Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

báo cáo thực tập: Công tác kế toán của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.26 KB, 49 trang )

CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… 2
I/ Tổng quan chung về hoạt động kinh doanh và quản lý tại Công ty CP xi
măng Bỉm Sơn…………………………………………………………………… 3
1/ Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty…………………………… 3
2/ Đặc điểm kinh doanh của Công ty…………………………………………………… 7
3/ Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty xi măng Bỉm Sơn………………… 11
4/ Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh……………………………… 15
II/ Đặc điểm công tác kế toán của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn……………. 20
1/ Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty………………………………………… 20
2/ Chế độ kế toán của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn…………………………… 22
3/ Hệ thống Báo cáo kế toán trong Công ty CP xi măng Bỉm Sơn……………… 26
4/ Giới thiệu phần mềm FAST Accounting4……………………………………… 26
5/ Công tác kiểm tra, kiểm soát số liệu sổ sách và phân tích tài chính tại Công ty
CP xi măng Bỉm Sơn……………………………………………………………… 29
III/ Một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn……30
1/ Kế toán TSCĐ………………………………………………………………… 30
2/ Kế toán thanh toán………………………………………………………………32
3/ Kế toán vật tư, hàng hoá……………………………………………………… 36
4/ Kế toán lao động tiền lương…………………………………………………….37
5/ Kế toán chi phí và tính giá thành ……………………………………………….38
6/ Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả…………………………………………….40
IV/ Đánh giá chung về tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty CP xi măng Bỉm
Sơn…………………………………………………………………………………46
1/ Những thành tựu đạt được và ưu điểm………………………………………….46
2/ Một số những tồn tại, hạn chế của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn………………46
KẾT LUẬN……………………………………………………………………… 48
phụ lục 49


1
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty CP xi măng Bỉm Sơn là một trong những doanh nghiệp đầu ngành sản
xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành Công ty
đã không ngừng nỗ lực để nâng cao vị thế của mình. Sau gần hai tháng trong giai
đoạn thực tập tổng hợp tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn, được sự giúp đỡ chỉ bảo
của các cô chú trong các phòng ban của Công ty đặc biệt là sự hướng dẫn của Cô
giáo-TS. Trần Thị Nam Thanh trong suốt quá trình thực tập tổng hợp, em đã có
được kết quả nhất định. Đây là thời gian thực tập tổng hợp đồng thời là căn cứ, là
điều kiện cũng như bước đầu cho giai đoạn sau – giai đoạn thực tập chuyên đề.
Báo cáo tổng hợp là những vấn đề chung nhất, khái quát nhất của Công ty và
đặc biệt là những vấn đề về bộ máy kế toán. Báo cáo tổng hợp bao gồm 4 phần
chính:
I/Tổng quan chung về hoạt động kinh doanh và quản lý tại Công ty CP xi
măng Bỉm Sơn
II/ Đặc điểm công tác kế toán của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn
III/ / Một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn
IV/ Đánh giá chung về tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty CP xi măng Bỉm
Sơn
2
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
I/ Tổng quan chung về hoạt động kinh doanh và quản lý tại Công ty CP xi
măng Bỉm Sơn
1/ Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
Công ty Xi măng Bỉm Sơn tiền thân là Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn có trụ sở

chính tại Bỉm Sơn - Thanh Hoá, nằm gần vùng núi đá vôi, đất sét có trữ lượng dồi
dào và chất lượng tốt, đây là hai nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng
chất lượng cao. Để đáp ứng nhu cầu của đất nước lúc bấy giờ, công ty xi măng Bỉm
Sơn đã được thành lập. Hơn 20 năm đi vào hoạt động, công ty xi măng Bỉm Sơn đã
góp phần không nhỏ vào sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng và đặc biệt vào sự
tăng trưởng kinh tế của đất nước. Để có được thành quả như ngày nay, mỗi cán bộ,
công nhân cũng như ban lãnh đạo đã trải qua cả một quá trình lao động lâu dài và
nhiều khó khăn. Có thể chia quá trình đó thành các giai đoạn lớn như sau:
Cuối thập kỷ 60, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân đang
đi vào giai đoạn ác liệt nhất, Đảng và Nhà nước đã hoạch định một chiến lược xây
dựng nhằm tiến hành công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước ngay khi thống nhất
đất nước.
Giai đoạn I: Tiến hành xây dựng nhà máy Xi măng Bỉm Sơn (1968 - 1981)
- Tiến hành công tác khảo sát – thăm dò địa chất(1968-1974)
Để chuẩn bị cho việc xây dựng một nhà máy xi măng lớn nhất nước, nhiệm vụ
quan trọng trước mắt là tiến hành khảo sát thăm dò địa chất. Sau một thời gian khảo
sát thăm dò vùng đất Bỉm Sơn, phương án xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn
được hoạch định. Với vị thế thuận lợi về 4 phương diện cơ bản là: Thị trường tiêu tụ
sản phẩm rộng lớn, nguồn nguyên vật liệu phong phú, giao thông thuận lợi và
nguồn nhân lực dồi dào. Ví dụ về nguyên liệu: Đá vôi thuộc dãy núi Tam Điệp và
các vùng phụ cận với trữ lượng khảo sát là 270 triệu tấn; đất sét ở Bỉm Sơn… Đây
là những điều kiện thuận lợi cơ bản có tính chiến lược của Nhà máy xi măng Bỉm
Sơn.
- Quá trình thi công xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn (1974 – 1981)
Khi xây dựng nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Đảng và Nhà nước ta nhận được sự
hợp tác, giúp đỡ của nhân dân Liên Xô. Theo ký kết giữa hai chính phủ thì Liên Xô
sẽ giúp đỡ chúng ta toàn bộ công nghệ, trang thiết bị hiện đại, thiết kế kỹ thuật để
xây dựng nhà máy với 2 dây chuyền sản xuất xi măng có công suất 1.2 triệu
tấn/năm. Đồng thời Liên Xô đưa sang ta một tập thể chuyên gia có trình độ chuyên
môn cao, giúp ta lắp đặt, xây dựng, vận hành và hiệu chỉnh nhà máy.

Sau khi kết thúc công tác thăm dò địa chất, mọi tài liệu về địa chất, địa tầng
luận chứng kinh tế kỹ thuật, phương án xây dựng thi công Nhà máy xi măng Bỉm
Sơn được Nhà nước phê duyệt. Việc thi công xây dựng nhà máy được khai triển
nhanh chóng.
Trong khoảng thời gian (1974 – 1977) tiến hành bước đầu xây dựng cơ sở vật
chất như: xây dựng hệ thống giao thông; xây dựng các trạm biến thế; xây dựng hệ
thống lấy nước - dẫn nước; các kho bãi, xưởng gia công phụ trợ; hệ thống trộn bê
tông và lắp rắp…
3
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Sau khi hoàn thành công việc xây dựng cơ sở vật chất ban đầu, bước sang một
giai đoạn mới, giai đoạn tổ chức thi công lắp đặt các hạng mục công trình. Giai
đoạn này bắt đầu từ tháng 2/1977 đến tháng 2/1982. Đến tháng 10/1981, dây
chuyền số 1 đã được lắp ráp hoàn chỉnh, nửa đầu tháng 12 cho vận hành thử và đến
28/12/1981 những bao xi măng đầu tiên mác P400 nhãn hiệu “Con voi” của Nhà
máy xi măng Bỉm Sơn chính thức xuất xưởng.
Giai đoạn II: Hoàn thành xây dựng , nhà máy đi vào sản xuất và thực hiện cơ
chế quản lý mới (1982 – 1990)
Trong giai đoạn này tập trung vào tổ chức bộ máy quản lý và đào tạo đội ngũ
cán bộ công nhân kỹ thuật cũng như nâng cao đời sống cho hàng ngàn cán bộ, công
nhân, chuyên gia. Tổ chức bộ máy quản lý được chú trọng ngay khi nhà máy đi vào
hoạt động và ngày được củng cố nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác
quản lý. Đặc biệt tham gia kèm cặp, giảng dạy cho đội ngũ công nhân của Nhà máy
có các chuyên gia Liên Xô, bên cạch đó ban lãnh đạo đã chú trọng trực tiếp tham
gia cùng với công nhân lắp máy, hiệu chỉnh các thiết bị máy móc. Nhờ vậy trình độ
tay nghề của công nhân trong Nhà máy được nâng lên nhanh chóng.
Ngày 3/2/1982, toàn bộ dây chuyền số 1 của Nhà máy đã chính thức đi vào
hoạt động. Đây là thành quả và là niềm vui đầu tiên sau nhiều năm lao động xây

dựng Nhà máy. Ngay sau khi bàn giao dây chuyền sản xuất số 1, 2/1982 cán bộ
công nhân toàn công trường tập trung thi công xây lắp dây chuyền sản xuất số 2.
6/11/1982 dây chuyền sản xuất số 2 đã hoàn thành và chính thức đi vào sản xuất.
Từ 1983 – 1985 các đơn vị tiếp tục xây lắp phần còn lại, hoàn chỉnh Nhà máy. Đến
1/1985 thì Nhà máy chính thức được xây dựng hoàn chỉnh.
Từ 1986 – 1990 là giai đoạn Nhà máy xi măng chuyển dần từ cơ chế quản lý
cũ sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Đối với Nhà máy xi măng Bỉm Sơn
thì đây cũng là thời kỳ vượt qua những khó khăn thử thách mới như: Các dây
chuyên sản xuất thiếu nguyên vật liệu, thiếu phụ tùng thay thế; điện năng cung cấp
chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất; ý thức tổ chức kỷ luật lao động cảu công
nhân còn lỏng lẻo, tâm lý bao cấp còn nặng trong một số cán bộ; công tác tổ chức
cán bộ còn nhiều bất cập chưa phù hợp với cơ chế mới. Nhằm đưa nhà máy thoát
khỏi tình trạng của cơ chế bao cấp cùng những khó khăn trong những năm 1986-
1990, Đảng bộ Nhà máy không ngừng phát triển và đổi mới, kiện toàn đội ngũ vững
mạnh về cả chất và lượng. Đồng thời đi đôi với việc đổi mới, cải tiến công tác tổ
chức, sắp xếp các đơn vị sản xuất. Nhà máy đã dần tự chủ về các mặt hoạt động của
mình như tổ chức xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh; chủ động về vốn…
Giai đoạn III: Xi măng Bỉm Sơn đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh, thực
hiện mục tiêu kinh tế - xã hội trong cơ chế thị trường (1991-nay)
Thực hiện mục tiêu sản xuất – kinh doanh thời kỳ này, ban giám đốc đã xác
định và nhận thức đúng đắn sự tác động của các chính sách, cơ chế quản lý mới .
Lãnh đạo Nhà máy đã xác định đúng mục tiêu với giải pháp tích cực, với ý chí tự
lực tự cường tìm ra bước đi phù hợp với lực lượng sản xuất của Nhà máy; khơi dậy
trí tuệ của người lao động. Điều này đã toạ điều kiện làm nảy nở nhiều biện pháp
quản lý mới , nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã được ứng dụng trong sản xuất.
4
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Cán bộ công nhân kỹ thuật của Nhà máy đã hoàn toàn làm chủ vận hành dây

chuyền sản xuất, không có sự kèm cặp của chuyên gia Liên Xô. Đây là một tín hiệu
chứng tỏ xi măng Bỉm Sơn đã trưởng thành một cách vượt bậc.
Thực hiện việc tổ chức sản xuất kinh doanh, Tổng Công ty xi măng Việt Nam
đã quyết định sát nhập Công ty kinh doanh vật tư xi măng số 4 vào Nhà máy xi
măng Bỉm Sơn và chính thức đổi tên thành “Công ty xi măng Bỉm Sơn” từ ngày
01/9/1993, đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty xi măng Việt Nam và Bộ
Xây Dựng. Như vậy sau 13 năm Nhà máy đi vào sản xuất, đến thời điểm này mới
thực hiện đầy đủ việc sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Thời kỳ 1993 – 1996 sản
xuất kinh doanh có nhiều bước phát triển mới, thu được nhiều thành công như: sản
phẩm sản xuất và tiêu thụ của Công ty đều tăng và vượt công suất thiết kế, mức
tăng trưởng bình quân hàng năm là 9.8%; đi đôi với sản xuất và tiêu thụ, Công ty đã
hoàn thành vượt chỉ tiêu nộp ngân sách góp phần ổn định nguồn thu chi ngân sách
địa phương; ngoài sản lượng thì chất lượng sản phẩm xi măng của Công ty xi măng
Bỉm Sơn luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng Nhà nước. Để tăng cường nâng cao năng
suất chất lượng sản phẩm xi măng, ngày 30/3/1994 theo Quyết định số 124TTg,
chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư cải tạo, hiện đại hoá Công ty xi măng
Bỉm Sơn. Chuyển đổi phương pháp sản xuất từ ướt sang khô nâng công suất sản
xuất từ 1,2 triệu tấn/năm lên 1,8 triệu tấn/ năm.
Năm 1996, toàn ngành xi măng Việt Nam nói chung và Công ty xi măng Bỉm
Sơn nói riêng gặp rất nhiều khó khăn như thời tiết, thiên tai, giá xi măng biến
động… mặt khác các thiết bị công nghệ của Nhà máy vận hành hư hỏng nhiều,
thiếu thiết bị phụ tùng thay thế. Được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo kịp thời, trực
tiếp của Tổng công ty xi măng Việt Nam, của Bộ Xây dựng, Công ty đã khắc phục
khó khăn, đẩy mạnh sản xuất… nhờ đó Công ty đã hoàn thành kế hoạch trong năm.
Năm 2006 vừa qua, Công ty đã chính thức được Cổ phần hoá đánh dấu bước
phát triển mới của Công ty xi măng Bỉm Sơn.
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, Công ty xi măng Bỉm Sơn được biết
đến như một công ty hàng đầu của thị trường trong nước. Sản phẩm của Công ty
ngày càng được thị trường trong va ngoài nước tín nhiệm, ưa chuộng, xi măng sản
xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Lưu thông sản phẩm thuận lợi đã tác động thúc

đẩy sản xuất , tạo ra chu kỳ quay nhanh đồng vốn, tạo hiệu quả tích luỹ đồng…
Công ty không những cung cấp xi măng cho nhu cầu xây dựng phổ biến của nhân
dân mà còn phục vụ cho nhiều công trình quan trọng mang tính chất quốc gia như:
Thuỷ điện Hoà Bình, cầu Thăng Long, bảo tàng Hồ Chí Minh, đường dây 500KV
Bắc Nam… Sản lượng sản xuất cũng như tiêu thụ không ngừng tăng lên qua các
năm, chất lượng ngày một năng cao thể hiện qua chỉ tiêu tài chính như Doanh thu,
lợi nhuận. Đời sống của cán bộ công nhân trong Công ty được cải thiện một cách rõ
rệt. Qua 20 năm, Nhà máy – Công ty xi măng Bỉm Sơn với những thành tựu đạt
được, đã được Đảng – Nhà nước tặng thưởng rất nhiều bằng khen, huân huy chương
và các danh hiệu.
5
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Để có được những kết quả như thế, bên cạnh những cố gắng không thể không
nói đến của cán bộ công nhân trong suốt thời gian qua. Công ty xi măng Bỉm Sơn
đã có được những thuận lợi như sau:
- Về nguyên liệu: đặt sát vùng nguyên liệu chính (đá vôi và đất sét) với trữ
lượng lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc giảm được chi phí do vận chuyển
nguyên liệu cho sản xuất, góp phần hạ giá thành. Và trở thành một lợi thế
lớn của công ty.
- Về vị trí: Công ty xi măng Bỉm Sơn nằm trên quốc lộ 1A, đặt cách ga xe
lửa Bỉm Sơn 3 km. Được thiết kế ở vị trí trung tâm một thị trường gồm các
tỉnh Nam Bắc Bộ, hơn nữa các tỉnh miền Trung và các tỉnh miền Nam là
thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm, chưa kể thị trường các nước Đông
Dương và các nước Đông – Nam Á. Đây là lợi thế giúp Công ty mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.
- Về nguồn nhân lực: Phần đông số công nhân được đào tạo ở các trường
chuyên môn thuộc Tổng Công ty xi măng Bỉm Sơn. Được đào tạo năng cao
tay nghề cũng như trình độ chuyên môn thường xuyên nhằm đáp ứng nhu

cầu công việc ngày càng cao.
- Điểm mạnh của Xi măng Bỉm Sơn là có bề dày hoạt động 25 năm trong
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xi măng; sản phẩm đã có uy tín lâu năm trên
thị trường; thiết bị dây chuyền sản xuất đạt mức tiên tiến của khu vực,
được đầu tư thích hợp, tiết kiệm và hiệu quả; hệ thống sản phẩm phong
phú, đa dạng với chất lượng cao và giá cả hợp lý…
Bên cạnh những thuận lợi trên cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty xi
măng Bỉm Sơn có những khó khăn nhất định có thể kể đến như:
- Về công nghệ: Công ty đang duy trì 2 dây chuyền công nghệ sản xuất
Clinker với hai phương pháp khác nhau, dây chuyền 1 sản xuất Clinker
theo phương pháp ướt, dây chuyền 2 sản xuất Clinker theo phương pháp
khô. Vì vậy, việc sắp xếp lao động cho 2 dây chuyền gặp không ít khó
khăn.
- Máy móc thiết bị công nghệ do Liên Xô cung cấp đã hao mòn và trở nên
lạc hậu do thời gian sử dụng lâu . Nhiều thiết bị ở trạng thái hư hỏng…
Đây là khó khăn cơ bản nhất đối với Công ty xi măng Bỉm Sơn trong sản
xuất và cạnh tranh trên thị trường
- Hiện nay, trong nước có khoảng 13 công ty sản xuất xi măng, clinker và
khoảng 9 công ty chuẩn bị sản xuất sản phẩm này. Theo đó, Xi măng Bỉm
Sơn sẽ phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các DN cùng ngành. Có DN do
tiềm lực mạnh về vốn, dây chuyền công nghệ hiện đại, khấu hao hết đã liên
tục giảm giá bán sản phẩm, áp dụng các chính sách quảng cáo khuyến mại
lớn kéo dài. Ngoài ra, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế,
thuế nhập khẩu giảm chỉ còn từ 0-5%, khi đó Công ty sẽ phải đối mặt việc
sản phẩm của các nước khác tràn vào Việt Nam, sự cạnh tranh gay gắt về
giá là điều khó tránh khỏi.
6
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688

Với những thuận lợi và khó khăn trên, Công ty xi măng Bỉm Sơn đã không
ngừng cố gắng nhằm phát huy những thuận lợi biến chúng thành lợi thế cạnh tranh
trên thị trường. Đồng thời hạn chế và khắc phục những khó khăn. Với sự nỗ lực của
toàn thể công nhân, cán bộ, Công ty xi măng Bỉm Sơn đã thu được những thành quả
to lớn trong suốt quá trình phát triển của mình.
2/ Đặc điểm kinh doanh của Công ty
2.1/ Ngành nghề kinh doanh, chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty
Ngay khi có chủ trương xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, chức năng
chính của Nhà máy là sản xuất xi măng bao PC30 và PC40 với các thông số kỹ
thuật theo tiêu chuẩn của Nhà nước, hàm lượng thạch cao SO3 trong xi măng đạt
1,3% - 3%. Đồng thời sản xuất Clinker để sản xuất ra xi măng theo tiêu chuẩn
ISO9002.
Nhiệm vụ của Công ty là sản xuất, tiêu thụ và cung cấp xi măng cho các công
trình trong nước cũng như đáp ứng được nhu cầu cho việc xuất khẩu sang thị trường
nước ngoài ( mà chủ yếu là thị trường của Lào). Ngoài ra, Công ty còn nhiệm vụ
cung cấp xi măng cho địa bàn theo sự điều hành của Tổng Công ty xi măng Việt
Nam để tham gia vào việc bình ổn giá cả trên thị trường.
Khi chủ trương xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Nhà nước đã đầu tư một
lượng vốn lớn nhằm xây dựng một Nhà máy xi măng lớn nhất nước ta lúc bấy giờ.
Trong suốt hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, nguồn vốn CSH của Công ty
không ngừng thay đổi và tăng lên đáng kể. Đây cũng thể hiện được thế mạnh cũng
như sự phát triển của Công ty. Khi có phương án Cổ phần hoá Công ty xi măng, giá
trị DN được xác định lại. Tại thời điểm 01/01/2005, giá trị DN thực tế của Xi măng Bỉm
Sơn được xác định là 1.741.641.157.992 đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn
Nhà nước là 930.675.283.963 đồng. Theo phương án cổ phần hoá, Công ty dự kiến
có vốn điều lệ 900 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm 72,85%; cán bộ công nhân viên
Công ty nắm 7,15% và bán ra bên ngoài 20% - đúng bằng tỷ lệ chào bán thấp nhất
theo quy định tại Thông tư 126/2004/TT-BTC.
2.2/ Một số đặc điểm về lao động của Công ty
Một trong những lợi thế của Công ty xi măng Bỉm Sơn là có đội ngũ lao động

được đào tạo và có tay nghề cao. Việc tổ chức, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ,
công nhân kỹ thuật được tiến hành song song cùng với quá trình xây dựng Nhà
máy. Ngay khi Nhà máy xây dựng xong năm 1980 với đội ngũ cán bộ công nhân có
907 người : 1 PTS khoa hoc, 58 người có trình độ ĐH, 68 người trình độ trung cấp,
780 người là công nhân kỹ thuật. Trong những năm tiếp theo, thì đội ngũ cán bộ,
công nhân kỹ thuật được đào tạo bổ sung cho nhà máy không ngừng tăng lên. Năm
1982 là 1583 người, năm 1983 là 2157 người, năm 1984 là 2259 người…Trong đó,
cán bộ công nhân viên có trình độ DDH và trên DDh cũng tăng lên một cách nhanh
chóng. Đến năm 1995 số này đã lên tới 237 người.
Trong những năm gân đây, số lượng cán bộ công nhân viên dần giảm xuống
và dần đi vào ổn định hơn. Số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty trong 3
năm 2004, 2005, 2006 được thể hiện ở bảng sau:
7
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
2786 2776 2595
Nguồn nhân lực là một nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của DN, chính vì thế Công ty xi măng Bỉm Sơn đã thường xuyên tổ chức và cử
đi học năng cao tay nghề, trình độ cho cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng được
yêu cầu công việc và đòi hỏi ngày càng cao của sản xuất và quản lý. Bình quân tay
nghề bậc thợ của công nhân trong toàn nhà máy tăng lên nhiều so với giai đoạn đầu
khi mới xây dựng Nhà máy.
So với khi mới thành lập Nhà máy trình độ của cán bộ công nhân viên năm 2005 đã
có sự phát triển vượt bậc. Sau hơn 25 để so sánh được sự thay đổi đó được thể hiện
qua bảng số liệu sau:
Chỉ tiêu 1980 2005
Tổng số CBCNV 907 2595
- Đại học 79 352

- Trung cấp, CĐ 68 284
- Công nhân kỹ thuật 657 1457
- TP khác 502
Như vậy sau 25 năm, trình độ CBCNV của Công ty đã được nâng cao rõ rệt.
Đồng thời đời sống của CBCNV được cải thiên thể hiện ở thu nhập trung bình mỗi
cán bộ, công nhân tăng lên.
2.3/ Thị trường kinh doanh, quy mô và sản lượng sản xuất của Công ty
Một trong những mục đích khi xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn là mở ra
một khu công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng lớn nhất khu vực Bắc miền Trung,
cung cấp vật liệu xi măng xây dựng cho cả nước, phục vụ các công trình trọng điểm
quốc gia. Thời gian đầu, thị trường tiêu thụ chủ yếu là các tỉnh lân cận như: Thanh
Hoá, Nghệ An, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Hà, cả các tỉnh miền Trung và miền
Nam.
Sau này, sản phẩm đã được tín nhiệm và có mặt trên khắp cả nước. Thị trường
tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã mở rộng nhiều. Hiện nay thị trường tiêu thụ sản
phẩm của Công ty ngoài thị trường trong nước, còn có thị trường các nước Đông
Dương và Đông – Nam Á. Đặc biệt là thị trường bên Lào. Công ty có các chi
nhánh, các đại lý ở khắp các tỉnh trên cả nước. Công ty có một văn phòng đại diện
bên Lào để tiện cho việc cung cấp và tiêu thụ sản phẩm.
Đồng nghĩa với thị trường tiêu thụ được mở rộng, nhu cầu tiêu thụ ngày một
tăng là quy mô sản xuất cũng tăng theo. Thể hiện ở các chỉ tiêu như sản lượng sản
xuất, công suất… Trong những năm đầu do có những hạn chế cũng như khó khăn,
nhưng Nhà máy cũng đã cố gắng làm sao cho sản lượng sản xuất đạt đến mức có
thể
8
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Chỉ tiêu ĐVT Năm 1982 Năm 1983 Năm 1984
Sản lượng

Clinker
Tấn 180.613 287.112 430.483
Sản lượng
NXM
Tấn 153.863 296.769 464.213
Sản lượng tiêu
thụ
Tấn 151.438 292.485 459.022
Trong 3 năm đầu khi Nhà máy đi vào hoạt động, sản lượng sản xuất không
ngừng tăng lên.
Để thấy rõ hơn sự thay đổi về sản lượng sản xuất trong thời kỳ đầu, được thể
hiện qua biểu đồ tổng hợp kết quả sản xuất từ năm 1982-1999
Thời kỳ đổi mới, với sự tiến bộ về công nghệ, sự tăng lên của nhu cầu… Sản
lượng sản xuất tăng lên đáng kể. Đặc biệt là trong 3 năm 2004-2006, được thể hiện
qua bảng số liệu:
9
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006
XM bao sản
xuất
tấn 2.124.400,538 2.273.889,95 2.270.239,230
Xm bột sản
xuất
tấn 2.250.421,53 2.171.517,95 2.296.012,770
Clinker tấn 1.682.191,3 1.635.321,50 1.564.302,00
Đây là thành quả to lớn mà tập thể toàn Công ty đã đạt được và khẳng định vị
trí của mình đối với ngành sản xuất xi măng nói riêng và sự phát triển của công
nghệ sản xuất xi măng nói chung.

2.4/ Kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
Tình hình hoạt động của một DN thường căn cứ vào kết quả kinh doanh trong
một thời kỳ. Trước hết là chỉ tiêu Doanh thu, Lợi nhuận. Trong suốt quá trình hoạt
động của mình Công ty xi măng đã góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng
đất nước nộp đầy đủ các khoản thuế cho Nhà nước và cho ngân sách địa phương.
Chỉ tiêu Doanh thu và Lợi nhuận các năm không ngừng tăng lên. Ngay từ khi bắt
đầu đi vào hoạt động, lợi nhuận của Công ty đã đạt 8.856.558 đồng. Sau hơn 20
năm phát triển Công ty đã nộp vào Ngân sách một khoản tương đối lớn.
Trong vài năm gần đây, tình hình kinh doanh của Công ty tương đối tốt và có
được nhiều thành quả đáng khích lệ.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Doanh thu
thuần
Đồng 1.578.502.780.791 1.539.701.700.803 1.579.919.194.207
Lợi nhuận
thuần
Đồng 80.970.014.557 104.726.391.328 116.659.397.004
Lợi nhuận thuần của Công ty tăng lên qua từng năm, có tốc độ tăng nhanh hơn
so với doanh thu chứng tỏ Công ty có các biện pháp nhằm giảm được các khoản chi
phí, góp phần làm tăng lợi nhuân thuần của Công ty lên. Để thấy rõ hơn tình hình
tài chính của Công ty, ta đi tính các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận thuần.
chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
LN trên DT 0.051295 0.068017 0.073839
LN trên tổng TS 0.066446 0.059854 0.03985
Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên Doanh thu tăng lên qua 3 năm từ 2004 đến 2006 tăng
lên 0.022543 hay tăng lên 43,94812 %. Với tốc độ tăng như trên chứng tỏ tình hình
tiêu thụ sản phẩm của Công ty tốt, đây là một lợi thế mà Công ty cần phát huy.
10
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn


: 6.280.688
3/ Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty xi măng Bỉm Sơn
3.1/ Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
Xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, chúng ta nhận được sự hợp tác, giúp đỡ
của Chính phủ Liên Xô với một dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng tiên tiến và
hiện đại nhất nước ta vào thời điểm đó. Càng về sau này, công nghệ ngày một được
cải tiến theo phương hướng hiện đại hoá. Công ty xi măng Bỉm Sơn có 2 khối sản
xuất: khối sản xuất chính và khối sản xuất phụ.
*/ Khối sản xuất chính
Khối sản xuất chính gồm có: Xưởng mỏ, xưởng ô tô, xưởng nguyên liệu,
xưởng lò nung, xưởng nghiền xi măng, xưởng đóng bao. Các xưởng này thực hiện
theo đúng quy trình công nghệ để sản xuất ra xi măng. Và mỗi xưởng có chức năng
nhiệm vụ riêng trong toàn bộ quy trình ấy. Cụ thể như:
- Xưởng mỏ: khai thác đá vôi và đá sét tại các mỏ gần Công ty
- Xưởng ô tô: Vận chuyển đá vôi, đá sét về Công ty
- Xưởng nguyên liệu: Có nhiệm vụ nghiền đá vôi, đá sét để tạo ra hỗn hợp
dưới dạng bù.
- Xưởng lò nung: Có nhiệm vụ nung hỗn hợp nguyên liệu dưới dạng bùn
thành Clinker.
- Xưởng nghiền xi măng: Nghiền hỗn hợp Clinker, thạch cao và các chất phụ
gia thành xi măng.
- Xưởng đóng bao: Đưa xi măng bột vào đóng bao sản phẩm
*/ Khối sản xuất phụ
Khối sản xuất phụ gồm có các xưởng: Xưởng sửa chữa thiết bị, xưởng sửa
chữa công trình, xưởng cấp thoát nước – nén khí, xưởng cơ khí. Các xưởng này có
nhiệm vụ cung cấp lao động phục vụ cho sản xuất chính như: sửa chữa các thiết bị
hỏng, cung cấp điện nước…
3.2/ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Sản phẩm của Công ty được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đồng bộ do
Liên Xô cung cấp. Đây là dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng theo phương

pháp ướt với đặc điểm là dây chuyền công nghệ chê biến kiểu liên tục và phức tạp.
Hiện nay, sau hơn 20 năm hoạt động, dây chuyền công nghệ cũ đã trở nên lạc hậu
và trở thành một hạn chế trong nền kinh tế năng động và trong sự cạnh tranh mạnh
mẽ của các Công ty khác trên thị trường. Nhận biết được vấn đề trên, ban lãnh đạo
của Công ty xi măng Bỉm Sơn đã có đổi mới dây chuyền công nghệ từ sản xuất theo
công nghệ ướt sang sản xuất theo công nghệ khô trên nền tảng cơ sở hạ tầng cũ.
Điều này giúp năng cao khả năng cạnh tranh với các DN cùng ngành khác.
Có thể khái quát quy trình sản xuất xi măng theo sơ đồ sau:
11
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
S
ơ đồ 1: Khái quát quy trình sản xuất xi măng
*/ Quy trình sản xuất theo phương pháp ướt ( Sơ đồ 2)
Ưu điểm: Chất lượng xi măng sản xuất theo phương pháp này có chất lượng
tốt, vì các nguyên liệu và phụ gia được trộn đều.
Nhược điểm:
- Tốn nhiều nhiên liệu để làm bay hơi nước
- Cần nhiều nhân công phục vụ cho quá trình sản xuất
12
Khai thác
Nguyên
liệu
Nghiền
nguyên
liệu
Nung
Clinker
Nghiền xi

măng
Đóng bao Sản phẩm
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Sơ đồ 2: Dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp ướt
*/ Quy trình sản xuất theo phương pháp khô
Ưu điểm:
- Tốn ít nhiên liệu vì tận dụng khói lò để sấy khô nguyên liệu
- Số công nhân sản xuất là ít hơn vì giảm được một số khâu trong dây
chuyền sản xuất so với lò ướt
13
Phụ gia
Đập
Đá vôi
Đập
Đất sét Nhiên liệu
(than đá)
Khí lỏng
Bừa thành
đập
Sấy
Silô chứa
nghiền
mịn
Bể điều
Bơm pittông
Phân phối
LÒ QUAY
Làm lạnh, ủ

clinker
Máy nén
bể chứa
Van điều
chỉnh
Sấy
Silô
chứa
Nghiền clinker
thành bột xi
măng
Phân phối
Đóng bao, xe
chuyên dụng
Khói

lọc
bụi
ống khói
H2O
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Nhược điểm:
- Bắt buộc phải có thiết bị lọc bụi.
Sơ đồ 3: Dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp khô
Hiện nay với những ưu điểm của sản xuất xi măng theo phương pháp khô thì
phương pháp này đang được dần thay thế cho phương pháp ướt.
4/ Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
4.1/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

(Sơ đồ 4)
14
Phụ gia
Đập
Sấy
Silô chứa
Phân phối
Đá vôi
Đập
Đất sét
Cán nhỏ
Nhiên liệu
(than đá)
Đập
Sấy
Silô chứa
Phân phối
Máy nén
Sây-nghiền
LÒ QUAY
Làm lạnh, ủ clinker
Đóng bao, xe
chuyên dụng
Nghiền clinker thành
bột xi măng
Khói lò
Lắng
bụi
Khí thải
ra ống

CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Năm 2006, Công ty tiến hành Cổ phần hoá vì thế mô hình quản lý hoạt động
kinh doanh có sự thay đổi. Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông.
4.2/ Các phòng ban và nhiệm vụ chủ yếu trong Công ty
15
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Công ty xi măng Bỉm Sơn là Công ty có quy mô tương đối lớn với nhiều các
phòng ban và được phân công nhiệm vụ rõ ràng. Có thể nêu ra các phòng chính với
nhiệm vụ chủ yếu sau:
*/ Phòng Kế toán thống kê tài chính
Với chức năng là : quản lý tài chính và giám sát mọi hoạt động kinh tế tài
chính trong Công ty, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán theo pháp lệnh kế
toán thống kê.
Phòng Kế toán thống kê tài chính có nhiệm vụ : quản lý, theo dõi tài chính, thu
chi tiền tệ, thu chi các nguồn vốn, chứng từ hoá đơn thanh toán theo đúng quy định
pháp lệnh và các văn bản pháp luật. Nói một cách khái quát là giám sát băng tiền
đối với tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh như là : xây dựng kế hoạch giá
thành sản phẩm, cập nhật số liệu, phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời
vào sổ sách…; lập các báo cáo kế toán, thống kê và báo cáo quyết toán của Công ty
theo quy định và theo yêu cầu.
*/ Phòng vật tư thiết bị
Phòng vật tư thiết bị có chức năng : tổ chức, chỉ đạo và thực hiện kế hoạch
cung ứng vật tư thiết bị, nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng phục vụ sản xuất kinh
doanh.
Nhiệm vụ chủ yếu: Theo dõi cung ứng vật tư, máy móc thiết bị cho sản xuất
như: tổng hợp và cân đối nhu cầu vật tư hàng năm; mua sắm vật tư thiết bị; nghiệm

thu vật tư hàng hoá mua săm. Lập báo cáo thực hiện kế hoạch theo đúng quy định;
bảo đảm duy trì hệ thống quản lý chất lượng của Công ty.
*/ Phòng cơ khí
Phòng cơ khí có chức năng quản lý các kỹ thuật cơ khí các thiết bị trong dây
chuyền sản xuất của Công ty, nhằm đảm bảo các máy móc, thiết bị hoạt động an
toàn, ổn định đạt năng suất và hiệu quả cao.
Nhiệm vụ: Theo dõi tình hình hoạt động của các thiết bị; lập kế hoạch sửa
chữa định kỳ của dây chuyền công nghệ và các thiết bị gia công cơ khí; lập quy
trình vận hành, sử dụng cho các thiết bị gia công cơ khí; bảo dưỡng, sửa chữa máy
móc thiết bị; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy trình quy phạm; cấp phát
vật tư phụ tùng cho Công ty; đánh giá chất lượng, tình trạng máy móc, kiểm tra tình
trạng kỹ thuật; nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sửa
chữa…
*/ Phòng năng lượng
Phòng năng lượng có chức năng quản lý kỹ thuật, lĩnh vực điện, điện tự động,
nước, khí nén, thiết bị lọc bụi của Công ty nhằm đảm bảo các thiết bị an toàn, ổn
định.
Nhiệm vụ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình liên quan đến việc cung cấp năng
lượng cho sản xuất và ác thiết bị điện. Tổ chức công tác kiểm tra kiểm định tiêu
chuẩn các thiết bị điện, các thiết bị bảo vệ dụng cụ đo lường. Xây dựng, chỉ đạo
thực hiện định mức tiêu hao điện năng , nước, khí nén…
*/ Phòng kỹ thuật sản xuất
16
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Phòng kỹ thuật sản xuất có chức năng quản lý kỹ thuật công nghệ sản xuất xi
măng, đảm bảo xi măng sản xuất đúng chất lượng theo quy định, quản lý chặt chẽ
các quy trình sản xuất sản phẩm, tiến bộ kỹ thuật, định mức nhằm đạt hiệu quả kinh
tế cao.

Nhiệm vụ: Theo dõi hoạt động sản xuất các phân xưởng sản xuất chính và
phân xưởng sản xuất phụ, theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm. Xây dựng các sản
xuất xi măng, vận hành các thiết bị công nghệ hướng dẫn thực hiện quy trình trong
quá trình sản xuất; theo dõi, sử dụng và sửa chữa phần công nghệ, thiết bị công
nghệ; xây dựng các quy định và chủ trì tổ chức nghiệm thu sản phẩm, bán thành
phẩm; quản lý các tài liệu kỹ thuật được giao, bảo đảm bí mật công nghệ của Công
ty. Thường xuyên nghiên cứu , nắm bắt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, cải
tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường…
*/ Phòng kinh tế kế hoạch
Phòng kinh tế kế hoạch có chức năng định hướng chiến lược sản xuất kinh
doanh, xây dựng toàn bộ hệ thống kế hoạch thuộc cac lĩnh vực của Công ty . Cả về
các mặt công tác quản lý kinh tế sửa chữa hợp đồng kinh tế thương mại.
Nhiệm vụ : Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh và xây dựng đầu tư của
Công ty; kiểm tra theo dõi việc thực hiện kế hoạch của từng đơn vị; tổng hợp kết
quả sản xuất king doanh , tiêu thụ sản phẩm… theo tháng, quý, năm; quản lý chỉ
đạo kỹ thuật , áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; tổ chức, bảo quản, quản lý, lưu trữ
các tài liệu kế hoạch, giữ gìn bí mật các tài liệu, số liệu kế hoạch theo quyết định…
*/ Phòng tổ chức lao động
Phòng tổ chức lao động có chức năng tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, tổ
chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý lao động + tiền lương , tiền thưởng và
các chế độ chính sách khác. Công tác đào tạo bồi dưỡng, khen thưởng kỷ luật …
nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch LĐTL, kế hoạch bồi dưỡng; sắp xếp đội ngũ
cán bộ công nhân phù hợp với trình độ và năng lực; quản lý cán bộ công nhân viên
về phẩm chất, đạo đức, năng lực; xây dựng định mức lao động, cấp bậc công việc,
đơn giá tiền lương, hình thức trả lương, phân phối tiền lương cho từng đơn vị và
cho toàn Công ty; thực hiện giải quyết các chế độ về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, lao động, tiền lương. thưởng theo đúng quy định của Nhà nước…
Ngoài các phòng ban chính và các xưởng đã nêu ở phần trước, Công ty xi
măng Bỉm Sơn còn có nhiều phòng ban làm nhiệm vụ riêng phù hợp với nhu cầu

quản lý của Công ty như các phòng : Phòng Điều độ sản xuất, phòng Quản lý xe
máy, phòng Thí nghiệm KCS, phòng Kỹ thuật an toàn, phòng Bảo vệ quân sự,
phòng Đời sống quản trị. Đồng thời Công ty có một hệ thống tiêu thụ bao gồm 1
trung tâm giao dịch tiêu thụ, 8 chi nhánh ở các tỉnh thành, 1 văn phòng đại diện bên
Lào và rất nhiều cac đại lý trên khắp cả nước có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm của
Công ty.
Nhận xét
Công ty xi măng Bỉm Sơn là một trong những doanh nghiệp có quy mô lớn
của ngành công nghiệp sản xuất xi măng của nước ta. Để phù hợp với quy mô sản
17
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
xuất lớn như thế, tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty cần có sự phân công nhiệm
vụ rõ ràng. Thông qua việc xem xét mô hình và các phòng ban, phân xưởng trong
Công ty xi măng Bỉm Sơn có thể nhận thấy rằng, việc phân công chức năng nhiệm
vụ là tương đối khoa học và hợp lý, phù hợp với nhu cầu quản lý cũng như đặc
điểm sản xuất kinh doanh trong Công ty. Tuy nhiên cũng cần hoàn thiện nhằm tinh
giảm bộ máy quản lý mầ vẫn đạt được hiệu quả quản trị và hiệu quả kinh doanh.
4.3/ Một số chính sách quản lý tài chính – kinh tế Công ty áp dụng
Cũng như các Doanh nghiệp khác, chính sách quản lý tài chính - kinh tế của
Công ty được thể chế hoá theo các văn bản pháp luật của Nhà nước và quy chế của
Tổng Công ty. Các quy chế, chính sách này áp dụng tại Công ty xi măng Bỉm Sơn,
các chi nhánh, trung tâm giao dịch tiêu thụ và văn phòng đại diện của Công ty tại
CHDCND Lào.
Dưới đây là một số chính sách quản lý tài chính – kinh tế đang được Công ty
áp dụng
4.3.1/ Chính sách về quản lý sử dụng vốn và tài sản trong Công ty
Trong chính sách về quản lý sử dụng vốn và tài sản trong Công ty được cụ thể
thành các điều. Mỗi điều đề cập đến phần khác nhau. Có thể nêu ra một số chính

sách như là:
- Quản lý sử dụng tài sản cố định vô hình và hữu hình, về sửa chữa TSCĐ,
cho thuê, thế chấp tài sản; thanh lý nhượng bán tài sản; kiểm kê đánh giá
tài sản và xử lý tổn thất tài sản;
- Quản lý vốn về đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý vốn bằng tiền …
- Quản lý vốn Cổ phần, khoản phải thu, phải trả
- Các khoản đầu tư và việc bảo toàn phát triển vốn
Ví dụ trong chính sách về sửa chữa TSCĐ, có nêu: “Mọi trường hợp sửa chữa
lớn TSCĐ trong Công ty và các đơn vị phụ thuộc đều lập kế hoạch trình TCT (Tổng
công ty) phê duyệt theo quy định của TCT. Công ty lập bảng tổng hợp quyết toán
sửa chữa lớn trình TCT duyệt theo quy định của TCT ”
4.3.2/ Chính sách về quản lý doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm
Quy định về vấn đề liên quan đến DT, chi phí, giá thành. Cụ thể là:
- Các khoản doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Các chính sách liên quan đến chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng
bán bị trả lại.
- Chính sách về chi phí bao gồm : chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí
sản xuất chung, khấu hao TSCĐ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN, chi
phí hoạt động tài chính, chi phí bất thường
- Quy định về các khoản không được tính vào chi phí hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Ví dụ Chính sách về Doanh thu quy định Doanh thu bán hàng của Công ty bao
gồm: DT bán sản phẩm phát sinh tại Công ty; DT bán sản phẩm phát sinh tại các
đơn vị phụ thuộc. DT phát sinh ở đâu sẽ phản ánh và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
GTGT ở đó. Khi phát hiện những khoản thu nhập để ngoài sô sách, phải truy nộp
toàn bộ vào NSNN, người quyết định khoản thu nhập để ngoài sổ kế toán phải chịu
18
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688

trách nhiệm bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật, không được phép bổ
sung vào kết quả hoạt động SXKD của Công ty
4.3.3/ Chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ cơ quan
- Những quy định chung về lợi nhuận : là kết quả hoạt động kinh doanh toàn
Công ty bao gồm lợi nhuận hoạt động SXKD và lợi nhuận khác
- Phân phối lợi nhuận do Đại hội đồng cổ đông quyết định
- Quản lý và sử dụng các quỹ cơ quan: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng
tài chính, quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng: Các
quỹ này được quản lý tập trung toàn Công ty và được sử dụng cho mục
đích chung của toàn Công ty, được trích nộp về TCT để hình thành quỹ
chung của TCT theo quy định của TCT.
4.3.4/ Lập và nộp BCTC, công bố, công khai, kiểm tra BCTC
- Lập và nộp BCTC : Theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước và
TCT. Các công việc trước khi lập báo cáo phai làm, thời hạn nộp báo cáo.
- Kiểm tra kiểm toán BCTC: Tự tổ chức thường xuyên kiểm tra đảm bảo
đúng chế độ và quy định của Nhà nước…
- Công bố công khai tài chính : Quy định về mục đích, nội dung, hình thức,
thời điểm công khai.
- Nội dung BCTC: Hệ thống BCTC bao gồm các báo cáo theo quy định của
Bộ Tài chính. Gồm có:
Bảng Cân đối kế toán – Mẫu số B01-DN Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
Báo cáo Kết quả kinh doanh - Mẫu số B02-DN Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số 03-DN Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số 09-DN Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
► Nhận xét
Như vậy các chính sách tài chính của Công ty dựa theo và tuân thủ theo quy

định chung của Nhà nước. Đây là nền tảng để thực hiện các công việc cũng như các
phần hành trong Công ty. Các chính sách này được thay đổi phù hợp với từng thời
kỳ khi các chuẩn mực, các quy định của Nhà nước có sự thay đổi. Các chính sách
này là cơ sở xây dựng đặc điểm công tác kế toán của Công ty xi măng Bỉm Sơn.
Công tác kế toán có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và hiệu quả kinh doanh
đối với doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có bộ máy kế toán tốt sẽ là một lợi thế
trong cạnh tranh, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý trong doanh nghiệp.
19
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
II/ Đặc điểm công tác kế toán của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn
1/ Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty
1.1/ Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán của Công ty
Cũng như các doanh nghiệp khác khi tổ chức công tác kế toán phải tuân thủ
theo các quy định chung. Trước hết, tổ chức công tác kế toán đúng với quy định
điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước, phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước.
Đồng thời phải phù hợp chế độ, chính sách, văn bản pháp quy về kế toán do Nhà
nước ban hành. Tổ chức công tác kế toán còn phải phù hợp với đặc điểm sản xuất
kinh doanh, hoạt động quản lý, quy mô, yêu cầu quản lý của Công ty. Để bộ máy kế
toán làm việc có hiệu quả thì công tác kế toán của Công ty phù hợp với trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ kế toán. Không ngừng nâng cao đào tạo
chuyên môn cho cán bộ kế toán nhằm nâng cao công tác kế toán cho Công ty.
1.2/ Hình thức tổ chức công tác kế toán
Xuất phát từ đặc điểm của Công ty là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất
tương đối lớn. Việc tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm nhiều bộ
phận, chi nhánh. Để phù hợp với đặc điểm này, Công ty đã áp dụng hình thức tổ
chức bộ máy kế toán tập trung – phân tán. Có nghĩa là công việc kế toán sản xuất
kinh doanh ở các bộ phận xa Công ty sẽ do kế toán ở các bộ phận đó thực hiện.
Định kỳ tổng hợp số liệu và báo cáo cho phòng kế toán tại Công ty. Phòng kế toán

của Công ty thực hiện công việc kế toán tại các bộ phận tại Công ty, tổng hợp số
liệu chung toàn Công ty và có nhiệm vụ lập báo cáo kế toán định kỳ.
Như vậy, Công ty đã lựa chọn được phù hợp hình thức tổ chức bộ máy kế toán
và là bước đầu tiên để xây dựng bộ máy kế toán hiệu quả.
1.3/ Mô hình tổ chức bộ máy kế toán - nhiệm vụ, chức năng từng bộ phận trong bộ
máy kế toán
Để đáp ứng được nhu cầu quản lý và để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh của mình, Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán, mô hình bộ máy này có thể
khái quát như sau:
20
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Sơ đồ 5: Mô hình bộ máy kế toán Công tyCP xi măng Bỉm Sơn
Như đã trình bày ở phần chức năng, nhiệm vụ các phòng ban. Phòng Kế toán –
tài chính - thống kê có nhiệm vụ giám sát bằng tiền đối với tài sản và hoạt động sản
xuất của Công ty. Phòng Kế toán – tài chính - thống kê có 33 người chia làm 5 bộ
phận.
- Tổ tài chính: Gồm 8 người ( trong đó có 2 thủ quỹ và 1 người quản lý toàn
bộ máy vi tính của phòng). Tổ Tài chính có nhiệm vụ theo dõi các khoản
thanh toán bao gồm: thanh toán với cán bộ công nhân viên, các khoản phải
thu, phải trả, thanh toán tạm ứng và khoản thanh toán với Ngân sách Nhà
nước.
- Tổ Kế toán tổng hợp: Gồm có 10 người có nhiệm vụ tính giá thành sản
phẩm, theo dõi khoản thanh toán với người bán, theo dõi TSCĐ, duyệt giá
đối với vật tư đầu vào và sản phẩm bán ra, lập Báo cáo tài chính địng kỳ.
- Tổ Kế toán vật tư: Gồm có 6 người có nhiệm vụ theo dõi việc nhập xuất
tồn kho nguyên vật liệu của Công ty và hạch toán nội bộ.
- Tổ Kế toán tiêu thụ sản phẩm: Gồm có người có nhiệm vụ hạch toán và
theo dõi các nghiệp vụ liện quan đến khâu tiêu thụ sản phẩm tại Công ty và

các chi nhánh.
- Tổ Kế toán nhà ăn: Gồm có người có nhiệm vụ làm công tác thống kê, theo
dõi tại các bếp ăn của Công ty.
Ngoài ra tại các chi nhánh và các trung tâm giao dịch cũng có bộ phận kế toán
làm nhiệm vụ kế toán bán hàng và thu chi các khoản được Giám đốc và Kế toán
trưởng phân cấp quản lý. 2 phó phòng quản lý từng tổ giúp cho công việc của Kế
toán trưởng được dễ dàng và thuận tiện hơn. Trong mỗi tổ có 1 trưởng phòng và 1
phó phòng làm nhiệm vụ quản lý công việc thực hiện trong tổ của mình.
21
Kế toán trưởng
Phó phòng Phó phòng
Tổ
tài
chính
Tổ kế
toán
vật tư
Tổ kế
toán
tổng
hợp và
tính giá
Kế
toán
chi
nhánh
Tổ kế
toán
nhà ăn
Tổ kế

toán
tiêu thụ
sản
phẩm
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Như vậy với quy mô sản xuất và đặc điểm kinh doanh của mình, Công ty CP
xi măng Bỉm Sơn đã xây dựng được mô hình bộ máy kế toán phù hợp. Sự phân
công công việc và phân cấp quản lý trong bộ máy kế toán là tương đối rõ ràng,
không chồng chéo đáp ứng nhu cầu cũng như quy định chung của TCT.
1.4/ Hình thức kế toán áp dụng của Công ty
Với quy mô sản xuất lớn, các nghiệp vụ phát sinh nhiều với số lượng lớn, hình
thức kế toán chủ yếu là kế toán máy. Bộ phận kế toán được trang bị đầy đủ máy
tính. Phần mềm sử dụng là FAST 2004.
Bên cạnh đó Công ty còn sử dụng kế toán thủ công trong một số công việc của
phần hành tiền lương.
2/ Chế độ kế toán của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn
Chế độ kê toán của Công ty áp dụng theo Luật kế toán, tuân thủ Chuẩn mực kế
toán và Chế độ kế toán hiện hành
Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31
tháng 12 hàng năm.
2.1/ Một số chính sách kế toán áp dụng
- Đối với hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thực tế, được
hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giá trị hàng tồn kho
cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo từng
tháng . Dự phòng giảm giá hàng tồn kho lập vào cuối năm khi giá gốc của
hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Đối với TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): TSCĐ hữu

hình và vô hình được ghi nhận theo giá gốc. TSCĐ thuê tài chính được ghi
nhận theo giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê
tối thiểu.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo đường thẳng. Thời gian khấu
hao ước tính như sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc: 10 – 20 năm
Máy móc, thiết bị: 5 – 20 năm
Phương tiện vận tải: 5 – 10 năm
Thiết bị văn phòng : 3 – 7 năm
Ngoài ra còn có các chính sách kế toán khác như: nguyên tắc ghi nhận các
khoản tiền và các khoản tương đương tiền; nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu;
nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu; nguyên tắc ghi nhận các khoản chi
phí…
2.2/ Chế độ chứng từ sử dụng trong Công ty
Hệ thống chứng từ sử dụng của Công ty áp dụng theo Quyết định
15/2006/QD-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ tài chính.
Toàn bộ chứng từ sử dụng đều theo quy định chung của Bộ tài chính ban hành.
Các chứng từ được lưu trữ và bảo quản theo đúng yêu cầu, quy định. Chứng từ là
22
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
cơ sở dẫn liệu, là minh chứng cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, là nguồn gốc của
số liệu trên sổ sách.
Bên cạnh hệ thống chứng từ sử dụng áp dụng theo quy định, để đáp ứng nhu
cầu quản lý còn có chứng từ do Công ty tự thiết kế. Có 2 cứng từ Công ty tự thiết
kế: Bảng chia lương theo sản phẩm, giấy đề nghị thanh toán tiền mặt. Giấy đề nghị
chuyển tiền đặc biệt là hoá đơn GTGT và phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Công ty đã đăng ký và được Tổng cục thuế chấp nhận cho tự đặt in (HĐ đặc thù).
Trải qua thời gian dài hoạt động và kết quả kiểm toán cho thấy hệ thống chứng

từ của Công ty được lập chính xác về thời gian, về quy cách cũng như số liệu.
2.3/ Chế độ tài khoản sử dụng trong Công ty
Hệ thống tài khoản của Công ty được lập theo quy định chung của Bộ tài
chính. Và theo theo Quyết định 15/2006/QD-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của
Bộ tài chính.Nhưng để phù hợp và đáp ứng được việc hạch toán các nghiệp vụ phát
sinh chi tiết, rõ ràng, đảm bảo được yêu cầu quản lý thì các Tài khoản được phân
cấp chi tiết, hợp lý.
Tài khoản cấp 1 và cấp 2 giữ nguyên theo quy định, từ cấp 3 là do Công ty tự
tổ chức thích hợp với nhu cầu hạch toán trong Công ty. Do đặc điểm của Công ty là
có quy mô sản xuất kinh doanh lớn, có nhiều nghiệp vụ liên quan tới nhiều các đối
tượng khác nhau nên tài khoản được phân cấp nhiều, số bậc của một số tài khoản
tương đối lớn. Việc phân cấp tài khoản chi tiết giúp cho Kế toán viên dễ dàng hạch
toán nhưng đồng thời lại gây khó khăn trong việc kiểm soát thông tin tổng hợp.
Hệ thống tài khoản của Công ty bao gồm: 38 tài khoản và được chi tiết thành
rất nhiều các tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4 và cả cấpCó thể trích ví dụ một số tài
khoản trong Hệ thống danh mục tài khoản của Công ty để thấy rõ được sự phân cấp
và bậc của tài khoản.
Trích danh mục tài khoản Công ty xi măng Bỉm Sơn
Tài khoản Tên tài khoản Mã NT TK mẹ Bậc Loại TK
côn
g nợ
T
K
sổ
cái
111 Tiền mặt 1 1
1111 Tiền Việt Nam 111 2
11111 Tiền Việt Nam tại công ty-VND 1111 3
111111 Tiền mặt tại công ty-quỹ I 11111 4
111111NP TM tại công ty-quỹ I(ngân phiếu) 111111 5 1

111111TM TM tại công ty-quỹI(tiền mặt) 111111 5 1
111112 Tiền mặt tại công ty-quỹ II 11111 4
111112NP TM tại công ty-quỹII(ngân phiếu) 111112 5 1
111112TM TM tại công ty-quỹII(tiền mặt) 111112 5 1
11112 Tiền Việt Nam tại chi nhánh 1111 3 1
23
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
11113 Tiền Việt Nam 1111 3 1
1112 Tiền mặt ngoại tệ USD 111 2
111211 Tiền ngoại tệ tại công ty-quỹ I USD 1112 3 1
111212 Tiền ngoại tệ tại công ty-quỹ II USD 1112 3 1
1113 Vàng bạc, kim khí quý, đá quý 111 2 1
……
6274 Chi phí khấu hao TSCĐ 627 2
62741 CP khấu hao TSCĐ 6274 3
627411 Xưởng khai thác mỏ 62741 4
6274111 Ch SX đá vôi 627411 5 1
6274112 Ch SX đất sét 627411 5 1
6274118 KH xưởng khai thác mỏ 627411 5 1
627412 Xưởng tạo nguyên liệu 62741 4
6274123 Sản xuất bùn 627412 5 1
6274124 Sản xuất bột sống 627412 5 1
6274128 KH xưởng tạo nguyên liệu 627412 5 1
……
Ngoài các tài khoản ghi kép, Công ty có 2 tài khoản ngoài bảng là :
TK 001 “Tài sản thuê ngoài”
TK 002 “Vật tư, hàng hoá giữ hộ, nhận gia công”
TK 003 “Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi”

TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”
TK 007 “Ngoại tệ các loại”
TK 008 “ Hạn mức kinh phí”
TK 0081 “Hạn mức kinh phí thuộc Ngân sách TW”
TK 0082 “Hạn mức kinh phí thuộc Ngân sách ĐP”
TK 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản”
Qua trên ta thấy rằng hệ thống tài khoản của Công ty được mở rất chi tiết là
phù hợp với yêu cầu quản lý và công tác hạch toán trong Công ty.
2.4/ Chế độ sổ sách – hình thức sổ và hệ thống sổ kế toán
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán : Nhật ký chung
Tất cả hệ thống sổ tổng hợp và sổ chi tiết của Công ty đều theo quy định chung
của Bộ tài chính. Hệ thống sổ bao gồm:
- Sổ tổng hợp: Sổ nhật ký chung, Sổ nhật ký chuyên dùng như sổ nhật ký
tiền mặt, Sổ cái các TK…
- Sổ chi tiết: Bao gồm các sổ của từng phần hành như: Sổ kế toán TSCĐ
(Thẻ TSCĐ ), sổ kế toán thành phẩm (thẻ tính giá thành, Bảng tổng hợp
chi phí sản xuất…), Sổ kế toán Hàng tồn kho (Bảng tính giá hàng xuất
kho…)…
Trình tự ghi sổ kế toán được khái quát như sau:
24
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 6: Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty theo hình thức Nhật ký chung
2.5/ Chế độ Báo cáo tài chính (BCTC)
*/ Lập và nộp BCTC

- Hàng quý, năm Công ty phải lập BCTC theo chế độ quy định hiện hành của
Nhà nước và TCT
Hàng tháng, quý, năm các đơn vị phụ thuộc phải lập BC kế toán , thống kê
theo quy định của Công ty
25
Chứng từ
gốc
Sổ NK đặc
biệt
Sổ NK chung Sổ thẻ kế toán
chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
Bảng tổng
hợp chi tiết

×