Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Bệnh lao phổi và nguy cơ nhiễm lao của người nhà bệnh nhân lao phổi học đường tại thành phố Hà Nội năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.16 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
*** ***

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐẾN
BỆNH LAO PHỔI VÀ NGUY CƠ NHIỄM LAO
CỦA NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN LAO PHỔI

Chủ nhiệm đề tài: TS. L ưu Ngọc Hoạt

HÀ NÔI 5/2010


MỤC LỤC
I/ Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
II/ Tổng quan ..............................................................................................................2
II/ Tổng quan ..............................................................................................................2
2.1. Bệnh lao phổi ..................................................................................................2
2.1.1. Định nghĩa ..........................................................................................................2
2.1.2. Tiến triển của bệnh.............................................................................................2
2.1.3. Lịch sử bệnh lao phổi .........................................................................................2
2.1.4. Vi khuẩn học. .....................................................................................................2
2.1.5. Cơ chế lây bệnh..................................................................................................3
2.1.6. Cơ chế gây bệnh .................................................................................................4
2.1.7. Chẩn đốn xác định ............................................................................................4
2.1.8. Biện pháp phịng chống:.....................................................................................5
2.1.9. Hệ thống giám sát và phòng chống bệnh truyền nhiễm .....................................6



2.2. Tình hình lao hiện nay: ...................................................................................6
2.2.1. Tình hình lao trên thế giới:.................................................................................6
2.2.2. Tình hình lao ở Việt Nam: .................................................................................7
2.2.3. Tình hình bệnh lao và HIV/AIDS: .....................................................................8

2.3. Dịch tễ học bệnh lao........................................................................................9
III/ Đối tượng và phương pháp.................................................................................11
3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................11
3.2. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................11
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu: ........................................................................................11
3.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu: ......................................................................................11
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................12
3.2.4. Quy trình nghiên cứu, biến số và mối liên quan giữa các biến số ...................12
3.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:..........................................................13
3.2.6. Thời gian tiến hành nghiên cứu: ......................................................................13
3.2.7. Đạo đức nghiên cứu: ........................................................................................13

IV/ Kết quả ...............................................................................................................13
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .....................................................13
2. Một số yếu tố mơi trường sống trong gia đình của các bệnh nhân lao AFB(+) và
nhóm đối chứng ...............................................................................................14
3. Nguy cơ nhiễm lao của người nhà bệnh nhân lao............................................15
4. Triệu chứng lâm sàng liên quan đến lao của hai nhóm....................................16


5. Kết quả xét nghiệm đờm của người nhà các bệnh nhân lao AFB (+) và người
thuộc gia đình nhóm đối chứng. ......................................................................16
6. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng nhiễm lao...................................17
V. Bàn luận ...............................................................................................................18

VI. Kết luận ..............................................................................................................19
VII. Khuyến nghị......................................................................................................20
VIII. Tài liệu tham khảo ...........................................................................................21
IX. Phụ lục................................................................................................................24
Phụ lục 1. Phiếu quan sát nhà ở ...........................................................................24
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi phỏng vấn .........................................................................25

MỤC LỤC CÁC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ
Bảng 1: Tình hình bệnh lao và xu thế diễn biến theo tác giả Do lin P.J Raviglionl và
Kochi A (1995)....................................................................................................................6
Bảng 2. Tương quan giữa một số chỉ số..............................................................................9
Bảng 3: Mối liên quan giữa ARTI và Lao có AFB (+)......................................................10
Bảng 4. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................................13
Bảng 5. Một số yếu tố môi trường sống trong gia đình của các bệnh nhân lao AFB(+) và
nhóm đối chứng ................................................................................................................14
Bảng 6. Bảng loại nhà của gia đình bệnh nhân lao và gia đình nhóm chứng. ..................15
Bảng 7. Bảng hướng nhà của gia đình bệnh nhân lao và gia đình nhóm chứng ...............15
Bảng 8. Phản ứng mantoux của người nhà bệnh nhân và thành viên nhóm chứng...........15
Bảng 9. Kết quả xét nghiệm đờm của các đối tượng thuộc hai nhóm có ho khạc đờm kéo
dài.....................................................................................................................................16
Bảng 10 Bảng các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng nhiễm lao. ............................17
Biểu đồ 1: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có ho khạc đờm kéo dài........................................16
Sơ đồ 1: Thời gian nguy hiểm với các bệnh nhân có AFB (+) ............................................3
Sơ đồ 2: Các nhóm biến số trong từng bước triển khai nghiên cứu..................................12


Các từ viết tắt:
AFB
ARTI
BCG

BK
BN
CBCNV

CTCLQG
ĐH
DOTS
GDSK
MT
WHO

Acid Fast Bacillus
Anual Risk of Tuberculosis Infection
Bacille Calmette Guerin
Koch Bacillus
Bệnh nhân
Cán bộ cơng nhân viên
Cao đẳng
Chương trình Phòng chống Lao Quốc gia
Đại học
Directly Observed Treatment, Short course
Giáo dục sức khỏe
Mucobacterium Tubercolosis
Tổ chức Y tế thế giới


I/ Đặt vấn đề
Năm 2004 trên thế giới có khoảng 2,2 tỷ người đã nhiễm lao (chiếm 1/3 dân số
thế giới) [1]. Theo số liệu công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính năm
2008 tồn thế giới có khoảng 8,9-9,9 triệu người mắc lao mới, tuy nhiên chi có 5,7

triệu ca mắc mới được báo cáo [2]. Theo thống kê của WHO, hiện có khoảng 95% số
bệnh nhân lao và 98% số người chết do lao ở các nước có thu nhập vừa và thấp, 75%
số bệnh nhân lao cả nam và nữ ở độ tuổi lao động. Trong đó, có khoảng 80% số bệnh
nhân lao tồn cầu thuộc 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao [1].
Hiện nay, tỷ lệ điều trị thành công trên toàn cầu đạt khá cao, nhưng tỷ lệ phát
hiện chỉ đạt 55-67% số bệnh nhân ước tính. Như vậy, cịn rất nhiều bệnh nhân lao
không được chữa trị đang tiếp tục lây bệnh cho cộng đồng, và theo ước tính một bệnh
nhân lao nếu khơng được phát hiện thì một năm có thể lây lan cho khoảng 20 người
khác [3] và mỗi năm có thêm khoảng 1% dân số thế giới bị nhiễm lao (65 triệu người),
trong số hơn 33% số bệnh nhân lao toàn cầu là từ khu vực Đơng-Nam Á[1].
Ở nước ta, bệnh lao cịn phổ biến và ở mức độ trung bình cao. Việt Nam đứng
thứ 13 trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao trên lồn cầu, (WHO, 2004). Trong khu
vực Tây - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ ba sau Trung quốc và Philipinnes về
số lượng bệnh nhân lao lưu hành cũng như bệnh nhân lao mới xuất hiện hàng năm [4].
Theo các lý thuyết kinh điển về bệnh lao thì điều kiện ở chật chội, mơi trường
sống khơng thuận lợi, có tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân lao có AFB+, khả năng
đề kháng của cơ thể kém... là những yếu tố quan trọng làm tăng cường lây nhiễm và
nhân rộng bệnh ra cộng đồng [3],[5],[6],[7]. Việt Nam là một nước nằm trong khu vực
nhiệt đới nóng, ẩm, mơi trường sống, đặc biệt là điều kiện vi khí hậu trong gia đình có
thể là yếu tố thuận lợi cho sự lây nhiễm lao và lây lan bệnh lao trong những người nhà
bệnh nhân lao AFB (+). Một câu hỏi đặt ra là liệu những hiểu biết kinh điển này về
bệnh lao có phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, nhất là trong bối cảnh kinh tế, văn hóa,
xã hội của Việt Nam ngày càng thay đổi? Liệu thói quen và phong tục tập quán xây
dựng nhà cửa cho phù hợp với yếu tố thời tiết, vi khi hậu của Việt Nam có ảnh hưởng
đến việc lây lan bệnh lao hay không? Liệu những người trong gia đình bệnh nhân lao
có nguy cơ mắc lao cao hơn nhóm chứng hay khơng?
Với những suy nghĩ trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai
mục tiêu:
1. Xác định mức độ khác biệt của điều kiện và môi trường sống của bệnh nhân lao có
AFB+ so với nhóm chứng

2. Xác định nguy cơ nhiễm lao của những người nhà bệnh nhân lao AFB(+) so với
nhóm đối chứng


2

II/ Tổng quan
2.1. Bệnh lao phổi
2.1.1. Định nghĩa
Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch do trực khuẩn lao
Mycobacterium tuberculosis hominy và Bovis (trực khuẩn lao người và lao bò) gây
nên, đây là một bệnh xã hội [1].
Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hơ hấp, tiêu hố bởi những giọt nước bọt
nhỏ bị bắn ra và đồ dùng bát đũa sinh hoạt hàng ngày [1],[5].
2.1.2. Tiến triển của bệnh
Bệnh tiến triển qua 2 giai đoạn
- Lao tiên phát (lao sơ nhiễm)
- Lao hậu phát (lao bệnh)
Bệnh biểu hiện bằng một bệnh cảnh với các triệu chứng ho, sốt nhẹ về chiều, khạc
đờm, tức ngực…Nếu không được chẩn đốn và điều trị sớm bệnh có thể gây những
biến chứng nặng như: xơ hoá phổi, ho máu, chết [1],[5],[7],[12].
2.1.3. Lịch sử bệnh lao phổi
-

-

-

Bệnh lao phổi có từ rất lâu, người ta đã tìm thấy tài liệu về bệnh lao phổi trước
cơng ngun, thời kỳ đó bệnh lao phổi được mô tả lẫn với một số bệnh khác đặc

biệt là bệnh phổi [1].
Đến thế kỷ 19 mới có một số hiểu biêt rõ ràng về bệnh lao phổi.
Năm 1819 Laennec và 1838 Sokolski đã mơ tả khá chính xác các tổn thương
của lao [5].
Năm 1865 Ville-min làm thực nghiệm bằng cách tiêm truyền bệnh phẩm lấy từ
bệnh nhân lao cho súc vật, ông đã chứng minh được bệnh lao là là một trong
những bệnh có nguyên nhân nằm trong các bệnh phẩm [7].
Năm 1882 Robert Koch tìm thấy nguyên nhân của bệnh lao là một trực khuẩn,
trực khuẩn nay ngày nay gọi là Bacillus de Kock viết tắt là BK, đã mở ra giai
đoạn vi khuẩn học của bệnh lao [1],[5],[7]

2.1.4. Vi khuẩn học.
-

Mycobacterium tuberculosí hominis và Bovis la loại trực khuẩn có hình gậy,
thẳng, thân mảnh dẻ, khơng có nha bào, kích thước từ 0,5 x 2- 5μm, kháng cồn,
kháng acid, bắt màu Gram(+). Nhuộm Zielh-neelsen có màu đỏ tươi [1].


3
-

-

-

Trực khuẩn lao rất hiếu khí, phát triển tốt nhất PO2 là 100 mmHg, PCO2 là 40
mmHg ở tổ chức. Đỉnh phổi hay mắc lao nhất vì có PO2 120-180 mmHg khi
đứng [1].
Trực khuẩn lao sinh sản chậm, 20-24 giờ sinh sản 1 lần.

Có 3 quần thể lao ở tổn thương lao trong phổi:
+ Quần thể sinh sản nhanh: ở hang lao
+ Quần thể lao sinh sản chậm.: ở trong đại thực bào
+ Quần thể sinh sản rất chậm.: ở trong bã đậu chắc
Ở môi trường nuôi cấy BK khuẩn lạc xù xì, có cấu tạo thẳng, khơng có sắc tố,
sản xuất Niacin (trừ Bovis không sản xuất Niacin) [1].
Trực khuẩn lao có sức đề kháng cao với các chất khử trùng thơng thường. Cồn
900 có thể diệt được vi khuẩn lao trong vòng 3-5 phút, cồn 700 vi khuẩn lao tồn
tại được trong vòng 3 phút, 1000C tồn tại trong 1 phút, ở ngoài ánh sáng 10
ngày mất độc tính [1].

2.1.5. Cơ chế lây bệnh
Nguồn bệnh lao phổi: Tất cả các bệnh nhân lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm, chủ
yếu trong 3 tuần đầu, sau 1 tháng điều trị thì khả năng truyền bệnh cịn rất ít. Người
bệnh bài tiết vi khuẩn ra môi trường trong suốt thời kỳ mắc bệnh [1],[5].
a/ Cách lây truyền lao phổi
Vi khuẩn vào cơ thể qua đường hô hấp là phổ biến. Bệnh nhân lao phổi khi ho
hoặc hắt hơi bắn ra các hạt lơ lửng rất nhỏ trong khơng khí, phân tán xung quanh bệnh
nhân, người lành hít các hạt này khi thở có thể bị bệnh [1].
b/ Thời gian nguy hiểm của một nguồn lây
Đó là thời gian từ khi người bệnh có triệu chứng lâm sàng (hay gặp là ho khạc
đờm) đến khi được phát hiện và điều trị 1-2 tuần. Thời gian này càng dài có nghĩa
bệnh càng được phát hiện muộn và khả năng lây truyền ra cộng đồng càng cao.
Phát hiện
và điều trị

Thời gian nguy hiểm

2 tuần


Thời gian

Sơ đồ 1: Thời gian nguy hiểm với các bệnh nhân có AFB (+)
c/ Thời kỳ ủ bệnh lao phổi ( từ khi nhiễm lao tới khi bị bệnh lao)


4
Thời kỳ ủ bệnh từ khi nhiễm lao tới khi bị bệnh lao trung bình là 6 tháng [1].
Có khi lâu hơn (10 - 20 năm) tuỳ thuộc rất nhiều vào điều kiện sinh hoạt, mức sống
của mỗi người và cơ địa [5].
d/ Tính cảm nhiễm và sức đề kháng
- Mọi người đều có thể mắc bệnh như nhau
- Yếu tố nguy cơ cao ở những người :
+ Những người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, trẻ em càng nhỏ càng dễ mắc
bệnh hơn, và người già cũng dễ mắc hơn
+ Người chưa được tiêm phòng lao bằng vaccine BCG
+ Người nghèo, sống nơi ẩm thấp, nhà ổ chuột, suy dinh dưỡng, còi xương,
giảm sức đề kháng của cơ thể.
+ Người bị bệnh đái tháo đường, bệnh bụi phổi, loét dạ dày tá tràng, ung thư…
- Ở vùng có bệnh lưu hành thì bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi trẻ em, người già,
người suy giảm miễn dịch hoặc người có sức đề kháng kém.
- Ở nơi khơng có dịch lưu hành tần suất mắc bệnh không liên quan tới tuổi.
2.1.6. Cơ chế gây bệnh
-

Nhiễm vi khuẩn lao ban đầu gọi là lao sơ nhiễm, khoảng 90% lao sơ nhiễm qua
khỏi và để lại miễn dịch với vi khuẩn lao.
Cơ chế: Trực khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể qua đường hơ hấp.
Vi khuẩn lao ái khí phát triển mạnh ở đỉnh phổi và phổi nơi có PO2 120-130
mmHg dẫn tới phát triển thành lao phổi [1].


2.1.7. Chẩn đoán xác định
Phải có sự kết hợp của 3 yếu tố: lâm sàng, xét nghiệm và dịch tễ. Nhưng sự
phân lập được MT là quan trọng nhất (lấy từ bệnh phẩm đờm). Tuy nhiên không phải
lúc nào, nơi nào cũng phân lập được vi khuẩn nay. Bởi vậy chẩn đoán lao phổi dựa vào
dấu hiệu lâm sàng và kết hợp nhiều yếu tố khác là rất có ý nghĩa, nhất là đối với chẩn
đoán bệnh ở cộng đồng.
Hướng tới chẩn đoán lao phổi khi [12].
+ Sốt nhẹ về chiều
+ Ho kéo dài, khạc dờm, đau ngực
+ Ra mồ hôi trộm
+ Mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, mất ngủ kéo dài
+ Cơ thể suy nhược
Bệnh lao rất đa dạng về lâm sàng cũng như hình ảnh X quang, khơng ít trường
hợp lao phổi đã bị chẩn đoán chậm trễ hoặc bị bỏ sót. Ngược lại khơng ít trường hợp
bệnh phổi khơng do lao đã được chẩn đoán và điều trị nhầm với lao phổi.


5
Các phương pháp chẩn đoán lao phổi:
+ Các phương pháp lâm sàng và X quang: chỉ gợi ý chẩn đoán
+ Các phương pháp chẩn đoán vi khuẩn học: Xét nghiệm đờm tìm BK. Có khi
đơn giản dễ làm nhưng nhiều khi lại rất phức tạp nếu khơng tìm thấy BK(+) trong
đờm.
+ Phản ứng Tuberculin (Mantoux) là phản ứng sinh hoá để phát hiện dị ứng của
cơ thể đối với trực khuẩn lao
+ Chẩn đốn tế bào mơ bệnh học: Sinh thiết đồ, sinh thiết màng phổi
+ Chẩn đoán nội soi bệnh lao: thanh phế quản, màng phổi…
+ Các xét nghiệm thăm dị khác: thơng khí phổi, sinh hố
Cần chú ý: một số triệu chứng của bệnh lý sang nổ (triệu chứng sức ép), gần giống

triệu chứng cơ năng của lao phổi, ví dụ khái huyết , đau ngực… triệu chứng của sốt rét
mạn tính. Cũng có thể nhầm với hội chứng nhiễm độc lao (gầy sút, chán ăn mệt mỏi,
sốt) [7].
2.1.8. Biện pháp phòng chống:
a/ Nguyên tắc phòng chống [5].
- Phòng lao cho cộng đồng. Muốn phòng lao cho cộng đồng phải giảm được
nguồn lây lao bằng cách phát hiện được tối đa người lao phổi BK(+) và chữa
khỏi lao cho những người này.
- Phòng lao cho cá nhân
+ Những người thường xuyên tiếp xúc, sống gần gũi, chung đụng với người bị
lao phổi nguy cơ nhiễm lao cao. Như vậy cần tránh tiếp xúc với nguồn lây, không tiếp
xúc nếu không cần thiết. Ngăn chặn người bệnh truyền cho người lành, bảo vệ người
lành khơng mắc.
+ Có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý phù hợp với sức khoẻ, có điều kiện ni
dưỡng tốt, mơi trường sống trong lành sạch sẽ, nhà cửa thống đãng khơng tối tăm
chật chội.
+ Giáo dục cho người lao phổi khạc nhổ đúng chỗ, vào lọ có chất sát trùng và
nắp đậy, biết cách phòng cho người khác.
+ Khử trùng , sát trùng và quản lý tốt đờm dãi và các chất tiết của người bệnh
+ Đối với trẻ em tiêm phòng BCG cho mọi trẻ sơ sinh.
b/. Biện pháp phịng
- Truyền thơng GDSK cho mọi người biết cách giữ gìn vệ sinh mơi trường sống
và biết cách phịng lao cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Thực hành tốt 3
sạch ( ăn sạch, ở sạch, uống sạch)
- Tiêm vaccine BCG cho mọi trẻ em ( nếu có thể tiêm cho cả trẻ dưới 15 tuổi)
[5],[12].


6
c. Biện pháp chống

- Hoá chất, dụng cụ y tế
- Thuốc điều trị lao: INH, R, Z, S, E, T
- Áp dụng biện pháp DOTS trong cơng tác phịng chống lao
o Đối với bệnh nhân lao phổi mới sử dụng công thức: 2SHRZ/6HE
o Đối với bệnh nhân lao tái phát hoặc nghi kháng thuốc sử dụng công
thức: 2SHRZE/HRZE/5(HRE)3
o Với trẻ em: 2RHZ/4RH [1],[5],[12].
2.1.9. Hệ thống giám sát và phòng chống bệnh truyền nhiễm
Cơng tác phịng chống lao ở Việt Nam được tổ chức và thực hiện từ năm 1957
với việc thành lập Viện chống lao trung ương nay là Viện lao và bệnh phổi. Sau khi
thống nhất cả nước, chương trình chống lao Việt Nam đã hình thành một mạng lưới
chống lao rộng lớn trong cả nước, hoạt động chống lao đã được thực hiện từ tuyến
trung ương, tỉnh, thành, quận, huyện, thị xã và xã phường.
Tháng 11/1994 hoạt động này dược nhà nước công nhận là một trong những
mục tiêu y tế quan trọng của quốc gia và đã hình thành ban chỉ đạo chương trình từ
trung ương tới cơ sở [1].
2.2. Tình hình lao hiện nay:
2.2.1. Tình hình lao trên thế giới:
Tháng 4 năm1993, Tổ chức y tế thế giới báo động sự quay trở lại của bệnh lao
và tuyên bố “bệnh lao là một khẩn cấp toàn cầu” [35].
Tháng 3 năm 1996 lại một khuyến cáo mới của tổ chức y tế thế giới “bệnh lao
đã không ngừng quay trở lại mà thậm chí cịn tồi tệ hơn ”, dịch lao đã vượt khỏi tầm
kiểm soát của nhiều nước trên thế giới [35],[36].
Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới khoảng 1/3 dân số đã bị nhiễm vi khuẩn
lao, ước tính năm 1995 có khoảng 8,8 triệu tăng lên 10,2 triệu năm 2000 và 11,9 triệu
vào năm 2003. Mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết do lao, trong đó có nhiều nạn
nhân là trẻ em, khoảng 95% số bệnh nhân mới, 99% số người chết do lao thuộc các
nước đang phát triển [15].
Bảng 1: Tình hình bệnh lao và xu thế diễn biến theo tác giả Do lin P.J Raviglionl và
Kochi A (1995).

Khu vực

1995
Số trường
hợp(1)

Tỷ lệ
(2)

2000
Số trường
hợp

Tỷ lệ

2005
Số trường
hợp

Tỷ lệ


7

Đơng Nam Á
Tây TBD
Châu Mỹ
Đơng Âu
Tây Âu
Tồn thế giới


3.499
2.044
606
202
204
8.768

241
140
123
47
23
152

3.952
2.255
645
210
211
10.222

247
144
120
48
24
163

4.454

2.469
681
218
217
11.815

256
151
114
49
24
178

(1) Tính bằng 1.000
(2) Tính trên 100.000 dân
Theo Crofton J; Chaulat P; Maher D (1997) thế giới đã phải đối mặt với tình
hình bệnh lao trầm trọng ở thế kỷ 21 mà nguyên nhân của sự bùng nổ đó là:
Thứ nhất; Thiếu sự ưu tiên đúng mức trong các chính sách về y tế ở hầu hết các
nước có thu nhập thấp và trung bình, khơng đưa ra ưu tiên đối với chương trình chống
lao, ngân sách cho chương trình chống lao khơng đủ. Vì vậy, tỷ lệ điều tri thấp, dẫn
đến tăng tỷ lệ lây nhiễm trong cộng đồng.
Thứ hai: Chính là yếu tố dân số nó góp phần trong việc bùng nổ bệnh lao trên
toàn cầu. Sự phát triển nhanh số người trẻ tuổi trong cơ cấu dân số, rất nhiều thanh
niên và người lớn bị nhiễm lao trong thời kì ấu thơ. Một số lớn sau khi đó mắc bệnh
lao. Điều đó có nghĩa là bệnh nhân lao mới trên toàn cầu sẽ tiếp tục gia tăng trong thế
kỷ 21 này.
Thứ ba: ảnh hưởng của đại dịch HIV/AIDS, nạn dịch này đã làm cho tình hình
bệnh lao trở lên xấu đi, nhiễm HIV làm suy giảm miễn dịch; làm tăng tỷ lệ bệnh lao
mới. Đặc biềt là tuổi thanh thiếu niên, đồng thời cũng làm tăng đáng kể tỷ lệ tử vong
do lao.

Thứ tư: ảnh hưởng của xu hướng kinh tế xã hội, kinh tế thị trường, trong đó
những nước phát triển, sản phẩm thu nhập tăng nhanh, các nước thu nhập thấp kinh tế
phát triển chậm. Do đó có sự di chuyển dân cư dưới nhiều hình thức khác nhau như:
Xuất khẩu lao động tị nạn… đang phổ biến khắp nơi trên thế giới. Điều này cũng góp
phần làm phát triển sự lan truyền bệnh lao [37].
2.2.2. Tình hình lao ở Việt Nam:
Ở Việt Nam bệnh lao vẫn là một vấn đề trầm trọng, theo số liệu điều tra của
chương trình chống lao quốc gia chỉ số ARTI của nước ta 1,7% tương đương 85 AFB
(+) mới/ 100.000 dân (phía nam R=2,2% ) trên cơ sở chỉ số ARTI và áp dụng cách tính
tốn Styblo có thể tính được tình hình lao ở Việt Nam
- Số mới mắc lao mọi thể
:
145.000
- Số lao phổi mới có vi khuẩn
:
65.000
- Tổng số trường hợp lao mọi thể
:
211.000


8
-

Tổng số lao phổi có vi khuẩn
Tử vong do lao

:
:


78.000
20.000

Ở nước ta tỷ lệ phát hiện lao phổi rất khác nhau theo từng khu vực, cụ thể chia
thành 3 mức độ khác nhau [13],[14].
- Dưới 40 AFB(+)/ 10.000 dân khu vực Bắc Tây Bắc.
- Từ 40-60 AFB(+)/ 10.000 dân đồng bằng sông Hồng, khu Đông Bắc, Bắc
Trung bộ.
- Từ 80-100 AFB(+)/ 100.000 dân khu Nam Trung bộ, Đông Nam Bộ, đồng bằng
sông Cửu Long. Tỷ lệ phát hiện ở các khu vực phần nào phản ánh tình hình dịch
tễ lao trong cả nước, theo dõi điều tra nhuy cơ nhiễm lao. Tình hình bệnh lao ở
tại khu vực Duyên Hải, Nam Trung bộ và Nam bộ nặng nề hơn ở khu vực phía
Bắc và Bắc Trung bộ.
Việt Nam là nước đứng thứ 13 trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao trên toàn
thế giới (tổ chức y tế thế giới 2000) trong khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt nam
đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Philippines về số lượng bệnh nhân lao [15].
Tình hình kháng thuốc của vi khuẩn lao cũng là vấn đề đáng lo ngại, tỷ lệ kháng
thuốc lao tiên phát 33,5% (năm1997). Tuy nhiên, tỷ lệ đa kháng thuốc vẫn cịn ở mcs
thấp 2,3%.
2.2.3. Tình hình bệnh lao và HIV/AIDS:
Trong những năm gần đây đại dịch HIV/AIDS là một vấn đề lớn mang tính thời
sự của tồn cầu vì tính chất nguy hiểm của bệnh. Tính đến năm 2000 trên tồn thế giới
có khoảng 36 triệu người đang sống bị HIV/AIDS, trong đó 1/3 số này đồng thời
nhiễm lao, ở vùng cận Saharan Châu Phi 70% người bị bệnh lao có nhiễm HIV(+),
20% ở Châu Á, 8% thuộc Mỹ La Tinh [16]. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu ở những người bị nhiễm HIV/AIDS [40].
Sự bùng nổ của đại dịch HIV/AIDS trên tồn cầu là một trong những ngun
nhân chính làm cho bệnh lao quay trở lại. Theo WHO (2001) 20% số tăng người bệnh
lao trong năm 1999 rơi vào các nước thuộc Châu Phi do hậu quả của đại dịch
HIV/AIDS [41].

HIV/AIDS rút ngắn thời gian từ lao nhiễm thành lao bệnh, tăng nguy cơ chuyển
lao nhiễm thành lao bệnh. Người nhiễm lao đơn thuần nguy cơ chuyển thành lao bệnh
trong cuộc đời 105, nguy cơ này sẽ tăng lên 50% khi người đó có đồng nhiễm
HIV/AIDS.[42] AIDS làm tăng số lao mới ở các nước phát triển và đang phát triển,
tăng khả năng lan truyền bệnh lao trong cộng đồng, HIV/AIDS còn làm thay đổi bộ
mặt lâm sáng của bệnh lao dẫn đến khó chuẩn đốn. Người bị nhiễm HIV/AIDS mắc
lao hay mắc các thể lao nặng, việc điều trị cho những người bệnh này thường có hiệu
quả kém vì thiếu sự hợp tác của người bệnh do mặc cảm về bệnh tật, khả năng miễn


9
dịch của cơ thể bị suy giảm, các tác dụng khơng mong muốn của thuốc lao nhiều hơn,
vì thế HIV/AIDS tăng tỷ lệ tử vong trong lao.
Năm 1990 Việt Nam đã phát hiện được trường hợp đầu tiên bị nhiễm
HIV/AIDS. Với tốc độ phát triển nhanh, qua kết quả giám sát trọng điểm cho thấy từ
năm 1996 đến năm 2000 tại Việt Nam có 25.473 trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS
thuộc các đối tượng, trong đó đối tượng nghiện chích ma tuý 14.962, người bệnh bị lao
nhiễm HIV/AIDS 1.353 chiếm 1,71%, đứng hàng thứ 3 trong các đối tượng có nguy
cơ lao [1]. 61/61 tỉnh, thành trên cả nước có người bệnh HIV/AIDS. Các tỉnh có số
người bệnh lao cao là thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Khánh Hồ, Quảng Ninh,
Đà Nẵng, Đồng Nai, Lạng Sơn. Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS theo xu hướng tăng ở tất cả
các đối tượng, ở người bệnh lao tỷ lệ này tăng nhanh từ năm 1996 ( năm 1997 : 0,75%;
năm 1998: 0,98% ; đến năm 2000 tăng lên 1,71% ) [17]. Tỷ lệ tử vong ở người bệnh
lao / HIV lên tới 30%.
2.3. Dịch tễ học bệnh lao
Để theo dõi đánh giá tình hình dịch tễ học bệnh lao trong cộng đồng, người ta
sử dụng các chỉ số sau đây [18].
- Tỷ lệ mắc lao (prevalence =p) là tổng số bệnh nhân lao được quản lý tại một
thời điểm khi kết thúc đợt điều tra hoặc thơng thường là 31/12 mỗi năm tính
trên 100.000 dân.

- Tỷ lệ mới mắc bệnh trong một năm (Incidence=I) gồm lao phổi AFB (+), lao
phổi ni cấy có vi khuẩn, lao phổi AFB (-) và lao ngoàI phổi.
- Lao phổi có vi khuẩn mới hàn năm ( Incidence of Microbacteria = IM (+) tính
trên 100.000 dân, chỉ số này cho biết mức độ lan tràn và xu hướng diễn của
bệnh lao. Tuy nhiên, chỉ số này phụ thuộc rất nhiều vào hoạ động của màng lưới
y tế cũng như của CTCLQG.
- Tử vong do lao (Mortality = M) là số bệnh nhân chết trong một năm tính trên
100.000 dân hoặc tỷ lệ chết trong 100 bệnh nkân điều trị.
- Nguy cơ nhiễm lao hàng năm (Annual Risk of Tubercerlosis infetion = ARTI)
là tỷ lệ % số người bị nhiễm lao trong một năm. Chỉ số này được xem là khách
quan và chính xác nhất về tình hình dịch tễ, không lệ thuộc vào các yếu tố tâm
lý, xã hội của bệnh nhân và màng lưới phát hiện của CTCLQG.
Mối quan hệ giữa một số khác đã được một số tác giả nêu lên ở bảng sau [19].
Bảng 2. Tương quan giữa một số chỉ số
Mức độ
bệnh lao
Nước có tỷ

ARTI
6

Số lao mới/100.000 dân/năm
AFB(+) mới Lao hàng năm từ 0-4 tuổi
360
30

Tổng số nhiễm lao
15 tuổi 30 tuổi
60
86



10
lệ lao cao

Nước có tỷ
lệ lao thấp

6
1,5
0,75
0,37
0,19

180
90
45
22
12

15
8
4
2
1

36
20
11
6

3

60
36
20
11
6

Theo ước tính của Murlay C.J.L; Stypblo A (1990) ở các nước phát triển khi
ARTI 1 % thì IM(+) tương đương với 50 AFB(+)/100.000 dân. Nói một cách chính
xác là tương đương với 49 trường hợp lao có vi khuẩn với độ tin cậy 95% thì con số
này sẽ từ 39 đến 59 [36].
Cũng theo tác giả trên tổng số bệnh nhân lao thường gấp đôi số bệnh nhân lao
mới và gấp 4 lần số tử vong do lao ( P= 2I = 4M ), trong đó I là số lao mới có vi
khuẩn, M là số chết do lao. Mối quan hệ này đúng với tình hình dịch tễ bệnh lao ở nửa
đầu thế kỷ 20, nhưng nó đã dần dần khơng đúng nữa.
Năm 1973 Styblo.K và Sutherland đã công bố tại hội nghị chống lao Tokyo một cơng
trình nghiên cứu về mối tương quan giữa các chỉ số dịch tễ đang được ứng dùng cho
đến nay, có thể tóm tắt như sau: Khi ARTI 6% số lao phổi AFB (+) mới xuất hiện
trong 100.000 dân/ năm là 360 trường hợp, lao màng lão 30 và tương tự ta có:
Bảng 3: Mối liên quan giữa ARTI và Lao có AFB (+)
ARTI

Lao phổi AFB(+) mới

Lao màng lão

3%

180


15

1,5%

90

8

0,45%

45

4

0,37%

22

2

0,19%

12

1

Ở Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu cho thấy sự khác nhau giữa số phát
hiện được và số ước tính ARTI. Theo Nguyễn Thị Ngọc (1997) tại xã Trung Châu,
huyện Đan Phượng – Hà Tây số lao phổi AFB(+) mới phát hiện được cao gấp 4,4 lần

so với ước tính ARTI. Nguyễn Việt Cồ và cộng sự nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng (
báo cáo kết quả năm 2000 ) cho thấy số AFB (+) mới phát hiện được cao gấp 1,41 lần
so với AFB(+) ước tính từ chỉ số ARTI. Vấn đề này được các tác giả đề nghị cần có
những nghiên cứu tiếp [20].


11

III/ Đối tượng và phương pháp
3.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Bệnh nhân lao phổi AFB(+) sống tại thị xã Thái Bình đã được chẩn đoán và
điều trị lao tại bệnh viện Lao tỉnh Thái Bình trong năm 2003 và những người
sống cùng nhà với các bệnh nhân lao này.

-

Nhóm dân khoẻ mạnh sống cùng địa phương với bệnh nhân lao được lựa chọn
là nhóm đối chứng và những người sống cùng trong gia đình của họ

-

Yếu tố mơi trường, vi khí hậu trong nhà, điều kiện sống của các bệnh nhân và
gia đình bệnh nhân so với nhóm đối chứng.

3.2. Phương pháp nghiên cứu:
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu Bệnh chứng ghép cặp.
3.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu:

Chọn nhóm nghiên cứu: Gia đình của tất cả các bệnh lao sống trong địa phận thị xã
Thái Bình có AFB(+) được chẩn đốn và điều trị tại bệnh viện lao tỉnh Thái Bình năm
2003 (Có 73 bệnh nhân) và tất cả thành viên trong gia đình bệnh nhân (tổng cộng 245
người). Do kinh phí và thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên chúng tôi đã không chọn các
bệnh nhân đã phát hiện năm trước cũng như bệnh nhân ở ngoài Thị xã Thái Bình.
Chọn nhóm đối chứng: Gia đình của 73 người đối chứng và tất cả thành viên trong gia
đình nhóm chứng cùng trong địa phận thị xã Thái Bình, ghép cặp với gia đình bệnh
nhân theo phương pháp sử dụng hàng xóm (neighborhood) để hạn chế một số yếu tố
nhiễu có liên quan đến yếu tố mơi trường sống ngồi gia đình. Tổng số có 243 người
thuộc 73 gia đình nhóm chứng. Các gia đình nhóm chứng được chọn theo các nguyên
tắc sau:
-

Tất cả các gia đình sống trong khoảng bán kính từ 200m đến 300m so với gia đình
bệnh nhân đã được chọn (khơng chọn những gia đình ở q gần nhà của bệnh nhân
để hạn chế yếu tố lây chéo, nhưng cũng không quá xa để đảm bảo vẫn là hàng
xóm). Những đối tượng sống trong bán kính này nhưng có quan hệ gần gũi, thường
xuyên qua lại với bệnh nhân lao (họ hàng, bạn bè thân...) cũng không được chọn.

-

Tất cả thành viên trong các gia đình được chọn đã được hỏi về tuổi, giới, nghề
nghiệp, trình độ văn hóa. Gia đình nào có tối thiểu 1 người có 4 yếu tố ghép cặp
trên phù hợp với bệnh nhân sẽ được chọn vào danh sách các gia đình có thể chọn
làm nhóm chứng.

-

Bốc thăm ngẫu nhiên để chọn lấy 1 người trong danh sách trên và gia đình người
được chọn là gia đình nhóm chứng được ghép cặp với gia đình bệnh nhân.



12
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu
-

Thông tin được thu thập theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi, kết
hợp quan sát, đo đạc vi khi hậu, diện tích, thể tích nhà, mức độ chiếu sáng với
phiếu quan sát và các cơng cụ thích hợp.

-

Tất cả các đối tượng nghiên cứu thuộc 73 cặp gia đình bệnh – chứng được làm
phản ứng Mantoux.

-

Các trường hợp có ho, khạc đờm kéo dài được làm xét nghiệm đờm tìm BK.

-

Một số yếu tố thuận lợi cho việc lây nhiễm lao như hút thuốc lá, uống rượu, tiếp
xúc với khói bụi, tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân lao, tiền sử tiêm BCG (trẻ <15
tuổi) cũng được thu thập để xem xét có sự khác biệt giữa hai nhóm hay khơng.

Các xét nghiệm như Mantoux, xét nghiệm đờm, chụp XQ phổi được triển khai bởi
Bệnh viện Lao tỉnh Thái Bình. Xác định mơi trường, vi khí hậu nhà ở được triển khai
bởi Trung tâm Y học Dự phịng Tỉnh Thái Bình. Cơng cụ thu thập số liệu được trình
bày trong phần Phụ lục.
3.2.4. Quy trình nghiên cứu, biến số và mối liên quan giữa các biến số

Mơi trường sống

GIA ĐÌNH
NHĨM BỆNH

- Số người trong gia đình
- Diện tích nhà ở/người
- Thể tích ở/đâu người
- Diện tích cửa/diện tích nhà
- Mức độ thơng thống gió
- Tốc độ gió
- Loại nhà
- Hướng nhà
- Cường độ anh sáng trong nhà

Formatted: Font: 11 pt, Swedish
(Sweden)

GIA ĐÌNH
NHĨM CHỨNG

Formatted: Font: 11 pt, Font color:
Blue

Các yếu tố nhiễu
- Tiêm BCG
- TS tiếp xúc BN lao
- TS gia đình

Formatted: Font: 11 pt


- Hút thuốc lá
- Uống rượu
- Tiếp xúc với bụi


BỆNH NHÂN
LAO

NGƯỜI NHÀ
NHĨM BỆNH

Formatted: Font: 11 pt, Font color:
Blue

KHƠNG CĨ
BỆNH NHÂN
LAO

Các xét nghiệm
- Kết quả Mantoux
- Kết quả XN đờm
- Kết quả XQ phổi

NGƯỜI NHÀ
NHĨM CHỨNG

Sơ đồ 2: Các nhóm biến số trong từng bước triển khai nghiên cứu

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt

Formatted: Font: 11 pt
Formatted: Font: 11 pt
Formatted: Font: 11 pt


13
Sơ đồ trên đây trình bày hai bước của nghiên cứu phù hợp với hai mục tiêu và các biến
số cần được thu thập cho mỗi bước:
1. Bước 1: Thu thập các yếu tố môi trường sống và một số yếu tố nhiễu có thể ảnh
hưởng đến mắc lao để so sánh tìm sự khác biệt giữa nhóm bệnh và chứng;
2. Bước 2: Xác định một số chỉ số đánh giá tình trạng nhiễm lao của người nhà bệnh
nhân lao và thành viên trong các gia đình nhóm chứng.
3.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
-

So sánh hai tỷ lệ giữa nhóm bệnh và nhóm chứng bằng thuật toán χ 2 của Mac
Nemar;
So sánh hai giá trị trung bình có phương sai bằng tets t ghép cặp.
Các số liệu được xử lý trên máy tính theo chương trình Epi – Info 6.04 và Exel.

3.2.6. Thời gian tiến hành nghiên cứu:
Từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2004.
3.2.7. Đạo đức nghiên cứu:
Các đối tượng khi tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện và được cung
cấp đầy đủ thơng tin về mục đích và các bước tiến hành nghiên cứu. Các thông tin thu
thập được chỉ dành cho mục đích nghiên cứu khoa học chứ khơng sử dụng cho mục
đích khác. Thơng tin cá nhân về các đối tượng tham gia nghiên cứu hồn tồn được
giữ bí mật. Trong q trình phỏng vấn, các đối tượng có quyền từ chối bất cứ câu hỏi

nào không muốn trả lời. Các đối tượng cũng có thể dừng phỏng vấn bất cứ khi nào họ
muốn.
Trong nghiên cứu khơng có nội dung nào gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể
chất và tinh thần của đối tượng nghiên cứu. Các đối tượng được phát hiện nhiễm lao
được Bệnh viện Lao tỉnh Thái Bình điều trị theo quy định.

IV/ Kết quả
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 4. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
Đặc điểm
Tuổi

Gia đình BN lao và
Gia đình nhóm
nhóm bệnh (245 người) chứng (243 người)

<15

49

20,0%

44

18,1%

15 – 59

145


59,2%

138

56.8%

>59

51

20,8%

61

25,1%

p
p=0,57


14

Nam

121

49,4%

128


52,7%

Nữ

124

50,6%

113

47,3%

16

6,5%

19

7,8%

29

11,8%

36

14,8%

59


24,1%

51

21,0%

Trung cấp, CĐ, ĐH

127

51,8%

119

49,0%

Trên ĐH

14

5,7%

18

7,4%

Nghề Cịn nhỏ
nghiệp Học sinh

15


6,1%

16

6,6%

47

19,3%

44

18,1%

Nơng nghiệp

74

30,3%

68

28,0%

CBCNV

33

13,5%


40

16,5%

Bn bán

10

4,1%

8

3,3%

Lao động tự do

43

17,6%

41

16,9%

Khác

22

9,0%


26

10,7%

Giới

Trình Chưa đi học
độ văn Cấp 1 + cấp 2
hóa
Cấp 3

p=0,47
p=0,67

p=0,95

Bảng trên cho thấy trong 4 tiêu thức ghép cặp (tuổi, giới, trình độ văn hóa, nghề
nghiệp) sự khác biệt giữa các đối tượng thuộc nhóm bệnh và nhóm đối chứng là khơng
đáng kể và khơng có ý nghĩa thống kê, do vậy 2 nhóm đối tượng này đã hội tụ đủ điều
kiện để có thể so sánh với nhau.
2. Một số yếu tố môi trường sống trong gia đình của các bệnh nhân lao AFB(+) và
nhóm đối chứng
Bảng 5. Một số yếu tố môi trường sống trong gia đình của các bệnh nhân lao
AFB(+) và nhóm đối chứng.
Yếu tố
-

Diện tích ở/đầu người
Thể tích ở/đầu người

Số người trung bình/gia đình
Tổng diện tích cửa sổ và cửa
ra vào/diện tích nền nhà
- Tốc độ gió (m/s)
- Ánh sáng ban ngày (Lux)

Gia đình bệnh Gia đình nhóm
nhân lao và bệnh
chứng
nhân (n=244)
(n=243)
10,4 ± 6,6
12,0 ± 13,0
59,7 ± 25,1
95,4 ± 75,9
3,9 ± 1,6
3,8 ± 1,7
0,3 ± 0,1

0,3 ± 1,3

0,7 ± 1,1
281,7 ± 124,0

0,6 ± 0,5
495,2 ± 719,0

p
p=0,09
p=0,00003

p=0,18
p=0,64
p=0,25
p=0,000006


15
Bảng 5 cho thấy, mặc dù diện tích ở/đầu người thuộc nhóm đối chứng cao
khơng đáng kể có với nhóm nghiên cứu (gấp 1,15 lần với p > 0,05), nhưng thể tích ở
trên/đầu người thuộc nhóm chứng lại cao hơn rất đáng kể so với nhóm nghiên cứu
(gấp 1,6 lần, p <0,0001). Trong khi đó mức độ chiếu sáng ban ngày trong nhà của các
gia đình thuộc nhóm chứng cũng cao hơn nhóm nghiên cứu rất đáng kể (gấp 1,76 lần,
p < 0,00001). Các tiêu thức khác khơng có sự khác biệt rõ rệt.
Bảng 6. Bảng loại nhà của gia đình bệnh nhân lao và gia đình nhóm chứng.
Loại nhà
Nhà ≥ 2 tầng
Nhà 1 tầng mái bằng
Nhà 1 tầng mái ngói
Khác

Gia đình bệnh nhân lao
và bệnh nhân(n=244)
71 (29,1%)
119 (48,8%)
52 (21,3%)
2 (0,8%)

Gia đình nhóm
chứng(n=243)
63 (25,9%)

118 (48,6%)
59 (24,3%)
3 (1,2%)

p
p=0,43
p=0,96
p=0,43
p=0,99

Bảng 6 cho thấy khơng có sự khác biệt rõ rệt giữa loại nhà của các gia đình
thuộc nhóm bệnh và chứng (p>0,05) và đa số loại nhà là một tầng mái bằng.
Bảng 7. Bảng hướng nhà của gia đình bệnh nhân lao và gia đình nhóm chứng
Gia đình bệnh nhân lao
và bệnh nhân (n=244)
Hướng Nam và Đông Nam 198 (81,1%)
Hướng Bắc và Tây Bắc
17 (7,0%)
Hướng Đông và Đông Bắc 10 (4,1%)
Hướng Tây và Tây Nam
19 (7,8%)
Hướng nhà

Gia đìnhnhóm
chứng (n=243)
163 (67,1%)
18 (7,4%)
22 (9,1%)
40 (16,5%)


p
p=0,004
p=0,851
p=0,027
p=0,004

Bảng 7 cho thấy đa số đối tượng có nhà thuộc hướng Nam và Đơng Nam. Tuy
nhiên nhóm bệnh nhân có nhà thuộc hướng Nam và Đơng Nam nhiều hơn nhóm
chứng, trong khi nhà thuộc hướng Tây và Tây Nam lại ít hơn. Sự khác biệt này là đáng
kể với mức ý nghĩa thống kê với p < 0,005.
3. Nguy cơ nhiễm lao của người nhà bệnh nhân lao.
Bảng 8. Phản ứng mantoux của người nhà bệnh nhân và thành viên nhóm chứng.
Phản ứng Mantoux
Tỷ lệ
Mantoux (+)

Số lương
Tỷ lệ

Người nhà của bệnh
nhân lao (n=189)
116
61,4%

Người nhà nhóm
chứng (n=243)
94
38,7%

p

p=0,0009


16
Đường kính trung bình với
trường hợp Mantoux (+)

10,9 ± 3,5

9,3 ± 4,6

p=0,08

Bảng 8 cho thấy nhóm người nhà bệnh nhân có tỷ lệ nhiễm lao (Mantoux +)
cao hơn gấp 1,6 lần so với các đối tượng thuộc nhóm đối chứng. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p <0,001). Xét về đường kính trung bình của các trường hợp
Mantoux + thì nhóm người nhà bệnh nhân cũng cao hơn nhưng khơng có sự khác biệt
so với nhóm đối chứng.
4. Triệu chứng lâm sàng liên quan đến lao của hai nhóm.
Triệu chứng lâm sàng có giá trị nhất, đó là ho khạc đờm kéo dài, kết quả phỏng
vấn cho thấy có tới 13,8% người nhà bệnh nhân lao có triệu chứng này, trong khi tỷ lệ
này ở nhóm chứng chỉ là 7,0% (Biểu đồ 1)

Tỷ lệ phần trăm

15
13.8

10


7.0

5
0

Nhóm bệnh

Nhóm chứng

Biểu đồ 1: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có ho khạc đờm kéo dài
5. Kết quả xét nghiệm đờm của người nhà các bệnh nhân lao AFB (+) và người
thuộc gia đình nhóm đối chứng.
Bảng 9. Kết quả xét nghiệm đờm của các đối tượng thuộc hai nhóm có ho khạc
đờm kéo dài.
Xét nghiệm đờm
Đờm BK (+)
Đờm BK (-)

Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ

Gia đình bệnh nhân lao
và bệnh nhân (n=26)

Gia đình nhóm
chứng (n=17)

1


2

3,8%

11,8%

25

15

96,2%

88,2%


17
Trong số những đối tượng điều tra thuộc nhóm bệnh, có 26 người có triệu
chứng ho khạc đờm kéo dài, trong khi số người này ở nhóm chứng chỉ là 17 người. Tất
cả 43 đối tượng này đã được xét nghiệm đờm tìm BK. Kết quả cho thấy, trong số 26
người nhà của các bệnh nhân lao có ho khạc đờm, đã phát hiện được 1 đối tượng có
BK (+), trong khi có tới 2 người được phát hiện có BK (+) trong số 17 đối tượng thuộc
nhóm chứng có ho khạc đờm (Bảng 9)
6. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng nhiễm lao.
Ngồi ra, chúng tơi cũng tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm
lao của người nhà bệnh nhân lao và các thành viên gia đình nhóm chứng để xem có sự
khác biệt đáng kể giữa hai nhóm này khơng. Kết quả được trình bày trong bảng 10
Bảng 10. Bảng các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng nhiễm lao
Nhóm người nhà
BN lao (n=189)


Nhóm chứng.
(n=243)

Số lượng (Tỷ lệ)

Số lượng (Tỷ lệ)



30 (15.9%)

58 (23.9%)

Khơng

159 (84,1%)

185 (76,1%)



31 (16,4%)

52 (21,4%)

Khơng

158 (83,6%)


191 (78.6%)



51 (27%)

77 (31,1%)

Khơng

138 (73%)

166 (68,3%)



184 (97,4%)

29 (11,9%)

Khơng

5 (2,6%)

214 (88,1%)

Khơng

3/47 (6,4%)


1/42 (2,4%)



44/47 (93,6%)

41/42 (97,6%)

Yếu tố nguy cơ

Hút thuốc lá
Uống rượu
Tiếp xúc với khói
bụi
Tiền sử tiếp xúc
với bệnh nhân lao
Tiêm BCG (tuổi
<15)

P
OR= 0,61
p=0,06
OR=0,66
P=0,19
OR=0,80
p=0,33
OR=271
p=0,000
OR=2,8
p=0,62


Kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt giữa tỷ lệ hút thuốc lá, uống rượu và
tiếp xúc với khói bụi giữa nhóm người nhà bệnh nhân và nhóm chứng (p>0,05).
Về tiền sử tiếp xúc với người mắc bệnh lao, tất nhiên nhóm người nhà bệnh
nhân lao có tỷ lệ tiếp xúc cao hơn rất đáng kể (97,4%), tuy nhiên cũng có tới gần 12%
người thuộc nhóm chứng có tiếp xúc với bệnh nhân lao.
Về tỷ lệ tiêm BCG, mặc dù trong số 47 trẻ <15 tuổi của nhóm người nhà bệnh
nhân, có 3 em khơng tiêm BCG, trong khi ở nhóm chứng chỉ có 1 em khơng tiêm
trong số 42 em <15 tuổi. Tuy nhiên sự khác biệt là khơng có ý nghĩa thống kê.


18

V. Bàn luận
Bằng phương pháp lựa chọn nhóm đối chứng theo tỷ lệ 1-1 ghép cặp với nhóm
bệnh trên cơ sở bốc thăm ngẫu nhiên từ những người hàng xóm có đủ 4 yếu tố tuổi,
giới, trình độ văn hóa, nghề nghiệp tương tự như những bệnh nhân, chúng tôi đã chọn
được 73 gia đình đối chứng ghép cặp với 73 gia đình bệnh nhân với tổng số các thành
viên trong gia đình là 245 người thuộc nhóm có bệnh nhân và 243 thành viên trong gia
đình của nhóm đối chứng. Bảng 4 cho thấy hai nhóm đối tượng nghiên cứu và đối
chứng hồn tồn có khả năng so sánh (p > 0,05) và một loạt các yếu tố nhiễu liên quan
đến tuổi, giới, trình độ văn hóa, nghề nghiệp đã được khống chế khi phương pháp
Bệnh – Chứng ghép cặp được thực hiên. Bên cạch đó, với phương pháp sử dụng hàng
xóm để ghép cặp, hàng loạt các yếu tố nhiễu khác liên quan đến nơi sinh sống đã có
thể được khống chế.
Về yếu tố vi khí hậu, mơi trường sống trong nhà của bệnh nhân lao so với nhóm
chứng, một phát hiện khá lý thú trong nghiên cứu này đó là thể tích ở/đầu người trong
nhóm đối chứng là rất cao, gấp tới 1,6 lần nhóm bệnh (mặc dù diện tích ở/người của
nhóm chứng chỉ gấp 1,15 lần nhóm bệnh) (Bảng 5). Như vậy trung bình phịng ở của
người thuộc nhóm chứng cao hơn gần 1,4 lần so với phịng ở của người thuộc nhóm

bệnh (1,6/1,15). Phải chăng câu nói « nhà cao, cửa rộng » khơng chỉ đúng với việc thể
hiện sự giầu sang, phú quý mà cịn có tác dụng phịng bệnh lao? Rõ ràng là khi ở nhà
cao thì thể tích ở sẽ tăng lên (có thể khơng cần tăng diện tích ở), cịn cửa rộng thì sẽ
tăng sự thống mát, lưu thơng khơng khí, tăng lượng ánh sáng vào nhà [4],[5],[7]. Tuy
nhiên trong nghiên cứu của chúng tơi thì diện tích cửa chưa phải là yếu tố quyết định
làm tăng ánh sáng trong nhà vì bảng 5 cho thấy mức độ chiếu sáng trong nhà ban ngày
(đo bằng Lux) ở nhóm chứng cao gấp gần 1,8 lần so với nhóm bệnh trong khi diện tích
cửa sổ và cửa ra vào/ diện tích nền nhà ỏ nhóm chứng chỉ cao gấp 1,1 lần nhóm bệnh.
Bằng quan sát chúng tôi đã thấy là hướng các cửa ra vào và cửa sổ, vật liệu làm cánh
cửa (kính hoặc gỗ), mức độ mở các cửa và cây cối trồng trước các của cũng như chiều
cao nhà hàng xóm có ảnh hưởng khơng nhỏ đến cường độ chiếu sáng trong nhà của
các gia đình.
Một điều thú vị nữa là nhà của các bệnh nhân phần lớn có hướng Nam và Đông
Nam (81,1%), trong khi hướng Tây và Tây Nam rất ít (7,8%) (Bảng 7), ngược lại nhà
của các đối tượng nhóm chứng hướng Nam và Đơng Nam chỉ là 67%, trong khi hướng
Tây và Tây Nam lên tới 16,5%. Phải chăng câu « lấy vợ đàn bà làm nhà hướng Nam »
có giá trị gợi ý về hướng nhà tạo ra sự mát mẻ vào mùa hè nhưng lại khơng phù hợp
dưới góc nhìn của việc phịng tránh nhiễm lao? Thái Bình là một tỉnh gần biển nên
phải chăng làm nhà hướng Nam và Đông Nam sẽ hứng được gió biển làm cho nhà mát
hơn về mùa hè nhưng lại làm tăng độ ẩm trong nhà do gió biển mang theo hơi nước,
trong khi nhà hướng Tây và Tây Nam sẽ làm cho căn được chiếu nắng buổi chiều
nhiều hơn, gió thổi vào từ hướng Tây, Tây Nam thường khô nên sẽ làm cho căn nhà


19
đỡ bị ẩm thấp? Các câu hỏi này cần phải có những nghiên cứu tiếp theo mới có thể giải
đáp được.
Về phản ứng Mantopux, rõ ràng là tỷ lệ người có phản ứng Mantoux (+) trong
số người nhà bệnh nhân lao (không kể bệnh nhân) cao hơn đáng kể (gấp 1,6 lần), tuy
nhiên cũng chỉ có 61,4% người nhà bệnh nhân lao có phản ứng Mantoux (+). Điều này

có thể được giải thích bởi nhiều lý do như Mantoux khơng phải là một test có độ nhậy
và độ đặc hiệu cao trong phát hiện nhiễm lao, cũng có thể nhiều người nhà ít tiếp xúc
gần gũi với bệnh nhân, hoặc cũng có một số trường hợp sức đề kháng khơng đủ lớn để
tạo ra phản ứng dương tính [5],[7].
Về kết quả xét nghiệm đờm, một điều khá thú vị là có tới 13,8% người nhà
bệnh nhân lao có triệu chứng ho khạc đờm kéo dài, trong khi tỷ lệ này ở nhóm chứng
chỉ là 7,0% nhưng khi xét nghiệm tìm BK trong đờm của các đối tượng có ho, khạc
đờm kéo dài này thì số mẫu đờm có BK (+) trong số người nhóm chứng lại là 2/17,
trong khi o nhóm người nhà bệnh nhân lao chỉ là 1/26. Phát hiện này cho thấy tỷ lệ
mẫu đờm có BK (+) trong số những người có ho khạc đờm kéo dài là rất đáng báo
động [7% chung cho cả 2 nhóm (3/43); 11,8% trong nhóm chứng (2/17)] và các đối
tượng này khơng hề biết mình mắc lao trước khi được mời vào nghiên cứu.

VI. Kết luận
1. Thể tích nhà ở/người của những gia đình thuộc nhóm chứng cao gấp 1,6 lần so với
thể tích nhà ở/người của những gia đình thuộc nhóm bệnh, nhưng do diện tích
ở/người chỉ gấp 1,15 lần nên có thể suy ra là chiều cao phịng ở của người thuộc
nhóm chứng cao hơn gần 1,4 lần so với phịng ở của người thuộc nhóm bệnh ;
2. Cường độ ánh sáng trong nhà của nhóm chứng cao gấp gần 1,8 lần so với nhóm
bệnh, trong khi diện tích cửa sổ và cửa ra vào của nhà người nhóm chứng chỉ gấp
1,1 lần nhóm bệnh. Như vậy cường độ chiếu sáng trong nhà khơng chỉ phụ thuộc
vào diện tích cửa mà cịn phụ thuộc nhiều vào góc lấy ánh sáng, sự che khuất các
cửa bởi cây cối hoặc nhà hàng xóm...
3. Hơn 81% nhà của các bệnh nhân quay hướng Nam và Đông Nam, 7,8% quay
hướng Tây và Tây Nam, trong khi tỷ lệ này ở nhóm chứng là 67% và 16,5%. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,005.
4. Người nhà bệnh nhân lao có tỷ lệ Mantoux (+) là 61,4% cao hơn gấp 1,6 lần nhóm
chứng (38,7%).
5. Tỷ lệ ho khạc đờm kéo dài trong số người nhà bệnh nhân lao là 13,8% , cao gấp
gần 2 lần so với nhóm chứng (7,0%), nhưng tỷ lệ người có BK (+) trong số người

ho, khạc đờm của nhóm chứng lại cao hơn rất đáng kể so với nhóm người nhà bệnh
nhân lao (11,8% so với 3,8%);


20

VII. Khuyến nghị
Cần có những nghiên cứu thêm về độ ẩm, mức độ thơng thống gió, sự tồn lưu
của các loại vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là trực khuẩn lao vào các mùa khác nhau với
các loại nhà có chiều cao phòng, cường độ chiếu sáng và hướng nhà khác nhau để
đánh giá ảnh hưởng của thiết kế xây dựng đến điều kiện vi khí hậu và nguy cơ nhiễm
lao.
Cần phải tiếp tục triển khai các phương pháp phát hiện lao chủ động tại cộng
đồng để hạn chế tối đa việc bỏ sót các bệnh nhân lao có AFB (+), nhất là khi triệu
chứng lâm sàng chưa rõ ràng.


21

VIII. Tài liệu tham khảo
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1.

Phổ biến kiến thức Lao
/>
2.

Global tuberculosis control: a short update to the 2009 report
/>
3.


Lao, />
4.

World Health Organization. A deadly Partnership Tuberculosis in Era of HIV
2004.

5.

Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Lao: “Bệnh học lao” Nhà xuất bản Y học Hà
Nội 2002.

6.

Đỗ Hứa (1997) “Tình hình bệnh lao và HIV ở một số nước trên thế giới”. Hội
thảo quốc gia phòng chống HIV/AIDS và phòng chống lao. Hà Nội, tr 30-33.

7.

Báo sức khỏe và đời sống: Phịng bệnh lao cho trẻ
/>
8.

Hồng Minh (1998) “Bệnh lao và nhiễm HIV/AIDS” Nhà xuất bản y học, tr 108,
111 – 114, 121, 158,125.

9.

Hoàng Minh (1999) “Những điều cần biết về bệnh lao” Nhà xuất bản y học, Hà
Nội. tr 7-10, 15-17.


10. Trần Khánh Hoa (2004) “Nghiên cứu thể tích cặn, khả năng khuyếch tán khí qua
màng phế nang- mao mạch ở bệnh nhân lao phổi mới AFB(+)”. Luận văn bác sỹ
ba khoa.
11. Hoàng Long Phát (1998) “Tìm hiểu về bệnh lao”, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr
8.
12. Hoàng Long Phát (1995) “Đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân tử vong ở 114 bệnh
nhân lao phổi đối chiếu với giải phẫu bênh” Luận án PTS khoa học y dược tr
1,33, 38, 77.
13. Nguyễn Việt Cồ (1996) “Tổng kết công tác chống lao 1991–1995 và phương
hướng hoạt động 1996 – 2000” Hội thảo Khoa học, Hà Nội. tr 3, 12, 15-17, 22.
14. Nguyễn Việt Cồ (1997) “Tình hình bệnh lao – lao/HIV/AIDS và phịng chống
lao” VL và BP. Hà Nội tr 20 – 25.


×