Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TIÊU CHUẨN NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.71 KB, 7 trang )

TIÊU CHUẨN NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT
1- Tiêu chuẩn công nhận 'Người tốt, việc tốt': Cá nhân chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà
nước, sống chan hòa, quan hệ tốt với quần chúng, đoàn kết, trung thực, tương thân - tương ái, có nhiều
việc làm tốt, cưu mang, giúp đỡ được nhiều người, làm được nhiều việc thiện có tác dụng nêu gương
trong gia đình, cộng đồng và xã hội; hăng hái tham gia các phong trào thi đua của địa phương, cơ
quan, đơn vị, là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước, đầu tàu, gương mẫu; có
việc làm xuất sắc được khen thưởng đột xuất và biểu dương gương tiêu biểu, điển hình trong việc thực
hiện chức trách nhiệm vụ được giao; có tác dụng lôi cuốn mọi người noi theo, được các thành viên
trong tập thể hoặc cộng đồng quý trọng, nể phục và suy tôn.
2- Tiêu chuẩn công nhận 'Việc tốt' cho cá nhân có một trong những hành động: Hoàn thành tốt nhiệm
vụ đột xuất do các cấp có thẩm quyền giao trong một thời gian ngắn; có sáng kiến được áp dụng trong
thực tiễn mang lại hiệu quả rõ rệt; có hành động dũng cảm đấu tranh chống những hành vi tiêu cực,
chống những việc làm vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; lập thành tích tốt trong đấu tranh khám phá
các vụ án về an ninh, kinh tế, hình sự, ma túy; có hành động dũng cảm cứu người bị nạn; có việc làm
kiên quyết bảo vệ tài sản của Nhà nước và của nhân dân; có hành động, việc làm thể hiện nghĩa cử cao
đẹp bảo vệ và phát huy thuần phong mỹ tục, được cộng đồng ghi nhận hoặc được dư luận xã hội hoan
nghênh.
Trong vài năm trở lại đây, ngành giáo dục đã tiến hành hàng loạt các cải cách mạnh mẽ,
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đào tạo thêm nhiều thế hệ tài năng, phục vụ cho
công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thế nào được gọi là đổi mới phương
pháp dạy học? Theo tôi: “Đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là thay đổi cách
giảng dạy này bằng cách giảng dạy khác mà là sử dụng những phương pháp giảng dạy
hiện tại như thế nào để tạo ra những giờ học hiệu quả”. Trong quá trình đổi mới đó,
người thầy đóng vai trò quan trọng.
Để có được điều đó, mỗi người thầy phải không ngừng nỗ lực trong việc trau dồi
kiến thức và đổi mới để tìm ra cách dạy và hướng đạo mới cho học sinh, sinh viên dễ
tiếp thu. Tôi đã từng nghe một người thầy tâm sự: “Sáng tạo trong giáo dục bắt đầu đơn
giản từ việc mang đến cho học sinh nụ cười trong những giờ học khô khan. Sáng tạo
trong giáo dục là trò chuyện với các em về lòng trắc ẩn sau những bài giảng về đạo đức.
Sáng tạo trong giáo dục là làm sao để thầy cô trở thành người bạn của mỗi học sinh, để
bài giảng kiến thức trở thành niềm vui khám phá”.


Đặc biệt trong môi trường các nhà trường, học viện quân đội, vấn đề tự học và
sáng tạo của người thầy đã và đang ngày càng được chú ý và nâng cao. Tính chất trong
những bài học quân sự là cứng nhắc, khô khan, ít có nhiều thay đổi, dường như tất cả
đều trở thành khuôn mẫu nhất định. Điều đó làm giảm đi tính sáng tạo trong cả khâu
dạy của thầy và tiếp thu bài học của học viên, rồi tíêp đó là quá trình áp dụng cũng gặp
không ít trở ngại về sự sáo mòn, khô cứng.

Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên về ý
thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp; thường xuyên học
tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, sáng tạo trong các hoạt động
giáo dục và quản lý giáo dục; đẩy lùi các tiêu cực, tệ nạn và bệnh thành tích trong giáo
dục góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói chung và sự nghiệp
đào tạo học viên sĩ quan quân đội nói rieng đã đưa ra một số giải pháp sau đây nhằm
tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học
và sáng tạo” trong đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Quá trình hình thành và phát triển khả năng, nhân cách của người học trò nói
chung và người học viên nói chung chịu sự ảnh hướng rất lớn từ giáo viên. Trong giáo
dục đạo đức cũng như truyền đạt kiến thức, không phương pháp nào có sức tác động
mạnh mẽ bằng chính vốn tri thức, nhân cách của người thầy mà mỗi học viên cảm thấy
và tiếp thu được. Vì những ấn tượng mà người thầy để lại trong lòng người học viên
thường rất sâu đậm.
Một người thầy tốt là một tấm gương sáng cho học viên noi theo và thức tỉnh khi
vấp ngã để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Ngược lại, một người thầy tồi có
thể tạo ra những vết đen khó phai trong nhân cách của học viên. Điều đó đòi hỏi mỗi
người thầy phải là một tấm gương học tập và trau dồi đạo đức không ngừng nghỉ.
Nói ra có vẻ hơi lạ vì đã là thầy thì chủ yếu là giảng dạy, chứ cần gì phải học tập -
việc đó là của học sinh, học viên…Nhưng điều đó hoàn toàn phù hợp với thực tế. Kiến
thức của nhân loại là vô cùng rộng lớn mà hiểu biết của mỗi người chỉ là một hạt muối
bỏ bể. Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, nếu người giảng viên
hay giáo viên không chịu cập nhật thông tin, không chịu nâng cao kiến thức thì sẽ

không thể đáp ứng nhu cầu đào tạo của xã hội, không cập được cái quyền thỏa mãn
được học tập trong môi trường tốt, chất lượng cao của các em học sinh, sinh viên, học
viên.
Ngành Giáo dục nói chung và trường sĩ quan pháo binh nói riêng đã bước vào
năm thứ 3 thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự
học và sáng tạo”. Chúng ta đã thấy ngày càng rõ hơn, sâu sắc hơn những tấm gương
thầy cô giáo tận tụy với nghề, miệt mài sáng tạo để việc dạy và học hiệu quả hơn, để
các em học sinh, sinh viên, học viên nhanh chóng trưởng thành, trở thành công dân tốt
của nước Việt Nam trong thời kỳ hội nhập với thế giới.
Thầy - cô giáo là người có thiên chức cao cả là khai trí và tâm cho học trò. Vì
vậy, thầy - cô phải là tấm gương sáng cho học viên học tập. Người thầy đứng trên bục
giảng và người thầy sống giữa cuộc sống thường nhật không thể là hai con người khác
biệt. Điều mà người đứng đầu nhà nước yêu cầu và cũng là tình cảm trân trọng đối với
các thầy - cô giáo là mỗi thầy - cô không chỉ là tấm gương tự học kiến thức mới, mà
còn phải là tấm gương tự rèn luyện về đạo đức.
Trước hết là tự học kiến thức. Người khai trí phải là người có kiến thức rộng và
sâu. Người khai trí mà chỉ dạy chay theo sách giáo khoa với một ít kiến thức vừa đủ thì
chưa phải là tấm gương. Người thầy phải tự học để luôn cập nhật kiến thức, từ đó
truyền đạt cho học sinh. Trước cái mới, cái hay sẽ lôi cuốn được học sinh. Và việc khai
trí mới thực sự là hành trình hấp dẫn đối với mỗi học sinh của mình.
Về tự học đạo đức. Tự học ở đây là sự tự rèn luyện phẩm hạnh. Không có phẩm
hạnh nào tự nhiên mà có. Việc tự rèn luyện là con đường duy nhất để có phẩm hạnh.

Ở trong hệ thống nhà trường học viên quân đội của chúng ta đã nổi lên hàng loạt
tấm gương về những người thầy tân tụy, không ngừng thi đua, sáng tạo trong giảng dạy
và học tập ( lấy ví dụ minh họa). Cô giáo dạy Công tác Văn học nghệ thuật Đỗ Thị
Thu Hương, Trường Sĩ quan chính trị, Bắc Ninh mặc dù không còn trẻ, sức khoẻ rất
hạn chế, ba lần lên bàn mổ nhưng vẫn tự học về máy tính, ứng dụng các phần mềm tin
học để thiết kế bài giảng rất sinh động, hiệu quả. Thầy giáo dạy môn Địa chính trị,
Trường sĩ quan lục quân I, bằng cách đưa các hình ảnh, thông tin của cuộc sống thực tế

và lịch sử dân tộc một cách hợp lý vào giờ học, luôn tổ chức cho học viên tham gia tích
cực vào các hoạt động khác nhau trong giờ học, coi hiểu biết và suy luận của học viên
chính là một tài nguyên của quá trình dạy học, đã làm cho mỗi giờ học là một giờ học
hứng thú, bổ ích.Các thầy đã thực sự trở thành bàn đạp và tấm gương sáng cho các thế
hệ học viên noi theo.

Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng
tạo” là nhằm khẳng định vị trí quyết định của người thầy, của hơn một triệu thầy cô
giáo là đầu tầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục hôm nay. Phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp triển khai là cơ chế nhà nước và
nhân dân cùng làm để giáo dục toàn diện đạo đức, nhân cách cho giới học sinh, sinh
viên và học viên Việt Nam. Đó chính là sự cụ thể hoá đòi hỏi thi đua “Dạy tốt, học tốt”
trong giáo dục hiện nay.

Lịch sử hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam đẫm
mồ hôi, nước mắt và máu của bao thế hệ đi trước. Nhưng dân tộc Việt Nam , dù phải
đương đầu với những giặc ngoại xâm to lớn, không bao giờ bế tắc. Không có lý do gì
để giáo dục Việt Nam bế tắc, nếu mỗi người dân Việt Nam đều dành trí tuệ và sức lực
cho sự nghiệp thiêng liêng này. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai xây dựng “Chiến
lược giáo dục Việt Nam 2008-2020” được cả xã hội tham gia ý kiến, hoạch định con
đường đi của nền giáo dục Việt Nam .

Tương lai của dân tộc Việt Nam trong thế kỉ XXI là nằm ở khối óc và trái tim của
các thầy cô giáo. Chính vì lẽ đó, Các thầy, cô giáo và cán bộ quản lý trong giáo dục
trong các học viện cần nâng cao hơn nữa trình độ, bồi dưỡng lòng yêu nghề, tận tụy và
sáng tạo trong công việc. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh: "Mỗi thầy cô
giáo là tấm gương về đạo đức và tự học để học sinh noi theo". Đồng thời mỗi học viên
chúng ta cũng cần xác định phải cố gắng chăm chỉ, siêng năng trong học tập, kết hợp
chặt chẽ học với hành để những kiến thức đạt được thực sự có ích cho chính bản thân,

cho quân đội và cho đất nước
Trước yêu cầu của thời đại mới, ngành giáo dục cả nước cần có những chuyển biến
mạnh mẽ, đổi mới một cách toàn diện nhằm đáp ứng những yêu cầu to lớn do sự nghiệp
cách mạng của cả nước đặt ra, trước hết là việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự
nghiệp phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Trong đó, đội ngũ thầy, cô giáo có vai
trò quyết định trong việc giáo dục thế hệ tương lai của đất nước. Mỗi thầy giáo, cô giáo,
mỗi cán bộ quản lý giáo dục phải là một tấm gương về đạo đức và phong cách; không
ngừng nâng cao trình độ và năng lực; có lòng yêu nghề; hết lòng vì thế hệ trẻ, tận tụy và
sáng tạo trong công việc.
Nhưng sự thay đổi thường không dễ chịu, vì nó luôn luôn hàm chứa cả thất bại
lẫn thành công, sự chệch hướng lẫn những phát minh đúng đắn. Nói như Machiavelli,
sự thay đổi không có một thể thống nhất. Dẫu vậy, khi đối mặt với tương lai, các trường
Đại học và học viện phải chấp nhận sự thay đổi tuy không dễ chịu nhưng là yếu tố cơ
bản cho bất kỳ sự tiến bộ nào trong hiểu biết.

Đâu đâu ở khắp mọi miền đất nước, gắn với hình ảnh của người thầy luôn là sự
sáng tạo và nhiệt tình giảng dạy. Mỗi học viên sĩ quan pháo binh như chúng em đã và
đang thừ hưởng sự đổi mới giảng dạy và nhiệt tình từ những người thầy của mình.
Đúng như niềm tin và niềm tự hào của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: “Chúng ta
đã thấy ngày càng rõ hơn, sâu sắc hơn những tấm gương thầy cô giáo tận tụy với nghề,
miệt mài sáng tạo để việc dạy và học hiệu quả hơn, để các em học sinh nhanh chóng
trưởng thành, trở thành công dân tốt của nước Việt Nam trong thời kỳ hội nhập với thế
giới. Tương lai của dân tộc Việt Nam trong thể kỉ XXI là nằm ở khối óc và trái tim của
các thầy cô giáo”.

Suy nghĩ về Đạo đức, Tự học và sáng tạo trong cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương sáng về Đạo đức, tự học và sáng tạo"
Đức Khổng Tử nói về đạo làm người: Vi nhân nan ( làm người thật khó ).
Luận về người thầy ông lại nói : Vi sư nan ( làm thầy thật khó ) .
Làm người đã khó, làm thầy lại khó, nay chúng ta đang làm một tấm gương

sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo… thiết nghĩ lại càng khó bội phần .
Và bởi vì khó cho nên những điều mà chúng ta hướng đến là một trong nhiều mục tiêu của người làm
thầy. Khó cho nên mới vận động. Và những cuộc vận động như thế này là nhằm đạt được mục tiêu đó.
Xem ra, đây là một cuộc vận động không phải chỉ của một năm, một giai đoạn mà là cuộc vận động, hay
nói cách khác là mục tiêu phấn đấu đối với mỗi thầy cô giáo trong suốt cả cuộc đời thực hiện thiên chức của
người dạy chữ, dạy người.
1. Đạo đức nhà giáo :
Trộm nghĩ nghề nghiệp nào cũng có chuẩn mực đạo đức riêng.
Nghề y có y đức với lời thề Hepocrate.
Đạo đức của nghề buôn được dân gian quan niệm trong các câu tục ngữ: “buôn chín bán mười” hoặc “
lấy công làm lãi ”…
Nghề giáo chúng ta có đạo đức nhà giáo. Chưa thấy ai khái quát được chuẩn mực đạo đức nhà giáo. Chỉ
có những thầy giáo vĩ đại như thầy Chu Văn An được hậu thế tôn vinh bằng danh xưng “đạo cao đức trọng ”…
Có lẽ đạo đức nhà giáo quá lớn lao nên không thể nói hết trong vài câu !
Y đức thì hướng tới cách ứng xử của thầy thuốc với cá nhân (người bệnh).
Thương đức hướng tới cách ứng xử của thương nhân với xã hội.
Đạo đức nhà giáo hướng tới cách ứng xử của người dạy học với một thế hệ, trong hiện tại và cả tương
lai.
So sánh như vậy để chúng ta thấy rằng đạo đức nhà giáo thật là cao cả. Người thầy không là tấm gương
sáng thì khó lòng giáo dục thế hệ trẻ.
Qủa thật đạo làm người đã khó, đạo làm thầy thật khó lắm thay !
Thiết nghĩ rằng dù là làm nghề gì thì chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cũng đặt trên nền tảng của chữ
Nhân.
Nhân là khái niệm đạo đức đã được người xưa xây dựng thành đạo. Nhân là người. Nhân khiến cho con
người thành người. Bất nhân khiến cho con người thành con. Nói một cách dễ hiểu, chữ nhân là một khái niệm
đạo đức chỉ những phẩm chất tốt đẹp cần có của con người. Phẩm chất đó được nhìn từ hai góc độ : đối với mình
và đối với người.
Đối với mình phải trong sạch, không nghĩ và không làm điều xấu, điều ác- muốn thế phải tu thân. Đối
với người khác phải biết yêu thương, giúp đỡ …- đó là lòng nhân ái.
Chữ Nhân là nền tảng đạo đức của xã hội chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Đông. Mà không chỉ ở

Phương Đông, cả phương Tây cũng thế. Bởi xét cho cùng thì phạm trù đạo đức thể hiện ý thức đồng loại, giúp
con người tạo dựng nên mối quan hệ ứng xử tình cảm, nhân ái giữa người với người.
Đạo đức nhà giáo cũng không nằm ngoài những giá trị của chữ Nhân.
Chữ Nhân ấy bao gồm hai mặt : tính nhân bản và tính nhân văn.
Hai khái niệm nhân bản và nhân văn tuy có nhiều điểm tương đồng trong nhiều trường hợp, nhưng thật
ra nội hàm của nhân bản và nhân văn có nhiều chỗ khác nhau cơ bản :
Tính nhân bản : Bản là bản thể, là bản nguyên, cái gốc rễ. Tính nhân bản hướng tới sự nhận thức vì
con người. Vì con người – đó là bản nguyên, là cội rễ của mọi tư tưởng, hành động.
Tính nhân bản trong ngôn ngữ chính trị xã hội được biểu hiện trong mục tiêu vì dân, do dân, phục vụ
nhân dân …
Đối với ngành giáo dục thì tính nhân bản biểu hiện trong mục tiêu của giáo dục được nêu ra một cách cụ
thể : “Mục tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” . Đối với mỗi thầy cô
giáo, ý nghĩa nhân bản đó là vì học sinh, là giáo dục học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi, là vì tương lai con
em. Chúng ta thường có câu nói “Tất cả vì học sinh thân yêu” - câu ấy là sự cụ thể hóa giá trị của nhân bản
trong giáo dục.
Nói xa hơn thì nhân bản trong giáo dục là vì sự nghiệp giáo dục, là tương lai đất nước, dân tộc bởi vì
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.
Nhận thức được giá trị nhân bản trong giáo dục giúp mỗi nhà giáo thêm nhiệt tình với học sinh, đem hết
tâm huyết và tình yêu thương để dạy dỗ các em nên người.
Tính nhân văn : Văn là đẹp. Tính nhân văn hướng tới hành động, thái độ ứng xử tốt đẹp giữa người với
người. Trong nhà trường thì tính nhân văn biểu hiện trong các mối quan hệ ứng xử của thầy cô giáo với học
sinh, với đồng nghiêp, với cha mẹ học sinh …Tính nhân văn là biểu hiện cụ thể của đạo đức nhà giáo, ở một góc
độ nào đó là cái Tâm của người thầy.
Yêu thương, quan tâm và khoan dung với học sinh ấy là nhân văn.
Thân ái và bảo vệ uy tín của đồng nghiệp ấy là nhân văn.
Đoàn kết nội bộ, giúp đỡ đồng nghiệp là nhân văn.
Giữ gìn cảnh quan sư phạm, xây dựng nhà trường, là nhân văn …
Cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực mà chúng ta đã và đang thực hiện là
một cuộc vận động đầy ý nghĩa nhân văn bởi nó hướng tới thái độ, cách ứng xử, phát huy nhân tâm của người
dạy và trí lực của người học.

Nhà giáo có nhân tâm thường trăn trở, ray rứt với mỗi một hành động thiếu tính nhân văn trong nhà
trường.
Triết gia hiện sinh Pháp Jean Paul Sartre có câu nói nổi tiếng :“Người khác là địa ngục của ta”.
Câu ấy có hai cách hiểu : nếu hiểu một cách tiêu cực thì ta sẽ nghĩ rằng đó là thái độ kì thị con người;
nhưng nếu hiểu một cách tích cực thì mỗi một hành vi ứng xử thiếu tính nhân văn với người khác sẽ khiến cho ta
day dứt, trăn trở, ta bị rơi vào trạng thái địa ngục ! Ngoại trừ những người vô cảm, vô hồn.
Tóm lại, đạo đức nhà giáo chân chính là đạo đức thấm đẫm chữ Nhân.
Nhân bản và nhân văn không chỉ trong nhận thức về vai trò, vị trí nhà giáo trong xã hội mà còn phải
được biểu hiện cả trong hành vi ứng xử của mỗi thầy cô.
Hai giá trị này chi phối mọi suy nghĩ, hành động, lời nói, việc làm, quan hệ với đồng nghiệp, với học
sinh của thầy cô giáo. Nhìn một cách tổng quát :
Nhân bản là thể ( là nền tảng ), Nhân văn là dụng ( vận dụng, biểu hiện) .
Nhân bản là gốc; nhân văn là cành, lá, hoa, trái.
Nhân bản là nền tảng của đạo đức, nhân văn là biểu hiện của đạo đức ấy.
Ba từ Kỉ cương, Tình thương, Trách nhiệm là sự nhận thức khái quát ý nghĩa nhân bản và nhân văn
của những người làm công tác giáo dục.
Nguyễn Du viết:
“ Thiện căn ở tại lòng ta ,
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài .”
Xem ra, tâm - đức của con người là thiện căn. Điều ấy không chỉ có ý nghĩa với người thầy nói riêng mà
còn với cả con người nói chung.
2. Về tự học và sáng tạo :
Việc học là việc suốt đời của con người, không chỉ riêng nhà giáo. Người làm công tác giáo dục càng
phải học và tự học để đáp ứng nhiều yêu cầu mới của việc dạy học trong từng giai đoạn.
Trong nhà trường chúng ta, biểu hiện rõ nhất của việc tự học là trao đổi chuyên môn, dự giờ, thao
giảng… đó là những việc làm thường xuyên thể hiện tinh thần tự học, nâng cao tay nghề, nâng cao chuyên môn.
Gần đây nhất là việc mỗi thầy cô giáo phải tự học để đáp ứng được yêu cầu ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học…
Và chắc chắn khi xã hội phát triển hơn, yêu cầu dạy học ngày càng cao hơn, người thầy cần phải nỗ lực
tự học và sáng tạo hơn nữa.

Câu nói của Khổng Tử về đạo học của người làm thầy vẫn còn có ý nghĩa với chúng ta : “Học nhi bất
yếm, giáo nhi bất duyện”- người làm thầy là người học không biết chán, dạy không biết mỏi mệt.
Hiện nay, công nghệ thông tin đã phát triển, đó là một trong những thuận lợi lớn cho việc tự học của
chúng ta. Kho tàng tri thức luôn rộng mở, điều kiện học tập luôn có sẵn, quanh ta luôn có những đồng nghiệp
giỏi hơn ta, sẵn sàng giúp đỡ, chỉ e rằng chúng ta thiếu chuyên tâm, thiếu khiêm tốn, không có tinh thần cầu tiến,
tự cho rằng mình đã trọn vẹn hoàn toàn mà không tự học.
Mà không tự học để nâng cao tay nghề thì sẽ thiếu sự sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn.
Cho nên tự học và sáng tạo luôn đi đôi với nhau.
Tự học và sáng tạo giúp cho công việc của người dạy vừa có cái hay, vừa có cái mới. Nếu không sáng
tạo thì chúng ta sẽ đi vào lẩn quẩn : Cái mới lại không hay , còn cái hay lại không mới !
Tóm lại, cuộc vận động Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo không chỉ là
một cuộc vận động lớn trong nhà trường, có nhiều ý nghĩa, mà đồng thời đó cũng là mục tiêu phấn đấu của thầy
cô giáo.
Đạo đức cũng như trí thức là do học tập, rèn luyện mà có. Vì vậy người thầy giáo khi còn đứng trên bục
giảng phải luôn có ý thức học tập và rèn luyện để trở thành con người toàn đức, toàn tài.
Từ cuộc vận động này, chúng ta có thể cô đọng thành 3 chữ cơ bản :
ĐỨC - TRÍ - HÀNH
Đức : là nền tảng đạo đức, là cái tâm của người dạy học.
Trí : là trí tuệ ; muốn có trí tuệ phải tự học, rèn luyện.
Hành : là sự sáng tạo trong công việc, là làm tốt công tác chuyên môn, là cách
ứng xử nhân văn với mọi người.
Cả ba yếu tố trên tạo nên sự vững chải, hoàn chỉnh về người thầy, có quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau,
chi phối lẫn nhau từ trong nhận thức, tư tưởng đến biểu hiện thành lời nói, hành động.
Nếu một trong ba yếu tố ấy bị phá vỡ thì hình ảnh người thầy sẽ không còn đọng lại trong học sinh.
Nhất là yếu tố Đức- là đạo đức nhà giáo- nhà giáo không có tâm đức thì không thể là tấm gương sáng cho học
sinh noi theo.
Bác Hồ đã từng khẳng định:“ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm
việc gì cũng khó” cũng không ngoài ý nghĩa đó.

×