Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

đồ án kỹ thuật cầu đường THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TẮC NGHẼN GIAO THÔNG Ở ĐƯỜNG TRƯỜNG CHINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.02 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, giao thông
phát triển, an toàn, thuận lợi tạo điều kiện tốt cho sự trao đổi về kinh tế, chính
trị, văn hoá, kỹ thuật. Ngày nay giao thông vận tải là nhu cầu không thể thiếu
được của con người, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương
tiện giao thông ngày càng đa dạng, phát triển mạnh và có những bước tiến bộ
đáng kể. Tháng 11/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO.
Kinh tế nước ta đã và đang đạt được nhiều thành tựu hết sức to lớn, đời sống
nhân dân ngày càng được nâng cao, keó theo sự phát triển đó là nhu cầu đi lại,
giao lưu kinh tế - văn hóa của người dân ngày một tăng lên.
Tuy nhiên bên cạnh đó sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường lại
làm phát sinh những mặt tiêu cực về mặt xã hội. Do nhu cầu đi lại của người
dân trên một số tuyến đường là quá cao nên ùn tắc giao thông tại các đô thị đã
gây nhiều thiệt hại về con người tài sản của nhà nước và nhân dân, đòi hỏi vai
trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này ngày càng lớn, việc giải quyết ùn
tắc giao thông trở thành một yêu cầu hết sức bức thiết cho mọi người.
Mục đích của đề tài là trên cơ sở đánh giá thực trạng về vấn đề ùn tắc
giao thông ở đường Trường Chinh- Thanh Xuân- Hà Nội, rút ra các cơ sở lý
luận và thực tiến để tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất chống tắc nghẽn giao
thông cho tuyến đường này nói riêng và giao thông ở Hà Nội nói chung.
Với vấn đề đã nêu trên, đề tài được trình bày theo 3 chương:
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ TẮC NGHẼN GIAO THÔNG
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TẮC NGHẼN GIAO THÔNG
Ở ĐƯỜNG TRƯỜNG CHINH
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ RA.
1
Trong quá trình nghiên cứu chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý của cô giáo để có thể hoàn
chỉnh hơn vấn đề nghiên cứu và đóng góp một phần nhỏ vào công tác phòng
chống tắc nghẽn giao thông ở Trường Chinh nói riêng và Hà Nội nói chung.


2
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ TẮC NGHẼN GIAO THÔNG
I. GIAO THÔNG ĐÔ THỊ.
1. Khái niệm giao thông đô thị.
Giao thông đô thị bao gồm hai bộ phận- giao thông đối ngoại và giao
thông nội thị. Giao thông đối ngoại là các đầu nút giao thông đường bộ,
đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không nối liền hệ thống giao thông nội thị
với hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế. Giao thông nội thị ( giao thông
trong đô thị) phụ thuộc trước hết vào mật đô dân cư và tốc độ tăng trưởng
kinh tế; mặt khác còn phụ thuộc vào mật độ đường đô thị và chất lượng lòng
đường, vỉa hè, trình độ quản lý và ý thức dân cư
2. Các công trình giao thông đô thị và các hình thức đi lại.
Các công trình giao thông đô thị gồm:
Mạng lưới đường, cầu, hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi và các
công trình kỹ thuật đầu mối giao thông: sân bay, nhà ga, bến xe, cảng. Hệ
thống đường giao thông được phân loại theo chất lượng mặt đường: Bê tông,
nhựa, đá, cấp phối, đất…, đồng thời được tổng hợp theo địa bàn phường quận.
Đường đô thị được sử dụng và khai thác vào các mục đích sau:
- Vỉa hè dành cho người đi bộ; để bố trí các cơ sỏ hạ tầng kỹ thuật như:
Chiếu sáng, cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, vệ sinh
đô thị, các trạm đỗ xe, các thiết bị an toàn giao thông; để trồng cây xanh công
cộng, cây bóng mát hoặc cây xanh cách ly; để sử dụng tạm thời trong các
trường hợp khi được cơ quan thẩm quyền Nhà nước cho phép như: Quầy sách
báo, buồng điện thoại công cộng; tập kết, chung chuyển vật liệu xây dựng;
biển báo, bảng tin, quảng cáo; trông giữ các phương tiện giao thông; tổ chức
các hoạt động văn hoá, xã hội, tuyên truyền.
3
- Lòng đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ.
Có bốn hình thức đi lại phổ biến trong giao thông đô thị:

1- Đi lại trung tâm thành phố (nội bộ);
2- Từ trung tâm thành phố ra ngoại thành;
3- Ngoại thành đến trung tâm thành phố;
4- Ngoại thành - ngoại thành. Quy mô và tần suất đi lại của mỗi hình
thức tại Việt Nam chưa được thống kê, ở Mỹ có hơn 90% số lao động đi lại
giữa ngoại thành và trung tâm thành phố…
3. Phương tiện giao thông đô thị.
Phương tiện giao thông đô thị là yếu tố thứ hai sau đường sá trong giao
thông đô thị. Chi phí đi lại của xã hội và cá nhân phụ thuộc vào hai yếu tố là
đường sá và phương tiện giao thông. Việc lựa chọn phương tiện đi lại của dân cư
phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu dân số, mức thu nhập và tập quán đi lại. Sự phân hoá
dân số thành các nhóm giàu nghèo trong kinh tế thị trường diễn ra nhanh chóng và
được thể hiện rõ nét trong giao thông. Nhóm giàu đi bằng xe sang trọng, nhưng
nhóm nghèo chưa hẳn đã chịu đi bằng xe công cộng. Đó là do tập quán người dân
thích tự do với phương tiện riêng của mình, đồng thời xem ra chi phí cũng không
cao hơn so với đi xe công cộng nhiều lắm. Các loại phương tiện giao thông phổ
biến ở Việt Nam hiện nay là: Xe máy, ô tô riêng, xe đạp, xe công cộng. Trong đó
phương tiện chủ yếu của người dân thành phố là xe máy.
4. Giao thông tĩnh.
Bãi đỗ xe là yếu tố không kém phần quan trọng trong giao thông đô thị
hiện đai. Vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức, do đó trong các thành
phố rất ít bãi đỗ cho ô tô con, ít bãi gửi xe được quy hoạch; hơn nữa các bãi
gửi xe được hình thành một cách tuỳ tiện. Hiện tượng đỗ xe bên đường rất
phổ biến; trình độ dân trí và ý thức tôn trọng pháp luật kém, lấn chiếm lề, hè
đường… làm ảnh hưởng đến giao thông đô thị.
4
5. Tổ chức giao thông.
Phân luồng, phân tuyến, hệ thống tín hiệu, việc duy trì trật tự giao
thông… là những yếu tố tổ chức và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giao
thông đô thị.

6. Vai trò của giao thông đô thị tới phát triển kinh tế xã hội
Thứ nhất, hệ thống giao thông trong thành phố nếu được bố trí hợp lý và
khai thác hiệu quả sẽ đóng góp đáng kể cho hiệu quả kinh tế của thành phố
khiến nó trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và vai trò quốc tế
của nó cũng được nâng cao. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở, quốc tế
hoá và khu vực hoá đời sống kinh tế, sở dĩ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Hải Phòng, Đà Nẵng… đã thu hút phần lớn các dự án đầu tư một phần nhờ vị
trí và mạng lưới giao thông thuận lợi hơn các vùng khác ở nước ta. Hệ thống
cơ sở hạ tầng phát triển- trong đó có giao thông vận tải- đã góp phần tăng tính
hấp dẫn của các đô thị, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, phần
nào đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Thứ hai, giao thông đô thị cũng góp phần quan trọng về mặt công bằng
xã hội vì tác động tới đời sống hàng ngày của các tầng lớp dân cư. Một hệ
thống giao thống đô thị hợp lý và hấp dẫn sẽ có tác dụng kính thích phát triển
của các thành phần kinh tế, tăng cường thời gian nhàn rỗi do giảm được thời
gian hành trình của tất cả các thành viên trong xã hội. Theo thống kê của
nhiều nước trên thế giới, năng suất của một nhân viên văn phòng, một công
nhân doanh nghiệp… sẽ giảm khoảng 50% trong thời gian đầu sau khi bị tắc
nghẽn giao thông và vẫn tiếp tục bị giảm 10%- 20% trong giờ thứ hai sau đó.
Thứ ba, hệ thống đường sá có vai trò quyết định tới phát triển kinh tế đô
thị. Việc lựa chọn vị trí của các công ty, nơi ở của các hộ gia đình phần lớn
phụ thuộc vào hệ thống đường sá và phương tiện đi lại trong thành phố. Thời
gian và chi phí vẩn chuyển hàng hoá đi lại phụ thuộc rất nhiều vào độ dài và
5
chất lượng đường sá. Giá cả của các mảnh đất phụ thuộc nhiều vào mức độ
thuận tiện của nó về giao thông. Một mảnh đất có thể tăng giá gấp nhiều lần
nhờ cớ việc mở một con đường gần đó.
Thứ tư, giao thông thuận tiện sẽ tạo điều kiện phát triển các sinh hoạt
văn hoá, giáo dục, vui chơi, thể thao trong một đô thị phát triển.
II. TẮC NGHẼN GIAO THÔNG

1. . Khái niệm.
Tắc nghẽn giao thông là tình trạng không thể lưu thông được của xe
cộ do hệ thống giao thông bị quá tải hoặc do những nguyên nhân bất khả
kháng. Tắc nghẽn giao thông là một hiện tượng phổ biến ở các đô thị hiện đại.
Bản thân từ ùn tắc dùng trong lĩnh vực giao thông đã diễn giải rất đúng
nguyên nhân và diễn biến của tình trạng tắc đường. Trước tiên, dòng phương
tiện đang chuyển động bị ùn ứ lại và cứ sau mỗi phút như thế thì lại có thêm
hàng ngàn phương tiện ở mỗi chiều dồn đến gần tâm mầm gây ùn ứ. Khi mật
đọ phương tiện tại đoạn này càng dày đặc thêm đạt trạng thái bão hòa và càng
được nối dài ra các phía thì khả năng thoát khỏi khu vực của các phương tiện
giao thông ở vùng trung tâm khu vực ùn ứ càng khó khăn, dẫn đến tắc nghẽn
chuyển động. Mặt khác, ki xảy ra ùn ứ nhất thời không giải quyết được nhanh
chóng thì các phương tiện có khuynh hướng lấn sang làn đường ngược chiều
ở những nơi không có dải phân cách, làm cho làn xe ngược chiều không thoát
đi được và đoạn ùn ứ càng kéo dài mãi ra các phía cho đến nơi có nhánh rẽ đi
được.
2. Hậu quả.
Ở các đô thị, đặc biệt là các đô thị ở các nước đang phát triển như Việt
Nam, tình trạng tắc nghẽn giao thông xảy ra thường xuyên. Thiệt hại của tắc
nghẽn có thể chia làm ba nhóm sau:
- Sự lãng phí về năng lượng.
6
- Ô nhiễm không khí.
- Tổn thất về kinh tế.
a) Tắc nghẽn giao thông gây lãng phí về năng lượng.
Các phương tiện giao thông đều có một định mức vận tốc nhất định,
nghĩa là khi xe chạy với vận tốc định mức đó thì sự tiêu hao năng là thấp nhất.
Tắc nghẽn giao thông xảy ra thì các phương tiện như ô tô, xe máy phải chạy
chậm lại, thậm chí là không di chuyển được nhưng vẫn nổ máy, do đó sự tiêu
hao năng lượng sẽ tăng lên. Do đó tắc nghẽn giao thông sẽ gây lãng phí lớn về

các loại năng lượng như xăng, dầu
b) Ô nhiễm môi trường do tắc nghẽn giao thông.
Nhiều năm nay, cùng với quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng thì số
lượng các phương tiện giao thông ở các đô thị nước ta cũng tăng nhanh,
chủng loại phương tiện cũng đa dạng và phong phú hơn đồng nghĩa với việc
khí thải từ các phương tiện giao thông cũng ngày một tăng, không khí ngày
càng ô nhiễm hơn. khi tắc nghẽn giao thông xảy ra thì một lượng lớn các khí
thải độc hại từ các phương tiện giao thông được sả ra ảnh hưỏng tới môi
trưòng và sức khoẻ con người. Các khí này có nồng độ cao hơn nhiều so với
tiêu chuẩn cho phép do đó chúng có tác động rất lớn tới sức khỏe của không
chỉ những người có mặt tại điểm ách tắc mà còn tác động tới cộng đồng cư
dân xung quanh.
Ở các điểm tắc nghẽn thì các nồng độ các chất thải trên đều cao gấp
nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Với nồng độ quá cao như vậy, bản thân
những người có mặt tại điểm tắc đường phải chịu đựng một lượng chất lượng
chất độc rất lớn. Do đó có thể dẫn tới hậu quả xấu như các chất độc xâm nhập
vào cơ thể, tác dụng lên đường tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, tăng cường lượng
chì trong máu, ức chế khả năng vận chuyển oxi trong máu, khống chế hoạt
động của một số loại hoocmon, làm rối loạn hoạt động của một số cơ quan
7
chức năng. Điều này trong thực tế dẫn đến hiện tượng hoa mắt, chóng mặt,
nhức đầu ở rất nhiều người sống trong khu vực và những người thường xuyên
đi lại trên các tuyến đường giao thông, các điểm tắc nghẽn. Theo y học, đây
chính là những triệu chứng nhiễm độc nhẹ. Trong trường hợp tiếp xúc nhiều,
liên tục có thể dẫn tới nhiều triệu trứng nhiễm độc nặng như : Buồn nôn, mệt
mỏi, xanh xao, viêm phế quản Hơn nữa, khả năng ảnh hưởng, tác động tới
hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hô hấp của các chất độc này về lâu dài là rất nguy
hiểm. Do đó xác suất bị các bệnh đường hô hấp, tim mạch của cộng đồng dân
cư xung quanh các khu vực có đường giao thông mật độ cao, thường xảy ra
ách tắc rất lớn, đặc biệt là các bệnh về phổi. Rõ ràng, mức độ nguy hại của

các khí độc thải ra trong quá trình tắc nghẽn giao thông và các tuyến giao
thông có mật độ cao ảnh hưởng tới môi trường sức khoẻ cộng đồng dân cư
quanh vùng là rất nghiêm trọng
c) Tổn thất về kinh tế do ngừng trệ các hoạt động giao thông.
Nếu xét đô thị như một cơ thể sống thì giao thông vận tải có chức năng
tương đương như cơ thể sống trong cơ thể đó. Khi các mạch máu của hệ tuần
hoàn bị tắc nghẽn có nghĩa là xảy ra sự ngừng trệ các hoạt động lưu thông.
Một xã hội muốn tồn tại thì luôn phải diễn ra các hoạt động sản xuất- lưu
thông- phân phối- tiêu dùng. Trong đó lưu thông giữ vai trò làm trung gian,
nối liền giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Khi tắc nghẽn giao thông thì
quá trình lưu thông không thể diễn ra bình thường. Tắc nghẽn gây ra tổn thất
về kinh tế, tăng thời gian và chi phí đi lại của người dân, của việc vận chuyển
hàng hoá, làm cho nền kinh tế kém hiệu quả. Một đô thị thường xảy ra tắc
nghẽn giao thông thì sẽ trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, sức hút
các dự án đầu tư sẽ bị giảm sút đáng kể dù cho cơ chế, chính sách của đô thị
có thông thoáng hấp dẫn đến đâu.
8
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TẮC NGHẼN GIAO THÔNG
Ở ĐƯỜNG TRƯỜNG CHINH
I. GIỚI THIỆU ĐƯỜNG TRƯỜNG CHINH
Đường Trường Chinh dài hơn 2300m, rộng 18m bắt đầu từ phố Đại La
(quận Hai Bà Trưng) qua Ngã Tư Vọng, cắt ngang đường Giải Phóng chạy
thẳng đến Ngã Tư Sở (quận Đống Đa).
Đường Trường Chinh là tuyến huyết mạch của Thủ đô, lượng người và
các loại phương tiện tham gia giao thông trong ngày rất tấp nập. Đường
Trường Chinh đã được quy hoạch, mở rộng thành đại lộ thuộc vành đai hai
của Thủ đô.
Hiện nay, trên đường Trường Chinh có nhiều cơ quan, đơn vị của quân
đội như Bộ tư lệnh quân chủng Phòng không-Không quân; Bảo tàng Phòng

không-Không quân; Học viện Phòng không-Không quân; Công ty 247 Quân
chủng Phòng không-Không quân; Viện quan hệ quốc tế về Quốc phòng (Bộ
Quốc phòng); Nhà khách Bộ quốc phòng; Tổng công ty xây dựng Lũng Lô
(Bộ tư lệnh công binh); Công ty xây dựng công trình hàng không ACC
(QCPK – KQ).
Đường Trường Chinh còn có nhiều trụ sở của các doanh nghiệp lớn như
Công ty phát triển khoáng sản; Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam; Công ty
thiết bị khoa học và đo lường kiểm nghiệm “SMICO;" Tổng công ty xây dựng
nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông
thôn; Viện Thú y Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; Công ty vật tư thú
y trung ương; Trung tâm khảo sát-kiểm nghiệm công trình hàng không
ADCC…
9
Dọc hai bên đường Trường Chinh, còn có các hợp tác xã và các hộ kinh
doanh, dịch vụ phát triển đa dạng, nhiều nhất là buôn bán vật liệu xây dựng,
nội thất gia đình, hàng cơ khí, xây dựng.
II. THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ TẮC NGHẼN GIAO THÔNG Ở
ĐƯỜNG TRƯỜNG CHINH.
1. Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường Trường Chinh
a) Công trình giao thông.
Đường Trường Chinh có chiều dài khoảng 2300 m, rộng 18m. Điểm đầu
tại ngã giao nhau với phố Vương Thừa Vũ, điểm cuối tại Ngã tư Vọng. Tuyến
đi qua địa bàn các phường Khương Thượng, Phương Mai (Quận Đống Đa) và
phường Khương Mai, Phương Liệt (Quận Thanh Xuân).
Cấp hạng đường: đường chính đô thị
- Quy mô đường bao gồm 2 lòng đường chính.Vỉa hè hai bên rộng.
- Chiều rộng mặt cắt ngang điển hình tuyến đường được chia làm ba
đoạn như sau:
+ Đoạn từ phố Vương Thừa Vũ đến cống Chéo đường Trường Chinh
(sông Lừ). + Đoạn từ ngõ 102 đường Trường Chinh đến Ngã Tư Vọng

+ Đoạn từ cống Chéo (sông Lừ) đến ngõ 102 đường Trường Chỉnh
Các nút giao thông chính tại các điểm giao nhau của tuyến đường với
các đường ngang:
- Đường Giải Phóng
- phố Tôn Thất Tùng , phố Lê Trọng Tấn
- phố Vương Thừa Vũ, phố Tây Sơn, Nguyễn Trãi
- một số đường ngang theo quy hoạch có cấp thấp hơn. Ví dụ: đường
Phương Liệt; ngõ 102, 109 Trường Chinh;
- Các nút giao này đều tổ chức giao nhau cùng cốt.

b) Phương tiện giao thông lưu thông qua Trường Chinh.
Lòng đường được sử dụng dành cho xe cơ giới và xe thô sơ. Các loại
10
phương tiện giao thông phổ biến ở Việt Nam nói chung và đường Trường
Chinh nói riêng hiện nay là: Xe máy, ô tô riêng, xe đạp, xe công cộng. Trong
đó phương tiện chủ yếu của người dân thành phố là xe máy. Riêng lượng ô tô,
mỗi ngày cũng tới nghìn lượt xe. Nói về xe công cộng, đường Trường Chinh
có 2 tuyến xe bus chạy qua đó là : xe bus 16( lộ trình BX Giáp Bát - BX Mỹ
Đình ) mỗi ngày có khoảng 100- 150 chuyến cả đi và về, xe bus 19 ( lộ trình
Trần Khánh Dư - BX Yên Nghĩa ) mỗi ngày có khoảng 100- 120 chuyến cả đi
và về, xe bus 24 ( lộ trình Long Biên - Ngã Tư Sở - Cầu Giấy ) mỗi ngày cũng
khoảng từ 150- 200 chuyến cả đi và về.
Vỉa hè dành cho người đi bộ, bố trí các công trình cơ sở hạ tầng kĩ thuật
như: Đèn chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước, cắm biển trung chuyển xe bus,
các thiết bị an toàn giao thông, cây xanh, biển báo, bảng tin, quảng cáo…
Như vậy áp lực đi lại tác động lên đường Trường Chinh là rất lớn.
2. Tình trạng tắc nghẽn giao thông ở Trường Chinh
Tuyến đường Trường Chinh được mệnh danh là “tuyến đường siêu tắc”,
không chỉ ở giờ cao điểm tuyến mới có hiện tượng tắc nghẽn mà ngay cả giờ
thấp điểm, tuyến cũng không đáp ứng được yêu cầu đi lại cho người dân khu

vực này.Mặc dù thời gian qua TP Hà Nội đã tìm nhiều phương cách để giảm
tải lưu lượng giao thông cho tuyến đường nhưng chưa đạt hiệu quả. Điểm tắc
chủ yếu xảy ra ở cá nút giao thông trọng điểm với đường ngang:
Tại nút giao với đường Giải Phóng: do tuyến giao này còn là nơi chuyển
giao giữa đương bộ nên với đường sắt nên vào những lúc tàu hỏa chạy qua, cả
hai bên đường Trường Chinh và Giải Phóng đều phải đứng chờ tàu, cộng
thêm lượng người tham gia giao thông khu vực này là khá đông đúc do trục
Giải Phóng và Trương Chinh đều là hai trục đường chính để lưu thông trong
đô thị, do đó tại đây thường xuyên xảy ra tắc cục bộ.
Tại nút ngã tư giaoTrường Chinh với Lê Trọng Tấn, Tôn Thất Tùng:
luôn trong cảnh tắc đường ít nhất là 2 lần 1 ngày. Do khu vực phải chịu áp lực
11
giao thông của cả 4 hướng đó là: Lê Trọng Tấn, Tôn Thất Tùng, 2 chiều
đường Trường Chinh, cả 4 hướng này đều có lượng giao thông đi lại lớn đi
lại, mặc dù các chiến sĩ CSGT hàng ngày vẫn có mặt tại đây để phân luồng
nhưng giải quyết không xuể, rồi va quệt xảy ra thường xuyên. Những người
làm việc hay thường xuyên phải đi qua con đường này luôn phải đứng hàng
giờ hít khói bụi từ các phương tiện tham gia giao thông.
Tại nút giao với đường Vương Thừa Vũ, phố Tây Sơn, Nguyễn Trãi:
không khá khẩm hơn so với 2 nút giao thông khu vực nói trên. Lượng người
tham gia giao thông đổ dồn từ khu vực đường Láng, các khu vực lân cận ra
đường Trường Chinh, làm khu vực này cũng nằm trong tình trạng tắc trầm
trọng, đặc biệt vào giờ cao điểm.
Ngoài ra, tắc đường cũng xảy ra ở những đoạn đường giao với các ngõ
ngang của đường Trường Chinh.
3. Nguyên nhân gây ra tắc nghẽn giao thông
a) Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân thứ nhất, do cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống đường chưa
đạt tiêu chuẩn kỹ thuật:
- Như độ nghiêng, độ bám dính mặt đường, tầm nhìn… chưa đảm bảo,.

Trên đường còn có nhiều ổ gà chưa được sửa chửa, them nữa là hệ thống
thoát nước dưới lòng đường không được làm có độ cao bằng với bề mặt mà
có phần cao hơn. Điều này dẫn đến việc người đi đường phải tránh các vùng
này.
- Do một số đoạn đường bị gãy gấp khúc, cho nên khi có mưa xuống, hệ
thống thoát nước chưa xử lí kịp làm bị đọng ứ cục bộ, gây khó khăn đi lại cho
tuyến đường.
Nguyên nhân thứ hai, do sự gia tăng nhanh của các phương tiện giao
thông trong khu vực nói riêng và thành phố nói chung dẫn đến ùn tắc giao
12
thông .
Nguyên nhân thứ ba, do thiếu Chiến lược Giao thông và Quy hoạch giao
thông :
Trong thời gian qua, Nhà nước và Chính phủ đã rất cố gắng đầu tư vốn
mở rộng làm mới tuyến đường nhưng vẫn còn quá ít trước áp lực đi lại ngày
một gia tăng. Chính sách chuyển đất đai thành hàng hoá của Nhà nước và
Chính phủ, đã gây khó khăn không ít cho việc giải phóng mặt bằng và xẩy ra
nhiều tiêu cực trong việc đền bù giải toả, kéo dài thời gian, tăng chi phí xây
dựng cũng là một nguyên nhân chậm tiến độ công trình nâng cấp cho tuyến
đường.
b) Nguyên nhân chủ quan
Ý thức của người tham gia giao thông và điều khiển phương tiện:
Xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về luật giao thông, từ sự thiếu nghiêm
minh của lực lượng Cảnh Sát Giao Thông đã làm cho ý thức của người tham
gia giao thông rất kém.
Ý thức của người dân khi tham gia giao thông và điều khiển phương tiện
khi tham gia giao thông chưa cao, kèm với sự kém hiểu biết về luật, là một
trong những nguyên nhân chính gây nên tình trang ùn tắc ngày càng gia tăng.
Trên thực tế,người ta dễ bắt gặp ô tô, xe buýt, xe khách đi hàng hai, hàng
ba trên đường, dừng đỗ vô tội vạ, lấn chiếm hết phần đường của xe máy và

phương tiện khác. Chỉ cần một chiếc ô tô dừng, hàng trăm phương tiện đằng
sau, ngay lập tức lâm vào cảnh ùn tắc
Vỉa hè các con đường do bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nên không
còn lối đi cho khách bộ hành Vạch trắng dành cho người đi bộ cũng bị xe máy
chiếm Tại các giao lộ, dù có biển báo cho phép xe hai bánh được phép rẽ phải
nhưng người dừng đèn đỏ vẫn không chịu nhường lối ưu tiên để giải quyết ùn
tắc phía sau Văn Huê - Trên đường, xe chở hàng cồng kềnh quá nhiều. Đề
13
nghị CSGT, thanh tra giao thông nhanh chóng xử lý để đường thông, hè
thoáng.
Như vậy, tình trang ùn tắc ngày một gia tăng xuất phát từ nhiều nguyên
nhân, từ những cơ chế chính sách bất cập, từ bộ máy quản lý các cấp đến từng
người dân. Để giải quyết được Quốc nạn này đòi hỏi chúng ta phải có một
giải pháp đồng bộ và phải được nghiên cứu thật kỹ và phải có một chường
trình lâu dài, cần phải giải quyết từng khâu, khâu nào trước, khâu nào sau…
chứ không thể nói, không thể hô hoán chung chung mà được…
14
CHƯƠNG III.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ RA
I. GIẢI PHÁP RIÊNG CHO KHU VỰC
- Đẩy nhanh dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 2 (đoạn Ngã Tư Sở –
Ngã Tư Vọng), do UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 4454/QĐ-
UBND ngày 28/9/2011.
- Tạm thời nâng cấp sửa chữa cho một số đoạn đường bị hư hỏng.
- Cấm các một số xe lưu thông vào tuyến đường khi giờ cao điểm. Ví dụ:
xe taxi, xe tải, xe khách….
- Giải tỏa các quán hàng trên vỉa hè, lấy lối đi lại cho người đi bộ, và là
nơi lưu thông tạm thời khi bị tắc nghẽn.
- Lắp đặt thêm hệ thống đèn đỏ cho nút giao thông giao với đường
Vương Thừa Vũ nhằm điều tiết giao thông cho khu vực này.

II. GIẢI PHÁP CHO TOÀN THÀNH PHỐ.
- Tổ chức và tăng cường quản lý giao thông tăng cường trật tự an toàn
giao thông đô thị, trách nhiệm của các cơ quan chức năng, thực hiện việc
tuyên truyền, giáo dục, cải tạo và xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển mạng
lưới vận tải hành khách công cộng, hạn chế phát triển phương tiện cá nhân,
giải pháp về vốn - lập quỹ phát triển giao thông đô thị.
- Trong quy hoạch tổng thể dài hạn của các đô thị nên chú ý phân bổ
các khu công nghiệp, thương nghiệp, dân cư, các tổ chức hành chính, trường
học, bệnh viện v.v một cách hợp lý và giãn dần ra khỏi các khu trung tâm,
các khu phố cổ.
- Xây dựng mới và cải tạo các hệ thống đường giao thông cũ có tính toán
hợp lý đến quy hoạch tổng thể dài hạn của đô thị. Việc này sẽ làm giảm mật
độ giao thông nhưng đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn.
- Phát triển các loại hình phương tiện giao thông công cộng (xe buýt, tàu
điện ngầmv.v) cũng như phân bổ số lượng phương tiện cho mỗi tuyến và số
lượng điểm dừng, điểm đỗ một cách hợp lý để người sử dụng các phương tiện
15
giao thông công cộng thấy có nhiều tiện lợi hơn.
- Khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng và hạn chế sử
dụng phương tiện giao thông cá nhân bằng các biện pháp kinh tế cũng
như giáo dục, hợp lý hóa cơ cấu phương tiện vận chuyển như phân bổ nhu cầu
đi lại theo các phương thức vận tải.
- Phân luồng giao thông để hạn chế phương tiện giao thông trong một số
giờ cao điểm nhất định.
- Áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến trong điều khiển giao thông vận tải
để tổ chức điều hành giao thông đô thị.
- Hạn chế nhu cầu đi lại trong giờ cao điểm bằng các phương pháp hợp
lý như quy định lại giờ làm việc của một số bộ ngành và có biện pháp thu hút
nhu cầu đi lại của người dân trong giờ thấp điểm.
- Quy hoạch, phân bổ, xây dựng thêm một số công trình công cộng như

trường học, chợ, bệnh viện, công viên, khu vui chơi giải trí để hạn chế cự ly
đi lại của người dân.
- Người dân tăng cường việc đi chung xe để giảm lưu lượng giao thông
trên đường, từ đó giảm tắc đường.
16

×