laser màu
như Rubi điều trị giống như các bớt sắc tố, hạn chế được sẹo nhưng phải làm nhiều lần.
5.2. So sánh 2 phương pháp điều trị:
- Tia laser ngày càng được ứng d
ụng nhiều để làm đẹp. Nhưng phương pháp này
như con dao hai lưỡi, nếu sai kỹ thuật thì có thể gây sẹo xấu, vùng mất sắc tố trên da. Ở
một số người, laser tạo thành những “mảnh ruộng cày dở” trên mặt.
- Trong một số trường hợp nếu nốt ruồi quá to, phải tiến hành phẫu thuật để cắt
bỏ. Bởi nếu sử dụng kỹ thuật đốt hoặc tẩy nốt ruồi thì với nốt ruồi lớn chắc chắn sẽ để lại
sẹo lớn.

Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

16
6. Điều trị Mụn:
Mụn trứng cá (Acne Vulgaris) là một loại bệnh da thông
thường, nhưng ảnh hưởng
khá lớn đến diện mạo, sinh hoạt, tâm
lý… của bệnh nhân trong thời gian
bệnh, và di chứng của nó là sẹo mụn
trứng cá trên mặt sẽ đeo đuổi người
bệnh đến suốt cuộc đời.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá có

thể là do hormone, yếu tố di truyền,
hoặc vi khuẩn… Mụn trứng cá phát
triể
n khi tuyến bã của cơ thể sản xuất ra quá nhiều chất
nhờn. Chất nhờn này kết hợp với các tế bào của tuyến bã
làm tắt nghẽn lỗ chân lông. Khi lỗ chân lông bị tắt
nghẽn, các loại mụn trứng cá trắng, đen và đỏ sẽ phát
triển.
Để điều trị mụn trứng cá , có thể dùng thuốc thoa
ngoài da, thuốc uống, thuốc chích, lột da mặt , và
phương pháp mới g
ần đây là dùng công nghệ trị liệu
bằng quang học, hoặc kết hợp các phương pháp trên để
nhanh chóng rút ngắn thời gian điều trị.
Trị liệu bằng quang học hiện có tại Việt Nam hầu
hết dùng tia sáng IPL (công suất thấp) có bước sóng phù
hợp để tác động vào vi khuẩn P. Acnes, là vi khuẩn gây
ra mụn trứng cá. Tuy nhiên để trị liệu tận gốc mụn trứng
cá, cần tác động trực tiếp vào tuyến bã để ngăn chận phát
sinh nhiều bã nhờn. Hiện công nghệ Laser thế hệ mới
của Mỹ đã thực hiện được yêu cầu này.

Loại Laser mới này có tên CT3, là loại Laser công suất
cao Nd-YAG xung dài (20 ms), có bước sóng 1320 nm,
đã được tổ chức FDA Mỹ xác nhận hiệu quả và chính
thức chấp thuận cho sử dụng tại Mỹ để điều trị mụn, xóa
sẹo mụn trứng cá…. Khi chiếu vào da, tia Laser với bước
sóng 1320nm này đi sâu tác động trực tiếp vào tuyến bã, ngăn chận hiệu quả việc phát
sinh nhiều bã nhờn gây mụn trứng cá. Tuy nhiên, để có thể đi xuyên qua da, tác động
mạnh vào tuyến bã nằm bên dưới mà không hủy hoại lớp da bên trên, cụm đầu chiếu tia

Laser có trang bị thêm 1 đầu xịt hơi lạnh (cryogen), 1 đầu kiểm soát nhiệt độ da khi chiếu
tia, và tất cả được điều khiển bằng computer. Việc xịt hơi lạnh sẽ hạ thấp nhiệt độ nhằm
bảo vệ lớp da bề mặt, trong khi vẫn để cho tia Laser đi xuyên tác động mạnh vào các
tuyến bã bên dưới. Bộ phận kiểm tra nhiệt độ, được nối với computer, sẽ đảm bảo lớp da
bề mặt không bị quá nhiệt gây tổn thương… (nếu nhiệt độ bề mặt da vượt quá 45°C,
computer sẽ ngăn chận máy phát tia Laser…


Đầu chiếu Laser điều khiển
bằng Computer

Chiếu Laser trị mụn

Laser mới trị mụn,
xóa sẹo
Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

17
Ngoài sử dụng tác động vào tuyến bã trị mụn trứng cá đang phát triển, với các
thông số điều chỉnh khác nhau, thiết bị Laser này còn rất hiệu quả trong xóa sẹo mụn đã
phát sinh, xóa vết rạn da bụng, đùi, xóa nếp nhăn vùng mặt, cổ thông qua việc chiếu tia
Laser tác động vào nguyên bào sợi để kích thích tăng sinh collagen trong lớp bì, làm că
ng
lớp da quanh sẹo mụn, nâng lên làm đầy dần sẹo lõm, giảm sẹo mụn trứng cá, xóa vết rạn
da và xóa nếp nhăn vùng da mặt, cổ

Đối với xóa sẹo mụn, xóa rạn da, xóa nhăn sau chiếu khoảng 1 tuần collagen bắt đầu
được sản sinh ra, và kéo dài cho đến nhiều tuần sau. Kết quả sẽ thấy rõ sau khoảng 3 - 6
lần chiếu, mỗi lần cách nhau 1 tháng.
Đối với trị mụn trứng cá, mỗi tuần chiế

u Laser một lần, liên tục trong khoảng 6
tuần.


7. Các loại laser:
7.1. Laser CO
2
:
- Laser này được dùng thay dao mổ trong một số trường hợp, giúp phẫu thuật ít
chảy máu và nhanh hơn.
- Áp dụng trên da mặt nhằm điều trị các bệnh tích lão hóa ở da: xóa nếp nhăn, da
trổ đồi mồi và làm lột lớp tế bào thoái hóa trên da mặt để da mặt được mỏng,
mịn và đẹp, trẻ hơn.







Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

18
¾ Vài hình trước và sau khi điều trị bằng Laser CO
2
:


Trước và sau khi điều trị sẹo mụn


Trước và sau khi xóa nếp nhăn ở quanh miệng
7.2. Laser CT3 (Laser Cool Touch): Dùng điều trị mụn và làm trẻ hóa da
Gần đây, với Laser CT3, điều trị mụn đã
trở nên rất đơn giản và nhanh chóng. Loại laser
mới CT3 là loại công suất cao Nd-YAG xung dài
(20ms), có bước sóng 1.320nm. Laser CT3 là loại
Laser xuyên thấu vào da, làm trẻ hóa tổ chức
dưới da mà không gây sẹo, thương tổn trên da. Cơ
chế tác dụng như hình vẽ dưới đây:
Tay cầm phát tia Laser gồm 3 phần: bộ
phận làm lạnh da (màu xanh dương), bộ phận cảm
ứng nhiệt (màu đỏ) và bộ phận phát tia Laser (màu
xanh lá).
Khác vai các loại Laser tác dụng trên bề mặt
da, lấy đi lớp trên cùng của da, Laser CT3 đi sâu vào và
tác dung nơi các tuyến bã, vị trí hình thành mụn,
không ảnh hưởng đến lớp da phía trên. Năng lượng
của Laser làm nóng lớp tuyến bã đến nhiệt độ thích
hợp cho điều trị, làm co tuyến bã, dẫn đến giảm hẳn
các bệnh tích đang tiến triển của mụn, điều trị mụn
ngay cả đang trong giai đoạn cấp tính.
Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

19


Laser CT3 có hiệu quả với mọi màu da, không gây đau khi chiếu tia và không cần
thời gian săn sóc sau điều trị. Hệ thống lạnh đi kèm bảo vệ lớp biểu bì và làm giảm tối đa
nguy cơ bị nám sau chiếu tia.
Bên cạnh điều trị mụn, Laser CT3 cũng đồng thời tác động điềuu trị sẹo mụn đã phát

sinh rất tốt. CT3 còn được dùng làm trẻ hóa da, kích thích sự tái tạo collagen ở tổ chức
dưới da, xóa các nếp nhăn ở mặt, các vết nứt da ở bụng, đùi (do mang thai hay lên cân quá
nhanh).
Ảnh vi thể tổ chức da trước (trái) và 6 tháng sau khi chiếu tia Laser Cool Touch (phải)
cho thấy sự phát triển tốt của da và tổ chức dưới da





Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

20
Ảnh trước và sau điều trị mụn bằng Laser CT3

7.3. Laser Q-Switched Nd:YAG
Lsaer Q-switched Nd:YAG với hai bước sóng 532 và 1064 nm được dùng để xóa
xăm và bớt bẩm sinh rất hiệu quả.
7.3.1. Xóa xăm
Tùy theo loại mực xăm, có thể áp dụng nhiều loại Laser khác nhau:
Laser Alexandrite 755nm xóa được xăm màu đen,xanh dương và xanh lá
cây
Laser Ruby 694nm xóa màu đen, xanh dương và xanh lá cây
Laser Nd:YAG 1064nm xóa màu đen, xanh dương
Laser Nd:YAG 532nm xóa màu đỏ, cam, đôi khi màu vàng
7.3.2. Xóa bớt bẩm sinh
- Bớt màu đen dùng laser Nd:YAG 1064nm
- Bớt đốm nâu xanh điều trị bằng laser Nd:YAG 1064nm
- B
ớt màu cà phê sữa dùng laser Nd:YAG 532nm để điều trị

- Bớt màu rượu vang đỏ dùng laser nhuộm màu với bước sóng 585 và 595nm
Ngoài xóa bớt và xóa xăm, Laser Q-switched Nd:YAG còn dùng để trị nám và
triệt lông.
7.4. Laser GENTLE YAG: là loại laser chuyên dùng để triệt lông xóa tĩnh mạch dãn
ở chân và trẻ hóa da
7.4.1. Triệt lông
Dùng Laser triệt lông cho người da màu hơi bị hạn chế do các biến chứng sau
điều trị khá nhiều, bao gồm nổ ban máu hay thay đổi sắc tố da. Laser GENTLE YAG với
bước sóng 1064nm khắc phục được các biến chứng này, vì chất melanine ở da hấp thụ tia
rất ít, do đó da không bị nóng và tổn thương nên laser được dùng triệt lông rộng rãi hơn
cho người da đen và ngươi da màu.

Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

21
7.4.2. Xóa dãn tĩnh mạch ở chân








7.4.3. Trẻ hóa da mặt
Môt số ảnh trước và sau khi trẻ hóa da mặt bằng laser GENTLE YAG:

Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

22




7.5. Laser VBEAM (595nm) hay còn gọi laser nhuộm màu VBEAM
Laser này điệu trị các bệnh tích về mạch máu rất hiệu quả, ngoài ra laser VBEAM
cũng có thể điều trị các bệnh tích gây đỏ da như mụn, bệnh vẩy nến và xóa nếp nhăn
nhằm trẻ hóa da.
Một số ảnh trước và sau khi điều trị bằng laser VBEAM


Xóa nếp nhăn đuôi mắt Trị đỏ da
Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

23


Xóa gân máu chân Xóa “bớt rượu vang”


Trị u máu Xóa gân máu ở mũi


Xóa u tĩnh mạch
 KẾT LUẬN:
Từ khi laser ra đời, nhằm tăng chất lượng phục vụ, đáp ứng yêu cầu làm đẹp của
mọi người, ngành phẫu thuật thẩm mỹ đã không ngừng trang bị thêm nhiều thiết bị máy
móc, đặc biệt là las
Các loại laser được trình bày ở trên hiện có tại các thẫm mỹ viện ở thành phố Hồ
Chí Minh. Laser là phương tiện hiện đại, chi phí cao, bảo hành phức tạp, nhiều khi phải
mời chuyên viên nước ngoài hỗ trợ.

Đối với máy laser công suất cao, tia sáng mạnh có thể gây mù mắt khách hàng
nếu không được bảo vệ tốt. Vì vậy, trước khi thực hiện dịch vụ làm đẹp bằng laser, khách
hàng nên tìm hiểu kỹ, chọn nơi có bác sĩ chuyên môn được đào tạo tốt để điều trị.



Ứng dụng Laser trong thẩm mỹ điều trị tổn thương ở da

24










×