Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong dạy học phân môn tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.82 KB, 58 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Sư
phạm, các thầy cô thuộc Bộ môn Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện cho tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Lưu Thị Dịu – giảng viên
Khoa Sư phạm, cô đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và học sinh
khối lớp 4 Trường Tiểu học Ngô Quyền, Thành phố Buôn Ma Thuột đã tạo
điều kiện cho tôi điều tra và làm thực nghiệm cho đề tài.
Xin chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu của gia đình, bạn bè đã
động viên và giúp tôi hoàn thành chuyên đề.
Đắk Lắk, tháng 4 năm 2015
Người thực hiện
Phan Thị Quỳnh
i
MỤC LỤC
ii
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT VIẾT ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT
1 Giáo viên GV
2 Học sinh HS
3 Thực nghiệm TN
4 Đối chứng ĐC
5 Tiếng Việt TV
6 Sách giáo khoa SGK
7 Phương pháp dạy học PPDH
8 Nhà xuất bản NXB

iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU


STT TÊN TRANG
1 Bảng 1.1: kết quả học kì 1 năm học 2014 – 2015 môn Tập đọc
của học sinh khối 4 trường Tiểu học Ngô Quyền
18
2 Bảng 1.2: sự cần thiết của việc nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm
cho học sinh lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc
19
3 Bảng 1.3: ý kiến về việc nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm của học
sinh lớp 4 trường Tiểu học Ngô Quyền, thành phố Buôn Ma
Thuột
19
4 Bảng 3.1: kết quả học Tập đọc của lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng
35
5
Bảng 3.2: lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
36
6 Bảng 3.3: kiểm tra, đánh giá chất lượng việc sử dụng biện pháp
nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong dạy
học phân môn Tập đọc qua 2 bài thực nghiệm: Thắng biển, Con
chuồn chuồn nước.
37
iv
v
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
1.1. Lí do chọn đề tài
Môn Tiếng Việt (TV) ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực
hoạt động ngôn ngữ cho học sinh (HS). Năng lực hoạt động ngôn ngữ cho 4
dạng hoạt động tương ứng với chúng là 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Tập

đọc là một phân môn của chương trình TV ở bậc Tiểu học. Phân môn Tập đọc
có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình
thành và phát triển cho HS kĩ năng chuyển chữ viết thành ngôn ngữ ở dạng
âm thanh, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của HS ở bậc Tiểu học đầu tiên.
Những kinh nghiệm đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, những
tư tưởng, tình cảm của thế hệ trước và của cả những người đương thời phần
lớn được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể
tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình
thường và ngược lại. Nếu biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên
nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối
quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy.
Biết đọc, con người có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ
bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu
tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin
thì biết đọc càng quan trọng vì nó giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin
không những biết đọc TV mà cần phải biết đọc cả tiếng nước ngoài. Đọc
chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời.
Đối với HS Tiểu học kĩ năng đọc là yêu cầu cơ bản đầu tiên. Nếu không
biết đọc các em sẽ không tham gia vào các hoạt động học các môn khác đạt
kết quả được. Vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình
dạy học Tiểu học.
Có ba yêu cầu của việc luyện đọc thành tiếng trong giờ dạy Tập đọc (đọc
đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm) đọc diễn cảm thể hiện rõ nhất kĩ năng đọc
của HS. Khi đọc diễn cảm, các kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh đã đồng thời
1
được thể hiện. Do đặc điểm nhận thức của HS lớp 4 mang tính cụ thể, do vốn
ngôn ngữ và vốn sống của các em còn hạn chế nên chúng ta không tổ chức
dạy học văn với tư cách là một môn học độc lập. Chính vì vậy đọc diễn cảm
là phương tiện dạy học đồng thời là biện pháp dạy học nhằm đạt được mục
tiêu dạy tích hợp văn qua môn TV.

Trong khi đó ở trường Tiểu học, việc dạy đọc, bên cạnh những thành công,
còn nhiều hạn chế: HS chưa đọc được như mong muốn. Kết quả đọc của các em
chưa đáp ứng yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc đặc biệt là kĩ năng đọc
diễn cảm. Vì chưa thể hiện diễn cảm trong bài đọc nên trong quá trình giao tiếp
của các em cũng chưa thể hiện được sự giao tiếp lịch sự như: nói lời chào hỏi,
cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Mỗi HS đã có được kĩ năng đọc
diễn cảm thì chắc chắn việc cảm thụ văn học dễ dàng hơn và sâu sắc hơn. Nhiều
GV cũng còn lúng túng khi dạy Tập đọc: cần đọc bài với giọng như thế nào, làm
thế nào để sửa chữa cách đọc cho HS diễn cảm hơn.
Xuất phát từ những lí do cơ bản trên tôi lựa chọn đề tài: “Biện pháp
nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong dạy học phân môn
Tập đọc”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần phát triển kĩ năng đọc diễn cảm cho HS
lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương trình dạy học TV ở Tiểu học ban hành năm 2001 đánh dấu một
bước phát triển đột phá đưa giảng dạy TV tiếp cận với khuynh hướng tiên tiến
và hiện đại trong dạy học tiếng mẹ đẻ của các nước trên thế giới. Tiếp đó,
chương trình dạy TV ở Tiểu học năm 2006 tiếp tục hoàn thiện chương trình
dạy TV năm 2001. Chương trình đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp
cũng như các hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Chính vì vậy, trong những
năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra các phương pháp dạy học
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học TV. Trong đó phương pháp sử
2
dụng rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm là một phương pháp dạy học đưa ra
nhằm đáp ứng mục tiêu trên.
Xoay quanh vấn đề rèn kĩ năng đọc diễn cảm trong dạy học môn TV ở
Tiểu học nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng đã có một số công trình
nghiên cứu như sau:

“Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” (Lê Phương Nga, Đặng
Kim Nga, NXB Đại học Sư phạm, NXB Giáo dục, 2002) với mục tiêu trang
bị cho GV những kiến thức cơ bản hiện đại và các kĩ năng giảng dạy TV ở
Tiểu học. Giáo trình cung cấp thông tin về những vấn đề chung của phương
pháp dạy học TV và phương pháp dạy học các phân môn của môn TV ở Tiểu
học. Bên cạnh đó các tác giả còn đưa ra nhiều phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học phát huy tính tích cực chủ động của HS trong từng phân môn cụ
thể. Trong đó có phương pháp rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm.
“Phương pháp đọc diễn cảm” (Hà Nguyễn Kim Giang, NXB Đại học
Sư Phạm, 2007) cũng đã chỉ rõ cho chúng ta biết: Việc đọc diễn cảm được sử
dụng rộng rãi trong các tiết dạy học văn học, trong các hoạt động văn học.
Trong các hoạt động này, nó được xem như một nghệ thuật đọc có tác dụng
một cách kỳ diệu về nhiều mặt. M.A.Rưbnhikôva khẳng định rằng: “Đọc diễn
cảm là hình thức đầu tiên và cơ bản của việc dạy học văn học một cách trực
quan và cụ thể, đối với chúng tôi nó là một hình thức trực quan quan trọng hơn
bất kỳ một hình thức trực quan thị giác nào. Chúng tôi không phủ nhận hình
thức trực quan thị giác nhưng phương pháp làm cho từ khắc sâu vào nhận thức
chính là lời nói, là phương pháp đọc diễn cảm bằng lời nói” (trang 56).
“Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học một số vấn đề lý luận và thực
tiễn” (Hà Nguyễn Kim Giang, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006) cũng đã
nêu ra những kết quả nghiên cứu cơ bản của các nhà khoa học có tên tuổi trên
thế giới như: P.M Iacôp sơn, E.I Trikhiêva, A.V Zapôrôze,… về khả năng,
năng lực tiếp nhận văn học của trẻ Tiểu học: Trẻ Tiểu học hoàn toàn có thể
hiểu sâu sắc (ở mức độ của trẻ) nội dung và tư tưởng tác phẩm văn học, có thể
phân biệt được hình ảnh nghệ thuật với hiện thực, chỉ ra và nhận xét được
những phương tiện biểu đạt hình tượng, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật,
3
có khả năng nắm bắt được cơ bản cách xây dựng cốt truyện, cấu trúc và mối
quan hệ giữa các nhân vật,…
Những công trình nghiên cứu trên là tiền đề lí luận quan trọng để tôi

nghiên cứu đề tài: “Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh
lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc”.
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm trong dạy học phân môn Tập
đọc cho HS lớp 4.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: trường Tiểu học Ngô Quyền, thành phố Buôn
Ma Thuột.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến nội dung của đề tài.
Xây dựng các biện pháp góp phần nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho HS
lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp quan sát
Mục đích của phương pháp này là nhằm quan sát thái độ, tinh thần, ý thức
học tập của các em HS trong giờ Tập đọc, đặc biệt là nội dung đọc diễn cảm.
Qua đó, xác định rõ xem các em gặp phải những khó khăn gì trong việc học đọc
diễn cảm đặc biệt là việc rèn luyện kĩ năng tập đọc diễn cảm. Đồng thời quan sát
phương pháp sư phạm của GV giảng dạy để tìm hiểu những tác nhân trực tiếp
ảnh hưởng đến chất lượng đọc diễn cảm của HS.
3.4.2. Phương pháp đàm thoại
Sử dụng phương pháp này nhằm tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với thầy cô
giáo đặc biệt là các em HS để biết được những khó khăn trong cuộc sống và
trong học tập, rèn kĩ năng tập đọc diễn cảm của các em.
3.4.3. Phương pháp điều tra
4
Sử dụng phiếu điều tra nhằm tìm hiểu nhận thức và thực tiễn của GV và
HS về biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 trong dạy học

phân môn Tập đọc.
3.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
TN sư phạm nhằm kiểm chứng lí thuyết, tìm hướng đi đúng đắn, thích
hợp và hiệu quả để nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 trong dạy
học phân môn Tập đọc ở Tiểu học.
3.4.5. Phương pháp thống kê toán học
Xử lí các số liệu thu thập được qua phiếu điều tra và kết quả TN sư phạm.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Đọc diễn cảm
1.1.1.1. Khái niệm
Đọc diễn cảm là một quá trình bao gồm nhiều quá trình nhỏ:
- Quá trình tiếp nhận văn bản viết.
- Quá trình thông báo, truyền đạt văn bản viết thành văn bản đọc.
- Quá trình tái tạo, chuyển đổi nội dung ý nghĩa nghệ thuật của văn bản
thành âm thanh, nhịp điệu, tốc độ, sự ngừng nghỉ và sắc thái cảm xúc, thẩm
mĩ, thái độ của người đọc.
- Quá trình ngôn ngữ và văn học.
- Quá trình thông tin và giao tiếp.
Đọc diễn cảm làm nổi bật đặc điểm, cảm xúc thẩm mĩ và đời sống tinh
thần của tác phẩm, tạo ra mối quan hệ xúc động riêng tư của người đọc đối
với tác phẩm.
Đọc diễn cảm là cách sử dụng giọng đọc có kèm theo điệu bộ, cử chỉ, nét
mặt,… nhằm truyền tải những tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác
phẩm và cả những tư tưởng, tình cảm của người đọc đến người nghe.
Đọc diễn cảm thể hiện ở khả năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng,
cường độ giọng nhằm biểu đạt ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm,
góp phần chuyển tải thông điệp thẩm mĩ đến với người nghe. Đọc diễn cảm

chỉ được thực hiện trên cơ sở đọc đúng, đọc lưu loát và thông hiểu nội dung
văn bản.
1.1.2. Các kĩ thuật đọc diễn cảm
Khi nói đến đọc diễn cảm, người ta thường nói về một số kĩ thuật như:
xác định giọng điệu tác phẩm, xác định trọng âm, xác định chỗ ngắt giọng,
xác định tốc độ đọc, xác định cường độ giọng, xác định cao độ, xác định tư
thế, nét mặt, cử chỉ.
* Xác định giọng điệu tác phẩm
6
Mỗi thể loại văn học, mỗi tác phẩm văn học,… lại có những giọng đọc
khác nhau. Việc xác định đúng giọng điệu tác phẩm có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong việc đọc tác phẩm.
Giọng điệu cơ bản của tác phẩm tựa như một cái nền trên đó người đọc
dựng nên những bức tranh, những sự kiện riêng biệt, những nhân vật tham gia
vào những sự kiện riêng biệt đó. Giọng điệu cơ bản này do nội dung và hình
thức nghệ thuật của văn bản qui định. Tùy theo chủ đề, nội dung tư tưởng của
tác phẩm, tùy theo thể loại, phong cách ngôn ngữ của tác phẩm mà định ra
giọng điệu của tác phẩm.
Trên cơ sở giọng điệu cơ bản ấy, người đọc vận dụng để xây dựng
giọng điệu sinh động cho các phần, các chi tiết, tình tiết, các nhân vật khác
nhau trong tác phẩm.
Một số loại giọng điệu: vui, buồn, hóm hỉnh, bình dị, âu yếm, độc ác,
tôn kính, khinh miệt, hoài nghi, phủ định, khẳng định, hứng khởi, cương trực,
lười nhác,…
Giọng điệu của nhân vật do đặc điểm của hình tượng nhân vật qui định.
Đặc điểm của nhân vật được thể hiện qua diện mạo, tâm trạng, cá tính, trạng
thái tâm hồn, lối sống, cách nói, môi trường sống, hành động,…
Thông qua giọng điệu, người đọc đã phần nào thể hiện được thái độ của
mình đối với các nhân vật của tác phẩm, đối với các sự việc, đồng thời mở ra
trước mắt người nghe những tư tưởng của tác giả. Vì người đọc dường như

đứng trên quan điểm của tác giả và dùng những bức tranh âm thanh để truyền
đạt đến người nghe nội dung tác phẩm.
* Xác định trọng âm
Trọng âm là độ vang, độ mạnh khi phát ra âm tiết. Dựa vào sự phát
âm một tiếng mạnh hay yếu, kéo dài hay không kéo dài, đường nét thanh điệu
rõ hay không rõ, người ta chia các tiếng trong chuỗi lời nói thành tiếng có
trọng âm (là tiếng có trọng âm mạnh) và tiếng không có trọng âm (tiếng có
trọng âm yếu).
7
Trọng âm mạnh thường rơi vào các từ có chứa đựng thông tin mới hoặc
có tầm quan trọng trong câu. Trọng âm yếu đi vào các từ không có hoặc có ít
thông tin mới. Đây là căn cứ để chúng ta đọc rõ, nhấn giọng hay kéo dài
những từ quan trọng trong bài.
Thực từ thường có trọng âm mạnh còn hư từ mang trọng âm yếu. Đa
phần, trong câu mỗi ngữ đoạn (mà đường ranh giới là những chỗ ngắt nghỉ)
được kết thúc bằng một trọng âm. Đây là căn cứ quan trọng để xác định chỗ
ngắt nghỉ trong câu văn, câu thơ, cũng là căn cứ để xác định những chỗ cần
luyện ngắt giọng trong bài.
* Xác định chỗ ngắt giọng
Ngắt giọng trong việc đọc diễn cảm tác phẩm văn học chiếm một vị trí
đáng kể. Ngắt giọng là cách nghỉ, cách dừng lại giây lát trong khi đọc. Ngắt
giọng là một phương tiện để bộc lộ ý tứ của bài đọc văn học. Có ba hình thức
ngắt giọng khi đọc: ngắt giọng lôgic, ngắt giọng tâm lí và ngắt giọng thi ca.
- Ngắt giọng lôgic là hình thức ngắt giọng dựa trên lôgic của ngữ nghĩa và
ngữ pháp của văn bản. Cơ sở để ngắt giọng lôgic thường dựa trên các yếu tố
hình thức như cụm từ, câu, đoạn, khổ, dấu câu,…
- Ngắt giọng tâm lí: là một phương tiện tác động đến tình cảm người nghe.
“Không có ngắt giọng lôgic câu sẽ không có nội dung, không có ngắt giọng
tâm lí câu sẽ không có sức sống,… Ngắt giọng lôgic phục vụ cho trí tuệ, ngắt
giọng tâm lí phục vụ cho tình cảm”. Sự im lặng có tác dụng truyền cảm, đó

chính là ngắt giọng tâm lí. Ngắt giọng tâm lí tác động mạnh đến người nghe,
vì vậy không được lạm dụng ngắt giọng tâm lí.
- Ngắt giọng thi ca: là hình thức ngắt giọng chỉ có trong thơ. Ngắt giọng
thi ca thường được đặt ở cuối câu thơ, khổ thơ. Nhờ có ngắt giọng thi ca mà
nhịp thơ được giữ vững. Thơ thường có lối ngắt giọng cố định. Vì vậy khi đọc
nếu không tuân thủ việc ngắt giọng trong thơ thì người nghe không cảm nhận
được nhịp điệu thơ và nhịp điệu của toàn bộ tác phẩm bị phá vỡ, bài thơ chỉ
còn là một bài văn xuôi mà thôi.
8
Ngắt giọng thi ca có thể trùng với ngắt giọng lôgic và ngắt giọng tâm lí.
Điều này là hết sức tự nhiên.
* Xác định tốc độ đọc
Tốc độ đọc chi phối sự diễn cảm, có ảnh hưởng đến việc thể hiện ý nghĩa,
cảm xúc. Trong quá trình đọc cần xác định đúng và làm chủ được tốc độ đọc.
Việc xác định tốc độ đọc do nội dung văn bản qui định. Ngoài ra nó còn
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như trình độ, khả năng tiếp nhận của người đọc
và người nghe. Có các loại tốc độ đọc như hơi nhanh, nhanh, khẩn trương,
vừa phải, hơi chậm, chậm rãi.
Khi đọc một văn bản không phải khi nào cũng giữ nguyên một tốc độ
đọc. Tùy thuộc vào nội dung, diễn biến của văn bản mà cũng cần thay đổi tốc
độ đọc một cách linh hoạt cho phù hợp.
Quy tắc chung trong việc sử dụng tốc độ như sau: toàn bài phải đọc với
tốc độ vừa phải. Trên nền tảng tốc độ vừa phải đó, có thể thay đổi tốc độ
nhanh chậm khác nhau để làm cho bài đọc diễn cảm và sinh động.
Nếu thay đổi tốc độ liên tục mà không chú ý đến mối quan hệ của nó
với tính chất và nội dung bài học sẽ làm cho lời lẽ của người đọc mất tự
nhiên. Nhưng có trường hợp nếu chỉ sử dụng một tốc độ đều đều, không có sự
thay đổi sẽ làm cho lời lẽ đơn điệu, buồn ngủ.
* Xác định cường độ của giọng
Cường độ của giọng là độ vang, độ hoàn chỉnh của giọng, là khả năng

điều chỉnh giọng đọc làm cho nó có thể nhỏ, to, có thể tạo được các bậc thang
chuyển độ vang từ to đến nhỏ và ngược lại.
Thông thường người ta thường sử dụng cường độ vừa phải khi đọc. Để
phù hợp với nội dung bài đọc, người ta phải thay đổi cường độ, lúc thì tăng
thêm, khi thì giảm bớt cường độ.
Cường độ đọc cũng do văn bản qui định. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc
vào khả năng về cường độ phát âm của mỗi người, số lượng người nghe và
không gian đọc.
9
Cường độ đọc là một yếu tố của ngữ điệu, nó giúp cho người đọc minh
họa được rõ nét và sinh động hình tượng các nhân vật, tính cách và hành vi
của họ.
* Xác định cao độ
Khi nói đến việc sử dụng cao độ để đọc diễn cảm là muốn nói đến những
chỗ lên giọng, xuống giọng có dụng ý nghệ thuật.
Cần kết hợp cao độ và cường độ trong giọng đọc để phân biệt lời tác giả
và lời nhân vật. Khi đọc những lời dẫn truyện cần đọc với giọng nhỏ hơn,
thấp hơn những lời nói trực tiếp của nhân vật. Ở đây có sự chuyển giọng mà
những lời dẫn như nền thấp để cho những lời đối thoại nổi lên.
Như vậy, chúng ta đã tách ra từng thông số âm thanh để phân tích, còn
trên thực tế, đọc diễn cảm, giọng đọc, ngữ điệu đọc là sự hòa đồng của tất cả
những đặc điểm âm thanh này để tạo nên một âm hưởng chung của bài đọc.
* Tư thế, nét mặt, cử chỉ
Đây là các phương tiện phi ngôn ngữ, phi âm thanh nhưng có vai trò vô
cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của bài đọc.
Tư thế đọc tức là vị trí cơ thể của người đọc trong lúc trình bày tác phẩm
văn học. Khi đọc phải giữ sao cho tư thế tự nhiên và đẹp, không gò bó; tư thế
phải ung dung, có phong thái, không đi lại quá nhiều.
Trong lớp học, khi đọc GV có thể ngồi hoặc đứng kết hợp với đi lại một
cách hợp lí.

- Nét mặt: Vẻ mặt phù hợp, biểu cảm sẽ giúp người nghe dễ dàng tiếp thu
được ý nghĩa, cảm xúc của tài liệu đọc. Vẻ mặt người đọc biểu lộ những điều
miệng nói ra, nếu là nội dung vui thì nét mặt sẽ lộ vẻ tươi cười, nội dung buồn
thì nét mặt ủ dột. Những vẻ mặt đó ta không thể cố gắng tạo ra một cách
gượng ép mà nó sẽ tự xuất hiện nếu người đọc hiểu thấu nội dung và cảm thụ
được nó.
- Cử chỉ, điệu bộ là động tác của tay. Cử chỉ cũng như tư thế, nét mặt là
phương tiện bổ sung vào bài đọc văn học được ứng dụng làm phương tiện
diễn cảm trong những điều kiện đọc nhất định.
10
Cử chỉ cần đơn giản, chân thực, diễn cảm, phù hợp với những xúc động
trong tâm hồn người đọc, biểu lộ những thái độ của người đọc với nhân vật,
sự kiện được miêu tả trong tác phẩm. Sử dụng cử chỉ cần tránh máy móc, tùy
tiện hay lặp đi lặp lại quá nhiều.
Cử chỉ của người đọc không nhất thiết phải là cử chỉ của nhân vật trong
văn bản. Người đọc không thể mô tả và biểu hiện tất cả các cử chỉ của nhân
vật trong khi đọc. Nhiều khi cử chỉ xuất phát từ chính cảm xúc của người đọc
về tác phẩm, về nhân vật trong tác phẩm.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý nếu sử dụng nét mặt, cử chỉ quá nhiều một
cách tùy tiện, người nghe sẽ bị phân tán và ít chú ý đến ngôn ngữ nghệ thuật.
1.1.3. Nội dung chương trình Tập đọc lớp 4
Từ năm 2002-2003, chương trình TV năm 2000 (còn gọi là chương
trình 175 tuần) không kể những tuần ôn tập dành cho 5 lớp Tiểu học gồm 42
bài Tập đọc ở lớp 1 và 365,5 tiết Tập đọc ở lớp 2, 3, 4, 5.
Ở khối lớp 4 mỗi tuần có 2 tiết Tập đọc.
Chương trình SGK dạy học Tập đọc lớp 4.
Ở lớp 4, các bài Tập đọc được phân bố vào từng tuần cùng với các phân
môn khác, gồm 10 chủ điểm sau:
Thương người như thể thương thân
Măng mọc thẳng

Trên đôi cánh ước mơ
Có chí thì nên
Tiếng sáo diều
Người ta là hoa đất
Vẻ đẹp muôn màu
Những người quả cảm
Khám phá thế giới
Tình yêu cuộc sống
Mỗi chủ điểm được học trong 3 tuần, mỗi tuần gồm 2 tiết Tập đọc, cụ
thể như sau:
11
Chủ điểm 1: Thương người như thể thương thân
Tuần 1: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Mẹ ốm
Tuần 2: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo), Truyện cổ nước mình
Tuần 3: Thư thăm bạn, Người ăn xin
Chủ điểm 2: Măng mọc thẳng
Tuần 4: Một người chính trực, Tre Việt Nam
Tuần 5: Những hạt thóc giống, Gà trống và cáo
Tuần 6: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca, Chị em tôi
Chủ điểm 3: Trên đôi cánh ước mơ
Tuần 7: Trung thu độc lập, Ở vương quốc tương lai
Tuần 8: Nếu chúng mình có phép lạ, Đôi giày ba ta màu xanh
Tuần 9: Thưa chuyện với mẹ, Điều ước của vua Mi-đát
Tuần 10: Ôn tập giữa học kì I
Chủ điểm 4: Có chí thì nên
Tuần 11: Ông trạng thả diều, Có chí thì nên
Tuần 12: “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi, Vẽ trứng
Tuần 13: Người tìm đường lên các vì sao, Văn hay chữ tốt
Chủ điểm 5: Tiếng sáo diều
Tuần 14: Chú Đất Nung, Chú Đất Nung (tiếp theo)

Tuần 15: Cánh diều tuổi thơ, Tuổi ngựa
Tuần 16: Kéo co, Trong quán ăn “Ba cái bống”
Tuần 17: Rất nhiều mặt trăng, Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo)
Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I
Chủ điểm 6: Người ta là hoa đất
Tuần 19: Bốn anh tài, Chuyện cổ tích về loài người
Tuần 20: Bốn anh tài (tiếp theo), Trống đồng Đông Sơn
Tuần 21: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, Bè xuôi sông La
Chủ điểm 7: Vẻ đẹp muôn màu
Tuần 22: Sầu riêng, Chợ Tết
Tuần 23: Hoa học trò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
12
Tuần 24: Vẽ về cuộc sống an toàn, Đoàn thuyền đánh cá
Chủ điểm 8: Những người quả cảm
Tuần 25: Khuất phục tên cướp biển, Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Tuần 26: Thắng biển, Ga-vrốt ngoài chiến lũy
Tuần 27: Dù sao trái đất vẫn quay, Con sẻ
Tuần 28: Ôn tập giữa học kì II
Chủ điểm 9: Khám phá thế giới
Tuần 29: Đường đi Sa Pa, Trăng ơi…từ đâu đến
Tuần 30: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất, Dòng sông mặc áo
Tuần 31: Ăng-co Vát, Con chuồn chuồn nước
Chủ điểm 10: Tình yêu cuộc sống
Tuần 32: Vương quốc vắng nụ cười. Ngắm trăng, Không đề
Tuần 33: Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo), Con chim chiền chiện
Tuần 34: Tiếng cười là liều thuốc bổ, Ăn “mầm đá”
Tuần 35: Ôn tập cuối học kì II
Thông qua hệ thống các bài Tập đọc theo từng chủ điểm khác nhau sẽ
cung cấp cho HS những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người,… cung cấp
vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học như: đề tài, cốt

truyện, nhân vật,… qua đó rèn luyện nhân cách cho HS.
Dựa vào cơ sở mục đích yêu cầu, nội dung chính của bài và tình hình thực
tế của lớp, trình độ tâm sinh lí của HS, GV lựa chọn và tìm ra phương pháp
giảng dạy phù hợp để giờ học đạt hiệu quả cao.
1.1.4. Đặc điểm tâm lí học sinh lớp 4
Để nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 trong dạy học phân
môn Tập đọc một cách có hiệu quả thì một trong những yếu tố quan trọng mà
GV cần nắm vững đặc điểm tâm lí của HS Tiểu học. Có thể nói, đặc điểm tâm
lí của trẻ vừa là cơ sở khoa học của việc xác định mục tiêu, nội dung dạy học;
vừa là điều kiện để GV điều chỉnh việc nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho
HS lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc. Sau đây là một số đặc điểm tâm lí
của HS Tiểu học:
13
1.1.4.1. Khả năng chú ý
Chú ý không chủ định được phát triển mạnh và chiếm ưu thế. Những
kích thích cường độ lớn, mới lạ, sặc sỡ vẫn là mục tiêu có sức thu hút mạnh.
Chú ý có chủ định đang phát triển. Sức tập trung chú ý và tính vững bền của
chú ý chưa cao: HS lớp 1, 2 chỉ tập trung chú ý tốt khoảng 20 - 30 phút, các
lớp cuối cấp khoảng 30 - 35 phút. Khối lượng chú ý không lớn lắm (chỉ 2, 3
đối tượng so với 5, 6 đối tượng ở người lớn), khả năng phân phối chú ý còn bị
hạn chế nhiều, nhưng sự di chuyển chú ý lại phát triển nhanh vì hưng phấn
của chúng linh hoạt và nhạy cảm. Vì vậy, GV nên giao cho HS những công
việc hay nhiệm vụ học tập đòi hỏi sự chú ý của trẻ cũng như cần ấn định thời
gian hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ như yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm,
chơi trò chơi trong một khoảng thời gian nhất định.
1.1.4.2. Trí nhớ
Ở HS Tiểu học, trí nhớ trực quan - hình tượng được phát triển hơn trí
nhớ từ ngữ - lôgic. Tính không chủ định vẫn chiếm ưu thế trong ghi nhớ lẫn
tái hiện nhất là các lớp đầu cấp, HS có khả năng ghi nhớ tốt, đặc biệt là ghi
nhớ máy móc.

Giai đoạn lớp 1, 2, 3 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối và chiếm
ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều HS chưa biết tổ chức việc ghi
nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách
khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.
Giai đoạn lớp 4, 5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng
cường, ghi nhớ chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ
có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí
tuệ của HS, yếu tố tâm lí tình cảm hay hứng thú của các em,
Vì vậy, trong quá trình dạy học có sử dụng biện pháp nâng cao kĩ năng
đọc diễn cảm, cần nhắc nhở các em tích cực học tập, đưa ra những ý chính,
súc tích, dễ hiểu và dễ nhớ.
14
1.1.4.3. Năng lực hoạt động của trẻ
Tiểu học là giai đoạn HS chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt
động học tập, vì thế các em rất hiếu động, thích các hoạt vui chơi giải trí. Cử
động trở thành nhu cầu, nhiều khi không chủ định, ngoài sự kiểm soát của ý
chí. Khả năng kiểm chế ở trẻ còn hạn chế. Do cơ thể chưa phát triển hoàn
thiện nên trẻ còn vụng về trong các thao tác của tay, chân.
Chính vì khả năng hoạt động của trẻ còn hạn chế nên GV cần tổ
chức các hoạt động dạy học phù hợp với khả năng và sức lực của các em.
1.1.4.4. Tri giác
Khi bước vào bậc Tiểu học, trẻ tri giác không chủ định là chủ yếu,
chưa có kĩ năng điều khiển tri giác của mình, bị quy định bởi những đặc điểm
của chính đối tượng, những gì tương phản rõ rệt của đối tượng xung quanh,
chưa có khả năng xem xét đối tượng một cách tỉ mỉ và chi tiết.
Vào cuối cấp Tiểu học, quá trình tri giác của HS có những biến đổi
quan trọng. Các em nắm được kĩ thuật tri giác, học được cách nhìn, cách
nghe, học được cách phân biệt chủ yếu, quan trọng, cách nhìn thấy nhiều chi
tiết trong một đối tượng. Vì vậy, tri giác đã trở thành một quá trình có hướng
đích, được điều khiển có hướng đích. Hay nói một cách khác, ở trình độ này

tri giác có chủ định đã phát triển, có liên quan đến việc phát triển khả năng
quan sát ở HS.
Những đặc điểm trên cho thấy, khi thiết kế bài dạy Tập đọc có sử
dụng biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cần chú ý làm sao cho HS
nắm được bản chất cốt lõi của vấn đề, biết tổng hợp các nội dung một cách
khái quát nhất.
1.1.4.5. Đặc điểm nhận thức, tư duy của học sinh
Nhận thức cảm tính là chủ yếu, nhận thức lí tính chưa phát triển. Chưa
có năng lực tập trung lâu dài. Đặc điểm nổi bật nhất của tư duy là chuyển dần
từ tính trực quan, cụ thể chuyển sang tính trừu tượng, khái quát: tính trực
quan giảm dần còn tính trừu tượng, khái quát tăng dần theo khối lượng nhận
thức.
15
Tóm lại, mọi biểu hiện tâm lí của trẻ chưa ổn định, chưa bền vững nên
dễ bị giao động theo các tác động của môi trường sống. Vì vậy trong quá trình
dạy học cần phải dựa vào đặc điểm tâm lí của đối tượng để lựa chọn và xây
dựng phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học phù hợp, có như vậy
tiết dạy mới có hiệu quả cao được.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
1.2.1.1. Tình hình của trường Tiểu học Ngô Quyền
Trường Tiểu học Ngô Quyền được thành lập ngày 08/7/1992 theo
Quyết định của Ủy ban nhân dân Thị xã Buôn Ma Thuột, nay là thành phố
Buôn Ma Thuột trên cơ sở trường Phổ thông cơ sở Tân Thành (cơ sở có từ
trước giải phóng, cơ sở cũ đã xuống cấp, điều kiện dạy học nghèo nàn). Năm
học 1995 -1996 có 1482 HS với 41 lớp do yêu cầu xây dựng trường chuẩn
Quốc gia, năm học 2000 - 2001 trường có 1190 HS với 32 lớp. Trường được
công nhận trường Tiểu học chuẩn Quốc gia năm 2000 - 2001, là đơn vị đầu
tiên được công nhận ở Thành phố, Tỉnh.
Chất lượng đội ngũ

Năm học 2014 - 2015 (tính đến tháng 3 năm 2015): trường có 50
người trong đó: nam: 06, nữ: 44, dân tộc: 02, đảng viên: 32, cán bộ quản lí:
03, GV: 41 (01: Tổng phụ trách Đội), nhân viên: 06, trong đó: Đại học, Cao
đẳng: 44, Trung cấp: 04, 2 bảo vệ. Riêng GV: Đại học, Cao đẳng: 38, Trung
cấp: 03, trên chuẩn: 38/41, tỉ lệ: 93%, đạt chuẩn: 100%. GV dạy giỏi cấp
thành phố trở lên: 33 người, trong đó có 02 GV giỏi Quốc gia, 7 GV giỏi cấp
tỉnh, 24 GV giỏi cấp thành phố.
Chất lượng học sinh:
Năm học: 2013 - 2014 trường có 1211 em với quy mô 31 lớp, trong đó
có HS nữ: 582 em/1211, dân tộc: 58 em, DTTN: 17 em, hộ nghèo: 01 em (có
sổ), HSKT: 02 em
+ Hạnh kiểm: thực hiện đầy đủ: 1211 em/1211 em, tỉ lệ 100%
16
+ Văn hóa: HS lên lớp: 1211/1211, tỉ lệ 100%, HSHTCTTH: 275/275
tỉ lệ 100%
Trong đó HS giỏi: 991/1211, tỉ lệ 81,83% vượt năm học vừa qua
0,83% và vượt kế hoạch 25,4%, HS tiên tiến 183/1211, tỉ lệ 15,11% vượt
năm học vừa qua 0,18% ; HS giỏi và tiên tiến: 1174/1221, tỉ lệ: 96,94% vượt
năm học vừa qua: 0,97% và vượt kế hoạch năm học: 13,33%
+ Kết quả HS giỏi: cấp tỉnh có nội dung thi: 23 em, cấp thành phố:
146 em, HS giỏi Quốc gia: 01 em
 Thuận lợi
Đội ngũ cán bộ, GV có trình độ chuyên môn – nghiệp vụ, kỹ năng
quản lý, kỹ năng giảng dạy tốt, tâm huyết và trách nhiệm trong công tác
nhiệm vụ được giao. GV ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, có
kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý HS. Các thầy cô giáo có lối sống
giản dị, trung thực và đoàn kết. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý,
GV của nhà trường ổn định, đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục.
Trường nằm ở vị trí thuận lợi về giáo dục và giao thông. Cơ sở vật
chất, khung cảnh sư phạm tương đối đẹp, trang thiết bị phục vụ công tác

giảng dạy và giáo dục khá đầy đủ. Nhà trường đảm bảo sử dụng có hiệu quả
cơ sở vật chất được trang bị.
 Khó khăn
Phòng học còn thiếu
Chưa có các phòng chức năng để tổ chức các hoạt động theo trường
Chuẩn Quốc gia.
Một phần sân chơi cho HS còn nhếch nhác, chưa có kinh phí để nâng
cấp.
Khu vực sân dành riêng cho HS học giờ thể dục chưa đáp ứng được yêu
cầu tối thiểu về cơ sở hạ tầng nên các em phải mượn sân trường để học, gây
ảnh hưởng không ít đến các lớp học bên trong, nhà trường chưa có giải pháp
khắc phục.
17
Đa số bàn ghế HS chưa đạt chuẩn về quy cách theo độ tuổi. Nhiều bộ
đã xuống cấp, hư hỏng, chưa có điều kiện thay thế.
Chưa có GV biên chế dạy môn Thể dục và Tin học.
GV trẻ ít, một số GV nhiều tuổi, trình độ không đồng đều.
1.2.2. Khảo sát kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh lớp 4 trường Tiểu học
Ngô Quyền, Thành phố Buôn Ma Thuột
 Kết quả giáo dục học kỳ I năm học 2014-2015 của học sinh khối 4
Tổng số HS: 210 em
Về năng lực phát triển phẩm chất: HS thực hiện đủ các nhiệm vụ được
nhận xét đánh giá, xếp loại theo quy chế, đạt:
+ Thực hiện đủ: 210 HS; Tỉ lệ đạt: 100%
+ Thực hiện chưa đủ: 0
Về phát triển năng lực nhận thức
+ HS hoàn thành: đạt 200 em; Tỉ lệ đạt: 95,2%
+ HS chưa hoàn thành: 10 em; Tỉ lệ đạt: 4,8%
 Kết quả học kỳ I năm học 2014 - 2015 phân môn Tập đọc của học sinh
khối 4

Lớp Sĩ số Hoàn thành Chưa hoàn thành
Số
lượng
Tỉ lệ Số
lượng
Tỉ lệ
4A 43 43 100% 0 0%
4B 43 43 100% 0 0%
4C 42 42 100% 0 0%
4D 42 42 100% 0 0%
4E 40 40 100% 0 0%
Bảng 1.1: Kết quả học kỳ I năm học 2014-2015 phân môn Tập đọc của học
sinh khối 4 trường Tiểu học Ngô Quyền
 Khảo sát kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh lớp 4 trường Tiểu học
Ngô Quyền, Thành phố Buôn Ma Thuột
Để khảo sát kĩ năng đọc diễn cảm của HS lớp 4 trường Tiểu học Ngô
Quyền, Thành phố Buôn Ma Thuột, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu thăm
dò (xem phụ lục 3) cho 20 GV trường Tiểu học Ngô Quyền. Độ tuổi tham gia
18
từ 30 – 35 tuổi có 2 GV, từ 35 – 40 tuổi có 5 GV, độ tuổi từ 40 – 50 tuổi 10
GV, trên 50 tuổi có 5 GV. Chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1.2: Sự cần thiết của việc nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh
lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc
Qua bảng thống kê cho chúng ta thấy 100% GV đều nhận thấy sự cần
thiết của việc nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 trong dạy học
phân môn Tập đọc. Có 60% cho rằng rất cần thiết, 40% cho rằng cần thiết.
Điều này đã cho thấy được sự cần thiết của việc nâng cao kĩ năng đọc diễn
cảm cho HS lớp 4 trong dạy học để phát huy vai trò chủ thể của người học.
Các ý
kiến

Tốt Bình thường Chưa thật tốt
Không
đạt yêu cầu
Số lượng
5 12 3 0
Tỉ lệ
25% 60% 15% 0%
Bảng 1.3: Ý kiến về việc nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh lớp 4
trường Tiểu học Ngô Quyền, Thành phố Buôn Ma Thuột
Có 25% ý kiến đánh giá tốt thì cho rằng GV có thể áp dụng các hướng
dẫn đó để đưa vào giảng dạy đối với đối tượng HS của mình. 60% ý kiến
đánh giá bình thường thì cho rằng chưa có sự hướng dẫn cụ thể, chưa ấn định
được thời gian. Còn 15% đánh giá thật sự chưa tốt thì cho rằng chưa có sự
hướng dẫn còn chung chung, chưa được rõ ràng.
1.3. Tiểu kết
Trong chương 1, chúng tôi đặt ra cơ sở lí luận của việc đọc diễn cảm trong
dạy học phân môn Tập đọc cho HS lớp 4. Cụ thể về khái niệm, kĩ thuật đọc
diễn cảm, nội dung chương trình Tập đọc lớp 4. Nghiên cứu cho thấy, việc
Ý kiến Không
cần thiết
Bình thường Cần thiết Rất cần thiết
Số lượng 0 0 7 13
Tỉ lệ 0% 0% 40% 60%
19
đọc diễn cảm phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chú ý, trí nhớ, năng lực hoạt
động của trẻ, tri giác, đặc điểm nhận thức, tư duy của HS.
Cũng trong chương này, chúng tôi nêu lên những vấn đề thực trạng
trong việc dạy đọc diễn cảm cho HS lớp 4 tại trường Tiểu học Ngô Quyền.
Thực tế cho thấy còn một số GV chưa thực sự quan tâm đến yếu tố linh hoạt,
sáng tạo trong việc dạy đọc diễn cảm cho HS. Quan niệm này dẫn đến tình

trạng GV thường dạy HS đọc thuộc lòng giọng đọc, ít chú ý đến việc dạy HS
đọc diễn cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ. Vì vậy, hiệu quả tiếp nhận tác phẩm
và chất lượng giáo dục chưa cao. Những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên
là những định hướng quan trọng để chúng tôi xây dựng các biện pháp nâng
cao kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 trong dạy học phân môn Tập đọc.
20

×