Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO MÔI TRƯỜNG THÂN THIỆN TRONG TRƯỜNG MẪU GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.24 KB, 5 trang )

Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO MÔI TRƯỜNG THÂN THIỆN TRONG
TRƯỜNG MẪU GIÁO.
I. Đặt vấn đề:
Đất nước ta hiện nay đang thực hiện mục tiêu chiến lược theo con đường công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, để đáp ứng theo nhu cầu đó đổi mới trong giáo dục
Mầm Non được xem là một yếu tố cần thiết và quan trọng vì trẻ em là những thế hệ, là
tiền đề cho sự nghiệp phát triển đất nước, những mầm non năng động, tự tin, sáng tạo sẽ
trở thành những con người có đầy đủ các yếu tố về năng lực, phẩm chất, trí tuệ vững
chắc đủ khả năng đưa đất nước ta trở thành một nước phát triển mạnh mẽ, để làm được
điều này không chỉ đòi hỏi cho trẻ một cảm giác thân thiện khi được học tập vui chơi ở
một nơi mà được xem là ngôi nhà thứ hai của trẻ.
Trong những năm qua, nhà trường đã thực hiện chăm sóc giảng dạy theo chương
trình đổi mới hình thức tổ chức và nay đã từng bước tiếp cận với phương thức giảng dạy
và đổi mới giáo dục mầm non theo đúng tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo phòng giáo dục
huyện nói chung là nhà trường đã gặp được rất nhiều thuận lợi, được sự quan tâm giúp
đỡ của lãnh đạo phòng cũng như sự hỗ trợ nhiệt tình của địa phương, Ban đại diện phụ
huynh học sinh và tập thể cán bộ, giáo viên đồng nghiệp, nhiệt tình và nhờ những
chuyến tham quan học tập kinh nghiệm do Phòng giáo dục tạo điều kiện để trong đơn vị
tiếp cận với kiến thức chăm sóc giảng dạy mới, vì thế bản thân là giáo viên trong nhà
trường đã nhanh chóng nắm bắt được yêu cầu của việc đổi mới giáo dục Mầm non. Tuy
vậy, sau những lần triển khai xong tôi thường tiếp xúc, trò chuyện với phụ huynh bạn
đồng nghiệp trong ngành, đơn vị qua những lần kiểm tra, xây dựng chuyên đề, tôi nhận
thấy một số chị em động nghiệp cũng còn lúng túng, ngại ngùng trong việc thực hiện,
chư mạnh dạn phát huy hết khả năng để đầu tự sáng tạo cho việc giảng dạy cũng như tạo
cho trẻ được học tập, vui chơi thoải mái tự tin và gần gũi với môi trường giáo dục hơn.
Ngoài ra, là ngôi trường ở vùng nông thôn nên cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy
học để phục vụ cho việc chăm sóc giảng dạy trẻ còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu
học tập vui chơi của trẻ cúng như chưa tạo cho trẻ một sân chơi thiết thực và hiệu quả.
Trước những khó khăn đó, với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm tôi thừng suy nghĩ là
mình phải làm sao để đơn vị có nhứng bước tiến nổi bậc, đòng thời tạo điều kiện như thế
nào các bạn đồng nghiệp luôn thấy thoải mái, tự tin trong giảng dạy không còn lúng túng


trước chương trình đổi mới, và có những sáng tạo trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Sau
khi soi rọi lại quá trình thực hiện của lớp học trong những năm vừa qua và xác định
được yêu cầu, mục tiêu của giáo dục Mầm non hiện nay là phải phát triển toàn diện cho
trẻ về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân
cách cho trẻ.
Để giải quyết những khó khăn nêu trên tôi nhận thấy “ việc xây dựng trường than
thiện trong trường Mẫu giáo ” là nhân tố quyết định cho sự thành công và đạt hiệu quả
cao trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và cũng là tiền đề cho việc thực hiện phong trào thi
- 1 -
đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” giai đoạn 2008 - 2013 mà toàn
ngành đã phát động.
II. Nội dung và biện pháp giải quyết
1. Quá trình phát triển kinh nghiệm
a/ Thực trạng ban đầu
Vào đầu năm học 2009 - 2010 tôi được Ban giám hiệu trường Mẫu giáo phân
công dạy lớp Lá 6 điểm Nhơn An, một ngôi trường vùng nông thôn ở điểm phụ, lớp học
của trẻ thì gần Trường Tiểu học B Nhơn Mỹ trong xã, điểm phụ thì chưa có đồ chơi
ngoài trời, sân chưa lót gạch hoàn chỉnh và rất ẩm thấp, trang thiết bị đồ dùng dạy học
thì chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu học tập vui chơi của trẻ.
Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ còn nhiều hạn chế, tôi là giáo viên luôn tận tâm
với nghề, khi học tập vui chơi, trẻ Mẫu giáo bao giờ cũng vậy, trẻ học mà chơi, chơi mà
học. Với lại, tôi hạn chế đầu tư làm đồ dùng dạy học bằng các nguyên vật liệu từ thiên
nhiên hay sẵn có ở địa phương, chưa được tạo môi trường trang trí trên không, trong lớp
các góc bảng tuyên truyền trước lớp cho đẹp mắt phù hợp với từng chủ đề. Ngoài ra, tôi
chưa đi sâu giáo dục lồng ghép tích hợp vào các hoạt động giảng dạy, vui chơi từ đó trẻ
thiếu đi sự phát triển các kỹ năng nhận thức một cách toàn diện thời giới xung quanh,
mặc dù tôi đã có chú trọng trang bì đầy đủ các kiến thức cho trẻ nhưng chưa khai thác
tận dụng sự lồng ghép tích hợp thì cúng như thiếu đi quá trình phát sinh liên tục khi có
sự tương tác giữa cô và trẻ, trẻ - môi trường. Về phần trẻ thì đa số trẻ ở nông thôn nên
rất thụ động, nhút nhát, không phát huy hết khả năng sáng tạo của mình trong việc học

tập vui chơi sự hiểu biết về nề nếp, hành vi văn minh lễ giáo của trẻ cũng còn hạn chế.
Từ các yếu tố trên dã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của đơn vị.
Ngoài ra, giữa nhà trường và phụ huynh học sinh chưa tạo được mối quan hệ chặt
chẽ với nhau trong công tác phối hợp hỗ trợ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ vì cha mẹ
học sinh nơi đây đa số là nông dân hoặc làm thuê mướn để kiếm sống ít có sự quan tâm
đến việc học của con em mình, còn một số gia đình thì chưa có nhận thức đúng đắn đối
với việc giáo dục Mầm Non, họ cho rằng trẻ Mẫu giáo đến đây chỉ cần cho cô dạy biết
chữ ( đối với trẻ 5 tuổi ), còn chỉ biết học múa hát cho quen trường lớp hay không có
người trông coi trẻ nên gởi vào trường cho cô trông hộ.
Với thực trạng ban đầu trên và bản thân xác định được nhiệm vụ của vấn đề “ Tạo
môi trường thân thiện trong trường Mẫu giáo ”, là cần làm gì, tôi cảm thấy đây là một
công việc vượt quá khả năng của mình nhưng không vì thế mà tôi trung bước trước
những khó khăn, vì trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm lớp và vì cái tâm của
lòng yêu nghề mến trẻ cộng thêm sự hỗ trợ nhiệt tình của lãnh đạo ngành, địa phương,
cha mẹ học sinh và lòng nhiệt quyết tận tụy với nghề của tập thể động nghiệp trong đơn
vị mà tôi mạnh dạn từng bước dự kiến nhiều giải pháp nhằm đem lại một môi trường
học tập vui chơi vừa gần gũi thân thiện với trẻ mã vừa đáp ứng được chất lượng giáo
dục trong ngành học Mầm Non, cụ thể các giải pháp như sau:
- 2 -
* Tạo một môi trường sạch đẹp, thân thiện sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt
động tâm sinh lý của trẻ bằng cách tham mưu thường xuyên vơi Ban lãnh đạo ngành, địa
phương để tập trung giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, trang thiết bị,
đồ dùng dạy học và giáo dục cho trẻ về nề nếp, hành vi văn minh ý thức lao động tự
phục vụ và giữ gìn vệ sinh môi trường.
* Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cụ thể như:
Tôi phải biết chủ động tìm tòi vận dụng các phương pháp giảng dạy mới sao cho
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ, sáng tạo trong việc xây dựng môi trường giáo dục
gần gũi với trẻ nhằm tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động vui chơi, học tập
tại lớp, tại trường ( đầu tư làm đồ dùng dạy học bằng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương, trang trí trên không, trang trí lớp học cho đẹp mắt phù hợp với từng chủ đề từng

lứa tuổi, tuyển chọn sưu tầm hoặc sáng tác (nếu có) các bài thơ, câu chuyện, bài hát,
đồng dao, ca dao … áp dụng vào các hoạt động giảng dạy vui chơi )
Tăng cường mở chuyên đề, tổ chức tiết dạy tốt, phải thường xuyên dự giờ, học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau không chỉ tại đơn vị mà còn đến các trường bạn trong Huyện học tập,
tham quan. Tham gia phong trào hội thi thiết thực tại đơn vị như các hội thi dành cho cô,
dành cho trẻ.
* Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ:
Tạo cơ hội, khuyến khích trẻ học tập vui chơi có sáng tạo biết tìm tòi khám phá
thế giới xung quanh thông qua việc cho trẻ tự nêu lên ý tưởng, suy nghĩ của mình, trao
đổi trò chuyện với bạn bè dưới hình thức chia nhóm mà phải luôn có sự gợi ý hướng dẫn
của cô, hình thức này phải được tổ chức thường xuyên ở các hoạt động học, hoạt động
chơi và mọi nơi, mọi lúc, ngoài ra còn tạo điều kiện cho trẻ trực tiếp tham quan các di
tích, cơ quan làm việc gần gũi ở địa phương ( khu di tích văn hóa Đình thần Nhơn An,
tường tiểu học…) đồng thời tôi phải luôn gắn việc giảng dạy với việc giáo dục hành vi
văn minh, lễ phép trong giao tiếp ứng xử cho trẻ, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ
cả về thể chất lẫn tinh thần.
* Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh trong nhà trường:
Bằng cách phải luôn gần gũi hòa nhã, tôn trọng và hợp tác tích cực với cha mẹ trẻ
trong việc chăm sóc giáo dục, luôn thể hiện tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm và
công bằng không phân biệt đối xử (giữa trẻ giàu, trẻ nghèo, giữa trẻ khuyết tật, trẻ bệnh
truyền nhiễm, không khuyết tật, trẻ không bệnh). Tạo mối thân thiết, đoàn kết, chia sẽ
giúp đỡ lẫn nhau và luôn là một tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
b/ Biện pháp giải quyết:
Đứng trước những khó khăn vướng mắc nêu trên và bước đầu đã có những dự
kiến về các giải pháp “Tạo môi trường thân thiện trong trường mẫu giáo” nên tôi luôn
suy nghĩ cần phải làm gì để để từ một ngôi trường học tập tràn đầy những tình cảm thân
thiện, những cách ứng xử văn minh trong giao tiếp đồng thời luôn đề cao việc nâng cao
- 3 -
chất lượng chăm sóc giáo dục tại đơn vị và tạo uy tín trước phụ huynh học sinh đối với
ngành học mầm non. Cụ thể là tôi đã thực hiện bằng cách đi sâu áp dụng, giải quyết từng

biện pháp theo đúng dự kiến ban đầu mà mình đã đề ra như sau:
Thứ nhất: “Tạo môi trường sạch đẹp, an toàn, thân thiện”: Từ cơ sở vật chất,
trang thiết bị đồ dùng dạy học, cảnh quan sư phạm. kiểm tra trang thiết bị đồ dùng dạy
học của lớp và cập nhật thường xuyên những cơ sở vật chất đồ dùng tài sản của lớp đang
bị xuống cấp hư hao hoặc những thiết bị còn thiếu chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập
của trẻ từ đó tham mưu thường xuyên với Ban lãnh đạo để tranh thủ hò sơ kinh phí mua
sắm bổ sung cho hoàn chỉnh ( đầu năm học 2009 - 2010 trường chưa có thiết bị đàn
Organ 200s để phục vụ cho việc giảng dạy, đến cuối năm 2010 - 2011 có 01 cây đàn, 01
đồ chơi xích đu nữ hoàng ngoài trời cho điểm phụ ấp Nhơn An, sửa bóng đèn, sơn
phòng học, hàng rào, nước. Nhiều trang thiết bị đồ dùng khác vừa đẹp mắt vừa phù hợp
với độ tuổi trẻ ).
Vận động sự ủng hộ của chính quyền địa phương, các mạnh thường quân, cha mẹ
học sinh tại địa phương hỗ trợ tạo môi trường sư phạm an toàn. ( xây dựng sơn hàng rào,
lót sân trường cho trẻ ở điểm phụ ). Từ đó, phụ huynh an tâm không còn lo sợ trước một
điểm trường chưa thực sự an toàn cho trẻ và tôi cũng nhẹ nhàng trong khâu quản lý trẻ.
Tận dụng các khoản đóng góp của phụ huynh sửa lại các phòng học, bóng đèn,
quạt, các đồ chơi ngoài trời trang thiết bị trong lớp cho đẹp mắt và an toàn tạo cảm giác
thoải mái cho trẻ khi chơi, khi học.
Sắp xếp bố trí các đồ dùng, đồ chơi phù hợp với trẻ, đồ chơi an toàn, không gây
thương tích cho trẻ, các kệ góc trong lớp bố trí phù hợp với trẻ, với từng chủ đề, có thẩm
mỹ cao không để ngã đảm bảo an toàn trong các hoạt động học tập vui chơi của trẻ. Tôi
tạo môi trường sạch đẹp, thoáng mát, hướng dẫn trẻ bằng cách thường xuyên trang trí
trên không, trang trí lớp học từ các tranh ảnh sưu tầm theo chủ đề, treo những sản phẩm
cô và trẻ thực hiện trong các hoạt động học tập, từ các vật dụng phế thải có thể phát họa
những hình ảnh đẹp trưng bày ở các góc, qua cách làm đó làm phòng học sẽ có không
khí sinh động sáng hơn không còn u tối và ngột ngạt. Ngoài ra, trước cửa lớp cũng tạo
cho mình một khuôn viên lớp sạch đẹp gần gũi với trẻ ( có cây xanh từ góc thiên nhiên,
các góc tuyên truyền thì sưu tầm từ những sách báo hay tranh ảnh những lời hay ý đẹp,
các bài thơ, câu chuyện …) những thông tin cần thiết đánh máy vi tính và in màu với
nhiều màu sắc hấp dẫn tạo sảnh quan trước lớp đẹp mắt và giáo dục lễ giáo cho trẻ ( Các

bài thơ hình ảnh, giáo dục hành vi văn minh, lễ phép trong cuộc sống ) trao đổi các
thông tin có liên qua đến trẻ ( tên trẻ suy dinh dưỡng hàng tháng, các chế độ dinh dưỡng
phù hợp với nhu cầu của trẻ ).
Thứ hai: “ Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ”
Đầu tiên là tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của Ban lãnh đạo ngành khi tổ chức tham
gia học tập kinh nghiệm tôi đến các trường đạt chuẩn quốc gia Thị trấn Chợ Mới, Thị
trấn Mỹ Luông tôi đã học tập, ghi nhận được nhiều vấn đề từ khâu tổ chức lớp đến
phương pháp giảng dạy như: Tư thế giảng dạy của giáo viên rất nâng động linh hoạt.
Đầu tư rất nhiều đồ dùng học tập bằng nguyên vật liệu sẵn có, hoạt động học tập vui
chơi rất nhẹ nhàng không gò bó trẻ, trẻ tham gia học tập rất tích cực sinh động luôn phát
- 4 -
huy được tính sáng tạo, chủ động của bản thân. Sau chuyến học tập tôi từng bước thích
ứng với cách dạy nhằm tạo cho trẻ phát huy được tính sáng tạo trong học tập, lúc đầu
khi mới áp dụng vào lớp rất bỡ ngỡ lúng túng nhưng sau một thời gian thì đã quen dần
và lên lớp ngày càng sáng tọa hơn.
Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm và trao đổi thông tin với nhau thông qua
buổi dạy chuyên đề, tiết dạy tốt, họp chuyên môn hằng tháng đặc biệt là qua các tiết dự
giờ các hoạt động giảng dạy hằng ngày của bạn đồng nghiệp. Tạo điều kiện tổ khối Lá
biết chia sẽ trao đổi phương pháp giảng dạy với nhau nói lên cách làm, cách nghĩ, kinh
nghiệm trong một hoạt động nào đó, đồng thời bản thân của khối, Ban giám hiệu thấy
được những khó khăn vướng mắt, hạn chế từ đó như Hiệu phó chuyên môn giúp đỡ bồi
dưỡng nâng cao sự hiểu biết, kiến thức kỹ năng cho tôi một cách hợp lý kịp thời.
Là giáo viên tôi chủ động
- 5 -

×