A ) LỜI NÓI ĐẦU
Ở Việt Nam, trước khi có BLDS 1995, pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng mới chỉ đề cập trong một số văn bản hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao
như Thông tư số 173/ TANDTC ngày 23/3/1972 hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng; Thông tư số 03/TANDTC ngày 05/04/1983 hướng dẫn giải quyết một số vấn đề về
bồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tô. Cùng với sự ra đời của BLDS 1995 và đến nay là BLDS
2005, các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được ghi nhận một
cách tương đối đầy đủ, số lượng các văn bản hướng dẫn về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng đã tăng lên đáng kể, tạo ra cơ sở pháp lý cho các Toà án trong công tác xét xử những
tranh chấp liên quan tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong đời sống xã
hội, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân là vấn đề được
pháp luật điều chỉnh, song lại chịu nhiều ảnh hưởng của các quan hệ đạo đức, truyền thống,
phong tục tập quán. Hơn nữa, các quy định của pháp luật nước ta về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng chưa có sự gắn kết với các quy định trong những phần khác của BLDS
gây ra tình trạng khó áp dụng luật trong thực tiễn tại các Toà án, nhất là các vụ việc có liên quan
đến xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân theo hợp đồng và ngoài
hợp đồng. Với nhu cầu cấp bách và tầm quan trọng như vậy, nên em chủ yếu tập trung làm rõ
một khía cạnh của vấn đề về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:“ Năng lực chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng ”.
B ) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I) Lý luận chung về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng của cá nhân :
1 ) Giải thích một số khái niệm :
1.1 ) Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân :
Căn cứ vào khoản 1 Điều 14 BLDS năm 2005 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của
cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. ”
1.2 ) Năng lực hành vi dân sự của cá nhân :
Căn cứ vào Điều 17 BLDS năm 2005 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là
khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”
1.3 ) Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng :
Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm của người có hành vi trái pháp luật gây
thiệt hại cho người khác về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, các quyền nhân thân mà trước đó giữa
người gây thiệt hại và người bị thiệt hại không có giao kết hợp đồng hoặc giữa họ có giao kết
hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc hành vi vi phạm hợp đồng.
1.4 ) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng :
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại quan hệ dân sự trong đó
người xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi
ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường cho người
bị thiệt hại.
1.5 ) Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng :
- có thiệt hại xảy ra
- hành vi gây thiệt hại được xác định là hành vi trái pháp luật
- người gây ra thiệt hại có lỗi;
- mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
2) Đặc điểm :
1
Trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng cũng mang
những đặc điểm của trách nhiệm dân sự như sau:
Thứ nhất : Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm mang tính
chất tài sản, nó có thể dựa trên sự cưỡng chế của nhà nước hoặc thoả thuận giữa các bên chủ
thể. Đó là loại trách nhiệm tài sản nhằm khôi phục thiệt hại của người bị thiệt hại do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Hậu quả pháp lý của việc áp dụng trách nhiệm này luôn mang
đến những bất lợi về tài sản cho người gây ra thiệt hại để bù đắp những tổn thất mà họ gây ra
cho những chủ thể khác. Tuy nhiên, vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau, người gây thiệt hại
không thể bồi thường và người bị thiệt không thể phục hồi lại tình trạng ban đầu .
Thứ hai: Chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt này có thể là những công dân hay các
pháp nhân.Trong một số trường hợp, các cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng cũng có
thể trở thành bên có quyền hoặc bên có trách nhiệm. Người bị thiệt hại ( người có quyền ) và
người gây ra thiệt hại ( người có trách nhiệm) là các bên tham gia vào quan hệ bồi thường thiệt
hại. Chủ thể có quyền cũng như chủ thể có trách nhiệm có thể là một hoặc nhiều người. Trách
nhiệm bồi thường có thể là liên đới, riêng rẽ, hoặc theo phần, tuỳ điều kiện hoàn cảnh và đối
tượng bị xâm hại. Khi xác định trách nhiệm của chủ thể bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
cần làm rõ ba nhóm chủ thể: chủ thể trực tiếp gây ra thiệt hại; chủ thể bị thiệt hại và chủ thể có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại mặc dù họ không phải là người gây ra thiệt hại.
Ngoài ra, để làm rõ thêm những đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi
gây thiệt hại trái pháp luật, việc phân biệt giữa bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng có một số đặc điểm khác biệt sau:
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng. Đặc điểm
của loại trách nhiệm này là giữa hai bên có quan hệ hợp đồng và thiệt hại phải do hành vi không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng. Trong trường hợp
các bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc thực hiện nghĩa
vụ theo hợp đồng, trách nhiệm này là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý bắt
buộc phải thực hiện, các bên chỉ có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường.
Ngược lại, trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng thì các bên có thể thỏa thuận, trừ
trường hợp các bên có quy định khác.
- Việc thực hiện nhiệm vụ trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thông
thường sẽ làm chấm rứt nghĩa vụ, những đối với nghĩa vụ trong hợp đồng thì việc bồi thường
thiệt hại ngược lại không làm giải phóng ngươi có nghĩa vụ khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ
một cách thực tế ( nghĩa vụ giao vật: tại Điều 303 BLDS 2005 )
- Theo quy định của pháp luật về hợp đồng, mức bồi thường có thể vượt quá mức thiệt hại
thực tế có thể xảy ra, còn mức bồi thường theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng thì chỉ có thể thấp hơn hoặc bằng với mức thiệt hại thực tế xảy ra .
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh ngay khi phát sinh nghĩa vụ
bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật mà không dựa trên cơ sở sự tự do thoả thuận
giữa các bên như trong quan hệ hợp đồng.
- Trong hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh do lỗi của người khác
còn trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm có thể phát sinh cả khi
không có lỗi nếu như pháp luật có quy định
- Một điểm quan trọng thể hiện mối quan hệ giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đều là trách nhiệm phát sinh
2
do những hành vi trái pháp luật gây ra. Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm điều
chỉnh các quan hệ phát sinh do có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính
mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác mà giữa người có hành vi gây thiệt hại và
người bị thiệt hại không có việc giao kết hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt
hại không thuộc hành vi thực hiện hợp đồng.
3) Ý nghĩa của việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng :
3.1 ) Về mặt lý luận :
Việc cần thiết đầu tiên phải xem xét khi có thiệt hại cụ thể xảy ra có làm phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại hay không? Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải gồm đủ
bốn yếu tố : có thiệt hại xảy ra, thiệt hại đó là do hành vi trái pháp luật gây ra, có mối quan hệ
nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật, người gây ra thiệt hại phải có lỗi. Các
điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải được xem xét trong mối quan hệ
biện chứng, thống nhất và đầy đủ.
3.2 ) Về mặt thực tiễn :
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm khắc phục những hậu quả về tài
sản, phục hồi tình trạng tài sản của người thiệt hại trong phạm vi, khả năng nhất định, đảm bảo
lợi ích cuả người bị thiệt hại. Giải quyết việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là áp dụng
một biện pháp trách nhiệm dân sự, được thể hiện theo một bản án dân sự hay một quyết định
dân sự, trong một bản án dân sự về nguyên tắc thì thiệt hại phải được bồi thường một cách toàn
bộ và kịp thời ( Điều 605 BLDS 2005 ). Điều này có ý nghĩa rất quan trọng khi thiệt hại về tính
mạng, sức khoẻ của cá nhân bị xâm hại. Việc quyết định bồi thường kịp thời có ý nghĩa rất quan
trọng đối với nạn nhân trong việc cứu chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản bị xâm
phạm. Ngoài ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất
đã gây ra, mà con giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ
nghĩa, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
4 ) Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá
nhân :
Việc quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân là thật sự rất
cần thiết. Việc xác định ai là người phải bồi thường thiệt hại do cá nhân là người đã thành niên,
người chưa thành niên hoặc là người mất năng lực hành vi dân sự khi họ gây thiệt hại là mục
đích điều chỉnh của pháp luật. Một mặt, để xác định rõ chủ thể có trách nhiệm phải bồi thường
thiệt hại để quy trách nhiệm cho người đó, mặt khác còn là căn cứ xác định tư cách chủ thể
trong tố tụng dân sự, ai là bị đơn dân sự phải bồi thường theo trách nhiệm dân sự trước Toà án
trong trường hợp cá nhân gây thiệt hại cho người khác?. Nó còn có ý nghĩa bảo vệ lợi ích của
người bị thiệt hại, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. BLDS chỉ quy định về năng lực
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân mà không quy định về năng lực bồi thường
của các chủ thể khác. Bởi vậy, các chủ thể khác đương nhiên được coi là có năng lực chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân theo
pháp luật hiện hành được quy định tại Điều 606 BLDS 2005 và hướng dẫn tại tiểu mục 3 mục I
NQ 03/2006/HĐTP - TANDTC ngày 8/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao, dựa trên mức độ năng lực hành vi, tình trạng tài sản, khả năng bồi thường của cá nhân và
xác định cá nhân gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại theo các
mức độ năng lực hành vi dân sự khác nhau. Pháp luật căn cứ vào những điều kiện về độ tuổi và
sự phát triển của trí tuệ, nhận thức ; căn cứ vào khả năng tạo lập tài sản của cá nhân để có cơ sở
3
xác định trong trường hợp cá nhân khi gây thiệt hại cho người khác, thì trách nhiệm bồi thường
được thực hiện với những mức độ nào.
II) Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do
gây thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật hiện hành:
Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự,
Điều 606 BLDS 2005 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi, tình trạng tài sản và khả năng bồi thường thiệt hại của
cá nhân. Như vậy, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân không đồng nhất
đối với năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
cá nhân có những đặc điểm hoàn toàn khác biệt so với năng lực hành vi dân sự của cá nhân.
Nhưng khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân có hành vi trái pháp luật gây
thiệt hại ngoài hợp đồng thì không thể không căn cứ vào khả năng nhận thức của cá nhân đó,
tức là không thể không căn cứ vào năng lực hành vi của cá nhân. Điều 606 BLDS 2005 không
quy định về năng lực hành vi dân sự nhưng lại dựa vào yếu tố độ tuổi và sự phát triển trí lực của
cá nhân để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chủ thể là cá nhân trực tiếp gây
thiệt hại hay là cha, mẹ hoặc người giám hộ của cá nhân gây thiệt hại.
Theo em, việc xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân dựa
trên tiêu chí khả năng nhận thức của cá nhân là rất khoa học và biện chứng phù hợp với bản
chất và tinh thần của pháp luật. Dựa vào khả năng nhân thức được coi là tiêu chí cơ bản, là hạt
nhân, còn những tiêu chí khác chỉ có ý nghĩa tham khảo bổ sung khi xem xét đến chủ thể có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì lý do sau:
Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và xác định năng
lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, phải căn cứ vào các yếu tố lỗi của người
gây thiệt hại quy định về lỗi tại Điều 308 BLDS 2005 và quy định về căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại tại điều 604 BLDS 2005 có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định
năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân.
Về xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, còn có những
quan điểm không dựa trên khả năng nhận thức của cá nhân gây thiệt hại như đã đưa ra ở trên,
mà lại dựa vào khả năng tạo lập tài sản của cá nhân mới được coi là tiêu chí cơ bản .Quan niệm
này là không có tính thuyết phục bởi lẽ nguyên tắc quan trọng nhất của bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng là bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại được quy định tại khoản 1 Điều 605
BLDS 2005 “ Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời”, chính vì vậy khả năng tạo
lập tài sản của cá nhân không thể được coi là tiêu chí cơ bản khi xây dựng năng lực chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân. Điều 606 BLDS 2005 quy định về năng lực trách nhiệm
bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào yếu tố độ tuổi và sự phát triển nhận thức trí tuệ của cá nhân
khi gây thiệt hại cho người khác ở ba mức độ khác nhau theo đó chủ thể có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại được xác định :
1 ) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm
pháp luật của cá nhân từ dưới 15 tuổi và người bị mất năng lực hành vi dân sự
gây ra :
1.1 ) Cha mẹ có trách nhiệm bồi thường :
Theo quy định tại khoản 2 Điều 606 BLDS 2005 thì đối với những thiệt hại do hành vi trái
pháp luật của người từ dưới 15 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thì sẽ do cha
mẹ của họ có trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của cha mẹ. Trong trường hợp này người gây
ra thiệt hại trực tiếp và chủ thể có trách nhiệm bồi thường là khác nhau. Những người ở độ tuổi
4
này không có năng lực hành vi tố tụng dân sự và không thể tự mình có khả năng thực hiện
quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự. Vì vậy việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người ở độ
tuổi này tại tòa án phải do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
Trước hết đối với những người dưới 15 tuổi theo quy định tại Điều 19, Điều 20 BLDS
2005 về năng lực chủ thể của cá nhân thì điều kiện của cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ là cá nhân đó phải thỏa mãn hai yếu tố là độ tuổi trưởng thành( từ 18 tuổi trở lên), và yếu tố
nhận thức trí lực( bộ não phát triển hoàn toàn bình thường). Điều 20 BLDS 2005 quy định
người dưới 15 tuổi chưa thỏa mãn điều kiện thứ nhất về độ tuổi trưởng thành nhưng được hiểu
là đã thỏa mãn điều kiện thứ hai về nhận thức trí lực là những người có bộ não phát triển hoàn
toàn bình thường bao gồm hai nhóm:
- Cá nhân chưa đủ 6 tuổi không thể nhận thức làm chủ được hành vi của mình được coi là
những người không có năng lực hành vi dân sự . Họ không thể tự mình xác lập giao dịch dân sự
vì họ chưa đủ lý trí để nhận biết những hành vi của mình và hậu quả của những hành vi đó. Mọi
giao dịch của họ đều phải được người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện hoặc đồng ý.
Như vậy cá nhân không có năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác thì cha mẹ là
những người đại diện đương nhiên của họ với tư cách bị đơn dân sự trước tòa.
- Cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi là những người có năng lực hành vi dân sự một
phần, những người thuộc lứa tuổi này khả năng nhận thức của họ đang dần hoàn thiện nhưng
vẫn còn nhiều hạn chế, họ chỉ có thể xác lập thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong
một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy định. Những giao dịch phù hợp nhu cầu sinh
hoạt và phù hợp với lứa tuổi, tuy pháp luật không quy định rõ là những giao dịch nào nhưng
những giao dịch dân sự phục vụ cho nhu cầu đó có thể hiểu đó là những giao dịch có giá trị nhỏ
phục vụ cho nhu cầu vui chơi, học tập… ngoài ra những giao dịch khác khi họ xác lập thực hiện
phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Phải chăng vì thế mà sự nhìn nhận của những
nhà làm luật đối với những người trong độ tuổi này đều rất đặc biệt, ngay cả với các quy định
của pháp luật hình sự cũng thể hiện thái độ giảm nhẹ, khoan hồng đối với những người trong độ
tuổi này khi họ có hành vi phạm tội.
Điều 25 Luật HN&GĐ năm 1986 quy định : “Cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường các
thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con dưới 16 tuổi gây ra. Trong trường hợp cha mẹ không
có khả năng mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản của con để bồi thường.
Con chưa thành niên từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm bồi thường bằng tài sản riêng của
mình đối với các thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra. Nếu con không có tài sản
riêng thì cha mẹ phải bồi thường.”
Sau này, khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 ra đời thay thế luật 1986 thì vấn đề bồi
thường thiệt hại do con gây ra lại được quy định tại Điều 40 như sau: “Cha mẹ phải bồi thường
thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy
định tại Điều 611 của Bộ luật dân sự.”. Ngoài ra Điều 17 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em ngày 12/08/1991 cũng quy định “Cha mẹ, người đỡ đầu phải chịu trách nhiệm hành chính,
trách nhiệm dân sự về những thiệt hại do hành vi của đứa trẻ mình nuôi dạy gây ra.” không chỉ
trong quy định pháp luật Việt Nam vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của
cá nhân trong độ tuổi này cũng được thể hiện trong BLDS Pháp: “ cha và mẹ với tư cách là
người thực thi quyền trông giữ con phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do con chưa thành
niên sống với họ gây ra”.( luật số 70-459 ngày 4/6/1970) trên những cơ sở đó BLDS 2005 khi
quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng rất coi trọng trách nhiệm và nghĩa vụ của cha
mẹ trong việc bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con từ dưới 15 tuổi gây ra.
Chính vì thế cha mẹ của những người gây thiệt hại trong độ tuổi này có tư cách bị đơn dân sự,
5
cha mẹ là những người đại diện hợp pháp đương nhiên cho con, cha mẹ có nghĩa vụ bồi thường
toàn bộ thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của con; còn chính cá nhân gây thiệt hại lại hoàn
toàn không có năng lực hành vi tố tụng dân sự trước tòa án. Tuy nhiên luật cũng quy định thêm
trường hợp nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà người con dưới 15 tuổi đó có tài
sản riêng thì lấy tài sản của người con đó để bồi thường phần còn thiếu. Người con trong độ tuổi
chưa thành niên này, gây thiệt hại không có trách nhiệm bồi thường mà trách nhiệm bồi thường
thuộc về cha mẹ của người đó trách nhiệm của cha mẹ là trách nhiệm pháp lý không cần điều
kiện lỗi. Đây cũng là một trong những quy định của pháp luật gây ra nhiều tranh cãi và vướng
mắc trên thực tế giải quyết các vụ án dân sự đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại các tòa
án phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các Thẩm phán thụ lý vụ án, có ý kiến cho rằng cha mẹ
của người chưa thành niên dưới 15 tuổi phải bồi thường thiệt hại do con gây ra là căn cứ vào
yếu tố lỗi của cha mẹ đã không quản lý giám sát con mình mà để họ vi phạm pháp luật gây ra
thiệt hại thì cha mẹ phải bồi thường. Hiểu như vậy là không đúng bản chất của những quy định
pháp luật mà chỉ dựa trên cơ sở suy đoán. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ do con
dưới 15 tuổi gây ra là một trách nhiệm pháp lý không cần điều kiện lỗi của cha mẹ trong việc
quản lý giám sát hành vi của con mình. Quy định này có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà
còn có ý nghĩa cả về mặt thực tiễn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại
được bồi thường theo nguyên tắc toàn bộ và kịp thời. Lấy tài sản riêng của con để bổ sung cho
phần cha mẹ còn thiếu cũng không có ý nghĩa bồi thường là trách nhiệm bồi thường thuộc về
người con hoặc hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này là trách nhiệm theo
phần. Những cách hiểu như vậy đều không đúng với tinh thần của các nhà làm luật. Đối với tài
sản của con để bồi thường phần còn thiếu hoặc toàn bộ thiệt hại cha mẹ không đủ tài sản hoặc
không có tài sản để bồi thường trong trường hợp này không thể được hiểu là nghĩa vụ bổ sung.
Bởi vì chủ thể có nghĩa bổ sung theo quy định của pháp luật là chủ thể đó phải thực hiện nghĩa
vụ bằng tài sản của mình, trong trường hợp người có nghĩa vụ chính không thực hiện hoặc
không thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ với bên có quyền khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ. Ở
đây, theo Điều 606 BLDS 2005 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
cá nhân, thì không phải con dưới 15 tuổi là chủ thể có nghĩa vụ, trách nhiệm phải thực hiện mà
trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn luôn trực tiếp thuộc về cha mẹ, trong quan hệ bồi thường
thiệt hại thì cha mẹ của người dưới 15 tuổi có trách nhiệm bồi thường, còn người con trực tiếp
gây thiệt hại không phải là chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại này. Việc lấy tài sản của
con dưới 15 tuổi trực tiếp gây thiệt hại để khắc phục cho phần còn thiếu là nhằm bảo vệ kịp thời
quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Cha mẹ với tư cách là người quản lý tài sản
của người con chưa thành niên dùng sản của con để bồi thường phần còn thiếu không có nghĩa
là trách nhiệm bồi thường được chuyển sang cho con đồng thời cũng không làm chấm dứt trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ. Dù cha mẹ có dùng tài sản của con để bồi thường cho
phần còn thiếu, thì cha mẹ vẫn là chủ thể có trách nhiệm bồi thường, trong trường hợp này cũng
không có nghĩa là triệt tiêu trách nhiệm của cha mẹ và người con cũng không có tư cách là thực
hiện nghĩa vụ bổ sung. Giả sử nếu người con không có tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ cho
phần còn thiếu đó thì trách nhiệm pháp lý vẫn luôn luôn thuộc về cha mẹ.
Tương tự như những người dưới 15 tuổi ,những người bị mất năng lực hành vi dân sự theo
quy định của pháp luật mặc dù có thể là những người đã thành niên hoặc những người chưa
thành niên, nhưng họ không thỏa mãn yếu tố nhận thức trí lực cấu thành nên năng lực hành vi
dân sự đầy đủ, do họ bị tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà bộ não phát triển không bình
thường nên không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình chẳng hạn như người thiểu năng
trí tuệ, bệnh thần kinh, ..Trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền, và theo yêu
6
cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố một người bị mất năng lực
hành vi dân sự theo những trình tự và thủ tục luật định (Điều 22 BLDS 2005). Mọi giao dịch
dân sự của những người này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý. Vì
vậy, những người mất năng lực hành vi dân sự và người dưới 15 tuổi đều có một điểm chung là
khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì họ đều không phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại. Cũng cần cần nói thêm như đã đề cập ở trên, có quan điểm cho rằng những chủ thể là
người từ dưới 15 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự không chỉ vì họ chưa có hoặc
không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình nên cha mẹ sẽ là chủ thể có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại thay cho họ. Một lý do có ý nghĩa tham khảo nữa khiến luật quy
định như vậy là vì họ không có hoặc chưa có khả năng lao động (Bộ luật lao động quy định độ
tuổi của người lao động là từ đủ 15 tuổi trở lên, trừ những công việc liên quan đến năng khiếu,
nghệ thuật..như múa, xiếc thì mới có người lao động dưới 15 tuổi nhưng hợp đồng lao động
giữa họ và người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật).
Chính vì không có hoặc chưa có khả năng lao động. nên đa số họ không có tài sản riêng để thực
hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại.Trên cơ sở này, khoản 1 Điều 606 BLDS 2005
đã quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại chủ yếu thuộc về cha mẹ, là những người đại diện
đương nhiên cho con chưa thành niên và mất năng lực hành vi dân sự, sẽ có tư cách là bị đơn
trước tòa án. Điều này cũng được cụ thể hóa một lần nữa tại tiểu mục I mục 3.1 Nghị quyết số
03 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.
1.2 ) Người giám hộ có trách nhiệm bồi thường :
Theo quy định tại khoản 3 Điều 606 BLDS 2005, thì: “Người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài
sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc
không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu
người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản
của mình để bồi thường”.Vấn đề này đặt ra trong những trường hợp người dưới 15 tuổi và
người mất năng lực hành vi dân sự không còn cha mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng cha mẹ bị mất
năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự…thì ai là người có trách nhiệm
phải bồi thường? Trước tòa ai sẽ có tư cách là bị đơn dân sự, ai là người đại diện hợp pháp cho
người gây ra thiệt hại?
Giám hộ là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong đời sống xã hội. Lần đầu tiên ở nước ta,
BLDS đã quy định một cách đầy đủ và chi tiết về vấn đề giám hộ như: Đối tượng cần được
giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ, giám hộ đương nhiên, giám hộ cử, về việc thay
đổi, chuyển giao và chấm dứt giám hộ...Theo Điều 58 BLDS 2005 “Giám hộ là việc cá nhân, tổ
chức( sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện
việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự(sau đây gọi chung là người được giám hộ)”. Việc quy định chế định giám hộ là
hình thức bảo vệ pháp lý cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Người
được giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 58 BLDS 2005 bao gồm:
“a)Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha mẹ
đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị tòa án hạn chế quyền
của cha ,mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và
nếu cha , mẹ có yêu cầu;
b) Người mất năng lực hành vi dân sự .”
Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 BLDS thì: “Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy
định tại điểm a khoản 2 Điều này và người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có
7
người giám hộ”. Người giám hộ thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ, do đó họ cũng phải gánh chịu
những trách nhiệm pháp lý trong khi thực hiện việc giám hộ của mình, trong đó có trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người được giám hộ gây ra. Họ sẽ có tư cách
bị đơn dân sự thay cho người được giám hộ trước Tòa án.
Người giám hộ được chia thành hai loại: giám hộ đương nhiên và giám hộ cử. Người
giám hộ đương nhiên được xác định dựa trên mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi
dưỡng, nhằm ràng buộc trách nhiệm giữa những người thân thích, ruột thịt trong gia đình với
nhau. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi
dân sự được xác định theo Điều 61, Điều 62 BLDS 2005. Người giám hộ đương nhiên không có
quyền từ chối trách nhiệm giám hộ của mình, do đó họ phải chịu trách nhiệm về những hành vi
do người được giám hộ gây ra. Điều 61, Điều 62 BLDS 2005 đã xác định thứ tự các thành viên
trong gia đình được pháp luật quy định làm người giám hộ không phụ thuộc vào ý chí của họ.
Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, việc cử người giám hộ (Điều 63 BLDS 2005)
được đặt ra khi không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 61 và 62 BLDS
2005. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người đó, để đảm bảo họ luôn thực hiện
tốt trách nhiệm giám hộ trên tinh thần tự nguyện . Việc quy định người giám hộ đương nhiên và
giám hộ cử có ý nghĩa thực tiễn trong việc quy kết trách nhiệm bồi thường thiệt hại thay cho
người được giám hộ để đảm bảo lợi ích của người được giám hộ, đồng thời khôi phục thiệt hại
của người bị thiệt hại; ràng buộc trách nhiệm của người giám hộ trong việc giám hộ khi xét đến
năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân trong những trường hợp nhất định.
1.2.1) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người được
giám hộ là người dưới 15 tuổi gây ra :
Trong trường hợp con dưới 15 tuổi gây ra thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại thuộc về trước tiên là của cha mẹ .Trong trường hợp cha mẹ đều không còn
hoặc tuy cha mẹ còn sống nhưng không đủ điều kiện làm người giám hộ cho con thì trách
nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định trước hết là trách nhiệm của anh cả hoặc chị cả đã
thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ của em chưa thành niên. Nếu anh cả hoặc chị
cả không đủ điều kiện làm người giám hộ thì người tiếp theo đã thành niên có đủ điều kiện phải
là người giám hộ; trong trường hợp không có anh, chị, em ruột hoặc anh, chị ,em, không có đủ
điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người có đủ điều kiện
phải là người giám hộ (Điều 62 BLDS 2005). Vậy theo khoản 3 Điều 606 BLDS 2005 thì cả
anh cả hoặc chị cả hay ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại là người giám hộ thì họ người được
quyền dùng tài sản riêng của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp
người được giám hộ gây thiệt hại mà không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường, thì
người giám hộ phải bồi thường thiệt hại bổ sung bằng tài sản của mình nếu người giám hộ có
lỗi khi thực hiện việc giám hộ. Khi đó, nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi
trong việc giám hộ thì họ cũng không phải lấy tài sản của mình để bồi thường khi người được
giám hộ gây thiệt hại.
1.2.2) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người được
giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự gây ra :
Người mất năng lực hành vi dân sự đang do cha mẹ chăm sóc, quản lý, giáo dục mà gây
thiệt hại thì cha mẹ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Trong trường hợp họ được giám hộ
theo quy định tại Điều 62 BLDS 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định :
- Người mất năng lực hành vi dân sự đã có vợ (hoặc có chồng), thì người vợ (hoặc chồng)
có đủ điều kiện là người giám hộ được lấy tài sản riêng của người mất năng lực hành vi dân sự
8