Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH NỀN ĐƯỜNG Ô TÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.29 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
_______________________
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÊN ĐỀ TÀI
“NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ ĐẢM BẢO ỔN
ĐỊNH NỀN
ĐƯỜNG DỰ ÁN TÂY SÔNG HẬU. ĐOẠN: TỪ MIẾU HỘI
ĐẾN
ĐƯỜNG 3 THÁNG 2 THÀNH PHỐ VỊ THANH - TỈNH HẬU
GIANG”
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG TP
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. BÙI XUÂN CẬY
Học viên : ĐINH TUẤN HÀ
Lớp : ĐƯỜNG Ô TÔ & ĐƯỜNG TP A - K20.1
Mã học viên : 4120846
1
Năm 2014
2
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Giao
thông vận tải, Khoa Đào tạo Đại học và sau Đại học, Khoa công trình đặc biệt
là những Thầy, Cô đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ cho tôi suốt thời gian học tập,
nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS.TS Bùi Xuân Cậy
người đã giúp đỡ, hướng dẫn, tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và cơ quan
nơi tôi công tác đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ và tạo nhiều điều kiện để tôi được
học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt


tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót và
hạn chế. Kính mong được sự chia sẻ và những đóng góp ý kiến của các Thầy,
Cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, Tháng… .năm 2014
Học viên
Đinh Tuấn Hà
3
MỤC LỤC
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN
ĐT Đường tỉnh
GTVT Giao thông vận tải
KCAĐ Kết cấu áo đường
BTN Bê tông nhựa
BTXM Bê tông xi măng
CPĐD Cấp phối đá dăm
QL Quốc lộ
TVGS Tư vấn giám sát
TVTK Tư vấn thiết kế
TPCP Trái phiếu Chính phủ
TCN Tiêu chuẩn ngành
TP Thành phố
VĐKT Vải địa kỹ thuật
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do nghiên cứu của đề tài
Hậu Giang nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông
ngòi, kênh rạch chằng chịt như: Sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ,
kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc

lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ 61B.
Thành phố Vị Thanh cách TP Cần Thơ khoảng 65km về phía nam. Ngày nay, thành
phố Vị Thanh là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và là
đầu mối giao thông của tỉnh Hậu Giang, là điểm tựa quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền
vững của tỉnh Hậu Giang và tiểu vùng Tây sông Hậu, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc
phòng. Cơ cấu kinh tế của thành phố Vị Thanh đang phát triển theo hướng công nghiệp -
dịch vụ - nông nghiệp. Trong quá trình phát triển, thành phố Vị Thanh có nhu cầu vốn đầu
tư lớn cho cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của một đô thị tỉnh lỵ đang phát triển.
Hiện tại, trong khu vực quy hoạch giao thông chưa được xây dựng đồng bộ, địa
hình bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch nên việc đi lại của nhân dân trong vùng gặp khá nhiều
khó khăn. Thành phố Vị Thanh đang từng bước hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng theo quy hoạch
được duyệt. Tuyến đường Tây Sông Hậu là tuyến nằm tại trung tâm thành phố, là trục
xương sống nối liền các khu trong quy hoạch của Thành phố nhưng mới chỉ được đầu tư
một phần. Do đó, để giao thông thông suốt, đồng bộ thì việc xây dựng hoàn chỉnh tuyến
Tây Sông Hậu là rất cần thiết và ưu tiên trước trong thời điểm nguồn vốn khó khăn như
hiện nay. Khi tuyến đường thi công xong sẽ tạo ra tuyến đường bản lề trong mạng
lưới đường giao thông khu vực, tạo tiền đề cho các nhà đầu tư thuê nhà xưởng trong
Khu công nghiệp cũng như đầu tư xây dựng các khu đô thị mới.
Hậu Giang là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, địa hình ở đây
tương đối bằng phẳng. Địa hình bị phân cắt bởi các đường giao thông, kênh, rạch tự nhiên
và nhân tạo.
Địa mạo khu vực theo nguồn gốc hình thái, chủ yếu là dạng địa mạo bồi tụ cửa
sông ven biển, chịu nhiều tác dộng của các hoạt động dân sinh. Lớp phủ địa mạo là loại đất
sét, sét pha màu xám xanh, xám ghi, xám vàng nguồn gốc trầm tích sông biển hỗn hợp.
Khu vực nghiên cứu nằm trên nền trầm tích đệ tứ không phân chia, gồm các loại
trầm tích sông, sông biển hỗn hợp. Thành phần vật liệu chủ yếu là sét, bụi, cát lẫn tàn tích
hữu cơ phân huỷ chưa hoàn toàn. Tiến độ dự án phụ thuộc chủ yếu vào việc xử lý nền
đất yếu. Do đó tác giả lựa chọn để tài “Nghiên cứu các giải pháp xử lý đảm bảo ổn
Page 6
định nền đường Dự án Tây Sông Hậu. Đoạn: Từ Miếu Hội đến đường 3 tháng 2

thành phố Vị Thanh - tỉnh Hậu Giang” để qua đó lựa chọn được biện pháp xử lý
nền đất yếu tối ưu đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu các giải pháp xử lý nền đất yếu trong xây dựng công trình giao
thông.
- Phạm vi nghiên cứu: Xử lý nền đất yếu Dự án Tây Sông Hậu. Đoạn: Từ
Miếu Hội đến đường 3 tháng 2 thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
3. Mục đích của đề tài
- Từ kết quả khảo sát địa chất tuyến tính toán thời gian chờ lún đến độ cố kết
cho phép.
- Từ thời gian chờ lún tính toán ra so sánh với thời gian thi công thấy quá dài,
đề nghị đưa ra giải pháp để tăng nhanh quá trình cố kết.
- Từ các giải pháp đưa ra kiến nghị chọn giải pháp để tăng nhanh quá trình cố
kết, giảm thời gian chờ lún.
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu giải pháp và so sánh để đưa ra giải pháp xử lý nền đất yếu Dự án Tây
Sông Hậu. Đoạn: Từ Miếu Hội đến đường 3 tháng 2 thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp thu thập số liệu hiện trường để có
những so sánh đối chiếu và kết luận.
6. Kết cấu của luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm 3 chương theo thứ tự như sau:
Phần mở đầu
Chương 1: Giới thiệu chung về Dự án Tây Sông Hậu. Đoạn: Từ Miếu Hội đến
đường 3 tháng 2 thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Chương 2: Tổng quan về đất yếu và các biện pháp xử lý nền đất yếu tiên tiến hiện
nay.
Chương 3: Các giải pháp xử lý nền đất yếu có thể áp dụng cho dự án và lựa chọn
giải phỏp xử lý nền đất yếu cho dự án Tây Sông Hậu. Đoạn: Từ Miếu Hội đến đường 3
tháng 2 thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Phần kết luận, kiến nghị
Page 7
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN TÂY SÔNG HẬU.
ĐOẠN: TỪ MIẾU HỘI ĐẾN ĐƯỜNG 3 THÁNG 2 THÀNH PHỐ VỊ
THANH, TỈNH HẬU GIANG.
1.1. Tổng quan về Hậu Giang
Trước đây (1976-1991) tỉnh Hậu Giang cũ bao gồm 3 đơn vị hành
chính hiện nay là thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang. Cuối
năm 1991 tỉnh Hậu Giang được chia thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng.
Ngày 1 tháng 1 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ
trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay.
Sau thời Mạc Cửu đến thời Mạc Thiên Tứ (thế kỷ 18), đã có những
bước chân đầu tiên dọc theo sông Cái Lớn, cái Bé - nhưng mãi đến những đợt
khai thác sau này, thì một phần lớn vùng đất thuộc tỉnh Hậu Giang hôm nay
mới thật sự chuyển mình.
Nếu trước 1897, khu vực huyện Giồng Riềng, Gò Quao, Long Mỹ (tỉnh
Rạch Giá) mới chỉ có 2 tổng, không tới 10 thôn - thì đến năm 1939, riêng
quận Long Mỹ có đến 3 tổng, 12 làng:
Tổng An Ninh gồm các làng: Hòa An, Hỏa Lựu, Long Bình, Vị Thủy,
Vĩnh Thuận Đông và Vĩnh Tường. Tổng Thanh tuyên với các làng: Lương
Tâm, Thuận Hưng, Vĩnh tuy, Vĩnh Viễn và Xà Phiên. Tổng Thanh Giang có
các làng: An Lợi, Long Phú, Phương Bình, Phương Phú, Tân Long và Long
Trị. Vùng đất thuộc huyện Vị Thủy ngày nay là xã Vị Đông, Vị Thanh (xưa
thuộc quận Giồng Riềng).Quận phụng hiệp, trước khi đào kênh chỉ ở phạm vi
một vài làng, đến năm 1939, có đến 2 tổng, 14 làng. Tổng Định Hòa có các
làng: Hòa Mỹ, Mỹ Phước, tân Bình, Tân Hưng, Tân Lập, Thạnh Hưng, Thạnh
xuân, Trường Hưng. Tổng Định Phước có các làng: Đông Sơn, Như Lang,
Phụng Hiệp, Long Mỹ, Thường Phước, Trường Thạnh Sơn.Như vậy, vùng đất
xưa chủ yếu là quận Long Mỹ (tỉnh Rạch Giá) và quận Phụng Hiệp (tỉnh Cần
Thơ), địa giới hành chính vẫn còn giữ cho đến suốt thời kỳ chống Pháp.

Page 8
Sau Hiệp định Geneve 1954, khi Pháp rút, Mỹ can thiệp ở miền Nam,
lập chế độ Ngô Đình Diệm, thì vùng đất Long Mỹ - Phụng Hiệp lại có nhiều
thay đổi:Khoảng 1960, quận Long Mỹ được tách ra, thành lập 1 quận mới tên
Đức Long. Hai quận đều trực thuộc tỉnh Phong Dinh, bao gồm các xã: Vị
Thanh, Vị Thủy, Vĩnh Tường, Hỏa Lựu, Vị Đức, Hòa An (về sau bổ sung
thêm 1 xã từ quận Giồng Riềng là Ngọc Hòa). Quận Đức Long đóng tại xã
Hỏa Lựu, năm 1963 dời về xã Vị Thủy (chân cầu Nàng Mau), quá trình lập
quận mới Đức Long - chính quyền Ngô Đình Diệm xây 2 khu trù mật: Vị
Thanh - Hỏa Lựu, khánh thành ngày 1/3/1961.
Với ý đồ ngăn chặn lực lượng cách mạng từ cửa ngõ U Minh, siết chặt
việc kiểm soát dân chúng, bảo vệ Cần Thơ và vùng 4 chiến thuật - Tổng thống
chế độ ngụy Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh thành lập tỉnh Chương Thiện ngày
21/12/1961. Sau đó, lễ khánh thành tỉnh Chương Thiện được tổ chức trọng thể
vào ngày 3/1/1962.
Tỉnh Chương Thiện bao gồm 5 quận: Long Mỹ, Đức Long, Kiến Hưng
(huyện Gò Quao, Kiên Giang ngày nay), quận Kiến Thiện (huyện Hồng Dân,
Bạc Liêu ngày nay), quận Kiến Long (huyện Vĩnh thuận, Kiên Giang ngày
nay).Thời chống Mỹ, về phía ta khu vực tỉnh Chương Thiện vẫn thuộc 2 tỉnh
Cần Thơ, Rạch Giá chỉ đạo. Quận Long Mỹ, thị xã Vị Thanh thuộc Cần Thơ,
Gò Quao, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận thuộc Kiên Giang.Sau ngày giải phóng,
địa giới hành chính vùng đất Long Mỹ - Vị Thanh có sự điều chỉnh: Lúc đầu
thị xã Vị Thanh trực thuộc tỉnh Hậu Giang cũ (1975-1977). Đến 1/1/1978, thị
xã Vị Thanh được ghép với quận Long Mỹ, phần nội ô và vùng ven thị xã trở
thành thị trấn Vị Thanh.
Từ 15/2/1982, huyện Long Mỹ lại tách ra thành 2 huyện: Vị Thanh,
Long Mỹ. Ngày 1/7/1999, Chính phủ ký Nghị định số 45/CP thành lập thị xã
Vị Thanh và đổi tên huyện Vị Thanh thành huyện Vị Thủy, tất cả đều thuộc
tỉnh Cần Thơ. Ngày 1 tháng 1 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành thành
phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay.

Page 9
Nếu kể từ thời Mạc Thiên Tứ thì dãy đất phía Tây sông Hậu được khai
thác gần 300 năm. Nếu tính từ các đợt khai thác lớn, những thập niên cuối thế
kỷ 19 thì một phần lớn vùng đất Hậu Giang hôm nay, có quá trình hình thành
và phát triển trên 100 năm.
II. Hậu Giang ngày nay
Hậu Giang hiện nay là tỉnh ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu
Long, thị xã tỉnh lị Vị Thanh( nay là thành phố Vị Thanh) cách thành phố Hồ
Chí Minh 240 km về phía tây nam;nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu
Long, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu,
sông Cần Thơ, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No,
sông Cái Sắn Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 61,
quốc lộ 61B.
Hậu Giang có khí hậu điều hòa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, có hai mùa
(không có mùa lạnh) . Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12
tới tháng 4 năm sau.
Tỉnh Hậu Giang có Ba tộc người Kinh, Khmer, Hoa có truyền thống
đoàn kết, cần cù lao động sáng tạo kiến thiết quê hương, đem đến sự da dạng
về văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán.
Hậu Giang hiện có 7 đơn vị hành chính, gồm 5 huyện: Phụng Hiệp,
Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A, 2 thị xã Ngã Bảy và thành
phố Vị Thanh. Trong 7 đơn vị hành chính gồm có 74 xã, phường, thị trấn.
1.1.1. Vị trí địa lý
Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm Đồng bằng Sông Cửu Long; Bắc giáp
thành phố Cần Thơ; Nam giáp tỉnh Sóc Trăng; Đông giáp sông Hậu và tỉnh
Vĩnh Long; Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Lãnh thổ của tỉnh
nằm trong tọa độ: từ 9
0
30'35'' đến 10
0

19'17'' Bắc và từ 105
0
14'03'' đến
106
0
17'57'' kinh Đông. Thị xã Vị Thanh - tỉnh lỵ của tỉnh - cách thành phố
Cần Thơ khoảng 60 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía Tây
Nam.
Page 10
Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch
chằng chịt như: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh
Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh
là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ 61 B. Tỉnh nằm kề thành phố Cần Thơ -
trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Sự phát triển của thành phố Cần Thơ sẽ có
ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh Hậu Giang, mà trực tiếp là các địa
phương nằm giáp thành phố. Tuy nhiên, do vị trí nằm sâu trong nội địa nên
Hậu Giang gặp không ít khó khăn trong việc khai thác các nguồn lực bên
ngoài lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá. Điều đó đòi hỏi tỉnh phải
nỗ lực hết sức trong việc khai thác nội lực để phát triển.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Địa hình
Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối Đồng bằng châu thổ sông Cửu
Long, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2 m so với mực nước biển. Địa
hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông
Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 - 1,5 m, độ cao thấp dần về phía Tây. Phần
lớn lãnh thổ nằm kẹp giữa kênh Xáng Xà No và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp
là vùng thấp trũng, độ cao trung bình chỉ khoảng 0,2 - 0,5 m so với mực nước
biển.
Khu vực nghiện cứu có địa hình khá bằng phẳng đặc trưng của đồng
bằng sông Cửu Long. Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ

Đông sang Tây. Có thể chia làm ba vùng như sau:
+ Vùng triều: Là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc, phát triển
kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
+ Vùng úng triều: Tiếp giáp với vùng triều, phát triển mạnh cây lúa có
tiềm năng công nghiệp và dịch vụ.
+ Vùng úng: Nằm sâu trong nội đồng. Phát triển nông nghiệp đa dạng
(lúa, mía, khóm ). Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ.
1.1.2.2. Khí hậu
Page 11
Khu vực nghiên cứu nằm ở đồng bằng sông Cửu Long, trong vùng khí
hậu đồng bằng Nam Bộ. Do vị trí địa lý và các đặc điểm địa hình chi phối nên
vùng khí hậu này có đặc điểm chung như sau:
Nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm và có sự phân hóa
theo mùa trong chế độ mưa ẩm phù hợp với gió. Nên nhiệt độ cao này tương
đối đồng đều trên toàn khu vực ở mức nhiệt độ trung bình hàng năm vào
khoảng 25 - 27
o
C. Đó là những giá trị cao nhất mà không vùng nào có được.
Do vị trí ở gần xích đạo nên biến trình hàng năm của lượng mưa và
nhiệt độ đã có những nét biến trình xích đạo, cụ thể là trên đường diễn biến
hàng năm của chúng có thể xuất hiện 2 cực đại (ứng với hai lần mặt trời đi
qua thiên đỉnh) và 2 cực tiểu (ứng với 2 lần mặt trời có độ xích vĩ lớn nhất tại
Bắc hay Nam bán cầu). Chênh lệch gữa nhiệt độ trung bình của tháng nóng
nhất và lạnh nhất chỉ khoảng 3 - 4
o
C.
Trên vùng đồng bằng sông Cửu Long khí hậu ít biến động, ít có thiên
tai khí hậu (không gặp thời tiết nóng quá hay lạnh quá, ít trường hợp mưa lớn,
ít bão và nếu có bão thì cũng chỉ là bão nhỏ, ngắn ) Có thể nói so với toàn
quốc, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là nơi có khí hậu điều hoà hơn cả.

Sau đây là một số đặc trưng về khí hậu khu vực khảo sát (lấy tại trạm
Cần Thơ)
a). Nắng
Đồng bằng Nam Bộ rất nhiều nắng, thuộc loại nắng nhất toàn quốc.
Trong các tháng mùa khô từ tháng XII đến tháng IV số giờ nắng vượt qua 200
giờ/tháng.Các tháng ít nắng là tháng VI và tháng IX ứng với hai cực đại của
lượng mưa và lượng mây.
Bảng 1.1- Số giờ nắng trung bình khu vực nghiên cứu
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Số
giờ
257 246 287 262 212 176 181 175
16
4
177 195 228 2561
b). Chế độ ẩm
Page 12
Biến trình độ ẩm trong năm tương ứng với biến trình mưa và ngược lại
với biến trình nhiệt độ. Thời kỳ mưa nhiều độ ẩm lớn và ngược lại vào thời kỳ
mùa khô độ ẩm nhỏ. Theo không gian cũng có sự biến đổi, càng lên cao độ
ẩm càng lớn.
Bảng 1.2: Độ ẩm tương đối (%)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

m
TB 81.6 80.1 78.3 79.3
84.3
87 86.7 87.5 87.9 87.1 84.9 82.8 84
Min 60.1 58.6 56.1 58.1 65.1 71.8 71.3 72.4 72.7 71.3 67.7 64.8 65.8
c). Lượng mây

Lượng mây trung bình năm vào khoảng 6/10. Thời kỳ nhiều mây trùng
với mùa mưa ẩm có lượng mây 7/10. Các tháng nhiều mây nhất là tháng có
lượng mây trung bình vượt quá 7/10. Các tháng ít mây là tháng gữa mùa khô
lượng mây chỉ vào khoảng 4.5/10.
Bảng 1.3: Lượng mây TB (phần 10 bầu trời) theo tháng, năm
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

m
TB 5.0 4.7 4.4 5.0 6.4 7.2 7.2 7.3 7.3 7.1 6.4 5.6 6.1
d). Chế độ nhiệt:
Đặc điểm nổi bật trong chế độ nhiệt của khu vực là có miền nhiệt độ
khá cao với nhiệt độ trung bình năm là 26.6oC. Chênh lệch nhiệt độ trung
bình năm rất nhỏ chỉ khoảng 2
o
C, chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng nóng
nhất và tháng lạnh nhất chỉ khoảng 2
o
C.
Bảng 1.4: Nhiệt độ không khí (
o
C)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
TB 25.2 25.9 27.1 28.3 27.7 27.0 26.7 26.6 26.6 26.7 26.6 25.4 26.6
Max 34.2 35.2 38.5 40.0 38.3 37.3 36.8 35.5 34.8 35.8 34.2 34.0 40.0
Min 14.8 17.3 17.5 19.2 18.7 19.0 19.5 19.7 17.8 18.7 17.5 16.5 14.8
e). Chế độ mưa
Page 13
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng mưa XVIII. Phân bố mưa trong
năm tập trung vào trong thời kỳ từ tháng V đến tháng XI là thời kỳ thịnh hành
của gió Tây Nam. Tổng mưa trong thời kỳ này chiếm từ 85-90% tổng lượng

mưa trong năm. Ngược lại trong thời kỳ từ tháng XII đến tháng IV năm sau -
thời kỳ thịnh hành gió Đông, nên lượng mưa tương đối ít chỉ chiếm khoảng 5-
10% tổng lượng mưa trong năm.
Biến trình mưa trong khu vực thuộc loại biến trình của vùng nhiệt đới
gió mùa: lượng mưa tập trung vào mùa gió mùa, chênh lệch lượng mưa giữa
mùa mưa và mùa khô rất lớn. Trong biến trình của một cực đại chính và một
cực tiểu chính. Cực tiểu chính thường xuất hiện vào tháng VIII với lượng mưa
tháng trên 300mm. Cự tiểu chính thường xẩy ra vào tháng I hoặc tháng II, III
với lượng mưa cực tiểu chỉ 10mm.
Số ngày mưa trung bình năm là 156 ngày. Biến trình của ngày mưa
trong tháng tương đối phù hợp với biến trình lượng mưa tháng, theo đó tháng
có nhiều mưa nhất là tháng X và tháng có ít mưa nhất là tháng II.
Bảng1. 5: Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)
Tháng I II III IV V VI VII
VII
I
IX X XI XII Năm
TB 9 2 8 40 177 218 228 240 261 321 133 38 1674
f). Chế độ gió
Hướng gió thịnh hành trong khu vực thay đổi rõ rệt theo mùa. Từ tháng
V đến tháng IX gió có hướng thịnh hành từ Nam đến Tây . Từ tháng X đến
tháng IV năm sau
gió có định hướng từ Bắc đến Đông.
Các tốc độ gió lớn thường quan trắc thấy được qua các cơn bão và
giông. Tốc độ gió lớn nhất đã đo được tại khu nghiên cứu 31m/s (ngày
09/8/1997). Theo đánh giá của nhân dân địa phương khu cực nghiên cứu và
các cán bộ thuộc đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ thì tốc độ gió đó
tương ứng với tần suất 1%.
Page 14
Bảng 1.6: Tốc độ gió (m/s) tháng và

năm
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
TB 1.7 1.8 1.7 1.3 1.2 1.5 1.6 1.8 1.3 1.1 1.1 1.4 1.5
1.1.3. Điều kiện địa chất và thủy văn
1.1.3.1. Điều kiện thủy văn
Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng
chiều dài khoảng 2.300km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5km/km, vùng ven sông
Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2km/km.
Do điều kiện địa lý của vùng, chế độ thuỷ văn của tỉnh Hậu Giang vừa chịu
ảnh hưởng của chế độ nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triều biển
Đông, biển Tây và chế độ mưa nội tỉnh.
Hậu Giang nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới
sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư, kênh
Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn
Chế độ nước sông ở khu vực cũng chia ra làm hai mùa nước rõ rệt: mùa lũ và
mùa cạn. Mùa lũ thường kéo dài 5 đến 6 tháng, từ tháng VII đến tháng XI, XII. Lũ
lên xuống từ từ và hàng năm đỉnh lũ thường xuất hiện vào tháng IX hoặc tháng X.
Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm tới 75  85% lượng dòng chảy năm.
Mùa cạn kéo dài 6 đến 7 tháng nhưng lượng nước sông mùa cạn chỉ chiếm
có 15 -:- 25% lượng nước của cả năm. Các tháng II, III, IV hoặc tháng III, IV, V là
những tháng có lượng nước nhỏ nhất, trong đó tháng III hoặc tháng IV nước sông
cạn nhất.
1.1.3.2. Địa chất - Khoáng sản
Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm ĐBSCL, cho nên lịch sử địa chất của tỉnh
cũng mang tích chất chung của lịch sử địa chất ĐBSCL. Qua các kết quả nghiên
cứu cho thấy Hậu Giang nằm trong vùng trũng ĐBSCL, chung quanh là các khối
nâng Hòn Khoai ở vịnh Thái Lan, Hà Tiên, Châu Đốc, Sài Gòn. Cấu tạo của vùng
có thể chia thành hai vùng cấu trúc rõ rệt:
- Tầng cấu trúc dưới gồm:
Page 15

Nền đá cổ cấu tạo bằng đá Granit và các đá kết tinh khác, bên trên là đá cứng
cấu tạo bằng đá trầm tích biển hoặc lục địa (sa thạch - diệp thạch - đá vôi ) và các
loại đá mắcma xâm nhập hoặc phun trào. Tỉnh Hậu Giang nằm trong vùng thuộc
cấu trúc nâng tương đối từ hữu ngạn sông Hậu đến vịnh Thái Lan, bề mặt mỏng hơi
dốc về phía biển.
- Tầng cấu trúc bên trên:
Cùng với sự thay đổi cấu trúc địa chất, sự lún chìm từ từ của vùng trũng nam
bộ tạo điều kiện hình thành các hệ trầm tích với cấu tạo chủ yếu là thành phần khô
hạt 65 - 75% cát, hơn 5% sạn, sỏi tròn cạnh và phần còn lại là đất sét ít dẻo, thường
có màu xám, vàng nhạt của môi trường lục địa.
Đầu thế kỷ đệ tứ, phần phía Nam nước ta bị chìm xuống, do đó phù sa sông
MeKong trải rộng trên vùng thấp này. Một phần phù sa tiến dần ra biển, một phần
phù sa trải rộng ra trên đồng lụt này giúp nâng cao mặt đất của tỉnh. Phù sa mới
được tìm thấy trên toàn bộ bề mặt của tỉnh, chúng nằm ở độ sâu từ 0 - 5 mét. Lớp
phù sa mới có bề dày tăng dần theo chiều Bắc - Nam từ đất liền ra biển. Qua phân
tích cho thấy phù sa mới chứa khoảng 46% cát. Nhưng phần lớn cát này không làm
thành lớp và bị sét, thịt ngăn chặn.
Tóm lại các loại đất thuộc trầm tích trong tỉnh Hậu Giang đã tạo nên một
tầng đất yếu phủ ngay trên bề mặt dày từ 20 - 30m tuỳ nơi, phần lớn chứa chất hữu
cơ có độ ẩm tự nhiên cao hơn giới hạn chảy và các chỉ tiêu cơ học đều có giá trị
thấp.
- Khoáng sản và vật liệu xây dựng:
Hậu Giang là một vùng đồng bằng trẻ, khoáng sản tương đối hạn chế: chỉ có
sét làm gạch ngói, sét dẻo, một ít than bùn và cát sông dùng để đổ nền.
Rừng Tỉnh Hậu Giang có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 5.003,58 ha, trong
đó diện tích có rừng 2510,44 ha (rừng đặc dụng 1.355,05 ha, rừng sản xuất 1.155,39
ha) Ngoài ra còn diện tích 2.223 ha tràm do các cơ quan nhà nước và người dân tự
bỏ vốn trồng trên đất nông nghiệp đưa tổng diện tích có rừng tràm trên địa bàn tỉnh
là 4.733,44 ha. Rừng tràm được phân bố trên 4 huyện: Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long
Mỹ và thành phố Vị Thanh, diện tích rừng và đất lâm nghiệp được phân theo chủ

quản lý như sau:
Page 16
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng 4.240,26 ha (có rừng là 1.785,86
ha). Vườn tràm Vị Thuỷ 134,04 ha (có rừng là 95,20 ha). Trại giam Kênh Năm - Bộ
Công an 418,83 ha (có rừng là 242,80 ha). Khu Lâm ngư - Công ty Cổ phần Mía
đường 115,20 ha (có rừng là 73,24 ha). Trồng tràm trên đất nông nghiệp 2.536,34
ha (do người dân tự trồng).
1.1.4. Hiện trạng giao thông tỉnh Hậu Giang
1.1.4.1. Đường bộ
Hệ thống giao thông Hậu Giang thuận tiện, nối liền các mạch giao thông với
các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, nên có khả năng giao lưu và thúc đẩy phát
triển kinh tế – xã hội các tỉnh vùng Nam sông Hậu và cả vùng. Trên địa bàn tỉnh, có
hai trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61. Ngoài ra, tuyến
đường bộ nối thị xã Vị Thanh, thị trấn Một Ngàn và thành phố Cần Thơ, là cầu nối
quan trọng giữa thành phố Cần Thơ với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Từ năm
2004 đến 2008, ngoài các công trình trung ương đầu tư trên địa bàn như: quốc lộ
1A, đường Nam Sông Hậu, quốc lộ 61, cầu Cái Tư, tuyến lộ Bốn Tổng - Một Ngàn,
tuyến lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp, đường nối thị xã Vị Thanh - thành phố Cần Thơ,
kênh Nàng Mau 2, dự án Ô Môn - Xà No, tỉnh còn tập trung đầu tư nâng cấp, cải
tạo các tuyến đường tỉnh, huyện, hệ thống đường nội ô thị xã Vị Thanh, thị xã Ngã
Bảy, các thị trấn tạo mỹ quan đô thị, tạo sức bật phát triển kinh tế - xã hội.
UBND tỉnh Hậu Giang vừa có quyết định phê duyệt đề án "Điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải tỉnh Hậu Giang đến 2020,
tầm nhìn đến 2030”. Theo đó, đến 2020, tỉnh xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới giao
thông đường bộ, đường thủy đáp ứng được nhu cầu vận tải 25,6 triệu tấn hàng hóa
và 1,6 tấn hàng hóa luân chuyển; vận tải 232 triệu hành khách với khoảng 28.000
phương tiện ô tô các loại/ngày đêm; nâng cấp tuyến Cần Thơ – Vị Thanh thành
Quốc lộ 61B; tuyến đường tỉnh 931 thành Quốc lộ 60 nối dài; nâng cấp Quốc lộ 1
đoạn đi qua Hậu Giang thành đường cấp II đồng bằng; Cải tạo, xây dựng 26 bến xe
khách liên tỉnh, liên huyện; xây dựng bãi đỗ taxi, xe buýt ở thành phố Vị Thanh, thị

xã Ngã Bảy; nâng cấp và xây mới 273 cầu bắc qua sông rạch chính để đạt tải trọng
theo tuyến; xây mới cảng biển Hậu Giang trên địa bàn huyện Châu Thành đạt tiêu
chuẩn cảng loại II.
Page 17
Đường nội bộ tỉnh, gồm các tuyến 924 đến 933 với tổng chiều dài 161 km.
Hệ thống đường tỉnh tương đối đầy đủ và phân bố khá hợp lý bao gồm ĐT925,
ĐT927, ĐT298, ĐT 929, ĐT 930, ĐT 931, ĐT 932, ĐT 933. Hệ thống đường này
kết hợp với các đường Quốc lộ tạo thành mạng lưới đường bộ phục vụ và đóng góp
rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của Tỉnh Hậu Giang
nói riêng cũng như khu vực nói chung.
Hệ thống đường ô tô đến các trung tâm phường, xã hầu hết đều đã được Bê
tông hóa hoặc rải nhựa.
Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hình thành hành lang phát triển đô thị trên
tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 61, 61B, bao gồm nâng cấp, mở rộng thành phố Vị
Thanh lên đô thị loại III, thị xã Tân Hiệp lên đô thị loại IV theo hướng xây dựng cơ
sở hạ tầng đô thị đồng bộ, văn minh, hiện đại, đảm bảo an ninh quốc phòng và môi
trường sinh thái bền vững để phát huy vai trò của đô thị trung tâm, có sức lan tỏa
của hành lang đô thị. Thực hiện nhiệm vụ lập lại trật tự kiến trúc và xây dựng đô
thị, chủ động kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật. Tập
trung chỉ đạo công tác lập quy hoạch chi tiết xây dựng, kế hoạch sử dụng đất đai,
tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất đô thị. Phấn đấu nâng tỷ lệ đô thị hóa đến
năm 2020 khoảng 37%.
Về xây dựng nông thôn: Tiếp tục đẩy nhanh đầu tư xây dựng các thị trấn,
nhất là các thị tứ vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc và hệ
thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Hoàn thiện mạng lưới giao thông nông
thôn, 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm, hệ thống cấp điện, cấp nước, thông
tin liên lạc, vệ sinh môi trường, cơ sở giáo dục, y tế, các điểm sinh hoạt văn hóa -
thể dục thể thao; từng bước đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề phù hợp với đặc
thù lao động nông thôn. Hoàn chỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm, tuyến dân cư

theo chương trình của Chính phủ để ổn định dân cư vùng lũ.
Tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông toàn thành phố, phục vụ
cho nhu cầu đi lại, sản xuất ngang tầm với tính chất của đô thị loại III. Chú trọng đầu tư hệ
thống giao thông nội thị và giao thông đối ngoại ở vùng ngoại ô. Duy tu bảo dưỡng thường
xuyên để đảm bảo tuổi thọ của công trình; đồng thời, cần phát huy thế mạnh của mạng lưới
Page 18
giao thông đường thủy, nhất là tuyến giao thông chính từ thành phố Hồ Chí Minh - Cần
Thơ - Cà Mau, nạo vét các luồng lạch các tuyến trục ngang đảm bảo cho vận chuyển đối
ngoại. Phấn đấu đến năm 2020, các tuyến đường từ xã đi các ấp và các khu dân cư tập
trung đều được trải nhựa.
- Hệ thống Quốc lộ qua địa bàn tỉnh: Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 4 tuyến quốc lộ
với chiều dài 105.7 km:
+ Quốc lộ 1: Từ xã Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A) đến bót số 10, xã Đông
Thạnh (huyện Châu Thành) qua TT Cái Tắc (huyện Châu Thành A) đến xã Long Thạnh,
Tân Long (huyện Phụng Hiệp)và kết thúc tại phường Hiệp Thành (Thị xã Ngã Bảy ), có
chiều dài 27.5 km.
+ Quốc lộ 61 từ ngã ba Cái Tắc (huyện Châu Thành A) qua huyện Long Mỹ, Vị
Thủy đến TP. Vị Thanh, là tuyến đường nối TP Cần Thơ, TP Vị Thanh (Hậu Giang) với TP
Rạch Giá (Kiên Giang), có chiều dài 51.9 km.
+ Quốc lộ Nam Sông Hậu đi qua địa phận xã Đông Phú, TT Mái Dầm (huyện Châu
Thành). Đây là tuyến đường bắt đầu từ cảng Cái Cui (TP. Cần Thơ) qua tỉnh Sóc Trăng,
Bạc Liêu và kết thúc tại Cà Mau, có chiều dài 9.0km.
+ Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp bắt đầu từ phường Hiệp Thành (Thị xã Ngã Bảy)
qua xã Tân Phước Hưng (huyện Phụng Hiệp) của Hậu Giang đến huyện Ngã Năm (Sóc
Trăng), huyện Phước Long (Bạc Liêu) và kết thúc tại TP Cà Mau tỉnh Cà Mau), có chiều
dài 17.3 km.
- Hệ thống đường tỉnh: Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 13 tuyến đường tỉnh với tổng
chiều dài 294.1 km. Hầu hết các đường có nền rộng 6.5m, mặt 3.5m.
+ Hệ thống đường tỉnh theo trục dọc hướng Tây Nam - Đông Bắc : ĐT.925B,
ĐT.926, ĐT.927, ĐT.927C, ĐT.928, ĐT.930, ĐT.930B, ĐT.931B tạo thành mạng lưới liên

hoàn hướng tâm.
+ Hệ thống đường tỉnh theo trục dọc hướng Tây Nam - Đông Bắc : ĐT.925,
ĐT.928, ĐT.926B, ĐT.927B, ĐT.930C có chức năng giao thông nội thị và chức năng giao
thông đối ngoại.
- Hệ thống đường huyện: Mạng lưới đường huyện gồm 38 tuyến với tổng chiều dài
287.4km có chức năng kết nối trực tiếp với các quốc lộ, đường tỉnh và giữa các đường
huyện với nhau.
- Hệ thống đường đô thị: Mạng lưới giao thông đô thị chủ yếu phân bố ở thành phố
Vị Thanh và Thị xã Ngã Bảy với tổng chiều dài trên 50km, đa số đã được nhựa hóa.
Page 19
- Hệ thống đường giao thông nông thôn: Hệ thống giao thông nông thôn khá phát
triển với tổng chiều dài 2,713 km chủ yếu là đương bê tông xi măng, bề rộng 1.5m - 2.0m.
Với một đô thị mới việc quy hoạch giao thông là rất quan trọng, điều này sẽ ảnh
hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và khả năng phát triển của đô thị. Nếu trục giao
thông chính không được xây dựng hợp lý sẽ gây nhiều khó khăn cho quy hoạch tương lai
của đô thị, khi đó phải quy hoạch cải tạo lại đô thị, một công việc hết sức tốn kém.
Việc triển khai một dự án xây dựng đường trục chính đô thị là cần thiết và cấp bách
vì nó sẽ là cơ sở hạ tầng để phục vụ vận chuyển, tạo thế xương sống cho đô thị. Trên cơ sở
đó sẽ định hướng phát triển các đường ngang và dọc liên hoàn cấu thành hệ thống giao
thông hoàn chỉnh, nhằm mục tiêu chính là phục vụ nhu cầu phát triển đô thị trong giai đoạn
hiện nay, định hướng cho quy hoạch phát triển trong tương lai của thành phố Vị Thanh.
Đoạn tuyến nghiên cứu nằm trong mạng lưới quy hoạch dạng bàn cờ. Dạng quy
hoạch này thuận tiện cho việc xây dựng nhà cửa, dễ dang cho việc tổ chức quản lý giao
thông tại các nút, phân tán xe cộ dễ dàng khi một đường bị tắc nghẽn.
Chủ trương của UBND tỉnh Hậu Giang xác định rõ mục tiêu và ý nghĩa của dự án
này là xây dựng một trục giao thông chính cho đô thị, phục vụ nhu cầu giao thông vận tải
trong thành phố, làm cơ sở cho việc phát triển giao thông và làm dải đất để xây dựng các
cơ quan hành chính, các khu chức năng của thành phố Vị Thanh và tỉnh Hậu Giang.
Xây dựng tuyến đường để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách bằng
đường bộ, phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Việc xây dựng tuyến Tây

Sông Hậu (đoạn từ Miếu Hội đến đường 3 tháng 2) đóng vai trò quan trọng trong việc phát
triển kinh tế của Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang và đối với nhiều vùng kinh tế trong
cả nước thông qua sự gắn kết với mạng lưới giao thông vận tải khu vực. Sau khi tuyến
được xây dựng thì năng lực vận chuyển tăng lên, lượng hàng hoá lưu thông giữa các khu
vực, giữa các vùng kinh tế sẽ tăng lên đáng kể, thúc đẩy sự phát triển của các nghành kinh
tế, thu hút các nhà đầu tư và lượng khách du lịch tới khu vực có nhiều lợi thế và rất giàu
tiềm năng này.
Thành phố Vị Thanh đang từng bước hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng theo quy hoạch
được duyệt nhằm thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng. Tuyến Tây Sông Hậu là tuyến
nằm tại trung tâm thành phố nhưng mới chỉ được đầu tư một phần, do đó để đồng bộ,
thông suốt về giao thông thì Tuyến Tây Sông Hậu rất cần đầu tư hoàn chỉnh.
1.1.4.2. Đường thủy
Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới
sông ngòi, kênh rạch chằng chịt: sông Hậu, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp,
Page 20
kênh Xà No Với hệ thống sông ngòi phát triển, tổng chiều dài các tuyến đường sông trên
điạ bàn tỉnh là trên 697 km, do vậy giao thông thủy đóng góp lớn trong vận tải hàng hóa và
hành khách. Hiện tại, giao thông bằng đường thủy có thể đến 7 huyện, thị, thành phố trên
địa bàn tỉnh.
Các tuyến luồng giao thông thủy do Trung ương quản lý: bao gồm 6 tuyến với tổng
chiều dài 95,5km.
+ Tuyến Sông Hậu thuộc địa bàn huyện Châu Thành, có chiều dài 9,0 km, cấp ĐB;
điểm đầu từ ranh Thành phố Cần Thơ, điểm cuối tại ranh Tỉnh Sóc Trăng.
+ Tuyến Kênh xáng Xà No thuộc địa bàn huyện Châu Thành A, huyện Vị Thủy và
Thành phố Vị Thanh, có chiều dài 36,8 km, cấp III; điểm đầu từ ranh Thành phố Cần Thơ,
điểm cuối tại sông Cái Nhứt.
+ Tuyến Sông Cái Nhất thuộc địa bàn Thành phố Vị Thanh, có chiều dài 3,0 km,
cấp III; điểm đầu từ kênh xáng Xà No, điểm cuối tại sông Cái Tư.
+ Tuyến Sông Cái Tư thuộc địa bàn Thành phố Vị Thanh, có chiều dài 8,2 km, cấp
III; điểm đầu từ Sông Cái Nhứt, điểm cuối tại sông Cái Lớn.

+ Tuyến Kênh xáng Cái Côn thuộc địa bàn huyện Châu Thành , Thị xã Ngã Bảy, có
chiều dài 11,3 km, cấp III; điểm đầu từ ranh Sông Hậu, điểm cuối tại N7 thị xã Ngã Bảy.
+ Tuyến Kênh xáng Cái Côn thuộc địa bàn huyện Châu Thành , Thị xã Ngã Bảy, có
chiều dài 11,3 km, cấp III; điểm đầu từ ranh Sông Hậu, điểm cuối tại N7, thị xã Ngã Bảy.
+ Tuyến Kênh xáng Quản Lộ – Phụng Hiệp thuộc địa bàn huyện Phụng Hiệp, Thị
xã Ngã Bảy, huyện Long Mỹ có chiều dài 27,2 km, cấp III; điểm đầu từ N7, thị xã Ngã
Bảy, điểm cuối tại ranh Tỉnh Sóc Trăng.
Các tuyến luồng giao thông thủy do Tỉnh quản lý (sông, kênh cấp VII đến cấp IV):
do Sở Giao thông vận tải quản lý 11 tuyến, tổng chiều dài 233km; có cấp hạng kỹ thuật từ
kênh cấp V đến cấp IV.
Tuyến do các huyện, thị xã, thành phố quản lý: 30 tuyến, tổng chiều dài 352km; có
cấp hạng kỹ thuật từ kênh cấp VI đến cấp IV.
Page 21
Bảng 1.7. Điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến
năm 2020, tầm nhìn 2030
TT
Tên
tuyến
Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch năm 2011
Lộ
giới
(m)
Đường
Tải
trọng
cầu
Điểm đầu Điểm cuối
Chiều
dài
(km)

Cấp
đường
Chiều
rộng
mặt
đường
1
ĐT.
925
QL1A QL Nam Sông Hậu 18,900 35 4 8 HL-93
2
ĐT.
925B
QL61 TP. Vị
Thanh
ĐT. 925 (TT Ngã
Sáu)
56,900 35 4 8 HL-93
3
ĐT.
925C
QL1A (TT Cái
Tắc)
ĐT. 925 (xã Đông
Phước A)
5,100 35 4 8 HL-93
4
ĐT.
926
ĐT.929 (Ranh Cần

Thơ)
ĐT. 931 B 16,900 35 4 8 HL-93
5
ĐT.
926B
ĐT 931B (TT. 7
Ngàn)
QL. 61 (TT Kinh
Cùng)
12,400 35 4 8 HL-93
6
ĐT.
927
QL61 (Ngã ba
Vĩnh Tường)
QL1A (TX.Ngã
Bảy)
27,500 35 4 8 HL-93
7
ĐT.
927B
ĐT.931B (xã Vị
Thanh)
ĐT. 928 (TT Trà
Lồng)
28,800 35 4 8 HL-93
8
ĐT.
927C
Đường Quản lộ

P.Hiệp
Đường Nam S.Hậu 13,800 35 4 8 HL-93
9
ĐT.
928
QL61 (Rạch Gòi)
ĐT.928B (Tân
Phước Hưng)
24,400 35 4 8 HL-93
10
ĐT.
928B
Đường Vành đai
TX.Ngã Bảy
ĐT. 931 B (DK
QL60)
34,900 35 4 8 HL-93
11
ĐT.
929
QL61 (TT.Rạch
Ròi)
Ranh TP. Cần Thơ 15,200 35 4 8 HL-93
12
ĐT.
930
TT Long Mỹ
Sông Nước Trong
(Ranh Kiên Giang)
28,700 35 4 8 HL-93

13
ĐT.
930B
ĐT.928B (trùng
ĐT. 931)
Sông Nước Trong
(Ranh Kiên Giang)
24,500 35 4 8 HL-93
14
ĐT.
930C
Đường VT-CT dự
kiến QL.61B (P3,
TP.VT)
Cầu Xẻo Vẹt (xã
Lương Nghĩa)
20,300 35 4 8 HL-93
Page 22
15
ĐT.
931
QL61(ngã 3 Vĩnh
Tường)
Cầu Trà Ban (Giáp
Sóc Trăng)
15,700 35 4 8 HL-93
16
ĐT.
931B
Cầu Ba Liên

(đường Tây Sông
Hậu)
Cầu Trầu Hôi (ranh
TP. Cần Thơ)
24,300 35 4 8 HL-93
Hình 1.1. Bản đồ giao thông tỉnh Hậu Giang
Page 23
1.2. Giải pháp và kết quả thiết kế hướng tuyến
1.2.1. Vị trí xây dựng
Căn cứ vào ý nghĩa của tuyến đường là đường trục chính khu vực được
đầu tư xây trước để làm cơ sở cho việc triển khai xây dựng các tuyến đường
khác trong hệ thống giao thông khu vực và xây dựng các cơ sở hạ tầng khác.
Mặt khác tuyến đường còn có chức năng phục vụ giao thông liên khu vực có
tốc độ cao. Nối liền các khu dân cư tập trung và các khu công nghiệp
Căn cứ vào đề án "Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển Giao thông
vận tải tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được UBND
tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 28/10/2011.
Căn cứ văn bản số 2226/UBND-NCTH, ngày 20/8/2010 của UBND
tỉnh Hậu Giang về việc lập thủ tục đầu tư xây dựng các tuyến đường giao
thông theo hình thức hợp đông BT (xây dựng – chuyển giao).
Căn cứ vào địa hình khu vực bằng phẳng, điều kiện GPMB tương đối
thuận lợi. Chúng tôi kiến nghị lựa chọn cấp hạng và tiêu chuẩn kỹ của tuyến
đường Tây Sông Hậu (đoạn từ Miếu Hội đến đường 3 tháng 2) TP Vị Thanh
như sau: (Theo TCXDVN 104-2007)
- Tuyến đường được đầu tư xây dựng mới, hướng tuyến đi theo quy hoạch chung
của thị xã Vị Thanh được phê duyệt.
Điểm đầu: Nối vào đường công vụ kênh Miếu Hội, thuộc phường 7, TP Vị Thanh.
Điểm cuối: Kết thúc tại đường Trần Ngọc Quế đoạn gần cầu Vị Thắng và đấu vào
đường Tây Sông Hậu (đoạn chuẩn bị thi công).
- Tổng chiều dài đoạn tuyến: 3373 m.

1.2.2. Hướng tuyến
Tim tuyến được xác định ngoài hiện trường trên cơ sở hướng tuyến đã được phê
duyệt trong bước khảo sát phục vụ lập quy hoạch chung. Điểm đầu tuyến tuân thủ Văn bản
số 2969/CĐBVN-GT, ngày 22 tháng 7 năm 2009 về việc điều chỉnh và bổ sung các điểm
đấu nối vào các Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Page 24
Tuyến Tây Sông Hậu là tuyến đường Quy hoạch đã được định hướng trong chiến
lược phát triển hạ tầng giao thông của Thành phố Vị Thanh, hướng tuyến được chọn cơ
bản tuân thủ theo hướng tuyến Quy hoạch.
Phù hợp hiện trạng xây dựng tuyến tại các vị trí: điểm đầu, điểm cuối, các vị trí
giao với kênh rạch và các vị trí qua khu quy hoạch phường 3, phường 7.
Điểm đầu: Nối vào đường công vụ kênh Miếu Hội, thuộc phường 7, TP Vị Thanh.
Điểm cuối: Kết thúc tại đường Trần Ngọc Quế đoạn gần cầu Vị Thắng và đấu vào
đường Tây Sông Hậu (đoạn chuẩn bị thi công), thuộc phường 3, TP Vị Thanh.
Đoạn từ Km2+00 – Km2+500 hiện địa phương đang xây dựng khu dân cư Phường
3 (phù hợp với Quy hoạch phường 3 đã công bố). Trong khu vực này đã xây dựng cơ bản
một số hạng mục nhưng không xâm phạm vào diện tích tuyến Tây Sông Hậu đã quy hoạch.
Trắc dọc tuyến phù hợp với các điểm khống chế theo quy hoạch, đảm bảo khả năng
thoát nước mặt.
Đảm bảo cao độ vai đường lớn hơn cao độ tính toán thủy văn với tần suất thiết kế
1%.
Đảm bảo kết cấu công trình: Tuyến đường thiết kế đạt cấp đường phố chính đô thị
với định hướng phát triển các khu đô thị và khu công nghiệp dọc 2 bên đường, tuy nhiên
hiện tại 2 bên đường chủ yếu là đất nông nghiệp của nhân dân vẫn đang canh tác nên hệ
thống thoát nước ngang chủ yếu là hệ thống mương thủy lợi. Khi thiết kế thay thế bằng các
cống ngang phù hợp sẽ dẫn đến khống chế cao độ đường đỏ tại các vị trí cống. Mặt khác
độ dốc dọc tối đa và tối thiểu phải đảm bảo theo quy trình để thuận lợi cho việc bố trí hệ
thống thoát nước dọc.
Đảm bảo cao độ khống chế tại các vị trí giao cắt với đường Trần Ngọc Quế và
đường công vụ Miếu Hội.

Đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đường đã lựa chọn.
Theo tính toán tần suất theo đường ô tô, với tần suất 1% có cao độ là
H1%=+0.93m. Theo quy định trong thiết kế đường ô tô, vai đường cách mực nước thiết kế
50cm, do đó cao độ vai đường tối thiểu là +1.43m.
1.2.3. Thiết kế bình diện
1.2.3.1. Nguyên tắc thiết kế
Việc xác định tuyến đường thiết kế dựa trên các nguyên tắc sau:
+ Tuân thủ hướng tuyến được duyệt trong thiết kế cơ sở.
+ Bố trí hợp lý đường thẳng, đường cong, vị trí quay đầu và đoạn nối đảm bảo xe chạy êm
thuận, an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế tuyến đường.
Page 25

×