Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

luận văn tài chính ngân hàng Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Phong Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.77 KB, 44 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới, bước sang nền kinh tế thị trường. Kinh tế
nước ta đang ngày càng phát triển, cùng với định hướng đúng đắn của Đảng và nhà nước
đã đưa nước ta trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển cao nhất thế giới. bên
cạnh đó chính sách vĩ môi của Nhà nước đã tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ kinh tế
với nhiều nước trên thế giới, mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, chính sự mở của nền kinh tế với các nước trong khu vực cũng như
với các quốc gia trên thế giới mang lại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt
Nam. Đòi hỏi doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến hoạt động quản trị rủi ro,
nhằm hạn chế những rủi ro ảnh hưởng tói hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Hoạt động của doanh nghiệp luôn chịu nhiều rủi ro từ các yếu tố bên ngoài
( kinh tế, chính trị - pháp luật, thiên tai…) và các yếu tố bên trong nội bộ doanh
nghiệp. Rủi ro không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh gây thiệt hại về
tài sản, uy tín của doanh nghiệp mà còn có thể ảnh hưởng đến cả một hệ thống các
doanh nghiệp trong ngành kinh tế nói chung. Do vậy, quản trị rủi ro là hoạt động cần
thiết và rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Công ty TNHH Phong Nam là một công ty chuyên gia công các sản phẩm cơ
khí chính xác và các sản phẩm nhựa công nghiệp – một ngành tương đối trẻ ở Việt
Nam đòi hỏi sức cạnh tranh mạnh với các nước có công nghệ phát triển do vậy chịu
khá nhiều rủi ro. Qua nghiên cứu tình hình công ty em quyết định chọn đề tài “ Hoàn
thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Phong Nam “.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót. Em
mong nhận được sự đánh giá, góp ý của thầy cô nhằm giúp em củng cố kiến thức và
hoàn thiện hơn bài báo cáo của mình.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới cô Nguyễn Thị Quỳnh Mai – giáo viên
hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp, cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên công ty TNHH
Phong Nam đã giúp đỡ em để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Khóa luận tốt nghiệp bao gồm các nội dung chính như sau:
Chương 1: Một số lý luận chung về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Phong Nam.


Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi
ro tại công ty TNHH Phong Nam.
1
MỤC LỤC
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu hình 1: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Phong Nam.
Biểu hình 2: Các loại rủi ro mà công ty thường gặp phải.
Biểu hình 3: Mức độ gây tổn thất của các loại rủi ro cho doanh nghiệp.
Biểu hình 4: Mức độ tiến hành các quá trình quản trị rủi ro tại công ty
Biểu hình 5: Các công cụ kiểm soát rủi ro mà công ty đã tiến hành.
Biểu hình 6: Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro trong công ty.
Biểu hình 4: Mức độ hiểu quả của công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Phong
Nam
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Phong Nam
Bảng 2: Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia.
Bảng 3: Cơ cấu số lượng lao động của công ty TNHH Phong Nam theo trình độ
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa
DN Doanh nghiệp
QTRR Quản trị rủi ro
NVL Nguyên vật liệu
RR Rủi ro
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề hội nhập với kinh tế thế giới là một
trong những vẫn đề sống còn đối với các doanh nghiệp, nhất là khi Việt Nam đã gia
nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc gia nhập tổ chức này mở ra một cơ hội

rất lớn cho nền kinh tế đất nước trong việc mở rộng thị trường và thúc đẩy nền kinh tế
phát triển nhưng đồng thời nó cũng mang lại không ít những khó khăn cho các doanh
nghiệp Việt Nam.
Công ty TNHH Phong Nam là một công ty có qui mô vừa, hoạt động trong lĩnh
vực cơ khi chính xác do vậy chịu rất nhiều rủi ro trong quá trình sản xuất và bán hàng.
Tuy nhiên do hạn chế về nguồn lực, chi phí, cũng như qui mô doanh nghiệp nên công
ty chưa thực sự quan tâm tới hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Do
vậy, các dự án và chiến lược của công ty gặp phải những rủi ro mà công ty không chủ
động phòng ngừa, dẫn đến những thiệt hại đáng tiếc. Những rủi ro mà công ty gặp phải
là những rủi ro thuần túy nhưng do công ty không có các biện pháp đề phòng, né tránh
cũng như kiểm soát nó cho nên thường phải chịu những hậu quả do những rủi ro đó
mang lại.
Một trong những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công
ty TNHH Phong Nam nói riêng đó là môi trường cạnh tranh rất cao. Trong lĩnh vực cơ
khí chính xác và sản phẩm nhựa công nghiệp, công ty TNHH Phong Nam phải đối mặt
với rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trong nước như công ty cổ phẩn cơ khí xuất khẩu,
công ty cổ phẩn HTMP, công ty cổ phần cơ khí Quang Minh và các doanh nghiệp cơ
khí của các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ… Như vậy, để có thể đứng vững
được trên thị trường thì công ty cần có những chính sách cũng như các biện pháp
nhằm làm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường
Để làm được điều đó thì một trong những vấn đề quan trọng đặt ra đối với bất kì
công ty nào đó là việc làm thế nào để có thể kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Như vậy,
doanh nghiệp cần phải làm thật tốt tất cả các khâu trong quy trình sản xuất và bán hàng
của mình, hạn chế các tổn thất từ rủi ro mang lại, chủ động phòng ngừa rủi ro.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cùng với việc nghiên cứu công tác quản trị
rủi ro tại công ty TNHH Phong Nam cũng như lợi ích của nó đem lại cho hiệu quả
5
kinh doanh của công ty vì thế em xin chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi
ro tại công ty TNHH Phong Nam” để nghiên cứu sâu hơn các vấn đề và từ đó có thể
đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình quản trị rủi ro tại công ty này.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.
Trong khoảng thời gian từ năm 2008-2014, tại khoa Quản trị doanh nghiệp
thương mại thuộc trường đại học Thương Mại chưa có luận văn, công trình nghiên cứu
nào thực hiện đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Phong
Nam”. Sau đây là một số luận văn có liên quan tới công tác quản trị rủi ro tại doanh
nghiệp:
Luận văn của Đào Đức Việt năm 2011 với đề tài: “Quản tri rủi ro trong quá
trình chuẩn bị hàng gia dụng xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ tại công ty cổ phần
gia dụng Goldsun”.
Trong luận văn trên tác giả đã nghiên cứu về quá trình quản trị rủi ro, quy trình
chuẩn bị hàng gia dụng xuất khẩu nói chung sang thị trường châu Mỹ của công ty cổ
phần gia dụng Goldsun. Tác giả đã đưa ra và phân tích được thực trạng quy trình
chuẩn bị hàng gia dụng xuất khẩu đồng thời đưa ra những rủi ro mà doanh nghiệp gặp
phải trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu. Sau đó tác giả đã đưa ra được một số
giải pháp nhằm quản trị rủi ro trong quá trình chuẩn bị hàng gia dụng xuất khẩu sang
thị trường châu Mỹ của công ty cổ phần gia dụng Goldun. Luận văn được thực hiện
vào năm 2011, Đây là luận văn có tính cấp thiết rất lớn đối với công ty gia dụng
Golsun. Tuy nhiên, mục đích và mặt hàng mà luận văn nghiên cứu là rất khác đối với
luận văn mà em đang thực hiện.
Luận văn của Nguyễn Thị Thu Hường năm 2009 với đề tài: “Quản trị rủi ro
trong quá trình chuẩn bị hàng mây tre đan xuất khẩu tại công ty Hà Tây”.
Trong luận văn này tác giả cũng nghiên cứu quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu
đối với sản phầm mây tre đan xuất khẩu, những rủi ro mà công ty gặp phải nhưng tại
công ty Hà Tây. Từ những thực trạng trong từng bước chuẩn bị hàng xuất khẩu của
công ty Hà Tây, tác giả cũng đưa ra một số giái pháp nhằm quản trị rủi ro trong quá
trình chuẩn bị hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, những giải pháp mà tác giả đưa ra chỉ mang
tính đóng góp xây dựng cho công ty mà chưa có ý nghĩa thực tiễn.
6
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Phong Nam cũng như nghiên cứu các
luận văn trên, em khẳng định luận văn của em là hoàn toàn khác với tất cả các luận

văn trước đó do công ty mà em thực tập trong thời gian qua là công ty TNHH Phong
Nam, vấn đề mà khóa luận đi sâu nghiên cứu là: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại
công ty TNHH Phong “.
Ngoài ra, từ trước cho tới nay chưa có luận văn nào nghiên cứu về đề tài: “Hoàn
thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Phong Nam”. Chính vì thế em mong
muốn đi sâu nghiên cứu đề tài này của mình để có thể đưa ra những biện pháp tốt nhất
nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho công ty.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu về các vấn đề còn tồn tại công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH
Phong Nam, từ đó đưa ra một số các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro
tại công ty TNHH Phong Nam giúp công ty né tránh những rủi ro và hạn chế những
tổn thất trong quá trình kinh doanh của công ty.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Phong
Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Tại công ty TNHH Phong Nam
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị rủi ro
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.
5.1.1. Dữ liệu sơ cấp.
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là phương pháp điểu tra xã hội học, sử
dụng phiếu điều tra trắc nghiệm và phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
Phương pháp điều tra xã hội học: phiếu điều tra được thiết kế bao gồm hệ
thống 9 câu hỏi, tập trung vào vấn đề quản trị rủi ro nói chung của công ty TNHH
Phong Nam. Các câu hỏi được thiết kế cho phép dễ dàng phân tích và tổng hợp các
thông tin thu được. Phiếu điều tra trắc nghiệm này được tiến hành phát cho 10 cán bộ,
nhân viên thuộc phòng kế toán tài chính, phòng kinh doanh và phòng kế hoạch, đây là
những người trực tiếp tham gia vào công tác quản trị rủi ro trong công ty. Việc thu thập
7
thông tin thông qua phiếu điều tra trắc nghiệm đã cung cấp rất nhiều thông tin quan

trọng giúp ích cho việc nghiên cứu đề tài.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Bên cạnh việc đưa ra các câu hỏi trắc
nghiệm đã có trong phiếu trắc nghiệm, tác giả còn tiến hành phỏng vấn các chuyên gia
là các nhà quản trị ( giám đốc, phó giám đốc ) để có thể nhận được những thông tin,
quan điểm của riêng họ. Qua các cuộc phỏng vấn, những rủi ro mà công ty gặp phải,
quan điểm của chuyên gia về quản trị rủi ro tại công ty được tìm hiều cụ thể hơn, điều
này giúp tạo điều kiện đưa ra những giải pháp phù hợp hơn đối với doanh nghiệp.
5.1.2. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu từ nguồn bên trong công ty: Các tài liệu liên quan về thực hiện hợp
đồng xuất khẩu của công ty, các báo cáo tài chính, số liệu từ các phòng nhân sự, phòng
kế toán, phòng bán hàng, phòng tài chính trong những năm 2010-2013
Dữ liệu từ nguồn bên ngoài: Những tài liệu chuyên ngành kinh tế, báo, tạp chí,
các website, các văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro.
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu.
Sau khi thu thập dữ liệu thông qua các số liệu thu thập được, thống kế, mô tả
thành các bảng số liệu, sơ đồ, hình vẽ, sử dụng phần mềm máy tính Excel để xử lý các
số liệu có được và vẽ bảng biểu, biểu đồ.
Trên cơ sở lý thuyết quản trị rủi ro và mục tiêu nghiên cứu được xác định , tác
giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích nhằm làm rõ các rủi ro mà công ty gặp
phải và các giải pháp phù hợp với các loại rủi ro đó, lợi ích của quản trị rủi ro đối với
doanh nghiệp.
6. Kết cấu khóa luận.
Kết cấu của khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận chung về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Phong Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro
tại công ty TNHH Phong Nam.
8
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
KINH DOANH.

1.1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh.
Trong cuộc sống hàng ngày, cũng như trong hoạt động kinh tế của con người
thường có những tai nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra, gây thiệt hại về người và
tài sản. Những tai họa, tai nạn, sự cố xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên như vậy gọi
là rủi ro. Như vậy, theo quan điểm này có thể định nghĩa “rủi ro là những sự kiện bất
lợi, bất ngờ xảy ra và gây tổn thất cho con người”.
Rủi ro có thể xảy ra với các doanh nghiệp bất cứ khi nào, đặc biệt đối với
những doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thì rủi ro càng đa đạng và phức tạp hơn.
Rủi ro trong kinh doanh là điều tất yếu, không thể loại bỏ hẳn được rủi ro nhưng có thể
phòng ngừa và hạn chế được tác động của rủi ro biến rủi ro thành cơ hội cho doanh
nghiệp.
Theo Flank Knight, một học giả Mỹ định nghĩa: “Rủi ro là những bất trắc có
thể đo lường được”.
Theo Willet, một học giả Mỹ khác cho rằng: “Rủi ro là một bất trắc cụ thể liên
quan đến một biến cố không mong đợi”.
Inrving Perfer (Mỹ) lại cho rằng: “Rủi ro là tổng hợp những sự cố ngẫu nhiên
có thể đo lường được bằng xác suất”.
Ngoài ra, còn có một số các định nghĩa khác về rủi ro:
Rủi ro là sự bất trắc gây mất mát.
Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở kết quả.
Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy
đến”.
Như vậy, rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro hiện diện trong
hầu hết hoạt động của con người, sự tồn tại khách quan của rủi ro do sự vận động ngẫu
nhiên và bất ngờ của sự vận hiện tượng, hạn chế trong nhận thức con người, so sự bất
cẩn của con người. Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán được chính xác kết
9

quả.Sự hiện diện của rủi ro gây ra sự bất định. Như vậy, sự bất định là sự nghi ngờ về
khả năng của chúng ta trong tiên đoán kết quả nó xuất hiện khi một cá nhân nhận thức
được nguy cơ về rủi ro. Nguy cơ rủi ro có thể phát sinh bất cứ khi nào và không thể dự
đoán trước được.Và một khi xảy ra thì hậu quả thường thấy là mang lại nhiều tổn thất
cho người gánh chịu rủi ro đó.
Như vậy, theo các khái niệm trên thì rủi ro có thể đo lường được, có thể
xác định được và từ đó có thể lường trước và phòng ngừa cũng như hạn chế ở mức tối
đa. Từ những khái niệm trên có thể đi đến khái niệm về rủi ro trong kinh doanh xuất
khẩu như sau:
Khái niệm rủi ro trong kinh doanh là:
Rủi ro trong kinh doanh là những vận động khách quan bên ngoài chủ thể
kinh doanh, gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục
đích kinh doanh, tàn phá những thành quả hiện có, bắt buộc các chủ thể phải chi
nhiều chi phí hơn về nhân lực, tài lực, vật lực trong quá trình kinh doanh hoặc
trong quá trình phát triển của mình.
1.1.2. Khái niệm quản trị rủi ro.
1.1.2.1. Lịch sử phát triển của quản trị rủi ro.
Quá trình phát triển của quản trị rủi ro bắt đầu từ quản trị rủi ro không chính
thức cho đến quản trị rủi ro chính thức.Quản trị rủi ro không chính thức là những biện
pháp riêng biệt, không đồng bộ trong việc quản lý, phòng chống, hạn chế rủi ro và tổn
thất. Còn quản trị rủi ro chính thức là tổng hợp các hoạt động có tổ chức chặt chẽ
nhằm phát hiện nguy cơ, xây dựng các biện pháp phòng chống, kiểm tra, xử lý khắc
phục hậu quả của rủi ro một cách có hiệu quả nhất. Quá trình phát triển của quản trị rủi
ro chính thức có thể chia làm 2 giai đoạn như sau:
Thứ nhất: Giai đoạn sau chiến tranh thế giới II đến năm 1960.
Hoạt động của quản trị rủi ro chính thức được đánh dấu bắt đầu từ sau chiến
tranh thế giới lần thứ II đến những năm 60 của thế kỷ 20. Vào thời kỳ ngay sau chiến
tranh thế giới lần thứ II, các biện pháp phòng chống rủi ro của các tổ chức chủ yếu là
mua bảo hiểm và thực hiện một số biện pháp an toàn khác. Do đó, xuất hiện những
người mua và bán bảo hiểm chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp.

10
Tất nhiên việc mua bảo hiểm không đồng nghĩa với quản trị rủi ro nhưng có thể
nói quản trị rủi ro xuất phát từ hoạt động mua bảo hiểm.Vì lợi ích bảo hiểm mà cả
người mua bảo hiểm và người bán bảo hiểm phải nghiên cứu kỹ về rủi ro và những tổn
thất có thể xuất hiện trong đời sống cũng như quá trình kinh doanh. Đối với người mua
bảo hiểm họ phải biết được bản chất của bảo hiểm, rủi ro và quy luật vận động của rủi
ro. Từ đó xác định rủi ro nào cần mua bảo hiểm và rủi ro nào có thể mạo hiểm chấp
nhận mà không mua bảo hiểm. Còn những rủi ro cần mua bảo hiểm thì phải mua ở
mức độ nào sao cho an toàn nhất, với một chi phí có thể chấp nhận được.
Đối với các công ty bảo hiểm, để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh của
mình thì họ phải có những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho khách
hàng, qua đó làm giảm trách nhiệm bồi thường của mình.Những hoạt động trên đây là
nguyên nhân, là sự khởi đầu cho hoạt động quản trị rủi ro.
Thứ hai: Giai đoạn từ năm 1960 đến nay.
Sau năm 1960, mặc dù bảo hiểm vẫn được sử dụng một cách rộng rãi nhưng
các tổ chức ngày càng muốn giảm dần sự phụ thuộc vào các nhà bảo hiểm. Hoạt động
nghiên cứu rủi ro ở các tổ chức được đẩy mạnh và các nhà nghiên cứu phát hiện ra
rằng một số rủi ro không thể được bảo hiểm hoặc bảo hiểm không đáp ứng được nhu
cầu của mình, hay một số hoạt động trong nội bộ của tổ chức có thể dự đoán được một
số rủi ro và kiểm soát các tác động của chúng. Điều này dẫn đến quyết định tự bảo
hiểm rủi ro và đầu tư nghiên cứu rủi ro khiến những hoạt động ngăn ngừa tổn thất
trong các tổ chức ngày càng có hiệu quả.Những hoạt động này dần dần được hoàn
thiện và đến giai đoạn này thì khái niệm quản trị rủi ro đã được nhiều người chấp nhận
và biết đến.
Từ nền tảng của hoạt động quản trị rủi ro, lĩnh vực này bắt đầu giành được sự
chấp nhận rộng lớn trong những thập niên tiếp theo. Theo giáo sư H.Wayne Snide
thuộc đại học Temple, hoạt động của quản trị rủi ro chính thức đi vào giai đoạn mang
tính quốc tế từ giữa những năm 1970- giai đoạn này được ông gọi là “giai đoạn toàn
cầu hóa”. Chính trong giai đoạn này, Hiệp hội quản trị rủi ro và bảo hiểm (viết tắt là
RIMS) ra đời và bắt đầu xuất bản định kỳ các tài liệu, các công trình nghiên cứu về

quản trị rủi ro. Hơn nữa, hai cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trên thị trường bảo hiểm
11
trong những năm 80 đã làm gia tăng nhanh chóng xu hướng tránh sử dụng bảo hiểm
như một phương tiện tài trợ tổn thất duy nhất.
Trong những năm 90, các hoạt động của quản trị rủi ro tiếp tục phát triển.Tuy
nhiên, quản trị rủi ro không phải là một lĩnh vực hoàn thiện như kế toán và tài
chính.Nhiệm vụ và chức năng cụ thể của quản trị rủi ro thay đổi nhiều đối với từng
nhà quản trị rủi ro khác nhau trong các tổ chức khác nhau.
Ví dụ, những vấn đề về trách nhiệm pháp lý có thể quan trọng nhất đối với nhà
quản trị của một bệnh viện lớn nhưng nó lại ít quan trọng hơn đối với nhà quản trị của
một tổ chức dịch vụ tài chính như một tổ chức tín dụng cho vay tiền.
Trong giai đoạn này, việc mua bảo hiểm vẫn đóng một vai trò quan trọng trong
hầu hết trách nhiệm của các nhà quản trị, nhưng tầm quan trọng của nó đang giảm
đi.Hơn nữa, các nguyên tắc của bảo hiểm cũng dần dần hòa hợp với các hoạt động
quản trị rủi ro của tổ chức.
1.1.2.2. Khái niệm quản trị rủi ro.
Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích, đo
lường đánh giá rủi ro, để từ đó tìm biện pháp kiểm soát, khắc phục các hậu quả của rủi
ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trong kinh doanh.
Nói cách khác quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách hạn
chế, quản lý các rủi ro đó xảy ra với tổ chức.Một cách tổng quát đó là quá trình xem
xét toàn bộ các hoạt động của tổ chức, xác định các nguy cơ tiềm ẩn và khả năng xảy
ra các nguy cơ đó.Từ đó có sự chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế rủi ro đó ở
mức thấp nhất.
1.1.2.3. Vai trò của quản trị rủi ro trong kinh doanh.
Trong các doanh nghiệp quản trị rủi ro là vấn đề trọng tâm của hệ thống quản trị
doanh nghiệp và quản trị chiến lược hiệu quả. Nếu hệ thống quản trị rủi ro được thiết
lập, có cơ cấu phù hợp, và được xác lập liên tục trong toàn hệ thống doanh nghiệp từ
việc xác định, đánh giá, ra quyết định đến việc phản hồi, tổng hợp thông tin về các mối
quan hệ cũng như mối đe dọa ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu đề ra của doanh

nghiệp.
Đối với hầu hết các doanh nghiệp, quản trị rủi ro xem xét đến những khía cạnh
tích cực và tiêu cực của rủi ro. Nói cách khác, quản trị rủi ro được sử dụng để đánh giá
12
các cơ hội có thể đem lại các lợi ích cho doanh nghiệp (tác động tích cực) cũng như
quản trị những nguy cơ có thể tác động bất lợi đến doanh nghiệp (tác động tiêu cực).
Điều này có nghĩa là quản trị rủi ro có thể không chỉ được áp dụng theo một cách
chung chung mà nó có thể sử dụng từ việc đưa ra các chiến lược ban đầu, đến các dự
án và các quyết định đầu tư cho đến các quy trình và các hoạt động thực hiện.
Như vậy, vai trò của quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp là:
Xây dựng khuôn khổ nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tương lai có
tính nhất quán và có thể kiểm soát.
Tăng cường năng lực trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và sắp xếp thứ tự
ưu tiên công việc trên cơ sở hiểu biết thấu đáo và chặt chẽ về hoạt động kinh doanh,
môi trường kinh doanh, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.
Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanh nghiệp.
Giảm thiểu những sai sót trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp.
Bảo vệ và tăng cường tài sản cũng như hình ảnh của doanh nghiệp.
Phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực và nền tảng tri thức của doanh nghiệp.
Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.
1.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài.
1.2.1. Những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải.
1.2.1.1. Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội.
Rủi ro sự cố: là rủi ro gắn liền với những sự cố ngoài dự đoán, đây là những rủi
ro khách quan khó tránh khỏi (nó gắn liền với yếu tố bên ngoài)
Rủi ro cơ hội: là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể. Nếu xét
theo quá trình ra quyết định thì rủi ro cơ hội bao gồm:
Rủi ro liên quan đến giai đoạn trước khi ra quyết định: Liên quan đến việc thu
thập và xử lý thong tin, lựa chọn cách thức ra quyết định
Rủi ro trong quá trình ra quyết định: Rủi ro phát sinh do ta chọn quyết định này

mà không chọn quyết định khác
Rủi ro liên quan đến giai đoạn sau khi ra quyết định: Rủi ro về sự tương hợp
giữa kết quả thu được và dự kiến ban đầu.
1.2.1.2. Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán.
Rủi ro thuần túy tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội
kiếm lời, hay nói cách khác là rủi ro trên đó không có khả năng có lợi cho chủ thể.
Như vậy rủi ro thuần túy chỉ mang lại những mất mát thiệt hại.
13
Rủi ro thuần túy là rủi ro mà người ta có thể ước lượng được và tổn thất được
tính tương đối chính xác
Nhà nước can thiệp mạnh vào rủi ro thuần túy: cứu trợ, chính sách…
Rủi ro suy đoán: “ đầu cơ” tồn tại khi có một cơ hội kiếm lời cũng như một
nguy cơ tổn thất, hay nói cách khác là rủi ro vừa có khả năng có lợi, vừa có khả năng
tổn thất
Rủi ro suy đoán đôi khi do con người tự gây ra khiến cho khó kiểm soát và ước
lượng được. Tuy nhiên bên cạnh những mất mát thiệt hại còn có thể mang lại những cơ
hội, lợi ích tùy theo khả năng suy đoán của từng người.
1.2.1.3. Rủi ro phân tán và rủi ro không phân tán.
Rủi ro có thể phân tán là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua thỏa hiệp
đóng góp (như tài sản , tiền bạc…) và chia sẻ rủi ro. Một rủi ro có thể phân tán nếu ta
có thể giảm bớt rủi ro thông qua những thỏa hiệp đóng góp tiền bạc và chia sẻ rủi ro.
Rủi ro không thể phân tán là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp về tiền bạc
hay tài sản không có tác dụng gì đến việc giảm bớt tổn thất cho những người tham gia
vào quỹ đóng góp chung. Một rủi ro không thể phân tán nếu những thỏa hiệp đóng góp
về tiền bạc không có tác dụng gì đến việc giảm bớt rủi ro cho những người tham gia
vào quỹ đóng góp chung này.
1.2.1.4. Rủi ro trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Rủi ro trong giai đoạn khởi sự: là những rủi ro xảy ra khi doanh nghiệp mới
thành lập và đi vào hoạt động. Những rủi ro này không được thị trường tiếp nhận.
Rủi ro giai đoạn trưởng thành: là những rủi ro tốc độ tăng trưởng của kết quả

“doanh thu max” không tương hợp với tốc độ phát triển của “chi phí min”.
Rủi ro trong giai đoạn suy vong:là những rủi ro trong giai đoạn cuối của chu kỳ
sống của doanh nghiệp. Ví dụ như rủi ro phá sản.
1.2.1.5. Rủi ro do các yếu tố tác động của môi trường kinh doanh.
• Yếu tố luật pháp:
Có nhiều sự bất định và rủi ro phát sinh từ yếu tố luật pháp. Luật pháp không
phải chỉ đề ra các chuẩn mực và các biện pháp trừng phạt, vấn đề là bản thân xã hội có
sự tiến hóa và các chuẩn mực này có thể không tiên liệu được hết. Ở phạm vi quốc tế
chuẩn mực luật pháp còn phức tạp hơn có thể thay đổi rất nhiều.
14
Môi trường luật pháp cũng tạo ra các kết quả tích cực như cung cấp môi trường
xã hội ổn định, bảo vệ quyền công dân, định hướng phát triển và tạo điều kiện cho một
số ngành kinh doanh.
• Yếu tố kinh tế:
Mặc dù môi trường kinh tế vận động theo môi trường chính trị, sự phát triển
rộng lớn của thị trường toàn cầu tạo ra một môi trường kinh tế chung cho cả nước.
Tình trạng lạm phát, suy thoái kinh tế là các yếu tố thuộc hệ thống kinh tế có
ảnh hưởng tới doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro gây tổn thất về
doanh thu, lợi nhuận cũng như đình trệ hoạt động kinh doanh.
Lãi suất, và hoạt động tín dụng cũng áp đặt lên doanh nghiệp các rủi ro thuần
túy và suy đoán đáng kể lên các tổ chức.
• Yếu tố văn hóa- xã hội:
Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các
định chế là nguồn rủi ro đối với doanh nghiệp. Nếu tham gia vào thị trường nào đó mà
doanh nghiệp không tìm hiểu yếu tố văn hóa – xã hội của thị trường đó thì doanh
nghiệp dễ gặp phải những rủi ro khiến doanh nghiệp có thể bị tẩy chay khỏi thị trường.
Tuy nhiên sự thay đổi các chuẩn mực giá trị cũng có thể tích cực, chẳng hạn
quan niệm về phụ nữ trong lực lượng lao động đã mở ra nguồn lao động mới.
• Yếu tố tự nhiên:
Yếu tố tự nhiên bao gồm động đất, hạn hán, thiên tai đều có thể dẫn đến tổn thất

cho doanh nghiệp. Các ảnh hưởng của chúng ta đến môi trường tự nhiên là nguyên
nhân chủ yếu của nguồn rủi ro này.
Môi trường tự nhiên cũng có thể là nguồn phát sinh các rủi ro suy đoán ví dụ
như đối với các ngành nông nghiệp, du lịch, bất động sản… gây ra tổn thất cho doanh
nghiệp.
1.2.1.6. Rủi ro theo chiều dọc và rủi ro theo chiều ngang.
Rủi ro theo chiều dọc là rủi ro theo chiều chức năng chuyên môn truyền thống
của doanh nghiệp như: từ nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, nhập nguyên vật
liệu, sản xuất đến đưa sản phẩm ra thị trường.
Rủi ro theo chiều ngang là rủi ro xảy ra ở các bộ phận, chuyên môn như nhân
sự, tài chính, marketing, nghiên cứu phát triển…
15
1.2.1.7. Rủi ro nguồn nhân lực.
Nguồn lực của tổ chức bao gồm tài sản vật chất và nguồn nhân lực. Rủi ro
nguồn nhân lực bao gồm những thiệt hại xảy ra khi một cá nhân tử vong, tổn thương
hay bệnh tật, tuổi cao hoặc trở nên thất nghiệp vì nhiều lý do khác nhau. Các tổn thất
này ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và gia đình của họ. Mọi nỗ lực nhằm đối
phó với những tổn thất này của người lao động có thể làm ảnh hưởng đến năng suất
lao động bà sự đóng góp của họ vào tổ chức. Hơn nữa điều này cũng gây những ảnh
hưởng trực tiêó về mặt kinh tế đối với tổ chức.
1.2.2. Quá trình quản trị rủi ro.
1.2.2.1. Nhận dạng rủi ro.
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác nhận liên tục và có hệ thống các rủi ro trong
hoạt động kinh doanh của tổ chức. Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm xác nhận những
thông tin về nguồn gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa , đối tượng rủi ro và
nguy cơ rủi ro.
Để nhận dạng rủi ro có các phương pháp sau:
Thứ nhất: Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra: Các câu
hỏi có thể sắp xếp theo nguồn rủi ro hoặc môi trường tác động; các câu hỏi thường
xoay quanh những vấn đềnhư : tổ chức đã gặp phải những loại rủi ro nào? Tổn thất là

bao nhiêu ? Số lần xuất hiện của loại rủi ro đó trong thời gian nhất định?Những biện
pháp phòng ngừa, những ý kiến đánh giá, đề xuất công tác quản trị rủi ro.
Thứ hai: Phân tích các báo cáo tài chính, đây là phương pháp thông dụng, mọi
tổ chức đều được thực hiện nhưng ở mức độ và sử dụng vào những mục đích khác
nhau. Trong quản trị rủi ro bằng cách phân tích các báo cáo tài chính, các báo cáo hoạt
động kinh doanh, các tài liệu hổ trợ khác.Chúng ta có thể xác định được mọi nguy cơ
rủi ro của tổ chức về tài sản, nguồn nhân lực và trách nhiệm pháp lý.
Thứ ba: Phương pháp lưu đồ, đây là phương pháp quan trọng để nhận dạng rủi
ro, để thực hiện phương pháp này trước hết cần xây dựng lưu đồ trình bày tất cảcác
hoạt động của tổ chức.
Thứ tư là phương pháp thanh tra hiện trường. đây là phương pháp thông qua
việc quan sát, cảm nhận, đánh giá sự vận động của môi trương bên ngoài và bên trong
doanh nghiêp của bộ phận, cá nhân để nhận dạng rủi ro có thể xảy đến.
16
1.2.2.2. Phân tích và đo lường rủi ro.
Phân tích rủi ro: là quá trình nghiên cứu các hiểm họa, xác định nguyên nhân
gây ra rủi ro và định lượng những tổn thất trong hoạt động kinh doanh. Phân tích rủi ro
bao gồm các công việc phân tích hiểm họa, phân tích mối nguyên nhân rủi ro, phân
tích các nhân tố ảnh hưởng, phân tích tổn thất và đo lường rủi ro. Đo lường rủi ro là
tính toán xác định tần số và biên độ rủi ro.
Trong phân tích rủi ro sử dụng các phương pháp gồm:
Thứ nhất là phương pháp thống kê kinh nghiệm. Phương pháp là thu thập được
từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm đưa ra kết quả phân tích.
Thứ hai là phương pháp xác xuất thống kê. Phương pháp là việc thu thập được
từ các tài liệu thống kê để đưa ra kết quả.
Thứ ba là phương pháp chuyên gia. Phương pháp là việc gửi các bảng hỏi liên
quan đến công tác hoặc hoạt động cần tư vấn đến các nhà chuyên môn sau đó tổng hợp
các ý kiến và cứ thực hiện lặp lại quy trình cho các vấn đề khác nhau để đưa ra kết
quả nghiên cứu.
Thứ tư là phương pháp sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng. Phương pháp là biện

pháp sử dụng các kết quả phân tích trong thời gian trước và căn cứ vào các yếu tố ảnh
hưởng trong thời gian tới để đưa ra phân tích rủi ro.
Thứ năm là phương pháp phân tích cảm quan. Phương pháp này đánh giá phân
tích rủi ro dựa trên việc sử dụng các thông tin thu được nhờ được nhờ được sự phân
tích của các cảm giác của các cơ quan thụ cảm như: thị giác, xúc giác, thính giác, khứu
giác và vị giác.
1.2.2.3. Kiểm soát và tài trợ rủi ro.
Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro là sử dụng các công cụ các biện pháp kỹ thuật, chương trình để
né tránh, phòng ngừa và giảm thiểu tổn thất hoặc những ảnh hưởng không tốt đến cho
doanh nghiệp.
Kiểm soát rủi ro giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh, nắm bắt có
hiệu quả những cơ hội kinh doanh, giảm chi phí, đảm bảo an toàn cho tổ chức.
Các công cụ của kiểm soát rủi ro:
Thứ nhất là né tránh rủi ro: là một trong các biện pháp quản trị rủi ro của nhà
17
quản trị, khi phát hiện có những rủi ro có thể xảy ra thì họ chủ động né tránh các rủi ro
trước khi nó xảy ra (ví dụ như từ bỏ một cơ hội kinh doanh có thể sinh lợi nếu thấy
trong cơ hội đó có tiềm ẩn những nguy cơ thất bại) hoặc loại bỏ những nguyên nhân
gây ra rủi ro đó.Né tránh rủi ro là một biện pháp hữu hiệu, nó đảm bảo rằng người thực
hiện sẽ không phải gánh chịu những tổn thất, thiệt hại trong trường hợp rủi ro đó xảy
ra, nhưng nó lại làm mất đi những lợi ích có thể có nếu như chấp nhận rủi ro đó. Hơn
nữa, trong nhiều trường hợp không thể né tránh rủi ro vì rủi ro và cơ hội thường song
song tồn tại.Trong kinh doanh nếu né tránh hoàn toàn các rủi ro thì cũng có nghĩa là đã
từ bỏ hoàn toàn các cơ hội sinh lợi. Một rủi ro lại không tồn tại trong một môi trường
cụ thể nên tránh rủi ro này lại làm tăng hoặc phát sinh những rủi ro khác.
Thứ hai là ngăn ngừa rủi ro: đây là sử dung các biện pháp làm giảm thiểu tần
suất xuất hiện của các rủi ro bằng cách tác động vào đối tượng chịu rủi ro hay tác động
vào môi trường có rủi ro.
Thứ ba là giảm thiểu tổn thất: nghĩa là làm giảm bớt giá trị của hư hại khi tổn

thất xảy ra nói cách khác là làm giảm mức độ nghiêm trọng của tổn thất. Đây là những
biện pháp được tiến hành sau khi tổn thất đã xảy ra.Các biện pháp này cũng chứng tỏ
một số tổn thất đã xảy ra mặc dù đã có những nỗ lực ngăn chặn nhất định. Do vậy, các
biện pháp này cần được tiến hành một cách nghiêm túc và chặt chẽ.
Thứ tư là chuyển giao rủi ro: là biện pháp tìm các chủ thể khác để cùng gánh chịu
rủi ro.
Thứ năm là đa dạng rủi ro: là việc phân chia các rủi ro, các hoạt động thành các
dạng khác nhau. Tận dụng sự khác biệt, dùng lợi ích từ hoạt động này bù đắp tổn thất
cho các hoạt động khác.
Tài trợ rủi ro
Khái niệm: Tài trợ rủi ro là việc cung cấp những phương tiện để bù đắp những
tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Các công cụ của tài trợ rủi ro gồm:
Thứ nhất là tự khắc phực rủi ro: việc các nhân hoặc tổ chức tự thanh toán các
chi phí tổn thất.
Thứ hai là chuyển giao rủi ro: biện pháp chuyển các chi phí tổn thất cho các các
nhân hoặc tổ chức kinh tế khác.
18
Thứ ba là bảo hiểm: biện pháp trong đó hang bảo hiểm chấp nhận chịu một
phân hoặc toàn bộ các tổn thất tài chính khi rủi ro xảy ra.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro trong kinh doanh.
1.3.1. Nhân tố khách quan.
1.3.1.1. Nhân tố kinh tế.
Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
các yếu tố thuộc môi trường kinh tế. Nói một cách tổng quát nền kinh tế ổn định, tăng
trưởng mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
nói chung.
Khi nền kinh tế ổn định, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn
ra bình thường, không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố lạm phát, khủng hoảng, suy thoái
kinh tế. Ngược lại nếu kinh tế không ổn định ảnh hưởng tới nhu cầu, sức mua của

người dân, từ đó ảnh hưởng tới doanh nghiệp, sản xuất bị đình trệ, doanh thu giảm, lợi
nhuận không có. Như vậy gây ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
1.3.1.2. Nhân tố chính trị - luật pháp.
Một quốc gia có chính trị ổn định luôn là môi trường kinh doanh lý tưởng để
các daonh nghiệp lựa chọn. Chính trị ổn định sẽ hạn chế được các rủi ro đối với doanh
nghiệp.
Hệ thống các văn bản pháp luật có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của doanh
nghiệp. Sự thiếu đồng bộ trong các văn bản pháp luật, các biện pháp thi hành pháp luật
và sự chấp hành không nghiêm chỉnh pháp luật tạo ra một môi trường kinh doanh,
cạnh tranh không lành mạnh gây ra rủi ro cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc tìm hiểu luật pháp khi kinh doanh đối với doanh nghiệp là hết
sức quan trọng và cần thiết. Hiểu được luật pháp nơi mình kinh doanh giúp doanh
nghiệp kinh doanh đúng hướng, có những chiến lược phù hợp hơn từ đó hạn chế các
rủi ro có thể gặp phải từ nhân tố luật pháp.
1.3.1.3. Nhân tố văn hóa - xã hội.
Nhân tố xã hội bao gồm các yếu tố như cơ cấu dân số, mật độ dân số, trình độ
dân trí, thói quen, phong tục tập quán… Điều này có tác động tới thói quen, tập quán
tiêu dùng, sức mua của thị trường.
Những nhân tố này thuộc môi trường khách quan, doanh nghiệp không thể tác
động tới mà chỉ có thể thích nghi với nó. Do vậy khi kinh doanh tại một môi trường
nào đó doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ nhân tố văn hóa xã hội để không gặp phải những
19
rủi ro từ những nhân tố này mang lại.
1.3.2. Nhân tố chủ quan.
1.3.2.1. Quy mô và hình thức tổ chức của doanh nghiệp.
Những công ty có qui mô lớn, nguồn lực tài chính mạnh sẽ chú trong hơn tới
quản trị rủi ro, từ đó đầu tư mạnh xây dựng bộ máy quản trị rủi ro tốt hơn. Hơn nữa,
những công ty tổ chức theo hình thức tập đoàn, công ty cổ phần có ban kiểm soát rõ
ràng thì hoạt động quản trị rủi ro được chú trọng và thực hiện tốt hơn.

Ngược lại những công ty qui mô nhỏ, tiềm lực tài chính yếu ít quan tâm tới
quản trị rủi ro thì việc quản trị rủi ro chưa tốt, do vậy dễ gặp phải những rủi ro gây tổn
thất cho doanh nghiệp.
1.3.2.2. Quan điểm của nhà quản trị.
Mỗi nhà quản trị có nhận thức quan điểm quản trị riêng. Có những nhà quản trị
rất coi trọng việc quản trị rủi ro do đó họ đầu tư và quan tâm nhiều hơn tới hệ thống
quản trị rủi ro cho công ty. Vì vậy công tác quản trị rủi ro cũng trở nên tốt hơn.
Tuy nhiên có những nhà quản trị không coi trọng quản trị rủi ro, họ cho rằng
quản trị rủi ro là không cần thiết hay lãng phí do đó họ không đầu tư vào hệ thống
quản trị rủi ro do vậy, công tác quản trị rủi ro không thực hiện được.
1.3.2.3. Sự phát triển của thị trường.
Thị trường càng phát triển, cạnh tranh càng trở nên mạnh mẽ và gay gắt. Chính
sự phát triển này đã tác động đến tâm lý phòng ngừa rủi ro của các doanh nghiệp.
Cạnh tranh càng gay gắt càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến cho doanh nghiệp dễ
dàng gặp phải những rủi ro gây tổn thất đối với doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp sẽ
có tâm lý phòng ngừa rủi ro, đầu tư nhiều hơn vào quản trị rủi ro.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI
CÔNG TY TNHH PHONG NAM.
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Phong Nam.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Phong Nam
Tên giao dịch: Công ty trách nhiệm hữu hạn Folin
Văn phòng giao dịch: nhà số 8 – khu đô thị mới Trung Yên – Phường Trung
Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội.
20
Trụ sở chính: Lô 40G – khu công nghiệp Quang Minh – huyện Mê Linh – Hà
Nội.
Công ty được thành lập ngày 15 tháng 8 năm 1995, theo giấy phép kinh doanh
số: 1902000551 do sở KHĐT tỉnh Vĩnh Phúc cấp. Trụ sở chính của công ty đặt tại Lô
40G – Khu công nghiệp Quang Minh – Mê Linh – Vĩnh Phúc ( hiện nay là Hà Nội ).

Văn phòng đại diện của công ty tại : số 8 – Khu đô thị mới Trung Yên – Trung Hòa –
Cầu Giấy – Hà Nội.
Ngày 15/8/1995 Công ty chính thức thành lập với vốn điều lệ
300.000.000VNĐ, gồm 3 thành viên sang lập là các kỹ sư của viện máy công cụ, có tỷ
lệ góp vốn của các thành viên là như nhau. Ban đầu công ty thành lập với mục đích
làm về cơ khí và gia công các sản phẩm cơ khi chính xác.
Ngày 30/4/2004 Công ty chính thức chuyển lên địa điểm mới là khu công
nghiệp Quang Minh thuộc huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích văn phòng và
nhà xưởng rộng 6000m2, đồng thời mở văn phòng đại diện tại nhà số 8 – Khu đô thị
mới Trung Yên – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội.
Ngày 08 tháng 09 năm 2008 công ty đã thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 11
số 01020335621.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Công ty TNHH Phong Nam hoạt động trong các lĩnh vực chính như sau:
- Chuyên thiết kế và chế tạo khuôn mẫu cho các sản phẩm nhựa.
- Gia công các sản phẩm nhựa nhãn hiệu Folin.
- Gia công sản phẩm OEM.
- Sản xuất và cung cấp chai, bao bì cho các ngành giải khát, thực phẩm.
Ngoài ra công ty còn có các hoạt động thương mại, dịch vụ:
- Làm đại lý độc quyền cho phần mềm CAD/CAM của hang Delcam.
- Làm đại lý cung cấp sản phẩm nhôm ốp tường Ale glory.
- Làm đại lý cho hang Lunky mold, LiLian Đài Loan.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Công ty TNHH Phong Nam là công ty được tổ chức theo hình thức công ty TNHH hai
thành viên. Trong đó có hội đồng thành viên và đứng đầu là Tổng giám đốc.
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
21
Biểu hình 1: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Phong Nam.
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – công ty TNHH Phong Nam )
Bộ máy tổ chức của công ty được xây dựng và ngày càng hoàn thiện đúng theo

tiến trình phát triển của công ty.
Cơ cấu tổ chức của công ty là cơ cấu tổ chức trực tuyến. Trong đó mọi hoạt
động đều chịu sự giám sát và quản lý trực tiếp của giám đốc. Cơ cấu tổ chức của công
ty là khá hợp lý, phù hợp với một công ty tư nhân quy mô vừa, giúp tiết kiệm chi phí
quản lý, truyền đạt thông tin giữa các cấp nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Tiết kiệm
được chi phí.
2.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Phong Nam
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng doanh thu 56.662.670.403 70.228.069.774 85.351.136.110
Tổng chi phí 53.813.480.879 65.885.623.818 79.019.663.617
Lợi nhuận trước thuế 2.849.189.524 4.342.445.956 6.331.472.493
Thuế thu nhập doanh nghiệp 569.837.904 868.489.191 1.266.294.498
Lợi nhuận sau thế 2.279.351.620 3.473.956.765 5.065.177.995
Ban kiểm soátTỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT
Phòng cơ
điện
Phòng
quản lý
chất lượng
Phòng kỹ
thuật
Phòng tài
chính – kế
toán
Phòng kế
hoạch sản
xuất

Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng kinh
doanh
Phân
xưởng in
Phân
xưởng
khuôn
Phân
xưởng
nhựa
22
( Nguồn: Phòng tài chính – kế toán – Công ty TNHH Phong Nam. “ Báo cáo kết
quả kinh doanh)
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty các năm 2010, 2011, 2012 có sự
chuyển biến rõ rệt. Lợi nhuận sau thuế tăng đều qua các năm cho thấy hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty đang theo chiều hướng tốt. Tuy năm 2010 lợi nhuận ở
mức thấp do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng đến năm 2011 đã có khởi sắc
và đến năm 2012 do mở rộng quy mô sản xuất nên đã đạt được mức lợi nhuận tương
đối cao.
2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Phong Nam.
Để tìm hiểu về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Phong
Nam, tác giả đã tiến hành thu thập và xử lý các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp có liên quan.
Trong đó, các dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu có sẵn tại doanh nghiệp, được tác giả thu
thập trong quá trình thực tập, đó là: báo cáo tài chính các năm 2010, 2011, 2012 và
thông tin trên webside của công ty. Dữ liệu sơ cấp kà các dữ liệu thu thập thông qua
điều tra trắc nghiệm. Trong đó, điều tra trắc nghiệm được tiến hành từ ngày 18/5 đến
ngày 23/5 đối với đối tượng điều tra gồm 10 người là cán bộ, nhân viên trong công ty.

Mẫu phiếu điều tra được đính kèm trong phụ lục 1. Phỏng vấn được tiến hành từ ngày
20/5 – 22/5 đối với đối tượng phỏng vấn gồm 2 người là các nhà quản trị ( giám đốc,
phó giám đốc ) của công ty. Câu hỏi phỏng vấn được đính kèm trong phụ lục 2.
2.2.1. Kết quả phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro qua dữ liệu sơ cấp.
Dựa vào kết quả của phiếu điều tra trắc nghiệm, có thể thấy được thực trạng công tác
quản trị rủi ro tại công ty như sau:
Biểu hình 2: Các loại rủi ro mà công ty thường gặp phải.
Biểu hình 3: Mức độ gây tổn thất của các loại rủi ro cho doanh nghiệp.
Biểu hình 4: Mức độ tiến hành các quá trình quản trị rủi ro tại công ty
23
Biểu hình 5: Các công cụ kiểm soát rủi ro mà công ty đã tiến hành.
Biểu hình 6: Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro trong công ty.
Biểu hình 4: Mức độ hiểu quả của công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH Phong Nam
24
Giám đốc Nguyễn An
Phong
Phó giám đốc kinh doanh
Câu 1: Theo ông công ty
thường gặp phải loại rủi ro
nào?
Rủi ro thuần túy và rủi ro suy
đoán
Rủi ro theo chiều dọc và rủi
ro thuần túy
Câu 2: Theo ông loại rủi ro
nào gây tổn thất lớn nhất
cho công ty ?
Rủi ro thuần túy Rủi ro thuần túy
Câu 3: Theo ông công ty đã
tiến hành những quá trình

quản trị rủi ro nào ?
Nhận dạng rủi ro, tài trợ rủi
ro
Tài trợ rủi ro
Câu 4: Theo ông công ty đã
thực hiện các công cụ kiểm
soát rủi ro nào ?
Né tránh rủi ro, chuyển giao
rủi ro, đa dạng hóa rủi ro
Né tránh rủi ro
Câu 5: Theo ông nhân tố
nào có ảnh hưởng đến công
tác quản trị rủi ro ?
Nhân tố kinh tế và quan điểm
của nhà quản trị
Nhân tố kinh tế, qui mô
doanh nghiệp và quan điểm
nhà quản trị.
Câu 6: Xin ông cho biết
quan điểm của ông về quản
trị rủi ro tại công ty ?
Cần thiết nhất là trong giai
năm tới.
Không quá cần thiết
Bảng 2: Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia.
Như vậy, có thể thấy được công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Phong
Nam thực hiện chưa tốt. Do công ty chưa có bộ phận chuyên về quản trị rủi ro cũng
như ban kiểm soát của công ty chưa hoạt động một cách rõ ràng, hiệu quả dẫn đến
công ty còn gặp những vấn đề rủi ro trong kinh doanh. Công ty chưa thực hiện quá
trình quản trị rủi ro hoàn chỉnh mà chỉ nhận diện được những rủi ro gặp phải trên cơ sở

những suy nghĩ chủ quan của nhà quản trị. Quan điểm của nhà quản trị công ty TNHH
Phong Nam cũng không quá coi trọng quản trị rủi ro do những rủi ro mà công ty gặp
phải gây tổn thất không lớn và hậu quả không nghiêm trọng.
2.2.2. Kết quả phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro qua dữ liệu thứ cấp.
2.2.2.1. Những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải.
• Rủi ro cơ hội.
Rủi ro cơ hội được đánh giá là rủi ro mà công ty thường gặp phải chiếm 20%
phiếu đánh giá. Theo như nhận định của các đôí tượng tham gia điều tra, rủi ro cơ hội
thường xảy ra trước khi ra quyết định. Do quá trình tìm kiếm, xử lý và thu thập thông
tin chưa hiệu quả. Việc thu thập thông tin từ thị trường, đối thủ cạnh tranh đều do
phòng kinh doanh đảm nhận.
Do có sự chồng chéo về chức năng và hạn chế về nguồn lựu nên chức năng này
thực hiện không hiệu quả. Hơn nữa phòng kinh doanh được đặt tại văn phòn đại diện
cách xa trụ sở chính làm cho việc truyền đạt thông tin gặp nhiều khó khăn, dẫn đến xử
25

×