Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tiểu luận quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.08 KB, 25 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay chất thải y tế là một vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và
xã hội. Vì vậy việc quản lý chất thải y tế để xử lý, tiêu hủy chất thải phải bảo đảm
các yêu cầu cần thiết nhằm giảm thiểu những tác động của nó đối với môi trường,
góp phần bảo vệ môi trường sống lành mạnh, an toàn.
Tác động tiêu cực của chất thải y tế nói chung và đặc biệt là chất thải y tế
nguy hại nói riêng là rất rõ ràng, đặc biệt là nếu những chất thải nguy hại này không
được quản lý và xử lý đúng quy cách. Trong thực tế quản lý và xử lý chất thải y tế ở
Việt Nam, cho thấy mặc dầu đã có nhiều tiến bộ, cố gắng nhưng chưa đạt được
những yêu cầu nhất là những năm trước 1999 khi chưa có Quy chế quản lý chất thải
y tế [2].
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo quốc gia về xử lý chất thải bệnh viện được tổ
chức ngày 17-7-1998, GS Phạm Song nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, phó trưởng ban
thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đã
nói: Chất thải bệnh viện được xếp vào loại chất thải nguy hiểm vì gây ra bệnh tật
nếu ô nhiễm vào nguồn nước và không khí. Với phương châm của ngành y từ muôn
đời nay là “ PRIMO NO CERA” nghĩa là “đầu tiên là đừng làm hại” và ngôn ngữ
này là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy bệnh viện cứu được một người mà do
những yếu tố khách quan và chủ quan lại từ các chất thải của bệnh viện làm nguy
hại đến trăm người là việc không thể chấp nhận được và xếp vào việc “ cần làm
ngay” [1].
Hiện cả nước có trên 1000 bệnh viện. Trung bình các bệnh viện trong cả nước
phát thải 252 tấn/ngày chất thải y tế, trong đó có 12%-25% là chất thải y tế nguy hại
cần phải xử lý đặc biệt. Lượng chất thải y tế nguy hại tăng lên nhanh chóng do tăng
tỷ lệ sử dụng các dụng cụ dùng một lần; tăng số lượng giường bệnh ở cơ sở điều trị
1
từ tuyến huyện trở lên và ngày càng tăng ứng dụng kỹ thuật cao trong tất các khâu
từ khám bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị [2].
Công tác quản lý và xử lý chất thải y tế của các bệnh viện còn kém hiệu quả,
chưa có biện pháp quản lý chất thải y tế hữu hiệu và an toàn Hầu hết các chất thải
rắn ở các bệnh viện đều không xử lý trước khi chôn hoặc đốt. Một số ít bệnh viện có


lò đốt rác y tế song quá cũ, hoặc đốt lộ thiên, sử dụng củi và dầu để đốt gây ô nhiễm
môi trường. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải vốn được thiết kế theo số giường
bệnh nhưng bên cạnh lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn còn
một lượng lớn từ các hoạt động thăm nuôi của người nhà bệnh nhân và các hoạt
động dịch vụ khác trong bệnh viện. Chính vì vậy, hệ thống xử lý rác thải y tế của
các bệnh viện luôn bị quá tải, chất lượng và hiệu quả xử lý rác thải cũng bị hạn chế
rất nhiều [2]
Thực trạng trên đã được cải thiện và thu được nhiều kết quả khả quan bước
đầu nhất là từ sau khi có các biện pháp tích cực về quản lý, Quy chế “Quản lý chất
thải y tế” đã được Bộ Y tế ban hành năm 1999 và đã được điều chỉnh lại năm 2007
theo Quyết đinh 43/QĐ-BYT. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bệnh viện cấp trung ương
cũng như địa phương hiện chưa được đầu tư giải quyết vấn đề chất thải y tế, do vậy
chất thải y tế vẫn là thách thức. Nhu cầu bức xúc này đã được chỉ rõ trong quyết
định 64/2003/QĐ- TTg với trên 84 bệnh viện hiện đang là nguồn ô nhiễm nghiêm
trọng cần xử lý triệt để. Hàng năm Chính phủ vẫn phải dành ngân sách cho sự
nghiệp bảo vệ môi trường trong đó xử lý ô nhiễm từ nước thải bệnh viện. Cho tới
hiện nay, chỉ mới vài bệnh viện được rút ra khỏi danh sách là cơ sở y tế gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng [2].
2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái niệm và phân loại chất thải y tế
1.1.1 Một số khái niệm về chất thải y tế
- Điều rất ngạc nhiên là bên cạnh việc thống kê gần như toàn diện tất cả các
lĩnh vực của cuộc sống thì lại không có sự thống kê về số lượng, về nguồn gốc hình
thành và sự tồn đọng của chất thải. Nguyên nhân chính là không có sự phân loại
chất thải một cách thống nhất. Việc xử lý chất thải cũng rất phong phú mỗi nơi một
khác. Chất thải rắn y tế cũng trong tình trạng tương tự như vậy.
- Khái niệm hiện đang được chấp nhận là chất thải rắn y tế (health care waste)
là các chất thải phát sinh từ các quá trình hoạt động y tế như khám bệnh, chẩn đoán,
điều trị, giảng dạy nghiên cứu y học bao gồm cả các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho

người bệnh tại gia đình. Tuy nhiên về hình thức chúng có nhiều đặc tính rất giống
các chất thải rắn khác như chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn bệnh viện (CTRBV)
là chất thải rắn y tế. Mặc dầu vậy khoảng 75 - 88% trong tổng số CTRBV là rác
thông thường như rác sinh hoạt (non-risk health care waste) và chỉ có khoảng từ 12-
25% là chất thải có tính chất nguy hiểm hay đặc biệt gọi là chất thải rắn lâm sàng
(Hazadous health care waste – clinical waste) mà chúng ta thường gọi là chất thải
rắn y tế nguy hại (CTRYTNH).
- Khái niệm chất thải đặc biệt được dùng trong trường hợp này là về loại, số
lượng hay tính chất của nó đòi hỏi những yêu cầu xử lý đặc biệt hơn. Về nguyên tắc
toàn bộ CTRYTNH phải được xử lý triệt để bằng các phương pháp đặc biệt.
- Ngày nay, cộng đồng ngày càng quan tâm nhiều tới việc thải loại chất thải y
tế (CTYT), đặc biệt là các loại chất thải có chứa mầm bệnh. CTYT tồn tại ở bất cứ
dạng nào (rắn, lỏng, khí) đều có chứa các mầm bệnh gây nguy hiểm tới sức khỏe và
môi trường. Nguồn gốc phát sinh CTYT là từ các cơ sở khám chữa bệnh cho con
3
người và động vật, từ các trung tâm nghiên cứu, trong quá trình sản xuất vaccin
hoặc có trong chất thải của các cơ thể sống. Chúng thường được phát sinh tại các
bệnh viện, phòng thí nghiệm của các trung tâm nghiên cứu, phòng khám tư nhân và
các trung tâm chăm sóc sức khỏe.
Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới, CTYT được xác định là chất thải
phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét
nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. CTYT nguy hại (CTYTNH) được xác
định là chất thải có chứa một trong các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bài
tiết; các bộ phận, cơ quan của cơ thể ngƣời và động vật; bơm kim tiêm và các vật
sắc nhọn, dược phẩm; hóa chất và các chất phóng xạ được sử dụng trong y tế.
Những chất này không được xử lý đúng cách sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức
khỏe con người [2].
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới, chất thải y tế là tất cả các loại chất
thải phát sinh trong các cơ sở y tế bao gồm cả các chất thải nhiễm khuẩn và không
nhiễm khuẩn [1].

Theo định nghĩa của Bộ Y tế Việt Nam:
- Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế
bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
- Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe
con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ,
dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không đƣợc tiêu
hủy an toàn.
- Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu
gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y
tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản
phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới.
4
- Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới.
- Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói
và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế.
- Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới
nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy.
- Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy
cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ
hoặc tiêu hủy.
- Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm
mất khả năng gây huy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường.
1.1.2 Phân loại các chất thải y tế
Chất thải y tế được chia làm 5 loại khác nhau như chất thải thông thường,
chất thải y tế, chất thải hóa học, chất thải phóng xạ và các vật chứa có áp suất [2]:
- Chất thải thông thường bao gồm các hộp các tông, giấy, thức ăn, chai nhựa,
lọ thủy tinh.
- Chất thải y tế có 5 nhóm: gồm chất thải gây lây nhiễm, các vật sắc nhọn,
chất thải y tế từ phòng thí nghiệm, chất thải dược phẩm và chất thải bệnh phẩm.

Nhóm chất thải gây lây nhiễm gồm băng gạc bẩn, bông, đồ băng bó, quần áo, găng
tay, gạc, tất cả các vật tư hay thiết bị tiếp xúc với máu và chất thải của người bệnh.
nhóm các vật sắc nhọn gồm xy ranh, kim tiêm, dao mổ, kéo mổ, thủy tinh vỡ, ống
hút, lưỡi dao và các vật dụng khác có đầu nhọn hoặc cạnh sắc hay vật dụng dễ vỡ
trong quá trình vận chuyển và tạo thành đầu nhọn, cạnh sắc hoặc đã qua sử dụng
nhưng chúng có thể cắt hoặc đâm thủng. Nhóm chất thải y tế từ phòng thí nghiệm
gồm găng tay, ống nghiệm, các vật cấy, cất giữ các chất gây bệnh, túi máu và các
chất thải khác từ phòng thí nghiệm để nghiên cứu bệnh tật, huyết học, truyền máu,
vi sinh học, nghiên cứu mô học Chất thải dược phẩm gồm thuốc quá hạn sử dụng
hoàn trả lại, thuốc phòng bệnh, thuốc bị đổ hoặc hư hỏng hay phải bỏ đi vì không
cần giữ các chất trị xạ. Chất thải bệnh phẩm gồm mô người có thể bị nhiễm bệnh
5
hay không nhiễm bệnh, nội tạng, các chi, các bộ phận cơ thể người, nhau thai và các
thi thể người, xác động vật và mô động vật phòng thí nghiệm
- Chất thải hóa học được chia thành các nhóm như chất thải không độc hại,
chất đường, amino axit, các muối vô cơ, hữu cơ và các chất độc hại như
formaldehyde, các hóa chất trong định hình, dung môi, trichlore ethylene, hóa chất
vô cơ, hữu cơ.
- Chất thải phóng xạ là chất thải rắn, chất thải lỏng, các chất thải từ mẫu bệnh
phẩm có chứa phóng xạ.
- Các vật chứa có áp suất gồm xy ranh khí nén, can nước và các bình chứa khí
nén.
1.2 Quy định việc thu gom chất thải y tế
- Theo quy định về nguyên tắc chung, việc phân loại rác thải y tế phải được
thực hiện càng gần nơi thải ra càng tốt. Các chất thải y tế độc hại không được để lẫn
với các chất thải thông thường.
- Các túi và vật chứa để thu gom chất thải y tế được quy định màu vàng cho
các nhóm thuộc chất thải y tế, màu xanh cho chất thải thông thường và màu đen cho
chất thải hóa chất, các chất phóng xạ và trị xạ.
- Các túi thu gom rác theo quy định tiêu chuẩn là loại nhựa polyethylene và

polyprepylene, dung tích tối đa 0,1 m
2
và phải được đánh dấu ở mức đầy là 2/3 của
túi.
- Các dụng cụ chứa chất thải sắc, nhọn theo tiêu chuẩn quy định là phải được
làm từ vật liệu rắn, có thể tiêu hủy bằng đốt. Các dụng cụ chứa loại chất thải này
phải có dung tích phù hợp cho nhiều loại chất thải sắc, nhọn khác nhau và phải có
tay cầm, nắp đậy. Thùng đựng rác loại này phải có màu vàng và có vạch ngang đánh
dấu mức 2/3.
- Tiêu chuẩn đối với dụng cụ chứa chất thải là vật chứa chất thải phải được
làm từ polyethylene và có nắp. Nếu dụng cụ chứa to thì phải có bánh xe đẩy. Dụng
cụ chứa phải cùng màu với túi đựng và phải được đánh dấu ở mức 2/3.
6
- Việc thu gom chất thải phải gọn gàng từ nơi thải ra đến nơi chứa. Các chất
thải y tế phải được đựng trong túi nhựa có màu theo quy định và phải được buộc
chặt lại.
- Nơi chứa chất thải tại các cơ sở y tế phải cách xa an toàn nơi chứa thức ăn
hoặc khu vực nấu ăn, phải được khóa để tránh những người không có nhiệm vụ tùy
tiện ra vào, phải có thiết bị lau rửa, quần áo bảo hộ và các túi rác hoặc thùng chứa
phải được bố trí ở nơi thuận tiện; phải có lối đi cho xe thu gom rác vào được dễ
dàng và phải gần nguồn nước để vệ sinh. Tất cả các chất thải chứa trong đó phải xa
ánh sáng mặt trời và các chất thải độc hại phải được tách riêng khỏi chất thải thông
thường.
- Trong các bệnh viện, chất thải được thải ra hàng ngày và thời gian lưu giữ
chất thải độc hại là 48 giờ. Đối với các cơ sở y tế nhỏ, thời gian lưu giữ các chất thải
nhóm chất thải gây lây nhiễm, các vật sắc nhọn, chất thải y tế từ phòng thí nghiệm
và chất thải dược phẩm không được quá 1 tuần; riêng chất thải nhóm chất thải bệnh
phẩm thì phải được đốt hoặc chôn ngay.
- Việc vận chuyển chất thải y tế ra ngoài cơ sở y tế bắt buộc các cơ sở y tế
phải ký hợp đồng dịch vụ vận chuyển và xử lý rác thải y tế được các cấp chính

quyền địa phương phê duyệt đủ tiêu chuẩn để vận chuyển chất thải y tế ra ngoài cơ
sở y tế và cần có biên lai xác nhận việc thực hiện từng đợt.
- Đối với công nghệ xử lý và tiêu hủy chất thải, các cơ sở y tế trong thành phố
cần có một trung tâm lò đốt ở trong khu vực đó. Các đơn vị y tế trong các thị trấn
cần có một lò đốt cho một cụm các cơ sở hoặc mỗi cơ sở có một lò đốt. Biện pháp
chôn lấp chỉ nên áp dụng cho các cơ sở y tế không có lò đốt rác. Chất thải phải được
chôn tại đúng nơi quy định và phải đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường cho phép.
Bước xử lý ban đầu gồm đun sôi, khử hóa chất và biện pháp dùng nhiệt độ sấy khô
hoặc ướt chỉ được áp dụng cho chất thải nhóm chất thải y tế từ phòng thí nghiệm và
các vật liệu, thiết bị dùng để chữa trị cho bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS, giang mai
hoặc bệnh lao.
7
1.3 Quy định xử lý, tiêu hủy chất thải y tế
Chất thải y tế gồm 5 nhóm khác nhau, mỗi nhóm có một quy trình xử lý, tiêu
hủy riêng [2]:
- Chất thải lây nhiễm thực hiện biện pháp chôn lấp, dùng lò đốt và đốt ngoài
trời.
- Các vật sắc, nhọn được phân loại cùng với các chất thải khác ở hầu hết các
bệnh viện huyện nhưng hầu hết các bệnh viện huyện lại không có kinh phí mua
những thùng chứa các vật này. Có bệnh viện tái sử dụng các chai nhựa đựng nước
uống hoặc các thùng kim loại để chứa kim tiêm, sau đó chôn dưới đất. Tuy nhiên ở
đa số bệnh viện, các vật sắc, nhọn này được thu gom trong các túi nhựa mỏng, có
thể gây nguy hiểm cho nhân viên xử lý rác.
- Chất thải y tế từ các phòng thí nghiệm sau khi được khử trùng hoặc tẩy uế sẽ
được đốt tại chỗ hoặc ngoài trời. Tuy nhiên, nhiều bệnh viện huyện thiếu các chất
tẩy uế cần để khử trùng loại chất thải này.
- Chất thải dược phẩm với biện pháp xử lý hiện nay gồm chôn lấp tại chỗ, thải
ra nơi thu gon rác công cộng, đốt trong các lò đốt thô sơ và đốt ngoài trời.
- Chất thải bệnh phẩm xử lý với phương pháp tiêu hủy bằng đốt trong các lò
đốt thô sơ, đốt ngoài trời và chôn lấp dưới đất. Tại nhiều bệnh viện huyện, thường

ghi nhận chó và các động vật khác đào bới các chất thải bệnh phẩm không được
chôn lấp kỹ lên mặt đất làm ô nhiễm môi trường.
1.4 Xử lý chất thải lỏng lây nhiễm và nước thải bệnh viện
Nghiên cứu về quản lý chất thải y tế cho thấy hầu hết các bệnh viện huyện
không quan tâm đúng mức đến việc xử lý chất thải lỏng lây nhiễm và nước thải. Các
bệnh viện thường thải chất lỏng lây nhiễm, máu và các dịch thể vào hệ thống nước
thải mà không được xử lý và nước thải rò rỉ trực tiếp ra môi trường do các ống thoát
nước bị hỏng. Ở nhiều bệnh viện huyện, nhà vệ sinh của bệnh nhân không có bể
phốt và chất thải ra không được qua biện pháp xử lý, đồng thời chất thải có thể rò rỉ
trực tiếp vào môi trường do hệ thống ống thoát nước bị hư hỏng. Tại phần lớn các
8
bệnh viện, nhà vệ sinh dành cho bệnh nhân không có hố tự hoại thích hợp và thải
nước ra ngoài không qua xử lý khiến cho môi trường vệ sinh trong bệnh viện và khu
dân cư lân cận bị ô nhiễm. Hầu hết các bệnh viện đều không có đủ ngân sách hoặc
cơ sở vật chất để xử lý loại chất thải lỏng lây nhiễm và nước thải bệnh viện cũng
làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường [3].
9
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI BỆNH VIỆN HIỆN NAY
2.1 Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn y tế
2.1.1 Tình hình quản lý chất thải rắn y tế
Theo thông tin công bố của Cục quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) trong Hội
thảo bàn về thực trạng và giải pháp cho rác thải y tế diễn ra tại TPHCM ngày 19/9:
“Hiện mới có 69% bệnh viện, 32% cơ sở y tế dự phòng thuê xử lý chất thải hoặc tự
xử lý. Các cơ sở còn lại đang xử lý nguồn rác thải y tế bằng cách chôn lấp, đốt thủ
công… chủ yếu là những cơ sở ở vùng sâu vùng xa hoặc các trạm y tế phường xã” .
Theo quy định, rác thải y tế phải được phân loại thành 5 nhóm: Rác thải lây
nhiễm; các vật sắc nhọn; rác thải từ phòng thí nghiệm; rác từ dược phẩm; rác thải
bệnh phẩm. Cùng với việc phân loại, mỗi loại rác thải khác nhau cần phải có quy
trình xử lý đúng cách để hạn chế tối thiểu những tác động đến môi trường. Tuy
nhiên, do chưa được đầu tư những hệ thống xử lý đạt chuẩn nên còn rất nhiều bệnh

viện, cơ sở y tế vi phạm quy định về xử lý rác thải [1].
Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho
biết hiện nay, cả nước có 13.640 cơ sở y tế các loại, với tổng lượng chất thải rắn
phát sinh từ các cơ sở y tế vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có khoảng 47 tấn là
chất thải rắn y tế nguy hại. Hiện chất thải y tế ở Việt Nam được xử lý bằng hai
phương án là đốt và chôn lấp trong đó vẫn còn 30,8% bệnh viện xử lý chất thải y tế
bằng lò đốt 1 buồng, thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên của bệnh
viện. Tỷ lệ bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế chiếm 45,6%. Ở Việt
Nam, mỗi ngày có 120 nghìn m
3
nước thải y tế được thải ra, 350 - 400 tấn chất thải
y tế, trong đó 42 tấn chất thải y tế độc hại cần được xử lý. Nước thải từ các bệnh
viện chưa qua xử lý xả ra môi trường đang là một vấn đề gây bức xúc trong nhân
dân các khu vực lân cận vì nó gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt. Thậm
chí, nhiều nơi ứ đọng, thẩm thấu còn ảnh hưởng đến cả mạch nước ngầm. Mỗi ngày,
10
các bệnh viện xả hàng triệu mét khối nước thải ra môi trường, một phần trong số đó
mang theo mầm bệnh hòa vào dòng chảy mương, máng, sông ngòi qua các khu dân
cư [1].
Đối với chất thải rắn, 90% bệnh viện thu gom hàng ngày, 67% bệnh viện xử
lý bằng lò đốt, than bùn hoặc công nghệ đốt khác, 32,2% xử lý bằng lò thủ công
hoặc chôn lấp trong bệnh viện. Theo ước tính, trong một ngày đêm, mỗi giường
bệnh thải ra môi trường khoảng 2,5 kg rác thải, chất thải, trong đó từ 10% đến 15%
là loại chất thải độc hại, dễ gây lây nhiễm. Thế nhưng, khâu quản lý rác thải, chất
thải của các cơ sở y tế lại hết sức lỏng lẻo. Hầu hết rác thải y tế bệnh phẩm chưa
được phân theo đúng chủng loại, chưa được khử khuẩn trước khi thải bỏ, không có
nhà lưu chứa hoặc có nhưng không đúng tiêu chuẩn, không bảo đảm vệ sinh và có
nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng [1].
Hệ thống quản lý hành chính trong công tác quản lý chất thải rắn đòi hỏi
nhiều bộ phận trong bệnh viện cùng phối hợp nhịp nhàng với nhau giúp cho công

tác quản lý tốt. Việc thực hiện tốt xử lý chất thải rắn tại bệnh viện cần có sự tham
gia của tất cả mọi người, từ ban lãnh đạo bệnh viện, các trưởng phó khoa và nhân
viên y tế tại các khoa phòng, nhân viên thực hiện trực tiếp thu gom, vận chuyển và
xử lý rác. Do đó, cần lập kế hoạch quản lý chất thải y tế, tổ chức huấn luyện cho cán
bộ, công nhân viên hiểu rõ công tác quản lý cũng như xử lý chất thải y tế và tổ chức
kiểm tra đánh giá định kỳ hay đột xuất và đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật [1].
Mọi chất thải phát sinh trong môi trường bệnh viện cần được quản lý theo
đúng "Quy chế quản lý chất thải” do Bộ Y Tế ban hành 30/11/2007 nhằm làm giảm
thiểu các nguy cơ lây nhiễm sang người bệnh, nhân viên y tế và ra ngoài cộng đồng
từ các chất thải lây nhiễm trong bệnh viện. Người làm phát sinh chất thải phải tiến
hành phân loại ngay, thu gom và thải bỏ vào đúng nơi, vào đúng các phương tiện đã
quy định. Hệ thống quản lý hành chính trong công tác quản lý chất thải rắn tại bệnh
viện bao gồm sự phối hợp của các phòng ban trong bệnh viện, gồm ban lãnh đạo
11
bệnh viện, khoa Chống nhiễm khuẩn, phòng Quản trị, và tất cả các khoa phòng
trong bệnh viện [4].
Công nghệ xử lý chất thải rắn bệnh viện là các hoạt động kiểm soát chất thải
trong suốt quá trình từ khi chất thải phát sinh đến khi tiêu hủy bao gồm: 5 khâu chức
năng theo sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.1 Các khâu trong xử lý chất thải rắn
2.1.2 Xử chất thải rắn y tế
Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới, thành phần nguy hại trong chất
thải rắn y tế chiếm từ 10 - 25%, bao gồm các chất thải lây nhiễm, dược chất, chất
hóa học, phóng xạ, kim loại nặng, chất dễ cháy, nổ Còn lại 75 - 90%, gồm các chất
thải thông thường, tương tự như chất thải sinh hoạt, trong đó có nhiều thành phần
không chứa yếu tố nguy hại như nhựa, thủy tỉnh, kim loại, giấy có thể tái chế [7].
12
Theo thống kê, mức tăng chất thải y tế hiện nay là 7,6%/năm. Dự kiến đến
năm 2015, tổng lượng chất thải rắn y tế là 600 tấn/ngày và năm 2020 là 800
tấn/ngày. Với khối lượng chất thải y tế lớn như vậy, nếu không được xử lý một cách

triệt để chắc chắn sẽ tiềm ẩn những nguy cơ với môi trường và cuộc sống hàng
ngày. Thực tế, gần như 100% bệnh viện có thực hiện phân loại chất thải từ nguồn,
nhưng khó có thể đảm bảo thực hiện tốt hoàn toàn do điều kiện nhân lực của từng
bệnh viện rất khác nhau. Việc phân loại rác thải rắn y tế còn chưa đúng quy định,
còn lẫn vào chất thải sinh hoạt. Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải
thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn. Không có phương tiện vận
chuyển riêng biệt, chuyên dụng, nơi lưu giữ không bảo đảm vệ sinh, có nhiều nguy
cơ gây rủi ro do vật sắc nhọn rơi vãi, nhiều côn trùng xâm nhập. Phương pháp xử lý
chủ yếu hiện nay là bằng lò đốt, nhưng số lò đốt hiện đại, đốt tập trung đạt tiêu
chuẩn môi trường còn ít. Số còn lại là các lò đốt công suất nhỏ và trung bình, lò đốt
thủ công để phục vụ xử lý chất thải tại chỗ hoặc cho cụm bệnh viện, trong đó có
nhiều lò đốt đã cũ, không được sử dụng thường xuyên hoặc vận hành không hết
công suất…[1]
Ước tính mỗi ngày có khoảng 350 tấn chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế,
trong đó có 40,5 tấn là chất thải rắn nguy hại, mức độ gia tăng khoảng 7,6%/năm.
Trong đó, có khoảng 60 – 70 tấn là rác thải độc hại, phải xử lý. Tuy nhiên, chỉ có
1/3 số chất thải rắn được đốt bằng lò đốt hiện đại và có thể đảm bảo an toàn môi
trường… Số còn lại được tiêu huỷ bằng nhiều hình thức như thiêu ngoài trời, đốt
bằng lò thủ công, chôn trong khuôn viên bệnh viện, hoặc thải trực tiếp ra bãi rác
chung. Điều đáng lo ngại là những cách thức tiêu huỷ này đều chưa đảm bảo vệ sinh
an toàn đối với môi trường xung quanh nơi có đông dân cư sinh sống. Có tới 33%
bệnh viện tuyến huyện và tỉnh không có hệ thống lò đốt chuyên dụng, phải xử lý
chất thải y tế nguy hại bằng các lò đốt thủ công. Đối với chất thải lỏng y tế được
phát sinh từ các hoạt động chuyên môn và sinh hoạt của nhân viên bệnh viên, bệnh
nhân và người thăm nuôi, thì có tới 62,3% số bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước
13
thải. Ngoài ra, hệ thống xử lý nước thải của nhiều bệnh viện còn bị xuống cấp, công
nghệ xử lý chưa đảm bảo được tiêu chuẩn môi trường [1].
Từ trước đến nay, tại Việt Nam hầu như mới chỉ biết đến lò đốt chất thải rắn y
tế nguy hại, bao gồm lò đốt 2 buồng nhập khẩu từ các nước phát triển như từ Thụy

Sĩ, Mỹ, Bỉ, Pháp, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Phi và một số lò đốt sản xuất
trong nước. Đến nay, cả nước có khoảng trên 500 lò đốt xử lý cho khoảng hơn 70%
chất thải lây nhiễm phát sinh từ các bệnh viện và cơ sở y tế. Ngoài ra, một số bệnh
viện còn sử dụng lò đốt thủ công tự xây hoặc thiết kế đơn giản để xử lý chất thải lây
nhiễm. Hiện nay, Việt Nam chưa có lò quay để xử lý chất thải rắn y tế. Bộ Khoa học
và Công nghệ cũng đã ban hành các tiêu chuẩn có liên quan đến lò đốt như: TCVN
6560 - 2005: "Khí thải lò đốt chất thải rắn y tế - Giới hạn cho phép và một số tiêu
chuẩn khác về các phương pháp xác định các chất ô nhiễm trong khí thải, thay thế
cho các tiêu chuẩn ban hành năm 2004". Tuy vậy, việc kiểm soát khí thải lò đốt và
nhiệt độ buồng đốt còn gặp nhiều khó khăn do có một số chỉ tiêu hiện nay như đo
nồng độ dioxin phải gửi mẫu ra nước ngoài với chi phí rất cao (khoảng 2 nghìn
USD/mẫu xét nghiệm dioxin) [9].
Theo thông tin của Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế đưa ra tại Hội nghị
tập huấn công tác quản lý chất thải y tế, tại 35 bệnh viện tuyến trung ương, chỉ có 22
bệnh viện hợp đồng với Công ty môi trường xử lý chất thải rắn, còn lại 13 bệnh viện
(chiếm 37%) tự xử lý. Trong đó, 6 bệnh viện sử dụng lò đốt để xử lý chất thải rắn y
tế và 7 bệnh viện sử dụng hóa chất để xử lý [1].
2.2 Tình hình xử lý nước thải bệnh viện
Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện mới có khoảng 500 lò đốt rác y tế, xử lý chất
thải rắn của 73% bệnh viện, gần 27% số bệnh viện còn lại đang thực hiện chôn lấp
chất thải rắn y tế hoặc thiêu đốt ngoài trời. Số bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải
còn rất hạn chế [12].
Công tác thu gom, xử lý xử lý nước thải tại các bệnh viện cũng đã được ngành
y tế quan tâm. Một số bệnh viện đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung
14
theo công nghệ JOHKASO (Nhật). Tuy nhiên, quá trình hoạt động của hệ thống tại
các bệnh viện chưa phát huy được hiệu quả của hệ thống xử lý. Một số Bệnh viện
chưa thu gom triệt để nước thải vào hệ thống hoặc thu về ít; một số có kết quả phân
tích nước thải sau hệ thống xử lý tại các bệnh viện chưa đạt Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về nước thải y tế - QCVN 28:2010/BTNMT áp mức B. Toàn bộ hệ thống

xử lý nước thải được đầu tư tại các Bệnh viện đều chưa được đánh giá hiệu quả xử
lý, hướng dẫn vận hành, chuyển giao, nghiệm thu, do vậy các bệnh viện gặp nhiều
khó khăn trong công tác kiểm tra, theo dõi, vận hành…dẫn đến tình trạng vận hành
không đúng, không đạt hiệu quả, một số bệnh viện hệ thống gặp sự cố nhưng không
biết hoặc vận hành không liên tục (Bệnh viện Đa khoa huyện Nam sách, máy bơm
nước từ bể chứa vào hệ thống xử lý không bị hỏng; Bệnh viện Đa khoa huyện
Thanh Hà chỉ không vận hành hệ thống bơm sục khí; Bệnh viện Đa khoa huyện
Cẩm Giàng vận hành không liên tục). Nguyên nhân là do chưa có biên chế chuyên
môn phụ trách về công tác bảo vệ môi trường, hầu hết là người làm kiêm nhiệm,
không có chuyên môn, không được đào tạo, tập huấn nên kết quả công việc còn hạn
chế; các công trình, hệ thống xử lý môi trường đã được đầu tư tuy nhiên về kinh phí
cho việc vận hành (dầu đốt, điện), kinh phí phục vụ công tác kiểm soát môi trường,
hoàn thiện các thủ tục hành chính về môi trường theo qui định còn gặp nhiều khó
khăn [11].
Về vấn đề xử lý nước thải y tế hiện có 65,3% các bệnh viện có hệ thống xử lý,
hệ dự phòng mới chỉ có 15% được trang bị, 50% cơ sở sản xuất thuốc có hệ thống
xử lý nước thải. Số cơ sở y tế còn lại đang xả thẳng nguồn nước mang mầm bệnh
chưa qua xử lý vào môi trường. Nước thải từ các bệnh viện chưa qua xử lý là vấn đề
gây bức xúc cho người dân vì nó gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt. Rác
thải được chôn lấp, nước xả ra môi trường sẽ thẩm thấu, lâu ngày có thể ảnh hưởng
đến mạch nước ngầm được con người sử dụng trong sinh hoạt thường ngày [6].
15
Theo báo cáo Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế đưa ra tại Hội nghị tập
huấn công tác quản lý chất thải y tế, 6 bệnh viện Trung ương chưa có hệ thống xử lý
nước thải đó là: Mắt Trung ương, Nội tiết Trung ương, Răng hàm mặt Trung
ương Hà Nội, Điều dưỡng - phục hồi chức năng Trung ương, Y học cổ
truyền Trung ương và Châm cứu Trung ương. Đáng chú ý, phần lớn bệnh viện trong
số này đều nằm trong nội thành và tại các khu vực đông dân cư của Hà Nội. Tại một
số bệnh viện có hệ thống thu gom xử lý nước thải nhưng không đạt yêu cầu, khi
nước thải tràn ra ngoài, hoặc có khu vực xử lý chất thải, nhưng khi đoàn kiểm tra

đến thì cỏ mọc trước khu vực đến ngang ngực chỉ vừa được cắt, còn nắp để đổ hóa
chất xử lý chưa từng được mở. Vì thế, kết quả kiểm nghiệm cho thấy E.coli rất cao
[1].
Nước thải của một số bệnh viện ô nhiễm nặng vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn
cho phép: 82,54% tụ cầu vàng, 15% trực khuẩn mủ xanh, 52% E.coli… Chúng có
hàm lượng vi sinh cao gấp 1.000 lần cho phép với nhiều loại vi khuẩn nấm, ký sinh
trùng, virut bại liệt… mà khi hòa vào nước thải sinh hoạt, sẽ bị phát tán, có khả năng
xâm nhập các loại thủy sản, vật nuôi, nhất là rau thủy canh và trở lại với con người.
Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm nảy sinh nguy cơ ung thư và các bệnh
hiểm nghèo khác cho con người. Hầu hết các cơ sở y tế không quan tâm đúng mức
đến việc xử lý chất thải y tế. Trong số 1.263 bệnh viện, có 53,4% bệnh viện có công
trình xử lý nước thải, 46,6% hầu như không có hệ thống xử lý nước thải. Nhiều tỉnh,
100% bệnh viện không có hệ thống xử lý nước thải. Ở nhiều cơ sở y tế, nhà vệ sinh
của bệnh nhân không có bể phốt và được thải ra mà không qua xử lý. Chất thải này
có thể rò rỉ trực tiếp vào trong môi trường do hệ thống ống thoát nước bị hư hỏng.
Hầu hết các cơ sở y tế không có đủ ngân sách hoặc cơ sở vật chất để xử lý loại rác
thải này [4].
16
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.1 Quản lý hành chính
Người đứng đầu các cơ sở y tế cần lập kế hoạch quản lý chất thải y tế và xây
dựng đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho quản lý chất thải y tế của đơn vị, mua
và cung cấp đủ các phương tiện chuyên dụng, phối hợp với các cơ quan môi trường,
các cơ sở xử lý chất thải địa phương để xử lý tiêu hủy chất thải y tế đúng qui định.
Các nhân viên y tế cần thực hiện tốt việc thu gom, phân loại chất thải ngay tại nơi
phát sinh chất thải và lưu giữ đúng quy định. Người bệnh khi đến khám chữa bệnh
tại các cơ sở y tế cần có ý thức giữ gìn vệ sinh chung như không vứt rác, khạc nhổ
bừa bãi Rác thải, chất thải y tế nếu không có sự quản lý chặt chẽ sẽ rất nguy hại.
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người
dân, nhân viên y tế về mức độ nguy hại của nó. Việc quản lý chất thải, rác thải y tế

phải được tổ chức tập huấn cho nhân viên trong các bệnh viện về phương pháp phân
loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.
Hệ thống quản lý hành chính trong công tác quản lý chất thải đòi hỏi nhiều bộ
phận trong bệnh viện cùng phối hợp nhịp nhàng với nhau giúp cho công tác quản lý
tốt. Việc thực hiện tốt xử lý chất thải tại bệnh viện cần có sự tham gia của tất cả mọi
người, từ ban lãnh đạo bệnh viện, các trưởng phó khoa và nhân viên y tế tại các
khoa phòng, nhân viên thực hiện trực tiếp thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Do đó,
cần lập kế hoạch quản lý chất thải y tế, tổ chức huấn luyện cho cán bộ, công nhân
viên hiểu rõ công tác quản lý cũng như xử lý chất thải y tế và tổ chức kiểm tra đánh
giá định kỳ hay đột xuất và đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật.
Mọi chất thải phát sinh trong môi trường bệnh viện cần được quản lý theo
đúng "Quy chế quản lý chất thải” do Bộ Y Tế ban hành nhằm làm giảm thiểu các
nguy cơ lây nhiễm sang người bệnh, nhân viên y tế và ra ngoài cộng đồng từ các
17
chất thải lây nhiễm trong bệnh viện. Người làm phát sinh chất thải phải tiến hành
phân loại ngay, thu gom và thải bỏ vào đúng nơi, vào đúng các phương tiện đã quy
định. Hệ thống quản lý hành chính trong công tác quản lý chất thải rắn tại bệnh viện
bao gồm sự phối hợp của các phòng ban trong bệnh viện, gồm ban lãnh đạo bệnh
viện, khoa Chống nhiễm khuẩn, phòng Quản trị, và tất cả các khoa phòng trong
bệnh viện.
Mỗi khoa phòng cần được trang bị các loại thùng rác màu khác nhau đặt tại
những vị trí thích hợp. Các thùng rác phải có nắp đậy, có chân đạp và dễ cọ rửa.
Các thùng được lót các túi nylon đúng màu quy định (xanh, vàng, đen). Trên túi có
vạch ghi rõ “không đựng quá vạch này” ở mức 2/3 túi. Có dây buộc đi theo túi. Bơm
tiêm và vật sắc nhọn được phân loại riêng và cho vào thùng đựng vật sắc nhọn theo
đúng quy định của bộ y tế:
- Thùng, túi nilon màu xanh: đựng chất thải sinh hoạt bao gồm: giấy, báo, tài
liệu, khăn, gạc, các đồ dùng và các vật liệu y tế chăm sóc người bệnh không dính
máu… thức ăn thừa, vật liệu đóng gói, hoa, lá cây, rác quét dọn từ các sàn nhà(trừ
chất thải thu gom từ các buồng cách ly) và từ các khu vực ngoại cảnh.

- Thùng, túi nilon màu vàng: để thu gom các loại chất lâm sàng không sắc
nhọn bao gồm:
+ Những vật liệu bị thấm máu, thấm dịch cơ thể và các chất bài tiết của người
bệnh (băng, bông, gạc, dây truyền dịch, ống dẫn lưu…)
+ Môi trường nuôi cấy và các dụng cụ lưu giữ các tác nhân lây nhiễm ở trong
phòng xét nghiệm, các đĩa nuôi cấy bằng nhựa và các dụng cụ sử dụng để cấy
chuyển, phân lập…
+ Chất thải dược phẩm: dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, các
thuốc gây độc tế bào, các loại huyết thanh, vaccin sống và vaccin giảm độc lực cần
thải bỏ.
+ Các mô và các tổ chức, phủ tạng của cơ thể (dù nhiễm khuẩn hay không
nhiễm khuẩn).
18
+ Các chất thải của động vật, xác xúc vật bị nhiễm hoặc được tiêm các tác
nhân lây nhiễm.
+ Mọi loại chất thải phát sinh từ các buồng cách ly.
- Thùng, hộp màu vàng đựng các vật sắc nhọn: để thu gom các chất thải lâm
sàng sắc nhọn như: kim tiêm, bơm tiêm kèm hoặc không kèm kim tiêm, dao mổ,
pipet Pasteur, các lam kính xét nghiệm, đĩa nuôi cấy bằng thủy tinh, các lọ thủy tinh
dính máu hay các vật sắc nhọn khác…
- Thùng, túi màu đen: để thu gom các chất thải hoá học và chất thải phóng xạ.
+ Chất thải hóa học: kim, lọ thủy tinh đựng chất thải hóa học, thuốc hóa trị.
+ Chất thải phóng xạ: các dụng cụ có dính chất phóng xạ phát sinh trong quá
trình chẩn đoán và điều trị như kim tiêm, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ,
dụng cụ chứa nước tiểu của người bệnh đang điều trị chất phóng xạ…
3.2 Thu gom và vận chuyển chất thải
Chất thải từ các khoa, phòng phải được thu gom và vận chuyển về nơi tập
trung chất thải của bệnh viện. Nhân viên vệ sinh chịu trách nhiệm thu gom các chất
thải từ nơi phát sinh tới nơi tập trung chất thải của khoa phòng. Khi rác đầy ở mỗi
thùng rác , nhân viên vệ sinh cột túi, mang vào một khu vực chứa rác của khoa.

Hàng ngày đội vệ sinh đến nhận rác tại mỗi khoa, mang rác đi bằng xe kéo tay đậy
kín đến nhà chứa rác tập trung của bệnh viện. Xe vận chuyển rác từ các khoa phòng
đến nơi thu gom chất thải theo đúng giờ quy định. Chất thải được thu gom và
chuyển bằng xe chuyên dụng, phải có xe vận chuyển riêng cho từng loại rác thải: xe
rác sinh hoạt và xe rác y tế. Các túi rác được nạp vào các thùng rác 240lít tại nhà thu
gom rác. Rác y tế nguy hại được đóng gói trong các thùng hoặc trong các hộp carton
trong quá trình vận chuyển ra ngoài bệnh viện.
Chú ý khi vận chuyển: Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc
người bệnh và các khu vực sạch khác. Các phương tiện vận chuyển phải được cọ rửa
ngay sau khi vận chuyển chất thải và phải có logo đúng theo quy định. Nhân viên
19
vận chuyển chất thải phải mang bảo hộ theo đúng quy định. Đối với các chất thải y
tế nguy hiểm có nguy cơ lây nhiễm cao từ phòng xét nghiệm, phòng điều trị người
bệnh nhiễm quan trọng (chất thải nhóm C, đàm tại khoa của bệnh nhân lao), bệnh
viện đều thực hiện xử lý ban đầu bằng hóa chất hay bằng autoclave trước khi thu
gom đến nơi tập trung chất thải. Các chất thải phóng xạ phải được thu gom và xử lý
theo đúng pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ và các quy định hiện hành của nhà
nước. Các chất thải phóng xạ dạng rắn như bơm tiêm, lọ, găng tay có phóng xạ được
phân làm 2 nhóm theo thời gian bán rã, được để riêng bảo quản trong kho đợi qua từ
8 -10 chu kỳ bán rã của loại đồng vị đó và sau đó được hủy như chất thải lâm sàng.
3.3 Lưu trữ và tiêu hủy chất thải
Bệnh viện bố trí một khu vực nhà rác riêng, có đủ điều kiện và phương tiện để
lưu giữ tập trung toàn bộ chất thải theo từng loại. Nhà chứa rác cần đảm bảo một số
quy chế như: cách xa nơi chuẩn bị đồ ăn, xa nơi công cộng và lối đi, có phân chia
chất thải y tế riêng biệt với chất thải sinh hoạt, có tường xây xung quanh, có mái
che, có cửa có khóa và có trang bị đầy đủ phương tiện rửa tay, bảo hộ cá nhân, có
các vật dụng và hóa chất cần thiết để làm vệ sinh và xử lý chất thải.Chất thải sinh
hoạt và chất thải y tế sau khi lưu trữ tại nhà chứa rác của bệnh viện phải được
chuyển đi hủy 2lần/ngày. Chất thải y tế được giữ lạnh và Công ty môi trường đô thị
vận chuyển đến lò đốt Bình Hưng Hoà để được đốt hàng ngày, thời gian lưu giữ tối

đa của rác y tế là 48 giờ. Chất thải sinh hoạt được chuyển tới bãi rác của Thành phố
mỗi ngày theo hợp đồng của bệnh viện với Công ty vệ sinh môi trường.
Có hồ sơ vận chuyển chất thải: có hệ thống sổ sách theo dõi lượng chất thải
phát sinh và phiếu theo dõi lượng chất thải được chuyển tiêu hủy hàng ngày. Phiếu
vận chuyển bao gồm các mục: khối lượng chất thải phát sinh, khối lượng chất thải
được vận chuyển tiêu hủy, tên và chữ ký người giao - người nhận - người tiêu hủy
chất thải.
Đối với mô và các tổ chức, phủ tạng của người, động vật phải được chuyển đi
20
thiêu đốt ngay hoặc chuyển tới nghĩa trang để chôn lấp.
3.4 Một số phương pháp xử lý chất thải rắn hiện nay
Tái chế chất thải: Việc tái chế chất thải chỉ mang tính tự phát, tập trung ở
những thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh Các loại phế thải có
giá trị như: Thuỷ tinh, Đồng, Nhôm, sắt, giấy Tại đây quá trình tái chế được thực
hiện. Việc thu hồi sử dụng chất thải rắn góp phần đáng kể cho việc giảm khối lượng
chất thải đưa đến bãi chôn lấp, tận dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào cho các
quá trình sản xuất, tạo công ăn việc làm cho một số lao động [12].
Đốt chất thải: Được áp dụng để xử lí chất thải nguy hại như chất thải bệnh
viện, các bệnh viện lao, viện 198 mới xây lò đốt chất thải. Tại Hà Nội có lò đốt chất
thải bệnh viện công suất 3,2tấn/ngày đặt tại Tây Mô. Tại TP. Hồ Chí Minh có lò đốt
chất thải bệnh viện công suất 7,5 tấn/ngày. Phương pháp đốt chất thải còn được
dùng để xử lí chất thải công nghiệp như lò đốt chất thải giầy da ở Hải Phòng, lò đốt
cao su công suất 2,5tấn/ ngày ở Đồng Nai [12].
Chôn lấp chất thải rắn: Chôn lấp đơn thuần không qua xử lí, đây là phương
pháp phổ biến nhất theo thống kê, nước ta có khoảng 149 bãi rác cũ không hợp vệ
sinh, trong đó 21 bãi rác thuộc cấp tỉnh - thành phố, 128 bãi rác cấp huyện – thi
trấn. Được sự giúp đỡ của nước ngoài đã xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh ở
các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Giang [12].
Chế biến thành phân hữu cơ: Phương pháp làm phân hữu cơ có ưu điểm làm
giảm lượng rác thải hữu cơ cần chôn lấp, cung cấp phân bón phục vụ nông nghiệp.

Phương pháp này rất phù hợp cho việc xử lí chất thải rắn sinh hoạt, phương pháp
này được áp dụng rất có hiệu quả như ở Cầu Diễn, Hà Nội (công nghệ ủ hiếu khí
(compostry) – công nghệ Tây Ban Nha với công suất 50.000 tấn rác/năm – SP
13200 tấn/năm, công nghệ Pháp – TBN ủ sinh học chất thải hữu cơ áp dụng tại Nam
Định với công suất thiết kế 78.000 tấn rác/năm ). Ở thành phố Việt Trì với công suất
thiết kế 30.000 tấn rác/năm [12]
21
3.5 Một số công nghệ xử lý rác hiện đại
Công nghệ vi sóng sử dụng năng lượng vi sóng ở tần số khoảng 2450 MHz để
khử khuẩn. Kết hợp hơi nước (bão hoà) ở áp suất thường hoặc áp suất cao làm ẩm
tất cả bề mặt chất thải, làm tăng hiệu suất diệt khuẩn.vận hành đơn giản, chi phí đầu
tư và vận hành thấp; tăng khả năng tái chế chất thải an toàn…Công nghệ không đốt
này đang là một xu thế của thế giới vì nó không thải ra khí độc hại. Ưu điểm của
công nghệ này là phát huy được hiệu quả cao đối với các chất thải lây nhiễm, chi phí
vận hành thấp, không gây ô nhiễm môi trường thứ phát, thân thiện với môi trường
[6].
Tuy nhiên, đầu tư ban đầu cho một lò đốt rác không khói bằng công nghệ "vi
sóng", khá cao trên 51 tỷ đồng. Đây là đề án hết sức cần thiết không chỉ với ngành
y tế hiện nay, mà cho toàn xã hội nhằm giải tìm ra giải pháp hữu hiệu cho bài toán
về rác thải y tế. Ngành y tế đang quyết tâm phấn đấu đến năm 2015 có 75 – 80% cơ
sở y tế được xử lý rác thải rắn nguy hại đạt tiêu chuẩn môi trường; đến năm 2020
100% cơ sở y tế đực xử lý rác thải rắn nguy hại đạt tiêu chuẩn môi trường, trong đó
70% được tái chế tái sử dụng [6].
3.6 Xử lý nước thải bệnh viện
Công trình lọc sinh học nhỏ giọt: Bể lọc sinh học dùng để xử lý nước thải
bằng phương pháp sinh học hiếu khí mức độ hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Bể
hoạt động theo nguyên tắc vi sinh vật dính bám trên vật rắn và hình thành màng lọc
sinh học. Bể được cấp gió tự nhiên hoặc cấp gió nhân tạo. Đối với bể lọc sinh học
nhỏ giọt, các chất ô nhiễm hữu cơ của nước thải đưa vào bể lọc sinh học không được
lớn hơn 200mg/l, tải trọng thủy lực q lấy I - 3 m3/m3 vật liệu/ ngày. Đặc điểm dây

chuyển công nghệ xử lý nước thải có bể lọc sinh học nhỏ giọt là: Không cần hổi lưu
bùn từ bể lắng thứ cấp về bể lọc, không cần máy thổi khí [4].
22
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ công nghệ bùn hoạt tính truyền thống
Bùn hoạt tính tập hợp các loại vi sinh vật xử lý nước thải. Các loại vi khuẩn
hiếu khí tích tụ trong các bông bùn (sinh trưởng lơ lửng) sẽ hấp thụ và sử dụng oxy
được bão hòa trong nước để oxy hóa chất hữu cơ. Các thông số công nghệ cơ bản
của bể bùn hoạt tính (bể aerotcn) là Hếu lượng bùn hoạt tính phù hợp với tải lượng
hữu cơ tính theo các chất ô nhiễm hữu cơ và lượng không khí cấp cho quá trình.
Bùn hoạt tính từ bể lắng thứ cấp được hồi lưu thường xuyên về bể aeroten [4].
Các công trình xử lý nước thải hợp khối: Do nước thải Bệnh viện và các cơ sở
y tế, ngoài hàm lượng chất hữu cơ cao, lượng nitơ amoni cũng rất lớn, mặt khác lưu
lượng nước thải cần xử lý nhỏ nên hiện nay người ta thường tích hợp các quá trình
xử lý nước thải trong các modun dạng bể bê tông xây tại chỗ hoặc chế tạo sản bằng
các loại vật liệu composite cốt sợi thủy tinh (FRP), thép không gỉ Bể hoạt động
theo nguyên tắc thiếu khí - Anoxic và hiếu khí - Oxic. Vì vậy ngoài việc xử lý hữu
cơ, các quá trình xử lý sinh học tích hợp trong các bể này còn xử lý được nitơ thông
qua quá trình nitrat hóa và khử nitơrát [4].
23
KẾT LUẬN
Quy chế về quản lý chất thải y tế tại Việt Nam đã được ban hành từ năm 1999
và hiện nay các cơ sở y tế trên cả nước đang khẩn trương tiến hành triển khai
Chương trình hành động quốc gia về quản lý chất thải y tế đến năm 2015. Qua khảo
sát thực trạng tình hình, hiện có khoảng 30% tỉnh, thành phố trong toàn quốc không
có công nghệ xử lý chất thải y tế phù hợp, đặc biệt là các cơ sở y tế ở vùng sâu,
vùng xa, vùng cao và miền núi. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 43/2007/QĐ-
BYT ngày 30/11/2007 về quản lý chất thải y tế, chỉ đạo cho tất cả các bệnh viện và
các trung tâm y tế thuộc tỉnh, huyện; các bệnh viện đa khoa, bệnh viện phụ sản, trạm
y tế, dịch vụ y tế tư nhân, trung tâm y tế dự phòng tỉnh, huyện; các dịch vụ đào tạo
nhân viên y tế thực hành những quy định chi tiết về việc phân loại chất thải,

hướng dẫn công tác thu gom, xử lý và loại bỏ chất thải ở các cơ sở y tế. Vấn đề này
cần được các đơn vị cơ sở y tế khám chữa bệnh và y tế dự phòng trên cả nước đặc
biệt quan tâm để góp phần giảm thiểu những tác động, ảnh hưởng của chất thải y tế
đối với môi trường nhằm bảo vệ môi trường sống an toàn, lành mạnh.
Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế tăng cường
công tác quản lý chất thải y tế trong bệnh viện; thực hiện quản lý, xử lý chất thải rắn
y tế theo quy định. Tăng cường giám sát quản lý chất thải rắn y tế, không để tình
trạng lọt rác thải y tế nguy hại ra ngoài. Xử lý nghiêm các đơn vị không thực hiện
việc thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải y tế theo quy định. Thường
xuyên vận hành hệ thống xử lý nước thải theo quy định, hệ thống xử lý chất thải rắn
(nếu có). Định kỳ kiểm tra, giám sát tình trạng hoạt động của hệ thống xử lý chất
thải của bệnh viện, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt chuẩn theo quy định. Đồng thời,
thực hiện công tác đào tạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm
công tác quản lý chất thải y tế của bệnh viện, chấn chỉnh các tồn tại trong quản lý
chất thải y tế của bệnh viện.
24
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện xây dựng mới phải bắt buộc có hệ thống xử lý
nước thải mới được phê duyệt hồ sơ. Các bệnh viện đang hoạt động phải định kỳ
kiểm tra, lưu giữ hồ sơ xử lý nước thải. Với chất thải rắn nguy hại, các địa phương
có nhiều bệnh viện cần áp dụng mô hình xử lý chất thải rắn tập trung, còn lại áp
dụng xử lý theo cụm bệnh viện. Các bệnh viện chưa có lò đốt chất thải rắn cần áp
dụng các công nghệ xử lý thân thiện với môi trường như công nghệ khử khuẩn, công
nghệ vi sóng
25

×