Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN Hướng dẫn soạn bài đọc hiểu văn bản theo hướng phát huy năng lực cảm thụ và đọc- sáng tạo của học sinh THPT NGA SƠN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.99 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN THEO
HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC CẢM THỤ VÀ ĐỌC – SÁNG
TẠO CỦA HỌC SINH
Người thực hiện: Nguyễn Khánh Ly
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2013
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của việc hướng dẫn soạn bài Đọc - hiểu văn bản theo hướng
phát huy năng lực cảm thụ và đọc - sáng tạo của HS 3
2. Thực trạng soạn bài Đọc- hiểu văn bản của HS hiện nay… 4
3. Giải pháp Hướng dẫn soạn bài Đọc - hiểu văn bản theo hướng phát huy
năng lực cảm thụ và đọc – sáng tạo của HS ……………
3.1. Cách thức xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn soạn bài Đọc - hiểu văn
bản theo hướng phát huy năng lực cảm thụ và đọc – sáng tạo của HS…5
3.2. Vận dụng câu hỏi hướng dẫn soạn bài trong quá trình giảng dạy… …10
3.3. Vai trò, ý nghĩa của việc hướng dẫn soạn bài Đọc – hiểu văn bản theo
hướng phát huy năng lực cảm thụ và đọc – sáng tạo của học sinh……….….17
4. Kết quả thực hiện……………………………………………… 18
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Trong quá trình dạy học môn Ngữ văn, soạn bài là yêu cầu quan trọng,
bắt buộc bởi đây là khâu “khởi động”, chuẩn bị cho HS những kiến thức, tâm lí,
cảm xúc ban đầu, tạo tiền đề để các em tiếp nhận bài học tốt hơn. Có chuẩn bị


bài tốt thì HS mới có thể lĩnh hội kiến thức hiệu quả trong quá trình Đọc - hiểu
văn bản. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc soạn bài của HS hiện nay chưa thực
hiện được vai trò của nó, xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một trong những
nguyên nhân ấy chính là do hệ thống câu hỏi mục Hướng dẫn học bài trong
SGK có một số điểm chưa hợp lý: không làm HS thích, quá khó, quá hàn lâm,
chưa phát huy khả năng cảm thụ và đọc sáng tạo – điều rất cần trong việc học
Văn hiện nay mà chỉ tập trung buộc HS trả lời sao cho đúng. Vì vậy, HS rất ngại
và ghét soạn bài, thường chép văn mẫu để có bài soạn chiếu lệ, đối phó dẫn đến
việc đã soạn bài nhưng vẫn chưa nắm được nội dung cơ bản của tác phẩm.
Do vậy, làm thế nào để khâu soạn bài có thể phục vụ hiệu quả cho việc
đọc – hiểu văn bản trên lớp, làm thế nào để thông qua việc soạn bài, HS có thể
thể hiện bước đầu năng lực tư duy, cảm thụ tác phẩm văn chương một cách độc
đáo, in dấu ấn cá nhân… đã trở thành nỗi băn khoăn không chỉ của riêng GV
Ngữ văn mà còn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
2. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi may mắn đã được tiếp cận
với một số những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà giáo dục
học, các GV trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn như: “Con đường đổi mới căn
bản phương pháp dạy - học văn” của tác giả Trần Đình Sử trên Văn nghệ số 10,
ngày 7 – 3 - 2009; “Cách soạn văn có hiệu quả” của Trịnh Hằng Nga (GV
Trường THPT Hoài Đức B) trên ; đề tài Nghiên cứu hệ thống
câu hỏi hướng dẫn học bài văn bản văn học lớp 11 thông qua hai bộ sách Ngữ
văn chuẩn và nâng cao của Đỗ Thị Hải, Trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên… Đặc biệt, chúng tôi đã được tiếp cận với công trình Xây dựng hệ
thống câu hỏi cho bài soạn Ngữ văn 12 của tác giả Trầm Thanh Tuấn, Trường
3
THPT Long Hiệp - Huyện Trà Cú - Tỉnh Trà Vinh. Điểm chung là các tác giả
đều khẳng định sự cần thiết phải thay đổi hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài
theo hướng khuyến khích năng lực tư duy, cảm thụ tác phẩm của các em. Tuy
nhiên, các tác giả vẫn chưa đề xuất được hệ thống câu hỏi soạn bài có thể thu
hút và kích thích năng lực cảm thụ, đọc – sáng tạo của HS. Và quan trọng hơn,

hệ thống câu hỏi ấy vẫn chưa đủ sức “kéo” các em về với văn bản, chưa làm các
em thích thú việc tìm hiểu tác phẩm.
Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến
Hướng dẫn soạn bài Đọc – hiểu văn bản theo hướng phát huy năng lực cảm
thụ và đọc - sáng tạo của HS. Tuy nhiên, trong những thử nghiệm ban đầu,
chúng tôi chỉ tiến hành áp dụng chủ yếu trên những văn bản tự sự dân gian trong
chương trình Ngữ văn 10, tập 1.
4
NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của việc hướng dẫn soạn bài Đọc - hiểu văn bản theo
hướng phát huy năng lực cảm thụ và đọc - sáng tạo của HS
1.1. Trong hoạt động tiếp nhận tác phẩm, HS là chủ thể trung tâm quyết
định khuynh hướng và mức độ tiếp nhận kiến thức. Với những thành tựu về lí
luận văn học và tiếp nhận văn chương, các nhà nghiên cứu, giảng dạy đã thấy
rằng phân tích tác phẩm văn chương không chỉ dừng lại ở văn bản và các yếu tố
ngoài văn bản mà còn phải chú trọng đến tác động chức năng của tác phẩm đối
với người đọc. Hướng về người đọc là một tiền đề quan trọng để hình thành tư
tưởng tiếp cận tác phẩm văn chương. Hướng đến bạn đọc - HS là cốt lõi của tư
tưởng đổi mới trong phương pháp dạy học văn hiện nay. Do vậy, phải làm sao
để HS chủ động và thích thú đọc Văn, thích giải mã tác phẩm theo sự cảm thụ,
theo khả năng sáng tạo của mình chứ không phải theo định hướng của tài liệu
mẫu hay theo công thức áp đặt của giáo viên.
1.2. Từ trước đến nay, do áp lực thi cử nên cả GV và HS dường như đều
cho rằng: mục đích chính của việc học Văn chính là để biết kiến thức, để trả lời
đúng các câu hỏi trọng tâm và để đi thi đạt điểm cao. Chính vì vậy, chúng ta
lãng quên mục đích bản chất của việc học Văn. Nhiều công trình nghiên cứu
trên cơ sở phân tích thực trạng dạy học Văn hiện nay đã chỉ ra rằng, mục đích
của việc học Văn là học để giao tiếp và yêu cầu quan trọng nhất của việc học
Văn chính là phải phát huy năng lực cảm thụ, sáng tạo, phải làm cho HS thích
và có thể đọc theo yêu cầu mức độ khác nhau. Chỉ có phát huy khả năng cảm thụ

tác phẩm, giúp HS đọc tác phẩm một cách sáng tạo mới đáp ứng được các yêu
cầu của việc dạy Văn. Sáng 05/01/2013 tại Trường ĐH Sư phạm Huế, Bộ Giáo
dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo quốc gia về dạy và học môn Văn trong trường
phổ thông. Trong đó, các nhà khoa học đã đề xuất phương hướng dạy và học
văn mới áp dụng từ năm 2015 trở đi là: học để biết cách giao tiếp, phải làm HS
yêu thích và thay đổi ngữ liệu, cách đánh giá. Việc kiểm tra, đánh giá môn văn
5
cũng trên 2 bình diện: ý tưởng sáng tạo và khả năng diễn đạt, thể hiện/trình bày
ý tưởng đó một cách sáng sủa, mạch lạc. Như vậy, mục đích chính của việc dạy
Văn là kích thích khả năng cảm thụ, sáng tạo, yêu thích của HS đối với tác phẩm
văn học.
1.3. Để đọc được một tác phẩm văn học, cần có sự huy động của nhiều
yếu tố: giác quan, trí não để ghi nhớ, tư duy; cảm xúc để rung động, sự sáng
tạo… Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng đọc giống nhau. Có HS chỉ có
khả năng đọc và ghi nhớ, có HS thiên về khả năng tư duy, có HS nghiêng về
cảm thụ… Chính vì vậy, hệ thống câu hỏi soạn bài phải chú ý đến điều này, phải
có tác dụng huy động đồng loạt các phẩm chất của HS trong quá trình đọc và
phải phân cấp mức độ để xem năng lực đọc – hiểu của HS mạnh và yếu chỗ nào
để có hướng khắc phục.
Như vậy, xuất phát từ yêu cầu, mục đích của việc dạy Văn hiện nay và
trong tương lai, chúng tôi cho rằng, cần phải đổi mới hướng soạn bài củaHS
theo các tiêu chí: làm HS thích soạn và thích đọc văn bản; phải huy động tất cả
năng lực của HS trong quá trình tiếp nhận và phải phân cấp mức độ đọc.
2. Thực trạng soạn bài đọc- hiểu văn bản của HS hiện nay
2.1. Một thực tế rất đáng buồn hiện nay là các tài liệu tham khảo, học tốt
Văn tràn lan trên thị trường nên khi soạn bài, HS thường soạn chiếu lệ, đối phó
bằng cách chép tài liệu tham khảo, thậm chí chép một cách vô thức. Tôi hay
kiểm tra việc soạn bài của HS bằng cách yêu cầu các em trả lời một số câu hỏi
trước khi đọc – hiểu văn bản trên lớp. Nhiều trường hợp soạn rồi và soạn rất
chính xác nhưng khi hỏi chính câu hỏi đã trả lời rất tốt ấy, các em lại ngơ ngẩn

như đứng trước một vấn đề hoàn toàn xa lạ. Điều ấy chứng tỏ, việc soạn bài
chưa đem lại một tác dụng nào khả dĩ cả.
2.2. Bên cạnh đó, một thực tế không thể phủ nhận là hệ thống câu hỏi
trong phần Hướng dẫn học bài SGK vẫn quá sức với HS và chưa có phần dành
cho khả năng cảm thụ và đọc - sáng tạo của các em. Nhiều câu hỏi quá khó, quá
trừu tượng, quá rộng nên các em không định được phương hướng trả lời.
6
Tất nhiên, chúng tôi không phủ nhận sự cần thiết của các câu hỏi trên đối
với việc phát triển năng lực tư duy của các em trong việc giải quyết vấn đề
nhưng thực tế là các em không thích và rất sợ trả lời những câu hỏi dạng như thế
này. Và các câu hỏi ấy cũng chưa kích thích được năng lực cảm thụ và đọc –
sáng tạo mang dấu ấn cá nhân của từng em. Chính vì vậy, để việc soạn bài trở
thành hoạt động tự giác, thực sự là hoạt động đọc – hiểu của các em thì hệ thống
câu hỏi soạn bài cần phải được đổi mới theo hướng phát huy khả năng cảm thụ
tự do và đọc sáng tạo của HS.
2.3. Một thực trạng nữa có vẻ rất phi lí đối với việc dạy học môn Văn hiện
nay là HS soạn bài một nơi, GV dạy một nẻo. Nhiều GV hiện nay có thói quen
dùng giáo án mẫu lại càng không tìm hiểu xem phần Hướng dẫn học bài định
hướng cho HS điều gì. Cũng không ít GV chỉ dạy theo hướng truyền đạt những
điều mình biết, mình thích, mình cần mà không cần biết các em đã biết, thích và
cần điều gì. Có thể điều các em đã phát hiện được và rất hào hứng để trình bày
thì lại chẳng được GV tạo cơ hội cho các em phát biểu. Do vậy, hệ thống câu hỏi
soạn bài cần phải gắn bó hữu cơ với hoạt động giảng dạy trên lớp của GV.
Chính vì những tiền đề lý luận và thực tiễn như vậy, chúng tôi mạnh dạn
đề xuất giải pháp Hướng dẫn soạn bài Đọc – hiểu văn bản theo hướng phát huy
năng lực cảm thụ và đọc - sáng tạo của HS.
3. Giải pháp Hướng dẫn soạn bài Đọc - hiểu văn bản theo hướng phát
huy năng lực cảm thụ và đọc – sáng tạo của HS
3.1. Cách thức xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn soạn bài Đọc -
hiểu văn bản theo hướng phát huy năng lực cảm thụ và đọc – sáng tạo của

HS (áp dụng với các văn bản tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 10,
tập 1)
Cốt yếu của tác phẩm tự sự chính là hành động kể một câu chuyện nào đó.
Trong quá trình kể, người kể thường tập trung vào các vấn đề: Kể cái gì? Kể
như thế nào? (Tập trung vào những nhân vật, sự kiện, chi tiết nào? Vận dụng
những phương tiện nào để kể?) Kể để làm gì? Nếu mạch tạo văn bản là mạch kể
7
thì câu hỏi phải thiết kế cho HS theo mạch nghe – đọc để dẫn HS thâm nhập vào
quá trình kể một cách tự nhiên, để các em trả lời trong trạng thái đang nghe kể
văn bản. Ví như: Em nghe thấy tác phẩm kể về cái gì/về ai? Em nghe thấy tác
giả tập trung vào những chỗ nào, xoáy sâu những chỗ nào? Em thích đoạn kể
nào nhất? Em thấy tác giả đã kể như thế nào? Em nghĩ tác giả kể vậy là để làm
gì? Câu hỏi hiện nay thường theo tình trạng nhảy cóc, chỉ tập trung vào những
vấn đề trọng tâm. Điều đó có ưu điểm là định hướng kiến thức nhưng lại làm đứt
mạch tiếp nhận của các em. Như vậy, không bao giờ có thể làm các em thích tác
phẩm và thích việc trả lời được.
Chính vì vậy, hệ thống câu hỏi hướng dẫn soạn bài mà chúng tôi đề xuất
vừa hướng tới việc phát huy năng lực cảm thụ, đọc – sáng tạo của HS, phân cấp
các mức độ năng lực đọc – hiểu và cũng muốn tôn trọng mạch kể của văn bản và
mạch tiếp nhận của HS. Cụ thể, 4 cấp độ chúng tôi muốn hướng đến trong quá
trình hướng dẫn HS soạn bài đọc – hiểu văn bản là: Đọc – tái hiện, Đọc – tư
duy, Đọc – cảm thụ và Đọc – sáng tạo.
Tất nhiên, không bao giờ có sự phân biệt rạch ròi và độc lập hoàn toàn
giữa các cấp độ này. Ví như để đọc – tư duy được thì cần phải có cảm thụ; để
cảm thụ được thì phải biết tư duy… Tuy nhiên, phân xuất như thế này là việc
làm cần thiết để ta có thể đánh giá riêng từng loại năng lực của HS.
Cụ thể, khi dặn HS chuẩn bị bài, GV có thể cung cấp cho HS một số mẫu
câu hỏi tương ứng với 4 cấp độ. Chúng tôi đề xuất một bảng gồm các mẫu câu
hỏi như sau:
Cấp độ đọc –

hiểu
Nội dung câu hỏi Yêu cầu
cần đạt
Đọc – tái hiện
(Các câu hỏi:
gì? Nào? Ai?
Cái gì? Ở đâu?)
- Tác phẩm viết theo thể loại gì? Thể loại ấy có
đặc điểm nổi bật gì về nội dung và hình thức?
Em đã biết những tác phẩm nào viết theo thể
loại này ?
- Trong tác phẩm có những nhân vật nào?
- Tác phẩm kể về chuyện gì? (mở đầu, diễn
HS trả lời
chính xác
8
biến, kết thúc)
- Những tình tiết, sự kiện nào được tác giả tập
trung kể sâu nhất?
Đọc – tư duy
(Các câu hỏi:
Như thế nào?
Vì sao?)
- Tác phẩm kể câu chuyện ấy như thế nào?
(Theo trình tự gì? Tập trung vào đâu? Vì sao lại
tập trung vào điều ấy? Sử dụng những biện pháp
nào để kể?)
- Trong số những nhân vật ấy, đâu là nhân vật
trung tâm? Đó là nhân vật như thế nào? Vì sao
em biết điều đó?

- Kể như vậy có mục đích gì?
HS trả lời
chính xác
Đọc – cảm thụ
(Các câu hỏi
thích/ không
thích)
- Em có thích tác phẩm không? Vì sao?
- Theo em, cái hay nhất của tác phẩm là ở chỗ
nào? Do đâu?
- Em thích nhân vật/tình tiết nào? Không thích
nhân vật/tình tiết nào? Vì sao?
- Em thích đoạn văn nào nhất? Vì sao?
- Em thấy khó hiểu nhất là chi tiết nào?
HS trả lời
tự do
Đọc – sáng tạo
(câu hỏi vận
dụng được gì từ
tác phẩm?)
- Em học được gì qua tác phẩm đó (tư tưởng,
cách diễn đạt, cách kể chuyện, cách ứng xử tình
huống)?
- Nếu em là nhân vật/tác giả, em có cư xử giống
nhân vật/ viết giống tác giả không? Em sẽ cư
xử/viết như thế nào? (GV ghi nhận sáng tạo của
các em nhưng phải đồng thời với việc lí giải tại
sao nhân vật trong tác phẩm lại hành động như
thế? Tạo sao tác giả lại triển khai như vậy?)
HS trả lời

tự do. GV
định
hướng, lí
giải
Ví dụ: Khi xây dựng hệ thống câu hỏi soạn bài cho văn bản Tấm Cám,
chúng ta cần xây dựng hệ thống câu hỏi như sau:
Cấp độ đọc –
hiểu
Nội dung câu hỏi Yêu cầu cần đạt
Đọc – tái hiện
(Các câu hỏi:
gì? Nào? Ai?
- Tác phẩm viết theo thể
loại gì? Thể loại ấy có đặc
điểm nổi bật gì về nội dung
- Thể loại truyện cổ tích. Đặc
trưng: kể các câu chuyện xoay
quanh con người đời thường
9
Cái gì? Ở đâu?) và hình thức? Em đã biết
những tác phẩm nào viết về
thể loại này rồi?
- Trong tác phẩm có những
nhân vật nào?
- Tác phẩm kể về chuyện
gì? (mở đầu, diễn biến, kết
thúc)
- Những tình tiết, sự kiện
nào được tác giả tập trung
kể sâu nhất?

có sự tham gia của yếu tố thần
kì, nhằm thể hiện triết lý nhân
sinh, giáo dục đạo đức, lối
sống Tác phẩm: Sọ Dừa,
Cây tre trăm đốt, Cây khế…
- Nhân vật: Tấm, Cám, dì
ghẻ, nhà vua, bà lão…
- HS tóm tắt lại cốt truyện
- Tình tiết: các lần mẹ con
Tấm và Cám xung đột, các
lần hóa thân của Tấm
Đọc – tư duy
(Các câu hỏi:
Như thế nào?
Vì sao?)
- Tác giả dân gian kể câu
chuyện ấy như thế nào?
(theo trình tự gì? Tập trung
vào đâu? Vì sao lại tập
trung vào điều ấy? Sử dụng
những biện pháp nào để
kể?)
- Kể theo trình tự thời gian.
Tập trung vào chuyện mẹ con
Cám rắp tâm hãm hại Tấm
nhiều lần; Tấm nhờ sự trợ
giúp của các yếu tố thần kì đã
chiến thắng và trừng trị mẹ
con Cám.
Tập trung vào điều ấy để phản

ánh xung đột gay gắt giữa các
lực lượng đối địch Thiện –
Ác, tốt – xấu và để khẳng
định: nếu ăn ở hiền lành thì sẽ
được giúp đỡ, sẽ chiến thắng.
Kể bằng cách sử dụng các
xung đột, các yếu tố thần kì
10
- Trong số những nhân vật
ấy, đâu là nhân vật trung
tâm? Đó là nhân vật như thế
nào? Vì sao em biết điều
đó?
- Kể như vậy có mục đích
gì?
xen kẽ.
- Tấm là nhân vật trung tâm.
Đó là cô gái hiền lành, đáng
thương, bị mẹ con dì ghẻ đối
xử tàn nhẫn, cay độc. Đầu
tiên Tấm yếu đuối, chỉ biết
khóc nhưng sau đó, Tấm đã
dần mạnh mẽ hơn trong việc
cảnh cáo và trừng trị mẹ con
Cám.
Điều đó thể hiện thông qua
diễn biến các lần xung đột và
hành động của Tấm.
- Mục đích: thể hiện triết lý
nhân sinh: Ở hiền gặp lành,

Ác giả ác báo, Tức nước vỡ
bỡ, quan niệm về khả năng
của con người trong việc
chiến đấu chống điều xấu…;
giáo dục chúng ta sống hướng
thiện.
Đọc – cảm thụ
(Các câu hỏi
thích/ không
thích)
- Em có thích tác phẩm
không? Vì sao?
- Theo em, cái hay nhất của
tác phẩm là ở chỗ nào? Do
đâu?
- Em có thích kết thúc của
truyện không? Vì sao?
- Em thích đoạn văn nào
11
nhất? Vì sao?
- Em thấy khó hiểu nhất là
chi tiết nào?
Đọc – sáng tạo
(câu hỏi vận
dụng được gì từ
tác phẩm?)
Em học được gì qua tác
phẩm đó (tư tưởng, cách
diễn đạt, cách kể chuyện,
cách ứng xử tình huống)?

Nếu em là nhân vật Tấm,
em có giết Cám giống trong
truyện không? Vì sao?
HS trả lời tự do. GV định
hướng, lí giải
Các câu hỏi cụ thể trong từng cấp độ có thể thay đổi tùy văn bản và tùy đối
tượng HS. GV có thể thay đổi linh hoạt câu hỏi, miễn là hướng vào thực hiện 4
mục đích cơ bản: tái hiện – tư duy – cảm thụ - sáng tạo của HS.
3.2. Vận dụng câu hỏi hướng dẫn soạn bài trong quá trình giảng dạy
Để hệ thống câu hỏi này phát huy tác dụng, GV nhất thiết phải tận dụng
chúng trong quá trình giảng dạy trên lớp trong các mục Phát vấn và Thảo luận
nhóm. Hệ thống câu hỏi soạn bài trên mới giúp các em tiếp cận bài đọc – hiểu
một cách cơ bản, khái quát nhất và mục đích chính là kích thích khả năng cảm
thụ, đọc – sáng tạo của các em. Còn hệ thống kiến thức bề sâu, mang tính lý
thuyết và cả những vấn đề cụ thể của văn bản về thì trong quá trình giảng dạy,
GV cần định hướng thêm cho HS.
Chúng tôi đề xuất quy trình áp dụng hệ thống câu hỏi soạn bài trên lớp
như sau:
- Bước 1: GV đưa ra hệ thống câu hỏi và yêu cầu HS soạn bài theo hệ
thống câu hỏi.
- Bước 2: Trước khi học bài mới, GV yêu cầu HS để phần soạn trước mặt,
nhìn khái quát từng cấp độ trả lời và đánh giá khái quát năng lực của các em và
của toàn lớp, xác định bước đầu: HS mạnh ở cấp độ nào? Cần bồi dưỡng thêm ở
cấp độ nào?
12
- Bước 3: GV tổ chức dạy phần chuẩn kiến thức về tác phẩm, sử dụng
phần câu hỏi soạn bài ở mục Đọc – tái hiện và Đọc – tư duy. GV lập nhóm HS,
yêu cầu HS thảo luận 15 phút trên cơ sở đã soạn bài và đưa ra câu trả lời thống
nhất của nhóm. GV định hướng, bổ sung và ghi bảng. Bước này chiếm 2/3 thời
lượng bài dạy

- Bước 4: Với mục Đọc – cảm thụ và Đọc – sáng tạo, GV tiến hành phát
vấn HS. Ở phần này, GV không cần ghi bảng mà chỉ tập trung khuyến khích, ghi
nhận sự cảm thụ và sáng tạo rất cá nhân của các em nhưng cũng chú ý giải thích
cho HS: tại sao tác phẩm lại viết như thế? Nhân vật lại hành động như thế?
(Bước này chiếm gần 1/3 thời lượng bài dạy)
- Bước 5: GV tổng hợp, củng cố kiến thức bài học, ghi nhận sự tích cực
của các em trong giờ học.
Với 5 bước này, chúng tôi đề xuất mô hình giáo án bài Tấm Cám trên cơ
sở hệ thống câu hỏi đã đề xuất. Hệ thống câu hỏi áp dụng được viết bằng kiểu
chữ đứng, in đậm,
Đọc hiểu văn bản : TẤM CÁM
(Truyện cổ tích)
Hoạt động của GV - HS Yêu cầu cần đạt
*) Hoạt động 1: Đọc – tái
hiện và Đọc – tư duy (2/3
thời gian)
HS đọc Tiểu dẫn
? Truyện viết theo thể loại
gì? Đặc trưng thể loại?
HS căn cứ SGK trả lời. GV
định hướng, bổ sung.
I. Tiểu dẫn: Thể loại truyện cổ tích
- Thể loại tự sự dân gian.
- Nội dung: kể về câu chuyện xoay quanh những
người bình thường trong cuộc sống có dan xen
yếu tố thần kỳ để giáo dục, nêu lên bài học nhân
sinh và phản ánh ước mơ của nhân dân về một
xã hội công bằng.
- Hình thức: thường chia thành 3 phần: mở đầu,
diễn biến, kết thúc.

- Phân loại: truyện cổ tích thường phân làm 3
loại: truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích loài
13
? Hãy kể một số tác phẩm
thuộc thể loại này mà em
biết?
HS trả lời tự do theo hiểu
biết bản thân.
HS đọc VB
GV yêu cầu HS tóm tắt VB.
? Tác phẩm kể về chuyện
gì? (mở đầu, diễn biến, kết
thúc)
HS tóm tắt VB
? Truyện có thể chia thành
mấy phần, nội dung chính
từng phần?
GV phân nhóm HS để thảo
luận nhóm.
? Phần mở đầu có nội dung
là gì?
? Mối quan hệ giữa các nhân
vật có bình thường không?
?Phân mở đầu truyện có
giống phần mở đầu của các
truyện cổ tích khác không?
vật, truyện cổ tích sinh hoạt.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đoạn mở đầu
- Giới thiệu quan hệ các nhân vật:

+ Tấm – Cám: chị em cùng cha khác mẹ.
+ Dì ghẻ - Tấm: mẹ ghẻ con chồng.
- Giữa các nhân vật có quan hệ phân biệt, đối
xử:Tấm chịu thiệt thòi, phải làm lụng vất vả><
mẹ con Cám lười lao động, ăn trắng mặc trơn,
rong chơi suốt ngày.
-> đặc trưng phần mở đầu của truyện cổ tích
->dẫn dắt người đọc vào cuộc đấu tranh xung
14
Mở đầu như vậy để làm gì?
? Nội dung chính của
truyện kể về điều gì? Tập
trung vào những chi tiết
nào?
HS: kể về diễn biến các cuộc
xung đột giữa mạ con Cám
và Tấm. Tập trung vào các
xung đột và thái độ của
Tấm.
? Xung đột ấy thể hiện trong
những phạm vi nào?
Hs: phạm vi gia đình và xã
hội.
? Trong phạm vi gia đình,
tác giả dân gian tập trung
vào những chi tiết xung
đột nào?
Thái độ của Tấm trong mỗi
lần xung đột ra sao?
Yếu tố kỳ ảo ở đây là gì? Có

vai trò như thế nào?
đột giữa 2 phe: mẹ con Cám – Tấm.
2. Diễn biến câu chuyện
a) Mâu thuẫn, đấu tranh trong phạm vi gia đình
Xung đột Thái độ của
Tấm
Phương tiện
thần kỳ
Cám lừa bắt
tép của Tấm
để giành yếm
đỏ
Khóc Bụt chỉ cho
Tấm cách tìm
và nuôi cá
bống
Giết Bống,
người bạn
thân của Tấm
Khóc Bụt mách
Tấm cách
chôn xương
Bống
Ngăn cản
không cho
Tấm đi xem
hội bằng
cách bắt Tấm
nhặt riêng
Khóc Bụt gọi đàn

chim đến giúp
Tấm và chỉ
cho Tấm cách
có quần áo
đẹp để đi hội.
15
Nhận xét về sự sắp xếp các
xung đột?
Nhận xét về thái độ của
Tấm?
Nhận xét về ý nghĩa sự xuất
hiện các phương tiện thần
kỳ?
? Trong phạm vi xã hội,
mâu thuẫn ấy thể hiện tập
trung qua những chi tiết
nào?
Thái độ của Tấm?
Sự xuất hiện yếu tố thần kỳ?
Thái độ của Tấm khi đối
thóc và đỗ đã
trộn lẫn.
-> tăng tiến.
Mẹ con Cám
luôn tìm cách
ngăn cản
Tấm đạt
được hạnh
phúc.
Yếu đuối,

thụ động, chỉ
biết khóc và
trông chờ sự
giúp đỡ từ
Bụt.
Đứng về phe
người yếu
đuối, thể hiện
tư tưởng dân
gian: ở hiền
gặp lành.
b) Mâu thuẫn, xung đột trong phạm vi xã hội
Xung đột Thái độ của
Tấm
Yếu tố thần
kỳ
Lừa Tấm trèo
cau, giết
Tấm, cướp
ngôi hoàng
hậu
Cả tin nghe
lời
Tấm hóa thân
Mẹ con Cám
liên tục tiêu
diệt các lần
hóa thân của
Tấm. Mẹ con
Cám muốn

diệt tận gốc
rễ mầm mống
của Tấm.
Tấm liên tiếp
hóa thân:
chim – cây
xoan – khung
cửi – quả thị
để giành lại
những gì
mình đã mất
và cảnh cáo
Cám
Hỗ trợ các
lần hóa thân
của Tấm
Xung đột
ngày càng dữ
dội, trở thành
Ngày càng
chủ động,
mạnh mẽ, có
Yếu tố thần
kỳ tham gia
ngày một ít
16
diện với xung đột có gì khác
ở phạm vi gia đình?
Yếu tố kỳ ảo có đóng vai trò
như trên nữa không? Đó là

vai trò gì?
Qua sự khác biệt trong
thái độ của Tấm và vai trò
của yếu tố thần kỳ trong
hai chặng của truyện, dân
gian muốn thể hiện quan
niệm gì?
? Truyện Tấm Cám có kết
thúc như thế nào?
Lựa chọn kết thúc ấy, dân
gian muốn nói lên điều gì?
*) Hoạt động 2: Đọc – cảm
thụ
? Em có thích tác phẩm
không? Vì sao?
HS trả lời tự do.
xung đột 2
phe Thiện và
Ác, sống còn.
khả năng tự
bảo vệ mình
và tiêu diệt
kẻ thù.
hơn, trợ giúp
kẻ mạnh
chiến thắng
cái xấu, cái
Ác.
=> xung đột càng mạnh mẽ, gay gắt, con người
càng vươn lên chiến đấu, tự dựa vào sức mình

mà không thụ động ngồi chờ sự trợ giúp của các
phương tiện thần kỳ.
3. Kết thúc
Cám hỏi Tấm bí quyết trở nên xinh đẹp. Tấm
mách kế dội nước sôi
 Cám chết. Tấm lấy xác làm mắm cho dì ghẻ
ăn. Dì ghẻ lăn ra chết.
=> ác giả ác báo; gieo nhân nào gặt quả ấy. Áp
bức bóc lột đến một lúc nào đó con người sẽ tự
đứng lên chống trả quyết liệt để bảo vệ mình và
tiêu diệt kẻ thù.
17
? Theo em, cái hay nhất
của tác phẩm là ở chỗ nào?
Do đâu?
HS trả lời tự do.
? Em có thích kết thúc của
truyện không? Vì sao?
HS trả lời tự do. GV lí giải.
? Em thích đoạn văn nào
nhất? Vì sao?
HS trả lời tự do
? Em thấy khó hiểu nhất là
chi tiết nào?
HS trả lời tự do. GV lí giải
*) Hoạt động 3: Đọc – sáng
tạo
? Em học được gì qua tác
phẩm đó (tư tưởng, cách
diễn đạt, cách kể chuyện,

cách ứng xử tình huống)?
HS trả lời tự do
? Nếu em là nhân vật Tấm,
em có giết Cám giống
trong truyện không? Vì
sao?
HS trả lời tự do. GV định
hướng giáo dục.
*) Hoạt động 4: Tổng kết
? Nêu giá trị nội dung của
III. Tổng kết
1. Nội dung
18
truyện?
? Điều gì làm nên sức hấp
dẫn của truyện cổ tích Tấm
Cám?
- Xung đột giữa mẹ con Cám – Tấm: xung đột
gia đình – đến xã hội; phản ánh cuộc xung đột
của 2 phe Thiện – Ác. Trong cuộc đấu tranh ấy,
cái Thiện dần giành được chỗ đứng, ngày càng
mạnh mẽ hơn. Cái Ác ngày càng trở nên yếu
đuối, thụ động và kết cục bị đẩy lùi.
- Triết lý nhân sinh: ở hiền gặp lành, ác giả ác
báo, con giun xéo lắm cũng quằn.
2. Nghệ thuật
- Kể: theo trật tự thời gian.
- Ngôn ngữ: đan xen lời nói vần nhịp -> hấp
dẫn, dễ thuộc.
- Xây dựng xung đột: gia đình – xã hội.

- Xây dựng các yếu tố thần kỳ -> miền cổ tích
và thể hiện tư tưởng dân gian.
V. Rút kinh nghiệm
3.3. Vai trò, ý nghĩa của việc hướng dẫn soạn bài Đọc – hiểu văn bản
theo hướng phát huy năng lực cảm thụ và đọc – sáng tạo của học sinh
*) Với GV:
- Khắc phục tình trạng “cháy” giáo án, phải thuyết trình nhiều khi lên lớp.
- Xây dựng giờ học tích cực, mang nhiều tính đối thoại giữa GV – HS.
- Tìm hiểu mức độ năng lực của các em, xác định điểm mạnh, điểm yếu
trong các cấp độ năng lực huy động để đọc – hiểu văn bản để có kế hoạch bồi
dưỡng.
*) Với HS:
- Giúp HS thoát ly những bài văn mẫu, sách hướng dẫn học tốt.
- Buộc HS phải đọc tác phẩm mới soạn được bài.
- Phân hóa HS
- Kích thích khả năng cảm thụ tác phẩm, đọc tác phẩm một cách sáng tạo –
điều mà môn Văn hiện nay đang thiếu và đang cần. Từ đó, hình thành ở các em
niềm say mê tác phẩm và có khả năng vận dụng tác phẩm một cách sáng tạo
trong đời sống.
19
- Tạo điều kiện để HS trình bày ý tưởng của mình.
4. Kết quả đạt được
Chúng tôi đã áp dụng hệ thống câu hỏi hướng dẫn như trên đối với phần
soạn bài của các em. Thực tế qua các giờ dạy, tôi thấy HS đã tích cực soạn bài
hơn, đặc biệt không còn tình trạng chép tài liệu tham khảo khi soạn nữa. Giờ học
sôi nổi, hấp dẫn và có hiệu quả hơn. Các em đặc biệt thích thú với những câu hỏi
phần Đọc – cảm thụ và Đọc – sáng tạo. Rất nhiều ý tưởng sáng tạo rất táo bạo
được trình bày (ví như các em cho rằng không nên hành động như An Dương
Vương vì đã mất cảnh giác để mất nước lại còn đổ hết tội lên đầu Mỵ Châu,
chém con tàn nhẫn. Bổn phận làm vua và làm cha đều không trọn). Tất nhiên,

nhận thức của các em là một lẽ, định hướng của GV trong việc giúp các em nhận
thức đúng đắn, có tính khoa học và giáo dục lại là chuyện khác. Điều đáng quý là
các em đã mạnh dạn thể hiện chính kiến của mình mà không tuân theo suy nghĩ
công thức, khuôn sáo cũ. Khả năng thuyết trình của các em cũng cải thiện đáng
kể.
Với riêng bản thân tôi, nhờ quan sát phần trả lời của các em theo từng cấp
độ, tôi đã phân hóa được căn bản trình độ HS. Ví như với lớp 10 A, các em thiên
về tư duy phân tích nên rất mạnh phần Đọc – tư duy và Đọc – sáng tạo nhưng
chưa tốt ở phần Đọc – cảm thụ. Còn các em 10 C thì lại mạnh ở phần Đọc – Cảm
thụ và Đọc – sáng tạo nhưng yếu ở phần Đọc – Tư duy. Tôi đã tiến hành điều
chỉnh bằng cách tăng cường cho các em lớp 10A đọc một số đoạn văn hay, chỉ ra
sức hấp dẫn của chúng. Còn với HS lớp 10 C, tôi tập trung rèn luyện cho các em
thao tác phân tích và lí giải các chi tiết tác phẩm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Như vậy, trên cơ sở khảo sát các tiền đề lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã
đề xuất sáng kiến Hướng dẫn học sinh soạn bài Đọc – hiểu văn bản theo hướng
phát huy năng lực cảm thụ và đọc – sáng tạo của học sinh. Cốt lõi của sáng kiến
20
là đề xuất hệ thống câu hỏi hướng dẫn soạn bài gồm 4 cấp độ đọc – hiểu văn
bản: Đọc – tái hiện, Đọc – tư duy, Đọc – cảm thụ và Đọc – sáng tạo. Chúng tôi
đã tiến hành thực nghiệm và giải pháp đã đem lại hững hiệu quả nhất định trong
thực tế, cải thiện đáng kể tình trạng soạn bài chiếu lệ, đối phó và dạy học Văn
khô cứng, công thức hiện nay. Năng lực cảm thụ và cách tiếp nhận tác phẩm một
cách sáng tạo ở HS được phát huy.
2. Kiến nghị
Để giải pháp có thể phát huy hiệu quả trên thực tế, chúng ta cần thay đổi
tư duy dạy học, cách đánh giá chất lượng giờ dạy và bài làm của HS và cần nhất
vẫn là ý thức trách nhiệm và lòng tâm huyết của người GV.
Bên cạnh đó, hệ thống câu hỏi cụ thể ở từng cấp độ đọc – hiểu vẫn chưa

thực sự khoa học. Do vậy, rất cần sự chung tay của giáo viên giảng dạy, các nhà
nghiên cứu để hệ thống câu hỏi hoàn thiện hơn, có thể áp dụng cho việc dạy học
tất cả các văn bản tự sự chứ không bó hẹp trong khuôn khổ các văn bản tự sự
dân gian.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hải Châu (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục
THPT môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
21
3. Đỗ Thị Hải, Nghiên cứu hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài văn
bản văn học lớp 11 thông qua hai bộ sách Ngữ văn chuẩn và nâng
cao, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
4. Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong giảng
dạy văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Trịnh Hằng Nga, “Cách soạn văn có hiệu quả”,
6. Trần Đình Sử, “Con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy - học
văn”, Báo Văn nghệ số 10, ngày 7 – 3 – 2009
7. Trầm Thanh Tuấn, Xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài soạn Ngữ
văn 12,
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Nguyễn Khánh Ly
22

×