Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp tại cong ty clear watter metal việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 22 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
…………………
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NƠI THỰC TẬP: Công ty CLEAR WATTER METAL
VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn:
Người hướng dẫn tại đơn vị:
Sinh viên thực hiện:
Niên khóa: 2012 - 2015
Bình Dương ngày 10, tháng 04/2015
MỤC LỤC
Lời Mở Đầu 3
Kế Hoạch Thực Tập 4
Tóm Tắt 5
Chương I : Giới Thiệu Về ĐƠn Vị Thực Tập 6
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 6
2. SƠ ĐỒ BỘ MÁY CÔNG TY 6
3. CHỨC NĂNG CỦA PHÒNG BAN 7
4. NGUỒN NHÂN LỰC CHÍNH SÁCH 8
VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY
Chương II : CÁC CÔNG VIỆC THAM GIA LÀM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC
TẬP TẠICÔNG TY
1. Sử Dụng Máy Uốn Tự Động Tailift 9
a. Sơ Lược Cấu Tạo Máy
b. Thao Tác Với Máy
c. Đọc bản vẻ, thiết kế chương trình
2. Sử Dụng Máy Chấn Thủy Lực 12
a. Thao Tác Với Máy
b. Đọc bản vẽ, thay dao cho máy
3. Sử Dụng Máy Dập AMADA ( ) 14


a. Thao Tác Với Máy
b. Đọc bản vẻ, thay dao
4. Tham gia vào dây chuyền sơn tĩnh điện 17
a. Giới thiệu về công nghệ sơn tĩnh điện 17 - 18
b. Quy trình hoạt động của dây chuyền 19
c. Kiểm Tra Các Thông Số Tại Tủ Điện 20
d. Kiểm tra sản phẩm sau khi sơn 20
Chương III :KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22 - 23
LỜI MỞ ĐẦU
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo, toàn thể công nhân viên
tai Công ty TNHH CLEAR WATTER METAL VIỆT NAM, đặc biệt là anh Trần
Phước Đăng Khoa đã hỗ trợ và hướng dẫn em tận tình trong thời gian em thực tập tại
công ty.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến quí thầy cô trong khoa Điện – Điện Tử, đặc biệt là
thầy Ngô Sỹ đã tận tình chỉ bảo, giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp
đúng tiến độ.
Với sinh viên kĩ thuật như em thì thời gian thực tập là thời gian cực kì quan trọng, giúp
em bớt phần bỡ ngỡ sau này. Tuy thời gian thực tập chỉ có 1 tháng rưỡi, nhưng nhờ sự
giúp đỡ của các anh trong công ty, em đã học hỏi them được nhiều kinh nghiệm trên thực
tế, được ứng dụng những điều đã học trên lý thuyết vào thực tiễn và biết them nhiều điều
mới mẻ mà sách vở chưa thể truyền đạt được.
Tuy đã có sự chuẩn bị trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này song không thể tránh
những sai sót, mong được sự thông cảm từ công ty và quý thầy cô.
Em kính chúc quý thầy cô đang công tác tại TrườngĐại Học Thủ Dầu Một, cùng toàn
thể Công ty TNHH CLEAR WATTER METAL VN lời chúc sức khỏe dồi dào – thành
công – hạnh phúc! Công ty TNHH CLEAR WATTER METAL VN ngày càn phát
triển! Em mong muốn có cơ hội được ở lại và góp sức cho sự phát triển của công ty.
Bình Dương, tháng 04, năm 2015.
Sinh Viên Thực Tập
Kế Hoạch Thực Tập

Từ ngày 09/03/2015 đến 10/04/2015
TUẦN NGÀY CÔNG VIỆC THỰC HIỆN
1
09/03/2015 – 15/03/2015
− Làm thủ tục, tham quan công ty.
− Tìm Hiểu Công ty.
− Làm quen với các thiết bị tại Công Ty.
− Học cách vận hành và sử dụng máy uốn tự động.
2 16/03/2015 – 22/03/2015 − Học cách vận hành máy chấn thủy lực.
− Tham gia sữa chữa thiết bị.
− Thực hiện thay dao ở máy uốn và máy chấn.
3
23/03/2015 – 29/03/2015
− Tham gia vào quy trình sơn tĩnh điện.
− Học cách kiểm tra nước xử lý trước khi sơn.
− Kiểm tra sản phẩm sau khi sơn.
− Tham gia sữa chữa thiết bị.
4 30/03/2015 – 05/04/2015 − Học cách sử dụng máy dập.
− Thực hiện thay dao ở máy dập.
− Đọc bản vẻ, học viết chương trình làm việc.
5
06/03/2015 – 10/04/2015
− Viết báo cáo, nộp giảng viên hướng dẫn.
− Hoàn thiện báo cáo xin dấu công ty và nộp cho
giảng viên hướng dẫn.
Tóm tắt
Trong quá trình thực tập tại Công tyTNHH CLEAR WATTER METAL VN
nhóm đã được trực tiếp tham gia những công việc cụ thể :
− Đọc các bản vẻ, catalogue thiết bị.
− Vận hành thiết bị.

− Tham gia sản xuất.
− Tham gia bảo trì các thiết bị.
Kêt quả đã thực hiện tốt các công việc được giao, tích lũy được nhiều kinh
nghiệm thi công thực tế cho bản thân. Đồng thời cũng tìm hiểu được những thiết bị
mới mà trường chưa đề cập đến.
Chương I: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY :
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH CLEARWATER METAL VIỆT NAM.
Địa chỉ: KCN Mai Trung, Xã An Tây, Huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
Điện thoại: 0650 381773 – 0650 381774
Ngành nghề kinh doanh: Gia công, sản xuất tủ dụng cụ, sản xuất và xuất khẩu.
2. SƠ ĐỒ BỘ MÁY CÔNG TY:
Công ty hiện tại có khoảng 700 công nhân, được chia thành nhiều tổ, và nhân viên văn
phòng được chia thành các phòng ban như sau.
3. Chức năng của các phòng ban.
-Giám Đốc:
Quản lý tổng hợp các phòng ban, và quyền điều hành cao nhất trong công ty,PhóGiám Đốc
Điều hành trực tiếp theo quyền hạn Giám Đốc giao, có trách nhiệm đôn đốcThực hiện,
hoàn thành công việc trong phạm vi quản lý.
-Phòng hành chính:
Tiếp nhận hồ sơ nhân viên, lên kế hoạch công viêc cho từng tháng, quý, năm trình giám
đốc duyệt.
Lập kế hoạch khen thưởng, kỷ luật cho nhân viên và công nhân trong công ty.
-Phòng kế toán:
Có trách nhiệm làm sổ sách, tiền lương, báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm. Phản ánh các
số liệu kịp thời để trình giảm đốc.
Theo dõi tiến độ từng công trình để phân bố chi phí hợp lý.
-Phòng kỹ thuật:
Có trách nhiệm trước ban giám đốc về công việc được phân công, quản lý và theo dõi.
Có trách nhiệm cấp hóa đơn đầy đủ khi mua vật liệu của các cửa hang mang về phòng kế

toán.
Phó Xưởng
Phó Giám
Đốc
Giám Đốc
Tổ Trưởng Các
Khâu
Tổ Phó Các
Khâu
Công nhân
viên
Phòng Nhân
Sự
Phòng Kế
Toán
Các Phòng Ban
Xưởng Trưởng
Phòng Hành
Chính
-Phòng nhân sự :
Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực định kỳ năm, quý, tháng.
Xây dựng chương trình phát triển nghề nghiệp cho CNV công ty.
Xây dựng chính sách thăng tiến và thay thế nhân sự.
Lập ngân sách nhân sự.
Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và chiến lược của
công ty.
Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thích người lao động
làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động.
4. Nguồn nhân lực và chính sách của công ty.
-Nguồn nhân lực: Công ty có được nguồn lãnh đạo có trình độ, đáp ứng được mọi

nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.Được nguồn công nhân lành nghề trình độ
tay nghề từ trung cấp trở lên.
-Về chính sách: Công ty thánh lập từ năm đến nay
-Mục tiêu: Công ty luôn luôn hướng tới mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân
viên,sinh viên ở các trường có quá trình thực tập, thực tiễn tiếp cận tại công ty đã có
trình độ tay nghề cao, có chính sách lương thưởng đối với công nhân viên, đạt
thành tích trong công việc.
Nỗ lực phát triển công ty trong thời gian tới nhằm đưa công ty phát triển thành 1
công ty cổ phần, có mặt trên thị trường chứng khoáng.
`
CHƯƠNG II : CÁC CÔNG VIỆC THAM GIA LÀM TRONG QUÁ
TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY
1. Sử dụng máy uốn tự động.
a. Sơ lược cấu tạo máy:
Gồm Phần điều khiển và Phần làm việc.
Tủ điện điều khiển gồm:
Bàn điều khiển.
Máy tính làm việc.
Màn hình hiển thị.
Phần làm việc gồm:
Bàn làm việc.
Động cơ máy.
Trục xoay tự động.
Cánh tay máy.
b. Thao tác với máy:
Kiểm tra các thong số của máy trước khi vận hành.
Trả máy về tọa độ góc trước khi chạy chương trình.
Điều chỉnh chương trình phù hợp với bản vẽ và hàng mẫu.
Cho máy hoạt động và theo dõi các thong số của sản phẩm cách nhau 90 phút.
c. Đọc bản vẻ, thiết kế chương trình.

Dựa vào bản vẽ để xác định các thông số kĩ thuật của sản phẩm để viết chương trình.
Sau khi đọc bản vẽ, dùng chương trình để tính các thông số kĩ thuật như tâm, các tọa độ để
uốn như x
1
; x
2
; x
3
, z
1
; z
2.
KIỂM TRA TỦ MÁY
2. Sử Dụng Máy Chấn Thủy Lực.
a. Thao Tác Với Máy.
Chỉnh góc chấn theo hàng mẫu.
Đặt sản phầm vào vị trí làm việc, tiến hành làm việc bằng cách đạp
Thao tác thực hiện cần cẩn thận, an toàn, không đùa giỡn khi làm việc bằng máy
chấn.
Sản phẩm sau khi chấn phải được xếp ngay ngắn trên barlet.
Kiểm tra sản phẩm cách nhau 1h30 để tránh hỏng sản phẩm.
b. Đọc bản vẽ , thực hiên thay dao.
Chọn bản vẽ phù hợp với sản phẩm cần chấn để điều chỉnh các thông số cho máy,
dựa vào bản vẽ để tiến hành thay dao.
Phải chọn dao phù hợp với sản phẩm cần chấn.
Điều chỉnh đúng khoảng cách các chốt theo yêu cầu.
Dao sao khi thay phải cố định, không xê dịch khi hoạt động.
Máy uốn tự động
Kiểm tra máy

3. Sử dụng máy dập AMADA.
a. Thao tác với máy.
Khởi động máy kiểm tra chương trình dập đúng với sản phẩm.
Trả máy về tọa độ góc để chuẩn bị làm việc.
MÀN HÌNH LÀM VIỆC
Bộ dao của máy chấn Máy Chấn thủy lực
Để tole vào đúng vị trí kẹp và làm việc
Phải tuân thủ các quy định an toàn khi sử dụng máy.
Nếu xảy ra lỗi phải dừng khẩn và tiến hành sữa chữa.
b. Đọc bản vẽ và thay dao.
Biết các thông số kĩ thuật trên bản vẽ để tiến hành thiết kế chương trình.
Thay dao:
Dựa theo bản vẽ để chọn các loại dao
Gồm các dao hình vuông, tròn… với kích cỡ khác nhau
Tiến hành thay dao:
Chuyển máy về chế độ làm việc bằng tay
Thực hiện các quy tác an toàn khi mở tủ khuôn dao
Điều chỉnh bằng tay để chọn dao cần thay .
Khi đặt dao vào khuôn cần đảm bảo dao và đế dao khớp nhau, nếu không sẽ làm bể
khuôn dao.
Kiểm tra lần cuối trước khi đóng tủ khuôn dao.
Sau khi thay dao cần điều chỉnh lại chương trình trên tủ điều khiển và thước kẹp trên bàn
làm việc của máy dập.
MÁY DẬP
4. Tham gia vào dây chuyền sơn
tĩnh điện.
a. Giới thiệu về công nghệ sơn tĩnh
điện.
MÁY DẬP
Tủ Làm Việc

Khuôn dao
Sơn tĩnh điện là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ.Có 2 loại
chất dẻo phổ biến là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn.Các loại nhựa nhiêt dẻo
là các chất hình thành một lớp phủ mà không cần phải trải qua quá trình biến đổi
cấu trúc phân tử (như polyetylen, polypropylene, nylon, polyvinyclorua và nhựa
nhiệt dẻo polyyeste). Các loại nhựa nhiệt rắn xếp chéo qua nhau tạo ra một lớp
màng vĩnh cửu chịu nhiệt và sẽ không bị tan chảy lại (epoxy, hybrit, uretan
polyester, acrylic, polyester triglycidyl isoxyanuric (TGIC)).
Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột và khi sử dụng nó
sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh
điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng giữa
bột sơn và vật sơn.
Công nghệ sơn tĩnh điện (Electro Static Power Coating Technology) là công nghệ hiện
đại được phát minh bởi TS.Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950.Qua nhiều cải
tiến bởi các nhà khoa học, các nhà sản xuất chế tạo về thiết bị và bột sơn đã
giúp cho công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng hoàn chỉnh về chất lượng và mẫu mã
tốt hơn.
Có 2 loại công nghệ sơn tĩnh điện là :
• Công nghệ sơn tĩnh điện ướt (sử dụng dung môi).
• Công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột).
 Hiện tại công ty đang sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột) do có thể sơn
trên các bề mặt kim loại, phù hợp với công ty.
 Nguyên lý hoạt động của quy trình công nghệ Sơn tĩnh điện:
- Dây chuyền thiết bị sơn tĩnh điện dạng bột. Thiết bị chính là súng phun và bộ điều khiển
tự động, các thiết bị khác như buồng phun sơn và thu hồi bột sơn; buồng hấp bằng tia
hồng ngoại tuyến (chế độ hấp điều chỉnh nhiệt độ và định giờ tự động tắt mở) . Máy nén
khí ,máy tách ẩm khí nén Các bồn chứa hóa chất để xử lý bề mặt trước khi sơn được
chế tạo bằng vật liệu composite.
- Các vật liệu thích hợp để sơn tĩnh điện là thép, nhôm, thép mạ kẽm, magie, nhôm, kẽm
và đồng thau. Sơn tĩnh điện được sử dụng vì mục đích thương mại đối với rất nhiều sản

phẩm kim loại từ cỡ nhỏ đến cỡ trung bình, bao gồm những bộ vỏ thiết bị, các thiết bị
ngoài trời, các kệ giá, khung cửa sổ,…
- Lớp phủ được tạo ra bằng cách phun bột được tích điện nhờ phương pháp tĩnh điện lên
bề mặt của chi tiết và đem nung nóng, khi đó bột phủ sẽ chảy và tạo thành lớp bề mặt có
liên kết tốt.
- Sơn tĩnh điện thường được áp dụng khi sơn một lớp và đang ngày càng phổ biến vì đây
là một công nghệ tạo lớp phủ bề mặt tạo ra phát thải ít hơn so với các công nghệ khác. Xu
hướng này xuất phát từ nguyên nhân chi phí tăng lên và thời gian sản xuất kéo dài của
các công nghệ khác, cộng với các quy định luật phát về vấn đề môi trường ngày càng
khắt khe. Ưu thế chính của phương pháp sơn tĩnh điện là không dùng các hợp chất hữu
cơ dễ bay hơi (VOC) và vì thế mà không cần đến các thiết bị phân hủy VOC tốn kém như
lò thiêu hoặc các thiết bị hấp thụ carbon.
- Hiệu quả của các hệ thống phun bột cao hơn nhiều so với phun dung môi hoặc
nước. Sau khi phun, lượng bột không bám vào chi tiết có thể được thu hồi và tái sử dụng.
So với các kỹ thuật phun ướt, phun tĩnh điện đạt được độ bao phủ lớn hơn vì bột có
thể phủ lên tất cả các góc cạnh và bề mặt của chi tiết không trực diện với súng
phun. Trước khi phun bột, bề mặt chi tiết cần phải được làm sạch, sấy khô, và cải thiện
chất lượng bề mặt. Việc cải thiện chất lượng bề mặt có thể được thực hiện bằng cách
rửa hay súc axit. Các phương pháp gia công đặc biệt trước khi sơn gồm làm sạch
bằng dung môi chuyên dụng, bằng các chất mài mòn, hay bằng hóa chất pha loãng.
Việc làm bề mặt có ý nghĩa quan trọng đối với công nghệ sơn tĩnh điện hơn nhiều so
với mạ điện vì trong quy trình sơn sẽ không có thêm một bước làm sạch nào khác.
- Có rất nhiều loại nhựa nhiệt dẻo được dùng cho kỹ thuật sơn tĩnh điện như
polyetylen, polypropylene, nylon, PVC và nhựa nhiệt dẻo polyester. Các loại nhự nhiệt
dẻo này 3 chủ yếu được sử dụng làm các lớp phủ bảo vệ và thực hiện chức năng nhất
định chứ không phải là để thay thế cho các sơn dung môi.
- Các loại nhựa nhiệt rắn sẽ được nghiền thành bột mịn và được tạo thành màng mỏng, do
đó bề mặt phủ gần như tương tự như nước sơn. Có 5 họ nhựa nhiệt rắn chủ yếu là: epoxy,
hybrit, uretan polyester, acrylic, và tri-glycidyl iso-cyanuric (TGIC) polyester.
- Các nguyên liệu dùng trong sơn tĩnh điện có giá cao hơn khá nhiều so với các

nguyên liệu sơn truyền thống khác cho cùng một thể tích. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp
chi phí sản xuất ra thành phầm lại thấp hơn, đặc biệt là khi cần phải tạo lớp phủ dầy, và
có thể bù lại cho khoản chi phí nguyên liệu bột cao.
- Những hạn chế lớn nhất khi áp dụng kỹ thuật sơn tĩnh điện là cần phải làm nóng vật cần
sơn ở nhiệt độ cao (2600) để làm nóng chảy bột, vì thế nó chỉ áp dụng được cho những
vật phẩm bằng kim loại, kích cỡ của chi tiết cũng cần phải phù hợp đủ để cho vào trong
lò và màu sắc các mẻ phải đồng nhất cũng như phải phù hợp màu với các loại sơn thông
dụng khác.
b. Quy trình hoạt động của dây chuyền.
 Dây chuyền sơn tĩnh điện bao gồm:
Treo sản phẩm lên băng chuyềntẩy dầurữa bề mặt bằng nướchóa thàn
rữa lại bằng nướclò sấy khôSơn tĩnh điệnsấy sơnthành phẩm
Các sản phẩm sau khi được gia công sẽ được đưa vào dây chuyền sơn. Trước khi sơn các
sản phẩm phải trải qua 1 quá trình xử lý bề mặt bao gồm 4 giai đoạn là tẩy dầu, rữa bề
mặt bằng nước, hóa thàn, rửa lại bằng nước .
• Kiểm Tra Hóa Chất Tẩy Rửa.
Tẩy dầu: lấy mẫu nước trong bồn tẩy dầu rồi cho thuốc thử P.P ( 4 giọt ) vào. Nếu nước
có màu hồng thì lấy thêm hóa chất tẩy dầu cho vào tiếp đến khi nước có màu trắng đục,
nếu nước thử đạt 40 – 60 điểm trở lên thì nước tẩy dầu đạt.Nếu dưới 40 điểm thì cần
thêm hóa chất vào bồn tẩy dầu.
Hóa Thàn:lấy mẫu nước trong bồn hóa thàn rồi cho thuốc thử P.P ( 4 giọt ) vào. Nếu
nước có màu trắng đục thì lấy thêm hóa chất hóa thàn cho vào tiếp đến khi có màu hồng,
nếu nước thử đạt 8 – 12 điểm trở lên thì nước hóa thàn đạt.Nếu dưới 8 điểm thì cần thêm
hóa chất vào bồn hóa thàn.
Trong quá trình tẩy rữa thì tẩy dầu và hóa thàn ảnh hưởng lớn đến sản phẩm, vì vậy phải
theo dõi, nếu sản phẩm sau khi tẩy vẫn còn dầu hoặc có màu vàng xanh sẽ làm ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm sau khi sơn.
Sau khi được tẩy rữa các sản phẩm sẽ được đưa qua lò sấy bằng dây chuyền tự động để
làm khô trước khi vào phòng sơn.
• Sơn tĩnh điện:

Dây chuyền sơn tĩnh điện tự động
Các sản phẩm được sơn kín bằng bột sơn, sau đó sẽ được đưa vào lò sấy để sơn chảy ra
và phủ đều sản phẩm
Sản phẩm sau khi sơn xong phải được kiểm tra kĩ lưỡng, tránh các lỗi như sơn quá dày,
thiếu sơn hoặc có vết xước trên sản phẩm.
c. Kiểm Tra Các Thông Số Tại Tủ Điện.
Để đảm bảo dây chuyền hoạt động ổn định cần theo dõi các số liệu trên máy, thay đổi để
phù hợp với khối lượng làm việc, duy trì nhiệt độ thích hợp để sấy sản phẩm.
Do sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện nên phải lưu ý các số liệu như điện áp, áp suất…
d. Kiểm tra sản phẩm sau khi sơn.
Đây là khâu cuối trong dây chuyền sơn, cần phải kiểm tra kĩ các sản phẩm trước khi
chuyển qua khâu lắp ráp, các sản phẩm bị lỗi cần phải được trả về để sơn lại.
Nếu sản phẩm lien tục bị các lỗi như thiếu sơn hay dư sơn thì cần kiểm tra lại các súng
phun sơn và điều chỉnh các thông số cho phù hơp.
Tránh để sản phẩm bị trầy xước sau sơn.
T

Bên trong phòng sơn
CHƯƠNG III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau thời gian học tập ở trường và khoảng thời gian ngắn thực tập tại công ty CLEAR
WATTER METAL VIỆT NAM nói riêng và cũng như các nhà máy , xí nghiệp khác nói
chung … là rất quan trọng, cần thiết và bổ ích với mỗi sinh viên. Nó giúp cho sinh viên
có điều kiện va chạm và cọ sát với thực tế. Có thể vận dụng kiến thức học được trong nhà
trường vào thực tế sản xuất. Ngoài ra còn cơ hội tiếp thu học hỏi thêm nhiều kiến thức
mới chưa được học để mở rộng vốn kiến thức của mình, nâng cao tầm hiểu biết và trình
độ chuyên môn .Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất trong thời đại ngày
nay.Đồng thời học hỏi thêm về tác phong làm việc công nghiệp và cách giao tiếp ứng
xử…góp phần hoàn tiện bản thân để có thể trở thành nhân viên kỹ thuật tốt sau này.
Kết quả thực tập thu được sau khi thực tập.

Sau khi kết thúc thời gian thực tập tại
công ty CLEAR WATTER METAL VIỆT NAM Nhờ sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của anh
TRẦN PHƯỚC ĐĂNG KHOA và cũng như các anh em bảo trì trong quá trình thực tập
đã giúp em học hỏi tiếp thu thêm được rất nhiều kiến thức về các thiết bị tại công ty,cách
đọc bản vẽ, sử dụng các thiết bị… và những bài học bổ ích rút ra cho riêng bản thân.
Học được cách làm việc theo nhóm, tinh thần đoàn kết và phối hợp cùng xử lý công việc
đạt hiểu quả.
Học được tác phong trong nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tế, nội qui, đạo đức trong
công việc.
Sản phẩm hoàn chỉnh
Rèn luyện kỹ năng làm việc,kỹ luật lao động và an toàn trong ngành điện nói riêng và
trong các hoạt động sản xuất.
2 Kiến nghị
Qua thời gian học tập tại trường cùng với sự giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô đã giúp
cho em có được những kiến thức cơ bản cùng với những kỹ năng trong công việc.Nhà
trường cũng đã sắp xếp và trang bị những phòng học tốt để tạo điều kiện cho sinh viên
hoàn thành tốt việc học tập.
Tuy vậy cũng có một số những hạn chế nhất định như cần trang bị thêm cho sinh viên
những thiết bị mới, đầy đủ để đáp ứng nhu cầu học tập.Cần thay thế và sửa chữa lại
những thiết bị cũ hoặc hư hỏng.
Nhà trường cùng với các khoa nên thường xuyên có những tổ chức cho học sinh, sinh
viên đi tham quan thực tế tại các nhà máy, xí nghiệp… để giúp sinh viên có điều kiện tiếp
cận thực tế và củng cố lại những kiến thức chuyên ngành đã được thầy cô truyền đạt
trong thời gian học tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
43.html

×