Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.12 KB, 11 trang )

Lêi më ®Çu
FDI đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt
Nam trên nhiều phương diện như: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng
nguồn vốn cho đầu tư và phát triển, chuyển giao công nghệ tiên tiến, giải
quyết công ăn việc làm và nâng cao trình độ cho lực lượng lao động…Vậy,
vấn đề thu hút FDI tại Việt Nam hiện nay ra sao?Có những thuận lợi và khó
khăn gì?Bài viết dưới đây sẽ trình bày về những vấn đề đó.
Néi dung:
1.Khái niệm FDI:
Theo IMF, FDI “là hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi ích lâu dài của nhà
đầu tư tại một doanh nghiệp ở nước khác với nước của nhà đầu tư, trong đó
nhà đầu tư phải có vai trò có ý nghĩa quyết định trong quản lý doanh
nghiệp.”
(1)
2.Tình hình thu hút FDI tại Việt Nam:
Trải qua hơn 20 năm FDI không ngừng biến động qua từng thời kì, đặc
biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, FDI đã
tăng trường một cách mạnh mẽ.Năm 2009, dù "cơn bão" khủng hoảng kinh
tế thế giới gây nhiều "sóng gió" cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng Việt Nam
vẫn là nơi "đặt niềm tin", đầu tư làm ăn lâu dài của các nhà đầu tư.
2.1.Tình hình FDI qua các năm:
- Từ năm 1988- 1990: Đây là giai đoạn đầu tiên nên dòng FDI vào Việt
Nam còn nhỏ và chưa có tác động rõ rệt đến nền kinh tế- xã hội Việt Nam.
- Từ năm 1991- 1996: Đây là giai đoạn FDI tăng trưởng nhanh góp phần
quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu xã hội.Năm 1991, tổng vốn FDI
mới chỉ là 213 triệu đô-la Mỹ.Con số FDI đăng ký đã tăng mạnh từ 1992 và
đạt đỉnh điểm vào 1996 với tổng vốn đăng ký lên đến 8,6 tỷ đô-la Mỹ.
(2)
(Nguồn: website ngày 28/01/2008 09:00 AM )
(1).Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tê, Nxb.CAND, Hà Nội, 2008, tr177
(2)Website (Ngày 10/08/2007 – 09:13:00 am)


1
- Từ năm 1997- 1999:Đây là thời kỳ suy thoái của FDI do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997.Việt Nam đã trải qua một giai
đoạn tụt dốc của nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm
1998 và 59% năm 1999.
(1)
- Từ năm 2000-2002: Giá trị FDI đăng ký tăng trở lại vào năm 2000 với
mức 25,8% và 2001 với mức 22,6%, nhưng vẫn chưa được hai phần ba so
với năm 1996. FDI đăng ký tăng vào năm 2001 và 2002 là kết quả của dự án
đường ống Nam Côn Sơn (2000) và Dự án XD-KD-CG Phú Mỹ (2001).
Năm 2002, FDI đăng ký lại giảm xuống còn khoảng 1,4 tỷ đô-la Mỹ, đạt
khoảng 54,5% của mức năm 2001.
(2)
- Từ năm 2003- 2006: Đây là giai đoạn FDI phục hồi và phát triển. Năm
sau tăng gấp đôi so với năm trước.Năm 2004 chỉ mới đạt 2,084 tỷ USD thì
năm 2006 lên tới 10,200 tỷ USD tăng 400% so với 2004
(3)
.FDI năm 2006 đã
vượt rất nhanh, cao hơn năm 1996 và cao nhất trong 19 năm gần nhất.
- Từ năm 2007- đến nay: Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương
mại thế giới WTO các chính sách ngoại thương cởi mở hơn, tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư.Năm 2007 Việt Nam đã thu hút 1544 dự án và
21,3 tỷ USD, tăng gần 2 lần năm 2006
(4)
.Qua năm 2008 Việt Nam đã thu hút
một con số cực kỳ ấn tượng với 64 tỷ USD gấp gần 3 lần so với năm
2007.Qua đó lọt vào top 10 nền kinh tế hấp dẩn vốn đầu tư FDI nhất.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong năm
2009 cả nước có 839 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng
vốn đăng ký 16,34 tỷ USD

(5)
.Tuy chỉ bằng 24,6% so với năm 2008 nhưng
đây cũng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2009, các nhà đầu tư
nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 21,48 tỷ USD
(6)
.Có thể nói,
trong con mắt của nhà đầu tư, Việt Nam vẫn là nơi "đặt niềm tin", đầu tư
làm ăn lâu dài.
Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH-ĐT cho biết, tính chung cả vốn cấp mới
và tăng thêm trong tháng đầu tiên của năm 2010, Việt Nam đã thu hút 318
triệu USD vốn đầu tư đăng ký, tăng 71,9% so với cùng kỳ năm trước.
(7)
(1), (2), (3) Website (Ngày 10/08/2007 – 09:13:00am)
(4)Website ( Ngày 02/08/2007 – 03:30:00pm)
(5)Website (Ngày 29/12/2009-04:39:00 PM)
(6)Website (Thứ hai, 28/12/2009, 07:42)
(7)Website http://thitruong vietnam .com.vn (Ngày 27/1/2010 – 02:25:00 pm)
2
Chỉ tiêu FDI năm 2010: Tổng vốn đầu tư 22-25 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2009.
Trong đó, vốn mới đăng ký khoảng 19 tỉ USD, vốn tăng thêm khoảng 3 tỉ USD.
Vốn thực hiện ở mức 10-11 tỉ USD, tăng 10% so với 2009.
Các lĩnh vực trọng tâm: công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ phát triển co sở hạ tầng
và phát triển nguồn nhân lực, chế biến nông sản.
DiaOcOnline.vn - Theo Nhịp Cầu Đầu Tư
2.2.Tình hình FDI phân theo ngành kinh tế:
Cơ cấu vốn FDI (%) năm 2008 (Nguồn: website ngày 28/01/2008 09:00 Am)
Hình trên cho thấy có rất ít vốn đổ vào ngành nông nghiệp, nhiều nhất và
vượt trội là vốn đầu tư vào ngành công nghiệp.
Tỉ trọng vốn FDI vào các ngành kinh tế là không đều nhau.Dịch vụ lưu

trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu
tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm.
(1)
Nguồn: website ngày 28/01/2008 09:00 Am
(1)Website Thứ Hai, 28/12/2009, 10:58
3
Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và
tăng thêm.
(1)
Trong đó một số dự án có quy mô lớn được cấp phép trong năm
như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty
TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai.
2.3.Tình hình FDI phân theo khu vực:
FDI năm 2009 (phân theo địa phương). Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài.
Mặc dù các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có mặt tại tất cả 64
tỉnh thành của Việt nam, FDI chính vẫn tập trung vào các khu vực kinh tế
trọng điểm ở phía Nam như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình dương, Bà
Rịa-Vũng Tàu và một số trọng điểm ở phía Bắc như Hà Nội, Hải Dương,
Hải Phòng và Quảng Ninh....
PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG
Các dự án còn hiệu lực tính đến ngày 15/12/2009
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
TT Địa phương
Số dự
án
Tổng vốn đầu tư
đăng ký (USD)
Vốn điều lệ (USD)
1 TP Hồ Chí Minh 3,140 27,214,859,297 9,735,280,636
2 Bà Rịa-Vũng Tàu 211 23,641,917,748 6,444,532,489

3 Hà Nội 1,644 19,473,325,864 7,461,354,830
4 Đồng Nai 1,028 16,339,129,459 7,171,568,424
5 Bình Dương 1,946 13,394,129,566 4,618,771,680
6 Ninh Thuận 25 10,080,426,566 853,628,678
7 Phú Yên 49 8,149,956,438 1,807,818,655
8 Hà Tĩnh 10 7,990,105,000 2,736,915,000
9 Thanh Hóa 33 6,996,148,144 465,461,987
10 Quảng Nam 65 4,885,292,621 379,613,440
(1)Website Thứ Hai, 28/12/2009, 10:58
4
Chính phủ đã nhận ra khoảng cách biệt ngày càng lớn giữa các khu vực
duyên hải và khu vực nội địa, cũng như sự chênh lệch về kinh tế giữa nông
thôn và thành thị và đã cố gắng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào
các khu vực trung tâm và các vùng sâu, vùng xa của Việt Nam.Các hình
thức ưu đãi đặc biệt như được miễn thuế và miễn trong thời gian dài hơn,
miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu thô, giảm tiền thuê đất, đã
được áp dụng để thu hút đầu tư nước ngoài vào các vùng có điều kiện kinh
tế xã hội khó khăn.Tuy nhiên, thành công còn hạn chế.
Những điểm bất lợi chính để cạnh tranh của những khu vực trung tâm
này bao gồm cả sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, mô hình thị trường hẹp và
thiếu lao động có tay nghề.Do vậy mà những ưu đãi của Chính phủ cũng
không thể làm giảm đi những chi phí phát sinh.
2.4.FDI phân theo đối tác:
Tính đến cuối năm 2006, các nhà đầu tư nước ngoài từ hơn 70 quốc gia
và lục địa đã đầu tư vào Việt nam.Châu Á chiếm 60,8%, châu Âu chiếm
23%, châu Mỹ chiếm 7%.
(1)
Năm nước đầu tư lớn nhất đều là các nước châu
Á bao gồm Đài Loan,Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Singapore.
PHÂN THEO ĐỐI TÁC

Các dự án còn hiệu lực tính đến ngày 15/12/2009
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
TT Đối tác
Số
dự án
Tổng vốn đầu tư
đăng ký (USD)
Vốn điều lệ (USD)
1 Đài Loan 2,023 21,344,405,807 8,628,729,342
2 Hàn Quốc 2,327 20,572,892,316 6,933,403,450
3 Malaysia 341 18,064,514,601 3,871,213,032
4 Nhật Bản 1,160 17,816,524,080 5,157,821,224
5 Singapore 776 17,003,489,911 5,448,066,282
6 Hoa Kỳ 495 14,539,123,313 2,627,224,710
7 BritishVirginIslands 453 13,194,840,649 4,345,974,936
8 Hồng Kông 564 7,718,774,719 2,660,042,606
9 Cayman Islands 44 6,630,072,851 1,226,052,618
10 Thái Lan 220 5,773,990,708 2,471,157,622
(1) Website (Ngày 10/08/2007 – 09:13:00 am)
5

×