Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Thế giới nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.04 KB, 99 trang )

THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
Thế giới nghề nghiệp thật vô cùng rộng lớn và đan xen nên rất khó thống kê hay phân loại. Tuy nhiên trong phạm
vi cuốn sách này, chúng tôi phân các nhóm nghề nghiệp căn cứ vào tính chất công việc, phẩm chất và kỹ năng
yêu cầu. Bao gồm 16 nhóm ngành nghề sau:
Y tế - sức khỏe
Khoa học tự nhiên
Toán học và khoa học máy tính
Tự nhiên và nông nghiệp
Kỹ thuật
Quân sự, thể thao và các dịch vụ bảo vệ
Khoa học xã hội
Quản lý, kinh doanh
Kinh tế - tài chính
Dịch vụ - giải trí
Giáo dục và đào tạo
Tư vấn và giúp đỡ
Hành chính văn phòng
Viết và truyền thông
Nghệ thuật hình ảnh và tạo hình
Nghệ thuật biểu diễn
* Ghi chú
Các bạn có thể truy cập website: để có thêm thông tin chi tiết về các ngành nghề.
______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
1
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
1. Y tế - sức khỏe
A. Diễn tả chung:


Lĩnh vực y tế sức khỏe là lĩnh vực khoa học chuyên nghiên cứu về bệnh lý, từ đó chẩn đoán, xây dựng phác đồ
phòng và điều trị bệnh lý, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Một bộ phận khác chuyên nghiên cứu, chế tạo ra các
dược phẩm để chữa trị, phục hồi hay nâng cao sức đề kháng cũng như sức khỏe được gọi chung là Dược học. Y
học hiện đại ứng dụng tiến bộ khoa học trong lĩnh vực y sinh học, công nghệ y học, máy móc thiết bị hiện đại để
hỗ trợ chẩn đoán và chữa trị bằng thuốc, phẫu thuật hay các phương pháp trị liệu khác.
Hiện nay nhân lực ngành Y học đang thiếu trầm trọng, điều đó càng làm cho những người tham gia lĩnh vực này
thêm bận rộn và vất vả vì áp lực công việc, thường phải trực đêm hay trực vào ngày nghỉ. Hơn thế, làm việc
trong lĩnh vực này thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh tật, vi khuẩn. Do đây là một nghề đặc biệt, liên quan đến
sức khỏe con người nên thời gian đào tạo kéo dài do khối lượng kiến thức lớn và yêu cầu học viên phải nắm
thực sự chắc kiến thức.
Tuy vậy khi tham gia làm việc trong lĩnh vực này, bạn dễ xin việc và có cơ hội phát triển trong nghề nghiệp, mức
thu nhập cao và đặc biệt nó mang ý nghĩa xã hội to lớn.
B. Phẩm chất và năng lực:
- Lòng nhân hậu, thương người, khả năng giao tiếp tốt, phong thái cởi mở, biết cách tạo sự tin cậy, cảm
thông chia sẻ với bệnh nhân
- Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu
- Kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ
- Có đôi bàn tay khéo léo, có sức khỏe tốt, đặc biệt có thần kinh vững vàng
- Học tốt môn sinh học, hóa học
C. Ngành nghề:
Bác sỹ (nhi khoa, đa khoa, nha khoa, phẫu thuật / chỉnh hình, tâm thần…), dược sỹ, y học cổ truyền, y tá, điều
dưỡng, vật lý trị liệu, y tế công cộng, y tế học đường, y học dự phòng, hộ sinh, dinh dưỡng học…
Các ngành nghề liên quan (có một số phẩm chất và năng lực chung): Nghiên cứu khoa học, tư vấn giúp đỡ.
* * * * *
Bác sỹ (nhi khoa, đa khoa, nha khoa, phẫu thuật/ chỉnh hình, tâm thần…):
______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
2
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________

Bác sĩ là những người có nhiệm vụ chuẩn đoán, chữa trị cho người bệnh. Tùy vào từng chuyên ngành sẽ được
đào tạo khác nhau, ví dụ như:
Bác sĩ đa khoa:
Bác sĩ Đa khoa được đào tạo toàn diện; có nhiệm vụ khám chữa bệnh tại các sơ sở y tế, điều trị và hướng dẫn
chăm sóc bệnh nhân tại nhà, thực hiện công tác phòng bệnh, giáo dục sức khỏe, tổ chức và quản lý các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học…
Sinh viên học ngành Bác sĩ Đa khoa được cung cấp kiến thức đại cương chung khối B: Toán cao cấp, Xác suất -
Thống kê, Vật lý đại cương, Sinh học, Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa sinh, Di truyền học… Các kiến thức cơ sở
ngành: Giải phẫu học, Mô phôi, Sinh lý học, Hóa sinh, Vi sinh vật, Ký sinh trùng, Sinh lý bệnh, Miễn dịch, Dược lý
học, Dịch tế học, Sức khỏe môi trường, Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Giáo dục sức khỏe, Kỹ năng
giao tiếp, Tổ chức y tế, Chương trình y tế Quốc gia, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Sức khỏe sinh sản…
Trên nền những kiến thức cơ sở đó, sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức chuyên sâu về: Y học lâm sàng, Y
học hiện đại, Y học cổ truyền, Nội da liễu, Ngoại nội tiết, Huyết học, Nhi tâm thần, Nhiễm lao - Bệnh phổi, Nội
thần kinh, Ngoại thần kinh, Tai - Mũi - Họng, Chấn thương Chỉnh hình mắt, Ung thư, Dược học cổ truyền, Dưỡng
sinh, Châm cứu, Bệnh học, Chẩn đoán hình ảnh…
Khi ra trường có thể làm việc tại các bệnh viện các cấp, trạm y tế xã phường, bệnh viện hoặc phòng khám tư,
các tổ chức y tế hay các tổ chức cứu nạn cứu hộ….
Bác sĩ Nha khoa:
Bác sĩ Nha khoa được đào tạo chuyên sâu về răng miệng; có nhiệm vụ khám, chữa bệnh và nghiên cứu các
công nghệ phục hồi chức năng răng miệng cho người bệnh.
Sinh viên học ngành Bác sĩ Nha khoa được cung cấp kiến thức đại cương chung khối B và các kiến thức cơ sở
ngành như đào tạo Bác sĩ Đa khoa. Ngoài ra, còn được nghiên cứu chuyên sâu các bệnh về răng, hàm, mặt… để
có thể đảm nhiệm công tác phòng ngừa, chẩn đoán và chữa trị bênh, thương tật, dị tật ở răng, hàm, miệng. Nếu
bạn có kinh nghiệm lâu năm thì sẽ được tham gia vào các khâu khó hơn như: Chữa tủy răng, phẫu thuật răng,
hàm, ghép răng, trồng răng cho bệnh nhân giúp họ phục hồi chức năng răng miệng.
Ngoài ra, các nha sĩ còn phải giúp bệnh nhân lấy lại được nụ cười thời thanh xuân bằng các phương pháp điều
trị thẩm mỹ như: Phục hình răng sậm màu, răng thưa, giảm hô móm, lệch lạc hay phục hình trong trường hợp
mất nhiều răng
Cuối cùng, nếu bạn có thể làm việc trong phòng nghiên cứu nha khoa để nghiên cứu các phương thuốc, hóa
chất, dược phẩm nhằm hỗ trợ các nha sĩ trong quá trình khám và chữa trị bệnh. Bạn cũng có thể tham gia vào

______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
3
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
quy trình sản xuất ra những chiếc răng giả mang chất lượng và tính thẩm mỹ cao để giúp các bệnh nhân bị hỏng
răng có thể sử dụng tốt trong sinh hoạt hằng ngày.
Dược sỹ:
Nghề dược là nghề liên quan đến dược phẩm (thuốc), được phân ra nhiều lĩnh vực như: Nghiên cứu, sản xuất,
lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người…Dược học
dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó cơ bản nhất là hoá học và sinh học – hai ngành quan trong
nhất mà người ta dùng kiến thức của nó để bào chế ra các dược phẩm phục vụ cho sức khoẻ con người.
Sinh viên học ngành Dược được cung cấp kiến thức đại cương chung khối B và các kiến thức cơ sở chuyên
ngành tương tự các ngành Y khoa khác. Ngoài ra sinh viên còn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của
ngành dược như: Hóa dược, Sinh hóa, Ký sinh, Thực vật, Nhận thức dược liệu, Dược liệu (Thực vật dược, Dược
lâm sàng, Dược học cổ truyền, Chế biến dược liệu); Thủ thuật bào chế, Quản lý dược, phân tích kiểm nghiệm,
Dược lý, Công nghiệp dược…
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng hướng dẫn sử dụng, bào chế, sản xuất, quản lý và cung ứng thuốc
trong các cơ sở y tế và cộng đồng; có khả năng tự học vươn lên đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Và sau khi ra trường có thể làm tại các bệnh viện, các viện nghiên cứu thuốc, các cơ sở y tế cộng đồng hoặc các
phòng khám hay bán thuốc tư nhân.
Y học cổ truyền:
Bác sỹ y học cổ truyền được đào tạo chuyên sâu về sử dụng các phương pháp chữa bệnh cổ truyền ví dụ như
sử dụng thuốc bắc, thuốc nam, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… để chữa bệnh và nghiên cứu các phương pháp
chữa bệnh, phục hồi chức năng cho người bệnh.
Sinh viên theo học ngành bác sỹ y học cổ truyền sẽ được cung cấp các kiến thức đại cương chung của khối B và
các kiến thức cơ sở của ngành y. Ngoài ra sinh viên còn được học các kiến thức chuyên sâu về y học cổ truyền:
Dược học cổ truyền (Thực vật dược, Dược lâm sàng, Dược học cổ truyền, Chế biến dược liệu, Các phương
pháp bào chế các dạng thuốc y học cổ truyền); Dưỡng sinh (Phương pháp xoa bóp, Phương pháp thực dưỡng);
Châm cứu (Điện châm, Đầu châm, Châm tê, Thủy châm); Bệnh học (Bệnh học kết hợp nội khoa, Bệnh học kết

hợp Ngoại, Nhi, Nhiễm, Phụ sản và Điều trị học dùng thuốc y học cổ truyền…)
Phẩm chất, kỹ năng cần đạt được sau khi tốt nghiệp: Sinh viên sau khi ra trường có khả năng khám, chữa bệnh,
phục hồi sức khỏe, dự phòng bệnh tật, giáo dục tăng cường sức khỏe bằng y học cổ truyền; phát hiện và xử lý
ban đầu một số bệnh cấp cứu; tổ chức quản lý các dịch vụ, các chương trình chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ
truyền tại cộng đồng; tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học
Tốt nghiệp chuyên ngành này, sinh viên có thể làm việc tại các bệnh viện hoặc các khoa y học cổ truyền, ngoài ra
thì cũng có thể làm việc trong các viện nghiên cứu hay các phòng khám y học cổ truyền…
______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
4
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
Y tá:
Y tá là một bộ phận nhân lực quan trọng trong lĩnh vực y tế, có nhiệm vụ chăm sóc, chữa trị, và bảo đảm an toàn
cho người bệnh trong những hoàn cảnh khác nhau. Đặc thù của nghề y tá là chăm sóc bệnh nhân, tư vấn hỗ trợ
tâm lý gia đình bệnh nhân. Đồng thời chỉ dẫn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cách chữa bệnh hay chăm
sóc vết thương, những chăm sóc cần thiết hậu điều trị tại cơ sở y tế, chế độ dinh dưỡng, chương trình tập
luyện… để giúp bệnh nhân hồi phục nhanh và không tái phát bệnh trở lại. Không những vậy người y tá còn phải
theo dõi, lưu hồ sơ bệnh án, triệu chứng bệnh nhân, hỗ trợ bác sĩ chuyên môn kiểm tra, chẩn đoán, phân tích kết
quả, vận hành máy móc y khoa. Đồng thời ghi chép và cập nhật bệnh lý, giúp xét nghiệm, thử nghiệm, sử dụng
máy móc công cụ y tế…
Điều dưỡng:
Sinh viên học ngành Bác sĩ Điều dưỡng được cung cấp kiến thức đại cương chung khối B và các kiến thức cơ
sở ngành như đào tạo Bác sĩ Đa khoa. Đồng thời nhà trường còn đào tạo để sinh viên có khối kiến thức chuyên
sâu như: Điều dưỡng cơ bản, Phục hồi chức năng, Điều dưỡng cấp cứu, hồi sức, Điều dưỡng nội, Điều dưỡng
ngoại, Điều dưỡng nhi, Điều dưỡng phụ sản, Điều dưỡng truyền nhiễm, Điều dưỡng chuyên khoa hệ nội (Lão
khoa, Thần kinh, Da liễu…); Điều dưỡng chuyên khoa hệ ngoại (Mắt; Tai - Mũi - Họng, Răng - Hàm - Mặt …);
Quản lý điều dưỡng, Điều dưỡng công cộng, Y học cổ truyền, Nội bệnh lý, Ngoại bệnh lý, Sản bệnh lý, Nhi bệnh
lý…
Y tế công cộng:

Bác sĩ y tế cộng đồng được đào tạo chuyên sâu về sức khỏe cộng đồng và các yếu tố tác động đến sức khỏe,
nghiên cứu hoạch định các giải pháp hữu ích nhằm giảm thiểu thiệt hại tới sức khỏe cộng đồng.
Sinh viên học ngành Bác sĩ Y tế cộng đồng được cung cấp kiến thức đại cương chung khối B và các kiến thức cơ
bản dành cho ngành: Giải phẫu - Triệu chứng học cơ sở - Dịch tễ học cơ sở - Nhân chủng học - Thống kê y tế
công cộng. Sức khỏe các lứa tuổi, Các bệnh thông thường ở cộng đồng, Nghiên cứu sức khỏe cộng động, Thảm
họa và Sức khỏe các lứa tuổi, Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm, Dịch tễ học các bệnh không truyền nhiễm, Sức
khỏe và an toàn nghề nghiệp, Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Pháp y…
Phẩm chất và kỹ năng cần đạt được: Sinh viên sau khi ra trường sẽ có khả năng xác định các yếu tố của môi
trường tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe và những vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng rồi đưa ra
các chiến lược giải quyết; giáo dục sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ban đầu; tham gia quản lý các chương trình
và dịch vụ y tế; phát hiện và xử lý một số bệnh thông thường; giám sát, phát hiện sớm và tham gia phòng chống
dịch; tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học…
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm trong các viện nghiên cứu hoặc các trung tâm y tế cộng đồng, các bệnh
viện và các trung tâm y tế trên toàn quốc…
______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
5
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
Y tế học đường:
Y tế học đường có vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tuyến ban
đầu cho học sinh, sinh viên - những thế hệ tương lai của đất nước.
Nhân viên Y tế học đường được đào tạo đầy đủ với kiến thức và thực hành nghiệp vụ cần thiết từ các trường đại
học y dược, cao đẳng hay trung học y tế; có khả năng khám chữa bệnh và xử trí các tình huống cấp cứu do bệnh
tật, tai nạn, thương tích xảy ra trong nhà trường. Số lượng nhân viên y tế tuyển dụng phụ thuộc vào số lượng học
sinh, sinh viên, giáo viên và nhân viên nhà trường để đáp ứng yêu cầu công việc.
Những năm gần đây, các chương trình cơ bản (nha khoa học đường, mắt học đường, vệ sinh y tế học đường,
thấp tim học đường) đã được đưa vào thực hiện trong trường học. Phát động nhiều phong trào vệ sinh trường
học, phòng chống dịch bệnh trong nhà trường; duy trì và xây dựng nhiều mô hình điểm về phòng chống các bệnh
thường gặp như cận thị, vẹo cột sống

Y học dự phòng:
Bác sĩ y học dự phòng được đào tạo chuyên sâu về vần đề phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng,
được đào tạo theo kiến thức đại cương chung khối B và các kiến thức cơ sở. Ngoài ra thì bác sỹ y học dự phòng
được đào tạo với chuyên môn chính là chẩn đoán sức khỏe cộng đồng, sức khỏe dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm, các vấn đề sức khỏe liên quan, các tác nhân ngoại sinh, nội sinh, kể cả di truyền và lối sống, dịch
bệnh nhiễm trùng, không nhiễm trùng, dịch bệnh liên quan đến lứa tuổi, phòng chống các bệnh xã hội, quản lý
các chương trình dịch vụ y tế, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe.
Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại bộ y tế, trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ quan y tế dự
phòng, các cục vệ sinh an toàn thực phẩm của bộ y tế…
Hộ sinh:
Đào tạo sinh viên có kiến thức, kỹ năng cơ bản về y học và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đặc biệt có kiến thức, kỹ
năng, thái độ cần thiết để có khả năng cung cấp các dịch vụ bảo vệ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế
hoạch hoá gia đình tại cơ sở y tế và cộng đồng, có phẩm chất đạo đức tốt, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ
chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trước sức khoẻ và tính mạng người bệnh, có đủ sức khoẻ, không ngừng
học tập để nâng cao trình độ.
Kỹ thuật Y học:
Kỹ thuật y học là ngành nghiên cứu chẩn đoán phi lâm sàng, hỗ trợ cho Bác sĩ trong chẩn đoán và chữa bệnh,
phục hồi chức năng sau phẫu thuật… Ngành kỹ thuật y học bao gồm các ngành: Kỹ thuật Y học, Kỹ thuật hình
ảnh Y học, Gây mê hồi sức, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm đa khoa, Kỹ thuật Vật lý trị liệu/phục
hồi chức năng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật Y học dự phòng
______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
6
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
Sinh viên học ngành Kỹ thuật Y học được cung cấp kiến thức đại cương chung khối B và các kiến thức cơ sở
ngành như đào tạo Bác sĩ Đa khoa. Ngoài ra được nghiên cứu chuyên sâu như: Giải phẫu bệnh, Huyết học cơ
bản, Huyết học tế bào, Ký sinh trùng, Đông máu, Truyền máu, Hóa sinh, Vi sinh, Gây mê hồi sức, Xét nghiệm,
Vật lý trị liệu, X quang…
Sinh viên ngành Kỹ thuật Y học có khả năng thực hiện được các xét nghiệm thuộc các lĩnh vực: Vi sinh, Kí sinh

trùng, Hóa sinh, Huyết máu, Miễn dịch, Giải phẫu bệnh…
Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các bệnh viện, trung tâm nghiên cứu thiết bị y tế, các phòng khám nhà nước
và tư nhân …
Ngành học tương tự: Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng
Các ngành học khác thuộc lĩnh vực y tế sức khỏe: quản trị bệnh viện, dinh dưỡng học…

______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
7
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
2. Khoa học tự nhiên
A. Diễn tả chung:
Khoa học tự nhiên với nhiệm vụ nghiên cứu lý giải các sự vật hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, từ đó xây dựng
các luận cứ, giải pháp làm cơ sở xây dựng những công trình ứng dụng cũng như sử dụng những lợi thế tự nhiên
đem lại, góp phần cải tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như bảo vệ con người trước những tác động
tiêu cực của tự nhiên gây ra cho con người cũng như môi trường sống của con người.
Khoa học tự nhiên được phân chia thành nhiều nhóm ngành, điển hình như: Thiên văn học là ngành nghiên cứu
về các thiên thể và các hiện tượng xảy ra bên ngoài bầu khí quyển Trái Đất như nghiên cứu về các vì sao, hành
tinh cùng các điều kiện hình thành nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và nâng cao điều kiện sống của con người
trên trái đất; Hóa học là một chuyên ngành khoa học nghiên cứu cấu tạo, các phản ứng hóa học, cấu trúc, các
tính chất của vật chất và các biến đổi lý hóa mà chúng trải qua; Khoa học môi trường là ngành khoa học nghiên
cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người và môi trường xung quanh nhằm mục đích bảo vệ môi
trường sống của con người trên trái đất…
B. Phẩm chất và năng lực:
• Tìm tòi khám phá những quy luật của tự nhiên và xã hội.
• Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo để tìm ra các giả thuyết mới
• Hay đặt câu hỏi vì sao, thích thực hiện các thí nghiệm.
• Yêu thích khoa học, có hứng thú với các tin tức khoa học
• Thông minh, có khả năng tư duy logic, khả năng phân tích

• Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu
• Kiên trì, chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp
• Thích đọc sách cũng như tìm hiểu các kiến thức trên internet
• Thích chơi giải đố, ô chữ, các trò chơi trí tuệ
• Có khả năng trình bày, giảng giải một cách dễ hiểu
• Học tốt các môn tự nhiên
______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
8
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
C. Ngành nghề:
• Nghiên cứu khoa học: nhà vật lý học, nhà hóa học, nhà sinh vật học, sinh thái học (động vật, thực vật, thổ
nhưỡng, nông học, lâm học, bệnh học thủy sản, thú y, bệnh học cây trồng)
• Kỹ thuật công nghệ: Công nghệ sinh học, khoa học môi trường, khí tượng thủy văn, hải dương học, nhà nghiên
cứu địa lý, địa chất, nghiên cứu xây dựng, nghiên cứu vật liệu mới, công nghệ hóa học, chuyên gia dinh dưỡng,
công nghệ thực phẩm
• Các ngành nghề liên quan: Y học, toán học, công nghệ thông tin, các nhóm ngành Kỹ thuật, khoa học quân sự,
an ninh
* * * * *
Ngành vật lý:
Vật lý nghiên cứu các thành phần cơ bản của vũ trụ, về các lực mà các thành phần này tác động lên nhau và
những hệ quả gây ra bởi tác động của các lực này. Các nhà vật lý nghiên cứu nhiều hiện tượng trải trên mọi
thang kích thước: từ các hạt cơ bản hình thành nên vật chất (vật lý hạt) đến trạng thái của cả vũ trụ (vũ trụ học).
Cử nhân Vật lý có khả năng giải quyết các vấn đề về vật lý, các hiện tượng có liên quan đến môi trường tự nhiên
và môi trường sống; có khả năng sử dụng cũng như nghiên cứu các cơ chế của các thiết bị hiện đại. Cử nhân
ngành này cũng có khả năng tiếp cận và nghiên cứu những lĩnh vực mới trong vật lý hiện đại. Các chuyên ngành
đào tạo: VL lý thuyết, VL chất rắn, VL điện tử, VL ứng dụng, VL hạt nhân, VL trái đất, Vật lý -Tin học, Vật lý môi
trường.
Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành những cán bộ chuyên sâu về Vật lý, có khả năng tìm tòi, áp dụng Vật lý

vào thực tiễn; rèn luyện kỹ năng thực hành Vật lý.
Công nghệ hóa học:
Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, về ngoại ngữ, tin học,
các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về hóa học ở bậc đại học. Sinh viên được trang bị kỹ năng về thực hành,
tiến hành thực nghiệm hóa học.
Ngành Công nghệ hóa học hiện có các chuyên ngành đang được đào tạo là Công nghệ hữu cơ - hóa dầu, Công
nghệ hợp chất cao phân tử, Công nghệ điện hóa và bảo vệ kim loại, Công nghệ vật liệu silicat, Công nghệ các
hợp chất vô cơ và phân bón hóa học, Công nghệ in, máy và thiết bị công nghiệp hóa chất - dầu khí, Công nghệ
hóa học môi trường, hóa dược phẩm
Khi ra trường, các kỹ sư ngành công nghệ hóa học có đủ kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ hóa học vào
sản xuất và đời sống, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể các bạn có thể làm việc
______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
9
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
tại các viện nghiên cứu, giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ hoặc tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh
có ứng dụng công nghệ hóa học trong các lĩnh vực: ngành công nghiệp hóa chất cơ bản, phân bón, thuốc trừ
sâu, ximăng, gốm sứ, thủy tinh, vật liệu xây dựng, kiểm soát ô nhiễm, khai thác chế biến dầu mỏ và khí đốt, xăng
dầu, nhớt bôi trơn, dệt nhuộm, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, giấy, xử lý nước thải, an toàn nhà máy, vật liệu điện tử,
dược phẩm, công nghệ sinh học…
Ngành học tương tự: Ngành hóa học
Công nghệ sinh học:
Công nghệ sinh học là một tập hợp các ngành khoa học và công nghệ như: Công nghệ phân tử, công nghệ di
truyền học, công nghệ vi sinh, công nghệ sinh hóa học nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô
công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục
vụ đời sống, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Học ngành này các bạn sẽ được trang bị những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như thu thập mẫu, đo
đạc và tổng hợp, phân tích các số liệu, sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của Công nghệ sinh học.
Chương trình trang bị những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp,

phân tích các số liệu, sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của Công nghệ sinh học, đồng thời giúp cho
sinh viên khả năng tư duy sáng tạo, phương pháp tiếp cận khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn của
ngành học.
Ngành học tương tự: Ngành sinh học
Khoa học môi trường:
Khoa học môi trường là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người với thế
giới sinh vật và môi trường vật lý xung quanh nhằm mục đích bảo vệ và cải thiện môi trường sống của con người
trên trái đất. Đây là một ngành khoa học tổng hợp, sử dụng và phối hợp thông tin, kiến thức từ nhiều lĩnh vực:
Sinh học, hoá học, địa chất, thổ nhưỡng, vật lý, kinh tế học, xã hội học Vậy nên nhà môi trường thường cộng
tác với nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau.
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể công tác tại các trường đại học, cao đẳng, các Bộ, các Tổng cục, các Sở ban
ngành địa phương có liên quan đến quản lý, đánh giá và quy hoạch môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên, các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, công an, cũng như các viện nghiên cứu trong lĩnh vực
trên.
Khí tượng học:
Khí tượng học là môn khoa học nghiên cứu về khí quyển nhằm theo dõi và dự báo thời tiết. Những biểu hiện thời
tiết là những sự kiện thời tiết quan sát được và giải thích được bằng khí tượng học. Những sự kiện đó phụ thuộc
______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
10
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
vào các tham số của khí quyển Trái đất. Các tham số này bao gồm nhiệt độ, áp suất, độ ẩm cũng như các biến
thiên và tác động tương hỗ của các tham số này và những biến đổi theo thời gian và không gian của chúng. Phần
lớn các quan sát về thời tiết được theo dõi ở tầng đối lưu.
Sinh viên ngành khí tượng được cung cấp những kiến thức chung về khối A: Đại số, giải tích, hoá học cùng với
những kiến thức cơ bản dành cho ngành: Khí tượng động lực, khí tượng rađa và vệ tinh, khí hậu học, khí hậu
Việt Nam đồng thời tuỳ từng chuyên ngành theo học mà sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức chuyên sâu
của chuyên ngành như: Chuyên ngành dự báo (phân tích bản đồ và dự báo thời tiết), chuyên ngành khí hậu (khí
hậu vật lý, mô hình hoá hệ thống khí hậu), chuyên ngành khí tượng nông nghiệp (khí tượng nông nghiệp, dự báo

khí tượng nông nghiệp), chuyên ngành môi trường khí (cơ sở ô nhiễm khí quyển, mô hình hoá lan truyền chất ô
nhiễm trong môi trường không khí) cùng với những kiến thức bổ trợ chuyên ngành qua những môn học lựa
chọn: khí tượng nhiệt đới, khí tượng lớp biên, đối lưu khí quyển, khí hậu nông nghiệp và đánh giá tài nguyên khí
hậu nông nghiệp, quản lý chất lượng không khí, kỹ thuật xử lý ô nhiễm không khí
Thủy văn:
Thủy văn học là ngành khoa học nghiên cứu về sự vận động, phân phối của toàn bộ lượng nước trên Trái Đất, nó
đề cập đến cả vòng tuần hoàn nước và các nguồn nước. Những người nghiên cứu về thủy văn học được gọi là
nhà thủy văn học, họ làm việc trong cả lĩnh vực khoa học Trái Đất hay khoa học môi trường, địa lý tự nhiên hay
kỹ thuật xây dựng và kỹ thuật môi trường.
Cử nhân ngành thuỷ văn được trang bị kiến thức chung dành cho khối khoa học tự nhên và các kiến thức chuyên
ngành như: thuỷ văn, đo đạc chỉnh biên, thuỷ lực học, phân tích thống kê trong thuỷ văn, dự báo thuỷ văn, khí
tượng, địa lý thuỷ văn. Có một số chuyên ngành hẹp trong lĩnh vực thủy văn như:
- Chuyên ngành thuỷ văn lục địa: trắc địa học, thuỷ văn vùng cửa sông, thuỷ văn hồ, thuỷ văn nông nghiệp, thuỷ
văn đô thị, chỉnh trị sông, khí tượng synop, tính toán thuỷ năng, hải dương học
- Chuyên ngành quản lý tổng hợp tài nguyên nước: chất lượng nước, khí hậu Việt Nam, quy hoạch và quản lý tài
nguyên nước, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông, thuỷ văn môi trường, xử lý nước
Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại các viện, trung tâm nghiên cứu thuỷ văn, cục khí tượng thuỷ văn,
các trạm thuỷ văn
Hải dương học:
Hải dương học là ngành nghiên cứu về tất cả vấn đề liên quan tới biển, trong đó có tương tác biển - khí quyển và
các quá trình xảy ra ở vùng cửa sông - biển. Đây là lĩnh vực nghiên cứu đa ngành, liên quan đến toán học, vật lý,
hóa học, sinh học, khoa học về địa chất và môi trường.
______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
11
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
Chương trình đào tạo nhằm cung cấp cho SV các kỹ năng và phương pháp tính toán trong chuyên môn để phục
vụ trực tiếp cho các lĩnh vực: giao thông vận tải biển, công nghiệp dầu khí, đánh bắt hải sản, xây dựng công
trình biển, kiểm soát và bảo vệ môi trường biển, kinh tế - sinh thái và quản lý biển, đảm bảo thông tin khí tượng

hải văn cho các hoạt động kinh tế, quốc phòng trên biển.
Chương trình được xây dựng theo mục tiêu đào tạo diện rộng nhưng có định hướng chuyên ngành; vừa chú
trọng cung cấp kiến thức toán, lý, hóa, tin học cần thiết cho SV để tiếp cận các phương pháp nghiên cứu hiện
đại, vừa đảm bảo các kiến thức cơ sở và chuyên sâu của ngành, sao cho người học có thể làm việc ngay sau khi
ra trường.
Khi ra trường, SV có thể công tác tại các viện nghiên cứu, trung tâm và các đài, trạm quốc gia của Tổng cục Khí
tượng thủy văn, Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, các sở khoa học công nghệ và môi trường,
phục vụ các ngành kinh tế, xã hội và quốc phòng liên quan đến hải dương.
Nhà nghiên cứu địa lý:
Địa lý là chuyên ngành vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, thực hiện chức
năng nghiên cứu các hợp phần tự nhiên, các quy luật và hiện tượng tự nhiên diễn ra trên bề mặt trái đất, mối
tương tác giữa xã hội loài người và môi trường tự nhiên Chuyên ngành Địa lý học gồm hai nhóm ngành học
chính là Địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế xã hội.
Các nhà địa lý làm công tác nghiên cứu tổng thể các điều kiện tự nhiên của các vùng, miền trên bề mặt Trái Đất;
mối tương tác giữa hoạt động sống của con người với điều kiện tự nhiên; đặc điểm văn hoá và đời sống của các
dân tộc, các tổ chức dân cư trên các vùng, miền khác nhau.
Nhà địa lý tuỳ theo từng ngành chuyên sâu mà họ theo đuổi sẽ có điều kiện làm việc khác nhau. Công việc của
các nhà địa lý thường phải đi xa, tới nhiều vùng đất khác nhau, gọi là công tác thực địa. Ngay cả những người
làm bản đồ cũng phải đi khảo sát thực tế thì mới vẽ bản đồ chính xác được. Nhưng cũng có một số ít nhà địa lý
không phải di chuyển hay đi xa nhiều, đó là những người làm trong các trạm thuỷ văn, khí tượng, hải văn, trạm
nghiên cứu xói mòn
Nhà địa lý thường có các máy móc chuyên dụng hỗ trợ công việc nghiên cứu thực trạng và biến động của các
thành phần tự nhiên, các máy đo đạc để đo vẽ bản đồ; cũng có khi đi sâu tìm hiểu, tiếp xúc với nhiều tầng lớp
dân cư, nhiều dân tộc khác nhau trên các vùng miền khác nhau như những nhà báo, nhà xã hội học thực thụ.
Địa chất:
Con người sinh ra và tồn tại trên Trái Đất, song sự hiểu biết của con người về Hành Tinh Xanh còn rất hạn chế.
Tại sao bề mặt trái đất lại có nơi là núi cao hay đồng bằng hoặc cao nguyên mênh mông, có nơi là biển rộng
sông dài…?
______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai

12
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
Còn biết bao điều bí ẩn chứa đựng trong lòng đất như những tài nguyên khoáng sản hay những nguồn nước quý
giá, kể cả những hiểm họa đang tiềm ẩn. Địa chất học là khoa học nghiên cứu về vỏ Trái Đất, giúp chúng ta tìm
hiểu về những điều kỳ thú trên.
Làm việc trong lĩnh vực địa chất, chúng ta được tiếp cận với những phương tiện hiện đại như máy bay chuyên
dùng khi đi khảo sát chụp ảnh mặt đất, những tàu biển được trang bị tối tân khi khảo sát đại dương, những dàn
khoan lớn có thể khoan tới hàng ngàn mét vào lòng đất v.v… giúp chúng ta khám phá sự bí ẩn của lòng đất.
Ngành địa chất cho phép con người có dịp đi được nhiều nơi để tìm hiểu về đất nước và con người trên các lãnh
thổ khác nhau cũng như có dịp khám phá sâu vào lòng đất trên 10 km.
Ở nước ta, để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, cần rất nhiều khoáng sản rắn
(kim loại và phi kim loại), dầu mỏ và khí đốt. Vì vậy, địa chất phải đi đầu trong việc tìm kiếm, thăm dò, đánh giá
trữ lượng tài nguyên khoáng sản của đất nước, nghiên cứu các công nghệ mới để chế biến khoáng sản. Khi mà
nhiều thành phố lớn, nhiều khu dân cư, khu công nghiệp hiện đại, nhiều nhà máy thủy điện mọc lên…, việc tìm
kiếm các nguồn nước dưới đất, khảo sát nền móng công trình đòi hỏi ngành địa chất phải được đặc biệt chú
trọng. Chính vì những yêu cầu thực tế của đất nước mà đang rất cần các bạn trẻ đến với ngành địa chất học.
Một số nghề nghiệp trong ngành địa chất:
Nhà khoa học địa chất:
Xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học góp phần giải quyết những nhiệm vụ của đất nước như: nghiên
cứu cấu trúc của vỏ Trái Đất tại một lãnh thổ rộng lớn hay một vùng cụ thể (gồm cả đất liền và đại dương), phát
hiện các quy luật chung về sự phân bố các loại đất đá, những chỗ xung yếu của vỏ Trái Đất, quy luật hình thành
và phân bố các loại khoáng sản rắn và lỏng, nguồn nước dưới đất phục vụ cho việc khai thác hợp lý kinh tế lãnh
thổ trong nhiều lĩnh vực khác nhau và bảo vệ môi trường địa chất nơi con người đang sống.
Nhà khoa học địa chất có thể làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước của nhiều Bộ, ngành khác nhau, các viện
nghiên cứu, các trường đại học.
Kỹ sư địa chất:
Trực tiếp tham gia và điều hành công việc ở các chuyến đi lộ trình để thu thập thông tin, vẽ các loại bản đồ địa
chất. Họ cũng điều khiển những giàn khoan lớn, những máy đo từ, địa chấn, điện trở suất của đất đá… gắn trên
máy bay hoặc tàu biển hiện đại. Nhờ những công việc đó, họ giúp những nhà chuyên môn khác phát hiện ra

những tài nguyên khoáng sản nằm sâu dưới lòng đất hoặc ngoài đại dương, lựa chọn vị trí xây dựng công trình.
Ngoài ra họ còn phát hiện và dự báo các hiểm họa tiềm ẩn trong lòng đất như động đất, sóng thần…
Kỹ sư địa chất làm việc cở các Bộ, ngành khác nhau như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ xây
dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở tương ứng thuộc các tỉnh thành, các tổng công ty, công ty
liên đoàn và đoàn địa chất – dầu khí v.v…
______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
13
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
Công nghệ thực phẩm:
Chuyên ngành công nghệ thực phẩm trang bị cho học viên ngoài những kiến thức chung của nhóm ngành kỹ
thuật công nghệ còn có những kiến thức chuyên ngành như bảo quản và chế biến nông sản; có kiến thức đủ
rộng, có đầy đủ khả năng kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm và tham
gia điều hành quy trình chế biến và bảo quản sản phẩm; có khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình thực tế sản xuất.
Sau khi tốt nghiệp làm việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và thủy sản; các
cơ quan kiểm định chất lượng thực phẩm; các trường ĐH, CĐ và viện nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ thực
phẩm; các cơ quan quản lý Nhà nước về công nghệ thực phẩm như Sở Khoa học - Công nghệ, Công nghiệp…
Một số công việc thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên khác: nghiên cứu xây dựng, nghiên cứu vật liệu mới,
chuyên gia dinh dưỡng, sinh thái học, động vật học, thực vật học, thổ nhưỡng học, nông học, lâm học, bệnh học
thủy sản, thú y, bệnh học cây trồng, toán học, khoa học máy tính, y học, và một số ngành công nghệ khác.

______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
14
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
3. Toán học và khoa học máy tính
A. Diễn tả chung:

Ngành toán học và khoa học máy tính nếu xét trên phẩm chất và năng lực yêu cầu của ngành nghề có rất nhiều
điểm tương đồng nên có thể xếp chung vào một nhóm.
B. Phẩm chất và năng lực:
• Khả năng toán học
• Thông minh
• Khả năng phân tích, suy luận, xâu chuỗi các sự kiện để xác định nguyên nhân
• Khả năng sáng tạo và tìm ra các giả thuyết mới
• Có khả năng làm việc lâu với máy tính, thích lướt NET
• Yêu thích khoa học, các trò chơi trí tuệ
• Vốn ngoại ngữ là cần thiết để hỗ trợ cho công việc
C. Ngành nghề:
Toán học:
Toán học là một ngành, một môn học đòi hỏi suy luận và trí thông minh cao. Nó chứa tất cả những gì thách thức
đến bộ não của chúng ta. Học toán hay nghiên cứu Toán học là vận dụng khả năng suy luận và sự thông minh
của trí óc. Nó là một trong những ngành khoa học cơ bản cổ xưa nhất của nhân loại và là niềm đam mê của rất
nhiều thế hệ các nhà khoa học, chứa đựng trong nó là cả một kho tàng vô tận những bí ẩn cũng như khả năng
ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
Toán học sử dụng những học thuyết toán, kỹ thuật tính toán, thuật toán, với sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin để
giải quyết mọi vấn đề từ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, vật lý thậm chí đến cả những vấn đề thuộc về
khoa học xã hội và nhân văn. Ví dụ dùng toán học để tính toán thiết lập đường bay hiệu quả nhất, hoặc phân tích
những đặc trưng của khí động học của một chiếc ô tô thử nghiệm.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể phát huy năng lực của mình trong công tác giảng dạy tại các trường đại học,
cao đẳng hoặc các trường trung học phổ thông, trong công tác nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, các cơ quan
quản lý, các cơ sở sản xuất có sử dụng kiến thức Toán học như: Ngân hàng, Tổng cục Thống kê, cơ quan Bưu
chính Viễn thông, Uỷ ban hành chính, các công ty
______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
15
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________

Khoa học máy tính:
Khoa học máy tính hay còn gọi là Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện
và công cụ kĩ thuật hiện đại, chủ yếu là viễn thông, kĩ thuật máy tính và phần mềm máy tính nhằm xử lý, tổ chức
khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực
hoạt động của con người. Khoa học máy tính bao gồm hai mảng lớn là phần cứng và phần mềm.
Phần cứng máy tính:
Ngành này liên quan đến việc nghiên cứu, chế tạo các linh kiện để lắp giáp thành một hệ thống thông tin bao gồm
hệ máy tính và các thiết bị mạng. Sinh viên học chuyên ngành kỹ thuật máy tính được cung cấp kiến thức chung
về khối Khoa học Tự nhiên như: Giải tích - Đại số - Toán học rời rạc - Xác suất thống kê - Vật lý hiện đại… cùng
với các kiến thức cơ bản dành cho ngành là: - Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật - Mạch và Tín hiệu - Kỹ thuật điện tử
- Hệ điều hành - Vi xử lý - Kỹ thuật lập trình - Cơ sở truyền tin - Hệ Quản trị cơ sở dữ liệu - Xử lý tín hiệu số -
Phân tích và Thiết kế hệ thống - Trí tuệ nhân tạo - Nhập môn công nghệ phần mềm… bên cạnh đó còn được
trang bị những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Ngôn ngữ và Phương pháp dịch - Kỹ thuật lập trình
hướng sự kiện và Microprocesser - Đặc trưng của ngôn ngữ lập trình - Thiết kế và Phân tích thuật toán - Tính
toán song song…
Sau khi ra trường sinh viên có khả năng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội, có
năng lực tham mưu, tư vấn và có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ với tư cách của một chuyên viên trong
lĩnh vực công nghệ thông tin… Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty mạng truyền thông, cung cấp
giải pháp tích hợp
Lập trình phần mềm:
Người tham gia trong lĩnh vực sản xuất phần mềm máy tính còn được gọi là các lập trình viên. Với khả năng tư
duy logic của mình, thông qua các ngôn ngữ lập trình để tạo ra những phần mềm hỗ trợ công việc trong mọi lĩnh
vực như các phần mềm kế toán, phần mềm quản lý, website…
Chuyên ngành kỹ thuật phần mềm trang bị cho sinh viên những kiến thức chung dành cho khối khoa học tự nhiên
và các kiến thức cơ bản về ngành, đồng thời sinh viên còn được trang bị các kiến thức chuyên sâu của chuyên
ngành như: lý thuyết thông tin - ngôn ngữ lập trình - kỹ thuật điện tử - hệ điều hành - vi xử lý… Bên cạnh việc
cung cấp khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Nhận dạng và xử lý ảnh - đồ hoạ máy tính - chương
trình dịch - công nghệ phần mềm… và các kiến thức bổ trợ khác.
Sau khi ra trường cử nhân ngành kỹ thuật phần mềm có khả năng phân tích, thiết kế và quản lý các dự án phần
mềm, tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quyền hạn của một chuyên viên trong lĩnh vực kỹ thuật phần

mềm, đồng thời có khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực
tế…Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại các công ty phần mềm, các công ty an ninh mạng
______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
16
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
17
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
4. Tự nhiên và nông nghiệp
A. Diễn tả chung:
Có thể nói, thế giới tự nhiên từ xa xưa đã gắn bó rất mật thiết với con người. Cung cấp thực phẩm, môi trường
sống. Nhóm ngành nghề thuộc lĩnh vực này có thể kể đến như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Đó là những
ngành sản xuất cơ bản nuôi sống xã hội loài người.
Ngày nay, với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những ngành trên đã phát triển ở trình độ rất cao, đã được
cơ giới hóa, điện khí hóa. Ngoài ra công nghệ sinh học đã lai tạo ra nhiều giống mới giúp tăng năng xuất, chất
lượng và khả năng chống chọi với những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên.
Ở Việt Nam, những nhóm ngành cơ bản này chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và tương đối phát triển. Trong
thời kỳ hội nhập, nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam đã được xuất khẩu.
B. Phẩm chất và năng lực:
• Yêu thiên nhiên, quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường
• Thích xem các chương trình thế giới tự nhiên
• Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng
• Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật
• Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý…
C. Ngành nghề:
• Kỹ sư nông nghiệp chuyên ngành trồng trọt, nhà nông học, nhà thổ nhưỡng học, lâm nghiệp, thủy sản, bác sỹ

thú y…
• Các ngành nghề liên quan: Nhà tự nhiên học, sinh vật học, sinh thái học, bảo tồn thiên nhiên, môi trường, nhà
địa chất học, hải dương học, khí tượng học, nhà hàng hải, nhà động vật học, nhà thực vật học, nhà nhân loại
học, người làm vườn, nhà thiết kế phong cảnh.
* * * * *
Trồng trọt:
Kỹ sư nông nghiệp chuyên ngành Trồng trọt (khoa học cây trồng) được đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có kỹ năng nghiệp vụ giải quyết các vấn đề
sản xuất trong ngành trồng trọt (kỹ thuật canh tác, giống, sâu bệnh…). Chuyên ngành trồng trọt trang bị cho học
______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
18
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
viên kiến thức đại cương và các kiến thức chuyên ngành như: Hình thái và giải phẫu thực vật; thổ nhưỡng và phì
nhiêu đất; côn trùng nông nghiệp đại cương; nông học đại cương; di truyền - giống cây trồng; sinh lý thực vật;
bệnh cây nông nghiệp đại cương…
Sau khi tốt nghiệp làm việc tại các Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, trung tâm khuyến nông, chi cục Bảo
vệ thực vật; các viện nghiên cứu: Viện Lúa, Viện Cây ăn quả, các trường đai học, trung học chuyên nghiệp, dạy
nghề; các công ty sản xuất kinh doanh nông dược, phân bón, giống cây trồng…
Nông học:
Đào tạo kỹ sư có chuyên môn, kiến thức tốt về nông nghiệp, phục vụ cho sản xuất và nghiên cứu có khả năng
nắm bắt được những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế, biết thao tác nghề nghiệp trong phòng thí
nghiệm cũng như ngoài hiện trường đồng ruộng để chỉ đạo được sản xuất nông nghiệp. Sinh viên có thể theo
học chuyên ngành kỹ thuật cây trồng, di truyền - giống cây trồng, nông hóa thổ nhưỡng
Kỹ sư nông học có thể làm việc tại các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về nông nghiệp,
Viện nghiên cứu về nông nghiệp, Viện sinh học nhiệt đới, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các trung
tâm khuyến nông, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, các nông trường, nông trại, trang trại, các công ty kinh doanh
vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật)…
Khoa học đất:

Khung chương trình đào tạo ngành Khoa học đất (thổ nhưỡng học) bao gồm những kiến thức chung của khối
khoa học tự nhiên như: Vi tích phân - Ma trận - Hóa vô cơ - Hóa hữu cơ - Hóa phân tích - Sinh học - Vật lý - Xác
suất thống kê…và kiến thức cơ bản về ngành: Địa chất học - Thổ nhưỡng học - Hóa học đất - Vật lý đất - Hóa
môi trường - Vi sinh vật - Khí tượng nông nghiệp - Sinh lý thực vật - Sinh hóa thực vật - Canh tác học - Cây
trồng… cùng với các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Phân bón và cách bón phân - Phân tích đất,
nước, phân, cây - Phân tích bằng công cụ - Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng - Thủy nông cải tạo đất…
Khi tốt nghiệp, Kỹ sư ngành Khoa học đất có khả năng thực hiện công tác khảo sát đất, mô tả và phân loại đất
phục vụ cho việc thực hiện bản đồ ở cấp độ vùng, tỉnh, huyện cũng như khả năng phân tích và đánh giá các đặc
tính của các chất dinh dưỡng trong đất… phục vụ nông nghiệp. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại
các viện nghiên cứu tài nguyên, các tổ chức nông nghiệp
Ngành học tương tự: Khoa học đất, Nông hóa thổ nhưỡng.
Khoa học nghề vườn:
Kỹ sư ngành khoa học nghề vườn và sinh vật cảnh được trang bị kiến thức chung thuộc lĩnh vực Toán, Lý, Hóa,
Sinh giống như sinh viên các ngành Bảo vệ thực vật, Công nghệ sinh học… ; những kiến thức cơ bản về ngành:
Thực vật học - Chọn giống ngắn ngày - Bệnh cây nông nghiệp - Công nghệ sinh học trong nông nghiệp - Chọn
______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
19
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
tạo giống cây trồng… và các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Rau, hoa, quả và cây cảnh - Hoa và
Cây cảnh - Cây rau - Cây thuốc - Cây ăn quả - Quản lý dịch hại tổng hợp… để sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành
này có khả năng ứng dụng quy trình kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất các loại cây, cỏ, hoa và sinh vật
cảnh…
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các viên lương thực, các trung tâm nghiên cứu giống cây, các cơ
sở phòng bệnh nông nghiệp
Ngành học tương tự: Khoa học nghề vườn, Cảnh quan và Kĩ thuật hoa viên, Hoa viên và cây cảnh, Kỹ nghệ hoa
viên, Thiết kế cảnh quan.
Bảo vệ thực vật:
Đào tạo những kỹ sư có kiến thức, kỹ năng nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại tài nguyên thực vật, để

bảo vệ cây trồng (cả trước và sau thu hoạch) nhằm đạt hiệu quả kinh tế, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ
gìn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.
Sinh viên ngành này được trang bị những kiến thức khá cơ bản và toàn diện về sinh học, bảo vệ thực vật, nông
học và môi trường, kỹ sư bảo vệ thực vật thích ứng với công việc đa dạng tại các cơ quan giảng dạy, nghiên cứu,
quản lý khoa học công nghệ, chỉ đạo sản xuất và kinh doanh tại các tổ chức hay cơ sở nông lâm nghiệp, môi
trường trong và ngoài nước…
Chăn nuôi:
Chuyên ngành chăn nuôi trang bị cho học viên phẩm chất, kỹ năng cũng như khả năng: tổ chức sản xuất; nghiên
cứu ứng dụng khoa học chăn nuôi vào sản xuất; hiểu biết về phòng bệnh gia súc, gia cầm; nghiên cứu cải tiến
các giống gia súc bản địa; khảo sát khả năng thích nghi của các giống gia súc nhập nội (heo, gia cầm, trâu bò
sữa…); nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mới trong nuôi dưỡng động vật (trâu, bò, heo, gia cầm, động vật giá trị
kinh tế cao); nghiên cứu sử dụng chất thải trong chăn nuôi để tạo năng lượng; nghiên cứu và ứng dụng công
nghệ sinh học trong nâng cao năng suất vật nuôi
Sau khi tốt nghiệp, có thể công tác tại các cơ quan như Viện Chăn nuôi, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp
các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Tổng Công ty nông nghiệp, các Công ty chăn nuôi, các Trung
tâm giống vật nuôi, các Trung tâm khuyến nông , các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm, chế biến thức ăn gia
súc, các khu bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm, thảo cầm viên… hay tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các
cơ sở đào tạo.
Bác sỹ thú y:
______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
20
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
Ngành thú y trang bị cho sinh viên kiến thức chung dành cho khối khoa học tự nhiên, cung cấp những kiến thức
chuyên ngành cơ bản như: Hóa lý thuyết - Hóa hữu cơ - Hóa phân tích - Sinh học - Sinh thái môi trường - Vật lý -
Xác suất thống kê… cùng với những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Chẩn đoán - Nội khoa - Ngoại
khoa - Bệnh lý - Bệnh ký sinh trùng - Bệnh truyền nhiễm - Kinh tế và quản trị kinh doanh chăn nuôi - Nuôi trồng
thủy sản - Sản khoa thú y. Ngoài ra, sinh viên đi vào nghiên cứu các kiến thức chuyên sâu như: Dược lý học thú
y - Dịch tễ học thú y - Bệnh nội khoa thú y – Bệnh truyền nhiễm động vật - Ký sinh trùng thú y - Ngoại khoa thú y;

có khả năng chẩn đoán, điều trị, phòng, trị và kiểm soát dịch bệnh động vật để phát triển chăn nuôi, bảo vệ sức
khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái…
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên trở thành những kỹ sư nông nghiệp ngành Thú y có khả năng chọn lọc, nhân giống,
nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và kinh doanh chăn nuôi nhằm tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có năng
suất và chất lượng cao, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững, mặt khác có
khả năng giảng dạy, nghiên cứu bộ môn này tại các cơ sở đào tạo, các Viện, Trung tâm…
Lâm nghiệp:
Theo học chuyên ngành lâm nghiệp, học viên được trang bị kiến thức về sinh thái học, lâm sinh, trồng rừng, điều
tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng. Kỹ sư lâm nghiệp có khả năng nghiên cứu trồng rừng trên
các vùng đất hoang hóa, thuộc vùng cao và đất ướt; nghiên cứu quản lý nguồn tài nguyên rừng; phổ biến các kỹ
thuật nông lâm kết hợp; nghiên cứu lâm nghiệp đô thị (quy hoạch thiết kế, phát triển hệ thống cây xanh, …);
nghiên cứu lâm nghiệp xã hội, phát triển dự án lâm nghiệp, khuyến lâm, ứng dụng GIS (hệ thống thông tin địa lý
trong lâm nghiệp và quy hoạch).
Kỹ sư ngành lâm nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực như sinh thái rừng, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo
vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng tại các Chi cục hay Hạt kiểm lâm, Viện Khoa học Lâm nghiệp, phòng nông
nghiệp và phát triển nông thôn ở các địa phương, các lâm trường hoặc tham gia các dự án của ngành lâm
nghiệp quản lý và phát triển nguồn tài nguyên rừng.
Lâm sinh:
Sinh viên ngành Lâm sinh được trang bị kiến thức về sinh lý, sinh thái, phân loại thực, động vật và sự đa dạng
sinh học vùng rừng ngập đồng bằng nói riêng. Hiểu biết diễn biến sinh thái của rừng cũng như cấu trúc và chức
năng, sự tương tác qua lại giữa hệ sinh thái rừng và điều kiện môi trường tự nhiên. Đặc biệt là trong mối liên hệ
qua lại giữa hệ sinh thái rừng ngập và sự biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng đến môi trường. Cung cấp cho
sinh viên kiến thức về luật lâm nghiệp, phương pháp quản lý, bảo tồn và cải thiện hệ sinh thái rừng nói chung và
hệ sinh thái lâm sinh đồng bằng nói riêng. Kết nối với hệ sinh thái ven biển từ đó giữ gìn môi trường và bảo tồn
tài nguyên thiên nhiên. Ngoài kiến thức chuyên ngành, sinh viên ngành Lâm sinh còn được cung cấp thêm kiến
thức các chuyên ngành có liên quan để phục vụ cho công tác nghiên cứu và quản lý hệ sinh thái rừng như kiến
thức về đánh giá đất, quy hoạch sử dụng đất, GIS - Viễn thám, mô hình hoá… Trong quá trình học, sinh viên
______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
21

THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
được tham gia các đợt thực tập môn học, cũng như thực tập chuyên ngành tại các cơ sở liên kết và tại các khu
du lịch sinh thái…
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại viện khoa học lâm nghiệp, viện quy hoạch rừng, trung tâm môi
trường và lâm sinh nhiệt đới, công ty lâm sản, các lâm trường
Ngành học tương tự: Lâm sinh, Lâm sinh tổng hợp, Lâm sinh đồng bằng.
Công nghệ chế biến lâm sản:
Ngành Chế biến lâm sản trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản dành cho ngành là: Sức bền vật liệu - Cơ
học - Nhiệt kỹ thuật - Điện kỹ thuật - Hình họa và Vẽ kỹ thuật - Cơ lưu chất - Lâm nghiệp - Khoa học gỗ… đồng
thời còn cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Nguyên lý cắt gọt - Keo dán gỗ - Kinh tế chế
biến lâm sản - Bảo quản gỗ - Sấy gỗ - Bảo vệ môi trường công nghiệp - Lâm luật và dán gỗ - Kinh tế chế biến
lâm sản - Bảo quản gỗ - Sấy gỗ - Bảo vệ môi trường công nghiệp - Lâm luật và Chính sách lâm nghiệp - Sử dụng
máy chế biến - Công nghệ xẻ - Hóa chất phủ - Công nghệ ván nhân tạo - Khai thác lâm sản - Công nghệ sợi giấy
- Lâm sản ngoài gỗ …
Để khi ra trường sinh viên có được khả năng làm việc trong các lĩnh vực sử dụng, bảo quản, chế biến các mặt
hàng lâm sản. Sinh viên học ngành Chế biến lâm sản khi tốt nghiệp có thể làm việc tại: Viện Điều tra quy hoạch
rừng, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam; Trung tâm Phát triển công nghệ lâm sản, Trung tâm Môi trường và
Lâm sinh nhiệt đới; Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Giấy Việt Nam… và các công ty, đơn vị
thành viên trên toàn quốc: Công ty Lâm sản, Cty Chế biến lâm sản xuất khẩu, Công ty Lâm đặc sản xuất khẩu,
Công ty Thương mại lâm sản, Công ty Xuất khẩu lâm sản mỹ nghệ….; Giảng dạy ở các Trường Đại học, Cao
đẳng, Trung học chuyên nghiệp có đào tạo ngành Chế biến Lâm sản.
Ngành học tương tự: Công nghệ chế biến lâm sản, Chế biến lâm sản.
Thủy sản:
Trong sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, ngành Thủy sản cũng đang có dấu hiệu phát triển mạnh, sản phẩm
làm ra không thuần túy chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu, đặc biệt kim ngạch xuất khuẩu cho những mặt
hàng của nhóm ngành nghề này đã có những bước tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây, mang lại
nhiều ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
Hiện nay, trên cả nước, những ngành nghề thuộc nhóm ngành này (nuôi cá nước mặn và cá nước ngọt) được
mọi tầng lớp nhân dân tham gia đông đảo, họ thấy rõ việc nuôi cá cho năng suất sản lượng cao hơn hẳn tập

______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
22
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
quán thả cá. Mặt khác, nghề thủy sản có thể mang lại nguồn lợi kinh tế rất lớn, giúp người dân làm giàu một cách
nhanh chóng.
Việc đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ngành thủy sản ở nước ta đang có những bước phát triển tốt, nhất
là trong các khâu sản xuất giống, lai tạo giống, sản xuất thức ăn, bảo quản cũng như chế biến sản phẩm sau thu
hoạch.
Theo học chuyên ngành thủy sản tại các cơ sở đào tạo, học viên được trang bị những kiến thức, kỹ năng chuyên
môn như: khả năng thiết lập cơ sở dữ liệu cho yêu cầu phát triển bền vững ngành thủy sản và quản lý tài nguyên
thủy sản thiên nhiên; phát triển các mô hình quản lý tài nguyên thủy sản trong các thủy vực; phát triển kỹ thuật
nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ phù hợp cho các vùng sinh thái khác nhau; cải thiện chất lượng cá giống…
Kỹ sư ngành thủy sản có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương hoặc các cơ sở
nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản, các doanh nghiệp nông – lâm - ngư, các viện nghiên cứu, các trường
trung học nông nghiệp hoặc đại học nông nghiệp hoặc làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành
thuộc tỉnh, thành phố hay học sau đại học về nuôi trồng thủy sản.
Bệnh học thủy sản:
Đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng thực hành và vận dụng vào thực tiễn bao gồm các lĩnh vực nuôi trồng, chế
biến, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Sinh viên có thể chọn lựa một trong các chuyên ngành: Nuôi trồng hoặc Bệnh
học Thủy sản. Hướng về bệnh học thủy sản (ngư y) bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu về căn bệnh (phân lập,
định danh, phân loại ); khảo sát các biến đổi bệnh lý lâm sàng; nghiên cứu về dịch tể học thủy sản và các biện
pháp phòng trị; nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến bệnh thủy sản; thử nghiệm các hóa dược, vắcxin trên
động vật thủy sản; xây dựng các pháp luật liên quan đến kiểm soát bệnh học thủy sản, kiểm nghiệm các sản
phẩm động vật có nguồn gốc từ thủy sản…
Sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương hoặc các cơ sở nuôi
trồng chế biến thủy sản, các doanh nghiệp nông - lâm - ngư, các viện nghiên cứu, các trường trung học nông
nghiệp hoặc đại học nông nghiệp hoặc làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh, thành
phố.

Khai thác và chế biến thủy sản:
Ngành khai thác và chế biến thuỷ sản không chỉ đào tạo cho sinh viên kiến thức chung của khối khoa học cơ bản:
Toán cao cấp - Xác suất thống kê - Vật lý - sinh học - Hoá học - Vi sinh - Dân số học - Xã hội học mà còn trang
bị kiến thức cơ bản về ngành: Di truyền học - Chế biến thực phẩm - Thuỷ sản - Ngư loại học - Kỹ thuật điện -
Sinh hoá - kinh tế thuỷ sản - cơ sở sinh học nuôi thuỷ sản đồng thời sinh viên còn được học những kiến thức
chuyên sâu của chuyên ngành: Hoá thực phẩm thuỷ sản - Nước và chất lượng nước cho chế biến thuỷ sản - Vi
sinh thực phẩm - Vệ sinh và an toàn thực phẩm - kỹ thuật đồ hộp - kỹ thuật nuôi cá nước ngọt - kỹ thuật chất
______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
23
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
lượng sản phẩm thuỷ sản - Dinh dưỡng thực phẩm - Công nghệ sinh học ứng dụng - Xử lý chất thải - Chế biến
thuỷ sản tổng hợp - Chế biến lạnh - khai thác thuỷ sản - kỹ thuật nuôi thuỷ sản ven bờ - máy chế biến Thuỷ
sản Ngoài ra, còn có 1 số môn bổ trợ kiến thức chuyên ngành: Phương pháp phân tích xử lý số liệu - An toàn
lao động - Cơ sở kỹ thuật thực phẩm - Quản trị doanh nghiệp thuỷ sản - Tiếp thị sản phẩm thuỷ sản
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành này có khả năng chế biến, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản,
kiểm tra chất lượng sản phẩm thuỷ sản, nghiên cứu vật liệu mới dùng trong chế tạo bao bì và đóng gói sản phẩm
thuỷ sản.
Quản lý thủy sản:
Chuyên ngành quản lý thủy sản trang bị cho học viên kiến thức chuyên môn phục vụ cho công tác quản lý nhà
nướtc về thủy sản, bao gồm: nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong nội
đồng và trên biển trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu
phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
Ngành học tương tự: Quản lý nghề cá, Quản lý Môi trường và nguồn lợi thủy sản, Quản lý nguồn nước nuôi trồng
thuỷ sản.
Sinh học biển:
Chuyên ngành này cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về đa dạng sinh vật biển để phục vụ phát triển và
bảo tồn sinh vật biển; khả năng sản xuất giống và nuôi trồng các loài hải sản. Hướng nghiên cứu: chuyên sâu về
lĩnh vực sinh học biển bao gồm sinh vật biển, các quá trình sinh học, hóa học, lý học diễn ra trong môi trường

biển; những tác động qua lại giữa môi trường với sinh vật sống và các biện pháp quy hoạch, quản lý, bảo tồn môi
trường và sinh vật biển.
Kỹ sư chuyên ngành Sinh học biển có thể làm việc ở: các cơ quan quản lý hành chính về lĩnh vực thủy sản ở địa
phương; các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nuôi trồng thủy sản, sinh học biển; khu bảo tồn biển quốc gia;
vườn quốc gia; trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học; các viện, trường có giảng dạy và nghiên cứu về sinh học
biển, nuôi hải sản
Khuyến nông và Phát triển nông thôn: Đào tạo kỹ sư có khả năng tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình
phát triển, các chương trình khuyến nông với mục đích nâng cao đời sống ở nông thôn, giảm bớt cách biệt giàu
nghèo trong các tầng lớp cư dân. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng: đánh giá phân tích những khó khăn về kỹ
thuật, kinh tế xã hội mà người dân ở nông thôn đang gặp phải, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy việc
sản xuất và chế biến nông sản, nâng cao đời sống nhân dân.
Kỹ sư ngành Phát triển nông thôn và khuyến nông có thể làm việc tại các cấp chính quyền địa phương hoặc các
cơ sở có chương trình, đề án phát triển nông thôn cũng như ở các cơ sở nghiên cứu phát triển và quản lý ngành
nông lâm ngư nghiệp.
______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
24
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
________________________________________________________________________________
Ngành học tương tự: Khuyến nông và Phát triển nông thôn, Khuyến nông, Phát triển nông thôn.
Các ngành nghề liên quan:
Nhà tự nhiên học, sinh vật học, sinh thái học, bảo tồn thiên nhiên, môi trường, nhà địa chất học, hải dương học,
khí tượng học, nhà hàng hải, nhà động vật học, nhà thực vật học, người làm vườn, nhà thiết kế phong cảnh.
5. Kỹ thuật
A. Diễn tả chung:
Lĩnh vực kỹ thuật là lĩnh vực trực tiếp tham gia quá trình sản xuất, người làm việc trong lĩnh vực này có nhiệm vụ
vận dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các công đoạn của quá trình sản xuất, đồng thời nghiên cứu, cải
tiến cho phù hợp vời trình độ sản xuất của từng đơn vị, quốc gia. Đây là một lĩnh vực rất rộng lớn, liên quan trực
tiếp đến quá trình sản xuất các sản phẩm, công cụ từ cấp độ sơ khai nhất như các vật dụng phục vụ sản xuất,
cuộc sống hàng ngày như kim, chỉ, cuốc, xẻng cho đến các sản phẩm công nghệ cao như máy tính, điện thoại,

robot. Những tiến bộ kỹ thuật công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần cải thiện cuộc sống, đồng thời nó
cũng đòi hỏi một đội ngũ cán bộ kỹ thuật cả về số lượng lẫn chất lượng.
B. Phẩm chất và năng lực:
• Sống thực tế, các phương thức giải quyết vấn đề thường đơn giản, dễ áp dụng và có kết quả cụ thể.
• Thích hành động, thực hành hơn là trầm tư suy nghĩ, nghiên cứu
• Khéo léo, thích làm việc với các máy móc, thiết bị, công cụ
• Thích sửa chữa các vật dụng gia đình và các công việc thủ công
• Có sức khỏe tốt, thích tham gia các hoạt động thể thao
• Cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp, tin cậy, luôn tuân thủ quy định, quy trình
• Thích làm việc ngoài trời hơn là bên bàn giấy
C. Ngành nghề:
• Cơ khí & Xây dựng: Kỹ sư cơ khí, chế tạo máy, luyện kim, điện lạnh, xây dựng, giao thông, thủy lợi, trắc địa,
mỏ, địa chất, dầu khí, vận tải, hàng hải
• Điện, điện tử: Kỹ sư điện, điện tử, phần cứng máy tính, viễn thông, tự động hóa
• Công nghiệp, da giày, dệt may, công nghệ in
______________________________________________________________________________
– Định hướng tương lai
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×