BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN QUỐC VƯƠNG
KHỎA SÁT CAC ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ,
TỈNH NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
2
Vinh - 2011
LỜI NĨI ĐẦU
Tìm hiểu về cội nguồn, q hương, là một trong những nhiệm vụ và cũng
là để thể hiện tình cảm của mỗi con người đối với nơi chơn rau cắt rốn của
mình, trở về với q hương, ta như được tiếp thêm nguồn sinh khí mới, có
thêm động lực, điểm tựa giúp chúng ta vững bước hơn trong cuộc sống. Mỗi
người có một cách suy nghĩ, quan niệm, tư tưởng, và cách thể hiện tình cảm
riêng của mình đối với q hương, với tơi q trình làm đề tài luận văn khảo
sát về các địa danh huyện Hoa lư, là một trong những điều kiện thuận lợi để
tơi có dịp bày tỏ thái độ, sự hiểu biết, tình cảm, và lịng thành kính, biết ơn
đối với mảnh đất quê hương, nơi tôi sinh ra.
Luận văn được hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ của các cấp, ban ngành, các
cá nhân và tập thể, đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn tới GS - TS Nguyễn
Nhã Bản, người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong xuất q trình tơi
thực hiện đề tài khoa học này; cảm ơn sự đóng góp ý kiến trân thành, của các
giảng viên trong tổ ngôn ngữ, khoa sau đại học trường Đại Học Vinh.
Tôi cũng trân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của các cấp,
ban, ngành trong Tỉnh Ninh Bình, UBND Huyện Hoa Lư, UBND các Xã,
Phường, Thị Trấn, các bạn đồng nghiệp, đã giúp tơi có nhiều tư liệu q phục
vụ tốt cho việc hồn thành luận văn.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực nhưng luận văn không tránh khỏi
những sai sót vì vậy, tơi mong sự đóng góp ý kiến trân thành, kịp thời của
các thầy, cô, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả
MỤC LỤC
Trang
4
MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của ngơn ngữ lồi người đã
được biết đến từ rất sớm. Chính do nhu cầu giao tiếp cần phải trao đổi, nói với
nhau một cái gì đó, là cơ sở, nhân tố để hình thành ngơn ngữ, ngôn ngữ ra đời
đảm nhận chức năng trọng yếu: là phương tiện giao tiếp và là công cụ của tư
duy. Ngôn ngữ học phát triển trên cơ sở, nền tảng các học thuyết, luận điểm
đã được khẳng định và trở thành những tiền đề mang tính chất đột phá, điều
đó được đánh dấu bởi cơng lao đóng góp của Fe.de Sausure, tư tưởng của ơng
được cụ thể hố trong các luận điểm, lý thuyết có vai trị tạo bước ngoặt trong
q trình nghiên cứu ngơn ngữ nhân loại.
Tiếng Việt được các nhà nghiên cứu đề cập đến từ rất nhiều phương diện,
soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau, để có thể đưa ra một cách nhìn tồn diện
về ngôn ngữ này. Các cấp độ ngôn ngữ đã được nghiên cứu khá cụ thể, chi
tiết, từ cấp độ ngữ âm đến cấp độ từ vựng ngữ - nghĩa, cho đến ngữ pháp,
dụng học và phong cách học.
Bộ phận từ vựng Tiếng Việt phát triển khá phong phú, đa dạng, số lượng
từ vựng trong Tiếng Việt tăng nhanh qua các giai đoạn, thời kỳ, thậm chí từng
ngày, khơng có ai, dù là giỏi đến mức nào đi chăng nữa cũng khơng dám
khẳng định mình có thể biết hết vốn từ của một ngôn ngữ, vốn từ được xem
như là một hệ thống mở, do đó khó có một cuốn từ điển nào cho dù với số
lượng từ đồ sộ đến đâu cũng khó có thể dung nạp và tường giải một cách cặn
kẽ, đầy đủ vốn từ của ngôn ngữ đó.
Địa danh học (Toponimic) là một ngành cụ thể của bộ môn danh xưng
học (Onomasiologie), nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến định danh các
đối tượng. Cùng với ngành nhân danh học (Arthronomy), tuy chưa có bề dày
5
về lịch sử nghiên cứu như các ngành khoa học khác, nhưng những đóng góp
của nó đối với danh xưng học nói riêng và các ngành khoa học khác nói
chung là đáng trân trọng.
Địa danh cũng là một trong những lớp từ góp phần vào sự phong phú, đa
dạng của vốn từ vựng dân tộc, nên khảo sát vốn từ vựng của một dân tộc ta
không thể bỏ qua lớp từ này. Tìm hiểu về địa danh là điều kiện thuận lợi giúp
người nghiên cứu một mặt thấy đươc sự phát triển của vốn từ, đồng thời cũng
có thêm hiểu biết về cơ tầng văn hố, đặc điểm chính trị, xã hội.
Nghiên cứu về địa danh chúng ta thấy được sự phong phú, đa dạng phức
tạp của ngôn ngữ, qua đó giúp chúng ta có một cách nhìn thấu đáo hơn, triệt
để hơn về lịch sử hình thành, tồn tại, phát triển và biến đổi của ngôn ngữ.
Địa danh là thành tố được cấu tao từ chất liệu ngôn ngữ, là đơn vị ngơn
ngữ, do đó nó mang những đặc trưng tiêu biểu của đối tượng giữ chức năng
giao tiếp và phản ánh tư duy (ngôn ngữ) về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp,
chính vì thế q trình ra đời, tồn tại, phát triển và biến đổi của địa danh chịu
sự chi phối, tác đông của cơ chế ngôn ngữ, ngồi ra những tác động của cơ
chế ngồi ngơn ngữ: lịch sử, chính trị, văn hố, tín ngưỡng, phong tục tập
qn ..., cũng góp phần khơng nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của địa danh.
Địa danh lưu giữ trong nó nhiều yếu tố thuộc về ngơn ngữ, văn hố, lịch
sử. Có thể nói địa danh là bảo tàng, nơi chứa đựng những giá trị, nét độc đáo
về truyền thống cũng như hiện đại của ngôn ngữ - văn hoá dân tộc.
Hoa Lư một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, gắn liền với nó là một nền văn
hố cổ với bề dày lịch sử đáng tự hào, địa danh Hoa Lư đã được biết đến qua
những sự kiện trọng đại của dân tộc, những biến cố, thăng trầm của lịch sử.
Tìm hiểu về các địa danh Hoa Lư, tôi như được trở về với quá khứ hào hùng
oanh liệt của cha ông trong buổi đầu dựng nước, chống giặc ngoại xâm, tìm
về những giá trị văn hố truyền thống tốt đẹp của quê hương.
6
Địa danh Hoa Lư cung cấp cho chúng tôi những tư liệu có giá trị để đi
sâu tìm hiểu q trình hình thành, phát triển và biến đổi của vùng phương ngữ
Bắc Bộ nói riêng và của Tiếng Việt nói chung.
Tìm hiểu về địa danh Hoa Lư là điều kiện thuận lợi để chúng tơi có cơ
hội đóng góp một phần nhỏ vào q trình nghiên cứu ngơn ngữ của quê
hương và có thêm vốn hiểu biết về lịch sử, văn hố, phong tục tập qn, tín
ngưỡng... nơi mình được sinh ra và lớn lên.
Về Hoa Lư đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học trên các lĩnh
vực lịch sử, văn hố, chính trị, địa lý..., nhưng các cơng trình nghiên cứu
mang tính chất hệ thống trên phương diện ngơn ngữ cịn rất hạn chế nếu như
khơng muốn nói rằng chưa có. Nghiên cứu Hoa Lư trên dẫn liệu ngơn ngữ
vẫn cịn là “mảnh đất” cần được khám phá và khai thác. Mặc dù năng lực có
hạn, vấn đề của đề tài đưa ra lại rộng, nhưng tác giả vẫn mong muốn đóng
góp một phần năng lực hạn chế của mình vào việc nghiên cứu, tìm hiểu địa
danh Hoa Lư ở phương diện cơ sở lý thuyết của sự hình thành, phát triển và
biến đổi của nó trên cứ liệu ngôn ngữ.
Chọn đề tài “Khảo sát các địa danh huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Binh”,
chúng tơi muốn tìm hiểu cấu tao, ý nghĩa, cách thức định danh, gọi tên các
đối tượng, qua đó thấy được mối quan hệ giữa ngơn ngữ, lịch sử và văn hố
trong vùng, chỉ ra nét độc đáo và những đặc trưng về lịch sử, văn hố nơi đây.
2. Lịch sử vấn đề
Ngơn ngữ loài người ra đời do nhu cầu giao tiếp truyền đạt thông tin giữa
con người và con người trong xã hội. Từ khi xuất hiện ngơn ngữ, con người
đã có ý thức định danh đối tượng trong hiện thực khách quan, để từ đó hình
thành nên các ý niệm về đối tượng. Để ghi nhớ các đối tượng người ta đã biết
dùng tới ngôn ngữ làm phương tiện để thể hiện, gọi tên, định danh nó. Q
trình nhận diện và ghi nhớ sự vật, hiện tượng khách quan trong đời sống sinh
7
hoạt của lồi người là q trình phân biệt đối tượng trên cơ sở các thuộc tính
của nó. Như vậy ta có thể thấy rằng xét về bản chất, địa danh là đơn vị ngôn
ngữ, là bộ phận của vốn từ xã hội nên nó cũng có nguồn gốc từ lâu đời, xuất
hiện từ thủa sơ khai khi hình thành ngơn ngữ lồi người.
Địa danh học (Toponimic) là một trong những ngành học của bộ mơn
danh xưng học (Onomasiologie), nó là ngành khoa học nghiên cứu những vấn
đề liên quan đến địa danh, cách thức định danh, gọi tên các đối tượng tự
nhiên, xã hội, các vùng thổ cư, các địa bàn cư trú của con người ...và sự biến
đổi của địa danh.
Việc nghiên cứu địa danh đã xuất hiện từ rất lâu và có lịch sử phát triển
tương đối ổn định qua các giai đoạn, địa danh học đã có những đóng góp khá
quan trọng sự phát triển của một số ngành khoa học nhân văn, làm sáng tỏ
nhiều vấn đề ngôn ngữ học, địa lý học, lịch sử học và văn hố học.
Nghiên cứu bộ mơn danh xưng học nói chung và địa danh học nói riêng
xuất hiện từ rất lâu ở cả phương Đông và phương Tây. Nhưng nó thực sự trở
thành một bộ mơn khoa học theo đúng nghĩa của nó phải đến đầu thế kỷ XIX
ở Tây Âu, đến lúc này địa danh học mới có một đối tượng nghiên cứu riêng,
phương pháp nghiên cứu riêng, nguyên tắc nghiên cứu riêng và một hệ thống
lý thuyết riêng.
2.1.Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới
Trung Quốc là một trong những quốc gia ở phương Đông đề cập đến vấn
đề này khá sớm. Sau Công nguyên trong một số sách lịch sử địa chí ở Trung
Quốc đã ghi chép về địa danh, trong đó có một số địa danh khơng những được
ghi chép mà họ cịn giải thích một cách tường tận về ngữ nguyên và ý nghĩa
của nó, trình bày rõ cách đọc, nêu quy luật của cách gọi tên. Chẳng hạn Ban
Cố thời Đông Hán (32 - 92 Sau C.N) trong “Hán Thư”, ông đã ghi chép hơn
4000 địa danh, hay trong “Thuỷ Kinh Chú” Lệ Đạo Nguyên đời Bắc Nguỵ
8
(466 - 527) có ghi chép hơn hai vạn địa danh, trong đó số được giải thích ý
nghĩa là trên 2300.
Những cơng trình nghiên cứu địa danh của các học giả Trung Quốc thời
kỳ này chủ yếu chỉ dừng lại ở phương diện ghi chép, sưu tầm, tổng hợp, việc
giải thích ý nghĩa, căn nguyên, ngữ nguyên của địa danh chưa được chú trọng,
quan tâm một cách thấu đáo.
Địa danh được quan tâm nghiên cứu sâu rộng và toàn diện phải đến cuối
thế kỷ XIX ở phương Tây với sự xuất hiện một số cuốn sách như: “Địa Danh
Học” (1872) của J.J.Egli (Thuỵ Sĩ), “Địa Danh Học” (1903) của J.W. Nagl
(Áo), hay Isac Taylor với cuốn “Từ địa điểm, hay sự minh họa có tính ngun
lai về lịch sử, dân tộc học và địa lý học” (1864).
Vấn đề địa danh ngày càng được chú ý, quan tâm đúng mức hơn. Qua
quá trình phát triển của lịch sử thì sự biến đổi của xã hội ảnh hưởng nhiều đến
các lĩnh vực của đời sống văn hoá. Sang thế kỷ XX, khoa học kỹ thuật phát
triển mạnh mẽ, trong đó bộ mặt của các ngành khoa học xã hội cũng có nhiều
thay đổi, vấn đề nghiên cứu về địa danh đã có những bước chuyển biến mới
kể cả về số lượng cũng như chất lượng các cơng trình nghiên cứu. Nghiên cứu
địa danh trong mối quan hệ với ngôn ngữ học và đia lý học đã được tác giả J.
Gilenon trình bày trong cuốn “Át lát ngôn ngữ pháp” (1902 - 1910). A. Dauzat
trong cuốn “Nguồn gốc và sự phát triển của địa danh” (1906), đã đề xuất phương
pháp văn hoá - địa lý học để nghiên cứu địa danh theo các lớp niên đai.
Sự ra đời của các uỷ ban chuyên nghiên cứu về địa danh cũng góp phần
đổi mới ngành địa danh học. Cuối thế kỷ XIX với sự ra đời của uỷ ban địa
danh nước Mỹ (1890), bước sang thế kỷ XX hai uỷ ban ở châu Âu được thành
lập: uỷ ban địa danh Thuỵ Điển (1902) và uỷ ban địa danh nước Anh (1919).
Ở Liên Xô các nhà khoa học Xô Viết đã xây dựng được một hệ thống lý
luận về lý thuyết địa danh khá hoàn chỉnh, điều đó được phản ánh trong các
9
cơng trình: “Các khuynh hướng nghiên cứu địa danh” (1964), của N.I. Niconov,
“Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học” (1964) của E.M. Muraev hay
A.V. Superanskaja với cuốn “Địa danh là gì?”, đã đề cập đến vấn đề địa danh
một cách có hệ thống và đi sâu vào bản chất của địa danh học.
Nghiên cứu địa danh trên thế giới đã đạt được những thành tựu đáng kể
và ngày càng có những đóng góp tiến bộ cho sự phát triển của địa danh học.
2.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Tình hình nghiên cứu về địa danh ở Việt nam cũng đã được đề cập đến
khá sớm. Trong sách của một số nhà nho, vấn đề địa danh cũng đã được họ
phản ánh tương đối nhiều nhưng ở trong các cơng trình này các tác giả đề
cập tới địa danh qua phương diện địa chí học, có nghĩa là những cơng trình
chỉ mang tính chất ghi chép, miêu tả đặc điểm thuộc tính, hệ thống địa
danh. Chẳng hạn như: “Dư Địa Chí”, “Ức trai thi tập” của Nguyễn Trãi,
“Lịch triều hiến chương loại chí” và “Hồng Việt dư địa chí” của Phan Huy
Chú, “Phương đình dư địa chí” của Nguyễn Văn Siêu”, “Đại Nam nhất
thống chí” của Quốc tử quán triều Nguyễn, “Đại Việt dư địa toàn biên” của
phương đình Nguyễn Văn Siêu..., đây chưa phải là những cơng trình địa
danh học thuần t, mới đề cập đến cách định danh tên đất, nơi cư trú,
hành chính, nhưng nó có giá trị to lớn là những tư liệu quý báu cho việc
nghiên cứu địa danh sau này.
Việc nghiên cứu địa danh ở Việt Nam trở thành một hệ thống và được
quan tâm thích đáng phải đợi đến những năm của thập kỷ 60. Người mở đầu
cho công việc nghiên cứu địa danh ở nước ta phải kể đến G.S Đào Duy Anh
với “Đất nước Việt Nam qua các thời kỳ”, tác phẩm đã đi sâu vào tìm hiểu địa
danh theo hướng lịch đại, tiếp đến là Hoàng Thị Châu với “Mối liên hệ ngôn
ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông” (1964), ở tác phẩm này tác
giả đã trực tiếp bàn đến vấn đề địa danh dưới góc độ ngơn ngữ học, sau đó Lê
10
Trung Hoa khi nghiên cứu về địa danh ở Thành Phố Hồ Chí Minh và Nguyễn
Kiên Trường khi nghiên cứu về địa danh Hải Phòng trong các luận án PTS
chuyên ngành lý luận ngơn ngữ “Những đặc điểm chính của địa danh ở Thành
Phố Hồ Chí Minh” (1991) và “Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phịng”
(1996), đã đề ra và bổ xung hoàn chỉnh hệ thống lý thuyết, lý luận mang tính
chất tiền đề, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích, chỉ ra các đặc điểm cấu
tạo, nguồn gốc, ý nghĩa và sự biến đổi địa danh. Sau đó 4 năm Trần Trí Dõi đã
cho cơng bố hàng loạt các bài viết về địa danh như: “Về địa danh Cửa Lò”
(2000), “Về một vài địa danh, tên riêng gốc Nam Đảo ở địa bàn Hà Nội xưa”
(2000), “Khơng gian ngơn ngữ và tính kế thừa đa chiều của địa danh, qua phân
tích một vài địa danh ở Việt Nam” (2001), cũng năm 2001 ơng có bài viết
“Vấn đề địa danh biên gới Tây Nam: một vài nhận xét và những kiến nghị”.
Nguyễn Văn Âu “Một số vấn đề địa danh học Việt Nam” (2000), luận án
TS của Từ Thu Mai “Nghiên cứu địa danh Quảng Trị” (2004), Phan Xuân
Đạm “Các địa danh ở Nghệ An nhìn từ góc độ ngơn ngữ học” cùng với hàng
loạt luận văn thạc sĩ của học viên các trường đại học trong nước tìm hiểu về
địa danh thuộc địa bàn Huyện, Thành phố, Thị Xã...
2.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Hoa Lư
Cho đến nay ở Hoa lư nói riêng và ở Ninh Bình nói chung chưa có một
cơng trình, một chuyên luận chuyên sâu nào nghiên cứu về địa danh nơi đây.
“Khảo sát các địa danh huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” là một trong những đề
tài nghiên cứu về địa danh, góp phần dựng nên bức tranh đa dạng về hệ thống
địa danh quê hương Hoa Lư.
3.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu bất kỳ một vấn đề nào thuộc về lĩnh vực khoa học thì
chúng ta cũng phải đề ra được mục đích nghiên cứu, ở đây khi khảo sát các
11
địa danh huyện Hoa Lư chúng tôi cũng không ngoại lệ, thực hiện đề tài này
chúng tôi hướng đến một số mục đích nghiên cứu như sau:
-
Xác lập hệ thống các địa danh ở Hoa Lư theo các tiêu chí nhất định.
-
Phân loại và sắp xếp một cách có hệ thống địa danh trên địa bàn Hoa Lư.
-
Chỉ ra đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa, phương thức định danh, nguồn gốc
và sự biến đổi của địa danh Hoa Lư.
-
Tìm hiểu căn nguyên mối quan hệ giữa địa danh học với ngữ âm học,
từ vựng ngữ nghĩa học, ngữ pháp học và thấy được sự tác động, ảnh hưởng
qua lại của ngơn ngữ với các nhân tố: lịch sử, văn hố, chính trị, địa lý...
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-
Nghiên cứu tồn diện và có hệ thống cơ sở lý thuyết, những vấn đề có
tính chất lý luận về địa danh.
-
Làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài.
-
Điều tra, khảo sát, thống kê, phân loại các loại hình địa danh trước
đây và hiện nay.
-
Phân tích và chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ qua hệ thống địa danh trên địa
bàn Hoa Lư.
-
So sánh, đối chiếu để chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt về
nguồn gốc, phương thức định danh cũng như cấu tạo, ý nghĩa ở địa danh Hoa
Lư so với địa danh ở các vùng khác.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở luận văn này là toàn bộ hệ thống địa danh
trên địa bàn Hoa Lư, qua sự soi chiếu trong quá trình lịch sử phát triển
của địa danh và mối quan hệ của nó với các nhân tố lịch sử, văn hố,
chính trị, tôn giáo...
12
Với đề tài này chúng tôi nghiên cứu vấn đề địa danh trên địa bàn cụ
thể đó là Huyện Hoa Lư thuộc Tỉnh Ninh Bình và khảo sát một cách tồn diện
trên cứ liệu ngơn ngữ.
Những cứ liệu địa danh chúng tôi thu thập sẽ được sử lý theo những
phương thức nhất định, tuy nhiên do thời gian và năng lực có hạn cho nên
tồn bộ địa danh ở Hoa Lư chưa thể giải quyết hết về mặt ý nghĩa mà chỉ giới
hạn ở một số bộ phận địa danh đã đươc khảo sát và tìm hiểu kỹ.
Tuy chưa giải quyết hết về mặt ý nghĩa của các địa danh nhưng chừng
ấy địa danh chúng tôi khảo sát, thu thập được cũng đã đưa đến một cái nhìn
tổng quát, chân thực về đối tượng được khảo sát, điều đó cũng nằm trong ý
đồ, chủ định và hướng nghiên cứu của luận văn này.
5.
Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập và sử lý tư liệu
a.Nguồn tư liệu
-
Tư liệu điều tra điền dã, thực tế, qua bạn bè đồng nghiệp, các cộng tác
viên của báo địa phương, chúng tơi đã có được thông tin cần thiết, những số
liệu cơ bản về lịch sử hình thành, phát triển và biến đổi của 11 xã, thị trấn
trong huyện.
-
Các ấn phẩm báo chí, sách, gia phả dòng họ, hương ước của làng, lịch
sử đảng bộ...
-
Bản đồ các loại: Địa hình, hành chính, qn sự...
-
Các loại hình nghệ thuật, văn bản nghệ thuật có liên quan đến địa
danh, những tác phẩm thuộc văn học dân gian như: Chèo, ca dao, tục ngữ,
những câu chuyện, giai thoại được lưu giữ trong nét sống văn hoá của người
địa phương, lưu truyền từ đời này qua đời khác bằng hình thức truyền miệng,
những áng thơ văn của các thi nhân qua những thời kỳ khác nhau...
b.Phương pháp sử lý tư liệu.
13
Sau khi có nguồn tư liệu, chúng tơi sử dụng một số thao tác sử lý số liệu
sau:
-
Sắp xếp, phân loại dựa trên các tiêu chí cụ thể: đối tượng phản ánh,
nguồn gốc ngữ nguyên, chức năng giao tiếp và thời gian xuất hiện.
-
Chọn lọc những đơn vị ngôn ngữ để có kết quả cụ thể đưa vào hệ
thống trên cơ sở những tiêu chí đã lập ra.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
-
Phương pháp nghiên cứu tổng hợp theo hướng liên ngành, phối kết
hợp phương pháp nghiên cứu của các ngành: lịch sử, địa lý, ngơn ngữ, văn
hố trong đó lấy phương pháp ngôn ngữ học là chủ đạo.
-
Phương pháp nghiên cứu phân loại theo nhóm địa danh, theo hai hệ
quy chiếu: không gian và thời gian, trên cả trục đồng đại và lịch đại.
-
Phương pháp so sánh đối chiếu, qua phương pháp này để tìm ra
những nét tương đồng cũng như khác biệt trong cấu tạo, ý nghĩa, quá trình
hình thành, phát triển và biến đổi của địa danh nơi địa bàn đang xét với các
địa danh khác.
-
Ngoài ra ở luận văn này chúng tơi cịn sử dụng phương pháp diễn dịch
và quy nạp để triển khai vấn đề trong nội dung luận văn, từ các dẫn liệu rút ra
kết luận, hoặc từ những nhận xét chung sẽ được chứng minh, làm rõ qua các
cứ liệu cụ thể.
Trong quá trình triển khai vấn đề, chúng tôi không vận dụng các phương
pháp một cách máy móc, tách biệt mà vận dụng một cách linh hoạt, có sáng
tạo, kết hợp các phương pháp để làm rõ vấn đề cần triển khai.
6.
-
Những đóng góp của luận văn
Luận văn này đã dựng lại được một bức tranh tổng quát nhất về địa
danh Hoa Lư, một vùng đất địa linh nhân kiệt.
14
-
Góp phần vào nghiên cứu về địa danh Hoa Lư từ góc độ ngơn ngữ
một cách có hệ thống, mà từ trước tới nay nơi đây mới chỉ được nghiên cứu từ
những góc độ văn hố, lịch sử, địa lý.
-
Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu những nét đặc trưng về lịch sử,
văn hoá của vùng đất đã một thời là kinh đô của nước ta.
7.
Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì phần nội
dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Những vấn đề lý thuyết về địa danh và địa danh Hoa Lư
Chương 2 Đặc trưng cấu trúc và ý nghĩa của các địa danh Hoa Lư
Chương 3 Đặc trưng ngơn ngữ - văn hố thể hiện trong địa danh Hoa Lư
15
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH
VÀ ĐỊA DANH HOA LƯ
1.1. Khái niệm, chức năng và phân loại địa danh
1.1.1. Khái niệm địa danh
Mỗi vùng đất, mỗi địa phương hay mỗi quốc gia, dân tộc đều có những
đặc trưng nhất định về địa lý, lịch sử, văn hóa riêng của mình. Trên những đặc
điểm khác nhau về địa lý, lịch sử, văn hóa thì cách gọi tên người, tên các đối
tượng địa lý là không giống nhau giữa các vùng, địa phương hay rộng hơn là
quốc gia, dân tộc. Tên gọi những đối tượng địa lý tạo thành một hệ thống
riêng và tồn tại trong vốn từ của các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Những
tên gọi địa lý đó được thể hiện trong khái niệm “địa danh”, khái niệm này
xuất phát từ thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: Toponima hay
Toponoma với nghĩa “tên gọi điểm địa lý”. Theo cách triết tự thơng thường
thì khái niệm “địa danh” được hiểu là tên đất. Chúng ta cần phải có một cách
hiểu rộng hơn về khái niệm này vì địa danh là đối tượng nghiên cứu của một
ngành khoa học. Địa danh không chỉ là tên gọi các đối tượng địa lý trên trái
đất mà nó cịn là tên gọi các đối tượng địa hình thiên nhiên, đối tượng địa lý
cư trú hành chính hay các cơng trình xây dựng do con người tạo nên.
Địa danh là khái niệm phức tạp, để đưa ra một khái niệm đầy đủ, chính
xác và có thể bao qt được tồn bộ ý nghĩa của thuật ngữ này thì khơng phải
là điều đơn giản. Đã có rất nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về
khái niệm này, nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về cách hiểu
thuật ngữ này trong giới nghiên cứu.
Tác giả Đào Duy Anh định nghĩa: “Địa danh là tên gọi các miền
đất” [3; tr.220].
16
Lê Trung Hoa cho rằng “Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định được
dùng làm tên riêng của địa hình thiên nhiên, các cơng trình xây dựng, các đơn
vị hành chính, các vùng lãnh thổ” [26; tr.18 ].
Nguyễn Văn Âu lại đưa ra cách định nghĩa khác “Địa danh là một tên đất
gồm: sông, núi, làng mạc... hay là tên đất các địa phương, các dân tộc” [5; tr.18 ].
Trong “Điện Biên Phủ ý nghĩa của một địa danh”, tác giả Đào Thản viết
“Địa danh là tên đất, là tên gọi một địa điểm, một vùng dân cư, một vùng địa
lý, một nơi trốn cụ thể nào đó...” [41; tr. 25 ] .
Nguyễn Thanh Hải “Địa danh là lớp từ ngữ nằm trong từ vựng của
một ngôn ngữ, dùng để gọi tên một đối tượng địa lý nhất định. Đối tượng
địa lý đó là các địa phương, các đơn vị dân cư bao gồm các đơn vị hành
chính như: xã, huyện, tỉnh, các đơn vị làng, thôn bản, tổ dân phố, hoặc là
vùng dân cư không xác định gianh giới, dân cư cụ thể, các địa hình thiên
nhiên như sông, suối, núi, đồi, ao, hồ, kênh, rạch, đầm, phá, biển, đảo...
và các cơng trình do con người xây dựng như công viên, đường phố, cầu,
cống, sân vận động...” [24; tr.23 ].
Nguyễn Kiên Trường trong “Những đặc điểm chính của địa danh Hải
Phòng” lại cho rằng: “Địa danh là tên riêng của các đối tượng địa lý tự nhiên
và nhân văn xác định trên bề mặt trái đất” [47; tr.16].
Phan Xuân Đạm quan niệm: “Địa danh là lớp từ đặc biệt được sinh ra để
đánh dấu vị trí, xác lập các tên gọi đối tượng địa lý và nhân văn” [20; tr.16].
Qua các phương diện, dưới những góc độ và cách nhìn khác nhau, các tác
giả đã đưa ra quan niệm, cách hiểu của mình về vấn đề địa danh một cách khá
tồn diện, đầy đủ.
Dưới đây tơi khơng dám đưa ra một định nghĩa cụ thể mà chỉ đưa ra cách
hiểu mang tính chất tổng hợp từ những quan niệm nêu ở trên, để có thao tác
làm việc đúng đắn, tránh sự trùng lặp trong khi triển khai vấn đề.
17
“Địa danh là từ hoặc cụm từ dùng để gọi tên hay đánh dấu vị trí các đối
tượng địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn trên cơ sở những đặc điểm, thuộc tính
của đối tượng”
1.1.2. Chức năng của địa danh
Là đơn vị của ngôn ngữ, đối tượng nghiên cứu của ngơn ngữ học, địa
danh mang trong mình những chức năng, đặc điểm vốn có của ngơn ngữ.
Trước hết địa danh có thể là một âm tố, âm tiết hay tổ hợp nhiều âm tiết,
địa danh cũng có thể là một đơn vị từ vựng hoàn chỉnh (từ, cụm từ), nó có cấu
trúc ngữ pháp nhất định (hình vị - từ - cụm từ). Như vậy cũng như mọi danh
từ (hoặc danh ngữ) khác trong ngôn ngữ, địa danh cũng có chức năng cơ bản
là định danh sự vật, song địa danh là đơn vị của ngôn ngữ, là một loại tên
riêng đặc biệt nên nó có chức năng đặc thù là phân biệt, cá thể hóa đối tượng.
Chính nhờ vậy mà địa danh trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời
sống xã hội.
Cách đặt tên cho từng đối tượng trong địa danh của mỗi vùng dân cư gắn
với cơ tầng văn hố nhất định, chính vì vậy phản ánh, bảo tồn, lưu giữ những
giá trị văn hoá cũng là một trong những chức năng của điạ danh. Dấu ấn văn
hóa, tín ngưỡng của cư dân Hoa Lư được phản ánh, lưu giữ trong hệ thống địa
danh khá đậm nét. Các địa danh đền vua Đinh Tiên Hoàng (Tr.Yên) - nơi thờ
Đinh Bộ Lĩnh, đền vua Lê Đại Hành (Tr.n) - nơi thờ Lê Hồn, đền thờ
cơng chúa Phất Kim - nơi thờ công chúa Phất Kim (con gái út của vua Đinh
Tiên Hoàng), đền thờ Động Thiên Tôn (Tr.Yên) - nơi thờ thần Thiên Tôn là
vị thiên thần trấn đông hướng mặt trời mọc, đền Trần Quý Minh (Tr.Yên), là
nơi thờ thần Quý Minh - vị thổ thần trấn ải Sơn Nam nằm ở vùng sông núi
Tràng An. Bên cạnh đó các địa danh: chùa Nhất Trụ (hay chùa Một cột), phủ
Vườn Thiên, phủ Đông Vương, phủ Bến Đò, Phủ Cửa Đền..., phản ánh nền
18
văn hóa thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phật giáo, nét đẹp trong tâm thức của
người Việt nói chung và của người dân Hoa Lư nói riêng.
Mỗi địa danh đều ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử, xã hội cụ thể, chính
vì thế một trong những chức năng mà địa danh đảm nhận đó là phản ánh
nhiều mặt đời sống lịch sử, xã hội của cư dân bản địa nơi cư trú, có thể nói địa
danh là một bức tranh mn màu, sinh động, phong phú, nói như Hồng tất
Thắng “Địa danh là bộ từ điển sống về một vùng đất” [43; tr.59]. Thực tế địa
danh là nơi lưu giữ và ghi dấu những biến cố, dấu ấn lịch sử.
Chùa Kim Ngân là một ngôi chùa cổ nằm ở thơn Chi Phong, thuộc vịng
thành trong ở phía tây, xưa là nơi cất giữ vàng bạc từ khi Vua Lê Đại Hành
cày tịch điền ở ruộng Kim Ngân. Chùa Duyên Ninh (Tr.Yên), xưa là nơi vui
chơi của các công chúa, nơi đây Lý Thái Tổ và công chúa Lê Thị Phất Ngân
đã thề hẹn ở đó mà sinh ra Lý Thái Tông. Chùa Bà Ngô (Tr.Yên), là ngôi
chùa gắn với nhiều sự tích về con người ở vùng đất Hoa Lư. Tương truyền
đây là nơi Hồng Hậu mẹ Ngơ Nhật Khánh tu hành. Ở thế kỷ thứ X, ngôi
chùa này chính là nơi tiến hành nghi thức sám hối, rửa sạch mọi tội lỗi nghiệp
chướng trần gian.
Chùa Bàn Long (N.Xuân) cũng được hình thành từ thời Đinh. Khi chúa
Trịnh Sâm đã đến thăm, tay đề ba chữ lớn: “Bàn Long Tự” trên vách cửa
động. “Bàn Long” là bệ rồng - bệ đá rồng ngồi. Tấm bia ở vách núi khắc vào
thế kỷ 16 có ghi: “Từ thành cổ Hoa Lư men theo núi đá mà đi về phía nam
đến làng Khê Đầu, ở đó có chùa Bàn Long. Đây là danh thắng từ ngàn xưa.
Trải qua các triều Đinh, Lê, Lý, Trần chùa này càng thêm nổi tiếng”. Động
Hoa Sơn nằm ở thơn Áng Ngũ, xã Ninh Hịa, ở độ cao gần 70 mét. Tương
truyền đây là nơi nuôi Ấu chúa thời vua Đinh. Tên trước của động là chùa Bà
Đẻ, sau vua Tự Đức đến thăm đã đặt lại tên động là Hoa Sơn. Chùa Động Am
Tiên (Tr.Yên), thời Đinh đây là nơi vua Đinh Tiên Hồng ni hổ báo để
19
trừng trị những người phạm tội nặng. Đến thời Lý, nhà sư Nguyễn Minh
Không đã ở trong hang tụng kinh thuyết pháp, xây bệ thờ Phật ở trong hang,
người đời sau mới mở ra cảnh chùa chiền để khách thập phương hành hương
đến đó.
1.1.3. Phân loại địa danh
1.1.3.1. Phân loại địa danh học trên thế giới
Phân chia địa danh là vấn đề hết sức phức tạp, tuỳ theo mục đích, phương
diện nghiên cứu, hướng tiếp cận, các tiêu chí mà trong giới nghiên cứu có
những cách phân chia khơng giống nhau.
Dựa trên tiêu chí sự hỗn hợp nguồn gốc ngơn ngữ và đối tượng thì
Ch.Rostaing trong “Lesnomdelieux” đã chia địa danh nước Pháp thành 11
loại đó là:
1- Những cơ sở tiền Ấn – Âu.
2- Các lớp tiền Xentich.
3- Lớp Goloa.
4- Những phạm vi Goloa – La mã.
5- Các sự hình thành La mã.
6- Những đóng góp của tiếng Giécmanh
7- Các hình thức của thời phong kiến.
8- Những danh từ có nguồn gốc tơn giáo.
9- Những hình thái hiện đại.
10- Các địa danh và tên đường phố.
11- Tên sông và núi.
Cách phân chia này của Ch.Rostaing khá chi tiết, tuy nhiên cịn hơi
rườm rà chưa có tính khái qt cao. A.Dauzat đã đưa ra cách phân loại
ngắn hơn, mang tính khái quát cao hơn. Trong “La toponymie Francaise”
20
(1963) ông đã chia địa danh nước Pháp thành 4 phần, mỗi phần lại gắn với
nguồn gốc ngôn ngữ:
1- Những cơ sở tiền Ấn – Âu.
2- Các danh từ tiền La tinh về nước trong thủy danh học.
3- Các từ nguyên Goloa – La mã.
4- Địa danh học Goloa – La mã của người Auvergne và Velary.
Dựa trên tiêu chí nguồn gốc ngữ nguyên cấu thành địa danh và theo đối
tượng mà địa danh phản ánh, các nhà địa danh học phương tây và Xô Viết đã
đưa ra cách phân chia với mức độ khái quát cao hơn, rõ ràng hơn.
G. P. Smolicnaza và M. V Gorbanevsky chia địa danh Matxcơva thành 4 loại:
- Phương danh (tên các địa phương).
- Sơn danh (tên núi, đồi, gò…).
- Thủy danh (tên các dòng chảy, ao, vũng…).
- Phố danh (tên các đối tượng trong thành phố).
Trong “Địa danh là gì” A. V. Superanskaja đã chia địa danh thành 8 loại:
-
Điểm dân cư
-
Điểm phi dân cư
-
Tên gọi sông
-
Tên gọi núi
-
Tên đường phố
-
Tên mạng lưới giao thơng
-
Tên quảng trường
-
Tên các cơng trình bên trong thành phố
Cách phân loại địa danh của các nhà địa danh học Xơ Viết đã đưa đến
cho ta một cái nhìn mới mẻ, sâu sắc, khái quát hơn, đi sâu vào bản chất vấn đề
của địa danh, giúp chúng ta có một hướng nghiên cứu đối tượng cụ thể hơn,
chi tiết hơn.
21
1.1.3.2. Phân loại địa danh học ở Việt Nam
Ở Việt Nam việc phân loại địa danh được nghiên cứu nhiều và cũng đã
đạt được những kết quả nhất định.
Trần Thanh Tâm trong bài viết “Thử bàn về địa danh Việt Nam” đăng
trên tạp chí nghiên cứu lịch sử 3,4/1976 đã phân các loại hình địa danh Việt
Nam và thế giới thành 6 loại:
1- Loại địa danh đặt theo địa hình và đặc điểm.
2- Loại địa danh đặt theo vị trí không gian và thời gian
3- Loại địa danh đặt theo hình thái, chất đất và khí hậu.
4- Loại địa danh đặt theo đặc sản, nghề nghiệp và tổ chức kinh tế.
5- Loại đặt theo sinh hoạt xã hội.
6- Loại đặt theo tên người, tôn giáo, lịch sử
Lê Trung Hoa trong “Những đặc điểm chính của địa danh thành phố Hồ
Chí Minh”, dựa trên tiêu chí tự nhiên và khơng tự nhiên đã chia địa danh
thành các nhóm:
-
Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên: tên các đối tượng địa hình thiên
nhiên: núi, đồi, sơng, ngịi, rạch…
-
Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo, nhóm này gồm 3 loại nhỏ:
+ Địa danh chỉ các cơng trình xây dựng
+ Địa danh chỉ các đơn vị hành chính
+ Địa danh chỉ các vùng lãnh thổ khơng có ranh giới rõ ràng.
Bên cạnh đó xuất phát từ tiêu chí nguồn gốc hay nói cách khác căn cứ
vào ngữ nguyên tác giả chia địa danh thành 2 loại lớn:
-
Địa danh thuần Việt
-
Địa danh không thuần Việt (gốc Hán - Việt, gốc Khơme, gốc Pháp).
Ở một phương diện khác, xuất phát từ góc độ địa lý - lịch sử Nguyễn Văn
Âu đã chia địa danh làm 2 loại:
22
-
Địa danh tự nhiên
-
Địa danh kinh tế xã hội
Trong đó lại chia ra thành 7 kiểu địa danh: Thủy danh, sơn danh, lâm
danh, làng xã, huyện thị, tỉnh - thành phố, quốc gia, mỗi kiểu lại bao gồm các
dạng nhỏ hơn.
Xuất phát từ 3 tiêu chí: Tiêu chí phân loại theo đối tượng địa lý, tiêu chí
nguồn gốc ngữ nguyên và tiêu chí chức năng thì Nguyễn Kiên Trường trong
“Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phịng” lại phân chia địa danh Hải
Phịng thành các nhóm như sau:
1- Nhóm đối tượng tự nhiên và đối tượng nhân văn
-
Nhóm địa danh chỉ đối tượng tự nhiên (gồm: ao, bãi, biển…)
-
Nhóm địa danh chỉ đối tượng địa lý nhân văn, bao gồm:
+ Địa danh cư trú – hành chính và các địa danh gắn với hoạt động của
con người, do con người tạo nên (ấp, bộ, châu…)
+ Địa danh đường phố và địa danh chỉ các cơng trình xây dựng (đường,
ngõ, cầu, chợ, khách sạn, nhà thờ…)
2 - Phân loại theo chức năng giao tiếp
- Tên chính thức
- Tên gọi dân gian
- Tên cổ, tên cũ
- Các tên khác
3 - Phân loại địa danh theo nguồn gốc ngữ nguyên
- Địa danh có nguồn gốc Hán - Việt
- Địa danh có nguồn gốc thuần Việt
- Địa danh có nguồn gốc từ tiếng Pháp
- Địa danh có nguồn gốc từ phương ngữ Quảng Đông
23
- Địa danh có nguồn gốc Tày – Thái, Việt - Mường, Chàm, Môn – Khơ
Me, Mã lai…
- Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp
- Địa danh chưa xác định rõ nguồn gốc
Mỗi cách phân chia của các tác giả đều có những chỗ hợp lý. Cách chia
của tác giả Nguyễn Trung Hoa cụ thể, chi tiết, được soi chiếu dưới nhiều góc
độ khác nhau, sắp xếp theo một hệ thống nhất định. Nguyễn Kiên Trường
ngồi hai tiêu chí cũng như cách phân chia của Lê Trung Hoa, tác giả cịn
xuất phát từ tiêu chí chức năng để phân loại địa danh, cách phân chia này bao
quát khá toàn diện hệ thống địa danh, cho phép ta dễ dàng nhận ra mối quan
hệ và ảnh hưởng qua lại giữa ngôn ngữ và văn hóa, lịch sử, địa lý. Nếu đi theo
khuynh hướng này, chúng ta có thể thấy được lịch sử hình thành của địa danh,
hay nói cách khác là sự biến đổi, chuyển hóa của địa danh, thấy được đặc
điểm cấu tạo, ý nghĩa của các yếu tố trong từng địa danh.
Địa danh Hoa Lư khá phức tạp, gồm nhiều nhóm, lớp, có sự chồng chéo,
giao thoa lẫn nhau, mặt khác Hoa Lư là địa bàn có bề dày lịch sử, văn hóa,
nơi diễn ra nhiều biến cố lịch sử trọng đại của đất nước và cũng là nơi lưu giữ
khơng ít những giá trị văn hóa vật chất cũng như tinh thần của dân tộc, điều
đó tạo nên sự vận động biến đổi trong các lớp địa danh ở nơi đây, ở Hoa Lư
nhiều địa danh cổ đến nay khơng cịn hoặc đã biến đổi, một số địa danh chưa
xác định được nguồn gốc hoặc nguồn gốc phức tạp. Để bao quát được toàn
diện các lớp địa danh đó, chúng tơi cố gắng bám chắc địa bàn, bằng nỗ lực
của mình, dùng những tri thức, hiểu biết về lịch sử, văn hóa, sử dụng phiếu
điều tra tìm kiếm, thu thập thông tin phục vụ đề tài. Để khảo sát địa danh Hoa
Lư một cách có hệ thống, trong luận văn này chúng tôi áp dụng cách phân
loại địa danh dựa trên ba tiêu chí: trước hết là theo đối tượng phản ánh (tự
24
nhiên, xã hội), sau đó là nguồn gốc ngữ nguyên và cuối cùng là chức năng
giao tiếp của địa danh.
1.2. Những vấn đề liên quan đến địa danh ở Hoa Lư
1.2.1.Về địa lý
Hoa Lư là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Ninh bình, có vị trí bao bọc
phía Bắc và Tây với thành phố Ninh Bình, phía Bắc giáp huyện Gia Viễn,
ranh giới là sơng Hồng Long, phía Nam giáp huyện n Mơ, ranh giới là
sơng Vo, phía Tây giáp thị xã Tam Điệp và Nho Quan, phía Đơng giáp thành
phố Ninh Bình và huyện Ý Yên tỉnh Nam Định, mà ranh giới là sơng Đáy.
Hoa Lư có diện tích tự nhiên là 139,7 km2 và dân số là 103,9 nghìn người. Có
11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Trường Yên, Ninh Hòa, Ninh
Giang, Ninh Mĩ, Ninh Khang, Ninh Thắng, Ninh Vân, Ninh An, Ninh Hải,
Ninh Xuân và thị trấn Thiên Tôn.
Nằm ở vùng bán sơn địa, nơi chuyển tiếp giữa miền núi và vùng đồng
bằng, Hoa Lư có những dãy núi đá vơi ngập nước được hình thành từ lâu,
nhiều hang động, xen kẽ với đồng ruộng, làng mạc, tạo nên khung cảnh thiên
nhiên kỳ thú, thơ mộng. Có đường quốc lộ 1A dài 18km chạy qua các xã
thuộc địa bàn của huyện, thêm vào đó là hệ thống sơng ngịi phong phú tạo
điều kiện tốt cho phát triển kinh tế thông thương giao lưu buôn bán giữa địa
bàn và các địa bàn khác trong tỉnh.
1.2.2. Về lịch sử
Theo dòng lịch sử, đời Tần (255-207 TCN), Hoa Lư ngày nay thuộc
Tượng quận. Trong giai đoạn Bắc thuộc lần thứ 2 (207-542 TCN), dưới thời
nhà Hán, thuộc quận Giao Chỉ, đời Ngô (266-280) và đời Tấn (280-420)
thuộc Giao Châu, đến cuối đời Lương (502-542) là châu Trường Yên. Khi Lý
Nam Đế đánh đuổi quân Lương, lập nên nhà Tiền Lý (542-602), thì vẫn là
châu Trường Yên của nước Vạn Xuân. Trong giai đoạn Bắc thuộc lần thứ 3
25
(603-905) dưới đời nhà Tùy và nhà Đường, đất này vẫn là châu Trường Yên.
Khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân, thống nhất giang sơn, lập nên triều
Đinh (968-980) đóng đơ ở Hoa Lư thì đất này gọi là châu Đại Hoàng, nước
Đại Cồ Việt. Đến đời Tiền Lê (981-1009) gọi là châu Trường Yên, đời nhà Lý
(1010-1225) gọi là phủ Trường Yên, sau gọi là châu Đại Hoàng nước Đại Cồ
Việt, đầu đời Trần gọi là Lộ, sau đổi là trấn Trường Yên. Năm Quang thái thứ
10 (1398) đời Trần Thuận Tông đổi thành trấn Thiên Quan. Thời kỳ thuộc
Minh (1407-1428) lại gọi là châu Trường Yên, theo đại Thanh nhất thống chí
của Trung Quốc thì phủ Kiến Bình lãnh một châu là Trường Yên và 6 huyện
là Ý Yên, Đại Loan, Vọng Doanh, Yên Ninh và Lê Bình, nghĩa là cả một số
huyện thuộc tỉnh Nam Định ngày nay. Còn theo thiên hạ quận quốc lợi bệnh
thư thì năm Vĩnh Lạc thứ 5 đời Minh (1407) châu Trường Yên nhập vào phủ
Kiến Bình gồm 4 huyện: n Mơ, Uy Viễn, Lê Bình và n Ninh. Năm Vĩnh
Lạc thứ 6 (1408) nhập huyện Uy Viễn vào châu Trường Yên, năm 1415 nhập
huyện Yên Mô vào huyện Yên Ninh, năm 1419 nhập huyện Lê Bình vào châu
Trường Yên. Đến triều Lê vẫn theo như thời Trần trước, đời Thiệu Bình
(1434-1440) dưới triều Lê Thái Tơng (1433-1442) chia làm hai phủ Trường
Yên và Thiên Quan, thuộc về chấn Thanh Hoa (Thanh Hóa ngày nay) gồm 6
huyện, phủ Trường Yên có 3 huyện: Gia Viễn, n Khang và n Mơ, phủ
Thiên Quan quản 3 huyện: Phụng Hóa, Ninh Hóa và Lạc Thổ. Đời Hồng Đức
(1470-1498), Lê Thánh Tông cho nhập 2 phủ ấy vào Sơn Nam thừa tuyên.
Đời nhà Mạc (1527-1592) gọi 2 phủ này là Thanh Hoa ngoại trấn, ngăn cách
với Thanh Hoa ngoại Trấn là dãy núi Tam Điệp. Nhà Lê Trung Hưng đóng đơ
ở Thanh Hoa. Từ phủ Trường Yên ra ngoài bắc, do nhà Mạc cai quản; trừ
Trường Yên trở vào, bắt đầu tử năm 1533 do Lê Trung Hưng cai quản. Sau
khi nhà Mạc bị diệt (1592) nhà Lê đem 2 phủ là Trường Yên và Thiên Quan
nhập vào Thanh Hoa gọi là Thanh Hoa ngoại trấn. Thời Tây Sơn cũng gọi là