Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đánh giá năng lực hoạt động đoàn của cán bộ đoàn trường đại học sư phạm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.44 KB, 8 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Đoàn Thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực
lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và chủ
tịch Hồ Chí Minh, là lực lượng nòng nốt trong phong trào thanh niên, là
trường học xã hội chủ nghĩa, đại diện quyền lợi thanh niên, phụ trách Đội
thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh”.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
lần thứ VII, tổng bí thư Nông Đức Mạnh khẳng định: “Cán bộ Đoàn cần có
bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực hoạt động thực tiễn, có kiến thức
văn hoá, kĩ thuật, gắn bó với thanh niên, trưởng thành từ phong trào thanh
niên, dám chịu khó chịu khổ, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám
hi sinh lợi ích cá nhân vì công việc chung và để xây dựng phong trào Đoàn.
Trước đây, hiện nay và sau này đều như vậy, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh phải là nơi đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ cho các lĩnh vực
hoạt động xã hội”.
Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh cũng đã khẳng định: “Người thanh niên, người cán bộ Đoàn trong thời
kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là người có lý tưởng và đạo đức
cách mạng, có lối sống văn hoá, có ý chí tự tôn, tự cường dân tộc, có trình độ
học vấn, giỏi về chuyên môn nghề nghiệp, có sức khoẻ tốt, có năng lực tiếp
cận và sáng tạo công nghệ mới, có ý chí chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, phấn
đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là trường Đại học Sư phạm đầu ngành
trong cả nước với số lượng lớn đoàn viên sinh viên ở nhiều ngành học và hệ
đào tạo khác nhau. Đoàn trường ĐHSP Hà Nội là một tổ chức Đoàn lớn, tự
1
hào là nơi khởi nguồn phong trào Ba sẵn sàng và nhiều phong trào lớn của
tuổi trẻ Thủ đô cũng như tuổi trẻ cả nước. Đoàn viên sinh viên của trường
được rèn luyện trong môi trường sư phạm có tính kỷ luật và tinh thần tập thể


cao, đã tạo nên nét truyền thống đặc biệt trong các hoạt động phong trào.
Lực lượng cán bộ Đoàn trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã đóng góp một
phần công sức rất lớn để các hoạt động phong trào của Đoàn được thành công
và ít nhiều có những đóng góp vào công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kĩ
năng, nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên nhà trường. Tuy nhiên thực tế hiện nay
cho thấy Đoàn trường Đại học Sư phạm Hà Nội vẫn chưa có một mẫu đánh giá
cụ thể về năng lực cũng như những yêu cầu đối với cán bộ Đoàn, việc đánh giá
những đóng góp cũng như khả năng của từng cán bộ Đoàn đối với phong trào
Đoàn ở các cơ sở còn chưa khách quan, chưa có cơ sở mà chủ yếu đánh giá
mang tính chủ quan từ đó ảnh hưởng tới công tác thi đua, khen thưởng cũng
như đánh giá cán bộ Đoàn một cách khách quan. Nếu được đánh giá khách
quan sẽ là động lực thúc đẩy cán bộ Đoàn hoạt động đồng thời là cơ sở để mỗi
cán bộ Đoàn thấy được mình cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ như thế nào
để xứng đáng với vị trí của mình đang đảm nhiệm.
Trong nhà trường đại học Đoàn thanh niên là một lực lượng giáo dục góp
phần đẩy mạnh công tác giáo dục toàn diện cho sinh viên trên các lĩnh vực
giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, phong
trào thể dục thể thao. Đoàn là môi trường cho sinh viên được học tập, rèn
luyện và phát huy những năng lực của mình trong thực tiễn. Với vị trí như
vậy Đoàn thanh niên hỗ trợ rất lớn cho công tác đào tạo của nhà trường.
Mặc dù có những đóng góp to lớn như vậy nhưng trên thực tế hoạt động
Đoàn cũng như năng lực hoạt động của cán bộ Đoàn vẫn chưa được đánh giá
một cách khách quan, chính thống trong khi đó đã có rất nhiều công trình
khoa học nghiên cứu về đánh giá năng lực của giảng viên, sinh viên.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài
2
“Đánh giá năng lực hoạt động Đoàn của cán bộ Đoàn trường Đại học
Sư phạm Hà Nội” nhằm đáp ứng một phần yêu cầu khách quan của công tác
đánh giá cán bộ Đoàn trường ĐHSP Hà Nội, nâng cao chất lượng hoạt động
Đoàn và năng lực của cán bộ Đoàn.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá năng lực hoạt động Đoàn của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội
góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn trường ĐHSP Hà Nội
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Đánh giá năng lực hoạt động Đoàn của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thang đo đánh giá năng lực hoạt động Đoàn của sinh viên trường ĐHSP
Hà Nội.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Đánh giá năng lực hoạt động Đoàn của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội
phải dựa trên những tiêu chí nhất định, tuy nhiên thực tế hiện nay việc đánh
giá năng lực hoạt động Đoàn của sinh viên ở trường ĐHSP Hà Nội chưa có
thang đo cụ thể. Nếu xây dựng được thang đo một cách chi tiết, cụ thể thì sẽ
nâng cao tính khách quan trong đánh giá, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động Đoàn của sinh viên.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Xác định cơ sở lý luận của việc xây dựng thang đo đánh giá năng lực
công tác Đoàn của sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội.
5.2. Khảo sát thực trạng đánh giá năng lực hoạt động Đoàn của sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
5.3. Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động Đoàn cho sinh
viên trường Đại học sư phạm Hà Nội.
3
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Giới hạn khách thể khảo sát: 170 sinh viên trường ĐHSPHN và 30 cán
bộ giảng viên trẻ của trường có kinh nghiệm làm công tác Đoàn.
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực hoạt
động Đoàn cho sinh viên trường đại học Sư phạm Hà Nội.

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích và tổng hợp các thông
tin lý luận có liên quan đến đề tài ở góc độ Triết học, Xã hội học, Giáo dục
học, Tâm lý học…qua đó làm sáng tỏ cơ sở lý luận về đánh giá năng lực hoạt
động Đoàn của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (Anket)
Để tiến hành điều tra thu thập một số thông tin cần thiết phục vụ cho
nghiên cứu đề tài chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi điều tra quan điểm của giáo
viên và sinh viên trường ĐHSPHN về những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất
cần có của người làm công tác Đoàn trong nhà trường sư phạm.
Tiến hành phát phiếu điều tra theo 2 đợt:
+ Đợt 1: Phát phiếu điều tra để thu thập ý kiến của giáo viên và sinh
viên về những năng lực cần có của sinh viên trong hoạt động Đoàn để xây
dựng tiêu chí cụ thể làm công cụ để đánh giá năng lực hoạt động Đoàn của
sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
+ Đợt 2: Khảo sát thực trạng năng lực hoạt động Đoàn của sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội bằng thang đo được xây dựng trên cơ sở lần
phát phiếu điều tra trước.
4
7.3. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để thu thập ý kiến của cán bộ,
giáo viên, sinh viên đang trực tiếp làm công tác Đoàn để khẳng định tính cần
thiết, sự phù hợp của các tiêu chí đánh giá và thực tế công tác đánh giá năng
lực của cán bộ Đoàn tại trường ĐHSP Hà Nội.
7.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp này để tính toán và xử lý các số liệu thu được
qua điều tra bằng phiếu hỏi.
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2. Đoàn thanh niên cộng sản
1.2.1. Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng cộng sản Việt Nam về Đoàn thanh niên cộng sản
1.2.1.1. Quan điểm Mác – Lênin về Đoàn thanh niên cộng sản
1.2.1.3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tổ chức Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh
1.2.2. Chức năng của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
1.2.3. Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với các tổ chức Hội của thanh
niên (Hội Liên hiệp thanh niên, Hội sinh viên)
1.3. Hoạt động Đoàn trong nhà trường đại học
1.4. Năng lực hoạt động Đoàn của sinh viên sư phạm trong nhà trường
đại học.
1.4.1. Sinh viên/ Sinh viên sư phạm
1.4.2. Năng lực
1.4.3. Năng lực hoạt động Đoàn
1.4.4. Năng lực hoạt động Đoàn của sinh viên trong nhà trường Đại học
1.4.5. Năng lực hoạt động Đoàn của sinh viên Sư phạm
1.5. Đánh giá năng lực hoạt động Đoàn của sinh viên.
1.5.1. Đánh giá (Evaluation)
1.5.2. Đánh giá năng lực cán bộ Đoàn trường Đại học Sư phạm Hà Nội
1.5.2.1. Đánh giá dựa trên năng lực thực hiện (Competency – based evaluation)
1.5.2.2. Đánh giá dựa trên tiêu chí (Criterion Reference)
1.5.2.3. Thang đo – công cụ hữu hiệu để đánh giá năng lực
6
1.5.2.4. Tiêu chí đánh giá đoàn viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội
1.5.2.5. Xây dựng thang đo đánh giá năng lực hoạt động Đoàn của cán bộ
Đoàn trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành năng lực hoạt động Đoàn
của sinh viên

Chương 2: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
HOẠT ĐỘNG ĐOÀN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM HÀ NỘI
2.1. Vài nét về địa bàn, khách thể nghiên cứu
2.2. Khảo sát (lần 1): Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động
Đoàn của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2.2.1. Tổ chức khảo sát
2.2.2. Thực trạng đánh giá năng lực hoạt động Đoàn của sinh viên trường
Đại học Sư phạm Hà Nội
2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên và sinh viên về vai trò của cán
bộ Đoàn trong công tác Đoàn ở các cấp.
2.2.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên và sinh viên về chất lượng hoạt động
Đoàn và vai trò của các cấp Bộ Đoàn, các cá nhân trong công tác đánh giá.
2.2.3. Các tiêu chí và mức độ đo lường năng lực hoạt động Đoàn của sinh viên
2.2.3.1. Nhận định của giáo viên và sinh viên về thế nào là sinh viên tốt, sinh
viên sư phạm tốt và cán bộ Đoàn tốt.
2.2.3.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động Đoàn của cán bộ Đoàn
trường ĐHSP Hà Nội
7
2.2.3.2.1. Phân loại các tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động Đoàn của cán bộ
Đoàn trường ĐHSP Hà Nội
2.2.3.2.2. Các mức độ đánh giá năng lực hoạt động Đoàn của cán bộ Đoàn
trường ĐHSP Hà Nội.
Chương 3: SỬ DỤNG THANG ĐO ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
HOẠT ĐỘNG ĐOÀN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM HÀ NỘI
3.1. Khảo sát thực trạng năng lực hoạt động Đoàn của sinh viên trường
Đại học Sư phạm Hà Nội
3.2. Hướng hoàn thiện thang đo và sử dụng thang đo đánh giá năng lực
hoạt động Đoàn của cán bộ Đoàn trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
8

×