Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Vì sao phải nâng cao vai trò quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.79 KB, 10 trang )

QLNN- Câu 1- : Vì sao phải nâng cao vai trò quản lý nhà nước về kinh
tế ở nước ta? Để nâng cao vai trò quản lý nhà nước về kinh tế thì cần giải
quyết tốt vấn đề gì?
Trước đây, cũng như các nước trong hệ thống XHCN, ở nước ta cũng áp
dụng nền kinh tế theo chế độ công hữu, phi hàng hoá và được quản lý theo cơ
chế kế hoạch hoá tập trung nên nhà nước quản lý tuyệt đối toàn bộ nền đời
sống kinh tế - xã hội, nắm và chi phối toàn bộ hoạt động kinh tế của đất nước.
Với cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, nhà nước đã thực hiện những mục
tiêu kinh tế và chính trị - xã hội quan trọng, thể hiện tính ưu việt của chế độ
XHCN trên nhiều mặt. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế công hữu, phi hàng hoá và
cơ chế tập trung cao độ cũng bộc lộ nhiều khuyết tật, về cơ bản triệt tiêu động
lực phát triển, nền kinh tế trì trệ, rơi vào tình trạng khan hiếm, dẫn đến khủng
hoảng kinh tế - xã hội, còn nhà nước thì bao biện, làm thay thị trường và xã
hội, dẫn đến bộ máy cồng kềnh, quan liêu, quản lý kém hiệu lực và hiệu quả.
Ngày nay, chúng ta phát triển KTTT định hướng XHCN là một quá trình
khách quan, hợp qui luật và là một nội dung cơ bản của công cuộc đổi mới,
cải cách ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, đây là một quá trình khó khăn, phức
tạp vì phải đổi mới cả cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy quản lý
và con người, đổi mới tư duy, phong cách và lối sống cũ đã ăn sâu vào từng
con người. Trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường cũng như cơ
chế thị trường đã được xây dựng đồng bộ, vai trò quản lý kinh tế của nhà
nước không hề suy giảm mà càng tăng lên. Trong điều kiện đó, nhà nước phải
nắm vững những lĩnh vực, những khâu, thực hiện những công việc quan trọng
nhất mà thị trường và xã hội không làm được, không được làm và làm không
tốt, biết sử dụng cơ chế thị trường một cách khéo léo để phục vụ cho mục tiêu
của mình, biết phát huy những mặt tích cực của cơ chế thị trường và hạn chế
những tiêu cực của cơ chế đó, biết “nắm những cái cần nắm và buông những
cái cần buông”, phát huy động lực phát triển kinh tế, xử lý những bất trắc và
tình huống mới nảy sinh, bảo đảm cho cơ chế thị trường ra đời đồng bộ và
1
vận hành thông suốt, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Vai trò của nhà nước


trong bước chuyển đổi sang cơ chế thị trường hết sức quan trọng và nặng nề,
vừa phải tiến hành đổi mới, cách thức điều hành từ chỗ trước đây vốn quen
với cơ chế cũ sang cách thức điều hành, quản lý theo cơ chế mới, nguyên tắc
mới nhằm thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa nhà nước - thị trường- doanh
nghiệp, vừa phải liên tục hoàn thiện phương pháp, công cụ và kỹ thuật điều
hành trong điều kiện vừa chuyển đổi, vừa hội nhập, vừa phát triển theo hướng
CNH - HĐH đất nước.
Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là những nhiệm vụ tổng quát mà
nhà nước phải thực hiện để phát huy vai trò và hiệu lực của mình, chức năng
đó do bản chất của nhà nước, do yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã
hội và tình hình kinh tế - xã hội của từng giai đoạn lịch sử qui định. Nhà nước
phải thực hiện vai trò là người đại diện cho nhân dân để quản lý nền kinh tế vì
lợi ích của đất nước và nhân dân, là người phải chịu trách nhiệm về tài sản
công hữu, đồng thời là một tổ chức chịu sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện thể
chế hoá, cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính
sách và biến các đường lối đó thành hiện thực nhằm thực hiện mục tiêu kinh
tế - xã hội do Đảng đề ra, thực hiện định hướng XHCN của nền kinh tế. Nhà
nước có các chức năng cơ bản sau đây:
1- Chức năng tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh
doanh. Đây là chức năng cực kỳ quan trọng của quản lý nhà nước về kinh tế.
Bằng sức mạnh và tổ chức của mình, nhà nước bảo đảm một môi trường
thuận lợi, bình đẳng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, bao gồm các môi
trường chính trị, pháp lý, kinh tế, tâm lý, xã hội, kết cấu hạ tầng,… là những
điều kiện cần thiết để giới kinh doanh yên tâm đầu tư vốn và kinh doanh
thuận lợi, ổn định, phát đạt góp phần phát triển có hiệu quả kinh tế đất nước.
Nhà nước đóng vai trò như “bà đỡ” giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh phát
triển, đồng thời đảm bảo các điều kiện tự do, bình đẳng trong kinh doanh.
2
Nhà nước phải tạo môi trường chính trị ổn định, mở rộng quan hệ hợp
tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, đường lối đổi mới phải nhất

quán; …; tạo môi trường xã hội thông qua thực hiện công bằng xã hội, thực
hiện xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, vấn đề giáo dục, y tế, …; tạo
môi trường về kinh tế thông việc ổn định kinh tế vĩ mô, các chính sách kinh tế
phải tương đối ổn định, có sự thông thoáng nhất định, phải đảm bảo ổn định
các cân đối vĩ mô: về tiêu dùng, thu - chi ngân sách, xuất - nhập khẩu, tích luỹ
và tiêu dùng,…, phải xây dựng kết cấu hạ tầng làm cơ sở vật chất để phát
triển kinh tế; nhà nước ban hành và đảm bảo thi hành pháp luật, đảm bảo các
điều kiện và nguyên tắc cơ bản của quyền sở hữu, tự do kinh doanh, xử trí
tranh chấp theo pháp luật, bảo đảm một xã hội lành mạnh, có văn hoá,…
2- Chức năng định hướng và hướng dẫn phát triển kinh tế. Đây là chức
năng quan trọng hàng đầu của nhà nước trong quản lý kinh tế.
Trong nền KTTT, nhà nước phải định hướng nền kinh tế phát triển theo
quỹ đạo và mục tiêu kinh tế - xã hội đã được Đảng và Nhà nước định ra thông
qua các công cụ như chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch, thông tin
và các nguồn lực nhà nước. Điều cần chú ý ở đây là trong điều kiện chuyển
đổi hiện nay ở nước ta, để thực hiện được chức năng định hướng, hướng dẫn
nhà nước chủ yếu sử dụng phương thức và cách thức tác động gián tiếp thay
vì tác động trực tiếp như trước đây. Cách thức tác động gián tiếp mang tính
mền dẻo, uyển chuyển, vừa bảo đảm tính tự chủ của các cơ sở kinh tế, vừa
bảo đảm đạt mục tiêu chung.
3- Chức năng tổ chức.
Tổ chức là chức năng quan trọng của quản lý nhà nước về kinh tế, đặc
biệt là trong thời kỳ đổi mới kinh tế. Trong nền KTTT, nhà nước có nhiệm vụ
sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị kinh tế, trong đó quan trọng và cấp thiết hơn cả
là sắp xếp, củng cố lại các DNNN, tổ chức các vùng kinh tế, các KCN, KCX.
Đây là những công việc nhằm tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lý. Nhà nước còn có
3
trách nhiệm tổ chức lại hệ thống quản lý, sắp xếp lại các cơ quan quản lý nhà
nước về kinh tế từ Trung ương đến cơ sở, đổi mới thể chế và thủ tục hành
chính, đào tạo và đào tạo lại, sắp xếp các cán bộ công chức quản lý nhà nước

và quản lý doanh nghiệp, thiết lập mối quan hệ kinh tế với các nước và các tổ
chức quốc tế…
4- Chức năng điều tiết:
Trong khi điều hành nền KTTT định hướng XHCN, nhà nước vừa phải
tuân thủ và vận dụng các qui luật khách quan của KTTT, phát huy mặt tích
cực của cơ chế thị trường, vừa điều tiết, chi phối thị trường hoạt động theo
định hướng của nhà nước, bảo đảm cho kinh tế phát triển ổn định, công bằng
và có hiệu quả. Để điều tiết, nhà nước sử dụng hàng loạt biện pháp bao gồm
các chính sách, các đòn bẩy kinh tế, các công cụ tài chính, thuế, tín dụng…tập
trung vào ba nhóm điều tiết: điều tiết đầu tư, điều tiết về giá cả và điều tiết về
thu nhập.
5- Chức năng kiểm tra, kiểm soát: Nhà nước thực hiện chức năng này để
thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế, phát hiện và ngăn ngừa các
hiện tượng vi phạm pháp luật, sai phạm chính sách, bảo vệ tài sản quốc gia và
lợi ích của nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế và từng bước thực hiện
công bằng xã hội. Đối với nước ta, trong điều kiện chuyển sang nền KTTT
còn sơ khai, tình trạng rối loạn, tự phát, vô tổ chức và các hiện tượng tiêu cực
còn khá phổ biến và có lúc rất trầm trọng càng cần phải đề cao chức năng
kiểm tra, kiểm soát của nhà nước.
Nội dung kiểm tra, kiểm soát bao gồm kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện
kế hoạch, pháp lệnh; kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các nguồn lực và kiểm
tra, kiểm soát việc thực hiện các chế độ, chính sách về hạch toán, thống kê.
4
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Nhà nước ta đã phát huy vai trò,
từng bước thực hiện các chức năng của mình trong quản lý kinh tế - xã hội đất
nước và đã đạt những thắng lợi bước đầu hết sức quan trọng, tạo tiền đề đẩy
mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Chúng ta tiến hành đổi mới quản
lý kinh tế nhưng vẫn giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo tăng trưởng
kinh tế khá, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng; đã đổi mới cơ chế, chính
sách quản lý kinh tế và điều hành xử lý các tình huống hết sức phức tạp có kết

quả tốt. Đã đổi mới hệ thống kinh tế nhà nước, đổi mới hệ thống tổ chức bộ
máy nhà nước, đổi mới và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà
nước phù hợp với cơ chế mới. Trên lĩnh vực quản lý kinh tế, nhà nước ta đã
thực hiện thành công các nội dung sau đây:
+ Kịp thời ban hành và từng bước đưa vào cuộc sống một hệ thống pháp
luật khá đầy đủ theo hướng đổi mới, tạo khung pháp lý cơ bản cho nền kinh tế
vận hành và phát triển với tốc độ cao, trong một thời gian dài.
+ Huy động được nguồn lực tài chính khá lớn để chủ động đầu tư phát
triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng cơ bản như giao thông, điện, nước, thông tin
liên lạc.
+ Chuyển đổi cách thức định hướng, hướng dẫn từ kiểu trực tiếp sang
kiểu gián tiếp. Nhà nước chủ yếu quản lý kinh tế vĩ mô, tăng cường sử dụng
các chính sách kinh tế như tài chính, tiền tệ…
+ Thực hiện điều tiết thành công, đảm bảo các tiêu chí công bằng xã hội
trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế còn thấp.
+ Bước đầu làm quen và từng bước đổi mới các phương pháp kiểm tra,
kiểm soát phù hợp với điều kiện thị trường.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong quá trình đổi mới, quản lý nhà
nước về kinh tế còn nhiều mặt hạn chế và yếu kém, đó là:
5
Thứ nhất, quản lý nhà nước chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới,
chưa phát huy đầy đủ mặt tích cực và hạn chế được tính tự phát, tiêu cực của
KTTT.
Thứ hai, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách chưa đồng bộ và nhất
quán, thực hiện chưa nghiêm.
Thứ ba, quản lý các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giá cả, kế hoạch hoá,
thương mại, phân phối thu nhập, đất đai, vốn và tài sản nhà nước chưa tốt và
chậm đổi mới.
Thứ tư, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước còn nặng nề, quan hệ phân cấp
và hợp tác chưa rõ ràng, còn nhiều vướng mắc; tình trạng tham nhũng, lãng

phí, quan liêu, phân tán cục bộ còn rất nghiêm trọng; cán bộ, công chức nhà
nước còn nhiều hạn chế cả về trình độ, năng lực và phẩm chất, chưa tương
xứng với yêu cầu của nhiệm vụ.
Thứ năm, cải cách hành chính tiến hành chậm, hiệu quả thấp.
Nguyên nhân của tình hình trên đây có nhiều, nhưng chủ yếu do:
- Trong quá trình thực hiện đổi mới, cái cũ chưa xoá bỏ hết, cái mới
chưa ra đời đồng bộ, việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân,do dân, vì
dân và quản lý nền kinh tế đang chuyển sang KTTT là công việc mới mẻ, phải
vừa làm, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm.
- Việc đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
trong điều kiện cụ thể của nước ta, vừa thiếu cơ sở lý luận khoa học nên khi
thực hiện còn vướng mắc, hiệu quả và tác dụng còn hạn chế, vừa thiếu trách
nhiệm và kiên quyết tự đổi mới, tự chỉnh đốn của các cơ quan quản lý nhà
nước để đảm bảo sự trong sạch và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý.
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với việc đổi mới và kiện toàn bộ máy quản
lý nhà nước còn nhiều hạn chế.
6
Hiện nay, bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, tăng cường
hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế đang đứng
trước những thời cơ và thách thức lớn. Yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục đổi mới
quản lý nhà nước để nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng, bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, họat dâng có hiệu
lực, hiệu quả; cán bộ, công chức nhà nước thực sự là công bộc của dân, làm
tốt công tác quản lý kinh tế - xã hội. Trong thời gian tới, cần tập trung làm tốt
các nội dung sau:
a) Nhận thức và giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân,
giữa sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước về kinh tế, giữa quản lý
nhà nước và quản lý của doanh nghiệp.
- Nhà nước phải tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, phục vụ nhân
dân; ngược lại nhân dân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chính là tự

bảo vệ quyền làm chủ của mình. Văn kiện Đại hội IX đã xác định “Thực hiện
tốt qui chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân
dân tham gia quản lý kinh tế - xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề
quan trọng”
1
.
- Phải nhận thức và phân biệt rõ chức năng lãnh đạo của Đảng và chức
năng quản lý của Nhà nước. Đảng lãnh đạo kinh tế bằng đường lối, chính
sách và bằng phương pháp thuyết phục, còn Nhà nước thể chế hoá đường lối,
chính sách của Đảng thành pháp luật, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân,
xây dựng và thực hiện thể chế mới về kinh tế, tiến hành quản lý, điều hành
nền kinh tế bằng tổng hợp các phương pháp quản lý, trong đó có cả những
biện pháp gián tiếp, khuyến khích sự tự nguyện, tự giác; có cả những biện
pháp bắt buộc, cưỡng chế.
1
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Ha nội, 2001, tr102.
7
Đảng phải tăng cường lãnh đạo nhà nước nhưng không làm thay nhà
nước mà tạo điều kiện để phát huy tính chủ động và nâng cao hiệu quả quản
lý, điều hành của nhà nước.
- Nhà nước thực hiện chức năng và trách nhiệm quản lý về kinh tế đối
với tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, không can thiệp
trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, kể cả DNNN.
b) Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động
của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế.
- Nâng cao năng lực quản lý thống nhất của Nhà nước trung ương đi đôi
với phân cấp quản lý cho địa phương.
Nhà nước trung ương chỉ tập trung quản lý ở tầm chiến lược, tầm vĩ mô
bao gồm việc hoạch định chiến lược, chính sách quốc gia, chương trình, qui
hoạch, kế hoạch, các chính sách kinh tế lớn có tác dụng cho toàn bộ nền kinh

tế.
Chính quyền địa phương có trách nhiệm và thẩm quyền quyết định
những vấn đề của địa phương, đặc biệt là về kế hoạch đầu tư cho khu vực
công cộng, thu chi ngân sách, về tổ chức và nhân sự hành chính địa phương,
xử lý các vụ việc hành chính. Chính quyền địa phương cũng phải có sự phân
cấp theo hướng cấp nào nắm thông tin đầy đủ hơn, giải quyết vấn đề sát thực
tế hơn thì giao thẩm quyền và nhiệm vụ cho cấp đó.
- Tăng cường phối hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Các ngành
trung ương có trách nhiệm quản lý theo ngành trên phạm vi cả nước bao gồm
tất cả các thành phần kinh tế. Chính quyền địa phương có trách nhiệm quản lý
toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi lãnh thổ, kể cả kiểm tra, kiểm
soát việc chấp hành luật đối với các cơ quan và tổ chức thuộc ngành cấp trên
hoạt động trên địa bàn lãnh thổ, bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả và thông
suốt.
8
c) Đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước.
Đây là một nhiệm vụ hết sức cấp bách đối với nước ta hiện nay nhằm
khắc phục những hạn chế, yếu kém của quản lý nhà nước kiểu cũ, xây dựng
một nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân, có khả năng quản lý nền
kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang nền KTTT, còn rất mới mẻ và
rất phức tạp, sớm thích nghi và hoà nhập với thị trường thế giới.
- Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật kinh tế, bao gồm hệ
thống luật và văn bản pháp qui nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hình
thành đồng bộ các yếu tố thị trường theo định hướng XHCN; đổi mới công
tác kế hoạch hoá đảm bảo phù hợp và định hướng được nền kinh tế thị trường
trong bước sơ khai và nhiều biến động; xây dựng và hoàn chỉnh các chính
sách kinh tế và xã hội, trong đó quan trọng nhất là cải cách chính sách tài
chính - tiền tệ,…
- Cải cách một bước thủ tục hành chính cả về qui chế và tổ chức thực
hiện, giảm đến mức tối đa các thủ tục, qui chế và tình trạng quan liêu, phiền

hà đối với nhân dân và các doanh nghiệp.
- Sắp xếp và chấn chỉnh bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, bảo đảm
cho bộ máy tinh gọn, đủ khả năng quản lý và xử lý tốt các vấn đề nảy sinh
trong nền KTTT, tập trung vào chức năng nền kinh tế vĩ mô, giảm dần đi tới
xoá bỏ chế độ chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước. Vịec sắp xếp lại tổ
chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế phải gắn liền với việc xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức nhà nước có phẩm chất, trình độ và năng lực trong
quản lý nền KTTT.
d) Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng: thông qua tổng
hợp các biện pháp hành chính - tổ chức, kinh tế và giáo dục, tư tưởng:
9
- Phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân trong hoạt động kinh tế
và tham gia quản lý kinh tế, trong việc phát hiện, tố cáo, đấu tranh chống
quan liêu, tham nhũng.
- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế và chính sách quản lý kinh tế phù hợp với
qui luật của cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, mọi thể chế, qui định
phải minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, công khai, đảm bảo cho mọi người có thể
nắm bắt, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tiếp tục sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà
nước về kinh tế tinh gọn, xoá bỏ các thủ tục phiền hà, nâng cao trách nhiệm
phục vụ của các cơ quan công quyền và công chức nhà nước.
- Đề cao kỷ cương, phép nước, xử lý nghiêm minh cán bộ, công chức
phạm tội tham nhũng, làm giàu bất chính; đồng thời nghiêm trị những người
vu cáo, làm mất danh dự và uy tín cán bộ, công chức quản lý nhà nước.
10

×