Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

762 Hoàn thiện công tác sử dụng và phát triển nhân lực của Công ty TNHH Trường Đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.48 KB, 59 trang )

Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHH Trường Đạt
1. Thông tin chung
1.2. Trụ sở chính
1.3. Hình thức pháp lý – ngành nghề kinh doanh
2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
2.1. Lịch sử hình thành
2.2.Quá trình phát triển của công ty
3. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuậtchủ yếu của Công ty TNHH Trường Đạt
3.1.Cơ cấu tổ chức của công ty
3.2. Đặc điểm về lao động
3.3.Đặc điểm cơ sở vật chất kĩ thuật và máy móc thiết bị
3.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu
3.5. Đặc điểm về sản phẩm
3.6. Đặc điểm quy trình sản xuất
3.7.Đặc điểm về khách hàng, thị trường
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm
4.1. Kết quả doanh thu, lợi nhuận
Thu nhập bình quân của người lao động
1
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
Phần hai: Phân tích thực trạng trong việc sử dụng và
phát triển nhân lực của Công ty TNHH Trường Đạt
1. Thực trạng công tác sử dụng nhân lực
1.1.Định mức lao động
1.2.Phân công và hợp tác lao động
1.2.1. Phân công lao động


1.2.2. Hiệp tác lao động
1.3.Tổ chức phục vụ nơi làm việc
1.4. Công tác trả công
1.5.Công tác đảm bảo điều kiện an toàn lao động
1.6. Kỉ luật lao động và phong trào thi đua tại Công ty
2. Thực trạng công tác phát triển nhân lực
2.1. Đào tạo
2.1.1. Chương trình và đối tượng đào tạo
2.1.2. Quá trình đào tạo
2.1.3. Chi phí đào tạo
2.2. Đào tạo lại
2.3.Bồi dưỡng cho người lao động
2.4.Để bạt và thăng tiến
2.5.Thuyên chuyển và thôi việc
3. Đánh giá tổng quát công tác sử dụng và phát triển nhân lực của
Công ty TNHH Trường Đạt
3.1.Đạt được
3.2.Hạn chế - Nguyên nhân
2
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
Phần 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng và
phát triển nhân lực
1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH Trường Đạt
2.Các giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng và phát triển nguồn
nhân lực của Công ty TNHH Trường Đạt
2.1. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá thực hiện công việc
2.1.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
2.1.2. Nội dung của giải pháp
2.1.3. Điều kiện thực hiện

2.1.4. Hiệu quả mang lại
2.2. Đổi mới cách thức đào tạo
2.2.1Cơ sở lý luận, thực tiễn
2.2.1. Nội dung giải pháp
2.2.3. Điều kiện để thực hiện có hiểu quả là:
2.2.4.Hiệu quả mang lại
2.3. Đa dạng hóa các hình thức thưởng
2.3.1.Cơ sỏ lý luận, thực tiễn
2.3.2. Nội dung của giải pháp
2.3.3. Điều kiện thực hiện thành công giải pháp
2.3.4. Hiệu quả mang lại
2.4. Thực hiện các phong trào thi đua trong Công ty
2.4.1.Cơ sở lý luận, thực tiễn
2.4.2.Nội dung giải pháp
2.4.3. Điều kiện thực hiện
2.4.5.Hiệu quả mang lại
3
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
2.5. Hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc
2.5.1.Cơ sở lý luận, thực tiễn
2.5.2.Nội dung giải pháp
2.5.3. Điều kiện thực hiện
2.5.4.Hiệu quả mang lại
3. Các kiến nghị
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
4
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b

LỜI MỞ ĐẦU
Sau khoảng thời gian gần 4 thàng thực tập tại Công ty TNHH Trường
Đạt, em đã học được rất nhiều điều bổ ích mà em tin rằng nó sẽ rất có ích
cho công việc của em sau này. Công ty mới thành lập được trên 3 năm, do
vậy hiện tại ở Công ty vẫn có rất nhiều các vấn đề cần phải thực hiện như:
Quản trị chất lượng, quản trị hoạt động sản xuất, quản trị nhân lực, xây dựng
văn hóa Công ty, tạo dựng thương hiệu,… Và em đã lựa chọn mảng về quản
trị nhân lực mà cụ thể là về việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực để
viết chuyên để thực tập tốt nghiệp của mình.
Lý do em lựa chọn vấn đề này thứ nhất là bởi vì đây cũng đang là vấn đề
cấp thiết, đã tồn tại rất lâu tại Công ty cần sớm được giải quyết. Nổi bật lên
là hiện tượng Công nhân hay nghỉ việc, sự bối rối của Công ty khi tìm người
thay thế, sự ghen ty về tiền lương, lượng hang sai hỏng lớn. Thứ hai là bởi vì
Quản trị nhân lực cũng là nội dung mà em yêu thích cũng như đã từng được
học. Thứ ba là vì quản trị nhân lực là vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp, nếu
làm không tốt công việc này Công ty cũng khó lòng thành công được. Nhân
cơ hội được thực tập ở Công ty, em cũng hy vọng mình có thể nghiên cứu
tìm hiểu nguyên nhân của các tồn tại đó để có thể đưa ra được một số giải
pháp phần nào giúp ích cho Công ty.
Chuyên đề thực tập này của em sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng, nguyên
nhân của vấn đề còn tồn tại trong sử dụng và phát triển của doanh nghiệp,
cùng một số giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề đó.
5
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
Bản chuyên đề thực tập này là kết quả của quá trình thực tập và cũng chính
là kết quả của sự giúp đỡ từ các thành viên ở Công ty TNHH Trường Đạt
cùng cô giáo Trần Thị Phương Hiền. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
tất cả mọi người!.
Ngoài phần: Lời mờ đầu, kết luận, nội dung chính của chuyên đề gồm 3

phần:
• Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHH Trường Đạt
• Phần 2: Phân tích thực trạng công tác sử dụng và phát triển nhân
lực của Công ty TNHH Trường Đạt
• Phần 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng và phát triển
nhân lực của Công ty TNHH Trường Đạt
6
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHH Trường Đạt
1. Thông tin chung
1.1. Tên Công ty
Tên Công ty là: Công ty TNHH Trường Đạt.
Tên giao dịch: TRUONG DAT COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: TRUONG DAT CO.LTD
1.2. Trụ sở chính
Địa chỉ : Số 173 Xã Đàn II, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội
Điện thoại: 045736941
1.3. Hình thức pháp lý – ngành nghề kinh doanh
Công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Đạt hoạt động theo hình thức pháp
lý là Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Công ty hoạt động
kinh doanh dưới hình thức Công ty tư nhân.
Ngành nghề kinh doanh của công ty: Sản xuất, gia công răng giả; Dịch
vụ uỷ thác xuất nhập khẩu; Xuất nhập khẩu các vật liệu, máy móc về răng.
Tuy nhiên hiện nay do hạn chế về nguồn lực công ty mới chỉ tập trung vào
sản xuất gia công răng giả. Công ty có 2 dòng sản phẩm chính là răng tháo
lắp và răng cố định. Một số sản phẩm mà công ty thường sản xuất là răng sứ,
sứ titan, sứ không kim loại, vàng, thép nhựa, kim loại, đai, tựa, cánh, hàm
biosoft.

2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
7
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
2.1. Lịch sử hình thành
Công ty TNHH Trường Đạt cũng giống như nhiều công ty khác, trước khi
chính thức đăng ký kinh doanh thành lập Công ty đã có một giai đoạn hình
thành ban đầu đầy khó khăn và thách thức. Công ty được thành lập bởi hai
an hem anh Nguyễn Văn Trường Đạt và chị Nguyễn Thị Xuân Thuỳ. Trước
khi thành lập công ty hai anhem đều là những công nhân lành nghề của
Triển Hân, một xưởng gia công gia công răng giả lớn trong thành phố Hồ
Chí Minh. Sau một thời gian dài làm việc tại Triển Hân, cả hai anh em đều
có được những kinh nghiệm nhất định trong nghề, có thể làm được và đạt
yêu cầu ở tất cả các khâu của quá trình gia công chế tác răng giả.
Với kinh nghiệm dày dặn cùng ý chí vươn lên muốn thử sức trong lĩnh
vực kinh doanh, hai anh em đã tự tách ra và thành lập một xưởng gia công
riêng ở khu Định Công- quận Hoàng Mai- thành phố Hà Nội. Lúc đầu khi
mở Xưởng cả hai anh em đều vừa quản lý, tìm kiếm khách hang vừa trực
tiếp gia công vừa tiến hành đào tạo nghề cho những công nhân mới vào nghề
bởi công nhân trong nghề ở miền Bắc ít. Cùng với sự chung sức của khoảng
hơn 10 công nhân ban đầu đã cùng hai anhem duy trì hoạt động của Xưởng.
Sản phẩm của Xưởng sản xuất ra được các nha sĩ đánh giá cao, hài long
người tiêu dung. Từ không có khách hang xưởng đã bắt đầu có được những
khách hang của riêng mình.
Sau gần một năm hoạt động sản phẩm do Xưởng sản xuất ra đã chiếm lĩnh
được một phần thị trường Hà Nội, thậm chí đã mở rộng ra các tỉnh lân cận
như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên … Từ mong muốn phát triến
Xưởng, muốn cho các sản phẩm mà Xưởng sản xuất ra có thể thoả mãn nhu
cầu khách hang tốt hơn, chiếm được long tin của người tiêu dung, muốn cho
8

Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
Xưởng sẽ phát triển lâu dài và bền vững, hai anh em đã đứng ra thành lập
công ty. Công ty TNHH Trường Đạt, mà tiền than của nó là Xưởng Trường
Đạt, được thành lập ngày 21 tháng 8 năm 2004. Hình thức pháp lý là Công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, với vốn điều lệ là 400.000.000
( Bốn trăm triệu đồng VN). Chị Nguyễn Thị Xuân Thuỳ với cương vị Giám
đốc đóng góp 75% vốn điều lệ, tương ứng 300.000.000 đồng. Anh Nguyễn
Văn Trường Đạt góp 25% vốn điều lệ , tương ứng 100.000.000 đồng.
2.2.Quá trình phát triển của công ty
Đi lên từ một Xưởng sản xuất gia công, ngày thành lập Công ty đã có một
thị phần nhất định, tuy nhiên thị phần còn rất nhỏ. Cùng với sự lỗ lực của
toàn bộ công nhân viên của công ty. Thị trường của Công ty đã không chịu
dừng lại ở thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận, mà còn vươn xa hơn
đến một số tỉnh ở miền Trung như Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình,…
Sự phát triển ấy không dừng lại ở việc mở rộng thị trường tiêu thụ bằng
cách cử các tiếp thị làm việc tại các tỉnh, đến tháng 9 năm 2007 công ty đã
mở them chi nhánh tại 134 Phan Chu Trinh, Phước Vinh, thành phố Huế,
tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm phục vụ cho các thị trường ở Nam Trung Bộ. Chi
nhánh đã chính thức đi vào hoạt động vào năm đầu năm 2008. Việc mở them
một chi nhánh nữa là một nỗ lực rất lớn của ban giám đốc cũng như của toàn
bộ công nhân, nhân viên của công ty. Việc mở them chi nhánh tại thành phố
Huế hứa hẹn sẽ mang lại thị phần lớn hơn cho công ty, khẳng định tiềm lực
của Công ty.
3. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuậtchủ yếu của Công ty TNHH Trường Đạt
3.1.Cơ cấu tổ chức của công ty
9
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
Sơ đồ1: Cơ cấu tổ chức của công ty

Theo như sơ đồ tổ chức của Công ty, giám đốc là người đứng đầu Công ty
điều hành toàn bộ công ty, người đề ra phương hướng chiến lược kinh doanh
cho công ty. Dưới giám đốc là phó giám đốc, đóng vai trò trực tiếp quản lý
các hoạt động của Công ty thong qua trưởng của các bộ phận. Trong cơ cấu
tổ chức của Công ty được chia làm 3 bộ phận chính là bộ phận kế toán văn
phòng, bộ phận tiếp thị, bộ phận sản xuất.
Bộ phận tiếp thị tìm kiếm khách hang mới, duy trì mối quan hệ với các
khách hang cũ. Tiếp thị tiếp nhận các đơn đặt hang từ các nha sĩ, đơn hang là
các chiếc răng cần làm đã được nha sĩ lấy mẫu. Tiếp thị mang mẫu về Công
ty giao cho bộ phận kế toán văn phòng. Khi sản phẩm hoàn thành, tiếp thị sẽ
mang đến nha khoa giao cho các nha sĩ.
10
Phó giám đốc
Bộ
phận
tiếp thị
Bộ phận
sản xuất
Tổ
cưa
đai
Công
nhân
Tổ
sáp
Tổ
lên
răng
Tổ
Kim

loại
Tổ ép
nhựa
Công
nhân
Công
nhân
Công
nhân
Công
nhân
Bộ phận
Kế toán,
văn phòng
Giám đốc
Tổ sứ
Công
nhân
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
Bộ phận kế toán văn phòng gồm kế toán và văn phòng. Nhân viên kế
toán sẽ kiểm soát việc thu chi hang ngày và hang tháng của Công ty. Nhân
viên văn phòng thực hiện việc trực điện thoại, tiếp nhận các đơn hang qua
điện thoại và do nhân viên tiếp thị mang về, sau đó sẽ chuyển các đơn hang
đó đến bộ phận sản xuất. Đồng thời cũng thực hiện việc viết hoá đơn, đóng
gói hang đưa cho các tiếp thị gửi đến các phòng nha khoa để các nha sĩ lắp
cho bệnh nhân.
Bộ phận sản xuất thực hiện việc gia công sản xuất. Bộ phận sản xuất
chia thành hai bộ phận là bộ phận sản xuất răng tháo lắp và bộ phận sản xuất
răng cố định. Bộ phận làm răng cố định gồm tổ cưa đai, tổ sáp, tổ kim loại,

tổ nhựa ép dẻo, tổ sứ. Bộ phận làm răng tháo lắp có tổ lên răng và tổ biosoft.
Công việc sản xuất được thực hiện khi nhân viên văn phòng mang đơn đặt
hang cùng mẫu phải làm tới. Quá trình làm răng giả hoàn thiện ở khâu nào
thì công nhân tổ đó sẽ mang nó đến khâu tiếp theo. Khâu cuối cùng sau khi
hoàn thành đơn hang sẽ mang sản phẩm xuống bộ phận kế toán văn phông.
3.2. Đặc điểm về lao động
Hiện tại Công ty có 33 người bao gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 4 kế
toán, 3 nhân viên tiếp thị, 3 công nhân cưa đai, 3 công nhân sáp, 4 công nhân
kim loại, 3 công nhân sứ, 3 công nhân ép nhựa, 3 công nhân lên răng, 3 công
nhân biosoft, 2 nhân viên bếp. Ngoài ra Công ty còn có các nhân viên tiếp
thị tại các tỉnh.Đội ngũ công nhân viên của Công ty đều còn rất trẻ từ 22 đến
30 tuổi. Đa số là nam với 22 nam và 11 nữ.
11
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
Năm Từ 18 đến 22 tuổi
(người)
Từ 23 đến 28 tuổi
(người)
Từ29 đến 33tuổi
( người)
2004 5 9 1
2005 8 10 2
2006 12 14 2
2007 12 18 3
Bảng1: Bảng thống kê cơ cấu lao động theo độ tuổi
Mặt bằng trình độ của đội ngũ công nhân viên tương đối thấp, có 2 người
tốt nghiệp đại học, 1 tốt nghiệp cao đẳng, 5 trung cấp, còn lại là học hết phổ
thong sau đó đi học nghề. Vì đây là một ngành nghề kinh doanh còn ít phổ
biến ở Việt Nam nên số lượng công nhân trong ngành còn thiếu, và trình độ

còn non trẻ về kinh nghiệm. Tại Công ty, có 3 công nhân có trên 5 năm kinh
nghiệm, 4 người nữa trên 3 năm kinh nghiệm còn lại đều dưới 3 năm kinh
nghiệm. Đa số là trên dưới một năm kinh nghiệm.
Năm Trung học PT
( người)
Trung cấp
( người)
Cao Đằng
(người)
Đại học
( người)
2004 14 1 - -
2005 17 2 1
2006 23 3 1 1
2007 22 5 1 2
Bảng2:Bảng thống kê cơ cấu lao động theo trình độ
3.3.Đặc điểm cơ sở vật chất kĩ thuật và máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị của Công ty đều là những thiết bị nhập ngoại, mới
hoàn toàn kể tư khi Công ty bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên sau một thời gian
sử dụng cũng xuất hiện các vấn đế hỏng hóc, phải sửa chữa.
Việc bố trí nhà xưởng chưa hợp lý ngoài việc đã trình bày ở phòng cưa
đai, còn có các vấn đề khác như kế toán thường xuyên phải leo tư tầng 1lên
12
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
tầng 5 để đưa mẫu là không hợp lý, và công nhân tổ sáp, biosoft, kim loại
cũng thường xuyên phải rời chỗ làm của mình để lên tầng 5 làm tiếp công
việc của mình. Nhà xưởng còn nghèo nàn, tính tự động hoá chưa cao.
Với vốn điều lệ là 400 triệu đồng, đây hoàn toàn là vốn tự có. Trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty còn sử dụng vốn vay từ nguồn

khác gồm vay ngắn hạn ngân hang, vay cá nhân nhằm mục đích đáp ứng cho
nhu cầu sản xuất kinh doanh.
3.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu chính của Công ty hầu hết phải nhập ngoại thong qua các
công ty thương mại, xuất nhập khẩu trong nước. Ví dụ sứ Nori Take của
Nhật, kim loại Verrabond của Đức, bột lấy dấu Dentply của Mỹ… Ngay cả
thạch cao cũng phải lựa chọn của nước ngoài vì chất lượng thạch cao trong
nước chưa đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu kỹ thuật của quá trình gia công. Số
lượng nguyên vật liệu trong nước có thể cung cấp chỉ có thể kể trên đầu
ngón tay như: cồn, nước cất…
Nhà cung cấp của Công ty chính là các công ty xuất nhập khẩu. Công ty
thực hiện đánh giá một cách độc lập dựa trên các dữ liệu thực tế về năng lực,
độ tin cậy của nhà cung cấp nhằm duy trì và cập nhật một cơ sở dữ liệu về
các nhà cung cấp. Việc đánh giá sẽ đưa ra các điểm mạnh, điểm yếu của nhà
cung cấp để Công ty có thể đưa ra các quyết định thích hợp.
3.5. Đặc điểm về sản phẩm
Hiện tại sản phẩm của Công ty được chia thành hai dòng sản phẩm là
răng tháo lắp và răng cố định. Sản phẩm răng cố định mang lại doanh thu
lớn hơn so với răng tháo lắp. Quy trình sản xuất răng cố định dài hơn so với
13
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
răng tháo lắp. Dưới đây sẽ là chi tiết về các loại sản phẩm thuộc hai dòng
sản phẩm này:
Bảng 3: Các loại sản phẩm và ký hiệu
14
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
3.6. Đặc điểm quy trình sản xuất
15

STT Dòng sản
phẩm
Tên sản phẩm Mã hoá/kí
hiệu
1.
Răng cố định
Răng sứ PC
2. Sườn răng sứ Spc
3. Răng sứ Verneer Vpc
4. Răng kim loại NI
5. Răng kim loại có phủ nhựa bên
ngoài
TN
6. Cùi giả post
7. Đai Đ
8. Cánh C
9.
Răng tháo lắp
Đệm mềm ĐM
10. Lưới mềm Lưới
11. Máng tẩy MT
12. Hàm khung HK
13. Hàm nắn HN
14. Hàm Biosoft BS
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
Quá trình sản xuất được chia làm 2 mảng, một về sản phẩm cố định, và
một vể sản phẩm tháo lắp. Quá trình sản xuất đối với sản phẩm tháo lắp
được bắt đầu khi nha sĩ gửi mẫu đến, mẫu sẽ được chuyển đến tổ lên răng.
Tại đây tổ lên răng sẽ tạo những chiếc răng bằng sáp giống mẫu, sau đó sẽ

mang trở lại cho bệnh nhân thử. Nếu sau khi bệnh nhân thử cảm thấy thoải
mái thì răng mẫu đó sẽ chuyển đến bộ phận biosoft.Các răng được đúc sẵn
bằng nhựa hay bằng sứ và công nhân chỉ việc chọn bộ răng đúng kích cỡ và
xếp vào đúng vị trí, hoàn thành hàm răng và chuyển đến nha sĩ. Giá thành
hơi cao do do vật liệu là nhựa mềm và bộ công cụ phải nhập từ nước ngoài.
Đối với quá trình sản xuất răng cố định. Răng Giả Cố Định là các loại
răng giả được gắn cố định vào cung hàm người mang. Chụp răng
(crown, mão răng,…) là gì? Khi một cái răng bị nứt, hoặc có miếng 16ang
lớn bị cũ đi, hoặc bị sâu răng nặng hoặc vì lí do thẩm mỹ, nha sĩ có thể đề
nghị việc làm chụp răng. Việc chụp răng củng cố và bảo vệ cơ cấu răng còn
lại và có thể làm cho nụ cười đẹp hơn. Có một số loại chụp (mão) răng khác
nhau, bao gồm: chụp toàn sứ, chụp hỗn hợp giữa sứ và kim loại và chụp
kim loại.
Việc chụp răng đòi hỏi phải đến nha sĩ ít nhất là hai lần.
Có thể mô tả như sau: Mẫu do Nha sĩ lấy, sẽ được chuyển đến Công ty.
Kế toán viên sẽ viết hoá đơn và chuyển hoá đơn cùng mẫu lên tổ cưa đai.
Tại đây mẫu sẽ được mài khuôn, cưa bỏ vòm, mài rãnh, xì hơi nước, đắp
mẫu vào khuôn chờ khô, gỡ ra, cưa tách rời lẩy răng mẫu phải làm, mài răng
mẫu, lấy đường hoàn tất, bối sơn đỏ trên đường hoàn tất, bôi keo, rửa, xếp
lại vào khuôn, chuyển xuống tổ sáp. Tổ sáp sẽ tạo một lớp vở sáp bên ngoài
bao răng mẫu, vỏ sáp này sẽ được đem nung, bắn kim loại thành hình một
16
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
chiếc răng kim loại, răng kim loại sẽ được chuyển xuống tổ kim loại. Tại tổ
kim loại, các công nhân kim loại sẽ mài, đánh bong chiếc răng kim loại.
Răng kim loại sau khi đã được mài nhẵn sẽ được chuyển sang tổ ép nhựa
nếu làm răng nhựa hoặc tổ sứ nếu làm răng sứ. Tổ sứ và tổ nhựa sẽ hoàn
thành nốt công đoạn cuối cùng và gửi chiếc răng hoàn thiện đến nha sĩ.
Quy trình sản xuất ra một chiểc răng giả thong thường có thể được mô tả

theo sơ đồ sau:
Sơ đồ2: Quy trình sản xuất
Quá trình sản xuất ra một chiếc răng giả là một quá trình phức tạp, đòi hỏi
tất cả các công đoạn từ khi lấy mẫu đến khi hoàn thiện đều phải tuyệt đối
chính xác, nếu không thì khi lắp răng cho bệnh nhân, bệnh nhân sẽ cảm thấy
đau và phải làm lại, chiếc răng hỏng đó cũng bị loại bỏ. Việc làm sai hỏng sẽ
gây những tổn thất kinh tế không hề nhỏ cho Công ty. Trung bình mỗi tháng
Công ty sản xuất trên 520 chiếc răng sứ thì tỉ lệ sai hỏng trung bình ở mức
17
Tiếp
thị lấy
mẫu từ
nha sĩ
Răng Tháo lắp
Răng Cố định
Tổ Lên răng Tổ biosoft
Tổ cưa đai Tổ sáp Tổ kim loai
Hàm biosoft
Răng
kim loại
Tổ sứ
Tổ ép
dẻo
Răng
sứ
Răng
nhựa
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
8,5%, trên 300 chiếc răng nhựa tỉ lệ sai hỏng trung bình là hơn 2%, trên 60

chiếc răng sứ titan có tỉ lệ làm lại khoảng 15%, các sản phẩm khác đều có tỉ
lệ sai hỏng trung bình khoảng 2%. Từ đó có thể thấy là sai hỏng chủ yếu là
làm lại răng sứ. Tỉ lệ sai hỏng răng sứ do vỡ sứ chiểm trên 20%.
Theo như quá trình khảo sát tại Công ty, nhận thấy những bất cập trong
tổ chức sắp xếp tại Công ty. Ví dụ như tại tổ cưa đai ngoài việc công nhân
phải chịu nhiệt độ rất rét vào mùa đông, rất nóng vào mùa hè thì còn phải
chịu việc các công nhân ở các tổ khác như sáp, kim loại, biosoft lên đó làm,
rửa gây ra tiếng ồn, mất vế sinh, mùi sáp nung rất khó chịu. Ngoài ra còn
việc tiếp thị lên dục hang khi có hang gấp.Làm việc trong một môi trường
như vậy thì việc công nhân làm chính xác các công việc của mình, có năng
suất là rất khó.
Hầu hết công nhân ở các tổ đều có tình trạng là chờ việc. Công việc là
không đều, có những hôm làm nhiều việc, có hôm lại thảnh thơi. Lúc thì
đứng chơi, lúc thì làm gấp. Tuy nhiên đa số công nhân không làm việc hết
thời gian lao động của mình. Buổi sang thưòng mất một tiếng đầu và một
tiếng cuối là thời gian chết. Thời gian chết đều có ở các tổ. Công ty áp dụng
việc làm thêm giờ. Làm thế nào để có thể sử dụng có hiệu quả thời gian lao
động của công nhân, đó thực sự là một bài toán khó, bởi lẽ công việc kinh
doanh của công ty vừa có tính chất sản xuất vừa có tính dịch vụ vì việc sản
xuất chỉ được diễn ra khi có nhu cầu và phải đáp ứng nhu cầu trong thời gian
ngắn, không thể sản xuất hàng loạt hay dự trữ hang hoá. Điều đó có nghĩa là
công nhân chỉ làm việc khi có đơn hang, những đơn hang nhỏ lẻ rải rác. Như
vậy không thể trách công nhân không làm việc chăm chỉ mà hoàn toàn do
vấn để tổ chức quản lý. Vậy làm thế nào để gắn kết các bộ phận, các khâu lại
18
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
với nhau để quá trình sản xuất là một dòng chảy lien tục đang là cái mà ban
giám đốc đang tìm hướng giải quyết.
3.7.Đặc điểm về khách hàng, thị trường

Khách hang hiện tại của Công ty chủ yếu là các nha sĩ làm tại các phòng
khám, bệnh viện tại Hà Nội và các tỉnh lân cận do bộ phận tiếp thị tìm kiếm
và thiết lập mối quan hệ. Khách hang tương lai mà Công ty muốn hướng tới
là các nha sĩ mới mở phòng khám, các nha sĩ đang là bạn hàng của các công
ty khác, các nha sĩ ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước.
Mặc dù hiện tại khách hang của Công ty tương đối lớn. Tuy nhiên phần
lớn lượng khách hang đó là do tiếp thị mang lại cho Công ty. Theo số liệu
kinh doanh của năm 2007 thì lượng khách hang của Công ty chỉ khoảng
20% còn lại 80% khách hang do tiếp thị mang lại. Theo hình thức kinh
doanh của Công ty thì nếu trong tháng tiếp thị có được bao nhiêu khách
hang và thu hết được tiền hang thì sẽ nhận được tiền lương là 10% doanh thu
mang lại cho công ty. Các khách hang do tiếp thị mang lại, khi cần thì các
nha sĩ sẽ lien lạc với tiếp thị chứ không phải với công ty. Nếu như vì một lý
do nào đó mà các tiếp thị này không làm việc tại công ty nữa thì họ sẽ mang
đi một khoản doanh thu hang tháng không nhỏ của Công ty đi theo.
Thị trường làm răng giả phát triển trước, và mạnh nhất trong thành phố
Hổ Chí Minh.Thị trường mà Công ty đang hoạt động là thị trường trong
nước, chủ yếu là thị trường Hà Nội. Hà Nội là thị trường còn nhiều tiềm
năng đối với các đơn vị kinh doanh răng giả. Là nơi tập trung đông dân cư,
có thu nhập cao, nhờ đó mà nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ cao hơn hẳn so
với các tỉnh lân cận và ngày một tăng.
19
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
Nếu xếp thị trường răng vào một trong năm giai đoạn thì nó đang nằm ở
giai đoạn tăng trưởng. Trước đây người tiêu thường lắp những chiếc răng giả
ngoại nhập mà nha sĩ lựa chọn để lắp vào cho bệnh nhân với giá thành rất
đăt, nó gần như chỉ để lấp chiếc răng đă bị mất chứ không phục vụ cho việc
nhai nhiều lắm. Ngày nay người tiêu dung đang được sử dụng những sản
phẩm giống hệt chiếc răng đã mất, với những chất liệu khác nhau và giá

thành rẻ hơn
Đối thủ cạnh tranh của Công ty là các Labo khác đang hoạt động trong
ngành ở thời điểm hiện tại và tiềm ẩn. Đặc biệt là các Labo đã thành lập từ
lâu, có tiếng tăm.
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm
4.1. Kết quả doanh thu, lợi nhuận
Kết quả doanh thu, lợi nhuận của Công ty qua các năm được thể hiện ở
bảng dưới đây:
Bảng 4: Doanh thu của Công ty qua các năm
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Năm Doanh thu Số tăng tuyệt đối năm
sau so với năm trước
Số tăng tương đối năm
sau so với năm trước
2004 0.48 - -
2005 2.2 - -
2006 2.56 0.36 16.36%
20
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
2007 3.03 0.47 18.35%
Doanh thu của công ty kể từ khi đi vào hoạt động tăng lien tục, mức tăng
khác nhau qua các năm. Doanh thu của 4 tháng của năm đầu tiên 480 triệu,
của năm 2005 là 2,20 tỷ, của năm 2006 là 2,56 tỷ tăng 0.36 tỷ tương ứng
tăng 16,36% so với năm 2005, năm 2007 doanh thu là 3.03 tỷ tăng 0,47 tỷ
tương ứng tăng 18,35% so với năm 2006.
Bảng 5: Lợi nhuận của Công ty qua các năm
Năm Lợi nhuận( VNĐ) Ghi chú
2004 -80.000.000
2005 -150.000.000

2006 -130.000.000
2007 150.0000.000
Cũng giống nhiều công ty sản xuất khác, do chí phí cố định ban đầu lớn
nên thường bị thua lỗ trong những năm đầu, công ty đã bị thua lỗ lien tục
trong 3 năm đầu và đến năm thứ tư mới bắt đầu có lãi. 4 tháng đầu tiên của
năm 2004 công ty lỗ 80 triệu, năm 2005 là 150 triệu, năm 2006 là 20 triệu
giảm 130 triệu so với năm 2005, năm 2007 lợi nhuận của công ty đạt 150
triệu.
2. Thu nhập bình quân của người lao động
Lương công nhân ở công ty thực sự có sự phân biệt. Có những người
công nhân lương chỉ 800 nghìn đồng /1tháng nhưng cũng có những người
công nhân lương 7 triệu, 8 triệu thậm chí là 10 triệu một tháng, đó là còn
chưa kể đến lương làm them giờ. (Tiền ăn trưa của công nhân không tính
vào lương). Đối với những công nhân mới vào làm mức lương cơ bản là 800
21
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
nghìn đông/1 tháng, mức lương cơ bản thông thường sẽ tăng 200 nghìn cứ
sau 6 tháng. Những công nhân có tay nghề tốt thì mức lương có thể tăng từ
1đến 2triệu một tháng. Em thực sự rất bất ngơ khi nhìn vào bảng lương của
công ty bởi vì mức lương cơ bản của công nhân ở các công ty sản xuất khác
thường chỉ dao động từ 1 đến 3 triệu/1tháng, và với những người công nhân
có tay nghề cao, thâm niên có thể hang chục năm kinh nghiệm cũng chỉ là 4
đến 5 triệu. Nhưng ở công ty này lương cao nhất của công nhân mới trên 5
năm kinh nghiệm là 10triệu, đó là tổ trưởng tổ sứ. Có lẽ do đặc thù của
ngành sản xuất này, nó không chỉ yêu cầu độ chính xác cao, mà nó còn yêu
độ thẩm mĩ cao. Thứ nữa là côn do số lượng công nhân trong ngành biết
nghề và có tay nghề cao còn thiếu.
Lương của nhân viên kinh doanh của công ty cũng rất ấn tượng. Thông
thường nếu nhân viên kinh doanh có thể thu hết tiền hang trong tháng thì

được hường 10% doanh thu do nhân viên đó mang lại cho công ty, và lương
của họ dao động từ 7 đến 10 triệu/ 1tháng. Nếu so sánh mức lương này với
lương của nhân viên kinh doanh ở các công ty khác có quy mô vốn tương tự
thì đây thực sự là một mức lương rất cao.
Tính thu nhập bình quân của tất cả lao động trong công ty thì mức lương
trung bình mà mỗi người lao động được hưởng trung bình khoảng 2.5
triệu/1tháng (chưa kể lương làm them giờ và tiền ăn trưa), cao hơn mức thu
nhập bình quân của người dân Việt Nam.
Phần hai: Phân tích thực trạng trong việc sử dụng và
phát triển nhân lực của Công ty TNHH Trường Đạt
1. Thực trạng công tác sử dụng nhân lực
1.1.Định mức lao động
22
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
Có 3 loại định mức lao động là định mức thời gian, định mức sản lượng,
và định mức phục vụ nhưng hiện tại Công ty chưa xây dựng được loại định
mức nào trong 3 loại định mức trên. Đó là do cách thức quản lý thiếu sự chặt
chẽ của Công ty. Khi mà phó giám đốc vừa quản lý bộ phận kế toán văn
phòng, bộ phận tiếp thị lại vừa trực tiếp quản lý bộ phận sản xuất. Vốn dĩ là
một người thợ lành nghề, có thể làm được tất cả công đoạn của quá trình làm
răng. Do vậy sau một thời gian học việc, khi nào cảm thấy người học việc
làm được việc thì xếp vào bộ phận đang thiếu. Người thợ mới này sau khi
vào một bộ phận nào đó học thêm chừng hai đến 6 tháng thì phó giám đốc sẽ
quyết định xem có tăng lương cho công nhân này không dựa vào kinh
nghiệm của mình. Nghĩa là mọi thứ chỉ dựa vào cảm nhận của một người.
Không chỉ đối với công nhân mới học việc, mà cả công nhân đã cứng tay
nghê rồi cũng vậykhông có một yêu cầu gì dựa trên một cơ sở định lượng
nào để xác định trình độ của người công nhân. Ví dụ như số lượng sản phẩm
hoàn trong một đơn vị thời gian, độ chuẩn xác, tính thẩm mĩ. Tất các công

nhân trong Công ty có việc thì làm, không có việc thì đứng chơi, nên mới có
hiện tượng lúc đứng chơi lúc phải làm vội vàng cho kịp gửi hàng. Tât cả
hoàn toàn do tự ý thức của mỗi người công nhân. Tính khắt khe trong công
việc không có, nghĩa là Công ty không có yêu cầu một cách cụ thể về định
mức lao động nào đối với công nhân sẽ khiến công nhân không phát huy tay
nghề của mình của mình một cách nhanh chóng cũng như sự nỗ lực vươn lên
của người công nhân.
1.2.Phân công và hợp tác lao động
1.2.1. Phân công lao động
23
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
Có ba hình thức phân công lao động, hiện ở Công ty áp dụng phân công
lao động theo nghề và theo độ phức tạp của công việc. Việc phân công lao
động như vậy sẽ làm tăng tính chuyên môn hoá, điều đó tương đối phù hợp
với những ngành nghề có tính chất đặc trưng riêng biệt như ngành làm răng
giả. Trình độ tay nghề của công nhân càng chuyên sâu thì càng tốt cho công
việc. Cách phân công này phù hợp với môi trường kinh doanh, mọi hoạt
động của doanh nghiệp là ổn định.
Việc phân công công việc chuyên sâu như vậy sẽ tỏ ra bất hợp lý khi:
Thứ nhất có công nhân nghỉ việc, và không có ai trong công ty có thể thay
thế vị trí đó. Nó sẽ khiến công việc tổ đó bị dồn lên dẫn đến bị chậm hàng.
Trong khi có một số công nhân ở tổ khác lại rảnh việc hơn. Dù đã biết trước
việc nghỉ việc của công nhân và Công ty đã chuẩn bị thuê người thay thế.
Nhưng do lượng công nhân có tay nghề trong ngành còn hạn chế, lại tuyển
người ở bộ phận đang thiếu lại càng khó, bởi quá trình làm một chiếc răng
giả có nhiều khâu và ở các cơ sở trong ngành thì công nhân cũng chỉ chuyên
ở một khâu nào đó, có rất ít người có thể làm được tất cả các khâu. Việc tìm
người mới gặp khó khăn khiến Công ty phải tính đến phương án hai là đào
tạo công nhân mới từ đầu. Việc đào tạo công nhân mới tốn khá nhiều công

sức, thời gian và tiền của. Vì thời gian đào tạo công nhân mới phải mất đến
6 tháng công nhân mới có thể làm được một cách tương đối. Thậm chí có
những khâu công nhân phải mất đến hơn một năm mới có thể làm được hết
các công việc của khâu đó. Ví dụ như ở khảu cưa đai công nhân một năm
rưỡi vẫn chưa làm thuần thục được việc mài cùi răng, vẽ đường hoàn tất.
Hiện ở khâu cưa đai tổ trưởng là người đảm trách làm, dù công nhân một
24
Chuyên đề thực tập Sinh viên: Vũ Thị Nga
Lớp: QTKD Tổng hợp 46b
năm rưỡi trong nghề, sau khi làm xong vẫn phải để tổ trưởng kiểm tra sửa
chữa lại.
Ngoài ra trong thời gian học việc công ty nuôi ăn hoàn toàn. Đó là còn
chưa kể sau một thời gian đào tạo mới như vậy, sau khi làm được việc thì lại
bỏ việc, để lại một khoảng trống Công ty cần phải lấp đầy.
Điều đó nói lên một điều rằng việc phân công lao động theo ngành nghề
làm cho công nhân có tính chuyên môn hóa cao nhưng lại khiến cho công ty
gặp nhiều khó khăn khi có bất kì sự thay đổi nào về cơ cấu nhân sự. Công ty
không thể thuê được người ngay, cũng như không thể thực hiện việc luân
chuyển, việc đào tạo mới mất quá nhiều thời gian và tiền bạc. Cách tốt nhất
để tiết kiệm chi phí là thực hiện việc luân chuyển khi cần thiết, muốn vậy thì
Công ty nên đào tạo thêm một chuyên môn nữa cho nguời công nhân ngay
khi đào tạo mới.
Thứ hai là sự nhàm chán trong công việc. Công việc của những người
công nhân ở đây rất dễ gây ở đây rất dễ đên việc nhàm chán. Bởi lẽ công
việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao. Ngoài ra nó còn đòi hỏi tính thẩm mĩ.
Một chiếc răng giả sẽ được đẹp hơn nếu người thợ hứng thú với công việc
của mình.
Dù đã sắp xếp theo hình thức hợp tác về mặt không gian nhưng ở khâu
cưa đai gần như lúc nào cũng có công nhân ở tổ khác làm việcở đó chỉ vì ở
đó có bồn rửa. Việc công nhân ở tổ khác lên đó làm việc khiến cho người

công nhân phải di chuyển nhiều trong quá trình làm việc, mà đặc biệt là nó
làm ảnh hưởng đến công nhân của tổ cưa đai, khiến họ mất tập trung khi làm
việc. Khâu cưa đai là khâu đầu tiên trong quá trình làm răng cố định, nếu
25

×