Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Thực trạng và hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở, tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 159 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN



ĐINH VĂN THÀNH



THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH QUẢN LÝ
TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ
TỈNH BẮC GIANG



LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC






Thái Nguyên - 2015







BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


ĐINH VĂN THÀNH


THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH QUẢN LÝ
TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ
TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: VỆ SINH XÃ HỘI HỌC VÀ TỔ CHỨC Y TẾ
Mã số: 62.72.01.64

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Nguyễn Văn Sơn
2. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng




Thái Nguyên - 2015
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, được tiến hành,
thực hiện nghiêm túc, trung thực. Các số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu
trong Luận án do tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu khoa học của tác giả nào trong nước và nước ngoài.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong Luận án đã được chỉ rõ
nguồn gốc.


Thái Nguyên, tháng 02 năm 2015
NGHIÊN CỨU SINH

Đinh Văn Thành

ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình học tập và Luận án tốt nghiệp, với lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn tới:
PGS.TS. Nguyễn Văn Sơn – Hiệu trưởng Trường Đại học Y - Dược, Đại học
Thái Nguyên; PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng - Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Y -
Dược, Đại học Thái Nguyên là người thầy luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Các thầy cô giáo Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y - Dược, Đại học
Thái Nguyên đã giảng dạy, hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái
Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành Luận án.
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, Bệnh viện huyện Tân Yên, Bệnh viện huyện Yên Dũng,

Trạm Y tế xã Liên Sơn, Trạm Y tế xã Lãng Sơn, UBND huyện Tân Yên và huyện Yên
Dũng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang và Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã tạo
điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu để
hoàn thành Luận án
Gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã luôn giúp đỡ, động
viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập để hoàn thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn!


Thái Nguyên, tháng 02 năm 2015
NGHIÊN CỨU SINH


Đinh Văn Thành

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Nghĩa của chữ viết tắt
BHYT
Bảo hiểm y tế
BV
Bệnh viện
CSHQ
Chỉ số hiệu quả
ĐCLS
Điều chỉnh lối sống
ĐT

Điều trị
ESH
European Society of Hypertension (Hiệp hội tăng huyết áp
châu Âu)
GDSK
Giáo dục sức khỏe
HA
Huyết áp
HAMT
Huyết áp mục tiêu
HQCT
Hiệu quả can thiệp
ISH
International Society of Hypertension (Hiệp hội tăng huyết
áp thế giới)
JNC
Joint National Committee (Liên Uỷ ban Quốc gia Hoa Kỳ)
NVYTTB
Nhân viên y tế thôn bản
QL
Quản lý
TBMMN
Tai biến mạch máu não
THA
Tăng huyết áp
TYT
Trạm y tế
TT-GDSK
Truyền thông giáo dục sức khỏe
WHO

World Heath Organization – Tổ chức Y tế Thế giới
YTNC
Yếu tố nguy cơ

iv

MỤC LỤC


Nội dung
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục các chữ iii
Mục lục iv
Danh mục bảng v
Danh mục biểu đồ ………………………………………………………… viii
Danh mục sơ đồ, bản đồ …… …………………………………………… ix
Danh mục hộp kết quả định tính …………………………………………… x
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số vấn đề về tăng huyết áp 3
1.2. Thực trạng quản lý tăng huyết áp 14
1.3. Một số mô hình quản lý tăng huyết áp 26
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.2. Thời gian nghiên cứu 33
2.3. Địa điểm nghiên cứu 33
2.4. Phương pháp nghiên cứu 35
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53

3.1. Thực trạng quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở ở tỉnh Bắc Giang 53
3.2. Hiệu quả của mô hình “Phối hợp tuyến y tế cơ sở trong quản lý tăng huyết áp" 66
Chƣơng 4. BÀN LUẬN 85
4.1. Thực trạng quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở ở tỉnh Bắc Giang 85
4.2. Hiệu quả của mô hình “Phối hợp tuyến y tế cơ sở trong quản lý tăng
huyết áp" 96
4.3. Những khó khăn khi triển khai mô hình………………….…… 110
4.4. Tính mới của đề tài 111
KẾT LUẬN 113
KHUYẾN NGHỊ 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
v


DANH MỤC BẢNG

Tên bảng
Trang
Bảng 1.1. Phân độ huyết áp 8
Bảng 1.2. Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của WHO/ISH 11
Bảng 1.3. Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của JNC VII 12
Bảng 1.4. Kết quả thực hiện Chương trình quốc gia về quản lý tăng huyết áp
ở một số xã của huyện Tân Yên 24
Bảng 1.5. Kết quả thực hiện Chương trình quốc gia về quản lý tăng huyết áp
ở một số xã của huyện Yên Dũng 24
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 53
Bảng 3.2 Phân loại tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 54
Bảng 3.3. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đã từng được đo huyết áp 54
Bảng 3.4. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đã được phát hiện tăng huyết áp 54
Bảng 3.5. Hoàn cảnh đã phát hiện người tăng huyết áp 55

Bảng 3.6. Cơ sở y tế phát hiện người tăng huyết áp 55
Bảng 3.7. Tỷ lệ điều trị tăng huyết áp và nơi điều trị của đối tượng
nghiên cứu 56
Bảng 3.8. Tỷ lệ các hình thức đã điều trị đối tượng nghiên cứu 56
Bảng 3.9. Công tác quản lý tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 57
Bảng 3.10. Nơi đã quản lý tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 57
Bảng 3.11. Công tác tư vấn, truyền thông về phòng và chống tăng huyết áp 58
Bảng 3.12. Thẻ bảo hiểm y tế liên quan với quản lý tăng huyết áp 63
Bảng 3.13. Nghề nghiệp liên quan với quản lý tăng huyết áp 63
Bảng 3.14. Trình độ học vấn liên quan với quản lý tăng huyết áp 63
Bảng 3.15. Lứa tuổi liên quan với quản lý tăng huyết áp 64
Bảng 3.16. Giới tính liên quan với quản lý tăng huyết áp 64
Bảng 3.17. Kết quả tập huấn quản lý tăng huyết áp cho nhân viên y tế
thôn bản của xã Liên Sơn 69
vi

Bảng 3.18. Kết quả tập huấn quản lý tăng huyết áp cho Bệnh viện huyện
Tân Yên và Trạm Y tế xã Liên Sơn 70
Bảng 3.19. Kết quả tư vấn cho người tăng huyết áp ở hai địa điểm nghiên cứu
trước thời điểm can thiệp 70
Bảng 3.20. Chỉ số hiệu quả của tư vấn cho người tăng huyết áp ở địa điểm
can thiệp 71
Bảng 3.21. Chỉ số hiệu quả của tư vấn cho người tăng huyết áp ở địa điểm
đối chứng 71
Bảng 3.22. Hiệu quả của tư vấn ở hai địa điểm nghiên cứu cho người
tăng huyết áp 71
Bảng 3.23. Các yếu tố nguy cơ của người tăng huyết áp ở hai địa điểm
nghiên cứu trước can thiệp 72
Bảng 3.24. Chỉ số hiệu quả về yếu tố nguy cơ của người tăng huyết áp
ở địa điểm can thiệp 72

Bảng 3.25. Chỉ số hiệu quả về yếu tố nguy cơ của người tăng huyết áp
ở địa điểm đối chứng 73
Bảng 3.26. Hiệu quả can thiệp về yếu tố nguy cơ ở người tăng huyết áp 73
Bảng 3.27. Công tác quản lý người tăng huyết áp của địa điểm nghiên cứu
trước can thiệp 74
Bảng 3.28. Chỉ số hiệu quả quản lý người tăng huyết áp ở địa điểm can thiệp 75
Bảng 3.29. Chỉ số hiệu quả quản lý người tăng huyết áp ở địa điểm đối chứng 75
Bảng 3.30. Hiệu quả can thiệp quản lý người tăng huyết áp 76
Bảng 3.31. Kết quả của công tác quản lý tăng huyết áp tại trạm y tế xã
và tại bệnh viện huyện ở địa điểm can thiệp 79
Bảng 3.32. Biến chứng tăng huyết áp của người tăng huyết áp ở 2 địa điểm
nghiên cứu trước can thiệp 80
Bảng 3.33. Biến chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu trước và sau
can thiệp ở địa điểm can thiệp 80

vii

Bảng 3.34. Biến chứng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu ở địa điểm
đối chứng trước và sau điều tra 81
Bảng 3.35. Tỷ lệ các loại biến chứng của tăng huyết áp ở hai địa điểm
nghiên cứu sau can thiệp 81
Bảng 3.36. Tỷ lệ biến chứng tăng huyết áp sau can thiệp của nhóm được
quản lý và không được quản lý ở hai địa điểm nghiên 82
Bảng 3.37. Tỷ lệ người tăng huyết áp bị tử vong sau can thiệp ở hai địa điểm
nghiên cứu 82
Bảng 3.38. Tử vong do biến chứng tăng huyết áp của đối tượng được quản lý
và không được quản lý ở hai địa điểm nghiên cứu 82

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Tên biểu đồ
Trang
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ yếu tố nguy cơ của người tăng huyết áp đươc quản lý
tại địa điểm can thiệp trong thời gian can thiệp 74
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ người tăng huyết áp được quản lý ở địa điểm can thiệp 76
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thực hiện quản lý đúng của người tăng huyết áp được
quản lý tại ở địa điểm can thiệp 77
Biểu đồ 3.4. Nơi đăng ký bảo hiểm y tế và tỷ lệ người THA được quản lý
ở Trạm Y tế xã ở địa điểm can thiệp 77
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu của người tăng huyết áp được
quản lý ở địa điểm can thiệp 78
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ quản lý người tăng huyết áp của các cơ sở y tế ở hai
địa điểm nghiên cứu 78
Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ người THA được quản lý tại các cơ sở y tế ở địa điểm
can thiệp 79


ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ

Tên sơ đồ, bản đồ
Trang

Sơ đồ 1.1. Quy trình điều trị tăng huyết áp 12
Sơ đồ 1.2. Phối hợp các thuốc trong điều trị tăng huyết áp 13
Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang 33
Sơ đồ 2.2. Thiết kế nghiên cứu kết hợp định lượng với định tính 35

Sơ đồ 2.3. Thiết kế nghiên cứu can thiệp có đối chứng 36
Sơ đồ 2.4. Mô hình “Phối hợp tuyến y tế cơ sở trong quản lý tăng huyết áp” 41


x

DANH MỤC HỘP KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH

Tên hộp
Trang
Hộp 3.1. Triển khai chương trình Quốc gia phòng chống tăng huyết áp
ở tỉnh Bắc Giang 59
Hộp 3.2. Triển khai Chương trình phòng chống tăng huyết áp ở bệnh viện
huyện 60
Hộp 3.3. Vai trò quản lý tăng huyết áp của trạm y tế xã 61
Hộp 3.4. Vai trò của nhân viên y tế thôn bản trong quản lý tăng huyết áp 61
Hộp 3.5. Ý kiến người tăng huyết áp về vấn đề quản lý tăng huyết áp ở
địa phương 62
Hộp 3.6. Khó khăn khi triển khai chương trình ở bệnh viện huyện 65
Hộp 3.7. Khó khăn trong quản lý điều trị tăng huyết áp của trạm y tế xã 66
Hộp 3.8. Ý kiến của lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bắc Giang về mô hình nghiên cứu 67
Hộp 3.9. Vai trò của bệnh viện huyện trong quản lý tăng huyết áp 68
Hộp 3.10. Vai trò quản lý tăng huyết áp của trạm y tế xã và nhân viên y tế
thôn bản 68
Hộp 3.11. Các ý kiến đánh giá hiệu quả mô hình nghiên cứu của cán bộ xã 83
Hộp 3.12. Các ý kiến của cán bộ huyện đánh giá hiệu quả mô hình nghiên cứu 84



1


ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở cộng đồng, có xu hướng
ngày càng tăng. Trên thế giới tỷ lệ tăng huyết áp chiếm khoảng 8-18% dân số và
có sự khác nhau ở các quốc gia. Tỷ lệ tăng huyết áp ở Indonesia là 6-15%, ở
Malaysia là 10-11%, Hà Lan là 37%, Pháp là 10-24%, Hoa Kỳ là 24% [127],
[129]. Tại Ấn Độ, tỷ lệ tăng huyết áp ở đối tượng 60-69 tuổi là 44,5%, còn ở
Bangladesh tỷ lệ THA ở người

60 tuổi là 55-75% [145]. Tỷ lệ tăng huyết áp ở
Cameroon đối với vùng nông thôn là 5,6%, thành thị là 23,4%[117]. Theo Tổ
chức Y tế thế giới, có tới 61% nước chưa có khuyến cáo về điều trị tăng huyết
áp, 45% nước chưa huấn luyện điều trị tăng huyết áp cho nhân viên y tế, 25%
nước không cung cấp đủ thuốc điều trị tăng huyết áp, 8% không đủ phương tiện
tối thiểu [126], [136]. Ở Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn ngày càng
cao, năm 1960 mới chỉ khoảng 1%, năm 2009 đã là 24,7%, năm 2011 là 25,1%.
Ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ tăng huyết áp còn cao hơn
[9], [14], [17]. Kết quả điều tra tại cộng đồng ở tỉnh Bắc Giang năm 2011 cho
thấy tỷ lệ người THA đã từng được phát hiện tăng huyết áp là 61,0%, trong khi
đó tỷ lệ người được dùng đủ thuốc là 16,6% [72].
Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có 9 triệu người chết do tăng huyết
áp, chiếm 12,8% tử vong toàn cầu. Năm 2006 ở Mỹ có 56561 người chết vì tăng
huyết áp. Vì thế người ta quan niệm tăng huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”
[46], [142]. Các biến chứng thường gặp của tăng huyết áp là tai biến mạch máu
não, suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim [25]. Nghiên cứu của Bùi Văn Tân
(2010) cho thấy suy chức năng tâm trương chiếm 83,9%, phì đại thất trái 48,2%,
tổn thương mắt 48,8%, tổn thương thận 23,1% ở bệnh nhân tăng huyết áp[67].
Tăng huyết áp gây tử vong và tàn phế, để lại hậu quả nặng nề về tinh thần và
kinh tế cho gia đình và xã hội [41], [68].

Ở Việt Nam, Chương trình phòng chống tăng huyết áp trong cộng đồng đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012, với mục tiêu là phát hiện sớm
2

tăng huyết áp, xây dựng mô hình quản lý tăng huyết áp tại tuyến cơ sở, 50% số
người tăng huyết áp được phát hiện sẽ được điều trị đúng phác đồ của Bộ Y tế,
giảm tỷ lệ tai biến và tử vong do tăng huyết áp [76], [79]. Kế hoạch thực hiện
chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và Dự án phòng chống bệnh
không lây nhiễm của tỉnh Bắc Giang có mục tiêu “Phòng chống các bệnh tim
mạch và các bệnh do lối sống không lành mạnh” và “50% trở lên số bệnh nhân
tăng huyết áp đã được phát hiện sẽ được điều trị đúng theo phác đồ của Bộ Y
tế” [62], [94], [95].
Công tác phòng chống tăng huyết áp tại cộng đồng ở nước ta đã được triển
khai với các mô hình quản lý khác nhau nhưng chưa đạt được mục tiêu đặt ra
của Chương trình phòng chống tăng huyết áp. Hạn chế lớn nhất của các mô hình
là chưa chủ động phát hiện tăng huyết áp trong cộng đồng, nhiều người tăng
huyết áp chưa được phát hiện, chỉ khi họ bị biến chứng do tăng huyết áp mới đến
bệnh viện [54], [73], [97], [98]. Tất cả các mô hình quản lý tăng huyết áp ở tỉnh
Bắc Giang cũng như các địa phương khác của cả nước ta chưa có sự phối hợp tốt
giữa Nhân viên y tế thôn bản với các trạm y tế xã, phường và các bệnh viện
quận, huyện, thị xã. Đây là tuyến y tế cơ sở trực tiếp gần dân nhất, trong công tác
phát hiện và quản lý tăng huyết áp, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc
sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xoá đói
giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hoá, trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của
nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa [2]. Xuất phát từ vấn đề trên cần biết thực
trạng và yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở
để xây dựng mô hình quản lý tăng huyết áp triển khai thực hiện ở tỉnh Bắc
Giang sớm đạt mục tiêu phòng chống tăng huyết áp Quốc gia, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết
áp tại tuyến y tế cơ sở, tỉnh Bắc Giang” với các mục tiêu sau:

1. Mô tả thực trạng quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở ở tỉnh Bắc Giang.
2. Đánh giá hiệu quả của mô hình “Phối hợp tuyến y tế cơ sở trong quản lý
tăng huyết áp”.
3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số vấn đề về tăng huyết áp
1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp
Tăng huyết áp là tình trạng HA thường xuyên tăng trên mức bình
thường. Theo WHO và Bộ Y tế, tăng huyết áp khi HA tâm thu ≥ 140mmHg
và/hoặc HA tâm trương ≥ 90mmHg [10],[15], [143].
Tăng huyết áp được chia làm hai loại: THA nguyên phát chiếm khoảng 90%
các trường hợp THA. Đây là những trường hợp không có nguyên nhân rõ rệt, một
số nghiên cứu thấy rõ có yếu tố làm THA được gọi là YTNC [4], [15], [55].
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp
1.1.2.1. Một số hành vi liên quan đến tăng huyết áp
Một số thói quen ăn uống có liên quan nhiều đến tăng huyết áp là ăn
mặn, lạm dụng rượu bia, ăn nhiều mỡ động vật. Theo nghiên cứu của Lê Thị
Vẻ (2010), người THA lớn tuổi tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho
thấy các yếu tố nguy có thường gặp trong nhóm người THA là rối loạn lipit
máu (61,2%), thừa cân (57,5%), hút thuốc (36,5%), uống rượu (35%), tăng
đường huyết (27,5%) và tiền sử gia đình có THA (25%) . Trong khi đó, các
yếu tố nguy cơ tương ứng ở nhóm chứng là 0%, 42,7%, 13,3%, 16,7%, 0%
và 6,7%. Như vậy, loại bỏ yếu tố nguy cơ là góp phần điều trị và phòng chống
THA tốt nhất [96]. Vũ Phong Túc, Lê Chính Chuyên (2012), nghiên cứu tại
Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình cho thấy trong số bệnh nhân THA có
30,6% tiền béo phì, 23,8% có rối loạn lipit máu [91].
Chế độ ăn nhiều muối có liên quan đến tăng huyết áp. Hiện nay, WHO

khuyến cáo chế độ ăn muối chỉ có 6g/ngày là giới hạn để phòng chống THA
[110], [139]. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nhiều trường hợp còn chưa
biết chế độ ăn nhạt là như thế nào. Chế độ ăn giảm muối vừa phải (1-2,5g
muối/mỗi ngày) được áp dụng cho các trường hợp THA hoặc đang dùng
4

thuốc lợi tiểu. Một số người biết cần phải ăn nhạt nhưng lại khó từ bỏ được
thói quen ăn mặn [1], [22], [123].
Chất béo là một yếu tố có liên quan đến tăng huyết áp. Nhiều nghiên cứu
đã khuyến cáo nên ăn uống điều độ, phù hợp vì chế độ ăn quá dư thừa sẽ gây
béo phì và phát triển bệnh lý vữa xơ động mạch, đái tháo đường. Chế độ ăn để
giảm cân ở người béo phì trong đó trước tiên và chủ yếu là: giảm các chất
gluxit (bánh các loại, đồ ngọt, chất bột) và bù đắp bằng rau quả. Ăn giảm mỡ
động vật và thay bằng dầu thực vật và uống nhiều nước kèm theo tăng cường
vận động thể lực. Nhưng trong thực tế, phần lớn các trường hợp béo phì chưa
biết chế độ ăn để giảm cân. Vì vậy, để giảm cân ở người béo phì, cũng là một việc
nhiều khi khó thực hiện[28], [40], [44], [137].
Vai trò của chất xơ trong tiêu hóa: Vai trò sinh học của chất xơ là giúp
đẩy nhanh chất thải ra khỏi ống tiêu hoá, phòng táo bón. Về vai trò đối với
THA, đã có nhiều công trình nêu lên tác dụng của chất xơ trong điều hoà HA cả
ở người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, tác dụng độc lập của chất xơ còn đang là vấn đề
cần nghiên cứu. Trong chế độ ăn của người bệnh THA cần thiết phải tăng nhiều
chất xơ [29], [47], [50].
Vấn đề lạm dụng rượu bia: WHO đã khuyến cáo: Rượu làm THA và đó
là YTNC của tai biến mạch não, thường thấy phối hợp với bệnh tim, loạn nhịp
tim, tăng xuất huyết não. Nếu uống rượu điều độ chỉ ở mức 10g ethanol x 1-3
lần/ngày thì có thể chấp nhận được, ở mức trên 3 lần/ngày (>30g ethanol) có
bằng chứng hại cả về sinh học lẫn xã hội [140], [10]. Trong thực tế, việc loại
bỏ thói quen uống nhiều rượu cũng là một vấn đề khó. Bởi vì, những người
nghiện rượu kể cả các trường hợp đã bị THA thường hay ngụy biện cho bản

thân. Kết quả điều tra về thực trạng lạm dụng rượu ở Hà Nội của Lê Anh
Tuấn (2010) cho thấy lạm dụng rượu là 11,27%, nghiện rượu là 3,23%. Theo
Hoàng Thị Phượng, Vũ Minh Hạnh, Đàm Viết Cương, Nguyễn Trần Hiển
(2009), tỷ lệ sử dụng rượu là 33,5%, lạm dụng rượu 18,7% [58]. Tuổi bắt đầu
5

uống rượu, lạm dụng rượu và nghiện rượu ngày càng trẻ. Lý do, hoàn cảnh
uống rượu 100% là do tập tục (cỗ, cưới hỏi, ma chay, hội hè) [87].
Hút thuốc lá thuốc lào cũng là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Khói
thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất, trong đó có nicotin, được hấp thụ qua
da, niêm mạc miệng, mũi hoặc hít vào phổi. Khi hút một điếu thuốc, người
hút đưa vào cơ thể từ 1 đến 2 mg nicotin. Nicotin có tác dụng chủ yếu làm co
mạch ngoại biên, làm tăng nồng độ serotonin, catecholamin ở não, tuyến thượng
thận làm THA [11]. Hút một điếu thuốc lá, HA tâm thu có thể tăng lên tới 11
mmHg, HA tâm trương tăng lên đến 9 mmHg, kéo dài 20 – 30 phút. Hút
thuốc nhiều có thể có cơn THA kịch phát [24]. Hút thuốc lá làm xơ cứng
động mạch và những trường hợp THA hút thuốc lá gặp nhiều biến chứng
nguy hiểm của THA hơn [135]. Một nghiên cứu trên công nhân viên nhà máy
thuốc lá, nơi chịu đựng bụi và khói thuốc lá nhiều thấy tỷ lệ bệnh THA cao
hơn rõ rệt [45]. Âu Bích Thủy nghiên cứu ở người đàn ông Việt Nam hút
thuốc từ 30 năm trở lên hoặc 20 gói/năm trở lên cho thấy THA ở người hút
thuốc gấp 1,52 lần và 1,34 lần so với người không hút thuốc [132]. Năm 1998
- 1999, Phạm Gia Khải và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng
nghiện thuốc lá tại Hà Nội thấy rằng tỷ lệ THA ở nhóm người nghiện thuốc lá
là 15,86% [43]. Khói thuốc gây THA cấp tính và THA dao động. Hút thuốc
còn giảm tác dụng của các thuốc điều trị THA [48]. Theo nghiên cứu của Cao
Thị Yến Thanh, Nguyễn Công Khẩn, Đăng Tuấn Đạt (2006), những người hút
thuốc có nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 2-4 lần và tử vong nhiều hơn khoảng
70% do bệnh này [69].
Thói quen sống tĩnh tại ít vận động thể lực: Theo nghiên cứu của một số

tác giả, thói quen sống tĩnh tại rất nguy hại đối với hệ tim mạch. Ngược lại,
tăng cường vận động thể lực vừa sức và đều đặn lại có tầm quan trọng đặc
biệt đối với người cao tuổi. Vận động thể lực bao gồm các hoạt động thường
ngày và luyện tập thể dục thể thao. Thể dục thể thao đối với người cao tuổi không
phải nhằm mục đích làm cơ thể nở nang mà nhằm tác dụng đối với chuyển hóa và
6

đối với hệ thần kinh trung ương. Vận động thể lực đúng mức đều đặn được coi
như một liệu pháp hiện đại để dự phòng THA, không vận động được coi là
nguyên nhân của 5-13% các trường hợp THA hiện nay [56], [61], [119], [125].
Nhận thức của người dân về THA: Theo Dương Minh Thu và cộng sự,
68% bệnh nhân không biết mình có bệnh THA, sự phát hiện THA chỉ là tình
cờ đi khám bệnh phát hiện thấy THA. Do đó mà tỷ lệ bị biến chứng do THA
vẫn còn khá cao trong cộng đồng [75]. Trong thực tế còn có những quan niệm
sai về THA và điều trị THA, cho rằng THA là hậu quả tất yếu của tuổi tác. Nhiều
trường hợp THA chủ quan vì vẫn thấy "khoẻ mạnh" nên không giữ gìn và không
ĐT nên đã bị biến chứng một cách rất đáng tiếc [42], [60].
1.1.2.2. Nhóm yếu tố môi trường
Số đông người cao tuổi học vấn thấp, tỷ lệ người cao tuổi mù chữ cao gấp
3 lần tỷ lệ mù chữ chung của dân số, đặc biệt ở nông thôn. Vì vậy, với thời đại
bùng nổ thông tin như hiện nay, vì trình độ học vấn thấp người cao tuổi không
tiếp cận được, bị gạt ra ngoài [56], [82].
Kinh tế cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ, tỷ lệ
mắc THA tăng theo chiều thuận của phát triển kinh tế [56], [42].
Yếu tố về chăm sóc sức khoẻ của xã hội cũng liên quan đến tăng huyết
áp. Tình trạng bệnh tật nói chung cũng như tình trạng bệnh và công tác quản
lý THA nói riêng chịu ảnh hưởng của các yếu tố chăm sóc sức khoẻ, đó là cơ
cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống y tế, nhất là tuyến y tế cơ sở (gồm y tế
thôn bản, xã, phường, quận huyện, thị xã) là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất
đảm bảo mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp nhất

[2]. Theo nghiên cứu của Cuong Nguyen Viet (2010), hệ thống y tế cơ sở ở nước
ta phân bố TYT xã, trung tâm y tế không phù hợp, đặc biệt là ở khu vực nông
thôn và miền núi. Người dân phải đi xa mới đến được cơ sở y tế [134].
1.1.2.3. Nhóm yếu tố sinh học
Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI): Nghiên cứu về dịch tễ học
THA của quần thể người trưởng thành ở thành phố Maracaibo - Venezuela thấy
7

rằng người có BMI > 25 thì tỷ lệ THA gấp 2 lần người có BMI < 25 (47,6% so
với 24,2%) [124], [144]. Theo nghiên cứu của Trần Đình Toán và cộng sự khi
BMI từ 21,5 - 22,9 trở lên, tỷ lệ THA bắt đầu tăng cao hơn tỷ lệ chung trong
cùng quần thể. Qua nghiên cứu 1.437 nông dân ở xã Liên Minh, xã Định Công
huyện Thanh Trì - Hà Nội và 101 cán bộ viên chức đang được theo dõi ĐT
ngoại trú bệnh THA tại Ban bảo vệ sức khoẻ thành phố Hà Nội cho thấy: Với
người THA là cán bộ viên chức chỉ số khối cơ thể cao hơn hẳn người THA là
nông dân và 11,7 % luôn tìm thấy sự phối hợp nhiều YTNC [83]. Đinh Văn
Thức (2009) nghiên cứu hoạt động khám chữa bệnh tại 10 trạm y tế xã huyện
An Dương, Hải Phòng kết luận người THA ở nhóm thừa cân (70%) cao hơn ở
nhóm không thừa cân (40%) với p<0,05 [81]. Đặng Duy Quý, Hoàng Anh
Tuấn, Nguyễn Thanh Hương (2012) nghiên cứu mối liên quan giữa béo phì
với tăng huyết áp thấy rằng cân nặng trung bình của nhóm THA là
62,34

9,95 (kg) và của nhóm không THA là 57,46

7,33 (kg) [59]. Theo Lý
Huy Khánh thì béo phì làm tăng nguy cơ THA lên 5,9 lần [47].
Tỷ lệ vòng bụng/vòng mông (Waist-hip ratio: viết tắt WHR): Tỷ lệ vòng
bụng/vòng mông tăng là một trong những nguy cơ của bệnh mạch vành nói
chung và THA nói riêng [44].

Tiền sử gia đình, nhất là trực hệ (bố, mẹ, anh chị, em ruột), có người lớn
bị THA là một trong các nguy cơ mạnh nhất làm cho một đối tượng có thể bị
THA trong tương lai [70]. [99]. Theo nghiên cứu của Âu Bích Thủy (2010),
tỷ lệ THA là 23,1% ở những người có tiền sử gia đình có tăng huyết áp [132].
Nghiên cứu của Yeon Hwan Park, Misoon Song (2011) thấy rằng, tỷ lệ chênh
lệch THA là 2,38 lần khi có bố hoặc mẹ THA và tăng lên 6,49 lần khi có cả
bố và mẹ tăng huyết áp. Nguy cơ này độc lập với yếu tố nguy cơ khác và yếu
tố di truyền đóng vai trò quan trọng [145].
Tuổi và giới có mối liên quan mật thiết đến tăng huyết áp. Tất cả chúng ta
đều biết rằng người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh và tử vong do những bệnh có
liên quan đến THA cao hơn những người trẻ tuổi. Mặc dù THA tâm trương giảm
8

nhẹ dần khi vượt qua độ tuổi 65 - 70, HA tâm thu lại tiếp tục tăng so với tuổi đời.
Cùng với đời sống kinh tế được cải thiện, tuổi thọ trung bình ngày một cao, tổng
số người cao tuổi trên thế giới là 810 triệu vào năm 2012 và đến năm 2015 ước
tính sẽ tăng lên 2 tỷ người cao tuổi [37], [107].
1.1.3. Biến chứng của tăng huyết áp [46]
Biến chứng tim mạch: Suy tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, bệnh
mạch vành, bệnh mạch máu khác.
Biến chứng não: Tai biến mạch máu não, đột quỵ, bệnh não do THA.
Biến chứng thận: Đái ra protein; suy thận.
Biến chứng mạch ngoại vi, trong đó đặc biệt nguy hiểm là biến chứng
tách thành động mạch chủ có thể dẫn đến chết người.
Biến chứng về mắt, tiến triển theo các giai đoạn, thậm chí dẫn đến mù lòa.
1.1.4. Phân loại tăng huyết áp
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Khuyến cáo của Hội tim mạch Việt Nam, tổ
chức WHO/ISH và [15], [38], [101] , [133].
Bảng 1.1. Phân độ huyết áp
Phân độ huyết áp

Huyết áp tâm thu
(mmHg)

Huyết áp tâm trương
(mmHg)
Huyết áp tối ưu
< 120

< 80
Huyết áp bình thường
120 – 129
và/hoặc
80 – 84
Tiền tăng huyết áp
130 – 139
và/hoặc
85 – 89
Tăng huyết áp độ 1
140 – 159
và/hoặc
90 – 99
Tăng huyết áp độ 2
160 – 179
và/hoặc
100 – 109
Tăng huyết áp độ 3
≥ 180
và/hoặc
≥ 110
Tăng huyết áp tâm thu

đơn độc
≥ 140

< 90

9

1.1.5. Điều trị tăng huyết áp [15], [38].
1.1.5.1. Nguyên tắc chung
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ
hàng ngày, điều trị lâu dài.
Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”.
“Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90mmHg và thấp hơn nữa nếu
người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì
huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp
mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi
chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.
Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích.
Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ
quan đích, trừ tình huống cấp cứu.
1.1.5.2.Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống
Biện pháp tích cực thay đổi lối sống được áp dụng cho mọi bệnh nhân để
ngăn ngừa tiến triển và giảm được huyết áp, giảm số thuốc cần dùng…
Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng: Giảm ăn mặn:
< 6 gam muối (01 thìa càphê muối mỗi ngày); tăng cường rau xanh, hoa quả
tươi; Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no.
Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số
khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9.
Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.
Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn

2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9
cốc chuẩn/tuần (nữ). (1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml
bia hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh).
Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
10

Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc
vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.Tránh lo
âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
Tránh bị lạnh đột ngột.
1.1.5.3. Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc tại tuyến cơ sở
Chọn thuốc khởi đầu: Tăng huyết áp độ 1: có thể lựa chọn một thuốc
trong số các nhóm: lợi tiểu thiazide liều thấp; ức chế men chuyển; chẹn kênh
canxi loại tác dụng kéo dài; chẹn beta giao cảm (nếu không có chống chỉ
định); Tăng huyết áp từ độ 2 trở lên: nên phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu, chẹn
kênh canxi, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II, chẹn
bêta giao cảm; từng bước phối hợp các thuốc hạ huyết áp cơ bản, bắt đầu từ
liều thấp như lợi tiểu thiazide (hydrochlorothiazide 12.5mg/ngày), chẹn kênh
canxi dạng phóng thích chậm (nifedipine chậm (retard) 10-20mg/ngày), ức
chế men chuyển (enalapril 5mg/ngày; perindopril 2,5-5 mg/ngày…).
Quản lý người THA ngay tại tuyến cơ sở để đảm bảo bệnh nhân được
uống thuốc đúng, đủ và đều; đồng thời giám sát quá trình điều trị, tái khám,
phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc.
Nếu chưa đạt huyết áp mục tiêu: chỉnh liều tối ưu hoặc bổ sung thêm
một loại thuốc khác cho đến khi đạt huyết áp mục tiêu.
Nếu vẫn không đạt huyết áp mục tiêu hoặc có biến cố: cần chuyển tuyến
trên hoặc gửi khám chuyên khoa tim mạch.
1.1.5.4. Các lý do để chuyển tuyến trên hoặc chuyên khoa tim mạch:
Cân nhắc chuyển đến các đơn vị quản lý THA tuyến trên hoặc chuyên
khoa tim mạch trong các trường hợp sau: Tăng huyết áp tiến triển: THA đe

doạ có biến chứng (như tai biến mạch não thoáng qua, suy tim ) hoặc khi có
các biến cố tim mạch. Nghi ngờ tăng huyết áp thứ phát hoặc THA ở người trẻ
hoặc khi cần đánh giá các tổn thương cơ quan đích. Tăng huyết áp kháng trị
mặc dù đã dùng nhiều loại thuốc phối hợp ( 3 thuốc, trong đó ít nhất có 1
thuốc lợi tiểu) hoặc không thể dung nạp với các thuốc hạ áp, hoặc có quá
11

nhiều bệnh nặng phối hợp. Tăng huyết áp ở phụ nữ có thai hoặc một số
trường hợp đặc biệt khác.
1.1.5.5. Điều trị tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch
Quản lý THA và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác ở tuyến trên gồm:
Phát hiện tổn thương cơ quan đích ngay ở giai đoạn tiền lâm sàng. Loại trừ
các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát. Chọn chiến lược điều trị dựa vào
độ HA và mức nguy cơ tim mạch. Tối ưu hóa phác đồ điều trị tăng huyết áp:
dựa vào các chỉ định bắt buộc hoặc ưu tiên của từng nhóm thuốc hạ huyết áp
trong các thể bệnh cụ thể. Phối hợp nhiều thuốc để tăng khả năng kiểm soát
huyết áp thành công, giảm tác dụng phụ và tăng việc tuân thủ điều trị của
người bệnh. Điều trị các bệnh phối hợp và điều trị dự phòng ở nhóm có nguy
cơ tim mạch cao hoặc rất cao. Sử dụng các thuốc hạ huyết áp đường tĩnh
mạch trong các tình huống khẩn cấp như THA ác tính; tách thành động mạch
chủ; suy thận tiến triển nhanh; sản giật; THA có kèm nhồi máu cơ tim cấp
hoặc suy tim trái cấp.
Bảng 1.2. Hƣớng dẫn điều trị tăng huyết áp
của WHO/ISH [101], [136]
Mức độ
THA
HATT
(mmHg)
HATTr
(mmHg)

Thay
đổi lối
sống
Thuốc lựa chọn đầu tiên
Chỉ định không
bắt buộc
Chỉ định
bắt buộc
Bình
thường
< 120
< 80
Khuyến
khích
Không dùng thuốc
hạ áp
Tiểu đường và
bệnh thận mạn
Tiền
THA
120 -139
80 -90
Khuyến
khích
Độ I
140 -159
90 – 99
Khuyến
khích
Lợi tiểu lựa chọn

đầu tiên
Tiểu đường
và bệnh thận
mạn
Độ II

160

100
Khuyến
khích
Dùng ít nhất 2 loại
thuốc hạ áp
(lợi tiểu đầu tiên)
12

Bảng 1.3. Hƣớng dẫn điều trị tăng huyết áp
của JNC VII [49], [112]

Xếp loại và nguy cơ điều trị
Huyết áp
Nhóm nguy cơ A:
Không có YTNC,
Không tổn thương
cơ quan đích
Nhóm nguy cơ B:
ít nhất có 1 YTNC,
Không tổn thương
cơ quan đích.
Nhóm nguy cơ

C: Tổn thương
cơ quan đích, có
hoặc không có
YTNC khác.
Bình thường cao
(130-139/85-89)
ĐCLS
ĐCLS
Thuốc
Độ I (140-159/90-99)
ĐCLS 12 tháng
ĐCL đến 6 tháng
Thuốc + ĐCLS
Độ II (> 160/

100)
Thuốc + ĐCLS
Thuốc + ĐCLS
Thuốc + ĐCLS


Sơ đồ 1.1. Quy trình điều trị tăng huyết áp
13

Bắt đầu hoặc tiếp tục áp dụng các biện pháp ĐCLS. Nếu không đạt
được HA mục tiêu thì bắt đầu dùng thuốc hạ áp.
Nếu không thuộc loại có chỉ định bắt buộc thì: Tăng huyết áp độ I: Nên
dùng lợi tiểu thiazid cho hầu hết các người THA. Có thể dùng các thuốc nhóm
khác như ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin, chẹn bêta, chẹn kênh
canxi, có thể dùng đơn độc hay phối hợp. Tăng huyết áp độ II: Phối hợp hai loại

thuốc, lợi tiểu thiazid với thuốc kia là ức chế men chuyển, chẹn thụ thể
angiotensin, chẹn bêta hoặc chẹn kênh canxi.
Khi có chỉ định bắt buộc: Trường hợp có suy tim: Nên dùng lợi tiểu
thiazid, ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin, chẹn bêta hoặc chất đối
kháng aldosterone. Trường hợp có nhồi máu cơ tim: Thuốc nên dùng là chẹn
bêta, ức chế men chuyển, hoặc chất đối kháng aldosterone. Trường hợp có
nguy cơ cao bệnh mạch vành: Dùng lợi tiểu thiazid, chẹn bêta, ức chế men
chuyển, chẹn kênh canxi. Trường hợp có tiểu đường: Dùng lợi tiểu thiazid, ức
chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin hoặc chẹn kênh canxi. Trường hợp
có bệnh thận mạn tính: Ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin.
Nếu vẫn không đạt được HAMT thì thay thế thuốc khác hoặc thêm
thuốc thứ hai khác nhóm. Nếu thuốc lợi tiểu không phải là thuốc khởi đầu ĐT
thuốc này ở bước hai vì thuốc làm tăng hiệu quả của thuốc khác. Nếu vẫn
không đạt HAMT thì tiếp tục thêm thuốc nhóm khác [15].

Sơ đồ 1.2. Phối hợp các thuốc trong điều trị tăng huyết áp

×