Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận môn tài chính doanh nghiệp Thương vụ Microsoft - Yahoo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.82 KB, 26 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
TIỂU LUẬN
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Thương vụ Microsoft - Yahoo
NHÓM 6
Lớp TCDN sáng thứ 3 – ca 1 – hội trường D4
GIẢNG VIÊN: Nguyễn Hồng Hiệp
Email:
Thương vụ Microsoft – Yahoo Lớp TCDN – Sáng thứ 3 – Ca 1 – Hội trường D4
DANH SÁCH NHÓM 6
1. Đỗ Hương Quỳnh – TTQTB K11 (NT)
2. Lê Thị Diệu Hương – TTQTB K11
3. Vi Thùy Linh – TTQTB K11
4. Đinh Thị Hồng – TTQTB K11
5. Bùi Thị Hồng Vinh – TTQTC K11
6. Trương Thị Hằng – NHH K11
7. Phạm Thị Hòa – NHG K11
8. Nông Thị Vân Ngà – KTB K11
9. Nguyễn Quang Đức – TTQTB K11
MỤC LỤC
I/ Giới thiệu chung về thương vụ 4
1. Microsoft và Yahoo
2. Bản chất thương vụ
II/ Phân tích diễn biến thương vụ 8
A. Lý do Microsoft mua Yahoo 8
1. Lý do khách quan – Những yếu tố cạnh tranh từ Google
2. Lý do chủ quan
B. Điều gì xảy ra khi Microsoft mua Yahoo? 11
2
Thương vụ Microsoft – Yahoo Lớp TCDN – Sáng thứ 3 – Ca 1 – Hội trường D4
1. Điều tốt


2. Không tốt
C. Diễn biến thương vụ Microsoft – Yahoo 14
1. Đại gia Microsoft ngỏ lời cầu hôn, Yahoo kiêu căng từ chối
2. Microsoft chơi đòn tâm lý - Yahoo chơi trò mèo vờn chuột
3. Kẻ 8 lạng người nửa cân
4. Cuộc hôn nhân bất thành
5. Không thành vợ chồng cũng thành tri kỉ
D. Nguyên nhân thất bại 20
III/ Đánh giá thương vụ 21
1. Về phía Microsoft
2. Về phía Yahoo
3. Nhận định của các nhà phân tích
Kết luận
I/ Giới thiệu chung về thương vụ:
1. Microsoft và Yahoo
Tiêu chí Microsoft Yahoo
Loại hình Công ty cổ phần Công ty cổ phần
Thành lập Năm 1975 Microsoft được thành
lập ở Albuquerque, New Mexico
bởi 2 chàng trai trẻ và một trong 2
người đã bỏ dở chương trình học
đại học của mình. Một sự khởi đầu
Thành lập Santa Clara,
California, Hoa Kỳ (1/3/1995).
Tên Yahoo là một từ viết tắt cho
"Yet Another Hierarchichal
Officicious Oracle".
3
Thương vụ Microsoft – Yahoo Lớp TCDN – Sáng thứ 3 – Ca 1 – Hội trường D4
không may và một tham vọng mơ

hồ: “Máy tính cá nhân có trên bàn
của mỗi hộ gia đình”.
Trụ sở Redmond, Washington, Mỹ 701 First Avenue, Sunnyvale,
California, Hoa Kỳ
Khu vực hoạt
động
Microsoft có mặt tại hầu hết các
quốc gia và đặt chi nhánh ở hơn
102 quốc gia (2007)
Trên toàn thế giới
Ngành nghề
hoạt động
kinh doanh
Phần mềm máy tính, phần cứng
máy tính, xuất bản. Nghiên cứu và
phát triển trò chơi điện tử…
Internet và phần mềm máy tính
Thành viên
chủ chốt
Bill Gates - sáng lập & chủ tịch,
Paul Allen - đồng sáng lập, Steve
Ballmer - TGĐ.
Carol Bartz - TGĐ, Roy J.
Bostock, Chủ tịch Jerry Yang,
Đồng sáng lập David Filo.
Lao động
(2009)
93.000 người 13.900 người
Năm
Tiêu chí

2007 2008 2009
MICROSOFT
Doanh thu 51.122 60.420 58.437
4
Thương vụ Microsoft – Yahoo Lớp TCDN – Sáng thứ 3 – Ca 1 – Hội trường D4
COR
POR
ATIO
N
Lợi nhuận ròng 14.065 17.681 14.569
Tổng tài sản 63.171 72.793 77.888
( Annual report of MSFT – from website: )
Năm
Tiêu chí
2007 2008 2009
YAHOO
INCORPORATION
Doanh thu 6.969 7.208 6.460
Lợi nhuận ròng 0.660 0.424 0.386
Tổng tài sản 12.229 13.689 14.936
( Annual report of Yahoo! Inc – from website: )
 Từ các số liệu tài chính cũng như số liệu về số lượng nhân viên của hai tập
đoàn, ta có nhận xét là Quy mô của Yahoo nhỏ hơn Microsoft rất nhiều!
• Microsoft
Microsoft vươn lên thống trị thị trường hệ điều hành cho máy tính gia đình
với MS-DOS giữa những năm 1980. Cổ phiếu của công ty sau khi được phát hành lần
đầu ra thị trường đã tăng giá nhanh chóng và tạo ra 4 nhà tỷ phú và 12000 nhà triệu
phú trong công ty. Xuyên suốt lịch sử, tập đoàn này luôn là mục tiêu của rất nhiều sự
5
Thương vụ Microsoft – Yahoo Lớp TCDN – Sáng thứ 3 – Ca 1 – Hội trường D4

chỉ trích, bao gồm các thủ đoạn độc quyền kinh doanh. Trong đó có từ phía Ủy ban
công lý Hoa Kỳ (United States Department of Justice), và Ủy ban châu Âu
(European commission), đã làm Microsoft dính vào rất nhiều vụ kiện tụng về chống
độc quyền.
Vào tháng 3/2004, EU đã có một số biện pháp mạnh để yêu cầu Microsoft
gỡ bỏ chương trình Windows Media Player ra khỏi các phiên bản của hệ điều hành
Windows và Microsoft phải trả một khoản tiền phạt lên đến 610,4 triệu USD vì công
ty này đã lạm dụng vị thế thống trị của hệ điều hành để chèn ép đối thủ cạnh tranh.
Tháng 1/2008, EU chính thức cáo buộc Microsoft vi phạm luật chống độc
quyền vì cài sẵn trình duyệt Internet Explorer (IE) trong hệ điều hành Windows ở hầu
hết các máy tính cá nhân trên thế giới.
Ngoài ra, Microsoft còn phải đương đầu với vô số các vụ kiện về bản quyền
và các vụ kiện chống độc quyền khác.
• Yahoo
Yahoo ngày càng được phổ biến và phát triển, những dịch vụ của Yahoo
ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Có thể kể đến các dịch vụ như Yahoo! Mail,
Yahoo! Messenger, Yahoo! Groups Nhiều dịch vụ trước kia là công ty độc lập được
Yahoo mua như GeoCities và eGroups. Yahoo nay đã bắt đầu hợp tác với một số công
ty viễn thông và dịch vụ Internet như BT tại Vương Quốc Anh, Rogers
Communications tại Canada và SBC.
2. Bản chất thương vụ
Ban đầu Microsoft muốn mua lại toàn bộ cổ phiếu của Yahoo để thâu tóm tập
đoàn này. Khi thỏa thuận không thành công, Microsoft bày tỏ ý định mua lại 16% cổ
phần của Yahoo. Vì vậy về bản chất, thương vụ này là một vụ mua lại.
6
Thương vụ Microsoft – Yahoo Lớp TCDN – Sáng thứ 3 – Ca 1 – Hội trường D4
• Khái niệm
- Là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hay một phần vốn/tài sản của doanh
nghiệp khác, đủ để chi phối và kiểm soát doanh nghiệp đó.
- Có thể thông qua thỏa thuận hoặc không (đây là thương vụ mua lại có thỏa

thuận).
- Công ty bị mua chấm dứt hoạt động hoặc tồn tại dưới dạng công ty con.
- VD: Bank of America mua lại Merill Lynch (2008)
• Động lực
- Bên mua: Động lực của bên mua có thể là hợp lực (hợp lực tiết kiệm
chi phí, hợp lực tài chính, hợp lực kinh doanh); sự hấp dẫn về giá cổ phần
của công ty mục tiêu hoặc đa dạng hóa hoạt động.
=> Trong thương vụ này, động lực của Microsoft là hợp lực và đa dạng hóa
hoạt động.
- Bên bán: hợp lực, thoái vốn hoặc khánh kiệt.
=> Động lực của Yahoo khi ngồi vào bàn đàm phán cũng là hợp lực.
• Các dạng kết hợp
- Kết hợp ngang: 2 doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh trên cùng thị trường.
- Kết hợp dọc: cùng nằm trên chuỗi giá trị, dẫn tới sự mở rộng phía trước/sau
(kết hợp tiến/lùi).
- Kết hợp tổ hợp: có 3 loại: kết hợp tổ hợp dạng thuần túy (không có
mối liên hệ), dạng bành trướng địa lý (cùng sản phẩm nhưng khác thị
trường) và dạng đa dạng hóa sản phẩm (khác sản phẩm nhưng gần về
công nghệ).
=> Thương vụ Microsoft – Yahoo thuộc loại kết hợp ngang.
II/ Phân tích diễn biến thương vụ
A. Lý do Microsoft mua Yahoo
7
Thương vụ Microsoft – Yahoo Lớp TCDN – Sáng thứ 3 – Ca 1 – Hội trường D4
1. Lý do khách quan – Những yếu tố cạnh tranh từ Google
- Bộ phận ứng dụng Internet của Microsoft còn yếu với mức doanh thu thấp (2.4
tỷ USD so với 7 tỷ USD của Yahoo và gần 17 tỷ USD của Google). Trong tình
hình Internet phát triển mạnh mẽ, với tham vọng và sức mạnh của mình,
Microsoft quyết định mở rộng mảng kinh doanh mạng.
- Phần mềm văn phòng Office (gói sản phẩm đem lại doanh thu số 1) của

Microsoft bị gói ứng dụng online Google Applications miễn phí của Google đe
dọa. Mua lại Yahoo giúp cho chiến lược "phần mềm như một dịch vụ" của
Microsoft trở nên hấp dẫn hơn trong mắt khách hàng doanh nghiệp.
"Phần mềm như một dịch vụ" là thuật ngữ để chỉ những ứng dụng được cung cấp trên nền
Web, thay vì phải cài đặt bằng đĩa CD lên máy tính như trước đây.
- Thị phần thị trường tìm kiếm (7% của Microsoft và 17% của Yahoo) thua xa
Google (53%)
Nguồn:
- Dịch vụ mail của Microsoft còn yếu (28 triệu người dùng) xếp thứ 3 và đang
giảm sút trong khi Google mới tham gia và đạt 13 triệu sau 3 năm với nhiều ưu
điểm nổi bật
- Sản phẩm hệ điều hành di động truyền thống (Window Mobile) bị Android của
Google dần lấn áp
- Google vừa mua lại công ty quảng cáo khổng lồ DoubleClick
2. Lý do chủ quan
- Các dịch vụ Internet rắc rối cần bộ mặt mới trong khi phần kỹ thuật của Yahoo
nổi tiếng về đơn giản, tiện dụng. Yahoo sở hữu những trung tâm dữ liệu cực kỳ
hiệu quả.
- Sở hữu đội ngũ kỹ sư tài năng của Yahoo, Microsoft sẽ có thể tăng tốc vũ bão
trên thị trường ứng dụng Web.
- Xu hướng Internet hóa (“phần mềm như một dịch vụ”) mà Microsoft đang
triển khai chậm chạp cần sự thúc đẩy mới.
Sự nổi lên chóng vánh của mạng Net và sự thành công choáng ngợp của world wide web đã
khiến nhiều người phải bất ngờ, trong đó có cả Gates. Năm 1995, Gates có chắp bút viết một
8
Thương vụ Microsoft – Yahoo Lớp TCDN – Sáng thứ 3 – Ca 1 – Hội trường D4
cuốn sách mang tựa đề "Con đường phía trước", đề cập một cách qua loa đến "Làn sóng mới
mang tên Net" và những ảnh hưởng tiềm ẩn của nó. Mặc dù các lần tái bản sau của cuốn
sách đã cố gắng khắc phục thiếu sót này, song rõ ràng Microsoft hoàn toàn chậm chân trong
cơn sốt dotcom. Đến năm 1998, Gates xác định Internet sẽ là trọng tâm, là trái tim của mọi

chiến lược kinh doanh trong tương lai. Nhưng bất chấp những thay đổi về tư tưởng và cả
những nỗ lực chuyển hướng của Microsoft, so với các đối thủ Google, Yahoo, gã khổng lồ
phần mềm vẫn luôn bị coi là "kẻ tụt hậu". Ngay trong buổi chia tay Microsoft chính thức
hôm 27/6/2008, Gates vẫn không quên ngậm ngùi thừa nhận rằng: "Không nhận ra sức
mạnh của Internet" chính là một trong những sai lầm lớn nhất của ông. Và mua lại Yahoo
có lẽ cũng là một cách để sửa chữa sai lầm đó.
- Sự hợp nhất làm giảm 1 đối thủ cạnh tranh và mang đến sức mạnh vượt trội
trong 1 số ngành (dịch vụ chat, các mối liên hệ trong thị trường thiết bị di động
của Yahoo mà Microsoft còn yếu), chiếm thị phần rất rộng (khoảng 15% trên
tổng lượng truy cập Internet)
- Tác dụng lớn về mặt marketing khi 2 công ty hàng đầu hợp tác
B. Điều gì xảy ra khi Microsoft mua Yahoo?
1. Điều tốt
• Thức tỉnh Google
Google gần như bất khả chiến bại trên các lĩnh vực tìm kiếm, tặng không
các dịch vụ hấp dẫn và quảng cáo. Nhưng có lẽ hãng đã trở nên quá tự mãn với
thành công chóng mặt của mình.
Ngoài chiến lược di động mang tên Android được chờ đợi ra, những dịch
vụ mới như Knol hầu như không gây được mấy chú ý.
Người ta rất muốn xem sự liên kết giữa Microsoft với Yahoo sẽ "châm
lửa sau lưng" Google như thế nào.
• Yahoo sẽ “kích” Microsoft live
9
Thương vụ Microsoft – Yahoo Lớp TCDN – Sáng thứ 3 – Ca 1 – Hội trường D4
Bậc hậu sinh Microsoft Live sẽ học hỏi được rất nhiều từ các dịch vụ và
trang Web của tiền bối Yahoo, từ giao diện, thiết kế, trải nghiệm cho đến tính
ứng dụng cao. Giao diện Windows Live sẽ trở nên đơn giản và trực quan hơn
chứ không rối rắm, rườm rà như hiện nay.
Hiện tại, Windows Live và Microsoft Office Live là hai dịch vụ Web
đang hoạt động của Microsoft, nhưng cả hai đều không có liên hệ trực tiếp với

hệ điều hành Windows lẫn Microsoft Office. Nói tóm lại, chúng là những mẩu
bánh mì vụn rời rạc, không có "dây dưa" gì với nhau.
Yahoo thì luôn nổi tiếng với khả năng giữ cho giao diện đơn giản, dễ
nhìn và dễ hiểu. Có thể lúc này, hãng không thể cạnh tranh được với Google,
nhưng thiết kế của Yahoo thì vẫn "ngon lành" hơn hẳn so với Microsoft.
• Cổng siêu truyền thông
MSN-Yahoo sẽ bắt tay cùng những gã khổng lồ truyền hình như NBC,
cũng như các kênh IPTV mới thành lập để trở thành điểm đến số 1 về nội dung
video. Tiềm lực của cả hai hãng sẽ giúp cho MSN-Yahoo trở thành "bá chủ"
trong lĩnh vực truyền thông trực tuyến.
MSN (viết tắt từ tên tiếng Anh Microsoft Network) là một tập hợp các dịch
vụ Internet cung cấp bởi Microsoft, ra đời cùng lúc với phiên bản Windows 95. Dịch
vụ email trên nền web Hotmail là một trong những sản phẩm đầu tiên (tháng 5 năm 2007 đã
được thay thế bởi Windows Live Hotmail), tiếp theo là dịch vụ nhắn tin nhanh MSN
Messenger, mới đây được thay thế bởi Windows Live Messenger.
• Một đối thủ tìm kiếm đích thực
Yahoo và MSN sẽ chấm dứt thời kỳ dạo chơi nhàn nhã trên thánh địa tìm
kiếm của Google. Google hiện đang kiểm soát 53% thị phần tìm kiếm trực
tuyến toàn cầu, trong khi cùng với nhau, Yahoo và Microsoft chỉ mới sở hữu
24% mà thôi.
10
Thương vụ Microsoft – Yahoo Lớp TCDN – Sáng thứ 3 – Ca 1 – Hội trường D4
Nhưng một khi đã liên minh, hai hãng sẽ có thể thổi một làn gió mới,
một sức sống mới vào trong công nghệ tìm kiếm. Những công cụ thú vị như
Hỗ trợ tìm kiếm và Shortcut của Yahoo sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, khiến
cho việc tìm kiếm thông tin trở nên nhanh, ưu việt và dễ dàng hơn nhiều so với
khi sử dụng Google.
• Một cuộc hôn nhân di động hạnh phúc
Microsoft và Yahoo kết hợp sẽ tạo ra những dịch vụ, công cụ di động
cực kỳ hấp dẫn. Hệ điều hành Windows Mobile sẽ hòa trộn với nền tảng

Yahoo! Go, gồm những dịch vụ ưu việt như tìm kiếm, bản đồ và email di động.
Yahoo lại đang quan hệ rất tốt với các mạng di động lớn, cũng như
những thương hiệu di động có tiếng như Nokia, Motorola và LG Electronics
2. Không tốt
• Tạm biệt các dịch vụ Yahoo
Viễn cảnh Yahoo hay MSN phải đóng cửa thật là tồi tệ, và đó cũng là
điều không ai mong xảy ra. Nhưng chắc chắn, một số dịch vụ trùng nhau giữa
Microsoft với Yahoo sẽ phải ra đi - như là chuyện tất yếu.
Những dịch vụ đã có thương hiệu như Yahoo Mail hay Hotmail sẽ vẫn
sống sót, nhưng nhiều khả năng chúng sẽ phải chia sẻ nguồn lực con người:
Cùng một nhóm phát triển sẽ phụ trách cả hai dịch vụ email này, và hệ quả là
sản phẩm đầu ra sẽ na ná như nhau, từ tính năng, chức năng, lỗ hổng cho đến
những hạn chế.
Người dùng MSN Chat hãy chuẩn bị tinh thần đổi sang một dịch vụ IM
mới, bởi đương nhiên, dịch vụ này không thể so bì được với Yahoo Messenger
và sẽ bị đào thải như một hệ quả.
11
Thương vụ Microsoft – Yahoo Lớp TCDN – Sáng thứ 3 – Ca 1 – Hội trường D4
• Hỗn loạn
Việc kết hợp hai gã khổng lồ sẽ tạo ra vô số sự nhầm lẫn rối bời. Liệu
bạn có thể dùng nick của MSN Messenger để đăng nhập vào Yahoo Mail hay
không? Liệu MSN Passport có được chấp nhận bên trong các dịch vụ Yahoo
cung cấp hay không?
• Độc quyền về di động
Nếu như những dịch vụ di động do "Microhoo!" cung cấp quá mạnh, họ
có thể bóp chết nền tảng Google Android từ trong trứng nước. Đây quả là một
điều vô cùng đáng tiếc, bởi nỗ lực nguồn mở của Google hứa hẹn người dùng
sẽ được sở hữu những mẫu điện thoại "không thể tùy biến và cá nhân hóa hơn
được nữa".
Rất may là Android đang nhận được sự hậu thuẫn của khá nhiều đại gia

công nghệ lẫn cộng đồng phát triển. Nhưng xét đến vị thế của Microsoft trên
thị trường, tinh thần cạnh tranh không khoan nhượng của hãng này, cộng với
quan hệ "thân mật" giữa Yahoo với các mạng di động, Android khó tránh cảnh
bươu đầu mẻ trán.
C. Diễn biến thương vụ Microsoft - Yahoo
1. Đại gia Microsoft ngỏ lời cầu hôn, Yahoo kiêu căng từ chối
Tối ngày 31/1, CEO Microsoft Steve Ballmer đã gửi thư tới ban lãnh đạo
Yahoo đề nghị trả 31 USD cho mỗi cổ phiếu của hãng này – tương đương với 44,6
tỉ USD. Với mức giá thâu tóm kỷ lục – 44,6 tỉ USD mà Microsoft đưa ra cho Yahoo
đã cho thấy quyết tâm của “gã khổng lồ” phần mềm nhằm đánh bại đối thủ Google.
Ngày 1/2 Microsoft chính thức ra giá 31 USD cho mỗi cổ phiếu Yahoo, tức
là cao hơn 62% so với giá đóng cửa cổ phiếu này hôm 31/1.
Ngày 2/2, Yahoo bảo họ cần thời gian cân nhắc
12
Thương vụ Microsoft – Yahoo Lớp TCDN – Sáng thứ 3 – Ca 1 – Hội trường D4
Sau khi tính toán thiệt hơn, ngày 11/2 Giám đốc điều hành Jerry Yang của
Yahoo đã thẳng thừng từ chối với lý do: mức giá nói trên quá thấp.
Và giới phân tích tin rằng hãng đang cố "dền dứ" để ép gã khổng lồ phần
mềm phải móc ví tới 40 USD cho mỗi cổ phiếu Yahoo. Vì ngay sau tuyên bố của
Microsoft, giá cổ phiếu Yahoo đã leo thang một cách chóng mặt. Chỉ trong vòng 10
ngày ngắn ngủi, giá cổ phiếu Yahoo đã tăng lên tới 29,87 USD, tức là xấp xỉ mức
giá "hào phóng" mà Microsoft ấn định.
Trong khi ấy, giá cổ phiếu Microsoft lại "đỏ loè" suốt từ đó, đã giảm xuống
chỉ còn 28,21 USD tại thời điểm kết thúc phiên giao dịch ngày 10/1. Tuy nhiên, phía
Microsoft tỏ ra cứng rắn và không hề có ý điều chỉnh lại mức giá.
2. Microsoft chơi đòn tâm lý - Yahoo chơi trò mèo vờn chuột
• Về phía Microsoft
Sau khi lời cầu hôn bị từ chối thẳng thừng, Microsoft vẫn không từ bỏ
ý định. Gã khổng lồ phần mềm đã sử dụng rất nhiều đòn "tâm lý chiến", đánh
vào đội ngũ nhân sự đang trong tình trạng hoang mang của Yahoo khi mà sau

hàng loạt cải tổ không thành công, có thể yahoo sẽ phải sa thải 1000 nhân
viên, tương đương 7% nguồn nhân sự của mình, trên phạm vi toàn thế giới.
Trong email của mình, ông Johnson tuyên bố Microsoft muốn "chiêu
nạp những tài năng hàng đầu", và vì quy mô tầm cỡ của hãng, "số lượng việc
làm đủ để đáp ứng một "đội quân nhân sự" hùng hậu.
Rồi thì ông hứa hẹn không ngớt về "những khoản tiền thưởng và phụ
cấp đáng kể" dành cho các nhân viên sau khi Microsoft - Yahoo sáp nhập. Rất
khôn ngoan, Johnson "bóng gió" nói rằng Microsoft không có bất cứ kế hoạch
"sa thải" lớn nào trong thời gian tới. Các cổ đông lớn của Yahoo có vẻ cũng
ủng hộ Microsoft ra mặt, tuy vẫn còn một số cố gắng thuyết phục đại gia này
nâng giá. Bên cạnh đó cũng có ít nhất vài lý do để tin rằng Microsoft sẽ
13
Thương vụ Microsoft – Yahoo Lớp TCDN – Sáng thứ 3 – Ca 1 – Hội trường D4
không chi thêm một xu nào hết, nhất là khi Yahoo chẳng "cố gắng" hay thiện
chí gì trong việc đàm phán. Nếu như Yahoo tiếp tục kháng cự, Microsoft có
thể chọn phương án khác là mua một lượng lớn cổ phiếu Yahoo và cắt cử
những cổ đông đại diện "chen chân" vào ban giám đốc Yahoo.
Các ứng viên của ban giám đốc mới sẽ được bỏ phiều bầu chọn trong
buổi họp thường niên Yahoo, dự kiến tổ chức vào tháng 6/2008. Chỉ cần trong
nội bộ Yahoo có đại diện của Microsoft, hãng sẽ từ từ tiến hành những nước
cờ thâu tóm tiếp theo nhất là khi Yahoo đang lao đao trong thời kì khó khăn.
• Về phía Yahoo
Giới phân tích cho rằng Yahoo sẽ chẳng có sự lựa chọn nào khác là
ngồi lại vào bàn đàm phán. Đơn giản, hãng không đủ sức để tự mình thoát ra
khỏi khó khăn.
Nhưng làm cho Microsoft toát mồ hôi hột một chút thì cũng chẳng hại
gì. Bất cứ khi nào Jerry Yang gọi điện đến, Giám đốc điều hành Steve
Ballmer của Microsoft cũng sẽ hồ hởi lắng nghe.
Thế nên Yahoo mới chơi những chiêu bài "mèo vờn chuột" như xúc
tiến đàm phán với News Corp, đánh tiếng quan tâm tới AOL của Time

Warner Tờ Wall Street Journal còn đưa tin rằng News Corp rất có thể sẽ
tách riêng MySpace.com rồi đem tích hợp vào Yahoo, để đổi lấy 20% cổ phần
của gã khổng lồ Internet. Tuy nhiên tất cả đều là những thông tin không chính
thức thực chất là sự cầu cứu bất thành của Yahoo.
3. Kẻ 8 lạng người nửa cân
Những ngày tiếp theo, vẫn là không khí căng thẳng trong sự giằng co giữa
các “ông lớn” của 2 tập đoàn
- 5/4, Microsoft ra hạn chót cho Yahoo và một cuộc chiến giành quyền kiểm
soát sẽ diễn ra trong 3 tuần. Chỉ sau sự kiện này mới có cuộc gặp gỡ giữa hai bên.
14
Thương vụ Microsoft – Yahoo Lớp TCDN – Sáng thứ 3 – Ca 1 – Hội trường D4
- 15/4, một cuộc gặp giữa hai bên diễn ra tại Portland, Oregon. Hai bên bí mật
đồng ý sẽ không thương lượng thêm trước khi hạn chót 26/4 đến.
- 18/4, một cuộc hội đàm qua điện thoại, Yahoo ngỏ giá 40 USD/cổ phiếu.
- 21/4, Yahoo công bố kết quả tài chính quý I. Mức tăng 0,37 USD/cổ phiếu
không làm thay đổi được cục diện.
- 26/4, Microsoft lên tiếng đe dọa lần cuối. Lúc này giá trị thương vụ vào
khoảng 44,06 tỉ USD.
- 29/4, nhiều cuộc điện thoại diễn ra, Yahoo cho biết họ sẵn lòng hạ giá 40
USD trước đây và yêu cầu Microsoft không đánh vào cổ đông hoặc rút lui.
- 30/4, gặp gỡ tại California, Yahoo ra giá 38 USD
4. Cuộc hôn nhân bất thành
Ngày 3/5, Jerry Yang và David Filo đến đại bản doanh Microsoft. Yahoo chỉ
chấp nhận giá 37 USD trong khi Microsoft không trả cao hơn 33 USD. Hai bên
không thống nhất về giá mua. Chán ngán và thất vọng, Microsoft chính thức rút lại
lời đề nghị mua lại, khiến cho giá cổ phiếu Yahoo tụt mạnh.
Tháng 7, Giám đốc điều hành Steve Ballmer của Microsoft khẳng định
không còn hứng thú với việc thâu tóm toàn bộ Yahoo. Thay vào đó, ông muốn mua
lại 16% cổ phần Yahoo với giá 8 tỷ USD và thêm 1 tỷ USD để mua mảng kinh
doanh tìm kiếm Yahoo. Đề nghị này của Microsoft là một giải pháp tình thế cho nhã

ý thâu tóm Yahoo trước đó của hãng. Câu trả lời từ Yahoo, dĩ nhiên vẫn là "Không".
Để trấn an các cổ đông giận dữ, Yahoo tìm cách hợp tác với Google, coi như
đó là giải pháp giúp hãng né tránh Microsoft. Jerry Yang hùng hồn tuyên bố trước
cổ đông rằng hợp đồng quảng cáo tìm kiếm với Google sẽ giúp Yahoo đạt được
15
Thương vụ Microsoft – Yahoo Lớp TCDN – Sáng thứ 3 – Ca 1 – Hội trường D4
doanh thu 800 triệu USD mỗi năm. Thế nhưng vào tháng 10, Google đã "bội tín",
quay lưng bỏ đi do lo sợ sa lầy vào cuộc chiến chống độc quyền với Bộ Tư Pháp
Mỹ. Lập tức, giá cổ phiếu Yahoo sụt giảm thê thảm, xuống mức xấp xỉ 9 USD.
Tháng 11, mệt mỏi trước áp lực từ dư luận và giới đầu tư, Giám đốc điều
hành Jerry Yang - người bị nhiều ý kiến kết tội là thủ phạm chính khiến thương vụ
Micro-hoo đổ vỡ - đã xin từ chức. Thay thế ông chèo lái con tàu Yahoo là nữ tướng
Carol Bartz.
5. Không thành vợ chồng cũng thành tri kỉ
Người điều hành mới tỏ ra rất khôn ngoan khi không để Yahoo rơi vào tay
Microsoft nhưng cũng không thể đứng nhìn Yahoo đơn độc hứng chịu vô vàn khó
khăn trong thời điểm hiện tại.
Sau hơn một năm rưỡi "cò kè" đàm phán, cuối cùng thì hai gã khổng lồ cũng
đạt được một thỏa thuận chung đường kéo dài 10 năm, mà mục tiêu hiển nhiên là
nhắm vào kẻ thù chung Google, hãng đang kiểm soát tới 65% thị phần tìm kiếm trực
tuyến.
Trong một thập kỷ tới, Yahoo.com và Bing.com sẽ vẫn duy trì thương hiệu
của mình, song các kết quả tìm kiếm trên Yahoo.com sẽ có một dòng chú thích đi
kèm là "Được cung cấp bởi Bing".
Bing (trước đây là Live Search, Windows Live Search và MSN Search) là bộ máy tìm
kiếm web (được quảng cáo là một bộ máy "ra quyết định"), đại diện cho công nghệ tìm kiếm hiện
nay của Microsoft. Được tiết lộ vào ngày 28 tháng 5 năm 2009, Bing là một sự thay thế cho Live
Search; bộ máy tìm kiếm này được đưa lên trực tuyến hoàn toàn vào ngày 3 tháng 6 năm 2009
Đổi lại, Yahoo sẽ chịu trách nhiệm thu hút các nhà quảng cáo lớn về cho cả
hai công cụ tìm kiếm. Microsoft sẽ trả cho Yahoo 88% doanh thu mà hãng này kiếm

được từ các lượt tìm kiếm trên Yahoo. Gã khổng lồ phần mềm cũng có quyền tích
16
Thương vụ Microsoft – Yahoo Lớp TCDN – Sáng thứ 3 – Ca 1 – Hội trường D4
hợp công nghệ tìm kiếm của Yahoo vào trong nền tảng tìm kiếm Web sẵn có của
mình.
Yahoo tin rằng dù thỏa thuận có khiến tổng doanh thu của hãng bị sút giảm
phần nào, song lợi nhuận hàng năm lại tăng lên khoảng 500 triệu USD/năm.
Sau khi tin được loan ra, giá cổ phiếu Yahoo đã giảm một mạch 12%, bởi giới
đầu tư dự đoán Microsoft sẽ chi cho Yahoo tới 1 tỷ USD tiền mặt ngay lúc ký kết
thỏa thuận, dù cho tỷ lệ chia sẻ doanh thu khiêm tốn hơn. Trong khi đó, giá cổ phiếu
của Microsoft lại tăng khoảng 1%, còn cổ phiếu Google tụt 1%.
Theo dự kiến, thương vụ sẽ được xúc tiến vào đầu năm 2010. Người dùng
Mỹ sẽ bắt đầu chứng kiến những thay đổi sau quý I/2010 còn người dùng thế giới sẽ
cảm nhận trọn vẹn các tác động của thương vụ trong vòng 2 năm.
"Thỏa thuận này thực chất là nhằm vào quy mô", Giám đốc điều hành Carol
Bartz của Yahoo phát biểu trong cuộc họp báo. "Bằng việc kết hợp công nghệ của cả
hai hãng, chúng tôi có thể tạo ra một lựa chọn đích thực, đáng lưu tâm cho các nhà
quảng cáo".
Về phần mình, tập đoàn Microsoft cho biết việc se duyên cùng Yahoo sẽ
khiến hãng tốn kèm hàng trăm triệu USD, nhưng bù lại, về lâu dài, công nghệ tìm
kiếm của hãng sẽ được cải tiến đáng kể, có độ chính xác cao hơn và nhờ đó, thu hút
quảng cáo hơn. Rõ ràng là so với Microsoft, Yahoo có trình độ chuyên sâu hơn và
nhiều kinh nghiệm trong việc bán quảng cáo hơn hẳn.
"Đây là một thỏa thuận mà cả hai bên cùng có lợi. Người dùng sẽ nhận được
những sản phẩm tốt hơn, còn chúng tôi sẽ cùng nhau chia sẻ tầm nhìn, chia sẻ giá
trị", Giám đốc điều hành Steve Ballmer của Microsoft tuyên bố. Theo bà Bartz,
nhiều nhân viên của Yahoo sẽ chuyển sang làm việc tại Microsoft trong khuôn khổ
thỏa thuận. Một số khác sẽ bị sa thải do công việc chồng chéo.
D. Nguyên nhân thất bại
17

Thương vụ Microsoft – Yahoo Lớp TCDN – Sáng thứ 3 – Ca 1 – Hội trường D4
Microsoft và Yahoo cuối cùng đã không thể thống nhất với nhau về giá
cả. Ban đầu, Microsoft đưa ra giá 31 USD/cổ phiếu, giá này cao hơn 62% so với giá
cổ phiếu của Yahoo tại thời điểm đó. Nhưng Yahoo cho rằng mức giá này quá thấp
và ra giá 38 USD. Trong buổi họp giữa Yahoo và Microsoft tại Seattle, Microsoft đã
nhượng bộ và đưa ra mức giá 33 USD/cổ phiếu, tuy nhiên Yahoo cương quyết
không bán lại nếu mức giá thấp hơn 37 USD/cổ phiếu. Sau buổi họp này, Ballmer
đã tuyên bố rút khỏi thương vụ mua lại Yahoo.
III/ Đánh giá thương vụ
Sau hơn 3 tháng đàm phán ngày 8/6 Microsoft chính thức công bố chấm dứt
thương lượng.Vậy là hôn nhân của ông lớn công nghệ thông tin với tiểu thư kiêu sa
đã không thành sau vô vàn sóng gió.
Thất bại của mối duyên này dẫn tới những tổn thất không nhỏ cho cả “chàng”
và “nàng”. Nó khiến Microsoft vẫn cô đơn trong cuộc chiến với Google và đưa đẩy
Yahoo đối mặt với “thù trong, giặc ngoài”.
1. Về phía Microsoft
Đây là một thất bại không lường của Steve Ballmer – Một con người nóng tính
nhưng lão làng trong các vụ thương thuyết thương mại và là vị CEO quý giá của
Microsoft. Để mất nước cờ Yahoo, Steve còn làm tổn hại tài sản của chính mình hơn
1 tỷ USD.
Không thành công trong việc thâu tóm Yahoo nhằm tăng sức mạnh trong lĩnh
vực tìm kiếm và quảng cáo các cổ đông lo lắng cho Microsoft trước sức mạnh của
Google. Cổ phiếu của Microsoft giảm 10% giá trị.
18
Thương vụ Microsoft – Yahoo Lớp TCDN – Sáng thứ 3 – Ca 1 – Hội trường D4
Biểu đồ sự biến động giá cổ phiếu của Microsoft (14/1/08 – 4/12/09)
Nguồn:
Để trấn an cổ đông và lấy lại uy danh của Microsoft – Steve nhấn mạnh: “Kế
hoạch thâu tóm Yahoo không đồng nhất với chiến lược phát triển dịch vụ tìm kiếm
của hãng, và rằng việc từ bỏ thương vụ này sẽ giúp cho Microsoft có 50 tỷ USD để

"chi dùng" vào việc khác”. Ngay lập tức các cổ đông trở nên lạc quan và cổ phiếu
Microsoft hồi phục 4%. Không ít cổ đông thở phào nhẹ nhõm khi gã khổng lồ phần
mềm không phải trả một mức giá quá cao cho một bản hợp đồng bị giới phân tích
đánh giá là mạo hiểm.
Bill Gates thể hiện quan điểm Microsoft sẽ tiếp tục đơn độc phát triển những
mục tiêu về lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.
19
Thương vụ Microsoft – Yahoo Lớp TCDN – Sáng thứ 3 – Ca 1 – Hội trường D4
Tuy nhiên khi không khai thác thành công sự “ lành nghề” của Yahoo thì
những khó khăn mà Microsoft sẽ gặp trong tương lai rất lớn, khi mà đối thủ của họ là
gã khổng lồ Google.
2. Về phía Yahoo
Có một số nhận định rằng Yahoo đã đánh giá hơi cao giá trị bản thân.Cứ nhìn
thái độ tức giận của Steve trước sự “dền dứ” của Yahoo có thể thấy hết sự “kiêu
căng” của tiểu thư này. Yahoo cho đến nay không thể tìm được một công ty nào trả
giá cao hơn và mang lại nhiều tiền hơn cho cổ đông Yahoo như Microsoft.
Bỏ Microsoft quay sang bắt tay với Google, Yahoo hy vọng cải thiện tình hình
tài chính với doanh thu 800 triệu USD/Năm. Chưa thấy được kỳ vọng đó của tiểu thư
có thành hiện thực không nhưng có vẻ các cổ đông không mấy tin tưởng vào viễn
cảnh tốt đẹp sau khi ban quản trị quay lưng với Microsoft. Chủ xị cuộc đàm phán –
Jerry Yang – gặp nhiều phản đối từ các cổ đông về cách làm việc cũng như chiến
lược của ông. Kể từ khi nhậm chức tháng 6/2007 ngài Yang đã làm giảm 60% giá trị
cổ phiếu của hãng.
20
Thương vụ Microsoft – Yahoo Lớp TCDN – Sáng thứ 3 – Ca 1 – Hội trường D4
Biểu đồ sự biến động giá cổ phiếu của Yahoo (14/1/08 – 4/12/09)
Nguồn:
Quyết định từ bỏ Microsoft, ban điều hành Yahoo khiến giá trị cổ phiếu của
hãng giảm 10% đồng thời phải đương đầu với hiểm họa Icahn. Carl Icahn –một trong
những cổ đông lớn nhất của Yahoo, người ủng hộ Microsoft hết mình trong thương

vụ này, đã không ít lần lên tiếng đe dọa “đảo chính” với ban điều hành nếu không
thương lượng một cách thiện chí với Microsoft. Trước sự chống đối mà dẫn đầu là
CEO Yang, nội bộ Yahoo sẽ nhiều sóng gió bởi bàn tay của Carl Icahn. Điều đó là
một bất lợi cho Yahoo khi vừa phải ổn định nội bộ vừa chống đỡ những khó khăn của
thị trường.
21
Thương vụ Microsoft – Yahoo Lớp TCDN – Sáng thứ 3 – Ca 1 – Hội trường D4
3. Nhận định của các nhà phân tích
Rất nhiều nhận định trái chiều của các chuyên gia về thương vụ tốn giấy mực
này.
Rob Enderle – Chuyên gia phân tích của Enderle Group – nhận định trong tình
thế như hiện nay tốt nhất là Microsoft nên chờ và xem Carl Icahn có thể làm được gì.
“Rõ ràng Microsoft mong muốn được đàm phán với người có thiện chí với họ
chứ không phải là ban lãnh đạo hiện thời của Yahoo. Tôi chắc chắn Microsoft sẽ
không rót thêm mật vào bất kỳ đề nghị nào với Yahoo nữa chừng nào Icahn chưa
thành công trong việc lật đổ ban lãnh đạo Yahoo”.
Trong khi đó, Allan Krans – chuyên gia phân tích của Technology Business
Research Inc. – tỏ ra không hề ngạc nhiên về việc đàm phán giữa Yahoo và Microsoft
một lần nữa bị đổ vỡ. “Từ khi đề xuất mua lại toàn bộ Yahoo được chuyển thành mua
lại một phần, tôi đã nghĩ rằng Yahoo sẽ khó có thể nào chấp nhận việc phải chia nhỏ
để bán đi cái phần dịch vụ hấp dẫn nhất của hãng”.
Cũng có không ít chuyên gia phân tích nhận định rằng sau những đổ vỡ liên
tiếp trong những tháng gần đây Microsoft và Yahoo sẽ khó có thể ngồi trở lại bàn
đàm phán thêm một lần nữa.
“Đây sẽ là dấu chấm hết cho mọi cuộc đàm phán giữa Microsoft và Yahoo,”
Derek Brown – chuyên gia phân tích của Cantor Fitzgerald – nhận định. Microsoft sẽ
tìm một đối tượng khác để theo đuổi bởi hãng này sẽ kiên quyết không thể bỏ thị
trường quảng cáo trực tuyến lại cho Google mặc sức hoành hành được”.
Kết luận: Thương vụ đổ vỡ kéo theo những thất vọng đồng thời là sự hồi hộp
của thị trường về tương lai của Microsoft và Yahoo .Tuy hai bên đều không tỏ ra điêu

đứng mà ngược lại là những tín hiệu khả quan về chiến lược nhưng nội hàm thì người
ngoài cuộc không thể hiểu thấu. Cùng chờ đợi đến ngày mối duyên lành này “đến
phận”.
22

×