Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Luận văn Thực trạng công tác tạo động lực cho cán bộ công chức tại UBND huyện Hà Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.68 KB, 59 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4

Các từ viết tắt
UBND
HĐND
VH-XH
PTNT

Có nghĩa là
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Văn hóa-xã hội
Phát triển nông thôn


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lý luận
Con người là trung tâm của mọi sự phát triển. Bất kỳ một hoạt động, một
tổ chức nào cũng coi con người là nhân tố chính quyết định sự tồn tại và vận
hành của nó. Con người trong cơ quan hành chính nhà nước - cơng chức cũng
khơng nằm ngồi quy luật đó. Bên cạnh các nguồn lực khác, cùng với trí lực và
thể lực của mình, việc tạo ra một động lực cho công chức làm nên những cú


đột phá, những bước tiến dài tiến đến mục tiêu, đến sứ mệnh thiêng liêng: phục
vụ nhân dân, vì lợi ích cộng đồng, thiết nghĩ là một yếu tố quan trọng và cần
được chú trọng.
Khi một người nào đó tự nguyện làm việc anh ta sẽ làm việc với tinh
thần chủ động, anh ta sẽ khắc phục khó khăn hồn thành công việc một cách
sáng tạo và cảm thấy hạnh phúc khi công việc thành công. Ngược lại, nếu một
người nào đó làm việc một cách miễn cưỡng thì anh ta sẽ tỏ ra uể oải, hồn
thành cơng việc với hiệu suất thấp... Từ đó cho thấy làm thế nào để động viên
tính tích cực của cơng nhân viên, tăng cường sự đồng cảm của họ đối với
doanh nghiệp khiến họ có thái độ tốt, là một nhiệm vụ có ý nghĩa sâu xa trong
công tác quản lý nguồn nhân lực. Muốn vậy việc xây dựng một chính sách
đúng đắn, trong đó chú trọng đến lợi ích và nhu cầu của người lao động: tiền
lương, cơ hội phát triển nghề nghiệp, nhu cầu giao tiếp…sẽ có tác động tạo ra
động lực làm việc cho nhân viên.
Có thể nói làm thế nào để tạo động lực cho người lao động là vấn đề
được rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý quan tâm nhằm tìm ra những
giải pháp tích cực nhất nâng cao động lực làm việc, trên cơ sở đó nâng
cao năng suất lao động, hiệu quả cơng việc.
Vai trị của việc tạo động lực cho người lao động là vơ cùng quan
trọng.Có tạo động lực làm việc mới làm tăng hiệu suất làm việc, phát huy
năng lực con người, tăng doanh thu cho đơn vị, tạo ra thế cạnh tranh trên thị
trường... Nghiên cứu đề tài tôi mong muốn tìm ra các giải pháp có tính thiết
thực và hiệu quả nhất nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực làm việc
3


tại các cơ quan, tổ chức hành chính. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh
nghiệm cần thiết để các tổ chức ngày càng phát triển và làm việc có hiệu quả.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Có thể nói vấn đề tạo động lực làm việc được các nhà nghiên cứu, nhà

quản lý tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau.
Trong bộ máy hành chính nhà nước, Uỷ ban nhân dân cấp huyện là cơ
quan có vai trị quan trọng. Uỷ ban nhân dân cấp huyện vừa là cấp chỉ đạo,
điều hành hoạt động của cấp xã trong mọi hoạt động cuả đời sống xã hội, vừa
là cấp trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện chủ trương đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của nhà nước. Hầu hết các cơng việc quản lý quản lý
hành chính muốn triển khai đến cấp cơ sở cần phải qua cấp trung gian là
UBND cấp huyện, theo nguyên tắc trực tuyến. Nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND cấp huyện theo luật định thể hiện tính độc lập tương đối, có một vai
trị và tầm quan trọng rất đặc thù nổi trội trong từng hoàn cả giai đoạn khác
nhau. Tuy nhiên, trong khi cơng chức cấp tỉnh có nhiều điều kiện hơn để nâng
cao trình độ, học vấn, địa vị xã hội và được tôn trọng hơn, điều kiện sống và
làm việc tốt hơn thì tâm lý làm việc, hiệu quả cơng việc tốt hơn, điều đó được
nói ngắn gọn là họ được tạo một động lực thật vững chắc thì cơng chức ở
UBND cấp huyện thường ít được quan tâm chăm lo đến cái gọi là động lực
làm việc để họ có được những điều kiện tốt nhất trong công việc tương xứng
với những vai trị, nhiệm vụ mà chính tổ chức cấp trung gian mà họ đang
phục vụ mang đến cho họ.
Huyện Hà Trung được hình thành từ rất sớm, là một trong những cái nôi
của dân tộc Việt Nam Sau năm 1945, phủ Hà Trung được đổi thành huyện Hà
Trung. Năm 1977, sáp nhập hai huyện Hà Trung và Nga Sơn thành huyện
Trung Sơn. Năm 1982, lại tách thành hai huyện như trước đây và lấy lại tên
huyện Hà Trung, tách một phần đất của huyện để thành lập thị xã Bỉm Sơn,
trực thuộc tỉnh.
Hà Trung là một huyện có nhiều tiềm năng phát triển cả về công nghiệp,
nông nghiệp và dịch vụ. Việc xây dựng một đội ngũ công chức phục vụ và
4


thực hiện công tác quản lý tốt nhất mọi hoạt động của Huyện trong điều kiện

cịn nhiều khó khăn cũng như những thuận lợi mang tính thách thức là một
tiền đề quan trọng cho quá trình phát triển của Huyện.
Vì vậy trên cơ sở các lý thuyết được học về vấn đề tạo động lực, và cơ sở
thực tế thực hiện tại công ty, tôi đã lựa chọn đề tài “Thực trạng công tác tạo
động lực cho cán bộ công chức tại UBND huyện Hà Trung ” nhằm tìm ra các
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực cho cán bộ công chức tại
đơn vị.

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của UBND huyện Hà trung.


Thơng tin sơ lược
Diện tích: 244,0km2
Dân số: 117.900 người (2004)
Mật độ dân số: 483 người/km2
Bao gồm thị trấn Hà Trung và 25 xã: Hà Long, Hà Giang, Hà Tiến, Hà
Bắc, Hà Tân, Hà Lĩnh, Hà Đông, Hà Sơn, Hà Vinh, Hà Yên, Hà Dương, Hà
Vân, Hà Thanh, Hà Bình, Hà Lai, Hà Châu, Hà Ninh, Hà Thái, Hà Hải, Hà
Phong, Hà Lân, Hà Phú, Hà Ngọc và Hà Toại.



Lịch sử hình thành và phát triển của UBND huyện Hà Trung.
Huyện Hà Trung được hình thành từ rất sớm, là một trong những cái
nôi của dân tộc Việt Nam: Thời thuộc Hán, là miền đất thuộc huyện Dư Phát.

Thời Tam Quốc - Lưỡng Tấn - Nam Bắc triều,là miền đất thuộc huyện Kiến
Sơ. Thời Tuỳ - Ðường, là miền đất thuộc huyện Nhật Nam và một phần thuộc
huyện Sùng Bình. Thời Trần - Hồ, huyện Hà Trung thuộc Châu Ái, trấn
Thanh Ðơ; phần đất phía Bắc huyện Hà Trung ngày nay nằm trong huyện
Tống Giang, thuộc châu ái. Thời thuộc Minh, là phần đất chủ yếu của huyện
Tống Giang. Thời Lê, đổi Tống Giang thành Tống Sơn và đặt phủ Hà Trung
gồm 4 huyện: Tống Sơn, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Nga Sơn. Trong đó, huyện
Tống Sơn là huyện Hà Trung ngày nay. Thời Nguyễn, huyện Tống Sơn do
phủ Hà Trung kiêm lý. Tống Sơn là đất xuất tích của triều Nguyễn. Năm Gia
Long thứ 3, Tống Sơn được gọi là quý huyện, Gia Miêu được gọi là quý
hương. Về sau, huyện Tống Sơn được đổi thành phủ Hà Trung.
Sau năm 1945, phủ Hà Trung được đổi thành huyện Hà Trung. Năm 1977,
sáp nhập hai huyện Hà Trung và Nga Sơn thành huyện Trung Sơn. Năm
1982, lại tách thành hai huyện như trước đây và lấy lại tên huyện Hà Trung,
tách một phần đất của huyện để thành lập thị xã Bỉm Sơn, trực thuộc tỉnh.



Tiềm năng
6


Hà Trung đã có bước phát triển nhanh, mạnh. Các ngành kinh tế tiếp
tục ổn định và phát triển mạnh mẽ, văn hố - xã hội có nhiều khởi sắc, nhất là
trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
Hà Trung có một truyền thống lịch sử lâu đời với những di tích lịch
sử, văn hố nổi tiếng như: quần thể lăng miếu triều Nguyễn, Ly cung nhà Hồ,
chùa Long Cảm, chùa Ban Phúc, đền Hàn Sơn,... Những di tích đó khơng chỉ
góp phần làm đẹp cho vùng đất Hà Trung, mà còn là tiềm năng phát triển du
lịch - văn hố.



Tình hình phát triển kinh tế xã hội.
Sơ lược về tình hình phát triển kinh tế địa phương
1. Lĩnh vực kinh tế
a. Sản xuất nơng lâm, thuỷ sản
Tổng diện tích gieo trồng 16.361 ha, đạt 100% KH và bằng 97% so với
CK. Trong đó diện tích lúa 12.606 ha, đạt 99,2% KH, năng suất bình quân đạt
45,77 tạ/ha, sản lượng 57.698 tấn, giảm 15% so với KH. Diện tích ngơ cả năm
1.492 ha, đạt 99% so với KH, năng suất bình quân đạt 37,6 tạ/ha, sản lượng
5.674 tấn, giảm 3,6% so với CK.Tổng sản lượng lương thực 63.573 tấn, đạt
91% KH, giảm 2,7% so với CK.
Cơ cấu giống, mùa vụ chuyển dịch theo hướng tích cực, trà xuân muộn
chiếm 56,4%, mùa sớm chiếm 55%, diện tích và năng suất các cây cơng nghiệp
đạt khá.
Cơng tác phịng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được tập trung
chỉ đạo quyết liệt nên đã hạn chế được dịch lây lan, đàn trâu 3.623 con, giảm
13,4%; đàn bò 7.157 con, giảm 30%; đàn lợn 22.786 con, giảm 24%;đàn dê
7.000 con, giảm 3%. Tổng đàn gia cầm 560.000 con, tăng 3,5% so với CK.
Tổng trọng lượng xuất chuồng đàn gia súc 4.665 tấn, bằng 91,5% so cùng kỳ,
tổng trọng lượng xuất chuồng đàn gia cầm: 1.762 tấn, tăng 33,6% so với
CK. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 278 tỷ đồng, tăng 26% so với CK,
chiếm tỷ trọng 35,6% tổng giá trị NLTS.

7


Tổng diện tích ni trồng thuỷ sản(NTTS) 1.090 ha, đạt 109% KH và
tăng 17% so với CK. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng 3.100 tấn, đạt
114,8% so với KH và tăng 25,8% so với CK.Giá trị NTTS 52 tỷ đồng, tăng

54 % so với CK. Chiếm tỷ trọng 6,6% giá trị NLTS. Kinh tế trang trại(KTTT)
tiếp tục phát triển, một số mơ hình đạt hiệu quả kinh tế cao từng bước được
nhân rộng; phê duyệt phương án phát triển KTTT cho 2 xã (Hà Giang, Hà
Phú), đưa tổng số xã có phương án được duyệt lên 22 xã. Các dự án NTTS, kết
hợp trồng trọt chăn nuôi trong các vùng kinh tế trang trại tập trung tiếp tục
được thực hiện và phát huy hiệu quả.
Công tác thuỷ lợi nội đồng, nạo vét kênh mương, cơ bản phục vụ kịp
thời cho sản xuất, thực hiện đào đắp tu bổ đê điều đạt chỉ tiêu KH. Thực hiện
tốt công tác phòng chống lụt bão năm 2008. Đề nghị tỉnh đầu tư và tập trung
vốn để tu sửa, nâng cấp nhiều cơng trình thuỷ lợi (hồ đập, đê, kè, cống, kênh
mương).
Trồng rừng tập trung theo dự án 661 được 70 ha, đạt 100% KH, trồng
180.000 cây phân tán các loại. Thực hiện tốt công tác khoanh nuôi, tái sinh,
bảo vệ rừng; chú trọng cơng tác PCCC rừng. Hồn thành việc rà soát 3 loại
rừng trên địa bàn; lập dự án trồng rừng kinh tế giai đoạn 2008 - 2015 theo QĐ
147 của Thủ tướng Chính phủ.
b. Sản xuất CN-TTCN và đầu tư XDCB
Tổng giá trị SXCN - TTCN thực hiện 297 tỷ đồng, tăng 51% so với
CK. Các cụm công nghiệp làng nghề (CNLN) tiếp tục được duy trì hoạt động
như: Cụm CNLN Hà Phong, Hà Lĩnh, Hà Tân…đã góp phần giải quyết việc
làm, tăng thu nhập cho người lao động. Quan tâm phát triển ngành nghề có
thế mạnh như sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc gia dụng, chế biến nông
sản, lâm sản; một số đơn vị đã đưa ngành nghề mới vào nông thôn như nứa
cuốn, thêu ren, móc túi hộp... bước đầu có hiệu quả.
Đầu tư xây dựng cơ bản được đẩy mạnh, tổng giá trị đầu tư XDCB thực
hiện 303 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ. Năm 2008 là năm huyện có nhiều
dự án đầu tư xây dựng nhất trong những năm qua; nhiều cơng trình lớn đã hồn
8



thành và đưa vào sử dụng như: Hội trường huyện, Nhà luyện tập và thi đấu thể
thao, các cơng trình phục vụ PCLB: Hồ chứa nước Khe tiên Hà Đông, trạm
bơm Hà Vinh, kênh tưới trạm bơm Vạn đề Hà Ngọc, đê Hà Thanh... Chuẩn bị
đưa vào sử dụng: Nhà làm việc Huyện uỷ, Nhà ăn - nhà khách UBND huyện,
xử lý sạt lở và tu bổ đê Tả sông Lèn, đường D1, D6 và hệ thống lưới điện vùng
nuôi trồng thuỷ sản kết hợp trồng trọt chăn nuôi tập trung Đông, Phong,
Ngọc... Khởi công xây dựng 24 trường học, cơng sở của 4 xã và nhiều cơng
trình do xã làm chủ đầu tư.
Tập trung công tác lập quy hoạch: Đã lập quy hoạch trung tâm 6 xóm,
17 khu dân cư và quy hoạch Cụm làng nghề Hà Dương, quy hoạch giao thông,
quy hoạch mở rộng thị trấn, quy hoạch khu di tích lịch sử quốc gia Lăng Miếu
Triệu Tường.
Hồn chỉnh hồ sơ nhiều dự án xây dựng như công trình đường giao
thơng Hà Lâm - Hà Dương, dự án đường vào khu lăng Trường Nguyên Thiên
Tôn...
c. Các ngành dịch vụ
Hoạt động dịch vụ phát triển tương đối đồng đều trên các lĩnh vực: Hệ
thống chợ được nâng cấp, cải tạo, dịch vụ thương mại ngày càng phong phú,
tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 28,8% so CK. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 5
triệu USD, đạt chỉ tiêu KH, tăng 25% so cùng kỳ. Dịch vụ vận tải tiếp tục
phát triển, số ô tô vận tải 319 chiếc, tăng 52 chiếc so với năm 2007. Khối
lượng vận chuyển hàng hoá 1.260 ngàn tấn, tăng 32,8% so cùng kỳ. Dịch vụ
bưu chính - viễn thơng phát triển mạnh, trong năm lắp đặt mới 7.500 máy
điện thoại, đưa tổng số lên 33.000 máy, đạt 26,5 máy/100 dân, tăng 15,2% so
cùng kỳ. Thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt, đáp ứng nhu cầu phục vụ cho
sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Thực hiện quản lý, vận hành lưới điện
đảm bảo an toàn, tiếp tục thực hiện tốt Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
về quản lý gía điện nơng thơn.
d. Lĩnh vực tín dụng - ngân hàng


9


Tổng vốn huy động 266 tỷ đồng, đạt 108,6% so với KH, tăng 44,5% so
với CK. tổng dư nợ cho vay đạt 253 tỷ đồng tăng 5% so với KH và 39,8% so
với CK. Nhìn chung hoạt động ngân hàng năm 2008 đạt kết quả khá, chất
lượng kinh doanh đảm bảo, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn huyện.
2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội.
a. Giáo dục
Giữ vững phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS. Chất
lượng dạy và học không ngừng được nâng cao. Số học sinh đậu đại học, cao
đẳng là 1259 em, tăng 452 em so với năm học trước. Có 322 học sinh đạt loại
giỏi cấp tỉnh, tăng 57 em so với năm học trước. Giáo viên đạt trình độ chuẩn ở
các bậc cao hơn bình quân chung của tỉnh: Mầm non đạt 100%, tiểu học đạt
100%, THCS đạt 98,4% (tỷ lệ bình quân cả tỉnh tương ứng là: 99 - 98,75 96,81). Công tác dạy nghề ngày càng được quan tâm hơn.
Hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng và hội khuyến học được
đẩy mạnh, chú trọng các nội dung chuyển giao tiến bộ KHKT, tuyên truyền,
giáo dục pháp luật cho nhân dân. 110/202 khu dân cư đăng ký xây dựng khu
dân cư hiếu học, trong đó 49 khu dân cư được công nhận khu dân cư hiếu
học.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường, tỷ lệ phòng học
kiên cố, bán kiên cố chiếm 83%, đạt 100% KH; có 5 trường được cơng nhận
trường đạt chuẩn Quốc gia, đưa tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 37
trường, chiếm 46% tổng số trường trong huyện.Xây dựng và triển khai đề án
“Qui hoạch phát triển sự nghiệp GD và ĐT Hà Trung giai đoạn 2008 - 2015”.
b. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Cơng tác phịng chống dịch bệnh được tăng cường và có hiệu quả, đã
phát hiện kịp thời và nhanh chóng dập tắt dịch tiêu chảy cấp trên địa bàn. Y
học cổ truyền được coi trọng và hoạt động có chất lượng hơn. Chất lượng

khám chữa bệnh được nâng lên, đã khám, điều trị cho 162.185 lượt người, đạt
111% KH và tăng 10,5% so với năm 2007. Khởi công xây dựng nhà khám
10


chữa bệnh chất lượng cao, nhà kỹ thuật hồi sức, cấp cứu. Triển khai Đề án
"Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế thôn huyện Hà Trung giai đoạn 20082015". Hoạt động y dược tư nhân được quản lý, thực hiện đúng pháp luật.Tiếp
tục giữ vững và nâng cao chất lượng xã chuẩn Quốc gia về y tế. Trang thiết
bị các trạm y tế xã được tăng cường.Có 187/202 thơn có y tế thơn, 1 số xã
hiện nay chưa đủ cán bộ y tế thôn (Hà Phú, Hà Lâm, Hà Vinh…)
Công tác truyền thông dân số và KHHGĐ được chú trọng, tỷ lệ sinh con
ngoài kế hoạch giảm 0,5%, xuống cịn 9,5%.
c. Văn hố thơng tin, tun truyền - TDTT
Phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở tiếp tục được đẩy mạnh:
Đã có 78% gia đình được cơng nhận danh hiệu gia đình văn hố, đạt chỉ tiêu
KH; khai trương xây dựng 20 làng, công sở và 3 xã văn hoá nâng tổng số đơn
vị khai trương trong toàn huyện lên 230/275 đơn vị và 10 xã, đạt chỉ tiêu kế
hoạch.
Công tác thông tin tuyên truyền có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức,
chất lượng, nội dung tin bài ngày càng phong phú. Kịp thời đưa tintuyên truyền
phục vụ thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội theo chủ trương của
Đảng và Nhà nước, kỷ niệm 62 năm thành lập Đảng bộ huyện và 10 năm
huyện được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Xây
dựng 3 cổng chào, đưa nhà luyện tập thi đấu của huyện vào sử dụng.
Hoạt động văn nghệ có chuyển biến tích cực. Trong năm, đã tổ chức
nhiều đợt hội diễn, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân
dân. Nhiều xã có phong trào văn nghệ tốt như Hà Tân, Thị trấn, Hà Lĩnh, Hà
Ngọc…Cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
được triển khai sâu rộng, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.
Hoạt động thể dục thể thao được đẩy mạnh từ huyện đến cơ sở. Công

tác quy hoạch xây dựng sân VH - TT, nhà văn hoá làng, xã tiếp tục được đẩy
mạnh, đến nay có 90% số xã đã tiến hành quy hoạch, nhiều xã đã đầu tư xây
dựng theo quy hoạch như: Hà Vân, Hà Thanh, Hà Long, Thị trấn...12 học sinh
đạt giải (từ giả Ba đến giải Nhất) Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc.
11


Coi trọng việc lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử, quy hoạch, trùng tu
tơn tạo các di tích. UBND tỉnh đã phê duyệt Dự án trùng tu tôn tạo Lăng Miếu
Triệu Tường và Quyết định đầu tư, hỗ trợ trùng tu tơn tạo, chống xuống cấp
đình Đình Trung, đình Động Bồng, đền Thờ Tơ Hiến Thành... với tổng số vốn
trên 9 tỷ đồng.
1.2. Chức năng hoạt động của UBND huyện Hà Trung
1.2.1 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự tại UBND huyện Hà Trung
UBND huyện Hà Trung bao gồm chủ tịch huyện; 3 phó chủ tịch; 12
phịng chun mơn và 4 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện như sau:
Chủ tịch UBND huyện: Nguyễn Văn Tuấn
 3 Phó chủ tịch UBND huyện bao gồm:
• Phó chủ tịch VH-XH: Nguyễn Thị Cúc
• Phó chủ tịch Kinh tế: Dương Văn Giang
• Phó chủ tịch HĐND: Nguyễn Ngọc Giao
Phịng chun mơn.




Trưởng phịng

1. Phịng Nội vụ


Phạm Thị Hồng

2. Phịng Tư pháp

Lê Văn Thanh

3. Phịng Tài chính - Kế hoạch

Đặng văn Bộ

4. Phịng Tài ngun và Mơi trường

Nguyễn Trung Sơn

5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

Trần Thị Nhâm

6. Phịng Văn hố và Thơng tin

Cù Thị Nhung

7. Phịng Giáo dục và đào tạo

Nguyễn Thị Hương

8. Phòng Y tế

Vũ Thị Tâm


9. Thanh tra huyện

Phạm Văn Tuấn
(Chánh thanh tra huyện)

10. Văn phịng HĐND và UBND

Nguyễn Thành Tâm

11. Phịng Cơng thương

Phùng Tiến Dũng

12. Phịng Nơng nghiệp và PTNT

Lê Tiến Dũng

Đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện
1. Trung tâm văn hóa và thể thao
2. Trạm khuyến nông
3. Đài truyền thanh
4. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất



12

Phạm Thị Nga
Đào Xuân Thủy
Lê Tất Thành

Đặng văn Thiện


1.2.2 Các lĩnh vực hoạt động của UBND huyện Hà Trung
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban, các đơn vị trực
thuộc
1. Phòng Nội vụ
Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản
lý nhà nước các lĩnh vực: Tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp
nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính;
cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen
thưởng.
2. Phòng Tư pháp
Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiên chức năng quản
lý nhà nước về: Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử
lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân
sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các cơng tác tư
pháp khác.
3. Phịng Tài chính - Kế hoạch
Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản
lý nhà nước và các lĩnh vực: Tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký
kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý và kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân.
4. Phịng Tài ngun và Mơi trường
Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về: Tài nguyên đất; tài ngun nước; tài ngun khống sản; mơi
trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ và biển (đối với những địa phương
có biển).
5. Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội

Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền
công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có cơng;
13


bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bệnh
đồng giới.
6. Phòng Văn hố và Thơng tin
Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về:Văn hố; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thơng
và Internet; cơng nghệ thơng tin, hạ tầng thơng tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.
7. Phịng Giáo dục và đào tạo
Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: Mục tiêu, chương
trình, nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ
quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ
em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và
đào tạo.
8. Phòng Y tế
Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự
phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng
bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y
tế; trang thiết bị y tế; dân số.
9. Thanh tra huyện
Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi
quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy

định của pháp luật.
10. Văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân
Tham mưu tổng hợp cho ủy ban nhân dân về hoạt động của ủy ban nhân
dân; tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện và công tác dân tộc; tham
mưu cho Chủ tịch ủy ban nhân dân và chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch ủy ban
nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân
14


dân, ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở
vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.

15


CHƯƠNG II. KẾT QUẢ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TẠI CƠ SỞ THỰC
TẬP.
2.1 Phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện
2.1.1 Các phương pháp nghiên cứu


Nhóm nghiên cứu lý thuyết
a. Mục đích: Nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tri thức lý luận và
thực tiển có liên quan đến vến đề tạo động lực như: khái niệm, đặc điểm, cơ
chế hình thành, cấu trúc, mức độ, ý nghĩa của tạo động lực… nhằm sơ bộ
đánh giá tình hình nghiên cứu về vấn đề này, xây dựng cơ sở lý luận cho đề
tài và định hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn.
b. Cách tiến hành: Chúng tôi đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái
qt hóa những quan điểm của các tác giả trong và ngoài nước về đề tài
nghiên cứu thái độ, trên cơ sở đó viết cơ sơ lý luận cho đề tài, lựa chọn các

phương pháp nghiên cứu thực tiễn, để tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu lý thuyết bao gồm có:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động
- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử



Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp định lượng, định tính
- Phương pháp tốn học
2.1.2 Quy trình thực hiện vấn đề nghiên cứu: Thực trạng về công tác tạo
động lực cho cán bộ công chức tại UBND huyện Hà Trung.



Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tiến hành nghiên cứu trong vòng 12 tuần
- Khách thể nghiên cứu: Các cán bộ công chức tại UBND huyện Hà Trung



Nội dung thực hiện
- Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu: Các khái niệm của đề tài
nghiên cứu.
16



- Thực trạng công tác tạo động lực cho cán bộ công chức tại UBND huyện Hà
Trung và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tạo động lực lao động.
- Tìm hiểu một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực cho cán
bộ công chức ở UBND huyện Hà Trung.
2.2. Kết quả nghiên cứu.
Cơ sở lý luận của đề tài
2.2.1.1
Khái niệm công cụ của đề tài
Khái niệm động lực
2.2.1


- Khái niệm.
Các nhà quản lí ln tìm cách để trả lời câu hỏi tại sao con người làm
việc?Làm thế nào để người lao động làm việc tốt hơn.
Để trả lời cho câu hỏi này các nhà quản lí phải tìm hiểu về động cơ làm
việc của người lao động và tìm cách tạo động lực cho người lao động trong
quá trình làm việc.
Vậy động lực là gì? Động lực là sự khao khát và tự nguyện của con người
để nâng cao nỗ lực của mình nhằm đạt mục tiêu hay kết quả cụ thể nào đó(giáo
trình quản trị nhân lực – Th.s Nguyễn Vân Điềm và PGS. TS Nguyễn Ngọc
Quân, chương VII trang 134)
Động lực xuất phát từ bản thân mỗi người, khi con người ở những vị trí
khác nhau, với những đặc điểm tâm lí khác nhau sẽ có những mục tiêu mong
muốn khác nhau, nên động lực của mỗi người là khác nhau. Vì vậy nhà quản
lí cần có những tác động khác nhau đến mỗi người để đạt hiệu quả trong công
tác tạo động lực.
Động lực là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc
trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất và hiệu quả cao.Biểu hiện của động lực
là sự sẵn sàng nỗ lực say mê làm việc nhằm đạt mục tiêu của tổ chức cũng như

bản thân người lao động” (Giáo trình Hành vi tổ chức – Bùi Anh Tuấn chương
IV trang 89).
- Đặc điểm
Dù định nghĩa động lực dưới góc độ như thế nào thì nó cõng mang một
số đặc điểm hay bản chất sau:
17


Động lực lao động luôn gắn liền với tổ chức, mơi trường và chính cơng
việc mà người lao động phải thực hiện.
Động lực lao động là yếu tố vơ hình tồn tại bên trong người lao động và
chỉ có thể nhận biết qua hành động, thái độ của người lao động qua quá trình họ
làm việc.
Động lực lao động là một trong những giải pháp nâng cao năng suất lao
động của cá nhân của doanh nghiệp. Qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, đạt được mục tiêu đề ra.
- Vai trò của động lực
Động lực làm việc có vai trị rất quan trọng bởi nó tham gia vào tất cả
các khía cạnh của đời sống.
Đối với cá nhân người công chức, động lực giúp cho họ đinh hướng
được những công việc, mục tiêu họ phải đạt được. Đồng thời chính động lực
làm cho họ đạt được điều đó một cách dễ dàng hơn trong niềm đam mê và
hăng say công việc
Đối với tổ chức hành chính nhà nước,việc xây dựng động lực là một
yêu cầu, đòi hỏi nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra của tổ chức. Một tổ
chức làm việc trong mơ hồ, trong rập khuôn, cứng nhắc, mọi thành viên
không có được sự say mê, nhiệt huyết, khơng nhận thức được tầm quan trọng
của mình trong tổ chức thì mọi cơng việc khó đạt được hiệu quả cao
nhất.Việc tạo động lực làm việc có thể được coi như tạo sự kết nối và gắn kết
các mắc xích con người lại với nhau và với tổ chức họ làm việc.Đặc biệt là

trong cơ quan hành chính nhà nước,một khu vực có tính chất cơng việc khá
trừu tượng và phức tạp với mục tiêu đề ra cùng với hiệu quả công việc mang
tính định tính nhiều hơn thì việc để hồn thành tốt mọi chức năng nhiệm vụ
được giao đòi hỏi sự góp sức của động lực bên cạnh các nguồn lực và biện
pháp tác động khác.
-

Ý nghĩa

18


Đối với người cán bộ công chức, việc tạo động lực làm việc giúp phát
huy hết những khả năng của họ để đạt được mục tiêu của cơ quan nhà nước
và thỏa mãn mục tiêu của cá nhân người công chức.
Đối với tổ chức hành chính nhà nước, tạo động lực làm việc giúp cho tổ
chức đó có một sức hút riêng có thể giữ chân và thu hút cơng chức, sử dụng
trình độ, tài năng của họ để giúp tổ chức phát triển và đạt được những mục tiêu
nhất nh.


Khái niệm về tạo động lực
- Khỏi nim
L h thng các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác động đến
người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong cơng việc.
Tạo động lực lao động là trách nhiệm và mục tiêu của tổ chức. Tổ chức mong
muốn người lao động sẽ cống hiến hết năng lực, trình độ cũng như kinh
nghiệm của mình phục vụ cho nhu cầu phát triển của tổ chức. Ngược lại
người lao động mong muốn từ sự cống hiến đó sẽ thu được những lợi ích từ
vật chất và tinh thần giúp họ tìm được niềm vui trong lao động

Như vậy tạo động lực được hiểu là tất cả các biện pháp của nhà quản trị
nhằm tạo ra động cơ cho người lao động.Ví dụ như thiết lập mục tiêu tổ chức
phù hợp với mục tiêu của người lao động, vừa thỏa mãn được mục đích của
doanh nghiệp, sử dụng các biện pháp kích thích về vật chất và tinh thần.
Ta có thể xét q trình tạo động lực như sau:
- Nhu cầu không được thoả mãn: Là việc người lao động không được đáp ứng
đầy đủ những nhu cầu về mặt vật chất hay tinh thần.
- Sự căng thẳng: Là trạng thái tâm lý diễn ra bên trong của từng cá nhân, xuất
phát từ việc những nhu cầu không được đáp ứng.
- Các động cơ: Sự căng thẳng đường kích thích các động cơ bên trong cá nhân.
- Hành vi tìm kiếm: Hành vi này xuất hiện khi các động cơ tạo ra một cuộc
tìm kiếm nhằm thoả mãn mục tiêu cụ thể nào đó mà cá nhân tự đặt ra cho
mình.

19


- Nhu cầu được thoả mãn: Tức là nhu cầu không được thoả mãn trong giai
đoạn trước, bây giờ đã được đáp ứng theo đúng mong muốn của cá nhân.
- Giảm căng thẳng: Từ việc nhu cầu được thoả mãn trạng thái tâm lý của
người lao động cũng giảm bớt được những căng thẳng đã xuất hiện trước đó.


Động lực làm việc trong khu vực công

- Khái niệm
Công chức theo Luật Cán bộ công chức 2008 quy định rõ: là công dân
Việt Nam được tuyển dụng bổ nhiệm vào ngạch chức vụ, chức danh trong cơ
quan Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà

không phải là sĩ quan, qn nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc phịng;
trong cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ
quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp
công lập của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội,
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì được bảo
đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Động lực làm việc cho công chức (hay cho khu vực công):Thuật ngữ
“Động lực làm việc trong khu vực công” (tiếng Anh là ‘public service
motivation’ (PSM) xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ trước trong những
cuộc tranh luận về đạo đức trong khu vực công. Dường như không có một
định nghĩa chính xác về động lực làm việc trong khu vực công duy nhất được
mọi người thừa nhận. Tuy nhiên, vẫn có một định nghĩa mang tính đột phá về
động lực làm việc do Pery và Wise đưa ra năm 1990 được nhiều người trích
dẫn. Theo định nghĩa này, động làm việc lực được hiểu là “khuynh hướng của
một cá nhân để đáp ứng lại những động cơ đặc trưng của tổ chức và cơ sở
công”.
Trước hết, động lực làm việc mang nhiều tính “nội động lực”. Hay nói
một cách khác, nó thiên về những cảm giác của người lao động về sự thỏa
mãn, về thử thách hay về thành cơng có được khi họ thực hiện cơng việc đó
20


chứ ít mang tính vật chất, tiền nong. Thứ hai, nó chịu ảnh hưởng nhiều hơn
của mơi trường làm việc hoặc bối cảnh làm việc.Điều này có nghĩa là sự tác
động của môi trường làm việc tới một công chức trong khu vực công thường
mạnh mẽ hơn.sự tác động của mơi trường làm việc tới một người làm việc
ngồi khu vực cơng. Cuối cùng, nó có xu hướng coi trọng thứ bậc, có nghĩa là
vị trí và thứ bậc có thể được coi là một yếu tác động mạnh tới động lực làm
việc của công chức.

-

Đặc trưng của động lực làm việc cho công chức
Động lực làm việc là một khái niệm rộng, đa diện, và do vậy có thể
được giải thích theo nhiều cách. Nó bao gồm 6 phương diện cơ bản sau đây:
- Sức hấp dẫn của việc xây dựng chính sách;
- Sự cam kết đối với lợi ích công;
- Nghĩa vụ dân chính;
- Công bằng xã hội;
- Sự thấu cảm, và
- Sự hy sinh, tận tụy.
Đây cũng chính là những yếu tố mà những người phục vụ trong khu
vực công hướng tới, mong muốn thực hiện và sẵn sàng thực hiện.

-

Vai trò của động lực làm việc cho cơng chức
Động lực làm việc có vai trị rất quan trọng. Nó có thể đóng góp tích
cực cho sự thỏa mãn, toại nguyện của công chức về công việc và từ đó
khuyến khích cơng chức gắn bó với cơng việc của họ. Như vậy có thể nói
rằng động lực làm việc là một yếu tố góp phần duy trì lực lượng lao động
trong khu vực công. Không những thế, động lực làm việc có thể góp phần
đảm bảo chất lượng lao động của khu vực công. Tại sao lại nói như vậy? Đó
là vì như phân tích ở trên, động lực làm việc liên quan chặt chẽ đến những
yếu tố về thái độ của công chức (sự cam kết, sự hy sinh, tận tụy, sự thấu cảm,
v.v); mà thái độ của một cá nhân cơng chức thì có tác dụng quyết định mức
độ dấn thân và đóng góp của người đó đối với tổ chức, với xã hội.

21



2.2.2 Thực trạng công tác tạo động lực cho cán bộ công chức tại UBND
huyện Hà Trung
2.2.2.1. Thực trạng công tác tạo động lực cho cán bộ công chức thông qua
hình thức thù lao vật chất


Tiền lương và cơng tác trả lương cho cán bộ nhân viên
Tiền lương là động lực chủ yếu kích thích nhân viên làm việc tốt. Tiền

lương là thu nhập chủ yếu giúp cho nhân viên duy trì và nâng cao mức sống
cho họ và gia đình họ, giúp họ có thể hồ đồng với trình độ văn minh trong xã
hội mà đang sống. Ở một mức độ nhất định, tiền lương là một bằng chứng rõ
ràng thể hiện giá trị, địa vị, uy tín của một người lao động đối với gia đình, tổ
chức và xã hội thể hiện sự đánh giá đúng năng lực và công lao của họ đối với
sự phát triển của đơn vị cơng ty. Nói chung mọi nhân viên thường tự hào về
mức lương cao của mình và đó là quyền tự hào chính đáng, cần được khuyến
khích. Khi nhân viên cảm thấy việc trả lương không xứng đáng với việc làm
của họ, họ sẽ không bao giờ hăng hái tích cực làm việc. Do đó tiền lương giữ
vai trị đặc biệt quan trọng trong chính sách khuyến khích vật chất và tinh
thần đối với nhân viên. Nhận thức được tầm quan trọng của tiền lương công
ty thực hiện trả lương theo nguyên tắc sau:
- Cánh tính đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng để mọi người đều hiểu và kiểm
được tiền lương của mình.
- Trong cơ cấu tiền lương có phần cứng (ổn định) và phần mềm (linh
động) để có thể dễ dàng điều chỉnh khi có sự thay đổi các yếu tố liên quan đến
trả công lao động.
- Hệ thống tiền lương của đơn vị phải tuân thủ các u cầu của pháp luật
và phải thể hiện tính cơng bằng trong trả lương (giữa các nhân viên trong đơn vị
và so sánh với nhân viên ngoài đơn vị trong cùng ngành nghề, trên thị trường,

địa phương).
- Trả lương cho nhân viên phải căn cứ vào năng lực và sự cố gắng,
đóng góp của nhân viên đối với hoạt động phát triển của tổ chức, có hướng tới

22


tăng hiệu suất lao động, dễ dàng tuyển mộ những nhân viên tài năng giàu kinh
nghiệm và nâng cao uy tín và hiệu quả làm việc của tổ chức.
Năm vừa qua, Phòng Nội vụ cũng đã tham mưu cho UBND
huyện ban hành quyết định nâng bậc lương, phụ cấp thâm niên vượt khung
niên hạn năm 2012 đối với 30 trường hợp ngạch 2 năm và đề nghị Sở Nội vụ
ban hành quyết định nâng lương đối với 5 trường hợp ngạch 3 năm …Ban
hành 6 quyết định chuyển loại công chức thuộc diện hợp đồng và đề nghị Sở
ban hành Quyết định chuyển loại đối với 10 trường hợp đã có bằng đại
học,tham mưu UBND huyện ban hành 4 quyết định nâng lương trước hạn,17
quyết định nâng lương đối với công chức trước khi hưu
Ưu điểm:
- Lãnh đạo đã quan tâm, theo dõi và cập nhật, áp dụng kịp thời các quy
định của pháp luật về lương thưởng, phúc lợi và các quy định khác về tạo
động lực công chức.
- Nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện tốt tương đối tốt đối với công
tác lương, thưởng cho công chức trong cơ quan.
Hạn chế:
- Lương còn thấp và chưa phù hợp với thời giá.
- Huyện chưa thật sự có được một hệ thống đánh giá về thực trạng và
nhu cầu lương, thưởng của công chức. Công tác nâng lương, thưởng hoặc các
hoạt động có liên quan đều phải do tự thân công chức yêu cầu và trải qua
nhiều thủ tục thực hiện.
- Một số cơng chức vì lý do chủ quan làm gián đoạn thời gian cơng tác

(bệnh tật…) thì việc được áp dụng lương, thưởng bị khó khăn, gặp nhiều trở
ngại. Điều này đã tạo nên tâm lý bất mãn trong một số cơng chức có những
đóng góp và thành tích tốt trong thời gian hoạt động trước đây.


Tiền thưởng và các chương trình phúc lợi, dịch vụ

Theo tinh thần của Quyết định 471/QĐ-TTg về trợ cấp khó khăn đối với công
chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương
thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi, người có cơng và hộ nghèo đời sống khó
23


khăn., cơng chức Huyện đã nhận được khá nhiều chính sách ưu đãi, góp phần
vào việc nâng cao đời sống vật chất và động viên tinh thần đối với công chức.


Tiền thưởng

Đây là số tiền bổ sung cho tiền lương, là hình thức khuyến khích vật
chất đối với người lao động sáng tạo, tiết kiệm được lao động sống, nâng cao
chất lượng lao động, ý thức rèn luyện tốt, thái độ đúng đắn đối với công việc,
tu dưỡng tay nghề nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
Do tính chất cơng việc nằm trong khu sự nghiệp hành chính nên tổ
chức đã đưa ra các dạng thưởng như sau:
-

Thưởng trong tháng: được áp dụng cho tất cả cán bộ cơng chức trong cơ
quan có thành tích tốt trong lao động, chấp hành đày đủ các nội quy lao


-

động.
Thưởng do sáng kiến cải tiến kỹ thuật,
Thưởng hàng năm
• Các chương trình phúc lợi, dịch vụ
+ Phúc lơi bắt buộc: Theo quy định của nhà nước tại các tổ chức, doanh

nghiệp Nhà nước phải thực hiện đầy đủ 5 chế độ bảo hiểm sau:
-

Trợ cấp ốm đau
Trợ cấp thai sản
Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Chế độ tử tuất
Trợ cấp hưu trí
Dựa trên cơ sở những chế độ này, các doanh nghiệp, tổ chức khác nhau
sẽ đưa ra những phúc lợi tự nguyện khác nhau phù hợp với tình hình thực tế
nhằm mục đích tạo sự an tâm tin tưởng cho cán bộ công nhân viên.
+ Phúc lợi tự nguyện
Dựa trên các loại phúc lợi bắt buộc đơn vị cũng có những loại phúc lợi

-

tự nguyện như sau:
Bảo hiểm sức khỏe: Hàng năm đơn vị tổ chức khám sức khỏe cho cán bộ
công nhân viên 1 lần/năm, có phịng y tế để sơ cứu cho mọi người trong
trường hợp có thể xảy ra. Trong những trường hợp cán bộ công nhân viên bị
tai nạn nặng hay ốm đau nằm viện dài ngày ngoài việc được hưởng bảo hiểm


24


y tế, bảo hiểm xã hội, cán bộ công nhân viên cịn được hỗ trợ một khoản là
-

500 nghìn đồng/ người.
Ngoài chế độ tử tuất theo quy định của nhà nước, đối với các cán bộ công
nhân viên không may bị qua đời vì bất kỳ lý do gì đều được hỗ trợ 300 nghìn

-

đồng/ người.
Tiền các ngày nghỉ lễ, tết được quy định mức cố định:
+ Tiền tết: tùy vào từng cấp bậc công việc, và hệ số lương mà có các mức
tiền thưởng khác nhau.
+ Ngày 8/3; 20/10 đơn vị tổ chức lễ mít tinh, các chương trình văn nghệ giao
lưu giữa các phòng ban, đồng thời đơn vị cũng có phần thưởng cho cán bộ
cơng nhân viên là nữ.
+ 30/4; 01/5 đơn vị tổ chức các chuyến tua du lịch cho cán bộ công nhân
viên: năm 2011 tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi du lịch tại các thắng
cảnh ở Đà nẵng- Huế; Năm 2012 đơn vị tổ chức cán bộ công nhân viên đi du
lịch tại Quảng Ninh- Hải phịng.
UBND huyện Hà Trung có tất cả 110 công chức, năm 2012 đã nhận
được kinh phí khốn biên chế là 65 triệu đồng/người.Tất cả các khoản như
phụ cấp, thưởng, quỹ phúc lợi đều năm trong nguồn kinh phí đã được
khốn.Hằng năm, Huyện trích một khoản kinh phí để tao ra quỹ khen thưởng,
quỹ phúc lợi xã hội và tổ chức cho công chức đi tham quan mỗi năm một lần
trong nước, một số đơn vị cịn có khoản hỗ trợ quần áo, ăn trưa cho công chức
và tặng thưởng nhân các dịp lễ tết…

Ưu điểm:
- Huyện đã thực hiện khá tốt các hoạt động phúc lợi cho cơng chức dựa
trên khoản kinh phí khốn biên chế hàng năm. Những khoản phúc lợi cơ bản
được áp dụng mang lại cho công chức sự động viên, khuyến khích kịp thời và
đúng lúc.
- Có sự phân chia, điều chỉnh kinh phí cụ thể cho các khoản mục chi.
Hạn chế:
- Các hoạt động phúc lợi cịn mang tính hình thức chưa sát với nhu cầu
và mong đợi của công chức. Một số chuyến tham quan đều đi một nơi làm
hầu hết công chức không tham gia nhưng số tiền chi vẫn không giảm, hỗ trợ
25


×