Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố tỷ suất sinh thô, tỷ suất tử thô, tỷ suất nhập cư, tỷ suất xuất cư, đầu tư và số cơ sở y tế đến tỷ lệ gia tăng dân số năm 2011 của 63 tỉnh, thành trong cả nước Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.17 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÍN DỤNG
BÀI TIỂU LUẬN MÔN
KINH TẾ LƯỢNG
ĐỀ TÀI:


 !"#$%&'%(
)*++,-. /012$(3
GVHD: Cô HOÀNG OANH
NHÓM: 11
LỚP: T03
1
#41(!3
567++8#9:*-;<=>?<@A<BC7D=B5E=F5G=5=5HFF9<IJK=>0K=5LM
5N9=>OP=B5Q=>R7SHFBTF5UVWLWFG<XVWBYB5@G7LWFG<BZ=>=5NBYB5B5[=\]
@<^_\K`B5`:5a5b:c3d_K=5e=>fgF5[BV9<\h><C=>Oij=5<^Fk=5=D<BIBILM
><Q:B5Q=>R7B6=5e=>l<g=F5mBBn=F5<gFLU@G7oG<fU_@_p=VGm=>OT=>VG`
=5e=>7I=5[Bl5YB3Ej@G@n=Ln_fq=B5Q=>R7fg:;QBBZ=>=5N;?@r\]@<^_V9<
sV<Rt\=q=B6F5UB6=5<W_L<U7\K<;6FFS`=>oG<oY`BY`BuK=56735N=>=567
B5Q=>R77`=>V9<=v@hBVG\hB]>w=>BuKBYBF5G=5V<q=FS`=>=567\x><Q:7[<
=>NA<B6BY<=5y=Fz=>{_K=VGBTF5UVWBYBjg_F]C=55N|=>Lg=F}@^><KF~=>OE=
\]3•=>F5A<l5€=>L•=5{_K=L<U7BuK=567FS`=>V<^B><C7F}@^><KF~=>OE=\]
@G7‚FL<W_omBF5<gFBuK=N9BFK87‚F=N9BLK=>:5YFFS<U=3
567++3
2
& ƒ(
[VGq=  (
#q5•SQBG` ++ *-*+)„++*)…,
Zd_†=5<K` +… *-*+)„++*-+‡
#qS_=>p_ +ˆ *-*+)„++*‰),


Ša<5•>[B<W= )* *-*+)„++*‰
>_j‹=Œ7Q „- *-*+)„+++‡-ˆ
3
1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu:
1.1. Giới thiệu đề tài
Việt Nam là một trong những nước đất chật, người đông. Quy mô dân số lớn, mật độ
dân số ngày càng cao đã gây sức ép lên khả năng cải thiện đời sống nhân dân và quá
trình tích luỹ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Theo báo cáo Tình hình
Dân số Thế giới 2007 của Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam hiện là 89 triệu người và sẽ
tăng lên 111,7 triệu người vào năm 2050. Việt Nam hiện đứng thứ 14 trong số những
nước đông dân nhất thế giới. Chính vì thế nước ta đang rất có ưu thế về nguồn lao động,
hơn nữa nước ta đang ở thời kỳ “dân số vàng”: bình quân hai người lao động nuôi một
người phụ thuộc. Rõ ràng Việt Nam đang có một cơ hội “vàng” khi sử dụng một lực
lượng lao động trẻ dồi dào.
Mặc dù nguồn lao động hiện đang dồi dào và được gọi là ‘dân số vàng’ nhưng vấn đề
này cũng tạo ra thách thức lớn về việc làm, an sinh xã hội cũng như tỉ lệ lao động qua
đào tạo còn thấp. Việt Nam hiện có ưu thế về việc có đông người trong độ tu`i lao động,
nhưng nước ta cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề như dân di cư ồ ạt từ nông thôn ra
thành thị, không kiểm soát được mức độ sinh, tử phù hợp, mất cân bằng giới tính cũng
như nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Bên cạnh những khó khăn thách thức về vấn đề người lao động vẫn chưa giải quyết
hết, Việt Nam còn đối mặt với vấn đề lớn hơn đó là tỷ lệ gia tăng dân số. Dân số không
ngừng tăng lên trong khi diện tích đất thì có hạn, nước ta cũng chưa phải là một nước
phát triển và cơ hội việc làm, đảm bảo cho cuộc sống của người dân vẫn đang là vấn đề
nan giải. Rất nhiều yếu tố tác động khiến cho tỷ lệ gia tăng dân số Việt Nam tăng nhanh
chóng, trong đó các yếu tố chính là tý suất sinh thô, tỷ suất tử thô và tỷ suất xuất nhập cư
ở nước ta.
Mức độ sinh là một nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng dân số. Mức độ sinh
chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế và môi trường. Các
chỉ tiêu liên quan đến mức sinh luôn thu hút sự quan tâm của các nhà lập chính sách, các

nhà quản lý và các nhà nghiên cứu. T`ng điều tra dân số và nhà ở của nước ta thu thập
thông tin về lịch sử sinh của những phụ nữ từ 15 đến 49 tu`i thuộc các địa bàn điều tra
mẫu, bao gồm: số con đã sinh, số con còn sống, số con đã chết, tháng và năm sinh của
lần sinh gần nhất, số con trai và số con gái của lần sinh gần nhất.
Tỷ suất sinh thô (CBR) biểu thị số trẻ sinh sống trong 12 tháng trước điều tra tính trên
1000 dân. Mức sinh bị tác động bởi nhiều yếu tố tâm lý, xã hội và kinh tế; ngoài ra còn
phụ thuộc vào khả năng sinh học của việc tái sinh sản. Ở nước ta, việc giảm sinh được
đặt thành mục tiêu cho công tác kế hoạch hóa gia đình. Một trong những công cụ đánh
giá mức sinh thông dụng nhất là tính tỷ suất sinh thô, đó là số trẻ em sinh bình quân năm
tính trên 1.000 dân.
Tử vong, hay chết, là sự kết thúc của mỗi đời người. Con người không thể bất tử.
Thực tế đó là không thể thay đ`i. Song kéo dài sự sống để trường thọ, trì hoãn cái chết,
luôn là mong ước của loài người. Con người không tiếc công sức làm tăng tu`i thọ,
chính vì sống lâu là một giá trị cơ bản không thể phủ nhận.
4
Giảm mức chết là không dễ dàng, vì điều đó phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi
trường, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội, công nghệ, Do đó, tử vong luôn là chủ đề nghiên
cứu quan trọng trong nhân khẩu học và nhiều ngành khoa học khác có liên quan như
dịch tễ học, y tế cộng đồng hay thống kê, và mục đích của nghiên cứu là thu được
những kiến thức khoa học cần thiết để cải thiện cuộc sống thông qua các chương trình và
chính sách thích hợp. Trong nghiên cứu nhân khẩu học, tử vong đóng vai trò khá quan
trọng, do đó mức độ chết cùng với mức sinh là nhân tố quan trọng xác định tỷ lệ tăng
trưởng của dân số.
Tỷ suất tử thô (CDR) trong 12 tháng cho biết trung bình cứ mỗi 1000 dân, có bao
nhiêu người chết trong 12 tháng trước thời điểm t`ng điều tra. Tỷ suất chết thô bị ảnh
hưởng bởi phân bố dân số theo tu`i và giới tính. Khi tỷ trọng dân số dưới 5 tu`i có tỷ lệ
chết tương đối cao giảm đi trong điều kiện mức sinh thấp, tỷ suất chết thô có thể giảm.
Tuy nhiên, sự gia tăng dân số già có tỷ suất chết đặc trưng theo tu`i cao sẽ bù vào sự sụt
giảm của số lượng chết sơ sinh và chết trẻ em. Kết quả là, tỷ suất chết thô có thể không
thay đ`i hoặc thậm chí tăng lên.

Di cư là sự thay đ`i nơi cư trú của con người từ đơn vị lãnh th` này tới một lãnh th`
khác trong một khoảng thời gian nhất định. Hay nói cách khác là thay đ`i nơi cư trú
trong một khoảng thời gian nào đó. Có nhiều nguyên nhân để người dân di cư, nhưng
chủ yếu là để tìm việc làm. Do di cư tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội,
nên vấn đề di cư nhận được sự quan tâm không những của các nhà quản lý, các nhà lập
chính sách, các nhà xây dựng chương trình phát triển, mà còn của toàn xã hội.
Sự phân bố dân số nước ta không đều và có sự khác biệt lớn giữa các vùng kinh tế -
địa lý. Đó là hệ quả mang tính lịch sử, tác động của các cuộc chiến tranh, kết quả của
các dòng di dân tự do ngày càng diễn biến phức tạp và quy mô ngày càng lớn, đặc biệt là
di dân tự do khó kiểm soát vào các khu đô thị, khu công nghiệp tập trung. Trong khi việc
quản lý dân số còn phân tán, lạc hậu, thiếu thống nhất. Mặt khác, chất lượng cuộc sống
và sự tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân di cư còn nhiều khó khăn.
Nhà nước còn thiếu những chính sách và giải pháp cụ thể nên chưa quản lý được quá
trình di dân, đặc biệt là di dân tự do. Do đó cần phải xây dựng các chính sách phù hợp,
phát triển những hệ thống dịch vụ xã hội, bảo đảm an sinh và nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người dân di cư. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong định hướng chiến
lược dân số mới.
Một dòng di dân khác cần được nghiên cứu sâu là lao động (có t` chức và tự do) ra
nước ngoài lao động làm ăn sinh sống ngày càng gia tăng tại một số nước trong khu vực
và một số nước ở châu Âu. Ngoài ra, là dòng “cô dâu Việt Nam” sang xứ người lấy
chồng ngày càng nhiều, không chỉ giới hạn ở châu Á
Qua những phân tích về sự tác động và ảnh hưởng của dân số chúng ta thấy được rằng
quá tải dân số là một trạng thái thống kê theo đó số lượng của một sinh vật vượt quá khả
năng chống đỡ của môi trường sống của nó. Theo cách nói thông thường, thì nó thường
chỉ mối quan hệ giữa số lượng con người và môi trường Trái Đất. Quá tải dân số có thể
xuất hiện từ sự gia tăng sinh sản, một sự suy giảm tỷ lệ tử vì phát triển y tế, từ sự gia
tăng nhập cư, hay từ một quần xã sinh vật không thể duy trì và sự cạn kiệt tài nguyên.
Việt Nam cũng là một trong số nhiều quốc gia trên Thế giới đang phải đứng trước nguy
5
cơ bùng n` dân số và cần phải giải quyết nhanh chóng vần đề nóng này. Tăng trưởng

dân số hiện là vấn đề đáng quan tâm nhất không chỉ riêng nước ta mà bất kỳ quốc gia
nào cũng chú ý đến nó. Chính vì thế nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài : Nghiên
cứu sự tác động của các yếu tố tỷ suất sinh thô, tỷ suất tử thô, tỷ suất nhập cư, tỷ
suất xuất cư đến tỷ lệ gia tăng dân số năm 2011 của 63 tỉnh thành ở Việt Nam.
1.2. Phuơng pháp nghiên cứu:
Thu thập số liệu: sử dụng số liệu thứ cấp. Nguồn dữ liệu từ T`ng Cục Thống Kê Việt
Nam (www.gso.gov.vn).
Không gian mẫu: Số liệu khảo sát trên 63 tỉnh, thành đuợc khảo sát bởi T`ng Cục
Thống Kê, Nhóm nhận thấy số luợng mẫu đủ lớn và đáng tin cậy để xây dựng mô hình
thống kê.
Xử lý số liệu: Hồi quy mô hình với sự trợ giúp của phần mềm Eviews 7.0, MS Excel,
MS Word.
2. Cơ sở lý luận:
2.1. Khái niệm:
2.1.1. Dân số là gì:
Dân số là cộng đồng người sống trên một lãnh th` tại một thời điểm nhất định ( t`ng
số người sống trên một lãnh th` nhất định được tính vào một thời điểm nhất định). Thuật
ngữ này không chỉ hàm chứa số dân mà còn đề cập đến chất lượng của dân số : kết cấu,
sự phân bố, trình độ văn hóa.
2.1.2. Gia tăng dân số là gì:
Gia tăng dân số là quá trình phát triển dân số trên một lãnh th`, một quốc gia hoặc
trên toàn thế giới trong một khoảng thời gian nhất định.
2.1.3. Tỷ lệ gia tăng dân số là gì:
Tỷ lệ gia tăng dân số thường chỉ tới sự thay đ`i dân số trong một đơn vị thời gian,
thường được thể hiện như một phần trăm của số lượng cá nhân trong dân số ở thời điểm
bắt đầu của giai đoạn đó.
Vậy khái niệm tỷ lệ gia tăng dân số là : là tỷ lệ dân số tăng lên hoặc giảm đi trong
từng năm của toàn thế giới, của một quốc gia hay một vùng.
Tỷ lệ gia tăng dân số ở một quốc gia dùng để đo lường sự tăng trưởng về dân số cả về
số lượng lẫn chất lượng . Tỷ lệ gia tăng dân số là một bộ phận quan trọng của chiến

6
lược phát triển đất nước, một trong những vấn đề hàng đầu tác động trực tiếp đến nền
kinh tế - xã hội, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội là nguồn nhân lực, mà
nguồn nhân lực luôn luôn gắn liền sự biến đ`i dân số cả về số lượng và chất lượng. Mục
tiêu của sự phát triển suy cho cùng là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của con người. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi quy mô dân
số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân b` dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và
tác động tích cực đến sự phát triển.
2.2. Phuơng pháp tỉ lệ gia tăng dân số:
Tỷ lệ gia tăng dân số chính là t`ng số giữa “ tỷ suất gia tăng dân số tự nhiền(TG)” và
“ tỷ suất gia tăng dân số cơ học (G)”. Thường được tính bằng đơn vị phần trăm.
Tỷ lệ gia tăng dân số = TG + G (đơn vị : phần trăm.)
Trong đó : TG : tỷ suất gia tăng tư nhiên
G : tỷ suất gia tăng cơ học.
2.2.1. Thế nào là tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên:
Tỉ suất gia tăng tự nhiên thay đ`i theo từng quốc gia tuỳ theo tương quan giữa tỉ suất
sinh thô và tỉ suất tử thô. Tỷ suất tăng tự nhiên dân số được định nghĩa là hiệu số giữa tỷ
suất sinh thô (CBR) và tỷ suất chết thô (CDR). Tỷ suất này cho biết, bình quân cứ 1000
dân số trung bình của một năm, thì có bao nhiêu người tăng lên trong năm do hậu quả
của 2 yếu tố sinh và chết.
Công thức tỷ suất gia tăng tự nhiên được tính như sau :
Đơn vị : phần trăm(%)
Trong đó : CBR : tỷ suất sinh thô – đơn vị phần nghìn (‰)
CDR : tý suất tử thô. – đơn vị phần nghìn (‰)
Tỷ suất sinh thô (Crude Birth rate): Là số trẻ em sinh ra trung bình của 1000 dân ở
thời điểm giữa năm. Tỉ suất sinh được tính theo công thức:
CBR: tỷ suất sinh thô
B: số trẻ sinh ra (trong 1 năm, 1nước, 1 địa phương)
P: số dân trung bình

Tỉ suất tử thô (Crude Death rate): Là số người chết trung bình của 1000 dân ở thời
điểm giữa năm. Tỉ suất tử được tính theo công thức:
7
CDR: tỷ suất tử thô
D: tổng số người chết trong năm
P: số dân trung bình.
2.2.2. Thế nào là tỉ suất gia tăng dân số cơ học:
Tỷ lệ gia tăng dân số cơ học được xác định thông qua hiệu số giữa tỷ lệ nhập cư (IR)
và tỷ lệ xuất cư(OR) . Đơn vị : phần nghìn. Tỷ suất này cho biết, bình quân cứ 1000 dân
số trung bình của một năm, thì có bao nhiêu người tăng lên trong năm do hai yếu tố xuất
cư và nhập cư.
Ta có công thức tính tỷ lệ gia tăng cơ học như sau:
đơn vị : phần trăm
Trong đó IR : tỷ suất nhập cư – đơn vị phần nghìn (‰)
OR :tỷ suất nhập cư – đơn vị phần nghìn (‰)
Tỷ suất nhập cư (immigration rate) : Là số người nhập cư đến vùng trung bình của
1000 dân trong năm .
Tỷ suất được tính theo công thức:
IR: tỷ suất nhập cư
I:số người nhập cư
P: dân số trung bình
Tỷ suất xuất cư ( rate of Residential) : Là số người xuất cư, (di cư) ra khỏi
vùng( lãnh th`) trong năm.
Tỷ suất được tính theo công thức:
OR: tỷ suất xuất cư
O: số người xuất cư, người chuyển đi nơi khác
P: dân số trung bình
3. Xác định biến phụ thuộc (biến được giải thích) và biến độc lập (biến giải
thích):
8

3.1. Tỷ suất sinh thô:
Tỷ suất sinh là số trẻ em sinh ra trung bình của 1000 dân ở thời điểm giữa năm. Yếu
tố tỷ suất sinh thô trên lý thuyết nó ảnh hưởng to lớn đến tỷ lệ gia tăng dân số, cụ thể là
làm tăng dân số. Bởi lẽ, việc gia tăng dân số bản chất của nó chính là sự tăng về số
lượng con người trên một vùng lãnh th` nhất định. Một khi tỷ suất sinh thô tăng thì hệ
lụy tất nhiên dẫn tới tỷ lệ gia tăng dân số tăng lên.
3.2. Tỷ suất tử thô:
Tỷ suất tử thô là số người chết trung bình của 1000 dân ở thời điểm giữa năm. Yếu tố
tỷ suất tử thô trên lý thuyết nó cũng ảnh hưởng to lớn đến tỷ lệ gia tăng dân số, cụ thể là
làm giảm dân số. Con người sinh ra rồi chết đi, yếu tố tử thô phản ánh về mặt giảm đi
của dân số tại một thời điểm và vùng lãnh th` cụ thể. Khi tỷ suất tử thô tăng thì đồng
nghĩa với việc tỷ lệ gia tăng dân số giảm đi một mức nhất định.
3.3. Tỷ suất nhập thô:
Tỷ lệ nhập cư là số người nhập cư đến vùng trung bình của 1000 dân trong năm. Yếu
tố tỷ suất nhập nó phản ánh được số lượng người chuyển đến sinh sống tại một vùng
trong một thời điểm nhất định. Trên lý thuyết, người dân thường có xu hướng di chuyển
từ vùng ít dân cư đến nơi đông dân cư để sinh sống. Người dân từ các vùng khác sẽ nhập
cư vào nơi họ thấy thuận tiện và phù hợp để sống. Vì con người ta thường sống thành
một cộng đồng và nương tựa vào nhau. Bởi thế mà, khi tỷ suất nhập cư tăng thì đồng
nghĩa với việc tỷ lệ gia tăng dân số tăng lên.
3.4. Tỷ suất xuất thô:
Tỷ suất xuất cư là số người xuất cư, (di cư) ra khỏi vùng ( lãnh th`) trung bình của
1000 dân trong năm. Như đã nói ở trên, còn người thường có xu hướng chuyển từ nơi ít
dân tới nơi đông dân để sinh sống hoặc chuyển đến nơi có điều kiện tốt để sinh sống .
Có lẽ vì thế, mà dân số một số tỉnh thành có chiều hướng xuất cư , chuyển đi vùng khác
sinh sống. Cụ thể, là ở các tỉnh, thành còn nghèo, khu vực nông thôn, miền núi,….họ
thường chuyển lên những khu đô thị, thành phố để sinh sống. Một khi, tỷ lệ xuất cư tăng
thì dân sô của vùng đó sẽ giảm, tức tỷ lệ gia tăng dân số giảm.
3.5. Số lượng cơ sở y tế:
9

Đối với một đất nước đang phát triển như ở Việt Nam, thì các cơ sở ý tế và khám
chữa bệnh hầu như chưa phát triển lắm. Ở các thành phố lớn thì nhiều bệnh viện tuyến
trên còn quá tải ( do các người dân ở vùng khác hoặc nông thôn chuyển đến). Một thực
tế hiện nay chính là các cơ sở khám chữa bệnh ở các vùng phân bố không đồng đều ,có
tỉnh có rất nhiều cơ sở y tế, nhưng có tỉnh lại ít. Nhưng y tế lại là một yếu tố ảnh hưởng
đến tỷ lệ gia tăng dân số. Một khi các cơ sở khám chữa bệnh y tế tăng lên , đồng nghĩa
với việc có nhiều hơn các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, trạm xá ở các vùng nông
thôn, miền núi, thì nó giúp giảm tỷ lệ người chết do ốm đau bệnh tật…từ đó làm tăng tỷ
lệ gia tăng dân số.
3.6. Đầu tư:
Đầu tư đối với một địa phương là rất quan trọng, góp phần thay đ`i diện mạo cũng
nhưng đời sống của địa phương đó. Các dự án đến từ đầu tư tạo ra thêm công việc cho
người dana của địa phương đó, thu hút thêm lao động từ các địa phương khác đ` về khi
mà nguồn lao động tại ch` không đủ để đáp ứng với nhu cầu về lao động của dự án đầu
tư. Khi có sự thu hút lao động, người lao động từ các địa phương sẽ di chuyển có t` chức
hay tự phát đến nơi cần lao động vì nhu cầu cuộc sống, tạo ra sự dich chuyển về dân sô,
gây ra hiện tượng gia tăng dân sống cơ học, góp phần làm thay đ`i tỉ lệ gia tăng dân số
tại địa phương đến và địa phương đi của lao động.
4. Thiết lập mô hình
4.1. Mô hình tổng thể:
4.2. Giải thích các biến:
• Y : Tỷ lệ gia tăng đân số của các Tỉnh, Thành năm 2011(đơn vị tính:
%)
• : Tỷ suất nhập cư (đơn vị tính: ‰)
• : Tỷ suất xuất cư (đơn vị tính: ‰)
• : Tỷ suất sinh thô (đơn vị tính: ‰)
• : Tỷ suất tử thô (đơn vị tính: ‰)
• : Cơ sở y tế (đơn vị tính: số cơ sở khám chữa bệnh)
• : Đầu tư (đơn vị tính: triệu USD)
4.3. Kỳ vọng dấu:

10
4.4. Bảng số liệu:
•=55G=5 #&Xc

Xc

Xc
 
Xc

Xc
&
Xc
Hà Nội 1.69 11.0 6.4 18.6 6.8 650.0 2253.0
Vĩnh Phúc 0.70 4.3 16.0 17.7 7.1 162.0 143.0
Bắc Ninh 1.84 13.4 6.5 18.2 7.2 139.0 251.0
Quảng Ninh 0.76 3.6 5.5 16.2 7.0 216.0 95.0
Hải Dương 0.35 7.8 5.5 15.5 7.7 293.0 253.0
Hải Phòng 1.11 7.1 5.0 16.5 7.6 251.0 338.0
Hưng Yên 1.06 8.0 6.1 16.2 7.8 179.0 214.0
Thái Bình 0.07 2.3 9.4 13.6 8.9 310.0 32.0
Hà Nam 0.07 6.6 10.5 14.9 7.9 131.0 42.0
Nam Định 0.19 6.1 7.4 15.5 8.1 248.0 38.0
Ninh Bình 0.64 10.2 8.5 13.1 8.4 173.0 23.0
Hà Giang 1.73 2.4 3.6 22.8 7.7 211.0 8.0
Cao Bằng 0.37 4.6 10.1 17.6 8.7 235.0 12.0
Bắc Kạn 0.68 4.8 6.7 16.1 7.8 133.0 7.0
Tuyên Quang 0.13 3.7 13.5 17.1 7.0 167.0 9.0
Lào Cai 1.72 3.4 2.4 22.6 6.8 214.0 36.0
Yên Bái 0.98 4.4 7.4 19.4 6.9 214.0 18.0

11
Tên tham số Dấu kỳ vọng Ghi chú
(+)
Khi tỷ suất nhập cư tăng thì sẽ dẫn đến
tỷ lệ gia tăng dân số của các
Tỉnh, Thành tăng.
(-)
Khi tỷ suất xuất cư tăng sẽ dẫn đến
tỷ lệ gia tăng dân số của các
Tỉnh, Thành giảm.
(+)
Khi tỷ suất sinh thô tăng thì sẽ dẫn
đến tỷ lệ gia tăng dân số của các
Tỉnh, Thành tăng.
(-)
Khi tỷ suất tử thô tăng thì sẽ dẫn
đến tỷ lệ gia tăng dân số của các
Tỉnh, Thành giảm.
(+)
Khi số cơ sở y tế tăng sẽ dẫn
đến tỷ lệ gia tăng dân số của các
Tỉnh, Thành tăng.
(+)
Khi giá trị đầu tư tăng lên sẽ dẫn
đến tỷ lệ gia tăng dân số của các
Tỉnh, Thành tăng.
Thái Nguyên 0.72 7.7 9.7 17.2 6.5 213.0 26.0
Lạng Sơn 0.67 6.2 8.1 15.9 7.3 264.0 31.0
Bắc Giang 0.63 5.5 10.4 15.8 6.5 250.0 85.0
Phú Thọ 0.44 4.5 13.7 17.4 7.1 295.0 70.0

Điện Biên 2.22 3.9 2.1 24.7 7.3 143.0 1.0
Lai Châu 2.80 3.5 4.1 26.2 7.6 122.0 4.0
Sơn La 1.86 2.7 1.8 23.4 6.1 240.0 10.0
Hòa Bình 0.88 5.6 7.8 17.6 7.0 243.0 28.0
Thanh Hóa 0.20 9.8 14.5 14.8 8.4 687.0 42.0
Nghệ An 0.48 4.8 11.8 19.3 7.8 529.0 29.0
Hà Tĩnh 0.09 6.2 12.4 14.0 9.1 292.0 42.0
Quảng Bình 0.52 4.0 10.3 18.3 8.1 174.0 5.0
Quảng Trị 0.50 4.9 10.0 18.1 8.3 157.0 16.0
Thừa Thiên - Huế 1.12 13.5 8.6 16.0 7.7 180.0 64.0
Đà Nẵng 2.68 22.8 7.9 18.0 6.7 69.0 210.0
Quảng Nam 0.55 8.8 11.1 16.8 7.9 277.0 76.0
Quảng Ngãi 0.25 5.4 13.3 17.3 7.1 208.0 21.0
Bình Định 0.35 6.6 10.0 16.7 8.0 183.0 45.0
Phú Yên 0.55 6.1 14.0 16.4 6.0 130.0 54.0
Khánh Hòa 0.81 5.0 8.4 15.3 6.8 170.0 85.0
Ninh Thuận 0.14 3.8 15.8 18.8 6.6 80.0 26.0
Bình Thuận 0.45 2.1 8.5 16.9 6.3 150.0 94.0
Kon Tum 2.51 8.8 9.8 25.8 7.2 121.0 2.0
Gia Lai 1.57 4.9 6.9 23.2 6.0 256.0 10.0
Đắk Lắk 0.99 7.7 12.3 18.4 5.5 205.0 4.0
Đắk Nông 2.19 5.7 10.7 19.6 5.1 79.0 6.0
Lâm Đồng 1.21 9.2 8.3 18.5 5.3 187.0 113.0
Bình Phước 1.93 10.9 11.7 20.1 6.4 125.0 93.0
Tây Ninh 0.75 5.8 7.5 16.2 7.2 110.0 202.0
Bình Dương 4.41 64.8 22.1 19.7 5.5 112.0 2135.0
Đồng Nai 3.50 31.4 9.3 18.0 6.0 201.0 1075.0
Bà Rịa - Vũng Tàu 1.51 16.5 10.8 15.2 6.3 98.0 274.0
TP. Hồ Chí Minh 1.94 25.0 13.5 13.1 5.6 379.0 3967.0
Long An 0.47 3.8 7.7 14.8 6.5 211.0 406.0

Tiền Giang 0.27 8.5 9.5 14.2 7.2 193.0 43.0
Bến Tre 0.09 5.8 15.5 12.4 7.2 184.0 23.0
Trà Vinh 0.60 11.4 12.7 14.1 7.1 115.0 30.0
Vĩnh Long 0.20 7.6 11.5 12.4 7.0 117.0 19.0
Đồng Tháp 0.22 5.8 11.1 14.3 7.3 161.0 16.0
An Giang 0.10 3.9 16.0 16.4 7.3 182.0 16.0
Kiên Giang 0.85 7.3 15.2 16.2 5.4 158.0 28.0
Cần Thơ 0.44 6.9 11.0 14.1 5.9 102.0 56.0
Hậu Giang 1.15 7.7 5.4 14.9 6.0 89.0 9.0
12
Sóc Trăng 0.47 3.1 14.8 15.4 6.0 124.0 9.0
Bạc Liêu 1.15 3.0 9.6 15.7 5.6 74.0 17.0
Cà Mau 0.40 4.2 16.3 15.0 5.8 114.0 6.0
4.5. Ước lượng mô hình hồi quy:
Bảng kết xuất 1
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 04/29/13 Time: 05:37
Sample: 1 63
Included observations: 63
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -0.153406 0.461765 -0.332216 0.7410
X2 0.065188 0.005841 11.16055 0.0000
X3 -0.063209 0.010959 -5.767641 0.0000
X4 0.141676 0.013144 10.77901 0.0000
X5 -0.156550 0.045652 -3.429191 0.0011
X6 -0.000741 0.000384 -1.931617 0.0585
X7 0.000150 8.91E-05 1.683393 0.0979
R-squared 0.909468 Mean dependent var 0.982857
Adjusted R-squared 0.899769 S.D. dependent var 0.890028

S.E. of regression 0.281777 Akaike info criterion 0.409037
Sum squared resid 4.446300 Schwarz criterion 0.647163
Log likelihood -5.884658 Hannan-Quinn criter. 0.502693
F-statistic 93.76153 Durbin-Watson stat 2.266909
Prob(F-statistic) 0.000000
Phương trình hồi quy thu được như sau:
( Với * tương ứng với mức ý nghĩ 0.05, ** tương ứng với mức ý nghĩa 0.1)
4.6. Ý nghĩa các hệ số hồi quy:
• Kiểm định hằng số (C):
13
Dựa vào bảng kết xuất ta có giá tri p-value (C) = 0.7410 > =0.05, do đó hằng số C ko
có ý nghĩ trong mô hình hồi quy. Trên thực tế điều này là hoàn toàn phù hợp.
• Kiểm định biến TSNC ():
Dựa vào bảng kết xuất 1 ta có giá trị p-value() = 0,0000 < α=0.05, do đó biến TSNC
có ảnh huởng đến TLGTDS.
Ý nghĩa: Khi các giá trị tỷ suất sinh thô TSST, tỷ suất tử thô TSTT, tỷ suất xuất cư
TSXC, đầu tư ĐT, cơ sở khám bệnh YT không đổi và giá trị tỷ suất nhập cư TXNC tăng
(giảm) 1‰ thì giá trị tỉ lệ gia tăng dân số tăng (giảm) 0.065188%.
• Kiểm định biến TSXC ():
Dựa vào bảng kết xuất 1 ta có giá trị p-value() = 0,0000 < α=0.05, do đó biến TSXC
có ảnh huởng đến TLGTDS.
Ý nghĩa: Khi các giá trị tỷ suất sinh thô TSST, tỷ suất tử thô TSTT, tỷ suất nhập cư
TSNC, đầu tư ĐT, cơ sở khám bệnh YT không đổi và giá trị tỷ suất xuất cư TSXC tăng
(giảm) 1‰ thì giá trị tỉ lệ gia tăng dân số giảm (tăng) 0.063209%.
• Kiểm định biến TSST ():
Dựa vào bảng kết xuất 1 ta có giá trị p-value() = 0,0000 < α=0.05, do đó biến TSST
có ảnh huởng đến TLGTDS.
Ý nghĩa: Khi các giá trị của tỷ suất tử thô TSTT, tỷ suất nhập cư TSNC, tỷ suất xuất
cư TNXC, đầu tư ĐT, y tế YT không đổi và giá trị tỷ suất sinh thô TSST tăng (giảm) 1‰
thì giá trị tỉ lệ gia tăng dân số tăng (giảm) 0.141676%.

• Kiểm định biến TSTT ():
Dựa vào bảng kết xuất 1 ta có giá trị p-value() = 0,0011 < α=0.05, do đó biến TSTT
có ảnh huởng đến TLGTDS.
Ý nghĩa: Khi các giá trị tỷ suất sinh thô TSST, tỷ suất nhập cư TSNC, tỷ suất xuất cư
TSXC, đầu tư ĐT, cơ sở khám bệnh YT không đổi và giá trị tỷ suất tử thô TSTT tăng
(giảm) 1‰ thì giá trị tỉ lệ gia tăng dân số giảm (tăng) 0.156550%.
14
• Kiểm định biến YT ():
Dựa vào bảng kết xuất 1 ta có giá trị p-value() = 0,0585 <α=0.1, do đó biến YT có
ảnh huởng đến TLGTDS.
Ý nghĩa: Khi các giá trị tỷ suất sinh thô TSST, tỷ suất tử thô TSTT, tỷ suất nhập cư
TSNC, tỷ suất xuất cư TSXC, đầu tư ĐT không đổi và giá trị cơ sở khám bệnh YT tăng
(giảm )1 cơ sở khám chữa bệnh thì giá trị tỉ lệ gia tăng dân số giảm (tăng) 0.000741%
(khác với kỳ vọng).
• Kiểm định biến ĐT ():
Dựa vào bảng kết xuất 1 ta có giá trị p-value() = 0.0979 < α=0.1, do đó biến ĐT có
ảnh huởng đến TLGTDS. (1)
Ý nghĩa: Khi các giá trị tỷ suất sinh thô TSST, tỷ suất tử thô TSTT, tỷ suất nhập cư
TSNC, tỷ suất xuất cư TSXC, cơ sở khám bệnh YT không đổi và giá trị đầu tư tăng
(giảm) 1 triệu USD thì tỉ lệ gia tăng dân số tăng (giảm) 0.000150 % .
Như vậy, các biến TSST, TSTT, TSNC, TSXC, YT và ĐT đều có ý nghĩa và ảnh
huởng đến TLGTDS. Kỳ vọng dấu của các biến TSST, TSTS, TSNC, TSXC, ĐT đều
phù hợp với kỳ vọng ban đầu của nhóm, riêng biến YT là không phù hợp.
Tỉ suất sinh thô quyết định số lượng trẻ được sinh ra trong một năm, trong khi đó tỉ
suất tử thô cho thấy số lượng nguời mất đi, đây là hai yếu tố ảnh huởng đến tỉ lệ gia tăng
dân số tự nhiên tại một địa phương.
Tương tự, con nguời có xu hướng di chuyển nơi ở, di chuyển từ nơi có điều kiện sống
khó khăn đến nơi có kiện sống tốt hơn, hình thành nên luồn nhập cư và luồn xuất cư,
đuợc thể hiện thông qua tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư, hai tỉ suất này quyết định đến
tỉ lệ gia tăng dân số cơ học tại địa phuơng đi và địa phuơng đến.

Số luợng cơ sở y tế khám chữa bệnh, cho thấy mức sống và khả năng được chăm sóc
và đáp ứng về mặt y tế. Như kỳ vọng ban đầu, nếu tại một địa phương, số lượng cơ sở
khám chữa bệnh tăng lên, tỷ lệ sống của trẻ sơ sinh được đảm bảo, khả năng được chữa
trị bệnh tật được cải thiện, làm cho tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tăng lên, điều đó làm
cho TLGTDS tăng. Tuy nhiên, TLGTDS còn chịu ảnh hưởng bởi tỉ lệ gia tăng dân số cơ
học và trên thực tế, số cơ sở y tế khám chữa bệnh tăng lên khi dân số tăng lên, không có
tình trạng ngược lại, tức là số cơ sở y tế tăng trước khi dân số tăng, ngoài ra còn một số
yếu tố khác chi phối như chất lượng dich vụ y tế, mức độ hiện đại, tay nghề bác sĩ…đó
là những lý do là cho biến YT không phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu của nhóm.
Nhưng như vậy không có nghĩa là chúng ta phủ nhận khả năng ảnh hưởng của biến YT
lên biến TLGTDS, vì khi lựa chọn nơi định cư, vẫn có sự ưu tiên giữa nơi có điều kiện
tiếp cận các cơ sở khám chữa bệnh dễ dàng so với nơi khó khăn hơn.
15
Đầu tư là một trong những yếu tố thu hút lao động. Địa phương có nhiều dự án đầu tư
phát trển cần nhiều lao động, do đó làm tăng lên tỉ lệ gia tăng dân số cơ học, thu hút lao
động tại địa phương và các địa phương lân cận đến lao động và tạm trú.
5. Kiểm định:
5.1. Sự phù hợp của mô hình:
Dựa vào bảng kết xuất 1, ta có giá trị
p-value(F-statistic) = 0.000000 < α=0.05.
(R-squared) = 0.909468
Vậy mô hình phù hợp cao. Các biến giải thích (TSNC, TSXC, TSST, TSTT, YT,
ĐT) giải thích được 0.909468% sự thay đ`i của tỷ lệ gia tăng dân số.
5.2. Đa cộng tuyến:
Correlations Matrix
X2 X3 X4 X5 X6 X7
X2 1.000000 0.352765 -0.010025 -0.272141 -0.037094 0.629577
X3 0.352765 1.000000 -0.374304 -0.195413 -0.042452 0.176753
X4 -0.010025 -0.374304 1.000000 -0.119871 -0.051396 -0.084383
X5 -0.272141 -0.195413 -0.119871 1.000000 0.309447 -0.271474

X6 -0.037094 -0.042452 -0.051396 0.309447 1.000000 0.328267
X7 0.629577 0.176753 -0.084383 -0.271474 0.328267 1.000000
Nhận xét: mức tự tương quan của biến và biến là cao nhất:0.629577 nên giữa hai
biến này có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Để kiểm định đa cộng tuyến, chúng ta xây dựng mô hình hồi quy phụ trong đó lần
lượt lọai bỏ các biến và biến .
• Hồi quy mô hình phụ 1 (lọai bỏ biến TSNC):
Bảng kết xuất 1.1
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 04/29/13 Time: 05:47
Sample: 1 63
Included observations: 63
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
16
C -0.743102 0.816450 -0.910163 0.3666
X3 -0.020073 0.018252 -1.099794 0.2760
X4 0.170662 0.022932 7.442116 0.0000
X5 -0.108767 0.080894 -1.344568 0.1841
X6 -0.002102 0.000647 -3.247796 0.0020
X7 0.000802 0.000120 6.699568 0.0000
R-squared 0.708104 Mean dependent var 0.982857
Adjusted R-squared 0.682499 S.D. dependent var 0.890028
S.E. of regression 0.501506 Akaike info criterion 1.547990
Sum squared resid 14.33596 Schwarz criterion 1.752098
Log likelihood -42.76168 Hannan-Quinn criter. 1.628267
F-statistic 27.65503 Durbin-Watson stat 1.518674
Prob(F-statistic) 0.000000
Phương trình hồi quy thu được:
• Hồi quy mô hình phụ 2 (lọai bỏ biến ĐT):

Bảng kết xuất 1.2
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 04/29/13 Time: 05:46
Sample: 1 63
Included observations: 63
17
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.052765 0.452332 0.116651 0.9075
X2 0.071636 0.004480 15.98991 0.0000
X3 -0.066263 0.010981 -6.034587 0.0000
X4 0.137479 0.013111 10.48577 0.0000
X5 -0.184313 0.043248 -4.261727 0.0001
X6 -0.000397 0.000330 -1.203809 0.2336
R-squared 0.904887 Mean dependent var 0.982857
Adjusted R-squared 0.896544 S.D. dependent var 0.890028
S.E. of regression 0.286274 Akaike info criterion 0.426656
Sum squared resid 4.671299 Schwarz criterion 0.630764
Log likelihood -7.439657 Hannan-Quinn criter. 0.506932
F-statistic 108.4578 Durbin-Watson stat 2.286204
Prob(F-statistic) 0.000000
Phương trình hồi quy thu được:
Khi loại bỏ biến ĐT,
loại biến ĐT
= 0.904887< = 0.909468
Tuy nhiên, ta xét thấy:
loại biến ĐT
= 0.904887>
loại biến TSNC
= 0.708104

Vì vậy, ta sẽ lọai bỏ biến ĐT để có được mô hình tốt hơn.
Để chắc chắn hơn, tiến hành kiểm định Wald
Với :
H
0
:
7
= 0 H
1
:
7
0
18
Bảng kết xuất 2-Kiểm định Wald.
Wald Test:
Equation: Untitled
Test Statistic Value df Probability
t-statistic 1.683393 56 0.0979
F-statistic 2.833812 (1, 56) 0.0979
Chi-square 2.833812 1 0.0923
Null Hypothesis: C(7)=0
Null Hypothesis Summary:
Normalized Restriction (= 0) Value Std. Err.
C(7) 0.000150 8.91E-05
Restrictions are linear in coefficients.
Ta thấy F = 2.833812 F
0.05(1,56)
4.05, vậy chấp nhận giả thiết Ho, nên biến ĐT không
cần thiết trong mô hình. Điều này đã được chứng tỏ khi ta loại ĐT ra khỏi mô hình và có
mô hình khác tốt hơn.

Vậy ta có mô hình tối ưu:
Tất cả các kiểm định sau, ta đều thực hiện trên mô hình tối ưu.
5.3. Phuơng sai thay đổi.
Để kiểm định mô hình có bị hiện tượng phương sai thay đ`i hay không. Ta sử dụng
kiểm định White (không chéo).
Giả định:
H
0
:Phương sai không thay đổ H
1
:Phương sai thay đổi
Bảng kết xuất 3-Kiểm định White (Không chéo)
19
Nhận
xét:
Chỉ
số p-
value
=
0.0644 > α=0.05, chấp nhận Ho, nên mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai thay
đ`i.
5.4. Tự tuơng quan:
Để kiểm định mô hình có xảy ra hiện tượng tự tương quan hay không, ta sử dụng
kiểm định Breusch-Godfrey (BG).
Với:
H
0
: Có hiện tượng tự tương quan. H
1
: Ko có hiện tượng tự tương quan.

Bảng kết xuất 4-Kiểm định Breusch-Godfrey (BG).
Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:
F-statistic 1.365740 Prob. F(1,56) 0.2475
20
Heteroskedasticity Test: White
F-statistic 2.257276 Prob. F(5,57) 0.0608
Obs*R-squared 10.41265 Prob. Chi-Square(5) 0.0644
Scaled explained SS 7.101190 Prob. Chi-Square(5) 0.2132
Test Equation:
Dependent Variable: RESID^2
Method: Least Squares
Date: 04/29/13 Time: 05:58
Sample: 1 63
Included observations: 63
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.066339 0.069905 0.948992 0.3466
X2^2 3.04E-05 2.65E-05 1.144866 0.2570
X3^2 4.42E-05 0.000176 0.251116 0.8026
X4^2 0.000209 0.000108 1.945005 0.0567
X5^2 -0.001282 0.000957 -1.339610 0.1857
X6^2 -3.63E-08 1.46E-07 -0.248473 0.8047
R-squared 0.165280 Mean dependent var 0.074148
Adjusted R-squared 0.092059 S.D. dependent var 0.096480
S.E. of regression 0.091932 Akaike info criterion -1.845145
Sum squared resid 0.481734 Schwarz criterion -1.641037
Log likelihood 64.12208 Hannan-Quinn criter. -1.764869
F-statistic 2.257276 Durbin-Watson stat 2.134981
Prob(F-statistic) 0.060795
Obs*R-squared 1.499878 Prob. Chi-Square(1) 0.2207
Test Equation:

Dependent Variable: RESID
Method: Least Squares
Date: 04/29/13 Time: 05:41
Sample: 1 63
Included observations: 63
Presample missing value lagged residuals set to zero.
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.035677 0.451920 0.078945 0.9374
X2 -0.000594 0.004495 -0.132233 0.8953
X3 1.37E-05 0.010945 0.001255 0.9990
X4 0.000312 0.013072 0.023851 0.9811
X5 -0.005275 0.043346 -0.121690 0.9036
X6 4.63E-07 0.000329 0.001408 0.9989
RESID(-1) -0.156567 0.133972 -1.168649 0.2475
R-squared 0.023808 Mean dependent var 5.20E-16
Adjusted R-squared -0.080784 S.D. dependent var 0.274488
S.E. of regression 0.285360 Akaike info criterion 0.434306
Sum squared resid 4.560087 Schwarz criterion 0.672432
Log likelihood -6.680646 Hannan-Quinn criter. 0.527962
F-statistic 0.227623 Durbin-Watson stat 2.019089
Prob(F-statistic) 0.966047
Nhận xét: Chỉ số p-value = 0.2207> α=0.05 chấp nhận Ho nên mô hình không xảy ra
hiện tượng tự tương quan.
6. Kết luận, ý nghĩa thực tế của mô hình, hạn chế và kiến nghị:
6.1. Kết luận:
Mô hình tối ưu:
Từ mô hình trên ta có thể kết luận tỷ lệ gia tăng dân số của một địa phương chịu sự
tác động, ảnh hưởng của các yếu tố tỷ suất sinh thô, tỷ suất tử thô, tỷ suất nhập cư, tỷ
21
suất xuất cư, số cơ sở y tế . Nhưng mức độ tác động, ảnh hưởng của mỗi yếu tố lại khác

nhau.
• Kiểm định hằng số (C):
Dựa vào bảng kết xuất ta có giá tri p-value (C) = 0.9075> =0.05, do đó hằng số C
không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy.
• Kiểm định biến TSNC ():
Dựa vào bảng kết xuất 1 ta có giá trị p-value() = 0,0000 < α=0.05, do đó biến TSNC
có ảnh huởng đến TLGTDS.
Ý nghĩa: Khi các giá trị tỷ suất sinh thô TSST, tỷ suất tử thô TSTT, tỷ suất xuất cư
TSXC, đầu tư ĐT, cơ sở khám bệnh YT không đổi và giá trị tỷ suất nhập cư TXNC tăng
(giảm) 1‰ thì giá trị tỉ lệ gia tăng dân số tăng (giảm) 0.071636 %.
• Kiểm định biến TSXC ():
Dựa vào bảng kết xuất 1 ta có giá trị p-value() = 0,0000 < α=0.05, do đó biến TSXC
có ảnh huởng đến TLGTDS.
Ý nghĩa: Khi các giá trị tỷ suất sinh thô TSST, tỷ suất tử thô TSTT, tỷ suất nhập cư
TSNC, đầu tư ĐT, cơ sở khám bệnh YT không đổi và giá trị tỷ suất xuất cư TSXC tăng
(giảm) 1‰ thì giá trị tỉ lệ gia tăng dân số giảm (tăng) 0.066263 %.
• Kiểm định biến TSST ():
Dựa vào bảng kết xuất 1 ta có giá trị p-value() = 0,0000 < α=0.05, do đó biến TSST
có ảnh huởng đến TLGTDS.
Ý nghĩa: Khi các giá trị của tỷ suất tử thô TSTT, tỷ suất nhập cư TSNC, tỷ suất xuất
cư TNXC, đầu tư ĐT, y tế YT không đổi và giá trị tỷ suất sinh thô TSST tăng (giảm) 1‰
thì giá trị tỉ lệ gia tăng dân số tăng (giảm) 0.137479 %.
• Kiểm định biến TSTT ():
22
Dựa vào bảng kết xuất 1 ta có giá trị p-value() = 0,0001 < α=0.05, do đó biến TSTT
có ảnh huởng đến TLGTDS.
Ý nghĩa: Khi các giá trị tỷ suất sinh thô TSST, tỷ suất nhập cư TSNC, tỷ suất xuất cư
TSXC, đầu tư ĐT, cơ sở khám bệnh YT không đổi và giá trị tỷ suất tử thô TSTT tăng
(giảm) 1‰ thì giá trị tỉ lệ gia tăng dân số giảm (tăng) 0.184313 %.
• Kiểm định biến YT ():

Dựa vào bảng kết xuất 1 ta có giá trị p-value() = 0.2336 > α=0.1, do đó biến YT
không có ảnh huởng đến TLGTDS.
Ý nghĩa: Khi các giá trị tỷ suất sinh thô TSST, tỷ suất tử thô TSTT, tỷ suất nhập cư
TSNC, tỷ suất xuất cư TSXC, đầu tư ĐT không đổi và giá trị cơ sở khám bệnh YT tăng
(giảm )1 cơ sở khám chữa bệnh thì giá trị tỉ lệ gia tăng dân số giảm (tăng) 0.000397 %
(khác với kỳ vọng).
6.2. Hạn chế của mô hình:
Hạn chế lớn nhất của mô hình trên là chưa thể hiện được hết tất cả các biến có tác
động, ảnh hưởng đến tỷ lệ gia tăng dân số như: thu nhập bình quân đầu người, đầu tư
Các biến y tế và đầu tư chưa thực sự liên quan mật thiết tới tỷ lệ gia tăng dân số.
6.3. Kiến nghị:
Trong quá trình phát triển của xã hội, việc gia tăng dân số là sự tất yếu. Những mặt
tiêu cực của gia tăng dân số thường nhiều hơn là tích cực. Cái tích cực ở đây mà ta thấy
rõ nhất có lẽ là việc tăng nguồn lao động trong nước. Nhưng tiêu cực lại nhiều và lấn át
cái tích cực đó. Cụ thể là các vấn nạn về môi trường, tệ nạn xã hội. Các vấn đề về phúc
lợi, y tế, giáo dục cũng không phát triển kịp với mức độ gia tăng dân số hiện nay ở nước
ta. Vì vậy việc bức thiết hiện nay là Chính phủ, Nhà nước ta nên cố gắng kìm hãm sự gia
tăng dân số. Bởi lẽ, nước ta là nước đang phát triển, cở sợ vật chất hạ tầng còn yếu kém.
Với tỷ lệ gia tăng dân số không kiểm soát được ở một số tỉnh thành thì càng làm cho đất
nước ta sẽ chậm phát triển về nhiều mặt so với các nước trên thế giới.
Theo MHHQ chúng ta thấy giá trị và có ảnh hưởng nhiều đến tỉ lệ gia tăng dân số
nhưng để giảm tỉ lệ gia tăng dân số mà phải tăng tỉ lệ tử thô là điều không thể .Chính vì
vậy để giảm tỷ lệ gia tăng dân số ta ưu tiên giảm tỷ lệ sinh thô.
Các giải pháp cho việc làm giảm tỷ lệ sinh thô để làm giảm tỷ lệ gia tăng dân số có
thể có một số giải pháp như sau :
23
6.3.1. Ban hành các giải pháp về luật:
Nhà nước qui định mỗi gia đình chỉ có 1-2 con. Thế hệ trẻ ngày nay đã có sự thay đ`i
về quan niệm sinh con, chấp nhận có ít con để nuôi dạy cho tốt.
6.3.2. Tuyên truyền các biện pháp tránh thai:

Rất nhiều các biện pháp tránh thai đã được áp dụng tại Việt Nam từ những năm 1980.
Việc tuyên truyền các biện pháp tránh thai hiệu quả, giúp giảm tỷ lệ sinh con ngoài ý
muốn, góp phần lớn trong nỗ lực giảm dân số.
6.3.3. Các giải pháp dài hạn:
• Tăng cường hệ thống tuyên truyền viên đến tận cơ sở, Việt Nam có thể nâng
cao ý thức người dân trong việc hạn chế gia tăng dân số.
• T` chức phát bao cao su miễn phí cho thanh niên, gái bán hoa tại các khu vực
nhạy cảm, vừa hạn chế gia tăng dân số, vừa giảm thiểu lây truyền các bệnh xã hội.
6.3.4. Hình thành khu công nghiệp tại các vùng nông thôn:
Chính phủ nên vận động đầu tư , tại các tỉnh thành còn nghèo, chưa phát triển. bởi lẽ,
việc hình thành các khu công nghiệp tại đây, giúp giải quyết nguồn lao động ph` thông
tại chỗ. Đồng thời giải quyết được vấn nạn xuất cư ở nơi thưa thớt dân cư, nhưng lại
nhập cư ở nơi đông dân cư. Tức là, giải quyết được tình hình người dân ở nông thôn bỏ
lên thành thị để tìm kiếm việc làm.
24
(Ž#Ž
25

×