Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM Năm thứ 1 tại trườngTHCS Trần Hưng Đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.43 KB, 8 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM 1
Họ và tên HSSV : TRẦN MINH THÀNH Nam (nữ) : Nam Ngày sinh : 22/8/1992
Lớp : TĐ12 Khoa : Năng khiếu – GDQP
Trình độ/hình thức đào tạo : Chính quy
Khoá : 2013 - 2015
Thực tập tại trường: THCS Trần Hưng Đạo
Địa chỉ: Phường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn
TT giảng dạy lớp :
TT chủ nhiệm lớp: 6A1
Thực tập từ ngày : 21/10/2013 đến ngày : 10/11/2013 Số tuần : 3 tuần
Họ và tên giáo viên HDGD chuyên môn 1 : Mang Đức Tiến Huy
Họ và tên giáo viên HDGD chuyên môn 2 : Nguyễn Thị Thanh Vân
Họ và tên giáo viên HDCN lớp : Võ Thị Phượng
Phần 1: TỰ ĐÁNH GIÁ QUA CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP
1. Tìm hiểu thực tế:
Thực tập sư phạm một là một giai đoạn quan trọng trong quá trình học tập và rèn
luyện để giúp cho các em có cơ hội lần đầu tiên về trường THCS, bước đầu làm quen với
các em học sinh, làm quen với nghề để có kinh nghiệm đầu tiên cho quá trình học tập
của mình, xác định những yêu cầu cần thiết nhất để trở thành một giáo viên. Từ đó giúp
em cố gắng phấn đấu rèn luyện, càng thôi thúc em có ý thức và tinh thần thâm nhập thực
tế, tìm hiểu môi trường giáo dục, các công tác quản lý khác. Đó là những công việc bước
đầu giúp em làm quen và hình dung được những việc mà mình sau này sẽ làm với tinh
thần và thái độ tích cực, khẩn trương trong ba tuần em đã tìm hiểu và thu thập những kết
quả sau.
a. Trường THCS Trần Hưng Đạo:
- Về quy mô phát triển :
Năm học 2012 – 2014 nhà trường có 24 lớp với 979 học sinh, có 470 học sinh nữ.
+ Khối lớp 6: có 5 lớp.
+ Khối lớp 7: có 7 lớp.


+ Khối lớp 8: có 6 lớp.
+ Khối lớp 9: có 6 lớp.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên:
Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường: 56.
Trong đó: + Tổ bộ môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ, Tin học có 21 giáo viên.
+ Tổ bộ môn Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý có 17 giáo viên.
+ Tổ bộ môn Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục có 13 giáo viên.
+ Tổ văn phòng có 5 nhân viên.
Chi bộ Đảng trường THCS Trần Hưng Đạo hiện nay có 25 đảng viên trong đó có 23
nữ. Nhiệm kỳ chi bộ là 5 năm hai nhiệm kỳ, cấp ủy chi bộ trường có 3 đồng chí đó
là: Đ/c Nguyễn Thị Cẩm Tuy – Bí thư chi bộ- hiệu trưởng; Đ/c Lê Minh Tiến – Phó
bí thư chi bộ- phó hiệu trưởng, Đ/c Nguyễn Vũ Ngọc Thanh cấp ủy viên- Tổ trưởng
tổ bộ môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ, Tin.
Ban giám hiệu: 02 đồng chí : Đ/c Nguyễn Thị Cẩm Tuy bổ nhiệm giữ chức vụ hiệu
trưởng, Đ/c Lê Minh Tiến bổ nhiệm giữ chức vụ phó hiệu trưởng.
- Tổ chức hoạt động đoàn thể:
Ban chấp hành công đoàn: 5 thành viên, được phân công phụ trách đủ công việc,
nhiệm vụ cơ bản theo sự chỉ đạo của công đoàn cấp trên.
Ban chấp hành chi đoàn: 5 thành viên, được phân công phụ trách đủ công việc,
nhiệm vụ cơ bản theo sự chỉ đạo của Đoàn trường và Hội đồng đội thành phố.
- Về cơ sở vật chất:
Hiện nay nhà trường có 16 phòng đúng quy cách:
+ Có 11 phòng làm việc.
+ Phòng thiết bị thực hành chức năng: 4 phòng.
+ Phòng thư viện : 1 phòng.
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo UBND thành phố Quy Nhơn, lãnh
đạo ngành GD- ĐT, UBND phường Trần Hưng Đạo, các ban ngành đoàn thể địa
phương. Đặc biệt là sự đồng thuận ủng hộ của các bậc cha mẹ học sinh, cơ sở vật
chất nhà trường ngày càng khang trang, đầy đủ, đáp ứng nhu cầu giáo dục trong hiện
nay. Trong năm qua nhà trường đã sắm 8 bộ vi tính bổ sung cho phòng máy phục vụ

cho bộ môn tin học và các cuộc thi trên internet, hệ thống rèm che nắng, bàn ghế
phòng truyền thống, sửa chữa tường rào, cửa ngõ, sân trường… tạo cảnh quan môi
trường văn hóa giáo dục học sinh phát triển toàn diện.
- Về kết quả giáo dục năm học 2012- 2013:
Hạnh kiểm: Tốt, khá: trên 95%.
Học lực: Khá, giỏi: trên 62% ( HSG: 24,1%; HSK: 38,7%).
Tốt nghiệp THCS: 184/185 em đạt 99,5%.
+ Học sinh giỏi lớp 9: - học sinh giỏi cấp trường: 27 HS.
+ Học sinh giỏi cấp thành phố: 8 học sinh ( 1 giải nhất môn Vật Lý, 3 giải khuyến
khích, 4 công nhận học sinh giỏi cấp thành phố).
+ Tham gia cuộc thi Olympic tiếng Anh trên Internet:
Cấp trường: 31 em.
Cấp thành phố: 15 giải. Cấp tỉnh: 14 giải. Cấp quốc gia: 1 giải.
+ Tham gia cuộc thi giải toán trên Internet:
- Cấp trường: 23 em.
- Cấp thành phố: 6 giải. Cấp tỉnh: 5 giải.
+ Tham gia cuộc thi tin học trẻ cấp thành phố: 3 giải.
+ Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 15 giáo viên ( cấp thành phố không tổ chức ).
+ Kết quả tuyển sinh vào lớp 10 PTTH hệ công lập:
- Trường PTTH Lê Quý Đôn có 12 em.
- Trường Quốc học Quy Nhơn có 30 em, trường PTTH Trưng Vương có 37 em.
Tổng cộng có 79 em trúng tuyển vào lớp 10 PTTH hệ công lập, chiếm 43%.
+ Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đều đạt thành tích cao.
- Thành tích đạt được trong các năm học:
+ Đội ngũ cán bộ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, luôn là tấm gương sáng
cho học sinh noi theo. Đẩy mạnh phong trào dạy tốt học tốt. Thực hiện tốt các cuộc
vận động, kỷ cương tình thương và trách nhiệm.
+ Nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi, giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua.
+ Năm 2012-2013 nhà trường được UBND thành phố khen tặng danh hiệu tập thể
lao động xuất sắc, UBND tỉnh khen tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, Công

Đoàn GD tỉnh khen, liên đội xuất sắc cấp thành phố.
b. Tình hình địa phương phường Trần Hưng Đạo:
Phường Trần Hưng Đạo là một phường nằm trung tâm nội thành, có sân vận động
tỉnh, có Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, có nhiều trụ sở cơ quan ban ngành của
tỉnh và thành phố đặt trên địa bàn phường.
- Phường Trần Hưng Đạo có khoảng hơn 10000 người dân được phân bố trên 8 khu
vực, 31 tổ dân phố, phía Tây và Nam giáp phường Lê Hồng Phong, Bắc giáp phường
Thị Nại và hồ sinh thái Đống Đa, Đông giáp phường Hải Cảng, Đông Nam giáp
phường Lê Lợi.
- Phường Trần Hưng Đạo là một phường luôn tổ chức, xây dựng hệ thống chính trị
từ cơ sở tổ, khu vực đến các đoàn thể, ban ngành trong phường khá ổn định và hoạt
động có nề nếp vững chắc. Đảng ủy phường có 19 Đảng viên với 5 đồng chí ban
thường vụ, UBND phường luôn tổ chức thực hiện chức năng quản lý xã hội, phát
triển kinh tế và trật tự an toàn xã hội theo phương châm: dân biết- dân bàn- dân làm-
dân kiểm tra.
- Về tình hình phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng trên địa bàn phường:
Dưới sự lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của đảng ủy, sự quản lý điều hành của
UBND phường, sự phối hợp tổ chức thực hiện của các đoàn thể trong phường và các
cơ quan chuyên môn có trên địa bàn phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương đã làm
tốt vai trò của mình nên trong những năm qua:
Kinh tế ổn định, có mặt phát triển khá, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn được
giữ vững, đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt văn hóa được nâng cao, môi
trường xã hội được cải thiện.
Nhiều năm liền đều hoàn chỉnh các chỉ tiêu pháp lệnh do thành phố cao.
- Về tình hình phát triển giáo dục ở địa phương:
* Mầm non: toàn phường có một trường mẫu giáo dân lập với nhiều cơ sở nuôi
dạy trẻ trong phường ở các khu vực 1, 2, 3, 6.
* Phổ thông: toàn phường có hai trường tiểu học: tiểu học Trần Hưng Đạo và tiểu
học Trần Quôc Tuấn, một trường THCS Trần Hưng Đạo với tổng số hơn 1500 em
học sinh.

Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn đạt trường chuẩn quốc gia mức độ II, Trường
THCS Trần Hưng Đạo đạt trường chuẩn quốc gia lần thứ nhất.
* Thu hoạch và tác dụng của công tác này:
Thu hoạch về tìm hiểu thực tế của trường cũng như tình hình địa phương
có vai trò quan trọng trong công tác thực tập giảng dạy, quản lý giáo dục học sinh
và đưa ra các biện pháp cụ thể dể khắc phục.
- Nhà trường đã cung cấp các số liệu, thông tin, tình hình tổ chức của trường giúp
em nắm được tình hình giáo dục của nhà trường, công tác giảng dạy từng bộ
môn. Từ đó em có thêm những hiểu biết cơ bản về cách thức tổ chức, quản lý của
trường.
- Hiểu rõ tình hình phát triển của địa phương giúp em nắm bắt tình hình phát triển
kinh tế của gia đình học sinh, tình hình học tập của các em, việc đi lại để có
hướng giúp đỡ học sinh có hướng phấn đấu, đưa ra các biện pháp giúp đỡ các
em đến trường.
2. Thực tập giảng dạy:
- Ý thức, tinh thần, thái độ đối với công tác: Thể hiện qua bước: soạn giáo án, kiến
tập, làm đồ dùng, lên lớp.
Trong đợt thực tập sư phạm 1 này em đã tham gia dự đầy đủ, tham gia sinh hoạt lớp,
hoạt động ngoài giờ lên lớp, soạn giáo án đầy đủ.
• Đối với các tiết dự giờ em luôn hỏi ý kiến chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn về
cách soạn giáo án, tham gia đầy đủ, đúng thời gian, trang phục đúng quy cách,
ghi chép đầy đủ.
• Tiết giảng dạy đối với giáo viên là nhiệm vụ chính, với em là một giáo sinh thực
tập nên còn thiếu kinh nghiệm và còn gặp khó khăn trong cách soạn giáo án, cách
lên lớp. Nhưng được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn nên em đã quyết tâm
khắc phục soạn giáo án một cách hoàn chỉnh, kỹ năng lên lớp giảng giải… và đã
hoàn thành nhiệm vụ.
• Khi lên lớp sinh hoạt cũng như dự giờ, giảng dạy luôn thực hiện đúng tác phong,
trang phục ăn mặc gọn gàng, nghiêm túc đúng tác phong của người giáo viên.
- Những công việc đã làm và kết quả cụ thể:

+ Tham gia dự giờ đầy đủ gồm 3 tiết của môn thể dục và 4 tiết môn đội. Em đã hoàn
thành tiết giảng dạy của môn thể dục khối 6, khối 7 và môn đội.
+ Tham gia sinh hoạt lớp vào cuối tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp, quản lý lớp sinh
hoạt 15 phút đầu giờ đối với lớp chủ nhiệm.
+ Chuẩn bị giáo án giảng dạy và cách thức lên lớp tiến hành một tiết dạy, tuy có
nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn em đã hoàn thành
nhiệm vụ.
- Trình độ nắm bắt phương pháp, nguyên tắc lên lớp, thực hiện nề nếp dạy và
học phổ thông:
+ Khi lên lớp giảng dạy, dự giờ, sinh hoạt luôn luôn đúng giờ, tác phong nghiêm túc,
gọn gàng đúng quy định.
+ Lắng nghe những ý kiến đóng góp của thầy cô, bạn bè sửa chữa những thiếu sót
trong cách soạn giáo án, cách lên lớp.
+ Khi giảng dạy học tập các phương pháp của giáo viên và áp dụng vào thực hành
lên lớp như: giảng bài, làm mẫu, phân tích, chia nhóm luyện tập, quan sát sửa sai.
+ Giao tiếp sư phạm một cách chừng mực, tạo lòng tin ở học sinh, nghiêm túc chấp
hành nội quy của trường để cho học sinh noi theo.
- Thu hoạch và tác dụng công tác này:
+ Lần đầu tiên đứng lớp tâm lý của một người mới tiếp xúc với học sinh nên em
còn nhiều bỡ ngỡ, nên với sự quyết tâm của mình nên em đã khắc phục được. Khi
lên lớp giảng dạy em đã tiếp xúc với học sinh hiểu được tâm lý các em, có phong
cách ứng xử sư phạm, rút ra những kinh nghiệm lớn từ thực tế khi lên lớp. Từ đó em
cố gắng tìm ra phương pháp lên lớp mới, cách soạn giáo án, cách quản lý lớp, tiến
hành một tiết dạy để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất.
3. Thực tập chủ nhiệm:
* Ý thức, tinh thần, thái độ đối với công tác chủ nhiệm và các hoạt động khác:
Khi về thực tập, ngoài công tác chuyên môn em còn được phân công chủ nhiệm lớp
6A1. Đây là một công việc quan trọng đối với người giáo viên và đối với em một
giáo sinh thực tập thì đây cũng là một thử thách mới để em làm quen được với nhiều
học sinh, thể hiện khả năng quản lý, chủ nhiệm lớp giúp cho công tác sau này.

Công tác chủ nhiệm lớp rất quan trọng đòi hỏi người giáo viên cần phải biết cách
lãnh đạo, quản lý, theo dõi học sinh của mình. Tiếp xúc với lớp 6A1 em mới thực sự
thấy được công việc vất vả của một giáo viên chủ nhiệm. Được sự phân công của
giáo viên chủ nhiệm: Võ Thị Phượng em đã được đảm nhiệm tổ 3. Khi phụ trách tổ
em luôn nhắc nhở các em trong tổ cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức, nề nếp tác
phong đúng quy định của trường, học bài và làm bài trước khi đến lớp, vệ sinh lớp
học…. Khi lên lớp sinh hoạt 15 phút đầu giờ em đã nhắc nhở tổ trưởng kiểm tra vở
bài tập, truy bài…tham gia sinh hoạt ngoài giờ lên lớp và sinh hoạt cuối tuần, với
một giáo sinh thực tập chưa có kinh nghiệm nên em còn gặp nhiều khó khăn, tuy
nhiên với sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm Võ Thị Phượng, cô đã hướng dẫn chu
đáo, rất tỉ mỉ truyền thụ cho em những kinh nghiệm chủ nhiệm của mình giúp cho
em có được cách tổ chức, quản lý lớp tốt nhất.
Bên cạnh đó việc thực hiện tác phong của người giáo viên cũng rất quan trọng,
đứng trước học sinh phải ăn mặc gọn gàng, nghiêm túc trong củ chỉ và lời nói.
* Khả năng và phương pháp công tác chủ nhiệm và kết quả cụ thể:
Trong vòng 3 tuần thực tập chủ nhiệm lớp, với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn
chủ nhiệm và kiến thức học được ở trường em đã cố gắng vận dụng vào công tác chủ
nhiệm lớp của mình:
- Khi lên lớp sinh hoạt 15 phút đầu giờ em đã cố gắng đi sớm nhắc nhở các em vệ
sinh lớp, kiểm tra bài tập.
- Theo dõi sổ đầu bài để nắm tình hình học tập và thi đua của lớp, theo dõi phong
trào thi đua của tổ, cá nhân, lễ phép kính trọng thầy cô.
- Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập, thi đua, nề nếp tác phong
của các em để đề ra phương pháp giải quyết, khắc phục vi phạm, phát huy thành
tích đã đạt được.
Kết quả cụ thể:
Qua 3 tuần thực tập, được sự hướng dẫn , truyền đạt kinh nghiệm của giáo viên chủ
nhiệm em cùng với các bạn trong nhóm đã cố gắng quản lý lớp một cách tốt nhất,
đưa nề nếp học tập, tác phong của các em theo đúng quy định. Qua tiếp xúc với các
em học sin hem cũng đã rút ra cho mình được một số vốn kinh nghiệm giúp cho công

tác quản lý lớp sau này.
* Thu hoạch và tác dụng công tác này:
Khoảng thời gian thực tập chủ nhiệm lớp 6A1 là rất ngắn nhưng khi tiếp xúc với
lớp, các bạn và em cảm thấy gắn bó với lớp. Riêng bản thân em cảm thấy yêu mến
các em học sinh nhiều hơn, thấy được niềm vui ở nghề mình đã chọn mặc dù làm
công tác chủ nhiệm là rất khó khăn, vất vả, đòi hỏi phải dành nhiều thời gian, công
sức. Qua công tác này em đã tích lũy cho bản thân một số kinh nghiệm trong công
tác quản lý, hoạt động thi đua, giáo dục nhắc nhở học sinh. Biết cách quản lý điều
hành, giúp đỡ học sinh tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Người giáo viên cần tạo uy tín của mình để các em nghiêm túc hơn trong học tập,
rèn luyện, là tấm gương sáng để các em noi theo.
Giáo viên cần có cách quản lý lớp phù hợp, không xúc phạm, đánh đập các em mà
phải nhắc nhở các em, dùng tình cảm cảm hóa các em học sinh vi phạm, tạo điều
kiện cho các em sửa chữa lỗi vi phạm của mình.
Phần 2: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ HƯỚNG PHẤN ĐẤU
1. Một số thu hoạch lớn qua đợt thực tập:
a. Tình hình thực tế :
Thông qua đợt thực tập này em đã biết được truyền thống cũng như tình hình phát
triển của trường THCS Trần Hưng Đạo, em đã nắm được tình hình phát triển của địa
phương, hoàn cảnh gia đình của các em học sinh, điều kiện học tập của các em. Biết
được công tác tổ chức giáo dục, giảng dạy của giáo viên trong trường, các biện pháp
giáo dục, quản lý của giáo viên chủ nhiệm, cách thức điều hành của ban giám hiệu,
sự quan tâm của các cấp đến nền giáo dục ở phường Trần Hưng Đạo.
b. Thực tập giảng dạy:
Thực tập giảng dạy là một mắt xích đầu tiên giúp các em có thể lập ra cho mình
tiến trình lên lớp giảng dạy, trong 3 tuần em đã dự giờ 8 tiết và giảng dạy 1 tiết thể
dục, 1 tiết môn đội.
Được sự chỉ bảo tận tình củ giáo viên hướng dẫn em đã biết cách quản lý và tiến
hành một tiết dạy. Bên cạnh đó thầy cô cũng sửa chữa những thiếu sót của em và còn
truyền đạt cho chúng em nhiều kinh nghiệm hay cần thiết cho quá trình học tập và

công tác sau này.
Qua thực tập giảng dạy em đã biết cách soạn giáo án một cách gọn gàng, dễ hiểu,
dễ thực hiện, biết chắt lọc những nội dung, kiến thức một cách cô đọng để học sinh
dễ hiểu và dễ thực hiện.
Qua công tác này cũng cho em thấy rõ tầm quan trọng của một người giáo viên
trong quá trình giáo dục của trường, xã hội và đất nước.
c. Công tác chủ nhiệm và hoạt động khác:
Công tác chủ nhiệm lớp giúp em tiếp xúc nhiều hơn với các em học sinh trong
sinh hoạt, qua các hoạt động của lớp giúp em hiểu được phần nào tâm sinh lý của
học sinh THCS, giúp em có kinh nghiệm trong việc tổ chức, quản lý giáo dục học
sinh công tác thi đua, theo dõi tình hình học sinh lớp chủ nhiệm. Từ đó em biết
cách rút ra các biện pháp giáo dục, giao tiếp với học sinh, quan tâm chia sẻ với
học sinh những khó khăn thành công trong học tập thi đua. Qua công tác chủ
nhiệm này em đã học hỏi được một số kinh nghiệm quý báu mà cô hướng dẫn chủ
nhiệm đã truyền đạt, làm cho em có thêm quyết tâm với nghề và yêu mến học
sinh nhiều hơn.
2. Những mặt mạnh, yếu:
a. Mặt mạnh:
- Thực hiện đúng nội quy, yêu cầu của nhà trường, của đoàn thực tập.
- Tổ chức, quản lý tiến trình một tiết dạy.
- Giao tiếp, quan hệ với thầy cô, bạn bè trong nhóm cũng như với học sinh tốt, nhiệt
tình trong mọi hoạt động.
- Đã có sự tự tin khi đứng trước lớp giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm.
- Tác phong nghiêm túc, gọn gàng, cư xử, nói năng đúng chuẩn mực.
- Hiểu được tầm quan trọng trong công tác chủ nhiệm và quản lý, giáo dục học sinh
một cách tốt nhất.
Để hình thành các mặt mạnh trên phần lớn nhờ sự giúp đỡ của ban chỉ đạo thực tập,
ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo hướng dẫn, các bạn cùng nhóm thực tập
và bản thân có thân có tinh thần học hỏi cầu tiến bộ.
b. Mặt yếu:

- Kiến thức chuyên môn còn thiếu sót, chưa vững vàng.
- Chưa linh hoạt trong công tác quản lý và giáo dục.
- Chưa nắm bắt được tâm sinh lý của học sinh.
- Cách ứng xử các tình huống sư phạm chưa nhanh, cần có sự hướng dẫn thêm.
2. Tự đánh giá chung về thực tập sư phạm:
Trong 3 tuần thực tập sư phạm em đã cố gắng phấn đấu luôn đi đúng giờ, tác
phong nghiêm túc, thực hiện đầy đủ các nội quy mà ban chỉ đạo thực tập đề ra, hoàn
thành đúng và đủ mọi sổ sách, giáo án, đúng nội dung, và đúng thời gian quy định,
luôn ghi chép đầy đủ khi dự giờ rút kinh nghiệm.
- Tác phong lên lớp, chủ nhiệm lớp với tinh thần trách nhiệm cao, cố gắng quản lý
nhắc nhở các em học sinh học tập, rèn luyện.
- Có tinh thần học hỏi, khắc phục bản thân, luôn tiếp thu mọi ý kiến đóng góp và
sửa chữa những thiếu sót mà bản thân còn mắc phải, rút kinh nghiệm trong quá
trình thực tập và công tác sau này.
Qua các mặt tự đánh giá chung của đọt thực tập em cảm thấy mình đã cố gắng phấn
đấu hết khả năng hiện có, kết quả đạt được cũng chưa thật tốt, nhưng với quyết tâm,
sự tâm huyết với nghề , tinh thần của một giáo viên tương lai em sẽ luôn phấn đấu
rèn luyện, học tập thêm để đạt được kết quả tốt nhất.
* Hướng phấn đấu:
- Cố gắng trau dồi thêm kiến thức chuyên môn để đáp ứng yêu cầu giảng dạy sau
này.
- Tiềm hiểu tâm sinh lý của học sinh để có biện pháp giáo dục thích hợp.
- Cố gắng tiếp thu nhiều kinh nghiệm của thầy cô giáo trong công tác giảng dạy và
chủ nhiệm để hoàn thành kỹ năng bản thân.
- Cố gắng hơn trong cách ứng xử, diễn đạt để có thể trở thành một giáo viên trẻ nhiệt
tình, năng động trong mọi hoạt động và là một người giáo viên dạy tốt.
Quy Nhơn, Ngày 2 Tháng 11 Năm 2013
Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập
Võ Thị Phượng Trần Minh Thành

×