Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Luận văn thạc sỹ kinh tế Giải pháp thu hút nguồn vốn ODA vào tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 117 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH






LƢƠNG NGỌC HƢỜNG





GIẢI PHÁP THU HÚT NGUỒN VỐN ODA
VÀO TỈNH TUYÊN QUANG





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ








THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





LƢƠNG NGỌC HƢỜNG





GIẢI PHÁP THU HÚT NGUỒN VỐN ODA
VÀO TỈNH TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS ĐỖ ĐỨC BÌNH




THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS. TS. Đỗ Đức Bình.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn
này trung thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.


Học viên



Lương Ngọc Hường






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo, Khoa Sau Đại học, cùng các thầy, cô giáo trong trƣờng Đại
học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn GS.TS Đỗ Đức Bình đã trực tiếp
hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp động
viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn



Lương Ngọc Hường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIỆT NAM vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIỆT NAM TIẾNG ANH viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ xi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
5. Kết cấu của luận văn 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ODA 5
1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại ODA 5
1.1.1. Khái niệm ODA 5
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của ODA 5
1.1.3. Phân loại ODA 8
1.2. Vai trò của ODA 10
1.2.1. Bổ sung cho nguồn vốn 10
1.2.2. Chuyển giao thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại 11
1.2.3. Nâng cao đời sống, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trƣờng 12
1.2.4. Giúp các nƣớc đang phát triển hoàn thiện cơ cấu kinh tế, cải cách
hành chính, hỗ trợ xây dựng chính sách và thể chế 14
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới thu hút vốn ODA 15
1.3.1. Từ phía các nhà tài trợ 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
1.3.2. Từ phía nhận tài trợ 15

1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia, tỉnh thành về thu hút vốn ODA
và bài học rút ra cho Tuyên Quang 16
1.4.1. Kinh nghiệm thu hút ODA của một số tỉnh thành 17
1.4.2. Bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang 20
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài 22
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 22
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 22
2.2.2. Phƣơng pháp xử lý và tổng hợp số liệu 22
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin, số liệu 23
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 23
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ODA TẠI TỈNH
TUYÊN QUANG TRONG THỜI GIAN QUA (2011 - 2013) 24
3.1. Thuận lợi và khó khăn của tỉnh Tuyên Quang trong thu hút ODA 24
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân số của tỉnh Tuyên Quang 24
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Tuyên Quang 29
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong thu hút ODA của tỉnh Tuyên Quang 37
3.2. Những nhân tố từ phía các nhà tài trợ ảnh hƣởng đến thu hút ODA
của tỉnh Tuyên Quang 40
3.2.1. Mục tiêu chiến lƣợc cung cấp ODA của nhà tài trợ 40
3.2.2. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội phía nhà tài trợ 41
3.2.3. Mối quan hệ kinh tế - chính trị giữa nhà tài trợ và Tỉnh 42
3.3. Thực trạng công tác thu hút vốn ODA trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 43
3.3.1. Tình hình thu hút vốn ODA 44
3.3.2. Thực hiện giải ngân vốn ODA 52
3.4. Những chính sách, biện pháp Tuyên Quang áp dụng để tăng cƣờng
thu hút ODA 58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


v
3.4.1. Quy hoạch 58
3.4.2. Giải phóng mặt bằng 60
3.4.3. Bố trí vốn đối ứng của tỉnh 60
3.5. Đánh giá về thu hút vốn ODA trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 61
3.5.1. Những kết quả đạt đƣợc 61
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân 63
Chƣơng 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG
CƯỜNG THU HÚT, VỐN ODA CỦA TỈNH TUYÊN QUANG 68
4.1. Định hƣớng về tăng cƣờng thu hút ODA tại tỉnh Tuyên Quang
trong thời gian tới 68
4.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển KT - XH của tỉnh Tuyên Quang 68
4.1.2. Các mục tiêu chủ yếu 77
4.1.3. Định hƣớng tăng cƣờng thu hút vốn ODA tại tỉnh Tuyên Quang 78
4.2. Mục tiêu và quan điểm tăng cƣờng thu hút vốn ODA tại tỉnh Tuyên Quang 80
4.2.1. Mục tiêu thu hút nguồn vốn ODA 80
4.2.2. Quan điểm tăng cƣờng thu hút vốn ODA tại tỉnh Tuyên Quang 81
4.3. Các giải pháp tăng cƣờng thu hút vốn ODA tại tỉnh Tuyên Quang 82
4.3.1. Nâng cao hiệu quả đầu tƣ 82
4.3.2. Có chiến lƣợc đầu tƣ rõ ràng và hợp lý 83
4.3.3. Nâng cao năng lực của ban quản lý dự án 83
4.3.4. Tăng cƣờng theo dõi đối với việc triển khai và thực hiện dự án ODA 84
4.3.5. Tăng tốc độ giải ngân 85
4.3.6. Tăng tiến độ giải phóng mặt bằng 86
4.4. Một số kiến nghị, điều kiện để thực hiện giải pháp 86
4.4.1. Các kiến nghị chủ yếu 86
4.4.2. Các điều kiện thực hiện thành công các giải pháp về ODA 88
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 95


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIỆT NAM

Chữ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Bộ KHĐT
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ
BQLDA
Ban quản lý dự án
HĐND
Hội đồng nhân dân
KCN
Khu công nghiệp
NSNN
Ngân sách Nhà nƣớc
TP
Thành phố
UBND
Ủy ban nhân dân
VND
Việt Nam Đồng




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIỆT NAM TIẾNG ANH

Chữ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ADB
Asian Development Bank
Ngân hàng phát triển Châu Á
AusAID
Australian Agency for
International Development
Cơ quan Phát triển quốc tế
Australia
CG
Consulting Group
Nhóm tƣ vấn các nhà tài trợ
dành cho Việt Nam
DAC
Development Assistance
Committee
Ủy ban Hỗ trợ phát triển
DFID
Department for International
Development

Bộ Phát triển quốc tế (Anh)
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
GDP
Gross Domestic Produc
Tổng sản lƣợng quốc nội
JBIC
Japan Bank for International
Co-operation
Ngân hàng Hợp tác quốc tế
Nhật Bản
IBRD
International Bank of
Restruction and Development
Ngân hàng quốc tế về tái thiết
và phát triển
IDA
International Development
Association
Hiệp hội Phát triển quốc tế
IFAD
International Fund for
Agricultural Development
Qũy Phát triển nông nghiệp
Quốc tế
IMF
International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ quốc tế
JICA

Japan International Co-
operation Agency
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật
Bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ix
Chữ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh
Tiếng Việt
NDF
Nordic Development Fund
Qũy phát triển Bắc Âu
NGO
Non-Governmental
Organisation
Các tổ chức phi chính phủ
ODA
Official Development
Assitance
Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD
Organisation for Economicc
Co-operation and
Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế
OFID

OPEC Fund for International
Development
Quỹ Phát triển Quốc tế của
các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ
PCU
Project Co-ordinating Unit
Ban điều phối dự án
PMU
Project Management Unit
Ban Quản lý dự án
PPP
Public-Private Partnership
Hợp tác công - tƣ
SEQAP
School Education Quality
Assuarance Program
Chƣơng trình bảo đảm chất
lƣợng giáo dục trƣờng học
TNSP
Tam Nong Support Project
Dự án hỗ trợ nông nghiệp,
nông dân và nông thôn
UNDP
United Nations Development
Programme
Chƣơng trình Phát triển Liên
hợp quốc
UNICEF
Unites Nations Children’s
Fund

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
USD
United States Dollar
Đô la Mỹ
WB
World Bank
Ngân hàng Thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

x
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tƣơng quan kinh tế - xã hội Tuyên Quang và Hà Giang 17
Bảng 3.1. Dân số một số tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ 27
Bảng 3.2. Cơ cấu lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ
của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ và tỉnh Tuyên Quang,
năm 2013 28
Bảng 3.3. Xếp hạng PCI tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007 - 2013 39
Bảng 3.4. Số vốn ODA cam kết, ký kết và giải ngân tại Việt Nam giai đoạn
2011 - 2013 44
Bảng 3.5. Chi tiết giải ngân theo hợp phần và tiểu hợp phần 54
Bảng 3.6. Tình hình thực hiện và giải ngân dự án TA7215-VIE tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2013 56
Bảng 4.1. Các cụm, khu công nghiệp tỉnh Tuyên Quang 69
Bảng 4.2. Danh mục dự án trọng điểm mời gọi đầu tƣ của tỉnh Tuyên Quang
giai đoạn 2013-2015 75


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Chỉ số PCI tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007 - 2013 39
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu thu hút nguồn vốn ODA theo ngành, lĩnh vực tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2013 50
Biều đồ 3.3. Lƣợng vốn ODA ký kết theo nhà tài trợ tỉnh Tuyên Quang
giai đoạn 2010 - 2013 51
Biểu đồ 3.4. Cơ cấu vốn ODA ký kết theo nhà tài trợ tỉnh Tuyên Quang
giai đoạn 2010 - 2013 52
Biểu đồ 3.5. Tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tỉnh Tuyên Quang
giai đoạn 2011 -2013 52
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ vốn ODA giải ngân so với tổng số vốn ODA ký kết
tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2013 53


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc năm 1986, Việt
Nam đã đạt đƣợc không ít những thành công trong thời gian qua (tốc độ tăng
trƣởng kinh tế khá cao, công nghiệp khởi sắc, cơ sở hạ tầng đƣợc cải thiện,
đời sống nhân dân đƣợc nâng cao…). Đóng góp đáng kể cho những thành tựu
này có vai trò không nhỏ của hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó bao gồm
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Nếu
vai trò của FDI thể hiện rõ nhất qua các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ… thì
những cải thiện đáng kể về kết cấu hạ tầng, phát triển nông nghiệp, nông thôn

của Việt Nam in đậm dấu ấn của nguồn vốn ODA.
Từ khi nối lại quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế vào năm 1993 cùng
với chính sách đổi mới kinh tế, đa phƣơng hoá chính sách đối ngoại, Việt
Nam đã nhận đƣợc nhiều ODA từ các tổ chức quốc tế nhƣ Ngân hàng Thế
giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB), Qũy Phát triển nông nghiệp
Quốc tế (IFAD),… từ các quốc gia nhƣ Nhật Bản, Pháp, Phần Lan, Đan
Mạch,… Trong tổng giá trị ODA thì có khoảng 85% là vốn vay ƣu đãi để
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Tuyên Quang là một tỉnh nghèo miền núi phía bắc, vị trí địa kinh tế
không thuận lợi. Những thành tựu về kinh tế xã hội và cải thiện kết cấu hạ
tầng mà Tuyên Quang đã đạt đƣợc trong thời gian qua có sự đóng góp không
nhỏ của ODA. Đặc biệt những thay đổi trong kết cấu hạ tầng, phát triển nông
nghiệp, nông thôn đƣợc tài trợ bởi nguồn vốn ODA đã góp phần cải thiện
đáng kể môi trƣờng đầu tƣ, thúc đẩy chƣơng trình huy động vốn trong và
ngoài nƣớc của Tuyên Quang.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang giai
đoạn 2011-2015, cũng nhƣ các chƣơng trình phát triển đến các giai đoạn
2


2020, chiến lƣợc thu hút nguồn vốn ODA đã đƣợc nhấn mạnh và thể hiện vai
trò là nguồn vốn quan trọng đối với hình thành cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật
và hạ tầng xã hội của tỉnh. Trong những năm qua, vấn đề thu hút ODA vào
tỉnh Tuyên Quang, bên cạnh những thành công, ƣu điểm, đang nổi lên không
ít bất cập đòi hỏi phải tháo gỡ. Theo đó vấn đề đặt ra đối với Tuyên Quang
hiện nay là phải tìm kiếm những giải pháp thích hợp để tăng cƣờng thu hút
hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.
Xuất phát từ đó đề tài: “Giải pháp thu hút nguồn vốn ODA vào tỉnh
Tuyên Quang” đƣợc lựa chọn để nghiên cứu làm luận chuyên ngành Quản lý
kinh tế.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu và phân tích thực trạng thu hút vốn Hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) của tỉnh Tuyên Quang. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng
cƣờng thu hút vốn ODA tại tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới, nhằm đóng
góp phần vốn quan trọng trong tổng nguồn vốn của Tỉnh nhằm xây dựng cơ
sở hạ tầng và phát triển kinh tế - chính trị - xã hội, đồng thời góp phần cải
thiện và không ngừng nâng cao đời sống cho ngƣời dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về ODA và
quản lý nguồn vốn ODA, phân tích và tìm ra những bài học kinh nghiệm phù
hợp với tỉnh Tuyên Quang.
Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn ODA trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang. Chỉ ra những hạn chế bất cập và nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất
cập trong công tác thu hút vốn ODA tại tỉnh Tuyên Quang.
Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng công tác thu hút vốn ODA
tại tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.
3


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác thu hút nguồn vốn ODA tại
tỉnh Tuyên Quang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng thu hút vốn ODA
theo đối tƣợng và lĩnh vực kinh tế thông qua phân tích các dự án ODA hiện
có trên địa bàn Tỉnh, từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cƣờng thu
hút vốn ODA trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Về thời gian: Các số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài đƣợc tập hợp

trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 và kiến nghị đến năm 2020.
- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên phạm vi địa giới
hành chính tình Tuyên Quang.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu khoa học và hệ thống hoá những vấn đề lý luận
và thực tiễn, luận văn có những đóng góp sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận nhƣ: (1) khái niệm, đặc điểm, phân
loại và vai trò của ODA, (2) các nhân tố ảnh hƣởng tới thu hút vốn ODA, (3)
kinh nghiệm thu hút vốn ODA và bài học kinh nghiệm rts ra cho tỉnh Tuyên
Quang.
- Mô tả khái quát điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của
Tỉnh, những thuận lợi và khó khăn của Tỉnh trong thu hút ODA.
- Làm rõ thực trạng công tác thu hút vốn ODA trên địa bàn Tỉnh trong
giai đoạn 2011 - 2013, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế tồn tại.
- Đề xuất những giải pháp thực tế, khả thi nhằm tăng cƣơng công tác
thu hút vốn ODA của tỉnh Tuyên Quang, đóng góp tích cực cho sự phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh.
4


5. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ODA.
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng thu hút vốn ODA trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
trong thời gian qua (2011-2013).
Chương 4: Định hƣớng và một số giải pháp tăng cƣờng thu hút vốn
ODA của tỉnh Tuyên Quang.

5


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ODA
1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại ODA
1.1.1. Khái niệm ODA
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới đã có nhiều quan
điểm khác nhau về ODA: Trƣớc đây, ODA đƣợc coi là một nguồn viện trợ
ngân sách của các nƣớc phát triển dành cho các nƣớc đang phát triển và kém
phát triển. Với quan niệm này ODA mang tính chất cho không là chủ yếu.
Ngày nay trong hƣớng quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế đã hình thành
nên một quan điểm hoàn toàn mới về ODA. Quan điểm này cho rằng ODA là
một hình thức hợp tác phát triển của các nƣớc đã công nghiệp hoá và các tổ
chức quốc tế với các nƣớc đang và chậm phát triển. Theo quan điểm này,
ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản vốn vay với điều kiện
ƣu đãi của Chính phủ các nƣớc, các tổ chức quốc tế và cá tổ chức phi chính
phủ cho các nƣớc đang và chậm phát triển.
Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát trển chính thức
(Official Development Assistance- ODA) là hình thức chuyển giao nguồn vốn
(tiền tệ, công nghệ…) từ các nước công nghiệp phát triển, từ các tổ chức tài
chính quốc tế (WB, IMF, ADB,…) các tổ chức của hệ thống Liên hiệp quốc,
các tổ chức phi chính phủ (NGO) gọi chung là các đối tác tài trợ nước ngoài
cho các nước đang và chậm phát triển gọi chung là bên tiếp nhận tài trợ.
Ở Việt Nam, Chính phủ quy định “Hỗ trợ phát triển chính thức” là một
hình thức hợp tác phát triển giữa chính phủ Việt Nam và Chính phủ nƣớc
ngoài, các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ.
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của ODA
Một là, vốn ODA mang tính ƣu đãi
Vốn ODA là nguồn vốn mang tính ƣu đãi của các nƣớc phát triển và

các tổ chức quốc tế đối với các nƣớc đang và chậm phát triển. Với mục tiêu
trợ giúp, ODA mang tính ƣu đãi hơn bất cứ nguồn tài trợ nào khác, thể hiện:
6


ODA có khối lƣợng vốn vay lớn (từ hàng chục đến hàng trăm triệu
USD) với thời gian cho vay (hoàn trả vốn) cũng nhƣ thời gian ân hạn (chỉ trả
lãi, chƣa trả nợ gốc) dài. Vốn ODA của WB, ADB, Ngân hàng Hợp tác quốc
tế Nhật Bản (Japanese Bank for International Cooperation - JBIC) có thời
gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm.
Bên cạnh đó, các khoản cho vay thƣờng có lãi suất thấp, thậm chí
không có lãi suất. Lãi suất dao động từ 0,5% đến 5% /năm (trong khi lãi suất
vay trên thị trƣờng tài chính quốc tế là trên 7% /năm và hàng năm phải thoả
thuận lại lãi suất giữa hai bên). Ví dụ lãi suất của ADB là 1%/năm; của WB là
0,75% /năm.
Một ƣu đãi của ODA chính là thông thƣờng ODA có một phần viện trợ
không hoàn lại hoặc có thành tố có yếu tố “không hoàn lại” (còn gọi là “thành
tố hỗ trợ”) tối thiểu 25% tổng số vốn vay. Nhƣ OECD thƣờng viện trợ không
hoàn lại 20% - 25% tổng số vốn ODA và còn có các thành tố hỗ trợ khác.
Hai là, vốn ODA mang tính ràng buộc
Vốn ODA thƣờng kèm theo các điều kiện ràng buộc nhất định tùy
thuộc và khối lƣợng vốn và đối tƣợng tài trợ cũng nhƣ đối tƣợng nhận vốn.
Những ràng buộc này có thể là ràng buộc một phần hoặc toàn bộ về kinh tế,
xã hội và thậm chí cả chính trị.
Ràng buộc về kinh tế - xã hội:ODA có thể ràng buộc (hoặc ràng buộc
một phần hoặc không ràng buộc) nƣớc nhận về địa điểm chi tiêu và các điều
kiện về mua sắm, cung cấp thiết bị, hàng hoá và dịch vụ của nƣớc tài trợ đối
với nƣớc nhận tài trợ. Ví dụ, Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện
trợ phải mua hàng hóa và dịch vụ của nƣớc mình… Canada yêu cầu cao nhất,
tới 65%. Thụy Sĩ và Hà Lan chỉ yêu cầu tỷ lệ này tƣơng ứng là 1,7% và 2,2%,

đƣợc coi là những nƣớc có tỷ lệ ODA yêu cầu phải mua hàng hóa và dịch vụ
của nhà tài trợ thấp. Nhìn chung, 22% viện trợ của DAC phải đƣợc sử dụng
để mua hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia viện trợ. Ngoài ra, một số quốc
7


gia còn quy định về đồng tiền thực hiện vốn nhƣ Nhật Bản quy định vốn
ODA của Nhật đều đƣợc thực hiện bằng đồng Yên Nhật.
Ràng buộc về mặt chính trị:Các nƣớc viện trợ nói chung đều không
quên dành đƣợc lợi ích cho mình vừa gây ảnh hƣởng chính trị vừa thực hiện
xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tƣ vấn vào nƣớc tiếp nhận viện trợ. Các khoản
viện trợ ODA luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng tồn tại song song. Mục tiêu
thứ nhất là thúc đẩy tăng trƣởng bền vững và giảm nghèo ở các nƣớc đang
phát triển. Mục tiêu thứ hai là tăng cƣờng vị thế chính trị của các nƣớc tài trợ.
Các nƣớc phát triển sử dụng ODA nhƣ một công cụ chính trị để xác định vị
thế và ảnh hƣởng của mình tại các nƣớc và khu vực tiếp nhận ODA.Những
nƣớc cấp tài trợ đòi hỏi nƣớc tiếp nhận phải thay đổi chính sách phát triển cho
phù hợp với lợi ích của bên tài trợ.
Ví dụ, trong những năm cuối thập kỷ 90, khi phải đối phó với những
suy thoái nặng nề trong khu vực, Nhật Bản đã quyết định trợ giúp 15 tỷ USD
tiền mặt cho các nhu cầu vốn ngắn hạn chủ yếu là lãi suất thấp và tính bằng
đồng Yên và dành 15 tỷ USD cho mậu dịch và đầu tƣ có nhân nhƣợng trong
vòng 3 năm cho các nƣớc Đông Nam Á là nơi chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn
về mậu dịch và đầu tƣ của Nhật Bản. Các khoản cho vay tính bằng đồng Yên
và gắn với những dự án có các công ty Nhật tham gia.Nhờ vào các khoản viện
trợ này, Nhật Bản có đƣợc một tiếng nói có sự chi phối trong khu vực nhƣ
hiện nay.
Ba là, ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ
Khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA do tính chất ƣu đãi nên gánh
nặng nợ thƣờng chƣa xuất hiện. Một số nƣớc do không sử dụng hiệu quả

ODA có thể tạo nên sự tăng trƣởng nhất thời nhƣng sau một thời gian lại lâm
vào nợ nần do không có khả năng trả nợ. Vấn đề là ở chỗ vốn ODA không có
khả năng đầu tƣ trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc
trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó, trong khi hoạch định chính
8


sách sử dụng ODA, chính phủ phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng
cƣờng sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu của quốc gia.
1.1.3. Phân loại ODA
1.1.3.1. Phân theo tính chất tài trợ
- Viện trợ không hoàn lại: là hình thức cung cấp vốn ODA mà nƣớc
tiếp nhận không phải hoàn trả lại cho các Nhà tài trợ.Viện trợ không hoàn lại
thƣờng đƣợc thực hiện dƣới các dạng: Hỗ trợ kỹ thuật và Viện trợ nhân đạo
bằng hiện vật.
- ODA cho vay ưu đãi (còn gọi là “tín dụng ưu đãi”): là khoản vay với
các điều kiện ƣu đãi về lãi suất (lãi suất thấp, tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và
nƣớc vay), thời gian vay nợ(thời hạn vay nợ dài, từ 20 - 30 năm) và thời gian
ân hạn (có thời gian ân hạn, từ 10 - 12 năm), bảo đảm “yếu tố không hoàn lại”
đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản
vay không ràng buộc.
- Hình thức hỗn hợp:là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các
khoản vay ƣu đãi đƣợc cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thƣơng
mại, nhƣng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với
các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.
1.1.3.2. Phân theo phương thức sử dụng
- Hỗ trợ cán cân thanh toán:Gồm các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ
ngân sách của Chính phủ, thƣờng đƣợc thực hiện thông qua hai dạng: chuyển
giao trực tiếp cho nƣớc nhận ODA (chuyển giao tiền tệ trực tiếp) hay hỗ trợ
nhập khẩu (viện trợ hàng hoá) (chính phủ nƣớc nhận ODA tiếp nhận một

lƣợng hàng hóa có giá trị tƣơng đƣơng với khoản cam kết, bán cho thị trƣờng
nội địa và thu nội tệ).
- Tín dụng thương mại: đây là loại hình ODA tƣơng tự nhƣ viện trợ
hàng hóa nhƣng có kèm theo các điều kiện ràng buộc khác.
9


- Hỗ trợ theo chương trình (Viện trợ phi dự án): Nƣớc viện trợ (các tổ chức
viện trợ) và nƣớc nhận viện trợ kế hiệp định cho một mục đích tổng quát mà
không cần xác định tính chính xác khoản viện trợ sẽ đƣợc sử dụng nhƣ thế nào.
- Hỗ trợ theo dự án:Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện
ODA. Điều kiện đƣợc nhận viện trợ dự án là "phải có dự án cụ thể, chi tiết về
các hạng mục sẽ sử dụng ODA". Hỗ trợ dự án có hai loại: Hỗ trợ cơ bản
(thƣờng dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng sá, cầu cống…) và Hỗ trợ
kỹ thuật (là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công nghệ, xây
dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền đầu tƣ, phát
triển thể chế và nguồn nhân lực… hình thức hỗ trợ này chủ yếu là viện trợ
không hoàn lại).
1.1.3.3. Phân theo góc độ nhà tài trợ
- Hỗ trợ song phương: là nguồn vốn ODA của Chính phủ một nƣớc
cung cấp cho Chính phủ nƣớc tiếp nhận. Thông thƣờng vốn ODA song
phƣơng đƣợc tiến hành khi một số điều kiện ràng buộc của nƣớc cung cấp
vốn ODA đƣợc thoả mãn.
- Hỗ trợ đa phương: là nguồn vốn ODA của các tổ chức quốc tế (WB,
IMF, ADB ) hoặc của chính phủ của một nƣớc nhƣng đƣợc thực hiện thông
qua các tổ chức đa phƣơng nhƣ UNDP, UNICEF cung cấp cho Chính phủ
nƣớc tiếp nhận. So với vốn ODA song phƣơng thì vốn ODA đa phƣơng ít
chịu ảnh hƣởng bởi các áp lực thƣơng mại, nhƣng đôi khi lại chịu những áp
lực mạnh hơn về chính trị.
1.1.3.4. Phân theo dạng quản lý và thực hiện

Tuỳ theo đặc điểm của các nguồn vốn từ các nhà tài trợ song phƣơng,
đa phƣơng hoặc từ nguồn phi chính phủ (NGO), hiện có những hình thức
quản lý và thực hiện nhƣ sau:
- Các dự án, chương trình chịu sự quản lý qua một cấp:là dạng phổ
biến nhất, bao gồm các chƣơng trình, dự án có Ban quản lý chịu sự điều hành
10


trực tiếp từ Bộ hay tỉnh. Ví dụ: dự án cấp nƣớc Gia Lâm của thành phố Hà
Nội (Nhật Bản); dự án quốc lộ1A (WB) của Bộ Giao Thông Vận Tải.
- Các chương trình, dự án thuộc Bộ: là các dự án thuộc Bộ chuyên
trách, bao gồm nhiều tiểu dự án thực hiện tại nhiều địa điểm.
- Dự án qua hai cấp quản lý:các dự án chịu sự điều hành qua hai cấp
quản lý nhƣ: Bộ - Tổng công ty - Ban Quản lý dự án (PMU) hay Bộ - Liên
hiệp - PMU.
- Các dự án do Bộ và địa phương cùng quản lý:là các dự án chịu sự
điều hành từ Bộ và địa phƣơng. Ban Quản lý dự án điều hành tiến độ thực
hiện, quan hệ với đối tác, lập kế hoạch giải ngân… nhƣng các tiểu dự án ở các
thành phố, thị xã cũng chịu sự điều hành từ các cơ quan thuộc tỉnh, đôn đốc
thực hiện và phân bổ vốn đối ứng.
- Các chương trình với sự lồng ghép tham gia của nhiều Bộ và địa
phương: bao gồm các chƣơng trình lồng ghép, thực hiện nhiều mục tiêu. Ban
điều hành dự án gồm nhiều ngành, địa phƣơng cùng tham gia thực hiện
chƣơng trình trên nhiều địa bàn khác nhau.
1.2. Vai trò của ODA
1.2.1. Bổ sung cho nguồn vốn
Đối với các nƣớc đang phát triển, các khoản viện trợ và cho vay theo
điều kiện ODA là nguồn tài chính quan trọng giữ vai trò bổ sung vốn cho quá
trình phát triển. ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nƣớc nghèo đảm
bảo chi đầu tƣ phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc.

Ví dụ, đối với Việt Nam thông qua các hội nghị này, 78,195 tỷ USD
vốn ODA đã đƣợc các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam. Tổng vốn
ODA cam kết thƣờng gia tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc, kể cả những năm
kinh tế thế giới khủng hoảng (nhƣ trong năm 2008) hoặc khi kinh tế của một
số nƣớc tài trợ gặp khó khăn. Điều này thể hiện sự đồng tình và ủng hộ chính
trị mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc đổi mới và chính sách
11


phát triển đúng đắn, sự tin tƣởng của các nhà tài trợ vào hiệu quả tiếp nhận và
sử dụng vốn ODA của Việt Nam.
Trong số 51,607 tỷ USD các khoản ODA vay ƣu đãi đã ký kết, phần
lớn có lãi suất rất ƣu đãi, thời gian vay và ân hạn dài. Khoảng 45% khoản vay
có lãi suất dƣới 1%/năm, thời hạn vay từ 30-40 năm, trong đó có 10 năm ân
hạn; khoảng 40% khoản vay có lãi suất từ 1-3%/năm, thời hạn vay từ 12-30
năm, trong đó có 5-10 năm ân hạn; còn lại là các khoản vay có điều kiện ƣu
đãi kém hơn.
Mặc dù nguồn vốn ODA chỉ chiếm khoảng 4% GDP, song lại chiếm tỷ
trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc (bình quân
chiếm khoảng 15-17%) cho hầu hết các ngành nghề với số vốn đầu tƣ lớn và
có chất lƣợng.
Nguồn vốn ODA nhận đƣợc là nguồn bổ sung quan trọng cho hoạt
động của các quốc gia, đặc biệt là đầu tƣ phát triển, trong đó quan trọng nhất
là đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, làm nền tảng cho sự phát triển bền
vững và có chất lƣợng của mỗi quốc gia.
1.2.2. Chuyển giao thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại
Dù cho các nƣớc tài trợ thƣờng không muốn chuyển giao những công
nghệ cao nhƣng trên thực tế cũng có công nghệ tƣơng đối cao đƣợc chuyển
giao làm tăng thêm tiềm lực khoa học công nghệ của nƣớc tiếp nhận. Khả
năng này thƣờng đƣợc chuyển giao qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật với nhiều

loại hình khác nhau và gắn với các dự án khác nhau, nhƣ các dự án về huấn
luyện đào tạo chuyên môn, các chƣơng trình về tuyển cử quốc gia, các dự án
về cung cấp thiết bị và vật liệu độc lập; các chƣơng trình cử các đoàn khảo sát
về phát triển…
Chẳng hạn, đối với Việt Nam khi tiếp nhận ODA, nhiều kỹ năng và
kinh nghiệm quản lý tiên tiến đƣợc chuyển giao cho các cơ quan, các trung
tâm nghiên cứu, cũng nhƣ các bộ, ngành và địa phƣơng với sự hỗ trợ của các
12


chƣơng trình, dự án ODA về công nghệ cao, tiên tiến trong các lĩnh vực
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ xây
dựng Dự án phát triển hạ tầng khu công nghệ cao và Trung tâm vũ trụ Việt
Nam tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội do Nhật Bản tài trợ là một thí
dụ điển hình.
1.2.3. Nâng cao đời sống, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường
ODA giúp các nước đang phát triển có cơ hội nâng cao đời sống dân
cư giảm tỷ lệ đói nghèo. Đối với các nƣớc có cơ chế quản lý tốt, khi viện trợ
tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trƣởng tăng lên 0,5%. Theo các chuyên gia
về ODA, bình quân các nƣớc đang phát triển thu nhập đầu ngƣời tăng 1% dẫn
đến tỷ lệ đói nghèo giảm xuống 2%. Nói cách khác nếu có cơ chế quản lý tốt
thì khi viện trợ tăng lên 1% GDP thực tế sẽ làm giảm 1% tỷ lệ đói nghèo.
Tăng 10 tỷ USD viện trợ một năm sẽ cứu đƣợc 25 triệu ngƣời thoát khỏi cảnh
đói nghèo nếu quản lý tốt hoặc 7 triệu ngƣời nếu quản lý không tốt. Tƣơng tự,
tỷ lệ tử vong ở trẻ em sẽ giảm 0,9% trên 1% GDP viện trợ. Viện trợ tác động
đến tăng trƣởng, từ đó đã tác động đến mục đích nâng cao mức sống.
Ở Việt Nam, hiện có hơn 70% dân số sống tại nông thôn, ODA đóng vai
trò bổ sung vốn quan trọng đầu tƣ xác chƣơng trình phát triển nông nghiệp,
nông thôn. Có một số dự án xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn sử dụng nguồn
vốn viện trợ không hoàn lại do các Nhà tài trợ song phƣơng và đa phƣơng cung

cấp. Những dự án này có mối liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với Chƣơng
Trình Xoá đói, giảm nghèo và chƣơng trình hỗ trợ 1,878 xã nghèo của Chính
Phủ nhƣ các tỉnh Hà Giang, Quảng Trị và Trà Vinh. Trong thời gian qua, thành
tích xoá đói giảm nghèo của Việt Nam là giảm tỷ lệ nghèo từ trên 58% năm
1993 xuống còn khoảng 24% năm 2004 (theo tiêu chuẩn quốc tế) đã vƣợt mục
tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trƣớc 10 năm.
ODA giúp các nước đang phát triển phát triển nguồn nhân lực.Tổng
nguồn vốn ODA dành cho giáo dục và đào tạo ƣớc khoảng 550 triệu USD

×