Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại CÔNG TY TNHH TM ĐÁ QUÝ – NỮ TRANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.78 KB, 14 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp CN: KTTCDNTM
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị
2
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị
2
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị
3
1.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị
4
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ,TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ
2.1 Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị
4
2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dung tại đơn vị
4
2.1.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
6
2.2 Tổ chức công tác phân tích kinh tế
9
2.2.1 Bộ phân thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tich kinh tế
9
2.2.2 Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại đơn vị
9
2.2.3 Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
dựa trên số liệu của các báo cáo kế toán
10
SVTH: Đào Thị Ngọc Châu Lớp: 42 DK6
1
Báo cáo thực tập tổng hợp CN: KTTCDNTM


2.3 Tổ chức công tác tài chính
11
2.4 Đánh gia chung về tổ chức công tác kế toán, tài chính, phân tích kinh tế tại đơn vị
13
SVTH: Đào Thị Ngọc Châu Lớp: 42 DK6
2
Báo cáo thực tập tổng hợp CN: KTTCDNTM
I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị
- Tên công ty : CÔNG TY TNHH TM ĐÁ QUÝ – NỮ TRANG
THẦN CHÂU NGỌC VIỆT
- Tên giao dịch: THAN CHAU NGOC VIET GEMS & JEWELRY
COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt : THAN CHAU NGOC VIET CO.,LTD
- Địa chỉ : 31 Nguyễn Công Trứ, Phường Đồng Nhân, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
- Vốn điều lệ : 16.000.000.000 (mười sáu tỷ đồng)
- Mã số thuế : 0100848153
- Ngành nghề kinh doanh: chế tác đá quý, nữ trang, tượng và tranh cẩn đá.
- Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH TM Đá quý nữ trang Thần Châu Ngọc Việt là một doanh nghiệp 100% vốn
Việt Nam – do Nghệ nhân Bàn tay vàng quốc gia Đào Trọng Cường, Tổng Giám đốc, sáng lập
vào năm 1993. Là một trong những doanh nghiệp chuyên khai thác, chế tác và kinh doanh ngọc,
đá quý lớn và uy tín nhất Việt Nam, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Công ty đã
đầu tư 2 xưởng chế tác ở Yên Bái và Hải Dương để phát triển và thực hiện các công việc sáng
tạo và chế tác các sản phẩm về Ngọc quý thiên nhiên bao gồm: tượng ngọc, trang sức, tranh cẩn
ngọc quý. Những sản phẩm chính của công ty là các loại trang sức bằng ngọc quý, đá quý thiên
nhiên. Thần Châu Ngọc Việt là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam sáng tạo nên những bức
tranh nghệ thuật bằng đá quý và đã từng tổ chức triển lãm tranh, tượng, đồ dùng bằng ngọc và đá
quý. Thần Châu Ngọc Việt đã được ngành đá quý ghi nhận là Công ty khai sáng ra nghề Cẩn
ngọc lên tranh ở Việt Nam. Và chính từ nghề này qua 10 năm đã mang lại hàng ngàn công ăn

việc làm cho người dân Việt Nam ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa … Có nhiều người qua thực
tế sáng tạo đã trở thành những nghệ sỹ thực thụ trong sáng tạo giá trị văn hóa Việt Nam thông
qua những bức tranh đá quý. Với những hoạt động trong 20 năm qua – Công ty Thần Châu Ngọc
Việt Công ty luôn được các bạn hàng, người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến và tín nhiệm
là Công ty chuyên về đá quý màu thiên nhiên Việt Nam (Ruby, Saphia, Spinel…) và Ngọc Bích
thiên nhiên Miến Điện uy tín nhất tại thị trường Việt Nam.
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Công ty TNHH TM Đá quý Nữ trang Thần Châu Ngọc Việt là công ty kinh doanh đa
ngành.
SVTH: Đào Thị Ngọc Châu Lớp: 42 DK6
3
Báo cáo thực tập tổng hợp CN: KTTCDNTM
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị.
Hình 1.1 : Sơ đồ tổ chức công ty
Dưới đây là chức năng của từng bộ phận quản lý doanh nghiệp.
 Tổng giám đốc : là người điều hành chung toàn doanh nghiệp, là người quyết định
phương án kinh doanh, các nguồn tài chính và chịu trách nhiệm về mọi mặt khả năng xây dựng
của mình trước toàn thể doanh nghiệp và trước pháp luật về quá trình hoạt động của doanh
nghiệp.
 Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật : là người giúp cho Giám đốc, trực tiếp điều hành
và quản lý mọi hoạt động về kỹ thuật sản xuất tranh, tạc tượng và quản lý nguyên vật liệu cũng
như máy móc thiêt bị.
 Phó giám đốc phụ trách tài chính và nhân sự :là người giúp việc cho Giám đốc, trực
tiếp điều hành quản lý mọi hoạt động về mặt tài chính, hành chính, nội vụ và nhân sự của doanh
nghiệp.
- Phòng tài chính kế toán : Có chức năng quản lý toàn bộ tài sản về mặt giá trị vốn sản
xuất kinh doanh của toàn bộ công ty, tổ chức và thực hiện công tác tài chính kế toán thống kê tại
công ty. Chịu trách nhiện trước ban giám đốc về việc thực hiện chế độ tài chính kế toán của nhà
nước.
- Phòng hành chính nhân sự : Tuyển và đào tạo nhân viên mới, đảm báo nguồn nhân lực

cho công ty.
SVTH: Đào Thị Ngọc Châu Lớp: 42 DK6
4
Tổng giám đốc
Kiêm giám đốc công ty
Phó tổng giám đốc
Phụ trách TC và NS
Phó tổng giám đốc
Phụ trách kinh doanh
Phòng tài chính
kế toán
Phòng kinh
doanh
Xưởng sản xuấtPhòng hành
chính nhân sự
Báo cáo thực tập tổng hợp CN: KTTCDNTM
1.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị qua 2 năm gần nhất
Đơn vị tiền : Đồng Việt Nam
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch 2011/2010
Số tiền
Tuyệt đối
Tỷ lệ %
tương đối
Doanh thu 3,419,149,775 4,468,491,195 1,049,269,420 130.69
Chi phí 3,366,176,093 4,237,088,864 870,909,771 128.87
Lợi nhuận 19,931,281 178,528,666 158,597,385 895.72
Căn cứ vào số liệu ở bảng trên ta có nhận xét :
- Doanh thu năm 2011 đạt ~ 4.468 tỷ đồng, tăng 1.049 tỷ so với năm 2010, tốc độ tăng
doanh thu là 130.69% => Doanh thu tăng tương đối nhanh cho thấy trong năm Công ty đẩy

mạnh được công tác tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí cũng tương ứng với tốc
độ tăng của Doanh thu nên tỷ suất lợi nhuận thực chất không tăng đáng kể.
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ, TÀI CHÍNH TẠI
ĐƠN VỊ
2.1. Tổ chức công tác kê toán tại đơn vị
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
* Tổ chức bộ máy kế toán
Hình thức bộ máy kế toán tập trung.
Sơ đồ:
H 2.1 : Sơ đồ bộ máy kế toán
Dưới đây là chức năng của từng bộ phận kế toán
 Kế toán trưởng: Là người phụ trách phòng và chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo
công ty về việc tổ chức công tác kế toán, thực hiện chế độ tài chính kế toán hiện hành, tư vấn
tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý kinh tế, tài chính và điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh tại công ty.
SVTH: Đào Thị Ngọc Châu Lớp: 42 DK6
5
Kế toán bán hàng
Kế toán trưởng
Kế toán viên tổng hợp
Kế toán thuế, lương
và BHXH
Báo cáo thực tập tổng hợp CN: KTTCDNTM
 Kế toán viên tổng hợp : tính toán và tổng hợp toàn bộ hoạt động tài chính của doanh
nghiệp dựa trên chứng từ gốc theo yêu cầu của công tác tài chính kế toán.Theo dõi công nợ và
trực tiếp giao dịch với ngân hàng, tổ chức tín dụng.
 Kế toán thuế: Tính toán và cân đối toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp để
báo cáo với cơ quan thuế. Làm việc với cơ quan thế, kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT, hàng
tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT của công ty theo tỷ lệ phân bổ đầu vào của toàn công ty
theo tỷ lệ đầu ra được khấu trừ.Thực hiện tính và phân bổ tiền lương, tiền BHXH, BHYT theo

quy định của nhà nước.
 Kế toán bán hàng : Chức năng kế toán bán hàng hỗ trợ theo dõi, cập nhật kịp thời các
giao dịch bán hàng trong toàn hệ thống phân phối; kiểm soát doanh thu và thu tiền mặt của các
điểm bán, cửa hàng, đại lý; theo dõi công nợ nội bộ, công nợ khách hàng; giám sát thu tiền khách
hàng đúng hạn.
* Chính sách kế toán
- Kỳ kế toán năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : Đồng Việt Nam
- Chế độ kế toán áp dụng : chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ( ban hành theo QĐ số
48/2006/QĐ-BTC) ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
- Hình thức kế toán áp dụng : Nhật ký chung
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho :
• Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho : Theo nguyên tác giá gốc.
• Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối cùng : Bình quan gia quyền.
• Phương pháp hoạch toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố ddingj đang áp dụng ; phương pháp đường thẳng
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay : Chi phí đi vay phải trả và đã trả phát sinh trong năm
tài chính theo từng tháng tính trên gốc vay.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả : không phát sinh.
- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá : Tuân thủ chuẩn mực số 10 - ảnh hưởng chênh
lệch tỷ giá hối đoái ( đánh giá lại cuối năm tài chính).
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu :
• Doanh thu bán hàng tuân thủ đoạn 10 của chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập
khác.
• Doanh thu hoạt động tài chính tuân thủ đoạn 24 của chuẩn mực số 14 – Doanh thu và
thu nhập khác.
SVTH: Đào Thị Ngọc Châu Lớp: 42 DK6
6
Báo cáo thực tập tổng hợp CN: KTTCDNTM
- Phương pháp tính thuế GTGT : Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp và khấu

trừ.
 Đối với mặt hàng đã qua chế tác ( đồ trang sức, tranh,…) thì thuế GTGT phải nộp
theo phương pháp khấu trừ.
 Đối với mặt hàng chưa qua chế tác ( đá mẫu) thì thuế GTGT phải nộp theo phương
pháp trực tiếp.
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
* Danh mục chứng từ sử dụng tại doanh nghiệp.
STT Tên chứng từ Số hiệu
Tính chất
BB(*) HD(*)
I Lao động tiền lương
1 Bảng chấm công 01A-LĐTL X
2 Bảng chấm công làm thêm giờ 01B-LĐTL x
3 Bảng thanh toán tiêng lương 02-LĐTL x
4 Bảng thanh toán tiền thưởng 03-LĐTL x
5 Giấy đi đường 04-LĐTL x
6 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn
thành
05-LĐTL x
7 Bảng thanh toán liền làm thêm giờ 06-LĐTL x
8 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 07-LĐTL x
II Hàng tồn kho
1 Phiếu nhập kho 01-VT x
2 Phiếu xuất kho 02-VT x
3 Biên bản kiêm nhiệm vật tư, công cụ, sản phẩm,
hàng hóa
03-VT x
4 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 04-VT x
5 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ,sản lượng,
hàng hóa

05-VT x
6 Bảng kê mua hàng 06-VT x
7 Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu,công cụ,
dụng cụ
07-VT x
III Bán hàng
1 Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi 01-BH x
2 Thẻ quầy hàng 02-BH x
IV Tiền tệ
1 Phiếu thu 01-TT x
2 Phiếu chi 02-TT x
3 Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT x
4 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04-TT x
5 Giấy đề nghị thanh toán 05-TT x
6 Biên lai thu tiền 06-TT x
7 Bảng kê quỹ (dùng VND) 07-TT x
8 Bảng kê chi tiền 08-TT x
V Tài sản cố định
SVTH: Đào Thị Ngọc Châu Lớp: 42 DK6
7
Báo cáo thực tập tổng hợp CN: KTTCDNTM
1 Biên bản giao nhận TSCĐ 01-TSĐ x
2 Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSĐ x
3 Biên bản bàn giao TSCĐ sủa chữa lớn hoàn
thành
03-TSĐ x
4 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 04-TSCĐ x
5 Biên bản kiểm kê TSCĐ 05-TSCĐ x
6 Bảng tính và khấu hao TSCĐ 06-TSCĐ x
CHỨNG TỪ BAN HÀNH THEO CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC

1 Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH x
2 Danh sách người hưởng trợ câp đau ốm, thai
sản
x
3 Hóa đơn Giá trị gia tăng 01GTKT-3LL x
4 Hóa đơn bán hàng thông thường 02GTGT-3LL x
5 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 03PXK-3LL x
6 Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý 04HDL-3LL x
7 Bảng kê hàng hóa mua vào không có hóa đơn 04/GTGT x
* Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán
Danh mục tài khoản sử dụng tại doanh nghiệp.
STT Sổ cái các tài khoản Diễn giải
1 111 Tiền mặt
2 112 Tiền gửi ngân hàng
3 133 Thuế GTGT được khấu trừ
4 136 Phải thu nội bộ
5 138 Phải thu khác
6 142 Chi phí trả trước ngắn hạn
7 152 Nguyên liệu, vật liệu
8 153 Công cụ, dụng cụ
9 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
10 155 Thành phẩm
11 156 Hàng hóa
12 211 Tài sản cố định hữu hình
13 214 Hao mòn tài sản cố định
14 242 Chi phí trả trước dài hạn
15 311 Vay ngắn hạn
16 333 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
17 334 Phải trả người lao động
18 335 Chi phí trả trước

19 338 Phải trả, nộp khác
20 341 Vay dài hạn
21 411 Nguồn vốn kinh doanh
22 413 Chênh lệch tỉ giá hối đoái
23 421 Lợi nhuận chưa phân phối
SVTH: Đào Thị Ngọc Châu Lớp: 42 DK6
8
Báo cáo thực tập tổng hợp CN: KTTCDNTM
24 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
25 515 Doanh thu hoạt động tài chính
26 621 Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp
27 622 Chi phí nhân công trực tiếp
28 627 Chi phí sản xuất chung
29 632 Giá vốn hàng bán
30 635 Chi phí tài chính
31 641 Chi phí bán hàng
32 642 Chi phi quản lý kinh doanh
33 811 Chi phí khác
34 821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
35 911 Xác định kết quả
* Tổ chức hệ thống sổ kế toán : Nhật ký chung.
* Tổ chức hệ thống BCTC :
- Tên báo cáo : Báo cáo tài chính.
- Thời hạn lập : 1/1/xx đến ngày 31/1/xx (90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính).
- Địa điểm nộp : Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng.
2.2 Tổ chức công tác phân tích kinh tế
2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế.
- Bộ phận thực hiện : phòng kinh doanh
- Thời điểm tiến hành : 3 tháng / 1 lần
2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại đơn vị

Nội dung: Biến động của các chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố tác động tới
chỉ tiêu gây nên. Cho nên phải xác định, lượng hoá được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới
chỉ tiêu và những nguyên nhân tác động vào nhân tố đó. Chẳng hạn khi nghiên cứu chỉ tiêu
doanh thu kinh doanh, các nhân tố làm cho doanh thu thay đổi như: sản lượng dịch vụ, chính
sách giá thay đổi. Vậy các nguyên nhân ảnh hưởng tới sản lượng dịch vụ có thể là nhu cầu của
khách hàng tăng, có thể là do số lượng dịch vụ tăng lên, có thể là việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của khách hàng do công nghệ phát triển, có thể do daonh nghiệp đầu tư thêm trang thiết bị để mở
rộng sản xuất Còn nhân tố giá thay đổi, có thể là do chính sách của nhà nước, sự Chỉ tiêu :
+ Doanh thu kinh doanh : giá bán, chính sách khách hàng, nhu cầu của khách hàng
SVTH: Đào Thị Ngọc Châu Lớp: 42 DK6
9
Báo cáo thực tập tổng hợp CN: KTTCDNTM
2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
dựa trên số liệu của các báo cáo kế toán.
Đơn vị tính : Đồng Việt Nam
CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011
CHÊNH LỆCH
TIỀN %
Doanh thu bán hàng 3,419,149,775 4,468,419,195
1,049,269,420 30.688
Lợi nhuận trước thuế 18,467,260 177,960,655
159,493,395 863.655
Tổng vốn kinh doanh 63,520,543,719 64,832,788,435
1,312,244,716 2.065
Vốn cố định 17,914,688,523 14,717,801,425
-3,196,887,098 -17.845
Vốn lưu động 45,605,677,196 50,114,987,010
4,509,309,814 9.887
Hệ số DT/ tổng VKD
0.0538 0.0689 0.0151 28.043

Hệ số LN/ tổng VKD
0.0003 0.0027 0.0024 844.15
Hệ số DT/ VLĐ
0.0749 0.0891 0.0142 18.928
Hệ số LN/ VLĐ
0.0004 0.0035 0.0031 776.946
Hệ số DT/ VCĐ
0.1908 0.3036 0.1127 59.075
Hệ số LN/ VCĐ
0.0010 0.0120 0.0110 1072.97
Nhận xét:
- Qua biểu phân tích trên, ta thấy năm 2010 cứ 1 đồng vốn công ty bỏ ra kinh doanh thì chỉ
thu được 0.0538 đồng doanh thu, tức là vốn thu hồi được ít, kinh doanh bị lỗ. Đến năm 2011 cứ
1 đồng vốn kinh doanh thì thu được 0.0689 đồng doanh thu, công ty làm ăn có lãi. Nguyên nhân
của sự thay đổi này là do doanh thu năm 2011 tăng so với năm 2010 là 1,049,269,420 đồng với
tỷ lệ 30,688 %.
+ Tổng vốn kinh doanh năm 2011 tăng so với năm 2010 là 1,312,244,716 đồng,
tương ứng với 2.065 %.Tuy nhiên tỷ lệ này nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng doanh thu,
như vậy công ty đã biết khai thác vốn kinh doanh của mình tốt hơn.
+Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2011 tăng so với năm 2010 là 159,493,395 đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng 863.655%. Nguyên nhân của sự thay đổi đó là do vốn kinh
doanh và lợi nhuận năm 2011 tăng nhiều nhất là lợi nhuận.
- > Như vậy có thể thấy rằng năm 2011 công ty làm ăn hiệu quả hơn năm 2010. Hiệu quả
sử dụng vốn của công ty đang tăng, cần phát huy trong những kỳ tiếp theo.
- Vốn cố định năm 2011 giảm so với năm 2010 là 3,196,887,098 đồng tương ứng với
17.845 %, lượng vốn cố định giăm nhưng hiệu quả kinh doanh lại tốt. Năm 2010 cứ 1 đồng vốn
cố định bỏ ra thu được 0.1908 đồng doanh thu, nhưng năm 2011 cứ 1 đồng cố định thu
được 0.3036 đồng doanh thu, tăng so với năm 2010 là 0.1127 lần
- Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định tăng 0.0110 lần. Ta thấy lợi nhuận công ty có tăng.
- Qua biểu phân tích trên ta thấy vốn lưu động năm 2011 tăng so với năm 2011 là

SVTH: Đào Thị Ngọc Châu Lớp: 42 DK6
10
Báo cáo thực tập tổng hợp CN: KTTCDNTM
4,509,309,814 đồng tương ứng với 9.887 %. Tỷ lệ này nhỏ hơn so với tỷ lệ tăng
doanh thu và lợi nhuận.
+ Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn lưu động tăng mạnh. Năm 2010 cứ 1 đồng vốn lưu
động bỏ ra thu được 0.0004 đồng doanh thu. Sang năm 2011 cứ 1 đồng vớn lưu động bỏ
ra thu được 0.0035 đồng doanh thu. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao, công ty cần phat
huy hơn nữa.
2.3. Tổ chức công tác tài chính
* Công tác huy động vốn
Đơn vị tính : Đồng Việt Nam
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
Số tiền
Tuyệt đối
Tỷ lệ
%

Số tiền
Tuyệt đối
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tuyệt đối
Tỷ lệ
%

I. Nợ phải trả 53,702,617,745 84.54 54,867,373,471 84.63 1,164,755,726 88.76
1.Nợ ngắn hạn 950,617,754 1.77 315,373,471 0.57 -632,244,283 -54.54

2. Nợ dài hạn 52,754,000,000 98.23 54,552,000,000 99.42 1,798,000,000 145.36
II.Vốn chủ ở
hữu
9,817,925,974 15.45 9,965,414,964 15.37 147,488,990
11.23
1.Vốn đầu tư
của chủ sở hữu
16,000,000,000 162.9
7
16,000,000,000 160.55 0
0
2. Chênh lệch
tỷ giá hối đoái
2,202,618 0.022 2,875,068 0.03 672,450
0.45
3.Lợi nhuận
sau thuế chưa
phân phối
(6,184,274,644) -62.98 (6,037,458,104) -60.58 146,816,540
99.54
Tổng 63,520,543,719 64,832,788,435 1,312,244,716
Nhận xét:
Về cơ cấu nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn không có sự biến động đáng kể qua 2 năm. Nợ
phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, nợ phải trả năm 2011 ~ 54.867 tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng 84.63% tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu ~ 9.965 tỷ đồng chiếm 15.37% tổng nguồn vốn
=> Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ, mức độ tự chủ về tài chính thấp.
Đi sâu vào xem xét khoản mục nợ phải trả: chủ yếu là vay dài hạn của ngân hàng, hàng
tháng trả gốc và lài theo dư nợ giảm dần => áp lực trả gốc và lãi lớn => Rủi ro tài chính cao
SVTH: Đào Thị Ngọc Châu Lớp: 42 DK6
11

Báo cáo thực tập tổng hợp CN: KTTCDNTM
Về vốn chủ sở hữu: vốn góp thực tế tại 31/12/2011 của Công ty ~ 16 tỷ đồng so với vốn
đăng ký trong đăng ký kinh doanh Công ty đã góp đủ vốn cam kết.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm lớn qua các năm tuy nhiên đã có dấu hiệu giảm dần
do hoạt động kinh doanh bắt đầu có lãi tuy nhiên vẫn cho thấy hoạt động kinh doanh không khả
quan, nguyên nhân là do Công ty quản lý chi phí không hiệu quả, tốc độ tăng chi phí tương ứng
với tốc độ tăng của doanh thu, đòn bẩy kinh doanh( chi phí cố định hàng năm rất lớn do nguồn
vốn chủ yếu đầu tư vào tài sản cố định hữu hình) và đòn bẩy tài chính đều ở mức cao => Rủi ro
vỡ nợ ở mức cao
* Công tác quản lý và sử dụng vốn - tài sản
CHỈ TIÊU
NĂM 2010 NĂM 2011 CHÊNH LỆCH
Số tiền TĐ TL %

Số tiền TĐ TL
%

Số tiền TĐ TL %

I. Tài sản ngắn hạn 45,605,677,196 71.8 50,114,987,010 77.3 4,509,309,814 343.63
Tiền và các khoản
tương đương tiền
64,694,227 0.14 128,838,864 0.25 64,144,637 1.42
Các khoản phải thu
ngắn hạn
417,727,166 0.91 100,086,644 0.2 (317,640,522) (7.04)
Hàng tồn kho 44,717,646,527 98.05 49,575,986,270 49.57 4,858,339,750 107.74
Tài sản ngắn hạn khác 405,609,276 0.89 310,075,232 0.62 (95,534,044) (2.12)
II. Tài sản dài hạn 17,914,866,523 28.2 14,717,801,425 22.7 (3,197,065.098) (243.63)
Tài sản cố định 9,046,349,044 14.24 9,557,222,644 64.93 510,873,600 (15.98)

Tài sản dài hạn khác 8,357,643,879 13.15 5,671,452,381 38.53 (2,686,191,561) 84.02
Tổng tài sản 63,520,543,719 64,832,788,435 1,312,244,720
Nhận xét :
- Qua bảng trên ta thấy rằng trong tổng tài sản gồm có tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
thì tài sản ngắn hạn năm 2011 tăng so với năm 2010. Mức tăng là 4,509,309,814 đồng tương ứng
với tăng 243,63 %. Đối với tài sản dài hạn thì lại giảm 3,197,065,098 đồng tương ứng với 143,63 %.
- Ngoài ra tỷ trọng của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của năm 2011 cũng có sự thay
đổi. Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn năm 2010 đang từ 71.8% so với năm 2011 là 77.3% (tăng
5.5%). Nhưng tài sản dài hạn lại có chiều hướng giảm từ 28.2% xuống còn 22.7% (giảm 5.5%).
-> Điều đó cho thấy rằng tổng tài sản của năm 2011 tăng so với năm 2010 là do sự tăng lên
nhiều của tài sản ngắn hạn. Cho thấy công ty đã đầu tư rất nhiều vào tài sản ngắn hạn, có khả
năng trả nợ nhanh và nợ ngắn hạn tốt. Trong tài sản lưu động thì các khoản tiền và tương đương
SVTH: Đào Thị Ngọc Châu Lớp: 42 DK6
12
Báo cáo thực tập tổng hợp CN: KTTCDNTM
tiền, hàng tồn kho chiếm đa số cơ cấu. Như vậy dễ gây tình trạng ứ đọng vốn, nguồn vốn bị ứ
đọng nhiều ở khoản tiền và tương đương tiền nhiều.
* Xác định các chỉ tiêu nộp Ngân sách và quản lý công nợ.
- Thuế giá trị gia tăng phải nộp.
+ Thuế GTGT đầu vào.
+ Thuế GTGT đầu ra.
- Thuế nhập khẩu.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Các loại thuế khác.
- Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
2.4. Đánh giá chung về tổ chức công tác kế toán, tài chính, phân tích kinh tế tại đơn vị
(phần này phải nêu rõ được những ưu điểm, hạn chế của tổ chức công tác kế toán, phân tich
kinh tế, tài chính của đơn vị).
* Tổ chức công tác kế toán : Bộ máy kế toán của doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức
kế toán tập trung, tại công ty chỉ có một phòng kế toán duy nhất tại trụ sở để thực hiện toàn bộ

công việc tài chính kế toán thống kê.
* Về kế toán
- Ưu điểm
o Bộ máy kế toán cảu công ty được tổ chức phù hợp theo mô hình tập trung, mô hình này
đảm bảo bộ máy vận hành một cách đồng bộ.
o Hệ thống chứng từ mà công ty đang sử dụng phù hợp với quy định của Nhà nước về mẫu
mã, cách lập và quản lý chứng từ. Mọi chứng từ kế toán của công ty đều được sử dụng đúng mục
đich và chức năng kinh doanh của đơn vị.
o Hệ thống tài khoản kế toán của công ty được thiết kế phù hợp, đảm bảo phản ánh đầy đủ
nhất, toàn diện nhất hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
o Hệ thống báo cáo: khai thác tối đa tính ưu việt của phần mềm máy tính, ngoài hệ thống
báo cáo tài chính lập theo quy định của Nhà nước, công ty còn thiết lập một hệ thống kế toán bán
hàng , báo cáo lượng hàng hóa tồn kho, thu chi hàng tháng đơn giản hơn.
o Đối với doanh nghiệp mà giá trị giao dịch lớn, mặt hàng kinh doanh đặc thù,thực hiện
nhiều phương thức bán hàng khác nhau cho mỗi đối tượng khác nhau cho mỗi đối tượng khách
hàng, công ty rất linh hoạt trong việc xây dựng hệ thống mã hàng, khách hàng, … để tiện cho
qua trình quản lý.
SVTH: Đào Thị Ngọc Châu Lớp: 42 DK6
13
Báo cáo thực tập tổng hợp CN: KTTCDNTM
- Nhược điểm
o Ghi nhận doanh thu và chi phí không được kịp thời.
o Công tác quản lý gặp khó khăn.
* Về phân tích kinh tế tài chính đơn vị
o Thứ nhất, về quy mô doanh nghiệp: Tổng tài sản tại 31/12/2011: 64.83 tỷ, trong đó tài
sản ngắn hạn là: 50.11 tỷ chiếm 77.3% tổng tài sản, tài sản dài hạn chiếm: 14.72 tỷ đồng chiếm
22.7% => Doanh nghiệp quy mô trung bình, cơ cấu tài sản nghiêng về tài sản lưu động do đặc
thù doanh nghiệp là sản xuất và kinh doanh mặt hàng trang sức, đá quý => Hàng tồn kho lớn. Tài
sản dài hạn là nhà máy, máy móc phục vụ chế tạo trang sức, đá quý và phương tiện vận tải =>
Cơ cấu tài sản phù hợp với loại hình doanh nghiệp.

o Thứ hai, về cơ cấu nguồn vốn, nghiêng về sử dụng nợ, mà chủ yếu là nợ vay dài hạn
Ngân hàng => Mức độ tự chủ về tài chính thấp, áp lực trả nợ lớn => Rủi ro tài chính và rủi ro vỡ
nợ ở mức cao.
o Thứ ba, về khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: 159 lần
Hệ số khả năng thanh toán tức thời: 0.40 lần
 Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty đảm bảo => Tuy nhiên với mức dư nợ dài
hạn lớn như hiện tại cùng với cơ cấu tài sản như trên( tiền mặt và phải thu thấp, hàng tồn khó
lớn) => Khả năng thanh toán gốc + lãi đến hạn có thể gặp nhiều khó khăn.
o Thứ tư, về hiệu suất hoạt động
Kỳ thu tiền bình quân: 21 ngày => Phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
thời gian bị chiếm dụng vốn ngắn.
Vòng quay hàng tồn kho: 0.07 vòng/năm => Hàng tồn kho lớn, doanh thu thấp => Vốn lưu
động bị ứ động trong khâu sản xuất và dự trữ quá lớn => Chi phí cao => Hoạt động bán hàng và
dự báo nhu cầu chưa tốt.
Vòng quay vốn lưu động: 0.09 vòng /năm => Vốn luân chuyển chậm => Hoạt động sản
xuất kinh doanh không hiệu quả.
o Thứ năm, về khả năng sinh lời
ROA: 0.3%
ROE: 1.48%
Khả năng sinh lời rất thấp => Hoạt động kinh doanh kém.
SVTH: Đào Thị Ngọc Châu Lớp: 42 DK6
14

×