Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Giải pháp cải thiện thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của việt nam trong bối cảnh căng thẳng giữa việt nam và trung quốc về vấn đề biển đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 62 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngành công nghiệp dệt may là một trong ngành công nghiệp xuất khẩu lớn và lâu đời
trên thế giới. Theo nhận định của Dickerson (1995) thì hầu hết các quốc gia đều tham gia
sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm dệt may ra thị trường thế giới. Ngành dệt may được
xem là một ngành “khởi đầu” đặc trưng đối với các quốc gia đang trên đà phát triển theo
định hướng xuất khẩu. Đặc biệt, đối với các nước thuộc khu vực Đông Á với lợi thế về nhân
công và điều kiện tự nhiên, xuất khẩu ngành dệt may được đánh giá là một ngành kinh tế
mũi nhọn, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển nhanh chóng của các quốc gia
này trong thời gian gần đây.
Ngành dệt may Việt Nam, tính từ năm 1990 đến nay, đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia (chiếm hơn một nửa giá trị công nghiệp
xuất khẩu của nền kinh tế). Việt Nam đã trở thành một thành viên quan trọng trong thị
trường dệt may toàn cầu. Ngành công nghiệp dệt may đóng một vai trò quan trọng trong
việc mang lại sự phồn vinh cho đất nước. Giá trị xuất khẩu sản phẩm dệt may trong những
năm gần đây đã được xếp hàng đầu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, mang về
một nguồn thu ngoại tệ lớn và góp phần đáng kể vào việc tăng tỷ trọng GDP. Kể từ sau khi
gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam ngày càng được tiếp cận với nhiều thị trường mới dễ
dàng hơn, từ đó, ngành dệt may cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ổn định. Kim
ngạch xuất khẩu vượt quá 11 tỷ USD trong năm 2010, tăng 24% so với năm 2009, 14 tỷ
USD trong năm 2011, chiếm 16,5% tổng doanh thu xuất khẩu của cả nước và tăng 38% so
với năm 2010. Sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm dệt may Việt Nam đóng góp một phần
đáng kể trên thế giới, chiếm 18,6% tổng xuất khẩu của thế giới trong dệt may trong năm
2010. Việt Nam đứng thứ năm trong xuất khẩu dệt may trên thị trường quốc tế và có một
lực lượng lao động trong khu vực là hơn 2,5 triệu người, chiếm 4,7% tổng số việc làm trong
nước, trong đó có 1,3 triệu người đang làm việc trực tiếp trong ngành công nghiệp dệt may.
Nhìn chung, ngành công nghiệp dệt may được đánh giá là ngành công nghiệp duy nhất
trong cả nước duy trì được tốc độ tăng trưởng tổng thể và kim ngạch xuất khẩu liên tục qua
nhiều năm.
Tuy ngành dệt may là một ngành kinh tế hướng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong
nhiều năm qua, mang lại hàng chục tỷ USD cho quốc gia, nhưng Việt Nam vẫn không thoát


khỏi được vị trí “xuất khẩu hộ”. Giá trị gia tăng mà ngành dệt may thu về cho Việt Nam chỉ
chiếm chưa đến 10% kim ngạch xuất khẩu ngành. Cụ thể là trong năm 2012, xuất khẩu dệt
1
may đạt 15,1 tỷ USD, nhưng nhập khẩu vải, nguyên phụ liệu dệt may đã chiếm 10,2 tỷ
USD, tức là chiếm khoảng 67,5% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2013, ngành dệt may xuất
khẩu được 17,95 tỷ USD, nhưng giá trị gia tăng chỉ đạt 3,1 tỷ do ngành này phải nhập khẩu
đến 82,5% nguyên phụ liệu để phục vụ nhập khẩu (14,81 tỷ USD). Trong đó, Trung Quốc là
nguồn nhập nguyên phụ liệu chủ yếu cho ngành may mặc Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng
37,5% tỷ trọng nhập khẩu toàn ngành (5,56 tỷ USD). Trong 4 tháng đầu năm 2014, tổng
kim ngạch nhập khẩu toàn ngành dệt may là 1,4 tỷ USD, trong khi đó nhập khẩu từ Trung
Quốc chiếm 33,5% tổng kim ngạch (466,4 triệu USD).
Sau khi gia nhập AFTA năm 1995, trở thành thành viên chính thức của WTO năm 2007,
ký hiệp định FTA với Nhật Bản năm 2008, và gần đây nhất là tham gia đàm phán hiệp định
TPP, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước hàng loạt cơ hội và thách thức. Bên cạnh lợi
ích về mức thuế suất 0%, các hiệp định như FTA và sắp tới là TPP đều quy định khắt khe về
nguồn gốc xuất xứ của hàng dệt may. Cụ thể là, TPP đề xuất áp dụng quy tắc “từ sợi trở đi”
(yarn forward), có nghĩa là, các khâu từ kéo sợi, dệt – nhuộm – hoàn tất và may phải được
làm tại các nước thành viên của TPP. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, điều này đã gây ra nhiều
trở ngại đáng kể bởi hiện nay ngành may mặc Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất lớn nguồn
cung nguyên phụ liệu từ Trung Quốc và các nước khác nằm ngoài TPP.
Sự lệ thuộc vào nguồn cung từ phía Trung Quốc luôn đặt các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam trong vị thế bị động và dễ bị ảnh hưởng bởi các sự kiện bất ngờ hoặc rủi ro. Đặc biệt là
kể từ sau khi tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra, gây rạn nứt mối quan hệ
thương mại giữa hai quốc gia, chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may đã bị ảnh
hưởng nặng nề. Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP.HCM, Phó
Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam nhận định: “Giả sử tình huống xấu nhất Trung Quốc ra
lệnh bế môn tỏa cảng không cho xuất hàng vào Việt Nam, thì đầu tiên là việc ách tắc sản
xuất xảy ra ngay chứ không phải là cầm cự được bao lâu. Tại vì thường nguyên liệu của
chúng ta đặc biệt với ngành dệt may là ngành thời trang, nguyên liệu đưa về là sản xuất
ngay và thường thì dự trữ nguyên liệu của các nhà máy dệt may Việt Nam là không quá 2

tới 3 tháng. Tác động sẽ xảy ra ngay thôi”. Mặc dù mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung
Quốc trong chuỗi cung ứng dệt may là mối quan hệ cộng sinh, khi mà Trung Quốc cũng là
quốc gia nhập khẩu sợi chủ yếu của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu của Trung Quốc vào
Việt Nam chỉ chiếm 1% tổng xuất khẩu của họ trong khi sản phẩm Trung Quốc chiếm 30%
tổng nhập khẩu của Việt Nam. Do đó, nếu Trung Quốc ngừng quan hệ giao thương với Việt
Nam thì Việt Nam sẽ là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề hơn. Chính điều này đã khiến các
2
doanh nghiệp dệt may Việt Nam chú trọng hơn đến vấn đề “tự chủ” kinh tế, giảm lệ thuộc
vào Trung Quốc mà thay vào đó là đa dạng hóa nguồn cung, tìm kiếm thêm nhiều đối tác
thay thế.
Nhận thấy những vấn đề trên, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Giải pháp cải
thiện thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh
căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề biển Đông” nhằm có thể đưa ra những
phân tích và nhận định cụ thể về những tác động mà biến cố tranh chấp gây ra đối với
thượng nguồn chuỗi cung ứng của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam, đồng thời tiến hành
hệ thống, đánh giá tình hình hiện tại của chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam
và những cơ hội, thách thức mà ngành đang phải đối mặt. Từ đó, nhóm đưa ra một số đề
xuất chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu mà
mối quan hệ căng thẳng giữa hai quốc gia gây ra cho thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành
dệt may xuất khẩu Việt Nam và nhằm giúp ngành giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
“Chuỗi cung ứng” có thể được xem là một khái niệm khá mới mẻ đối với các nhà quản trị
trong khoảng 10 năm trước đây, tuy nhiên, cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, cụm từ
này dần trở nên quen thuộc và nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả.
1) Ganesham, Ran và Terry P.Harrison, với tác phẩm “An introduction to supply chain
management” (tạm dịch: Nhập môn quản trị chuỗi cung ứng), xuất bản năm 1995, Đại học
Penn State đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về chuỗi cung ứng trong nền
kinh tế toàn cầu. Trong cuốn sách này, tác giả đã tập trung làm rõ khái niệm chuỗi cung ứng
và quản trị chuỗi cung ứng, đưa ra một số mô hình chuỗi cung ứng đơn giản, nêu ra những
đặc điểm của một chuỗi cung ứng, những khó khăn và thách thức đối với nhà quản trị chuỗi

cung ứng, cũng như xu hướng phát triển chuỗi cung ứng trong thời đại mới.
2) Michael Hugos, với tác phẩm “Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng”, xuất bản năm 2010,
NXB Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh đã đưa ra một số khái niệm quan trọng về chuỗi cung ứng
và quản lý chuỗi cung ứng. Đồng thời, tác giả cũng nêu rõ những cơ hội và triển vọng cũng
như các thách thức, khó khăn mà chuỗi cung ứng mang lại cho doanh nghiệp.
3) Uta Juttner, Helen Peck và Martin Christopher, thuộc trường quản trị Cranfield, với bài
nghiên cứu “Supply chain risk management: Outlining an agenda for future research” (tạm
dịch: Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng: Phác thảo hướng nghiên cứu trong tương lai), đăng
trên Tạp chí Logistics quốc tế (International Journal of Logistics), mục Nghiên cứu và Ứng
dụng (Research and Applications), quyển 6 năm 2003, đã nêu được khái niệm rủi ro chuỗi
cung ứng, mức độ ảnh hưởng của rủi ro chuỗi cung ứng và tầm quan trọng của việc xây
3
dựng một chuỗi cung ứng bền vững đối với một doanh nghiệp, cũng như đề xuất một số giải
pháp hạn chế rủi ro.
4) S.Chopra, ManMohan S.Sodhi và Peter Meindl, với bài viết “Managing Risk to Avoid
Supply-chain Breakdown” (tạm dịch: Quản trị rủi ro nhằm phòng tránh đứt gãy chuỗi cung
ứng”) đăng trên tạp chí kinh doanh Harvard (Harvard Business Review) năm 2004 đã làm rõ
khái niệm về rủi ro chuỗi cung ứng, nêu ra những nguồn gây rủi ro và phân loại rủi ro chuỗi
cung ứng cũng như đưa ra một số nhóm giải pháp cơ bản giúp doanh nghiệp phòng tránh
hoặc hạn chế rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, các tài liệu quốc tế trên chỉ đưa ra khung lý thuyết chung về chuỗi cung ứng
và quản trị chuỗi cung ứng mà chưa tập trung vào một ngành nghề cụ thể nào.
Đối với ngành dệt may, vấn đề chuỗi cung ứng cũng được nhiều tác giả tập trung nghiên
cứu. Đặc biệt là, các nghiên cứu đều hướng vào các ví dụ cụ thể ở các thị trường dệt may
lớn của thế giới như Trung Quốc, Hong Kong, Bangladesh,…và Việt Nam. Có thể nêu một
số ví dụ điển hình như sau:
5) Asli Koprulu và M.Murat Albayrakoglu (2007), với đề tài “Supply chain management in
the textile industry: a supplier selection model with the analytical hierarchy process” (tạm
dịch: Quản trị chuỗi cung ứng trong ngành dệt may: mô hình chọn lựa nhà cung ứng bằng
quy trình phân tích phân cấp), thuộc đại học Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, đã đưa ra khái niệm về

quản trị chuỗi cung ứng và đưa ra phương pháp đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng của
ngành dệt may, đồng thời giới thiệu quy trình phân tích phân cấp và ứng dụng của nó trong
ngành dệt may nhằm giúp các doanh nghiệp chọn lựa danh mục nhà cung ứng phù hợp.
6) Ha Jin Hwang và Jan Seruga, với bài nghiên cứu “An intelligent Supply chain management
system to enhance collaboration in textile industry” (tạm dịch: Một mô hình quản trị chuỗi
cung ứng thông minh nhằm cải thiện quan hệ hợp tác trong ngành công nghiệp dệt may),
đăng trên Tạp chí quốc tế về Khoa học và Kỹ thuật, 12/2011, đã nêu sơ lược về quản trị
chuỗi cung ứng trong ngành dệt may, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của một chuỗi
cung ứng trong ngành dệt may, xu hướng chuỗi cung ứng hợp tác và các chiến lược nhằm
đẩy mạnh, cải thiện chuỗi cung ứng hợp tác trong giai đoạn hiện nay.
7) Mohammad Ali, Md Mamun Habib (2012), với bài viết “Supply chain management of
textile industry: a case study on Bangladesh” (tạm dịch: Quản trị chuỗi cung ứng ngành dệt
may: ví dụ thực tiễn ở Bangladesh), đăng trong tạp chí Chuỗi cung ứng toàn cầu
(International Journal of Supply chain) quyển 1, đã khái quát khái niệm về chuỗi cung ứng,
ngành dệt may, tổng lược về ngành công nghiệp dệt may toàn cầu, sơ lược về các thị trường
dệt may lớn hiện nay như Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, và cuối cùng là tập
4
trung vào ngành công nghiệp dệt may ở Bangladesh. Tác giả đã hệ thống và cho người đọc
nhìn nhân tổng quan về ngành dệt may và cấu trúc ngành dệt may ở Bangladesh.
8) Jimmy K.C.Lam, với bài viết “Textile and apparel supply chain management in Hong
Kong” (tạm dịch: Quản trị chuỗi cung ứng ngành dệt may ở Hong Kong), đăng trên Tạp chí
quốc tế Khoa học và Kỹ thuật, chuyên mục May mặc năm 2006, đã tổng hợp một số khái
niệm về quản trị chuỗi cung ứng và nêu được tình hình quản trị chuỗi cung ứng nói chung ở
Hong Kong. Sau đó, tác giả đi sâu vào phân tích quản trị chuỗi cung ứng ngành dệt may của
Hong Kong nói riêng để làm rõ được những yếu điểm hiện tại và mức độ quan trọng của
quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả đối với ngành dệt may Hong Kong.
9) Nguyễn Thị Hồng Vân và Nguyễn Thị Bích Ngọc (2008), với đề tài nghiên cứu khoa học
“Đo lường rủi ro chuỗi cung ứng mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ”, đã khái
quát được cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng và rủi ro chuỗi cung ứng nói chung, rủi ro
chuỗi cung ứng đối với ngành hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ nói

riêng, từ đó đo lường rủi ro chuỗi cung ứng đối với ngành hàng này khi xuất khẩu sang thị
trường Mỹ.
10) Đặng Thị Tuyết Nhung và Đinh Công Khải (2011), trong tóm tắt nghiên cứu chính
sách “Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam”, thuộc chương trình giảng dạy kinh tế
Fullbright, cũng đã nêu được tình hình ngành hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong
giai đoạn 2000-2010, đưa ra được chuỗi giá trị dệt may toàn cầu (có liên quan mật thiết đến
chuỗi cung ứng) và vị trí của dệt may Việt Nam trong chuỗi toàn cầu.
11) Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) và Đề án “Khảo sát và Thống kê ngành dệt may
Việt Nam 2013” cũng đã đưa ra được tính cấp thiết của việc nghiên cứu ngành dệt may
trong thời điểm hiện nay và vạch ra được cơ sở luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể
nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
12) Và các bài báo cáo khác về ngành dệt may Việt Nam như: “Report on Vietnam
Textile and Garment Industry” (tạm dịch: Báo cáo về ngành công nghiệp dệt may Việt
Nam) của Hiệp hội công nghiệp bông và dệt may châu Phi (African Cotton and Textile
Industries Federation – ACTIF) năm 2010; “Báo cáo cập nhật ngành dệt may” của Công ty
chứng khoán BIDV (BSC) ngày 17/7/2013; “Báo cáo phân tích, cập nhật ngành dệt may”
của Maybank KimEng (MBKE) ngày 17/4/2014; “Báo cáo ngành VietinbankSc: Ngành dệt
may Việt Nam” của tác giả Nguyệt Anh Vũ, tháng 04/2014;…đã nghiên cứu và đưa ra một
cái nhìn tổng quát về ngành dệt may Việt Nam trong thời gian gần đây.
Với tình hình hiện tại khi Trung Quốc thực hiện hành vi gây hấn và tranh chấp về lãnh
hải trên biển Đông với Việt Nam, vấn đề “thoát Trung” luôn được các nhà kinh tế, nhà kinh
doanh quan tâm và thường xuyên nhắc tới trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngành
5
dệt may Việt Nam, với nhiều năm lệ thuộc vào nguồn cung nguyên phụ liệu từ Trung Quốc,
đã trở thành một trong những ngành chịu sự ảnh hưởng và yêu cầu “tự đổi mới” nhiều nhất
hiện nay. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên
biệt nào nghiên cứu về vấn đề căng thẳng biển Đông và tác động của nó đến “thượng
nguồn” chuỗi cung ứng ngành hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam, nếu có, chủ yếu là
một số thông tin sơ bộ được đề cập một cách bao quát trên các tạp chí kinh tế. Do vậy, đề tài
nghiên cứu “Giải pháp cải thiện thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất

khẩu của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn
đề biển Đông” có thể đánh giá là một nội dung nghiên cứu cập nhật và mới mẻ, phù hợp
với thực trạng của ngành dệt may hiện nay.
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CĂNG THẲNG
GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
2.1. Tình hình ngành dệt may Việt Nam và chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất
khẩu Việt Nam
2.1.1.2. Tình hình hoạt động của ngành dệt may Việt Nam
Theo số liệu của Trung tâm thương mại thế giới năm 2010, Việt Nam thuộc Top 10 quốc
gia sản xuất hàng dệt may lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2007-2009, đứng thứ 7 vào năm
2010 với thị phần xuất khẩu gần 3%, sau Trung Quốc (36,6%), Đức (5,03%), Italy (5%),
Bangladesh (4,32%), Ấn Độ (3,9%) và Thổ Nhĩ Kỳ (3,7%). Hiện nay, Việt Nam là một
trong 5 nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới chiếm thị phần từ 4-5%. Thị trường xuất
khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản (chiếm 75% tổng kim ngạch xuất
khẩu) với các sản phẩm may mặc chủ yếu là sản phẩm từ bông sợi tổng hợp cho phân khúc
thị trường trung và thấp.
Bảng 1: Tổng quan ngành dệt may Việt Nam trong 4T/2014
6
Nguồn: FPTSS, Báo cáo ngành dệt may 4/2014
Sau hơn 20 năm phát triển mạnh mẽ, hiện nay ngành dệt may Việt Nam có khoảng hơn
6.000 doanh nghiệp, sử dụng hơn 2,5 triệu lao động, chiếm tỷ trọng 25% so với lao động
công nghiệp của cả nước (Bảng 1). Tuy nhiên, năng suất lao động ở khu vực sản xuất dệt
may của Việt Nam (2,4) là vẫn còn thấp so với các quốc gia khác như Trung Quốc (6,9),
Indonesia (5,2).
Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng trưởng mạnh, gần 18%. Đến
năm 2009, số liệu này có xu hướng giảm nhẹ (0,6%) do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
toàn cầu. Đến năm 2010, giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng mạnh với tốc độ tăng
trưởng trên 20% do các đơn hàng gia công được chuyển dần từ Trung Quốc sang Việt Nam,

đồng thời Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu của mình sang Đài Loan, Hàn Quốc và
các nước trong khối ASEAN. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tiếp tục
tăng 12% so với năm 2010. Năm 2012, ngành dệt may đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu là
15 tỷ USD, tăng khoảng 10 - 12% so với năm 2011, dù trong năm này, ngành dệt may gặp
rất nhiều khó khăn như thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, chi phí đầu vào tăng nhanh, khủng
hoảng đồng euro,…. Năm 2013 đánh dấu một năm thắng lợi của dệt may Việt Nam, với
kim ngạch xuất khẩu đạt 20 tỷ USD, duy trì tốc độ tăng trưởng 18%, vượt 1 tỷ USD so
với mục tiêu ban đầu. Tốc độ tăng trưởng CAGR (Compound Annual Growth Rate – tốc
độ tăng trưởng hàng năm kép) của ngành đạt 17,1%/năm Tính riêng giai đoạn 2000-
2012, ngành dệt may đã tăng trưởng gấp 8 lần.
7
Biểu đồ 3: Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam
giai đoạn 2005-2013
Nguồn: Nguyệt A.Vũ, Báo cáo ngành của VietinBank Sc, Ngành dệt may Việt Nam,
04-2014, theo tổng hợp từ VITAS 2013
Biểu đồ 4: Xuất khẩu dệt may Việt Nam từ 2007-2014 (dự báo)
Đơn vị: Triệu USD
Nguồn: BaoViet Securities, Báo cáo phân tích ngành hàng tiêu dùng: CTCP Dệt may-
Đầu tư-Thương mại Thành Công, 6/2014, theo tổng hợp từ Tổng cục Hải quan Việt Nam
Về thị trường xuất khẩu, hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu dệt may đi 54 thị trường trên
toàn thế giới. Trong đó, các khách hàng lớn nhất có thể kể tới là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Canada và Đài Loan. Trong 9 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may sang các thị trường này chiếm gần 89,5% tổng kim ngạch. Hoa Kỳ là thị trường xuất
khẩu chính của dệt may Việt Nam (chiếm 48% tỷ trọng xuất khẩu năm 2013).
Biểu đồ 5: Xuất khẩu dệt may Việt Nam tại các thị trường chủ lực
giai đoạn 2007-2013
8
Nguồn: Vitas, MBKE
Biểu đồ 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2012-2013
(Nguồn: BaoViet Securities, Báo cáo phân tích ngành hàng tiêu dùng: CTCP Dệt may-

Đầu tư-Thương mại Thành Công, 6/2014, theo tổng hợp từ Bloomberg)
Trong đó, ở thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam là nhà xuất khẩu lớn thứ hai (7,6% thị phần),
xếp sau Trung Quốc (40,2%). Ở thị trường EU, Việt Nam là nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ
7 (2,66%). Ở thị trường Nhật Bản, Việt Nam xếp thứ 3 (5%) sau Trung Quốc(78%) và EU
(5,25%). (Theo SSI-Research, Vietnam Garment and Textile sector Update, August 14,
2013).
Ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam sau hơn 20 năm liên tục phát triển với tỷ lệ tăng
trưởng kép 17,1%/năm , đến nay đã vươn lên trở thành ngành kinh tế hàng đầu cả nước, với
kim ngạch xuất khẩu đóng góp từ 10-15% GDP hàng năm. Tuy nhiên, ngành công nghiệp
dệt may Việt Nam chỉ tham gia vào phần thứ 3 trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu là
Cắt và May. Sản xuất chủ yếu theo hình thức gia công theo đơn hàng, hình thức sản xuất
9
cấp thấp nhất, phương thức gia công đơn giản (CMT (Cut Make Trim) và FOB (Free on
Board) chiếm hơn 95% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu), thiếu khả năng cung cấp trọn gói
nên giá trị gia tăng còn thấp, tỷ suất lợi nhuận chỉ chiếm khoảng 5-10%. Nếu xét theo mô
hình đường cong nụ cười trong chuỗi giá trị ngành dệt may, thì Việt Nam nằm trong vùng
hưởng giá trị thấp nhất.
Sơ đồ 9: Đường cong nụ cười trong chuỗi giá trị của ngành dệt may
Nguồn: Hà Văn Hội, 2012, Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam
Về nhập khẩu, ngành dệt may Việt Nam vẫn còn phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập
khẩu (khoảng 70%), chủ yếu từ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, tốc độ tăng trưởng kép
hàng năm của nhập khẩu ngành là 13,4% (Biểu đồ 7).
Biểu đồ 7: Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam giai đoạn 2007-2013
Đơn vị: triệu USD
10
(Nguồn: BaoViet Securities, Báo cáo phân tích ngành hàng tiêu dùng: CTCP Dệt may-
Đầu tư-Thương mại Thành Công, 6/2014, theo tổng hợp từ Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Nhập khẩu các mặt hàng bông, xơ sợi, vải và nguyên phụ liệu vẫn tăng liên tục qua nhiều
năm (Biểu đồ 8). Trong đó, vải chiếm tỷ trọng chủ yếu (62% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt
may năm 2013, đạt 8,397 triệu USD). Nhập khẩu bông năm 2013 đạt 589 nghìn tấn, trị giá

1.171 triệu USD, tăng 39% về lượng và 33,6% về giá trị so với năm 2012. Nhập khẩu xơ
sợi, nguyên liệu năm 2013 đạt 696 nghìn tấn,trị giá 1.520 triệu USD, tăng 7,7% về lượng và
8% về trị giá so với năm 2012.
Biểu đồ 8: Giá trị nhập khẩu dệt may theo mặt hàng
Đơn vị: Triệu USD
11
Nguồn: FPTS, Báo cáo ngành dệt may 4/2014, theo tổng hợp từ VITAS
Tính đến hết tháng 4/2014, cả nước nhập khẩu khoảng 2,8 tỷ USD vải, 502 triệu USD
bông và 479 triệu USD xơ sợi. Tính đến 7 tháng đầu năm 2014, ngành dệt may Việt Nam đã
nhập 896 triệu USD sợi dệt, gần 1 tỷ USD bông, 5,5 tỷ USD vải trong đó Trung Quốc chiếm
tới khoảng 33% tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm này, đứng trên Hàn Quốc và
Singapore. Tuy nhiên liên tiếp 2 năm trở lại đây, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu nguyên
phụ liệu cho dệt may, khẳng đầu bước đầu cho sự tự chủ.
Trong vài năm trở lại đây, doanh nghiệp dệt may Việt Nam bắt đầu chủ động đưa thương
hiệu của mình tiến ra thị trường thế giới. Điển hình là Vinatex đã đưa thương hiệu Việt Tiến
đến Lào, Campuchia và có kế hoạch hướng tới Myanmar và Trung Quốc. Ngành dệt may
cũng đang dần được phát triển theo chiều sâu bằng việc xây dựng nhiều nhà máy sản xuất
sợi tổng hợp và các nhà máy xơ nhằm đáp ứng nhu cầu xơ, sợi trong nước. Bằng cách này,
ngành dệt may Việt Nam có thể thực hiện tự chủ nguồn cung, thay vì phải nhập khẩu đến
hơn 80% để phục vụ cho xuất khẩu như hiện nay.
Với lợi thế ổn định chính trị - xã hội và nguồn lao động, Việt Nam đang có nhiều cơ hội
để tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt khi các Hiệp định thương mại Đối tác xuyên
Châu Á - Thái Bình Dương (TPP) , Hiệp định Thương Mại tự do song phương Việt Nam –
EU (FTA) được ký kết trong thời gian tới. Theo đó mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và tăng
trưởng thị trường nội địa theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam
đến năm 2020 tầm nhìn 2030 của Bộ Công Thương sẽ tăng trưởng từ 10-12%/năm.
12
Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, trong
việc hội nhập với thị trường quốc tế, với nhiều rào cản từ phía các nhà nhập khẩu và cạnh
tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu khác.

2.1.2. Chuỗi cung ứng của ngành dệt may Việt Nam
2.1.2.1. Cấu trúc chuỗi cung ứng của ngành dệt may Việt Nam
Chuỗi cung ứng ngành bao gồm: Khách hàng, Nhà bán lẻ, Nhà phân phối, Nhà sản xuất,
và Nhà cung ứng nguyên vật liệu. Nhưng nếu xét về chuỗi cung ứng toàn cầu, hiện nay Việt
Nam chỉ đang chỉ nằm ở khâu nhà sản xuất. Mặc dù là nước có nền công nghiệp dệt may
phát triển mạnh, nhưng tất cả chỉ là gia công, sản xuất. Ngành dệt may vẫn chưa thể xây
dựng được một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh như các nước công nghiệp phát triển.
Sơ đồ 10: Các doanh nghiệp may Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Nguồn: Dang Nhu Van (2005), Vietnamese T&G Firms in the Global Value Chain
Hiện tại, ngành dệt may Việt Nam chỉ thực hiện gia công theo đơn hàng bằng hình thức
gia công sản phẩm (CMT) và hình thức làm hàng FOB, trong đó CMT chiếm khoảng
75,3%, còn FOB chiếm 21,2%. Trong đó:
- Hình thức gia công sản phẩm (CMT- Cut Make Trim): khách hàng nước ngoài cung cấp
toàn bộ nguyên phụ liệu đầu và thiết kế sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam chỉ chịu trách
nhiệm sản xuất, gia công và hoàn thiện sản phẩm.
- Hình thức làm hàng FOB (Free on Board): các doanh nghiệp Việt Nam tự mua nguyên phụ
liệu, có thể là nguyên phụ liệu đầu vào do khách hàng nước ngoài chỉ định, hoặc nguồn
nguyên phụ liệu do doanh nghiệp Việt Nam chủ động tìm kiếm, hoặc là nguồn nguyên phụ
liệu được sản xuất trong nước.
Sơ đồ 11: Các phương thức sản xuất dệt may chủ yếu
13
Nguồn: FPTSS, Báo cáo ngành dệt may 4/2014
Mối quan hệ cung ứng đầu vào giữa nhà cung cấp nguyên phụ liệu và nhà sản xuất chỉ
tồn tại đối với các đơn hàng FOB, bởi vì khi thực hiện CMT, đối tác sẽ cung cấp toàn bộ
nguyên phụ liệu cần thiết cho quá trình sản xuất. Trong trường hợp sử dụng FOB, doanh
nghiệp dệt may Việt Nam phải cam kết sử dụng nguyên phụ liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng
do khách hàng yêu cầu. Tuy nhiên, hiện nay do nguồn cung trong nước còn hạn chế, các
ngành công nghiệp phụ trợ vẫn còn yếu kém nên chủ yếu nguồn nguyên phụ liệu phục vụ
cho ngành dệt may đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Theo thống kê từ Vitas, hàng năm
ngành dệt may phải nhập khẩu hơn 70% nguyên phụ liệu (xơ, sợi, bông, vải,…) để phục vụ

cho sản xuất. Ngoài nguyên phụ liệu, doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn phải nhập khẩu
thêm máy móc, công nghệ từ nước ngoài để phục vụ cho ngành dệt may, vì yêu cầu về tiêu
chuẩn chất lượng của các khách hàng lớn như Hoa Kỳ và EU là rất cao, trong khi công nghệ
trong nước vẫn còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng từ phía đối tác.
Xét về phía các nhà sản xuất, hầu hết doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam hiện nay đều có
quy mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm đa số. Theo thống kê của Hiệp
hội Dệt may Việt Nam, năm 2009 tổng số doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam là 3.719 doanh
nghiệp, đến năm 2014, ngành dệt may cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệp, trong đó,
doanh nghiệp FDI chiếm 15%, số doanh nghiệp tư nhân chiếm 84% và doanh nghiệp nhà
nước chiếm 1%. Khối FDI liên tục có tống độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn so với doanh
14
nghiệp dệt may trong nước (xem Biểu đồ 9). Điều này chứng tỏ một vấn đề rằng năng lực
sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển
và đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế.
Biểu đồ 9: Cơ cấu công ty dệt may theo hoạt động và theo sở hữu
Nguồn: FPTS, Báo cáo ngành dệt may 4/2014,
theo Ministry of Foreign Affairs of Netherlands
Biểu đồ 10: Tỷ trọng xuất khẩu dệt may của DN trong nước và DN FDI
trong 4 tháng đầu năm 2014
Nguồn: FPTS, Báo cáo ngành dệt may 4/2014, theo tổng hợp từ Tổng cục Thống kê
Xét về quá trình phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng, do đặc điểm hiện tại của
ngành dệt may là may gia công theo đơn hàng của đối tác ngước ngoài, nên việc phân phối
sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng cũng dựa chủ yếu vào hệ thống bán lẻ của các đối
15
tác này. Các kênh phân phối nội địa vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu liên kết và chưa đồng bộ.
Trung tâm phân phối lớn nhất hiện nay là Vinatexmart, thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam
(Vinatex). Là trung tâm phân phối sản phẩm của hơn 300 doanh nghiệp trong và ngoài hệ
thống, Vinatexmart là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng dệt may nội địa. Một
kênh phân phối khác phổ biến ở Việt Nam là các hệ thống siêu thị và các điểm bán hàng lẻ,
giúp đưa sản phẩm dệt may đến tay người tiêu dùng nội địa.

Từ thực tế có thể thấy chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào thị
trường nước ngoài.
• Nguồn nguyên vật liệu được nhập khẩu, nên chưa thể chủ động trong nguồn nguyên
vật liệu.
• Quá trình sản xuất chỉ là gia công đơn thuần theo các đơn đặt hàng với những thiết kế
và bản mẫu có sẵn. Ít có sản phẩm và thương hiệu riêng. Thiếu vắng các cụm công nghiệp
chuyên biệt về dệt may để tập trung phát triển.
• Kênh phân phối chưa được coi trọng chủ yếu chỉ thực hiện ở bước CMT và FOB,
hoạt động phân phối phụ thuộc vào các nhà buôn nước ngoài.
Các hoạt đông nghiên cứu thị trường tìm kiếm khách hàng không được đầu tư để tìm ra
những phân khúc khách hàng mà ngành có thể đáp ứng.
2.1.2.2. Tình hình chuỗi cung ứng của ngành dệt may Việt Nam
Một vấn đề đáng chú ý trong chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam là hiện tượng “nút
thắt cổ chai” ở khâu dệt nhuộm.
Sơ đồ 12: Chuỗi cung ứng ngành dệt may
Nguồn: Theo SSI-Research, Vietnam Garment and Textile sector Update, 14/8/2013
- Nguồn cung cấp bông, sợi tổng hợp
Ngành trồng bông và kéo sợi là khâu ở đoạn đầu của chuỗi dệt may và giữ vai trò trọng
yếu trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các phân đoạn còn lại gồm dệt - nhuộm và
may, nhưng cho đến nay khâu này vẫn chưa phát triển cân xứng với nhau. Hiện nay ngành
dệt may Việt Nam cần khoảng 820.000 tấn nguyên phụ liệu thô hàng năm, bao gồm 420.000
tấn bông và 400.000 tấn sợi tổng hợp (Theo SSI). Trong đó, Việt Nam chỉ có thể sản xuất
6.000 tấn bông, đáp ứng 1,2% nhu cầu sản xuất. Còn lại, gần 98,8% là được nhập khẩu, chủ
yếu là từ Hoa Kỳ (45,6%) và Ấn Độ (23,1%). Về sợi tổng hợp, hàng năm Việt Nam phải
nhập 120.000 tấn sợi tổng hợp để phục vụ cho ngành dệt may.
- Về ngành kéo sợi
16
Hàng may
mặc
Vải thô

Sợi
Nguyên phụ
liệu thô
(bông, sợi
tổng hợp,
lụa,…)
Dệt và
nhuộm
Cắt và
may
Kéo sợi
Chỉ trong 10 năm từ 2000 đến 2010, khi dệt may Việt Nam đã vươn lên trở thành ngành
đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước với doanh thu 11,2 tỷ đô la Mỹ, ngành kéo sợi đã
tăng trưởng trên 300% từ 1,2 triệu cọc sợi với tổng sản lượng 120.000 tấn lên 3,75 triệu cọc
đạt 420.000 tấn. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 5,1 triệu con quay, chiếm 2,04% số con
quay trên toàn thế giới, và sản xuất ra khoảng 700.000 tấn sợi mỗi năm (Xem Bảng 2). Tuy
nhiên, Việt Nam chủ yếu sản xuất sợi để xuất khẩu ra nước ngoài (2/3), mà thị trường chính
là Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2000, sản lượng bông đạt 12.000 tấn, đáp ứng khoảng 20% nhu cầu
kéo sợi thì đến năm 2010 chỉ còn 3.500 tấn – tức còn 30% sản lượng năm 2000 và chỉ còn
đáp ứng khoảng 1,3% nhu cầu bông cho ngành sợi (Hiệp Hội Bông Sợi Việt Nam, 2010).
Bảng 2: Số liệu ngành kéo sợi Việt Nam
Nguồn: FPTS, Báo cáo ngành dệt may 4/2014, theo tổng hợp từ VCOSA
Sự giảm sút của sản lượng bông trong nước đã ảnh hưởng đến các khâu sau của chuỗi
cung ứng dệt may Việt Nam (dệt và nhuộm), đặc biệt giá bông thế giới tăng cao một cách
bất thường (tăng 2,2 lần10) chỉ trong vòng 2 năm 2009, 2010 đe dọa tới sự tăng trưởng ổn
định của ngành sợi nói riêng và toàn ngành dệt may Việt Nam nói chung. Trong nhiều năm
qua Việt Nam phải nhập khẩu hầu hết các sản phẩm bông, xơ để phục vụ nhu cầu nguyên
liệu cho ngành sợi. Số liệu cho thấy, kể từ năm 2005 cho đến nay khối lượng và giá trị nhập
khẩu các nguyên liệu đầu vào cho ngành dệt may nước ta gia tăng liên tục ở tất cả các sản
phẩm bông, xơ, và sợi. Nhìn chung, bởi vì sự phụ thuộc nặng nề vào nguồn nguyên phụ liệu

nhập khẩu, nên ngành công nghiệp dệt may, đặc biệt là khâu kéo sợi của Việt Nam rất dễ bị
ảnh hưởng bởi giá bông thế giới và biến động tỷ giá hối đoái.
- Khâu dệt và nhuộm
Với 1/3 lượng sợi sử dụng cho sản xuất trong nước, hàng năm các doanh nghiệp dệt của
Việt Nam sản xuất được 1,3 tỷ mét vải thô. Sau đó, 0,5 tỷ mét vải thô được xuất ra các thị
trường nước ngoài, còn 0,8 tỷ mét vải được nhuộm bởi các doanh nghiệp trong nước. Do
đặc điểm của khâu dệt nhuộm là thâm dụng vốn, đòi hỏi mức vốn đầu tư cao, đặc biệt là cho
hệ thống xử lý chất thải. Vì những quan ngại về vấn đề môi trường nên chỉ có một số doanh
17
nghiệp dệt nhuộm được phép hoạt động tại Việt Nam. Do đó, dù rằng nhu cầu dệt nhuộm
của ngành dệt may là rất cao, nhưng với số ít các doanh nghiệp dệt nhuộm và công nghệ cũ
kỹ, lỗi thời, khâu dệt nhuộm được xem là một trong những điểm yếu nhất của chuỗi cung
ứng ngành dệt may Việt Nam. Trong khi ngành may nước ta đã có những bước tiến tương
đối thì ngành dệt vải, in nhuộm và hoàn tất vẫn chưa phát triển được như mong muốn. Công
đoạn này của Việt Nam “đang chậm hơn các nước trong khu vực 20%, nhất là công đoạn
nhuộm với 30% máy móc thiết bị cần khôi phục, hiện đại hóa do đã sử dụng trên 20 năm”.
Những hạn chế này khiến năng suất dệt vải của Việt Nam rất thấp, nếu so với Trung Quốc
chỉ bằng 30% (CIEM, 2008).
Rõ ràng vai trò của ngành dệt đối với riêng ngành may và tổng thể ngành dệt may là rất
lớn vì vải là yếu tố quan trọng quyết định đến chi phí và chất lượng cuối cùng của một sản
phẩm may mặc. Mặc dù có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho
ngành may nhưng trên thực tế, ngành dệt Việt Nam chưa làm tốt vai trò đó. Hiện nay, các
doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam đều không hài lòng về chất lượng vải nội
vì không đáp ứng được yêu cầu về sản xuất hàng may mặc của họ.
Bên cạnh yếu tố chất lượng thì sản lượng ngành dệt cũng không đáp ứng nhu cầu của
ngành may. Trong năm 2010 ngành dệt sản xuất 1,1 tỷ m2 sản phẩm dệt thoi, 150-200.000
tấn sản phẩm dệt kim và thực hiện in nhuộm hoàn tất khoảng 800 triệu m2, chỉ đáp ứng
được khoảng 20-30% nhu cầu trong nước. Nhập khẩu vải các loại về Việt Nam14 năm 2010
trị giá 5,37 tỷ USD, tăng 26,86% so với năm 2009. Trong khoảng 9 tỷ USD kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt may năm 2009, giá trị xuất khẩu vải chiếm gần 430 triệu USD, nghĩa là

ngành dệt chỉ đóng góp chưa đến 5% giá trị xuất khẩu. Như phân tích ở phần trên, chính sự
phát triển chậm của ngành dệt đã gây ra tình trạng nghịch lý trong ngành dệt may của nước
ta: sợi sản xuất ra hiện nay phải xuất khẩu 2/3 sản lượng, trong khi ngành may lại phải nhập
70-80% lượng vải mỗi năm.
- Hoạt động cắt may
Ngành may xuất khẩu của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng kể từ cuối những năm 80
và đầu những năm 90, đặc biệt từ sau khi Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ
có hiệu lực vào năm 2001 đã thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam mở rộng thị trường xuất
khẩu đáng kể (Hill, 2000, Tóm tắt nghiên cứu chính sách: Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt
Nam). Số liệu kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ năm 2000 đến 2010 cho thấy, trong tất
cả các khâu của chuỗi giá trị thì may là ngành có sự phát triển rõ rệt nhất ở Việt Nam. Trong
năm 2010, Việt Nam đã sản xuất được 2,6-2,8 tỷ sản phẩm may mặc, trong đó khoảng 70%
dành cho xuất khẩu. Với thị trường xuất khẩu rộng, rõ ràng Việt Nam đang trở thành nhà
18
cung cấp hàng may mặc cạnh tranh trên thế giới. Nhưng Việt Nam vẫn chỉ cạnh tranh xuất
khẩu ở những mặt hàng tương đối hẹp, những sản phẩm may mặc mà đang xuất khẩu chủ
yếu là các sản phẩm từ bông và sợi tổng hợp cho phân khúc thị trường cấp trung và cấp
thấp. Số liệu về chủng loại các mặt hàng xuất khẩu năm 2009 cho thấy, hơn 60% giá trị xuất
khẩu của ngành may mặc là từ áo sơ mi, áo khoác, quần dài và quần áo thể thao. Các sản
phẩm từ dệt kim như quần áo lót, áo thun được sản xuất với khối lượng và giá trị xuất khẩu
vẫn còn tương đối nhỏ. Các sản phẩm cao cấp như váy, đồ vest được xuất khẩu với số lượng
rất hạn chế.
Bảng 3: Số liệu xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2000-2010
Đơn vị: triệu USD
Thị
trường
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
TỔNG 1.892 1.962 2.755 3.660 4.385 4.838 5.834 7.794 9.082 9.070 11.172
USA 50 45 975 1.973 2.474 2.603 3.044 4.465 5.116 4.995 6.117
EU 609 599 609 580 762 882 1.243 1.489 1.704 1.700 1.883

Japan 620 588 620 514 531 604 628 704 820 955 1.154
Khác 613 730 551 593 618 749 919 1.136 1.442 1.420 2.018
Nguồn: Tổng hợp từ Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam hiện nay vẫn đều sản xuất
theo phương thức gia công đơn giản, thiếu khả năng cung cấp trọn gói. Theo thống kê của
Hiệp hội dệt may Việt Nam năm 2013 tỷ lệ xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức gia
công CMT vẫn chiếm chủ yếu (khoảng 75,3%), xuất khẩu theo phương thức FOB chỉ
khoảng 21,2% và chỉ có 1% xuất khẩu theo phương thức ODM. Các doanh nghiệp Việt
Nam xuất hàng theo FOB cũng chỉ chủ yếu ở mức FOB I nên giá trị gia tăng của ngành còn
thấp chỉ chiếm khoảng 20% so với kim ngạch xuất khẩu, tỷ suất lợi nhuận chỉ khoảng 5-
10% và phải nhập khẩu đến 70-90% nguyên phụ liệu. Điều này giải thích cho một nghịch lý
là Việt Nam đang là một trong 5 nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất vào Mỹ nhưng lại
là quốc gia duy nhất không dùng nguyên phụ liệu trong nước. Nếu vẫn phụ thuộc vào nguồn
nguyên phụ liệu từ nước ngoài, các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam sẽ gặp phải một số
rủi ro sau: rủi ro về thời gian và chất lượng nguyên phụ liệu trong quá trình vận chuyển, rủi
ro về thời gian khi tìm nguyên liệu thay thế trong trường hợp sản phẩm bị lỗi dẫn tới ảnh
hưởng hợp đồng giao hàng.
Theo đánh giá của Giám đốc văn phòng đại diện của tập đoàn Mast Industries18 - một
nhà mua quốc tế lớn của ngành dệt may, thì hiện nay chỉ có khoảng 10-15 doanh nghiệp
Việt Nam có khả năng làm FOB đạt tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu các nhà mua thế giới,
tiêu biểu là các công ty may Việt Tiến, Nhà Bè, Phong Phú. Họ cũng cho biết thêm, hạn chế
19
lớn nhất khiến các doanh nghiệp Việt Nam chưa làm được FOB là do không có khả năng
tìm được nguồn vải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và thời gian giao hàng, và không
đủ khả năng về tài chính để đề phòng giải quyết cho các trường hợp phát sinh rủi ro khi thực
hiện hợp đồng nhằm đáp ứng việc giao hàng đúng thời hạn. Nói cách khác, tỷ lệ xuất khẩu
các sản phẩm may mặc theo phương thức FOB vẫn còn thấp là do ngành dệt may của Việt
Nam không chủ động được nguồn nguyên liệu, khả năng quản lý, huy động vốn và chủ
động về tài chính không cao, nên vẫn chưa khai thác hết các lợi thế, thu được lợi nhuận tối
đa ở khâu này. Đặc biệt, ngành may mặc Việt Nam đang rất yếu ở mảng thiết kế sản phẩm

vì thiếu các nhà thiết kế giỏi, khó tiếp cận và thiếu thông tin về nhu cầu khách hàng, xa thị
trường tiêu dùng cuối cùng.
Nếu so sánh mắt xích sản xuất ngành dệt may Việt Nam so với thế giới, ta có thể thấy
trong khi mắt xích sản xuất của ngành dệt may Việt Nam đang ở mức may gia công là chủ
yếu thì các nhà sản xuất trên thế giới đang cạnh tranh với nhau bằng cách dịch chuyển lên
phương thức sản xuất FOB cấp III hay ODM, OBM nhằm đáp ứng những thay đổi quan
trọng trên thị trường dệt may thế giới.
Những phân tích ở trên cho thấy cần phải khắc phục các điểm còn hạn chế để nâng cao
năng lực sản xuất của ngành may Việt Nam ngay từ thời điểm này là điều kiện cần thiết để
ngành may mặc Việt Nam nâng cấp vị thế của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Muốn
thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu thì các doanh nghiệp cần phải sản xuất dưới
dạng FOB, ODM.
- Hoạt động marketing và phân phối
Hoạt động phân phối của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát
triển và đang phụ thuộc vào các nhà buôn nước ngoài. Mạng lưới các nhà mua này bao gồm:
các doanh nghiệp bán lẻ, các nhà sản xuất, và các nhà buôn. Những doanh nghiệp bán lẻ, đa
số thuộc thị trường EU, Nhật và Mỹ, họ sở hữu những thương hiệu hàng đầu quốc tế, những
siêu thị, cửa hàng bán sỉ và bán lẻ. Những nhà sản xuất nhập sản phẩm (buyer) từ Việt Nam
bao gồm các nhà may mặc quốc tế và khu vực, các nhà buôn trong khu vực thường từ Hồng
Kông, Đài Loan và Hàn Quốc. Trong khi đó, các nhà buôn đóng vai trò rất quan trọng là
trung gian trong chuỗi cung ứng hàng dệt may của Việt Nam ra thế giới. Các doanh nghiệp
bán lẻ lớn tin cậy vào các nhà buôn (chủ yếu từ Hồng Kông) để phát triển mạng lưới cung
ứng của họ ở Việt Nam nhằm giảm chi phí giao dịch. Các doanh nghiệp đầu tư may mặc
nước ngoài hiếm khi liên hệ trực tiếp với các khách hàng quốc tế ở Việt Nam, vì nhà cung
ứng của họ thường có văn phòng đại diện đặt ở Hồng Kông, Đài Loan hay Hàn Quốc. Do
20
vậy các doanh nghiệp Việt Nam (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ) phụ thuộc rất lớn vào
các nhà buôn nhỏ trong khu vực (Nadvi và Thoburn, 2004).
Theo kết quả nghiên cứu của Dang Nhu Van (2005) các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
vẫn phải thông qua các nhà cung cấp khu vực để có các hợp đồng gia công, rất ít doanh

nghiệp dệt may có được các hợp đồng trực tiếp từ các nhà bán lẻ để cung cấp sản phẩm của
mình. Một số doanh nghiệp dệt may thì thông qua các văn phòng đại diện ở Việt Nam của
các thương hiệu nổi tiếng để cung cấp sản phẩm. Nói cách khác, các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam vẫn rất thiếu liên kết với những người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng mà chỉ thực
hiện các hợp đồng gia công lại cho các nhà sản xuất khu vực.
Vấn đề này vừa là nguyên nhân vừa là kết quả khiến đa số các công ty gia công ở Việt
Nam thường không biết điểm đến cuối cùng của các sản phẩm mà họ đã sản xuất. Hơn một
nửa doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc tư nhân đã nói rằng họ không biết về thị trường
cuối cùng nơi mà các sản phẩm của họ được tiêu thụ. Thậm chí một vài doanh nghiệp xuất
khẩu lớn dệt may lớn ở thành phố Hồ Chí Minh cũng nói rằng họ có mối liên kết với các
nhà buôn ở Hàn Quốc và Đài Loan, nhưng họ cũng không biết các cửa hàng tiêu thụ sản
phẩm của họ ở đâu trên thế giới (Khalid Nadvi và John T.Thoburn, 2004). Chính khoảng
cách rất xa giữa các nhà sản xuất Việt Nam với các doanh nghiệp bán lẻ cuối cùng có thể tác
động mạnh lên các nhà sản xuất ở địa phương, làm chúng ta khó khăn hơn trong việc nắm
bắt yêu cầu của thị trường để đáp ứng một cách nhanh chóng sự thay đổi nhu cầu của người
mua cũng như xu hướng thời trang mới trên thế giới.
Như vậy, hoạt động marketing và phân phối đang là khâu yếu của ngành dệt may Việt
Nam, điều này là do chúng ta chủ yếu thực hiện các đơn hàng gia công ở mức CMT và FOB
cấp I nên Việt Nam ít có các sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình để tiếp cận với các
nhà bán lẻ trên toàn cầu. Một khi chúng ta còn chưa nắm được các mắt xích ở thượng nguồn
để chủ động trong hoạt động sản xuất với các mẫu thiết kế và thương hiệu riêng thì ngành
dệt may Việt Nam vẫn khó có thể xâm nhập được mạng lưới xuất khẩu và tiếp thị trong
chuỗi giá trị toàn cầu.
Phân tích các mắt xích trong chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam cho thấy, sau nhiều năm
gia nhập chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu mặc dù kim ngạch xuất khẩu cao nhưng ngành
dệt may Việt Nam vẫn chỉ tập trung xuất khẩu các sản phẩm may mặc theo phương thức gia
công – vị trí đáy của chuỗi giá trị toàn cầu–với giá trị gia tăng tương đối thấp. Hạn chế lớn
nhất của ngành là sự phát triển không đồng đều ở các khâu đặc biệt là ở công đoạn đầu
trong chuỗi giá trị dệt may bao gồm: trồng bông, dệt, nhuộm và hoàn tất. Sự phát triển yếu
và chậm các khâu này đã cản trở sự phát triển, làm giảm giá trị gia tăng ở khâu kéo sợi và

21
sản xuất hàng may mặc. Bên cạnh đó mạng lưới xuất khẩu và tiếp thị vẫn đang là điểm yếu
lớn trong chuỗi giá trị của ngành dệt may Việt Nam, hạn chế sự xâm nhập vào các khâu cao
hơn trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Như vậy, thách thức của các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam là để thành công, họ phải chuyển sang sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng
cao hơn bằng cách nâng cấp năng lực cạnh tranh của mình.
2.2. Tác động do căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề biển Đông đối
với thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam
2.2.1. Thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam và
hiện trạng “lệ thuộc” vào nguồn cung từ phía Trung Quốc
2.2.1.1. Trung Quốc và vị trí nhà cung cấp nguyên phụ liệu hàng đầu cho ngành dệt
may Việt Nam
Nguồn cung ứng nguyên phụ liệu ngành may mặc là vấn đề quyết định then chốt cho sự
phát triển của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Mặc dù, là một trong 5
nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới (giữ thị phần 5-7%), nhưng nguyên vật liệu phục
vụ cho ngành dệt may hơn 4 phần được nhập khẩu từ nước ngoài (khoảng 86%), trong đó,
chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc.
Năm 2012, xuất khẩu dệt may đạt 15,1 tỷ USD, nhưng nhập khẩu vải, nguyên phụ liệu
dệt may đã chiếm 10,2 tỷ USD, tức là chiếm khoảng 67,5% kim ngạch xuất khẩu. Rõ nhất là
năm 2013, ngành dệt may xuất khẩu được 17,95 tỷ USD, nhưng giá trị gia tăng chỉ đạt 3,1
tỷ do ngành này phải nhập khẩu đến 82,5% nguyên phụ liệu để phục vụ nhập khẩu (14,81 tỷ
USD).
Trong đó, nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc đang chiếm tỷ trọng lớn nhất,
khoảng 37,5% tỷ trọng nhập khẩu toàn ngành (5,56 tỷ USD) (Bảng 3). Chỉ riêng có bông là
Việt Nam không nhập khẩu từ Trung Quốc, do quốc gia này có chính sách bảo hộ ngành
bông trong nước. Nguồn cung cấp bông cho ngành dệt may Việt Nam, do đó, chủ yếu là từ
Mỹ (chiếm 39,3%).
Bảng 4: Số liệu nhập khẩu bông sợi của Việt Nam trong giai đoạn 2002-2010
22
Còn về các nguyên phụ liệu khác, Trung Quốc là nhà cung cấp trọng yếu cho dệt may

Việt Nam trong suốt nhiều năm. Hiệp hội Bông Việt Nam (VCOSA), Trung Quốc cung cấp
khoảng 50% tất cả các nguyên liệu vải sợi cho Việt Nam. Các nguyên liệu bông, xơ sợi, vải,
nút, vật liệu may,… hầu hết phải nhập khẩu.
Bảng 5: Nhập khẩu dệt may Việt Nam năm 2013
Thị trường
Năm 2012 Năm 2013
Năm 2013 so
với cùng kỳ
(%)
Trị giá (USD) Trị giá (USD) Trị giá
TỔNG 7.040.068.047 8.397.166.827 +19,28
Trung Quốc 3.040.772.008 3.887.791.400 +27,86
Hàn Quốc 1.409.747.353 1.713.007.408 +21,51
Đài Loan 1.073.407.119 1.241.484.802 +15,66
Nhật Bản 599.123.789 563.562.276 -5,94
Hồng Kông 353.348.106 350.110.174 -0,92
Thái Lan 170.295.784 215.246.483 +26,4
Malaysia 48.174.107 62.832.748 +30,43
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Riêng tháng 12/2013 nhập khẩu vải dệt may từ thị trường này tới 3.040.772.008 USD,
đưa tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2013 lên 3.887.791.400 USD, chiếm 46,2% tổng trị giá
nhập khẩu vải dệt may của Việt Nam trong năm 2013. Trong 4 tháng đầu năm 2014, tổng
kim ngạch nhập khẩu toàn ngành dệt may là 1,4 tỷ USD, trong khi đó nhập khẩu từ Trung
Quốc chiếm 33,5% tổng kim ngạch (466,4 triệu USD). Với con số này thì trong 4 tháng qua,
Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu về nguồn cung nguyên phụ liệu cho dệt may Việt Nam,
đứng trên Hàn Quốc và Singapore.
Bảng 6: Thị trường nhập khẩu xơ, sợi cho ngành dệt may Việt Nam
11 tháng đầu năm 2013
23
Biểu đồ 11: Tỷ trọng các thị trường nhập khẩu xơ sợi và vải

cho ngành dệt may Việt Nam năm 2013
Nguồn: Nguyệt Anh Vũ, Báo cáo ngành VietinBankSc, Ngành dệt may Việt Nam,
04-2014, theo tổng hợp từ VITAS 2013
Nguồn nguyên phụ liệu trong nước hiện nay chỉ có thể đáp ứng được một phần nhỏ tổng
nhu cầu của cả ngành hàng dệt may. Cụ thể là, ngành bông trong nước chỉ có thể đáp ứng
được khoảng 6.000 tấn bông/năm (khoảng 1,2% nhu cầu); về nguồn vải, các doanh nghiệp
Việt Nam chỉ có thể sản xuấtđược 0,8 tỷ mét vải nhuộm (11,8%), còn lại 6 tỷ mét vẫn phải
nhập khẩu.
2.2.1.2. Nguyên nhân của sự lệ thuộc về nguyên phụ liệu từ Trung Quốc
Sợi Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh tự nhiên và cũng không chú trọng đầu tư trong
việc trồng bông và sản xuất xơ. Trồng bông là ngành rất thâm dụng đất đai, việc trồng bông
chịu tác động nhiều bởi thời tiết, khí hậu, vì bông được trồng chủ yếu ở vụ 2 trong mùa mưa
nhờ nước trời nên khó phù hợp với tất cả các vùng, dẫn tới diện tích trồng bông ở Việt Nam
vẫn chưa cao và còn manh mún. Bên cạnh đó, trình độ thâm canh của nông dân chưa tốt,
không có hệ thống thủy lợi hỗ trợ, điều kiện trồng trọt chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên,
sản xuất thu hoạch bằng tay nên năng suất bông của nước ta kém xa các nước khác trên thế
24
giới dẫn tới giá bán không cạnh tranh so với các nước khác ở Bắc Mỹ và Châu Phi. Năng
suất bông bình quân của nước ta hiện nay chỉ đạt khoảng 1,1 tấn/ha, trong khi đó năng suất
trồng bông ở Mỹ đạt khoảng 3-4 tấn/ha.
Sản phẩm sợi của nước ta chưa đa dạng về chủng loại, chất lượng các sản phẩm sợi chưa
cao và chỉ mới tập trung ở phân khúc sản phẩm cấp thấp, trung bình nên không đáp ứng
được nhu cầu của doanh nghiệp dệt may hàng cao cấp đòi hỏi nhiều loại nguyên liệu sợi
khác nhau với các loại nguyên liệu đầu vào đặc biệt, thiết bị sản xuất hiện đại. Quá phụ
thuộc vào nguồn cung bông từ các nước xuất khẩu trong khi biến động giá bông trên thị
trường thế giới ngày càng phức tạp ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
sợi. Theo đánh giá của ông Nguyễn Thành Vinh: “sự phát triển còn chưa mạnh của ngành
sợi có thể là do chúng ta phụ thuộc vào 97% nguồn nguyên liệu bông, xơ nhập khẩu và hạn
chế về trình độ công nghệ, máy móc thiết bị kỹ thuật hiện đại”. Ngoài ra, do khả năng tài
chính còn hạn chế nên đầu tư công nghệ của ngành sợi hiện không đáp ứng kịp những

chuyển dịch về nhu cầu của thị trường trong tương lai, cũng như duy trì năng lực, vị thế
cạnh tranh của sợi Việt Nam so với các quốc gia khác (VSA, 2011). Thêm vào đó, đặc tính
của ngành may nước ta chủ yếu là gia công xuất khẩu, việc chọn nguyên liệu phải theo sự
chỉ định của khách hàng, các doanh nghiệp không thể chủ động trong hoạt động đặt nguồn
nguyên liệu vải trong nước đã góp phần tạo ra thêm khó khăn cho ngành dệt, nhuộm, từ đó
kéo theo tác động không tốt đến các doanh nghiệp sản xuất sợi trong nước.
Mặc dù nguồn cung nguyên vật liệu dệt may có từ rất nhiều quốc gia Thái Lan, Hàn
Quốc, Indonesia, Ấn Độ… nhưng xét về mặc lợi thế thì nguồn nguyên liệu của Trung Quốc
có lợi thế hơn hẳn. Ông Nguyễn Xuân Dương, Tổng Giám đốc Công ty CP May Hưng Yên
cho biết, công ty hiện đang nhập khẩu khoảng 80% nguyên liệu sản xuất, chủ yếu là vải. Và
trong số đó 2/3 là nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc. Ông Dương phát biểu: “Chúng tôi
phải tìm đến thị trường Trung Quốc là do thời gian đảm bảo, giá thành lại cạnh tranh. Hơn
nữa, việc tìm nguyên phụ liệu không phải do công ty chúng tôi quyết định mà do khách
hàng cung cấp, chúng tôi chỉ gia công. 20% nguyên phụ liệu còn lại là do các DN nước
ngoài tại Việt Nam, DN nội địa cung ứng, nhưng chủ yếu là vải lót, khuy…”. Có thể thấy,
về lợi thế về vận chuyển, so với các nước khác thì chi phí vận chuyển từ Trung Quốc đến
Việt Nam là thấp nhất, bên cạnh đó nguồn sản phẩm cung cấp lại đa dạng nhiều chủng loại
với mức giá rất phù hợp với thị trường Việt Nam (giá nguyên phụ liệu nhập từ Trung Quốc
thấp hơn giá nguyên phụ liệu nội địa 10%). Đặc biệt hơn nữa là dễ dàng trong phương thức
25

×