Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Ngôn ngữ tiếng Trung, Sử động pháp và Ý động pháp trong tác phẩm Luận ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.22 KB, 24 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ngôn ngữ tiếng Trung, Sử động pháp và Ý động pháp trong tác phẩm Luận
ngữ
LỜI NÓI ĐẦU
Tiếp cận một tác phẩm văn học trước hết bắt đầu từ dặc điểm ngôn ngữ
của tác phẩm đó.
Ngôn ngữ không phải là sự liên kết ngẫu nhiên, hỗn độn. Ngôn ngữ là sự
sắp xếp có cơ sở, có trật tự nhằm truyền đạt thông tin.
Tiếng Hán cổ đại cũng là một ngôn ngữ như vậy!
Người làm công tác nghiên cứu hay người học tập Hán văn, ngoài những
hiểu biết của mình về văn hoá - xã hội còn phải nắm chắc từ ngữ, âm vực, cú
pháp (Nghĩa là còn rất cần một số vốn vững chắc về ngữ pháp) Hán cổ. Ngữ
pháp Hán cổ (ngữ pháp văn ngôn), câu và chữ đều rất linh hoạt. Nếu làm được
việc ấy thì việc đọc đúng, hiểu đúng từ, cụm từ, câu nói trong tác phẩm Hán cổ
không có gì quá khó khăn.
Có thể nói, ngữ pháp văn ngôn chính là chìa khoá giúp ta đi sâu vào nội
dung các tác phẩm Hán văn xưa một cách khoa học và đảm bảo tính chính xác.
Với phạm vi một niên luận, chúng tôi chỉ đề cập một phần nhỏ, song hết
sức đặc trưng của ngữ pháp văn ngôn là hai hiện tượng Sử động pháp và Ý động
pháp trong tác phẩm Luận ngữ.
Niên luận này là bước đầu tập sự làm quen với những thao tác nghiên cứu
khoa học; Đồng thời nhằm củng cố kiến thức, đặt nền móng cho quá trình tích
luỹ vốn tri thức Hán cổ.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN I
GIỚI THUYẾT CHUNG
1. Lý do chọn đề tài
Về tư tưởng, Luận ngữ là tác phẩm kinh điển của Nho gia. Trên bình diện
ngôn ngữ, Luận ngữ là điển hình về câu, chữ cho các tác phẩm văn ngôn. Vì
vậy, người làm chọn Luận Ngữ là đối tượng để khảo sát.
Trong ngữ pháp văn ngôn, sử động – ý động là những hiện tượng rất điển


hình. Song đây cũng là hai trong số những hiện tượng ngữ pháp khiến người học
lẫn người nghiên cứu các tác phẩm Hán cổ có nhiều khó khăn khi gặp. Tìm hiểu
về sử động - ý động là mong muốn hiểu đúng bản chất vấn đề, qua đó củng cố
ngữ pháp Hán cổ phục vụ công việc dịch thuật.
Hơn hết, người chọn đề tài này muốn được tìm hiểu sâu hơn và chính xác
hơn nội dung tư tưởng của Khổng tử cũng như của Nho gia trong Luận ngữ.
2. Mục đích đề tài
Sử động pháp – Ý động pháp được tìm hiểu với một số mục địch sau:
- Nắm được tỷ lệ câu có sử dụng sử động – ý động so với các dạng câu
trong Luận ngữ.
- Hiểu đúng bản chất của câu sử động, câu ý động.
- Hiểu tác dụng của việc dùng những hiiện tượng đó trong văn ngôn.
- Hiểu nội dung tư tưởng của Khổng tử đi đến hiểu đúng tác phẩm…
3. Phương pháp nghiên cứu
- Chủ yếu là phương pháp thống kê : Đọc toàn bộ tác phẩm, tìm và xác
định chính xác những câu có các hiện tượng trên.
- Giới thuyết về sử động, ý động. Căn cứ vào đó để phân ra các loại hình
cụ thể. áp dụng vào tác phẩm Luận ngữ.
- Dịch và xếp các câu có sử động, ý động theo từng loại hình.Phân tích và
rút ra kết luận.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Tổng kết : Loại hình nào chiếm tỉ lệ bao nhiêu; So sánh với một số tác
phẩm khác. Rút ra kết luận về mục đích, ý nghĩa và tác dụng của việc sử dụng
các hiện tượng trên trong Luận ngữ cũng như trong văn ngôn nói chung.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Tác phẩm Luận ngữ
- Tham khảo một số sách ngữ pháp và tác phẩm chữ Hán Trung Quốc và
Việt Nam.
4.1. Giới thiệu về tác phẩm Luận ngữ
Luận ngữ là một trong những tác phẩm kinh điển của Nho gia ra đời vào

thời Xuân Thu Chiến Quốc(722-480TCN) còn lưu truyền đến ngày nay.
Theo cách hiểu của các học giả xưa thì “Luận” có nghĩa là bàn luận;”Ngữ”
là lời nói.Theo đó Luận ngữ là tác phẩm ghi lại những lời nói, lời bàn của
Khổng tử với các môn đồ; hay học trò ghi lại lời nói của thầy với mình , với
nguời khác , cũng có khi là của học trò với học trò .Do đặc điểm này mà ngôn
ngữ trong tác phẩm mang đậm chất văn ngôn. Và các hiện tượng ngữ pháp trở
thành mẫu mực.
Luận ngữ hội tụ một cách phong phú tư tưởng của Nho gia , không vấn đề
gì là không được bàn ở đây: Từ tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ đến đạo
vua-tôi, cha-con, vợ-chồng; Từ Nhân, Lễ, nghĩa, Trí, Tín đến Trung, thứ,
Thành; Từ đạo của người quân tử đến cách sống của kẻ tiểu nhân…Tất cả đều
được đề cập tới một câch rất hệ thống. Bên cạnh đó, những sinh hoạt thường
ngày của ông tổ Nho gia-Khổng tử cũng được nói đến đầy đủ nhất : lúc dạy học,
khi ngồi nhàn, lúc vào triều, khi tiếp đãi các sứ thần ; rồi thái độ với người
xung quanh, người bất hạnh, người tàn tật ; hay cách ăn ở, đi lại, cách xét
người và tấm lòng khoan dung với học trò... Song, hơn hết là đức thương dân,
là tư tưởng lấy dân làm gốc.
Toàn bộ tác phẩm Luận ngữ gồm 20 thiên với gần 500 lượt nói, chủ yếu là
lời Khổng tử. Người đời sau đã tìm thấy trong đó hàng trăm câu châm ngôn bởi
tính thâm thuý và tinh thần nhân bản vốn có. Luận ngữ thực sự là niềm tự hào
của người dân Trung Quốc, là thánh kinh của người Trung Hoa.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Với giá trị nhiều mặt như vậy, Luận ngữ đã thu hút không ít sự quan tâm
của các học giả nhiều quốc gia.Riêng là một sinh viên Hán Nôm bước đầu tìm
hiểu một tác phẩm lớn một cách khoa học, người làm đề tài chỉ xin đề cập đến
một đặc điểm rất cơ bản của ngữ pháp văn ngôn là : ý nghĩa sử động và ý nghĩa
ý động được sử dụng trong Luận ngữ, làm bước mở đầu cho việc đi sâu vào tác
phẩm sau này.
4.2. Giới thuyết về ngữ pháp văn ngôn
Văn ngôn là ngôn ngữ viết dựa trên khẩu ngữ tiếng Hán thời Tiên

Tần( 221-207TCN) mà các văn bản của các trào lưu triết học (Nho gia, Pháp
gia, Đạo gia…) thường xuyên sử dụng để truyền bá tư tưởng của mình như. Các
tác phẩm tiêu biểu là : Kinh Thi, Kinh Thư, Luận Ngữ, Mạnh Tử, Trang Tử…
Trên cơ sở xác định rõ khái niệm ngữ pháp văn ngôn, giới Hán ngữ học
đã bắt tay vào việc tìm hiểu và xây dựng bộ khung cho ngữ pháp Hán cổ, đồng
thời chỉ ra đây là hướng đi cơ bản, chủ yếu của ngành Hán học. Quả thực, nhà
nghiên cứu hay bất kỳ người học Hán Nôm nào khi làm việc với các tác phẩm
cổ văn đều phải sử dụng đến nó. Ngữ pháp văn ngôn là công cụ và sách về ngữ
pháp văn ngôn là công cụ không thể thiếu.
Cơ sở để đi vào từng lĩnh vực cụ thể của ngữ pháp văn ngôn là từ ngữ.
Từ là đơn vị của ngôn ngữ có ý nghĩa biểu đạt ý niệm. Một chữ có thể là
một từ song cũng có thể không phải là một từ.
Có nhiều cách phân loại từ. Dựa vào tích chất ý nghĩa, quan hệ kết hợp
giữa từ với từ (hình thái), vị trí và tác dụng của từ trong câu (chức năng), người
ta chia vốn từ thành mười loại : Danh từ, Đại từ, Động từ, Hình dung từ, Phó
từ… Hay căn cứ vào số lượng chữ để chia ra từ đơn âm ( một chữ ), từ đa âm
(nhiều chữ). Trong kho từ vựng tiếng Hán thì từ đơn âm chiếm ưu thế.
Do dặc điểm trên mà cách dùng của từ trong tiếng Hán cổ rất linh hoạt,
quan hệ của nó trong nội bộ câu cũng rất đa chiều. Niên luận này không có điều
kiện để khảo sát hết các phương diện của từ. Bởi vậy, người viết chỉ xin được đề
cập đến một khía cạnh nhỏ song cũng rất đáng quan tâm là: từ với cách dùng sử
động, ý động và những lưu ý của nó.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4.2.1. Giới thuyết về sử động pháp, ý động pháp
Sử động và ý động được nêu ra lần đầu tiên năm 1922 trong tác phẩm”
Quốc văn pháp thảo sáng” của tác giả Trần Thừa Trạch. Cách dùng sử động và ý
động rất thường thấy trong Hán ngữ cổ đại.Thực chất, sử động và ý động là sự
hoạt dụng (dùng linh hoạt) của từ tác động vào tân ngữ kế sau nó.
* Sử động pháp
Trong câu động từ vị ngữ nói chung, tân ngữ là đối tượng chi phối của

động từ, nhưng trong câu sử động, quan hệ giữa động từ và tân ngữ không phải
là quan hệ chi phối thông thường mà hàm chứa ý nghĩa “Khiến cho ai, cái gì trở
nên thế nào, ra sao”. Có thể tóm lược theo mô hình sau:
a) Sử động của động từ.
VD : 項 伯 殺 人, 臣 活 之.
(Hạng Bá sát nhân, thần hoạt chi).
Hạng Bá giết người, thần làm cho kẻ ấy sống lại.
Chuyển sang sử động:
項 伯 殺 人, 臣使之活.
Hạng Bá sát nhân, thần sử chi hoạt.
b) Sử động của danh từ.
Danh từ biến thành động từ :
VD : 先 生 之 恩, 生 死 而 肉 骨 也.
Tiên sinh chi ân, sinh tử hi nhục cốt giã.
(Ơn của tiên sinh khác gì làm cho người chết sống lại, làm cho xương
được mọc thịt ra).
Chuyển sang sử động : 先 生 之 恩, 使 死 生 而 使 骨力量肉 也.
Tiên sinh chi ân, sử tử sinh nhi sử cốt nhục giã!
c) Sử động của tính từ :
Động từ + Tân ngữ = (sử)Tân ngữ + Động từ
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tính từ biến thành động từ.
VD : 春 风 又 风 江 南 岸.
Xuân phong hựu lục giang nam ngạn.
(Gió xuân lại làm cho bờ nam sông Trường giang xanh tốt).
Chuyển sang sử động :春 风 又使 江 南 岸 风.
Xuân phong hựu sử giang nam ngạn lục!
* Ý nghĩa ý động
Trong câu động từ vị ngữ, quan hệ ý nghĩa giữa động từ và tính từ có
nghĩa là “ Cho tân ngữ là thế nào”.

a)Ý động của danh từ :
VD : 無 金 王 爾音.
(Kinh thi – TIÓu nh·)
Vô kim ngọc nhĩ âm.
(Chớ có cho tiếng của người là vàng ngọc).
Chuyển sang ý động: 無無無無無 金 王
Vô dĩ nhĩ âm vi kim ngọc.
b)Ý động của tính từ.
Tính từ chuyển làm động từ.
VD : 孔子 登 风 山 而 小 风, 登 泰 山 而 小 天 下.
(Mạnh Tử)
Khổng Tử đăng Đông sơn nhi tiểu Lỗ, đăng Thái Sơn nhi tiểu thiên hạ.
( Khổng Tử lên núi Đông Sơn thì thấy nước Lỗ nhỏ bé, lên núi Thái Sơn
thì thấy thiên hạ tầm thường)
Chuyển sang ý động: 孔子 登 风 山 而 以 风风 小, 登 泰 山 而 以 天 下 风
Động từ + Tân ngữ = (Dĩ) tân ngữ (vi)
Website: Email : Tel : 0918.775.368
小.
Khổng Tử đăng Đông sơn nhi dĩ Lỗ vi tiểu, đăng Thái Sơn nhi dĩ thiên hạ
vi tiểu.
4.2.2. Lưu ý về sự hoạt dụng của tính từ
Khi bàn về ngữ pháp Hán cổ, một số nhà nghiên cứu cho rằng: Không nên
tách hiện tượng chuyển loại của tính từ ra làm một cách dùng độc lập, bởi hiện
tượng này đã có trong sử động và ý động.Tuy nhiên, vẫn có một số khác xếp hẳn
hiện tượng chuyển loại này ra làm một hình thức riêng.
Xét trong tác phẩm luận ngữ, do đặc điểm của văn ngôn, người viết xin
mạn phép được dành hẳn một mục riêng(ở phần lưu ý)để bàn về vấn đề này.
PHẦN II
CÁC HÌNH THỨC SỬ ĐỘNG VÀ Ý ĐỘNG TRONG LUẬN NGỮ
1. Sử động pháp

1.1. Sử động của động từ
1. 無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無
無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無 無
無無無無無無無無無無無無無無
(無無)
Phiên âm:
Tử Cống viết : Như hữu bác thi ư dân nhi năng tế chúng, hà như ? Khả vị
nhân hồ?
Tử viết : Hà sự ư nhân?Tất dã thánh hồ ?Nghiêu Thuấn kì do bệnh
chư.Phù nhân giả, kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân.Năng cận thủ
thí , khả vị nhân chi phương giã dĩ.
Dịch nghĩa :
Thầy Tử Cống hỏi rằng : Nếu như có người ban ơn rộng rãi cho dân, lại
có thể cứu giúp mọi người thì thế nào?Có thể gọi là người nhân được chăng?
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khổng Tử nói :Sao lại chỉ nói đến nhân thôi, tất phải gọi là thánh mới
đúng chứ?Vua Nghiêu vua Thuấn còn lo không theo kịp.Ôi!Người nhân là người
muốn gây dựng điều gì cho mình thì cũng gây dựng cho người điều đó, muốn
mình thông đạt ra sao cũng khiến người được thông đạt như vậy.Khéo lấy bản
thân mình làm mục tiêu so sánh, khá gọi là phương pháp tốt để thực hiện điều
nhân.
無無無無無無無無無無無無無無無
(Mình muốn gây dựng cũng làm cho người được gây dựng, mình muốn
thông đạt cũng làm cho người được thông đạt).
1. 無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無
無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無
無無無無無無無無無無…
(無無)
Phiên âm:
Khổng Tử viết : Cầu!Quân tử tật phù xả viết dục chi, nhi tất vi chi

từ.Khâu giã văn hữu quốc hữu gia giả, bất hoạn quả nhi hoạn bất quân, bất hoạn
bần nhi hoạn bất an.Cái quân vô bần, hoà vô quả, an vô khuynh.Phù như thị, cố
viễn nhân bất phục, tắc tu văn đức dĩ lai chi.Kí lại chi, tắc an chi…
Dịch nghĩa :
Khổng Tử nói : Anh Cầu!Người quân tử ghét thói che giấu lòng ham
muốn mà phải nói là việc phải làm.Khâu ta từng nghe rằng vua chư hầu và quan
đại phu chẳng lo chuyện tài sản ít ỏi, mà lo chia không đều;chẳng lo dân nghèo
mà chỉ lo dân không được yên ổn.Của chia đều thì dân không nghèo, dân hoà
hợp thì của không ít, dân yên ổn thì nước không nghiêng đổ.Ôi!Nếu như thế mà
người xa không phục thì phải sửa sang đức tốt để làm cho người ta đến với
mình, và khi người ta đã tới thì giúp cho họ được yên ổn…
無無無無無無無無
(Để khiến cho người ta đến với mình).
Tổng kết về hiện tượng sử động của động từ.
Đây là hiện tượng xuất hiện không nhiều trong tác phẩm.Nếu so với số
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lượng câu ở cả hai mươi thiên thì nó chiếm một tỉ lệ khá khiêm tốn.Có thể giải
thích điều này bằng chính nội dung của tác phẩm: Luận ngữ là tác phẩm kinh
điển triết học.Nếu đối chiếu với Mạnh Tử(một trong Tứ thư)và sau này là Sử ký
thì thấy rằng:
- Mạnh Tử: Loại hình này hầu như không có.
- Sử ký: Nhiều hơn hẳn.
Như vậy có thể thấy, sử động của động từ được sử dụng nhiều ở các văn
bản kinh điển lịch sử(hay nói chính xác hơn là ở những tác phẩm mà nhân vật và
hành động của nhân vật là chủ yếu và được đặc biệt đề cao).
Việc sử dụng loại hình này đem lại những hiệu quả nhất định.Thử lấy một
ví dụ:
“Kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân”.
Nếu dịch xuôi động từ một cách thông thường, có thể hiểu câu này là :
Mình muốn gây dựng thì gây dựng người, mình muốn thông đạt thì thông đạt

người.Có thể thấy nghĩa của câu không rõ ràng mà lại rất dễ gây hiểu
lầm.Nhưng nếu chuyển thành :
“Kỉ dục lập nhi sử nhân lập, kỉ dục đạt nhi sử nhân đạt”
Và hiểu là : Mình muốn gây dựng và cũng làm cho người khác được gây
dựng, mình muốn đựoc thông đạt và cũng làm cho người khác được thông đạt,
thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Thông thường, việc sử dụng động từ trong sử động có thể hiểu là việc
chuyển động từ ngoại động(động từ mang tân ngữ)sang động từ nội động(động
từ không mang tân ngữ).Điều này cho phép điển hình hoá hành động ngay với
cả những hành động không có động tác cụ thể.Bởi vậy, hành động được dặc biệt
nhấn mạnh.
Thứ đến, đối tượng của hành động cũng được nhấn mạnh, hầu hết là biến
đối tượng thành kẻ chủ động.Riêng trong Luận ngữ, hiện tượng này còn cho
phép xác định được người nói(Vì câu trong Luận ngữ cơ bản là khuyết chủ ngữ).
1.2. Sử động của tính từ
1. 無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無無

×