Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TỔ CHỨC VÀ DUY TRÌ CÁC NHÓM HỌC TẬP CHO HỌC SINH TIỂU HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.7 KB, 3 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TỔ CHỨC VÀ DUY TRÌ CÁC
NHÓM HỌC TẬP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
*************
Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt HS vào môi trường học tập tích
cực , trong đó HS được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp , trong nhóm HS
được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn làm việc hợp tác với nhau .
Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc , kĩ năng giao
tiếp , óc tư duy tạo điều kiện cho HS học hỏi lẫn nhau , phát huy vai trò trách
nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác . Muốn xây dựng và duy trì
được các nhóm học tập giáo viên cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
1. Ngay từ đầu năm học sau khi nhận lớp giáo viên cần phân loại học sinh rồi xây
dựng các nhóm học tập phù hợp với điều kiện thực tế của lớp mình.
* Nhóm 2 : ( 2 học sinh ngồi cùng một bàn)
* Nhóm 4 : ( 4 học sinh ngồi cùng 2 bàn gần nhau)
- Nhóm 2 - 4 học sinh có những đặc điểm: có nhiều hoạt động hơn, ra quyết định
nhanh hơn , giáo viên quản lí nhóm dễ dàng hơn , nhưng giáo viên phải dành nhiều
thời gian cho các nhóm trình bày ( vì có nhiều nhóm)
* Nhóm 5- 6 học sinh có những đặc diểm sau: Tao cho các thành viên của nhóm có
nhiều niềm tin lớn về kết quả làm việc , có nhiều khả năng tìm ra câu trả lời đúng ,
thu hút được nhiều kinh nghiệm , thời gian theo dõi các nhóm trình bày ít hơn vì số
nhóm ít
Sau khi ổn định lớp ( khoảng nữa đầu kì 1) giáo viên nên dành thời gian thích hợp
để xây dựng và rèn kĩ năng tự điều hành hoạt động trong nhóm , đặc biệt cho các
nhóm trưởng và thư kí , các kĩ năng đó là : Cách giao việc cho từng thành viên
trong nhóm , cách thảo luận , cách ghi kết quả thảo luận ,cách trình bày kết quả thảo
luận . Trong giai đoạn này giáo viên nên chỉ định và phân công cố định nhóm
trưởng và thư kí có đủ thời gian cần thiết để rèn kuyện kĩ năng .
• Nhóm trưởng: Quản lí , chỉ đạo , điều khiển nhóm hoạt động.
• Thư kí: ghi chép lại các kết quả công việc của nhóm khi đạt được sự đồng
tình cả nhóm
• Báo cáo viên : Trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm.


• Các thành viên khác có nhiệm vụ tham gia tích cực vào các hoạt động của
nhóm.
2. Khi các nhóm đã xây dựng được nề nếp hoạt động học tập tự quản tốt , tự điều
hành có hiệu quả , các thành viên trong nhóm biết phối hợp tự giác , có chất lượng ,
hoàn thành các nhiệm vụ học tập , thì giáo viên nên tạo cơ hội cho những thành viên
còn lại trong các nhóm học tập làm tổ trưởng và thư kí . Điều đó giúp cho hầu hết
các học sinh trong các nhóm đều có cơ hội rèn các kĩ năng điều hành , hợp tác và kĩ
năng tự hoạt động .
Để vận dụng hình thức dạy học theo nhóm và phương pháp thảo luận nhóm thì
giáo viên phải xây dựnh và rèn luyện dược kĩ năng tự điều hành , kĩ năng hợp tác tốt
cho học sinh.
Việc phân công nhiệm vụ trong nhóm cần linh hoạt , nghĩa là không phải bao giờ
cần có đủ các thành phần nhóm trưởng , thư kí , báo cáo viên .Tuy nhiên trong
nhóm có 4 thành viên trở lên nhất thiết phải có trưởng nhóm để điều khiển hoạt động
của nhóm mình.
+ Theo tôi nghĩ đối với nhóm đôi thì không cần tổ trưởng và thư kí .
+ Để tổ chức thảo luận nhóm thành công thì giáo viên cần chú ý:
- Thực hiện đúng quy trình
- Chia nhóm là khâu quan trọng trong tổ chức dạy học , ngay từ khi soạn giáo án ,
giáo viên phải lựa chọn kiểu nhóm nào và dự kiến chia nhóm trong các phần của tiết
dạy .
• Nhóm nhiều trình độ ( giỏi , khá , trung bình , yếu )
• Nhóm cùng trình độ( các em có khả năng học tập như nhau)
• Nhóm cùng sở thích
• Nhóm cùng nhu cầu học tập
chỉ định nhóm trưởng , thư kí ( có thể chia nhóm theo bàn , hoặc theo tên cùng âm
đầu , có thể đặt tên VD: cam , bưởi , đào để tạo hứng thú cho các em ngay từ khi
nhận nhiệm vụ )
- Nêu yêu cầu , nhiệm vụ thảo luận cụ thể cho từng nhóm , phát phiếu giao việc ,
giao thời gian

- Giáo viên có thể gợi ý , định hướng cách thảo luận .
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ kịp thời cho nhóm còn lúng túng
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận , các nhóm khcá phải lắng nghe để nhận xét ,
bổ sung hoàn chỉnh.
+ Qúa trình thảo luận nhóm không nhất thiết trường hợp nào cũng phải có phiếu học
tập , có những trường hợp chỉ cần thảo luận và thống nhất bằng miệng , có những
trường hợp lại sử dụng bảng nhóm
+ Sắp xếp chỗ ngồi cho HS sao cho các đối tượng HS xen kẽ nhau , trong nhóm phải
có đủ các đối tượng HS: giỏi , khá , trung bình , yếu ; Có học sinh nam và học sinh
nữ , HS mạnh dạn , tự tin với HS nhút nhát ; HS có khả năng diễn đạt tốt với HS có
khả năng diễn đạt yếu .Việc sắp xếp như vậy sẽ giúp cho giáo viên thuận tiện khi
chia nhóm và các nhóm học sinh dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ học tập .
Tôi nghĩ dạy học theo nhóm có rất nhiều ưu điểm , đặc biệt là trong việc phát huy
tính tích cực của HS , tuy nhiên nó cũng có một số hạn chế :
- Tốn thời gian chuẩn bị phiếu .
- Phải có sự dày công xây dựng của giáo viên .
- Nếu giáo viên không hình thành trong các nhóm kĩ năng và thói quen tự hoạt động,
hợp tác thì thảo luận nhóm kém hiệu quả .
- Vì vậy cũng không nên quá lạm dụng hình thức phương pháp dạy học này . Quan
trọng là giáo viên phải biết phối hợp , đan xen với các hình thức và phương pháp dạy
học khác để tiết dạy được sinh động , hấp dẫn , hiệu quả .
Tóm lại: Tổ chức dạy học theo nhóm là một trong những hình thức thực hiện tốt
việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh , với hình thức này HS
được hấp dẫn , lôi cuốn vào các hoạt động học thu lượm kiến thức bằng chính khả
năng của mình với sự giúp đỡ , hướng dẫn của giáo viên.

×