Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Logic và tiếng việt, những câu chuyện trí tuệ về lập luận logic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.01 KB, 13 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Logic và tiếng việt, những câu chuyện trí tuệ về lập luận logic
I. Khái lược logic học
1. Logic học
Logic học đã phát triển từ rất sớm ở các nước Hi Lạp, Trung Quốc và ấn Độ,
trong đó nổi bật nhất là ở Hi Lạp. Logic học được hình thành từ thế kỷ thứ IV trước
công nguyên với tên tuổi của nhà triết học vĩ đại Aristote (384-322tcn), ông là
người sáng lập ra ngành khoa học này.
Thuật ngữ logic nguyên là một từ gốc Hi Lạp (logike) với ý nghĩa là một
môn khoa học về tư duy và từ này lại bắt nguồn từ một từ khác logos có nghĩa là
"lời nói", "trí tuệ", "lập luận". Thuật ngữ này đi vào tiếng La tinh thành logica. Từ
này là nguồn gốc của hàng loạt từ cùng nghĩa trong các ngôn ngữ ở châu âu như:
logika (Nga, Ba Lan), logic (Anh), logique (Pháp),...
Từ logic của tiếng Việt bắt nguồn từ logique - một từ Pháp xuất hiện vào thế
kỷ XIII. Thuật ngữ này trước đây còn gọi là "luận lý học", "lý học". Thuật ngữ
logic thường được sử dụng với hai nghĩa sau:
Khoa học về hình thức và quy luật của tư duy. Nghiên cứu tư duy với tư cách
là hệ thống ánh phản về giới hiện thực được xem xét dưới góc độ tính chân thực
hay giả dối của các ánh phản ấy. Tức là nó nghiên cứu những quy luật và hình thức
suy luận của tư duy nhằm đi tới sự nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan.
Những mối liên hệ tất yếu có tính quy luật giữa các sự vật và các hiện tượng
trong hiện thực khách quan cũng như giữa những ý nghĩ, tư tưởng trong tư duy,
trong lập luận của con người.
Cho tới nay, sự phát triển của logic học đã trải qua nhiều giai đoạn và đạt
được những thành tựu to lớn, nó chiếm một vị trí vô cũng quan trọng trong đời
sống.
Có thể nói trong mọi môn học, trong mọi nghề nghiệp chúng ta đều phải sử
dụng "tính logic" của nó. Nhờ logic mà môn học đó có tính chặt chẽ và chính xác
hơn, trong công việc nhờ logic sẽ giúp chúng ta thành đạt hơn. Và một điều hiển
nhiên chúng ta rất dễ nhận biết đó là trong cuộc sống hàng ngày thường xuyên nghe
những câu "không logic", "nói chẳng ăn khớp gì hết", "nói như vậy là có lý", "mâu


thuẫn", rồi những cuộc suy luận, tranh luận vẫn thường xuyên xảy ra. Vậy thì vì
sao lại có những câu nói như vậy và để giải quyết vấn đề đó như thế nào logic học
sẽ cung cấp cho ta một công cụ phân tích, trả lời những câu hỏi đó.
2. Logic và ngôn ngữ
Phương tiện để trình bày logic đó lại là ngôn ngữ, ngôn ngữ là phương tiện
duy nhất để chuyển tải logic một cách rõ ràng và có hệ thống, cụ thể là qua tiếng
Việt. Tiếng Việt là một siêu ngôn ngữ để miêu tả logic và chúng có mối quan hệ
chặt chẽ lẫn nhau.
Logic và ngôn ngữ đều là những hệ thống kí hiệu. Chúng có nhiều điểm
giống và điểm khác biệt nhau.
Đặc điểm Logic Ngôn ngữ
Kí hiệu - Nhân tạo và hình
thức. Do vậy là những
kí hiệu thuần nhất, đơn
trị và bất biến
- Tự nhiên, nên biến đổi và đa trị. Chúng
chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác như
thay đổi theo thời gian, thời đại, thay đổi
theo không gian và tạo ra các vùng phương
ngữ, thay đổi theo giới tính, nghề nghiệp,
trình độ văn hoá,...
Đơn vị - Đơn vị cơ bản là khái
niệm và phán đoán
(còn gọi là mệnh đề)
- Phán đoán chỉ tương
ứng với câu tường
thuật
-Từ (cấp độ từ) và câu (cấp độ câu).
-Ngoài ra ngôn ngữ còn có âm vị (thuộc
cấp độ ngữ âm)

-Ngôn ngữ còn có những câu khác nữa
không phải là phán đoan: câu cảm thán,
mệnh lệnh, cầu khiến,...
2
Cú pháp Logic dùng các tác tử logic dể tạo phán đoán mới từ một hay nhiều
phán đoán đã biết. Ngôn ngữ cũng có những liên từ tương ứng và có
chức năng tương tự như các liên từ logic.
- Người ta quan tâm đến
giá trị chân lý của các
phán đoán.
-Quan tâm tới phương
diện hình thức cấu tạo-
logic đơn trị về cấu trúc.
- Cần đúng theo nguyên tắc cú pháp và
phương diện ngữ nghĩa.
-Do có nhiều cách diễn đạt của cùng một
nội dung nên có hiện tượng đa trị về cấu
trúc
Quy luật -Là những quy luật, quy
tắc hình thức, phổ quát
và cố định.
-Suy luận hoàn toàn hình
thức.
-Quy luật quy tắc của ngôn ngữ, bên
cạnh đặc điểm hình thức còn phụ thuộc
vào nội dung. Ngoài cái phổ quát chung
cho mọi ngôn ngữ còn có đặc thù cho
từng ngôn ngữ riêng.
-Ngoài suy luận hình thức như logic còn
suy luận qua cấu trúc, ngữ cảnh, tri

thức,...
Tuy có sự khác biệt nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ vô cùng khăng
khít với nhau. Ngôn ngữ là phương tiện để thể hiện logic, nhờ có ngôn ngữ mà ta
mới thấy được logic chặt chẽ như thế nào và ngược lại chính nhờ logic mà ta thấy
được "tính giá trị của ngôn ngữ", sự luân chuyển linh hoạt, đa dạng, phong phú của
ngôn ngữ. Hơn thế nữa, chúng ta thấy được tư duy sâu sắc nhạy bén của con người,
khả năng vận dụng ngôn ngữ logic vào cuộc sống một cách nhuần nhuyện và tinh
tế.
3
II. Lập luận logic
1. Lập luận logic
Lập luận là một hoạt động ngôn từ. Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói đưa
ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra
một/một số kết luận hay chấp nhận một/một số kết luận nào đó.
Trong một lập luận, có ba thành tố logic là:
-Tiền đề (luận cứ): là một hoặc nhiều dữ kiện xuất phát làm căn cứ cho lập
luận, từ đó suy ra dết đề.
-Kết đề: là một khẳng định đích hay là một khẳng định mục tiêu.
-Lí lẽ (còn gọi là luật suy diễn hay là luận chứng): là những yếu tố mà nhờ
đó từ tiền đề chúng ta suy ra kết đề.
Sơ đồ khái quát của một lập luận:
D C
(tiền đề, sự kiện) (kết đề)

L
(lí lẽ, luật suy diễn)
Đi vào cụ thể chúng ta sẽ thấy nhiều nhà khoa học đã sử dụng logic lập luận
trong nghiên cứu, trong việc diễn đạt ngôn từ, tư duy thể hiện tài trí trong ứng biết
và sáng tạo.
Câu chuyện:

Có hai người bạn tham ăn ngồi ăn cơm với nhau nhưng muốn tỏ ra lịch sự.
Khi trong đĩa chỉ còn hai miếng thịt gà, một to, một nhỏ thì họ đều ngồi im chờ đợi.
Cả hai đều nghĩ: "Nếu anh ta gắp thịt gà trước, thì anh ta sẽ gắp miếng nhỏ để tỏ
thái độ lịch sự". Họ chờ mãi, một lúc lâu sau một anh đã gắp miếng thịt gà to lên.
Thấy vậy người kia lập tức mắng bạn mình:
4
- Bác thật là thiếu lịch sự! Nếu là người lịch sự, khi gắp trước bác phải gắp
miếng bé trước chứ!
Người thứ nhất hỏi lại:
- Nếu là bác thì bác sẽ gắp miếng nào?
- Tất nhiên là gắp miếng bé rồi! Người kia bực tức trả lời.
- Vậy thì đằng nào miếng to cũng là của tôi, thưa bác!
Người thứ nhất mỉm cười và tiếp tục ăn.
2. Lập luận trong những câu chuyện trí tuệ người xưa
Lập luận có nhiều cách khác nhau được con người áp dụng vào mọi lĩnh vực
của đời sống. Có các dạng lập luận như:
- Lập luận theo logic
- Lập luận theo logic tự nhiên
- Chứng minh và bác bỏ
- Ngộ biện và nguỵ biện
Trong mỗi dạng này lại có những cách lập luận chi tiết hơn. Trong giới hạn
của mình, ở bài viết này chỉ đưa ra một số dạng lập luận được các nhà trí tuệ xưa
đưa vào áp dụng một cách rất hóm hỉnh và thông minh.
2.1. Lập luận theo logic
Trong logic, từ một hoặc một số mệnh đề (còn gọi là phán đoán) đã biết, ta
suy ra được một mệnh đề mới thì sự suy ra đó được gọi là một phép suy luận, phép
suy diễn hay một lập luận.
Câu chuyện dưới đây cho ta thấy tài lập luận của Khổng Dung theo quy luật
logic
"Khổng Dung là nhà văn học cuối thời Đông Hán (153-208). Có một lần ông

tìm cách vào gặp Lý Nguyên Lễ (làm Tư lệ Hiệu uý- tương đương với chức thái thú).
Vào gặp Lý Nguyên Lễ với tái ứng đáp khéo léo nên ông được mọi người ca ngợi là
thần đồng. Chỉ riêng có quan đại phu đại trung Trần Vi là cho bình thường nói:
- Lúc bé thông minh lanh lợi, lớn lên chưa chắc đã có gì đáng kể!
5

×