Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.22 KB, 120 trang )

TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN

DƯƠNG VăN LựC
PHÂN TíCH BáO CáO TàI CHíNH CủA
CÔNG TY Cổ PHầN XUấT NHậP KHẩU SA GIANG

HÀ NỘI – 2013
ii
TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN

DƯƠNG VăN LựC
PHÂN TíCH BáO CáO TàI CHíNH CủA
CÔNG TY Cổ PHầN XUấT NHậP KHẩU SA GIANG
Chuyờn ngnh: K toỏn (K toỏn, kim toỏn v phõn tớch)
Mó s: 60.34.30

Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS. BI VN DNG
HÀ NỘI – 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi độc lập nghiên cứu, xây dựng trên cơ
sở tiếp thu ý tưởng khoa học của các tác giả đi trước dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Bùi Văn Dương.
Các số liệu nêu ra trong luận văn là trung thực dựa trên sự tìm tòi, nghiên
cứu các tài liệu khoa học đã được công bố, bảo đảm tính khách quan, khoa học và
nghiêm túc.
Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn
Dương Văn Lực
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS.TS Bùi Văn Dương đã
định hướng khoa học và hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình trong suốt quá trình thu


thập số liệu, thực hiện và hoàn thiện viết luận văn.
Chân thành cảm ơn TS. Phạm Đức Cường, TS. Lương Thanh Tân đã có
những góp ý rất quý báu cho tôi trong quá trình viết luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo Viện Kế toán – Kiểm toán cùng
các thầy cô, cán bộ Viện Đào tạo Sau Đại học của Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình học tập và viết luận văn.
Cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và nhất là người vợ thân yêu của tôi đã
đồng hành và chia sẻ những khó khăn trong suốt thời gian học tập và trong quá
trình viết luận văn.
Tác giả luận văn
Dương Văn Lực
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Viết đầy đủ
AOE Đòn bẩy tài chính (Assets On Equity)
CSH Chủ sở hữu
DT Doanh thu
HTK Hàng tồn kho
SAGIMEXCO Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang
LNST Lợi nhuận sau thuế
LNTT Lợi nhuận trước thuế
ROA Sức sinh lời của tài sản (Return On Assets)
ROE Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (Return On Equity)
ROI Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (Return On Investment)
ROS Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (Return On Sales)
TS Tài sản
TĐT Tương đương tiền
TCNH Tài chính ngằn hạn
TCDH Tài chính dài hạn

TSBQ Tài sản bình quân
TSCĐ Tài sản cố định
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSDH Tài sản dài hạn
TTNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp
VCSH Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT viii
TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN

DƯƠNG VăN LựC
PHÂN TíCH BáO CáO TàI CHíNH CủA
CÔNG TY Cổ PHầN XUấT NHậP KHẩU SA GIANG
Chuyờn ngnh: K toỏn (K toỏn, kim toỏn v phõn tớch)
Mó s: 60.34.30

HÀ NỘI – 2013
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề trọng tâm quyết định
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích tài chính là cơ sở giúp đạt được
mục tiêu này. Phân tích báo cáo tài chính là làm sao cho các con số đã phân tích
được người sử dụng chúng hiểu được các mục tiêu, tình hình và kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua phân tích, nhà quản trị sẽ đánh giá đúng
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định được những nguyên nhân
ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, qua đó có biện pháp thích
hợp để hạn chế những rủi ro và phát huy thế mạnh của doanh nghiệp.
Để góp phần cung cấp thông tin một cách khoa học và có ý nghĩa đối với

những người sử dụng thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp tôi tập trung nghiên cứu đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công
ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Trên cơ sở trân trọng kế thừa, tiếp thu những thành tựu của các công trình đi
trước, luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề: “Phân tích báo cáo tài chính của Công
ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang”.
1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng các chỉ tiêu, nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính
nhằm giúp nhà quản trị và các đối tượng liên quan có những quyết định hiệu quả
nhất.
Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính.
Qua đó tìm hiểu và phân tích thực trạng tình hình tài chính và đưa ra một số giải
pháp kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Những chỉ tiêu nào được sử dụng để đo lường tình hình tài chính và kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp? Tại Sagimexco tình hình tài chính và kết quả kinh
doanh như thế nào? Những kiến nghị, giải pháp nào có thể đưa ra để nâng cao hiệu
quả tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Sagimexco?
i
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung và thực trạng
phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang. Để giải
quyết tốt vấn đề trên, luận văn chỉ giới hạn việc nghiên cứu phân tích báo cáo tài
chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang từ năm 2010 đến năm 2012.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp
mô hình tài chính Dupont và một số phương pháp khác.
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Thông tin phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác

quản trị doanh nghiệp và các đối tượng liên quan. Thông tin không chỉ có ý nghĩa
với nhà quản trị của doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các chủ thể khác có liên
quan như cơ quan thuế, các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán, nhà
cung cấp.
1.8. Kết cấu của đề tài
Bố cục chính của luận văn được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính.
Chương 3: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Sa Giang.
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp đề xuất và kết luận.
ii
Chương 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.1. Khái quát chung về phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệ
thống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống báo cáo
nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin từ hệ thống
báo cáo nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho
mọi đối tượng có nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau.
2.2. Nguồn dữ liệu cho phân tích
Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2010, 2011 và 2012 bao gồm: Bảng cân
đối kế toán (mẫu số B 01–DN); Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
(mẫu số B 02–DN); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B 03–DN); Bản thuyết
minh báo cáo tài chính ((mẫu số B 09–DN).
2.3. Phương pháp phân tích
2.3.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến và quan trọng trong
phân tích kinh doanh nói chung và báo cáo tài chính nói riêng.
2.3.2. Phương pháp loại trừ

Đây là phương pháp xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân
tích bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. Theo phương pháp này, khi
xem xét ảnh hưởng của một nhân tố phải giả định các nhân tố khác không đổi.
Phương pháp này được thực hiện theo hai cách, phương pháp thay thế liên hoàn
phương pháp số chênh lệch.
2.3.3. Phương pháp mô hình tài chính Dupont
Mô hình Dupont dùng để phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng
tới chỉ tiêu tài chính cần phân tích. Chính nhờ sự phân tích mối liên hệ giữa các
nhân tố mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu
phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ và xu hướng khác nhau.
2.4. Nội dung phân tích tài chính
2.4.1. Phân tích tổng quan tình hình tài chính
iii
Đánh giá tổng quan tình hình tài chính đưa ra những nhận định sơ bộ ban đầu,
những nhận xét có tính chất chung nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp có
lành mạnh hay không.
2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thánh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giá
chất lượng tài chính và hiệu quả hoạt động. Đồng thời, đây cũng là thông tin hữu
ích mà các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán thường hay quan tâm để
đạt được các mục tiêu của mình trên thương trường kinh doanh. Cụ thể nhà phân
tích sẽ phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nợ dài
hạn của doanh nghiệp.
2.4.3. Phân tích cấu trúc tài chính
Phân tích cấu trúc tài chính thực chất là phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn
của doanh nghiệp, ngoài việc so sánh cuối kỳ so với đầu kỳ về số tuyệt đối và tỷ
trọng, ta còn phải so sánh, đánh giá tỷ trọng từng loại tài sản và nguồn vốn chiếm
trong tổng số và xu hướng biến động của chúng. Thông thường phân tích cấu trúc
tài chính sẽ phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản
và nguồn vốn.

2.4.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất. Như vậy,
hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động, là thước đo
để đánh giá năng lực của các nhà quản trị trên thương trường. Để có cơ sở đánh giá
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, thông thường chúng ta phân tích hiệu quả sử
dụng tài sản và hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua mô hình
tài chính Dupont.
2.4.5. Phân tích rủi ro tài chính thông qua đòn bẩy tài chính
Rủi ro tài chính là xác suất chấp nhận sự thiệt hại có thể đo lường được trong
hoạt động tài chính dẫn đến những tổn thất kinh tế ảnh hưởng tới lợi nhuận và uy tín
của doanh nghiệp. Rủi ro tài chính của doanh nghiệp có thể do nhiều nguyên nhân
xảy ra như khả năng thanh toán kém, hiệu quả kinh doanh thấp kéo dài, hệ số đòn
bẩy tài chính thấp.
iv
2.4.6. Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo tài chính dự báo là cơ sở để nhà quản trị đưa ra các kế hoạch kinh
doanh phù hợp nhằm đảm bảo an ninh về hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn. Chính vì vậy, thông tin cung cấp cần đảm bảo tính khoa học và có ý
nghĩa thực tiễn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Với việc hệ thống hóa các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính và quan điểm
phân tích, sẽ làm tiền đề khoa học để tiếp tục nghiên cứu thực trạng phân tích báo
cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang trong chương 3 và đưa
ra những ý kiến bàn luận và nhận xét kiến nghị trong chương 4.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU SA GIANG
3.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang kế thừa từ xưởng sản xuất bánh

phồng tôm Sa Giang của Ông Lê Minh Triết và Bà Nguyễn Thị Son, xây dựng và
hoạt động từ đầu năm 1960 cho đến ngày giải phóng Miền Nam. Sau giải phóng
năm 1975 xưởng bánh phồng tôm Sa Giang được Nhà nước tiếp quản đổi thành
Công ty Xuất nhập khẩu Công nghiệp. Ngày 8/12/1992, Công ty xuất nhập khẩu Sa
Giang chính thức được thành lập theo Quyết định số 126/QĐTL của UBND tỉnh
Đồng Tháp và được đăng ký kinh doanh theo giấy phép số 101209.
3.2. Nguồn dữ liệu cho phân tích báo cáo tài chính của Sagimexco
Bảng cân đối kế toán (mẫu B 01 – DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh (mẫu B 02 – DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B 03 – DN) và Bản
thuyết minh báo cáo tài chính qua 3 năm 2010 – 2012.
3.3. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính áp dụng
Quá trình phân tích báo cáo tài chính của Sagimexco tác giả sử dụng các
phương pháp sau: phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp đồ thị
và phương pháp mô hình tài chính Dupont.
v
3.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa
Giang
3.4.1. Phân tích tổng quan tình hình tài chính của Công ty
Qua phân tích tổng quan tình hình tài chính của Công ty đã cho thấy bức
tranh tài chính qua 3 năm 2010 – 2012 của Sagimexco, thông tin cung cấp giúp các
đối tượng quan tâm có những quyết định đúng đắn và phù hợp với lợi ích của mình.
3.4.2. Phân tích khả năng thanh toán
Qua phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn cho thấy, Công ty có
đủ khả năng thanh toán các khoản nợ này. Tuy nhiên, cần quan tâm hơn nữa đến
khả năng thanh toán nợ đến hạn và cải thiện khả năng thanh toán nhanh.
3.4.3. Phân tích cấu trúc tài chính
Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty trong những năm qua là tương đối
hợp lý. Sagimexco không phải chịu áp lực về tài chính từ các chủ nợ, vì nguồn vốn
được bổ sung từ lợi nhuận có xu hướng tăng. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo
cần cân bằng nguồn vốn từ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu để tăng tính linh hoạt khi

cần tăng vốn cho hoạt động kinh doanh.
3.4.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả sử dụng tài sản hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu qua 3 năm
qua là chưa cao. Hiệu suất thấp là do ảnh hưởng các nhân tố: số vòng quay của tài
sản thấp, tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần giảm. Công ty cần có giải pháp khắc
phục hạn chế này trong thời gian tới.
3.4.5. Phân tích rủi ro tài chính thông qua đòn bẩy tài chính
Nhìn chung hệ số đảm bảo nợ của Công ty là tương đối cao, do đó rủi ro tài
chính của Sagimexco là không có.
3.4.6. Dự báo các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh
Dự báo năm 2013 khả năng doanh thu của Công ty tăng 12%, chi phí hoạt
động tăng 2%, với lợi nhuận sau thuế tăng 110% so với năm 2012.
vi
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tóm lại, qua việc nghiên cứu thực trạng về tình hình tài chính của
Sagimexco qua 3 năm đã đưa ra những đánh giá, nhận xét về những điểm mạnh và
những hạn chế về tình hình tài chính của Công ty. Sau khi đã mô tả bức tranh về
thực trạng tài chính của Sagimexco và kết hợp với những vấn đề về cơ sở lý luận
trong chương 2, luận văn sẽ đưa ra những thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải
pháp đề xuất và kết luận trong chương 4.
Chương 4
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
VÀ KẾT LUẬN
4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính của
Sagimexco qua 3 năm 2010 - 2012
* Những ưu điểm:
Khả năng thanh toán của Công ty được đảm bảo, điều này tạo được niềm tin
từ nhà cung cấp, nhà đầu tư và tổ chức tín dụng. Mặt khác, giúp đảm bảo ổn định và
tự chủ về tình hình hoạt động tài chính của Sagimexco.
Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty là tương đối hợp lý, việc tăng

cường bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận và giảm nợ phải trả là rất hợp lý
torng tình hình hiện tại.
Rủi ro tài chính chưa xuất hiện, do hệ số đảm bảo nợ có xu hướng tăng sẽ
giúp Công ty ổn định tình hình tài chính.
Dự kiến khả năng năm 2013 Sagimexco đạt lợi nhuận sau thuế tăng 110% so
với 2012 là khả quan.
* Những hạn chế:
Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty chưa tốt là do ảnh hưởng của các nhân
tố tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần giảm và số vòng quay của tài sản thấp.
Hiệu quả sử dụng vốn thấp là do ảnh hưởng của việc hiệu quả sử dụng tài
sản thấp.
vii
4.2. Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh
doanh của Sagimexco
Để nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh, cần có những hành
động từ nhà quản trị, những ý kiến của chuyên gia phân tích tài chính và những góp
ý của nhà đầu tư.
4.3. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
Qua quá trình làm việc một cách nghiêm túc với tinh thần và trách nhiệm
cao, tác giả đã nhận định một số đóng góp về mặt lý luận cũng như thực tiễn được
rút ra từ quá trình nghiên cứu như sau:
- Đã hệ thống hóa các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính góp phần làm sáng
tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
- Đánh giá một cách tương đối đầy đủ thực trạng tình hình tài chính của
Sagimexco trong thời gian 3 năm vừa qua, qua đó đã xác định được những ưu điểm
và những hạn chế của Công ty về tình hình tài chính trong quá trình hoạt động kinh
doanh.
- Đưa ra một số giải pháp tài chính nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh
doanh của Sagimexco.
4.4. Một vài gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai

- Khi phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính cần có sự so sánh với các
doanh nghiệp cùng ngành. Như vậy thông tin cung cấp sẽ đảm bảo tính khách quan,
tính phù hợp hơn.
- Cổ phần của Sagimexco đã tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán, do đó
các nhà đầu tư luôn quan tâm tới chỉ số EPS, P/E. Vì vậy, cần phân tích chuyên sâu vào
chỉ tiêu này nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và có ích cho nhà đầu tư.
- Cần đánh giá chỉ tiêu ROE sâu sắc hơn nữa khi nền kinh tế có mức lạm
phát cao.
- Xây dựng mô hình lý thuyết để phân tích các chỉ tiêu trên Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ. Vấn đề đặt ra là dòng tiền luân chuyển có khi âm, vậy đây có phải là
một tín hiệu xấu?
4.5. Kết luận đề tài nghiên cứu
Đất nước ta ngày một phát triển, với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu
và rộng. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang đã và đang đóng góp một phần
viii
nhỏ trong xu thế đó cùng với các doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp nói riêng và các
doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
Tình hình tài chính lành mạnh và hiệu quả kinh doanh tốt là những nhân tố
quan trọng luôn được các nhà quản trị đưa lên hàng đầu. Thông tin từ phân tích báo
cáo tài chính của Sagimex là rất cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Mặc dù rất cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những hạn chế, khiếm
khuyết nhất định. Tác giả luận văn rất mong muốn tiếp nhận những ý kiến phản
biện từ Hội đồng khoa học, những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, đồng nghiệp và
bạn bè nhằm hoàn thiện công tác nghiên cứu khoa học ngày một tốt hơn.
ix
TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN

DƯƠNG VăN LựC
PHÂN TíCH BáO CáO TàI CHíNH CủA
CÔNG TY Cổ PHầN XUấT NHậP KHẩU SA GIANG

Chuyờn ngnh: K toỏn (K toỏn, kim toỏn v phõn tớch)
Mó s: 60.34.30

Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS. BI VN DNG
HÀ NỘI – 2013
ii
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề trọng tâm quyết định
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích tài chính là cơ sở giúp đạt được
mục tiêu này. Phân tích báo cáo tài chính là công cụ rất quan trọng đối với các tổ
chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán, thống kê, nhà quản trị
trong doanh nghiệp và các đối tượng khác có liên quan. Những thông tin từ kết quả
của việc phân tích là cơ sở khoa học để nhà quản trị, nhà đầu tư đưa ra những quyết
định tối ưu theo từng mục đích cụ thể của mình.
Phân tích báo cáo tài chính là làm sao cho các con số đã phân tích được người
sử dụng chúng hiểu được các mục tiêu, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Thông qua phân tích, nhà quản trị sẽ đánh giá đúng kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định được những nguyên nhân ảnh hưởng
đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, qua đó có biện pháp thích hợp để hạn
chế những rủi ro và phát huy thế mạnh của doanh nghiệp.
Để góp phần cung cấp thông tin một cách khoa học và có ý nghĩa đối với
những người sử dụng thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp tôi tập trung nghiên cứu đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công
ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Phân tích báo cáo tài chính là một trong những công việc quan trọng của công
ty, doanh nghiệp, do vậy đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong
nước. Các thành tựu nghiên cứu về lĩnh vực này có thể kể đến một số công trình

tiêu biểu sau:
Tác giả Hoàng Đỗ Hương Giang với đề tài “Phân tích tài chính tại Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu An Giang” (2007). Tác giả đã hệ thống những lý luận và
1
quan điểm về phân tích báo cáo tài chính và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả tài chính tại doanh nghiệp. Đề tài phân tích rất chi tiết báo cáo tài chính
của doanh nghiệp với số liệu phân tích được lựa chọn là là 2 năm 2005 – 2006. Tuy
nhiên, tác giả đã tập trung nghiên cứu sâu về mặt cơ sở lý luận do đó chưa bao quát
hết được các mặt của công tác phân tích báo cáo tài chính.
Tác giả Cao Thị Ngọc Vân, với đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Công
ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang” (2009). Tác giả đã đi sâu nghiên cứu
thực trạng về tài chính nhằm cung cấp những thông tin thiết thực, có ý nghĩa cho
người sử dụng thông tin. Tác giả chưa chú trọng nhiều đến phương pháp phân tích
để đưa ra những thông tin có ý nghĩa chính xác cao.
Tác giả Phan Văn Đạt, với đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ
phần Vĩnh Hoàn” (2011). Tác giả Nguyễn Thành Quân, với đề tài “Phân tích báo
cáo tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng Đoạn Xá” (2009). Hai tác giả đã xây
dựng được hệ thống các chỉ tiêu về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp từ đó
vận dụng để nghiên cứu thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại doanh
nghiệp. Đề tài này tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân
tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã xây dựng hệ
thống các chỉ tiêu về phân tích tài chính và phân tích thực trạng tài chính của doanh
nghiệp. Đây là những thành tựu quan trọng, nổi bật được tác giả kế thừa để triển
khai trong công trình nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, qua khảo sát tình hình
nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng, vấn đề phân tích báo cáo tài chính tại Công ty
cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu. Mặt khác,
trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế hiện nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn mới
cần phải tiếp tục nghiên cứu về công tác phân tích tình hình tài chính tại các doanh

nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên cơ sở trân trọng kế thừa, tiếp thu những thành tựu của các công trình đi
trước, luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề: “Phân tích báo cáo tài chính của Công
ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang”.
2
1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lường tình hình tài chính và kết quả
kinh doanh, luận văn phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong thời gian qua,
từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tình hình tài chính
của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính.
- Phân tích thực trạng tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh tại Công ty
cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tình hình tài
chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang hiện nay.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Những chỉ tiêu nào được sử dụng để đo lường tình hình tài chính và kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp?
Tại Sagimexco tình hình tài chính và kết quả kinh doanh như thế nào?
Những kiến nghị, giải pháp nào có thể đưa ra để nâng cao hiệu quả tình hình
tài chính và kết quả kinh doanh của Sagimexco?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung và thực trạng phân
tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang.
* Phạm vi nghiên cứu:
Để giải quyết tốt vấn đề trên, luận văn chỉ giới hạn việc nghiên cứu phân tích

báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang từ năm 2010 đến
năm 2012.
3

×