Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

Đổi mới công tác đào tạo nhằm tăng cường cơ hội việc làm cho sinh viên khối Kinh tế Trường Đại học Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.88 KB, 135 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGUYỄN THỊ THANH THẢO
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHẰM
TĂNG CƯỜNG CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO
SINH VIÊN TỐT NGHIỆP KHỐI KINH TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGÔ THẮNG LỢI
HÀ NỘI, 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông
tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết
và phân tích một cách trung thực, phù hợp với tình hình thực tế.
Tôi xin tự chịu trách nhiệm về luận văn của mình.
Học viên
Nguyễn Thị Thanh Thảo
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
HÀ NỘI, 2012 i
HÀ NỘI, 2012 i
2.1.2. Thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp Khối Kinh tế ĐHTL.viii
HÀ NỘI, 2012 1
2.1.2. Thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp Khối Kinh tế ĐHTL 40
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CT ĐT Chương trình đào tạo
ĐH Đại học
ĐHTL Đại học Thăng Long
ĐHKTQD Đại học Kinh tế quốc dân


HVNH Học viện Ngân hàng
HVTC Học viện Tài chính
KN Kỹ năng
QTKD Quản trị kinh doanh
SV Sinh viên
TC-NH Tài chính- Ngân hàng
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng sinh viên tốt nghiệp của K18, K19 và K20 Error:
Reference source not found
Bảng 2.2: Phân bổ theo khóa học Error: Reference source not found
Bảng 2.3: Phân bổ theo ngành học Error: Reference source not found
Bảng 2.4 : Tình hình việc làm sinh viên sau tốt nghiệp Error: Reference source
not found
Bảng 2.5 : Thu nhập bình quân/tháng tính theo VNĐ Error: Reference source
not found
Bảng 2.6: Việc làm sinh viên và ngành học Error: Reference source not found
Bảng 2.7: Lý do làm việc trái ngành Error: Reference source not found
Bảng 2.8: Tình hình chuyển đổi chỗ làm việc Error: Reference source not
found
Bảng 2.9: Những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà sinh viên đã thu được Error:
Reference source not found
Bảng 2.10: Số lượng sinh viên tốt nghiệp khối Kinh tế ĐHTL cần phải đào tạo
lại sau khi tuyển dụng Error: Reference source not found
Bảng 2.11 : Nội dung phải đào tạo lại đối với sinh viên tốt nghiệp ĐHTL Error:
Reference source not found
Bảng 2.12. Bảng kết quả lựa chọn của SV đối với các nhóm kỹ năng mềm Error:
Reference source not found
Bảng 2.13: Đánh giá của cựu sinh viên kinh tế về thời gian thực tập Error:
Reference source not found

Bảng 2.14: Đánh giá của sinh viên tốt nghiệp về hình thức thực tập Error:
Reference source not found
Bảng 2.15: Đánh giá của sinh viên tốt nghiệp về kiến thức và phương pháp
giảng dạy của giảng viên Error: Reference source not found
Bảng 2.16: Đánh giá của SV tốt nghiệp về công tác tổ chức và quản lý đào tạo
Error: Reference source not found
Bảng 2.17: Đánh giá của sinh viên tốt nghiệp về công tác hỗ trợ sau đào tạo
Error: Reference source not found
BIỂU ĐỒ
HÀ NỘI, 2012 i
HÀ NỘI, 2012 i
2.1.2. Thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp Khối Kinh tế ĐHTL.viii
HÀ NỘI, 2012 1
2.1.2. Thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp Khối Kinh tế ĐHTL 40
Dựa vào bảng khảo sát thấy rằng, cơ cấu phân bổ các khóa trong mẫu
điều tra không chênh lệch nhau nhiều. Đặc biệt tác giả tập trung vào
đối tượng mới ra trường đó là K20 chiếm tỷ lệ 45,2% trong tổng số
mẫu. Đây là những sinh viên mới tốt nghiệp đại học nên họ khá hào
hứng, nhiệt tình trong việc đánh giá khảo sát về kết quả đào tạo mà họ
thu được 40
Tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp Khối kinh tế-ĐHTL 41
Thời gian có việc làm sau tốt nghiệp 42
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGUYỄN THỊ THANH THẢO
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHẰM
TĂNG CƯỜNG CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO
SINH VIÊN TỐT NGHIỆP KHỐI KINH TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, 2012
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng
trong quá trình chuyển đổi và phát triển nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân
giải thích cho việc đạt được những thành tựu đó là chất lượng nguồn nhân lực đã cải
thiện, các kỹ năng cần thiết cho tăng trưởng đã được hình thành, tích lũy và phát
triển. Việt Nam chỉ có thể tiếp tục duy trì những các thành tựu ấn tượng về phát
triển kinh tế xã hội dựa trên một nguồn nhân lực chất lượng cao trong đó giáo dục
đại học là nguồn cung cấp chính cho thị trường lao động. Thực tế hiện nay cho thấy
rằng giáo dục đại học Việt Nam đang rơi vào tình trạng nhiều sinh viên ra trường
mà không tìm được việc hoặc không tìm được việc phù hợp với ngành nghề đã
được đào tạo, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Nguyên nhân được giải thích có thể
từ phía bản thân người học, từ phía đào tạo và từ phía xã hội. Nhận thấy tầm quan
trọng của mối liên hệ giữa nhu cầu của xã hội, nội dung đào tạo của nhà trường và
việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên, tác giả đã lựa chọn đề tài cho luận văn thạc sỹ
của mình là:
Đổi mới công tác đào tạo nhằm tăng cường cơ hội việc làm cho sinh viên
khối Kinh tế Trường Đại học Thăng Long.
2. Mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
2.1Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu và đánh giá về thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp
khối kinh tế trường ĐHTL, sinh viên không tìm được việc, việc làm không phù hợp
với ngành nghề đào tạo. Tìm ra nguyên nhân của thực trạng này từ phía đào tạo từ
đó đưa ra những giải pháp đổi mới đào tạo để nâng cao khả năng tìm được việc của
sinh viên tốt nghiệp khối Kinh tế Trường ĐHTL.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: công tác đào tạo và sinh viên tốt nghiệp khối Kinh tế
i

Trường Đại học Thăng Long. Phạm vi nghiên cứu: sinh viên tốt nghiệp khối Kinh tế
trường Đại học Thăng Long khóa 18, 19 và 20.
3. Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.1.Câu hỏi nghiên cứu
Cần có những đổi mới công tác đào tạo như thế nào để nâng cao khả năng
tìm việc của sinh viên tốt nghiệp khối Kinh tế Trường Đại học Thăng Long.
3.2.Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng: Điều tra mẫu bằng bảng hỏi và phỏng vấn
sâu các bên có liên quan cụ thể: nhà tuyển dụng, cựu sinh viên khoa Kinh tế, Giảng
viên Khoa Kinh tế, người thực hiện công tác đào tạo, sinh viên khoa Kinh tế sắp tốt
nghiệp.
Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp: Các số liệu thống kê được thu
thập thông qua các điều tra có liên quan. Số liệu sơ cấp: Thu thập qua điều tra chọn
mẫu bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu
4. Ý nghĩa của đề tài
Với mục đích cuối cùng đó là có nhiều hơn nữa các sinh viên tốt nghiệp tìm
được việc làm đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
5. Kết cấu đề tài.
Phần mở đầu:
Chương 1: Khung lý thuyết nghiên cứu về công tác đào tạo nhằm tăng
cường cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp khối kinh tế ở trường đại học.
Chương 2: Thực trạng về công tác đào tạo nhằm tăng cường cơ hội việc làm
cho sinh viên tốt nghiệp khối kinh tế Trường ĐHTL
Chương 3: Một số giải pháp đổi mới công tác đào tạo để nhằm tăng cường
cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp khối Kinh tế Trường ĐHTL
Phần kết luận
ii
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO NHẰM TĂNG CƯỜNG CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN

TỐT NGHIỆP Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC.
1.1. Nhu cầu việc làm của xã hội và các nhân tố đáp ứng nhu cầu việc làm.
1.1.1. Nhu cầu việc làm của xã hội trong nền kinh tế.
Trong luận văn, khái niệm về nhu cầu việc làm của xã hội đồng nhất với khái
niệm cầu lao động: “cầu lao động cho thấy số lượng lao động mà các tổ chức (đơn
vị) kinh tế sẵn sàng thuê (sử dụng) để tiến hành hoạt động kinh tế với mức tiền
lương nhất định. Số lượng việc làm trong nền kinh tế phản ánh cầu về lao động”
1.2.2. Các nhân tố đáp ứng nhu cầu việc làm của xã hội.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về các nhân tố đáp ứng nhu
cầu việc làm của xã hội. Có thể chia những nghiên cứu đó thành ba nhóm quan
điểm: (1) quan điểm của các nhà nghiên cứu giáo dục, (2) quan điểm của các trường
đại học, (3) quan điểm của người sử dụng lao động. Luận văn sẽ kế thừa những tiêu
chí mà có sự thống nhất của ba nhóm quan điểm, đồng thời sẽ lựa chọn những tiêu
chí khác để phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
Trong luận văn này, người có khả năng đáp ứng với công việc là những
người có đủ năng lực để hoàn thành tốt các yêu cầu, đòi hỏi của công việc. Từ việc
tìm hiểu, đánh giá các nghiên cứu đã có, tác giả đã tổng kết các nhân tố đáp ứng nhu
cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp khối kinh tế được sử dụng để phân tích trong
luận văn được phân chia thành ba nhóm yếu tố chính: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Các yếu tố cụ thể của ba nhóm yếu tố chính được thể hiện dưới đây:
Kiến thức bao gồm: kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành.
Kỹ năng gồm có 12 kỹ năng: Kỹ năng phân tích và lý giải vấn đề, Kỹ năng
làm việc nhóm, Kỹ năng viết báo cáo tham luận, Kỹ năng thuyết trình các vấn đề,
Kỹ năng vận dụng vào thực tế, Kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng ra quyết định,
Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng lập kế hoạch , Kỹ năng thích nghi và điều chỉnh, Kỹ
năng tìm kiếm và sử dụng thông tin, Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc.
Thái độ bao gồm: Hiểu biết xã hội và pháp luật, Tham gia vào các hoạt động
iii
xã hội, Thái độ tích cực đóng góp cho doanh nghiệp, Nhiệt tình trong công việc,
Tuân thủ kỷ luật lao động.

1.2. Nội dung công tác đào tạo tại trường đại học
1.2.1. Đánh giá xác định nhu cầu đào tạo.
Trong lịch sử phát triển giáo dục đại học, có hai cách tiếp cận nhu cầu đào tạo
của trường đại học đó là tiếp cận nhu cầu đào tạo theo cách truyền thống và tiếp cận
nhu cầu đào tạo theo cách hiện đại.
Mỗi cách tiếp cận đánh giá nhu cầu đào tạo đều có những ưu và nhược điểm
riêng. Dựa vào việc phân tích những cách tiếp cận đó, luận văn sẽ thừa kế những ưu
điểm, hạn chế những nhược điểm và mô tả khung lý thuyết về đánh giá nhu cầu đào
tạo phù hợp với thực tế. Khung lý thuyết về đánh giá nhu cầu đào tạo được sử dụng
trong luận văn là sự kết hợp của hai cách tiếp cận truyền thống và hiện đại được thể
hiện ở hình dưới đây:
1.2.2. Chương trình đào tạo.
Cho đến hiện nay khái niệm về chương trình đào tạo chưa được thống nhất vì
vậy luận văn sử dụng khái niệm của Điều 41 Luật Giáo dục năm 2005 quy định
“Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học; quy định chuẩn
kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và
Trường đại học
Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học
Giảng viên
Sinh viên
Doanh nghiệp
Cựu sinh viên
iv
hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành
học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học, bảo đảm yêu cầu liên thông với
các chương trình giáo dục khác”.
Trong lịch sử phát triển giáo dục có 3 cách tiếp cận khác nhau về thiết kế
chương trình đào tạo: cách tiếp cận nội dung, cách tiếp cận, cách tiếp cận mục tiêu
và cách tiếp cận phát triển.

Trong luận văn, cách tiếp cận xây dựng chương trình được sử dụng trong
luận văn là sự kết hợp của cá ba cách tiếp cận. Hiện tại, mỗi trường đại học sẽ có
một chương trình đào tạo riêng, tuy nhiên chương trình đào tạo đó dựa vào
chương trình khung do Bộ giáo dục ban hành (thể hiện cách tiếp cận nội dung).
Dựa vào chương trình khung của Bộ, mỗi trường sẽ xây dựng khung chương
trình đào tạo với những những mục tiêu đào tạo riêng của trường( thể hiện tiếp
cận mục tiêu). Trên cơ sở, lấy người học làm trung tâm, giáo dục đại học phải
đáp ứng nhu cầu xã hội, muốn vậy việc xây dựng chương trình cần có sự tham
gia của các bên liên quan: bên ngoài và bên trong- đã trình bày ở mục 2.3.1. thể
hiện (thể hiện cách tiếp cận phát triển).
1.2.3. Tổ chức và quản lý đào tạo.
khung lý thuyết về đánh giá tổ chức quản lý đào tạo được xây dựng trong
luận văn gồm có hai nội dung: đánh giá về đội ngũ giảng viên; đánh giá về công tác
quản lý đào tạo với các tiêu chí cụ thể như sau
Đối với đội ngũ giảng viên:Về kiến thức:(1) kiến thức chuyên môn tốt, (2)cung
cấp nhiều kiến thức thực tế; Về phương pháp:(1)Giảng viên thường xuyên cập nhật
thông tin mới nhất cho bài học, (2)Khả năng truyền thụ phương pháp giảng dạy sinh
động, thu hút người học, (3)Sử dụng tốt công nghệ trong dạy học, (4) Phương pháp dạy
phát triển được năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên; Về thái độ: (2)Giảng viên
sẵn sàng trả lời câu hỏi của sinh viên, (3)Tận tâm nhiệt tình với nghề.
Đối với tổ chức đào tạo: Về tổ chức đào tạo:( 1) Việc đăng ký học ở trên
mạng, (2)Hỗ trợ của cố vấn học tập, (3)Sinh viên có cơ hội tự sắp xếp thời khóa
biểu,(4)sinh viên có cơ hội lựa chọn môn học, (5) Sinh viên có cơ hội lựa chọn
v
giảng viên, (6)Số lượng các lớp học đáp ứng được nhu cầu của sinh viên; Về các
thủ tục hành chính: (1) Sinh viên chủ động trong việc xét tốt nghiệp, (2) Các thủ tục
hành chính: xác nhận sinh viên, xin bảng điểm, cấp bằng tốt nghiệp,…nhanh chóng,
(3) Thái độ của cán bộ phòng đào tạo nhiệt tình tạo điều kiện cho sinh viên hoàn tất
thủ tục xin việc
1.2.4. Hỗ trợ sau đào tạo

Như vậy, mô hình hỗ trợ đào tạo tại các trường đại học trên thế giới được
xây dựng là một hoạt động chính thức, tổ chức có quy mô nằm trong hệ thống đào
tạo của các trường đại học. Dựa vào mô hình đó và ứng dụng thực tiễn ở Việt Nam,
nội dung hỗ trợ sau đào tạo được sử dụng trong luận văn gồm có hai vấn đề chính
đó : hướng nghiệp cho sinh viên và các dịch vụ hỗ trợ về việc làm cho sinh viên.
Trong luận văn, mô hình tác giả cần xây dựng mô hình đánh giá về công
tác đào tạo của trường ĐHTL đã góp phần nâng cao cơ hội tìm việc của sinh viên
tốt nghiệp khối kinh tế như thế nào? Kết hợp với những mô hình ở trên và thực
trạng nghiên cứu của đề tài mô hình được sử dụng trong luận văn để đánh giá
công tác đào tạo được mô tả ở hình dưới đây:
Công tác đào tạo
Đánh giá nhu cầu
đào tạo
Chương trình đào tạo
Tổ chức và quản lý
đào tạo
Hỗ trợ đào tạo
Kiến thức
Kỹ năng
Thái độ
Công tác
quản lý
Giảng viên
Bên ngoài
Doanh nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp
Bên trong
Nhà quản lý
Giảng viên
Sinh viên năm cuối

Đánh giá
vi
1.3. Mối quan hệ giữa công tác đào tạo và cơ hội có việc làm của sinh
viên tốt nghiệp đại học.
Từ việc đánh giá các nghiên cứu có liên quan luận văn đưa ra mối quan hệ
giữa công tác đào tạo và cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp tập trung vào hai
vấn đề chính sau:
Công tác đào tạo của trường đại học gắn với nhu cầu của xã hội thì cơ hội
việc làm của sinh viên tốt nghiệp càng cao.
Cơ hội có việc làm của sinh viên càng cao, việc làm của sinh viên đúng
chuyên ngành đào tạo phản ánh hiệu quả, uy tín đào tạo của trường đại học
Kết luận: Ở chương 1, dựa vào phân tích đánh giá tổng hợp của các công
trình nghiên cứu có liên quan luận văn đã xây dựng khung lý thuyết về các nhân tố
mà sinh viên tốt nghiệp cần có đáp ứng nhu cầu xã hội và nội dung công tác đào tạo
tại trường đại học. Đây là cơ sở để phân tích thực trạng ở chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHẰM TĂNG
CƯỜNG CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN TỐT NGHIỆP KHỐI KINH
TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
2.1. Thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp khối Kinh tế Trường
Đại học Thăng Long
2.1.1. Giới thiệu về Đại học Thăng Long.
Đại học Thăng Long là trường ngoài công lập đào tạo bậc đại học đầu tiên tại
Việt Nam, với tên gọi ban đầu là Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long, được
thành lập theo Quyết định số 1687/KH-TV ngày 15/12/1988 của Bộ Đại học, Trung
học chuyên nghiệp và Dạy nghề.
Theo Quyết định số 411/TTg ngày 09/08/1994 của Thủ tướng Chính phủ,
Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long trở thành Trường Đại học dân lập Thăng
Long.
Theo Quyết định số 1888/QĐ-TTg ngày 31/12/2007của Thủ tướng Chính
phủ, Trường Đại học dân lập Thăng Long được chuyển đổi sang loại hình trường

vii
đại học tư thục và mang tên là Trường Đại học Thăng Long. Văn bằng của Trường
nằm trong Hệ thống văn bằng Quốc gia.
Trường Đại học Thăng Long là một trong những trường đầu tiên của Việt
Nam áp dụng hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Các ngành đào tạo: Nhóm
ngành Toán – Tin học và Công nghệ, Các ngành Kinh tế và Quản lý, Nhóm ngành
Ngoại ngữ , Nhóm ngành Khoa học sức khỏe, Nhóm ngành Khoa học Xã hội và
nhân văn .
2.1.2. Thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp Khối Kinh tế ĐHTL
Với mẫu điều tra bằng bảng hỏi với 173 cựu sinh viên Khoa Kinh tế với kết
quả thu được như sau: có 159 sinh viên có việc làm chiếm tỷ lệ 91,8%, với thời gian
tìm được việc làm trung bình từ 3-6 tháng, mức lương thu nhập trung bình khoảng 5
triệu/ tháng. Trong số sinh viên đã có việc làm có đến 33,3% sinh viên làm việc trái
ngành nghề đào tạo với lý do chủ yếu được đưa ra đó là công việc lựa chọn phù hợp
với sở thích và một số lý do khác như họ tìm được công việc đó có mức lương hấp
dẫn, chỗ làm việc gần gia đình.
Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy kết quả lạc quan về thực trạng việc làm
sau tốt nghiệp của sinh viên khối Kinh tế trường ĐHTL. Tỷ lệ có việc làm 91,8% là
một tín hiệu đáng mừng với kết quả đào tạo của trường. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại
tình trạng một bộ phận sinh viên chưa tìm được việc và làm việc trái với ngành
nghề đào tạo. Nguyên nhân của thực trạng trên do sinh viên, nhà trường hay có sự
tác động từ xã hội. Đứng từ phía đơn vị đào tạo, trường cần đổi mới công tác đào
tạo như thế nào để nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp khối kinh tế
trường ĐHTL
2.2. Đánh giá công tác đào tạo với cơ hội tìm việc làm của sinh viên tốt
nghiệp khối kinh tế trường ĐHTL.
2.2.1. Đánh giá xác định nhu cầu đào tạo
Qua phỏng vấn sâu với nhà quản lý, nhà tuyển dụng, và giảng viên thì thấy
công tác đánh giá nhu cầu đào tạo hiện nay của trường ĐHTL đang có sự kết hợp
giữa phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại thông qua tiếp cận lấy ý

viii
kiến của các bên có liên quan. Tuy nhiên vẫn đang còn nghiêng nặng theo phương
pháp truyền thống còn phương pháp đánh giá xác định nhu cầu đào tạo bằng việc
lấy ý kiến của các bên tham gia còn nặng về hình thức và chưa có hiệu quả. Vì việc
lấy ý kiến từ các bên không phải điều dễ dàng vì trường đối mặt với khoản chi phí
thực hiện lớn, nhân sự để thực hiện cho công việc điều tra này nên hiệu quả của việc
đánh giá nhu cầu đào tạo từ các bên còn chưa cao. Từ những ý kiến trên để từ đó
trường có thể xây dựng kế hoạch thực hiện việc đánh giá nhu cầu đào tạo của các
bên có liên quan một cách chuyên nghiệp, có quy mô và thực hiện theo định kỳ
mang tính chất dài hạn như một công tác thiết thực của trường.
2.2.2. Chương trình đào tạo
Luận văn thực hiện đánh giá chương trình đào tạo với cơ hội tìm việc làm
của sinh viên tốt nghiệp khối kinh tế trường Đại học Thăng Long dựa trên các vấn
đề: kiến thức, kỹ năng và thái độ mà CTĐT đáp ứng và nội dung thực tập tốt
nghiệp. Các đánh giá này thu được từ phỏng vấn sâu và điều tra bảng hỏi với các
đối tượng cựu sinh viên, giảng viên, nhà tuyển dụng, nhà quản lý và sinh viên năm
cuối. Với nội dung tập trung đánh giá như sau:
Về kiến thức giai đoạn đại cương: Nội dung của các môn học trong giai đoạn
đại cương nhiều lý thuyết, không có tính thực tiễn và không phù hợp với hiện nay
và thời gian học kéo dài.
Về kiến thức giai đoạn chuyên ngành: tính cập nhật, tính thực tiễn và phù
hợp chưa cao. Khối lượng kiến thức chuyên ngành nặng nhưng thời gian phân bổ ít,
chưa cân đối với môn học đại cương. Chính vì thế nội dung đào tạo của chuyên
ngành rộng mà chưa sâu.
Về nội dung và thời gian thực tập tốt nghiệp trong chương trình đào tạo:
Việc chia thực tập thành hai giai đoạn tốn thời gian và công sức của người học
nhưng hiệu quả không cao. Đặc biệt thời gian thực tập thứ nhất, chỉ mang tính đánh
giá đạt và không đạt chứ không tính vào kết quả làm giảm chất lượng của giai đoạn
này. Số tín chỉ tính cho thời gian thực tập thứ hai đang quá ít (6 tín chỉ) so với các
trường cùng khối ngành.

ix
Về kỹ năng: chưa có hệ thống môn học về kỹ năng cơ bản mà các kỹ năng
được dạy thông qua các môn học khác. Không phải tất cả các môn học hay các
giảng viên đều có thể truyền đạt các kỹ năng vào bài giảng của mình. Trong khi tất
cả các sinh viên tốt nghiệp đều cần đến các kỹ năng này.
2.2.3. Tổ chức và quản lý đào tạo
2.2.3.1. Đánh giá về đội ngũ cán bộ giảng viên
Giảng viên của khoa Kinh tế được đánh giá kiến thức và sự tận tâm với nghề.
Nhưng đội ngũ giảng viên còn trẻ nên vẫn còn hạn chế về kiến thức giảng dạy và
kinh nghiệm thực tế. Đặc biệt đối với các môn học chuyên ngành.
2.2.3.2. Đánh giá về công quản lý đào tạo
Công tác quản lý đào tạo cũng được đa số cựu sinh viên khoa Kinh tế đánh
giá cao về công tác hoàn thiện các thủ tục hành chính cũng như tạo thuận lợi trong
quá trình học tập tại trường. Tuy nhiên, hạn chế còn tồn tại đó là các quy định phức
tạp gây mơ hồ khó hiểu và lúng túng cho sinh viên, đặc biệt năm cuối. Vai trò của
cố vấn học tập chưa được đề cao trong việc hỗ trợ cho quá trình học tập của sinh
viên.
2.3.4. Đánh giá về công tác hỗ trợ sau đào tạo
Đối với chỉ tiêu Đánh giá của bạn về các hoạt động tư vấn, hỗ trợ việc làm
của Trường giúp sinh viên thuận lợi trong quá trình làm việc , Chủ yếu hoạt động
các thông tin việc làm, các thông tin về tuyển dụng được thông báo rộng rãi ở các
bảng tin của nhà trường, tham gia các hội chợ việc làm dành cho khối sinh viên
kinh tế, giao lưu với cựu sinh viên, với doanh nghiệp tuyển dụng cũng được Trường
cố gắng duy trì đều đặn theo năm.
Tuy nhiên công tác hướng nghiệp chưa được đề cao, chưa được tổ chức thực
hiện chuyên nghiệp và có định kỳ. Chính điều này, gây ra sự hạn chế trong việc lựa
chọn các ngành học phù hợp với khả năng của sinh viên từ khi bắt đầu năm thứ nhất
và khó khăn trong việc tìm việc đúng chuyên ngành.
Kết luận: Từ khung lý thuyết đã xây dựng ở chương 1, chương 2 đã thực
hiện việc đánh giá về công tác đào tạo với trong việc tăng cường cơ hội việc làm

x
cho sinh viên tốt nghiệp khối kinh tế trường ĐHTL bằng khảo sát thực tế bằng bảng
hỏi và phỏng vấn sâu với đối tượng có liên quan. Từ đó đã đánh giá được những ưu
điểm, nhược điểm của công tác đào tạo từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
NHẰM TĂNG CƯỜNG CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN TỐT
NGHIỆP KHỐI KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG.
3.1. Định hướng công tác đào tạo tại Trường Đại học Thăng Long.
3.1.1. Mục tiêu của trường ĐHTL
3.1.2. Quan điểm và định hướng về đổi mới công tác đào tạo tại trường
ĐHTL
3.2. Giải pháp đổi mới công tác đào tạo nhằm tăng cường cơ hội có việc
làm của sinh viên tốt nghiệp khối Kinh tế Trường ĐHTL
3.2.1.Tổ chức phân tích xác định nhu cầu đào tạo để chuyển việc đào tạo
theo “cung” sang đào tạo theo “nhu cầu”.
Thứ nhất, về thời gian thực hiện phân tích nhu cầu đào tạo.
Thứ hai, đối tượng và cách thức thực hiện phân tích nhu cầu đào tạo từ các bên.
Thứ ba, về kinh phí để thực hiện các cuộc khảo sát điều tra, lấy ý kiến.
Thứ tư, nhân lực thực hiện đánh giá phân tích nhu cầu đào tạo
3.2.2. Sửa đổi, hoàn thiện và đổi mới chương trình đào tạo để nâng cao tính
cập nhật, phù hợp và hiệu quả.
Thứ nhất, thay đổi phương pháp giảng dạy kiến thức đối giai đoạn đại cương
Thứ hai, hoàn thiện đổi mới nội dung, cơ cấu chương trình của kiến thức
chuyên ngành
Thứ ba, xây dựng hệ thống môn học kỹ năng mềm và đổi mới phương pháp dạy
học đối mới một số môn học để tăng cường thực hành kỹ năng mềm cho sinh viên.
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức và quản lý đào tạo
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo
Thứ hai, nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng và đổi mới phương pháp giảng
dạy đối với đội ngũ giảng viên

xi
3.2.4. Hoàn thiện công tác hướng nghiệp và tăng cường mối liên hệ giữa
nhà trường- sinh viên và doanh nghiệp.
Thứ nhất, tổ chức công tác hướng nghiệp cho sinh viên một cách định kỳ
Thứ hai, dề cao hơn nữa vai trò của Hội cựu sinh viên
Thứ ba, tăng cường mối quan hệ nhà trường-sinh viên và doanh nghiệp.
Kết luận: Từ khung lý thuyết của chương 1, đánh giá thực trạng ở chương 2
thì chương 3 sẽ đưa ra những giải pháp để giải quyết những tồn tại đã được nêu và
phân tích ở phần trên. Những giải pháp này với mong muốn cuối cùng đó là đổi mới
công tác đào tạo để từ đó tăng cường khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp
cho sinh viên khối kinh tế trường ĐHTL.
xii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGUYỄN THỊ THANH THẢO
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHẰM
TĂNG CƯỜNG CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO
SINH VIÊN TỐT NGHIỆP KHỐI KINH TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGÔ THẮNG LỢI
HÀ NỘI, 2012
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng trong quá trình chuyển đổi và phát triển nền kinh tế. Một trong những
nguyên nhân giải thích cho việc đạt được những thành tựu đó là chất lượng
nguồn nhân lực đã cải thiện, các kỹ năng cần thiết cho tăng trưởng đã được hình

thành, tích lũy và phát triển.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới
đầy năng động thì chất lượng nguồn nhân lực và cơ cấu lao động cần có những
chuyển biến tích cực hơn. Việt Nam chỉ có thể tiếp tục duy trì những các thành tựu
ấn tượng về phát triển kinh tế xã hội dựa trên một nguồn nhân lực chất lượng cao
trong đó giáo dục đại học là nguồn cung cấp chính cho thị trường lao động. Vì vậy,
đổi mới nâng cao chất lượng của giáo dục đại học để nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực là một trong những động lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Giáo dục đại học đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần vào tăng
trưởng kinh tế nên Nhà nước cũng đã xác định rằng đầu tư cho giáo dục là quốc
sách hàng đầu trong đó có giáo dục đại học. Điều này được thể hiện qua Luật giáo
dục 2005, Dự thảo về Luật giáo dục Đại học lần thứ 4 (09/2011), chỉ thị 296/CT-
TTg của Thủ tướng Chính Phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-
2012 hướng tới 2020 ngày 27/02/2010…Những văn bản trên thêm phần khẳng định
vai trò của giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng trong việc cung ứng lực
lượng lao động cho nền kinh tế.
Thực tế hiện nay cho thấy rằng giáo dục đại học Việt Nam đang rơi vào tình
trạng nhiều sinh viên ra trường mà không tìm được việc hoặc không tìm được việc
phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Trong
khi đó từ phía tuyển dụng, doanh nghiệp cũng phàn nàn nhiều về chất lượng của
sinh viên sau khi tốt nghiệp, khó để “hấp thụ” và hầu như phải đào tạo lại. Vậy vấn
đề được đặt ra là: Liệu chăng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học chưa đáp
ứng được nhu cầu xã hội?
1
Câu hỏi được đặt ra là có những nhân tố nào tác động đến cơ hội việc làm
của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học?
Thứ nhất nguyên nhân từ phía những sinh viên tốt nghiệp đại học. Sau khi
rời khỏi giảng đường đại học, tự bản thân mỗi sinh viên có tích lũy đủ kiến thức, kỹ
năng, thái độ cần thiết để đáp ứng nhu cầu của xã hội hay không? Tất nhiên, với sự

phát triển của xã hội ngày nay cơ hội có được một công việc tốt còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khách quan khác nhưng sự nỗ lực của bản thân mỗi cá nhân vẫn được
xem là quan trọng nhất.
Thứ hai, những yếu tố vĩ mô của môi trường xung quanh đặc biệt là các
chính sách lao động việc làm của nhà nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ ảnh hưởng
đến cầu lao động của doanh nghiệp. Đây là những yếu tố có tác động không nhỏ
đến cơ hội tìm việc của sinh viên tốt nghiệp.
Thứ ba Nội dung đào tạo của trường đại học cung cấp cho sinh viên có phù
hợp với nhu cầu của xã hội nói chung và nhu cầu của doanh nghiệp nói riêng? Hay
nói cách khác ở đây đó là đào tạo đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội hay chưa?
Là một thành viên trong hệ thống trường Đại học của Việt Nam, Trường Đại
học Thăng Long đã và đang đối mặt với nhiều vấn đề mà giáo dục Việt Nam đang
phải gặp phải. Là trường đại học dân lập đầu tiên của Việt Nam, sau 24 năm xây
dựng và trưởng thành Đại học Thăng Long đã chứng minh được vị trí của mình
trong hệ thống giáo dục đại học nói chung và hệ thống giáo dục ngoài công lập nói
riêng. Song cũng như các vấn đề chung khác thì việc làm của sinh viên sau tốt
nghiệp là vấn đề bức thiết, được cả xã hội quan tâm. Có thể thấy rằng đây là một
tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học. Vì
thế, đánh giá chính xác khả năng tìm việc làm, mức độ phù hợp với ngành nghề
được đào tạo của sinh viên sau khi tốt nghiệp là việc làm rất cần thiết. Như đã phân
tích ở trên có nhiều yếu tố tác động đến cơ hội tìm việc làm cho sinh viên nhưng ở
đây sẽ xét những nguyên nhân từ phía đào tạo sẽ tác động như thế nào?
Đây có thể coi là sự phản biện của xã hội đối với “sản phẩm” đào tạo của
trường đại học. Vậy cần có sự đổi mới nào về công tác đào tạo để sinh viên có đầy đủ
2
kiến thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao cơ hội tìm việc trong việc sau khi tốt nghiệp?
Nhận thấy tầm quan trọng của mối liên hệ giữa nhu cầu của xã hội, công tác
đào tạo của trường đại học và việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên, tác giả đã lựa
chọn đề tài cho luận văn là:
Đổi mới công tác đào tạo nhằm tăng cường cơ hội việc làm cho sinh viên

tốt nghiệp khối Kinh tế Trường Đại học Thăng Long.
2. Mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
2.2Mục đích nghiên cứu.
- Các nhân tố đáp ứng nhu cầu việc làm của xã hội của sinh viên tốt nghiệp
khối kinh tế.
- Nghiên cứu và đánh giá về thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp
khối kinh tế trường ĐHTL.Từ đó, tìm ra các nguyên nhân sinh viên tốt nghiệp
không có việc làm hoặc có việc làm không đúng chuyên môn đào tạo, đặc biệt đi
sâu tìm hiểu nguyên nhân từ phía đào tạo của trường đại học.
- Từ nguyên nhân tìm được ở trên, đi để đưa ra những giải pháp đổi mới
công tác đào tạo nhằm tăng cường cơ hội có việc làm cho sinh viên tốt nghiệp khối
kinh tế trường ĐHTL.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: công tác đào tạo và sinh viên tốt nghiệp khối Kinh
tế Trường Đại học Thăng Long
- Phạm vi
Không gian và thời gian: sinh viên tốt nghiệp khối Kinh tế Đại học Thăng
Long từ năm 2008 trở lại đây.
3. Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.1.Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu tổng quát:
“Cần có những đổi mới công tác đào tạo như thế nào để sinh viên tốt
nghiệp khối Kinh tế Trường Đại học Thăng Long có khả năng tìm được việc
nhiều hơn”
3
Đề tài cũng tập trung trả lời các câu hỏi cụ thể sau:
- Cơ sở lý thuyết về công tác đào tạo trong Trường đại học và mối quan hệ
giữa công tác đào tạo với cơ hội tìm việc của sinh viên?
- Thực trạng về việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên tốt nghiệp khối
Kinh tế Trường ĐHTL?

- Công tác đào tạo ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên Khối Kinh
tế Trường Đại học Thăng Long như thế nào?
- Giải pháp đổi mới về công tác đào tạo như thế nào để nâng cao khả năng
tìm việc của sinh viên tốt nghiệp khối kinh tế Trường ĐHTL?
3.2.Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng: Điều tra mẫu bằng bảng hỏi và phỏng vấn
sâu các bên có liên quan.
Đối với nhà tuyển dụng thực hiện phỏng vấn sâu đối với 6 doanh nghiệp có
sinh viên đại học Thăng Long đang làm việc thông qua buổi hội thảo “Giao lưu
giữa cựu sinh viên và sinh viên Đại học Thăng Long” ngày 25/08/2012 tại Hội
trường Tạ Quang Bửu, trường ĐHTL. Đối với nhóm đối tượng này tác giả kỳ vọng
thu được kết quả qua câu hỏi: “Thông qua việc tuyển dụng và sử dụng lao động
đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu việc làm của sinh viên tốt nghiệp khối kinh tế.
Từ đó có những nhận xét về chương trình đào tạo của Trường ĐHTL”
Đối với cựu sinh viên Khoa Kinh tế : điều tra bằng bảng hỏi với việc gửi
qua email và trực tiếp 250 phiếu, thu về 181 phiếu. Có 173/181 phiếu thực hiện điền
đầy đủ các thông tin được hỏi nên được xem là hợp lệ, có 8 phiếu được xem là
không hợp lệ. Vì vậy, nghiên cứu của tác giả sẽ được thực hiện trên mẫu gồm 173
sinh viên tốt nghiệp khối kinh tế của 3 khóa gần đây nhất đó là tốt nghiệp năm
2008-2009, 2009-2010, 2010-2011 tương ứng lần lượt với khóa 18 (K18), khóa
19(K19), khóa 20 (K20).
“Công tác đào tạo đã mang lại cho sinh viên những yếu tố nào để giúp họ tìm
việc. Còn những nhân mà nội dung đào tạo của Trường ĐHTL chưa đề cập hoặc có
đề cập nhưng chưa cung cấp cho họ đầy đủ?”.
4
Đối với giảng viên Khoa Kinh tế: tác giả đã thực hiện phỏng vấn sâu 12
giảng viên trong tổng số 33 giảng viên cơ hữu của Khoa Kinh tế với nội dung:
Giảng viên đánh giá về công tác đào tạo của trường ĐHTL đã mang lại cho sinh
viên những yếu tố nào để nâng cao khả năng tìm việc của họ”
Đối với nhóm những người thực hiện công tác đào tạo: Với nhóm đối

tượng này, tác giả đặt ra câu hỏi “Với tư cách là nhà quản lý, đánh giá công tác đào
tạo đã mang lại cho sinh viên những thuận lợi và khó khăn nào để nâng cao cơ hội
tìm việc làm?”
Đối với nhóm sinh viên sắp tốt nghiệp: tác giả đã thực hiện điều tra bằng
bảng hỏi đối với 80 sinh viên của Khoa Kinh tế sắp tốt nghiệp. Với nhóm đối tượng
này, tác giả đặt ra câu hỏi đó là: “Khi chuẩn bị tốt nghiệp, họ đã thu nhận được gì từ
trường đại học để sẵn sàng xin việc ”
Về phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Các số liệu thống kê được thu thập thông qua các điều tra có
liên quan. Số liệu sơ cấp: Thu thập qua điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi và phỏng
vấn sâu.
Phương pháp nghiên cứu được minh họa bởi khung nghiên cứu qua sơ đồ
dưới đây:
5

×