Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.71 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, với việc mở rộng quyền tự do kinh doanh cho các chủ thể
đã thổi vào nền kinh tế nước ta một luồng sinh khí mới, các doanh nghiệp được thành lập
ngày càng nhiều với các ngành, nghề kinh doanh đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, để có thể
hoạt động một cách hiệu quả và đúng quy định của pháp luật, các chủ thể phải đáp ứng
được những điều kiện nhất định về điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề. Vậy
pháp luật hiện hành quy định như thế nào về điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành
nghề?
NỘI DUNG
I. Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh ( ĐKKD ) và
chứng chỉ hành nghề ( CCHN ):
“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, từ sản xuất đên tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đich sinh lợi” ( Khoản 2 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005).
Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần tuân thủ một số điều kiện
nhất định. Hiểu một cách khái quát thì “điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp
phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể”.
Pháp luật hiện hành có quy định cụ thể về ĐKKD ( Điều 7 Luật doanh nghiệp 2005
và Điều 8 nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày …hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của
Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác.
Theo Điều 7 Luật doanh nghiệp 2005 ( LDN 2005 ) thì:
Thứ nhất: doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các
ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Thứ hai: đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy
định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ
điều kiện theo quy định.
Hiện nay các ĐKKD, cụ thể là các giấy phép kinh doanh ở nước ta tồn tại dưới
nhiều hình thức và tên gọi khác nhau, cụ thể là:
- Giấy phép kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
- Chứng chỉ hành nghề;


- Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
- Xác nhận vốn pháp định;
- Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền
kinh doanh ngành nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kì hình thức
nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. ( Điều 8 nghị định 102/2010)
Thứ ba: cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và
sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hoại môi trường.
Ngoài ra, Chính phủ định kì rà soát, đánh giá lại toàn bộ hoặc một phần các điều
kiện kinh doanh, bãi bỏ hoặc kiến nghị bão bỏ các điều kiện không còn phù hợp, sửa đổi
hoặc kiến nghị sửa đổi các điều kiện bất hợp lý; ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều
kiện kinh doanh mới theo yêu cầu quản lý nhà nước. Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều
kiện kinh doanh.
+ Giấy phép kinh doanh (GPKD) là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp, cho phép chủ thể kinh doanh tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh nhất
định. GPKD là công cụ quản lý nhà nước mà hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng
với các mức độ khác nhau. Thông qua cơ chế xin phép – cho phép, nhà nước quản lý chặt
chẽ hơn đối với một số ngành nghề mà việc kinh doanh đòi hỏi đáp ứng những điều kiện
nhất định để đảm bảo an toàn cho khách hàng và xã hội.
Pháp luật hiện hành quy định: doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày
được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Đối với những ngành nghề kinh doanh có
điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành, nghề đó kể từ ngày được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đầy đủ điều kiện kinh
doanh theo quy định.
Thông thường, GPKD được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không
phải là loại giấy phép phải có trong tất cả các trường hợp. Bởi vì, GPKD là văn bản cho
phép thực hiện hoạt động kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người kinh doanh khi họ đáp ứng đủ các điều kiện

kinh doanh cần thiết.
Khi tìm hiểu về GPKD, chúng ta có thể nhận biết nó qua một số khía cạnh cơ bản sau:
- Về phạm vi áp dụng: GPKD không áp dụng phổ biến đối với tất cả các ngành nghề
kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ mục đích quản lý nhà nước, Chính
phủ quy định ĐKKD mà người kinh doanh phải đáp ứng khi hoạt động trong một số ngành
nghề, lĩnh vực kinh doanh. Đây là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi chủ
thể thực hiện nó phải có GPKD, nhằm đảm bảo an toàn trong khi hoạt động.
- Về đối tượng áp dụng: GPKD được cấp cho các chủ thể kinh doanh, bao gồm các
cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh. Trường hợp chủ thể
kinh doanh đó là doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp
danh...), đối tượng được cấp GPKD là doanh nghiệp chứ không phải là cá nhân, tổ chức đã
đầu tư vốn để thành lập ra doanh nghiệp.
- Ý nghĩa pháp lý của GPKD thể hiện sự xác nhận của Nhà nước về việc đáp ứng đủ
ĐKKD mà pháp luật quy định. Tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, điều kiện
quy định có thể là yêu cầu về phòng chống cháy nổ, yêu cầu về cơ sở vật chất tối thiểu, về
vệ sinh an toàn thực phẩm...Chủ thể kinh doanh chỉ được cấp giấy GPKD khi đáp ứng đủ
các điều kiện đó. Hay nói cách khác, GPKD chính là chứng thư pháp lí xác nhận việc
doanh nghiệp đã có đủ các điều kiện kinh doanh cần thiết.
- Thời điểm cấp: GPKD được cấp khi chủ thể kinh doanh đã được thành lập hợp
pháp, tức là khi tổ chức, cá nhân...đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Dù
thành lập mới để kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay đăng ký kinh
doanh bổ sung những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thủ tục xin và cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh đều được tiến hành khi chủ thể kinh doanh đã được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh. Khi đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký thay đổi, bổ sung
ngành nghề kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo và hướng dẫn về
ĐKKD cần thiết đối với ngành nghề đó.
- Thẩm quyền cấp: Mục đích của các quy định về GPKD là nhằm đảm bảo quản lý
nhà nước phù hợp từng ngành, lĩnh vực, chính vì vậy GPKD không do cơ quan đăng ký
kinh doanh cấp mà do các cơ quan nhà nước trong từng ngành, từng lĩnh vực cấp, ví dụ Bộ
văn hóa thông tin, Bộ xây dựng, Tổng cục bưu chính viễn thông...

- Hình thức văn bản: trong nhiều văn bản khác nhau, GPKD được gọi với nhiều tên
gọi khác, như giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy xác nhận, giấy phép hoạt
động...Tuy nhiên, chúng đều có chung những đặc điểm như trên và đều là cơ sở pháp lý
cho hoạt động kinh doanh những ngành nghề có điều kiện.
Có thể nói, GPKD có ý nghĩa xác định thời điểm được quyền hoạt động kinh doanh
của chủ thể kinh doanh. Nghĩa là loại giấy này thông thường sẽ được cấp sau Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh. Cho dù đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối
với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, người kinh doanh chỉ được phép hoạt
động kinh doanh khi được cấp GPKD.
+ Chứng chỉ hành nghề ( CCHN ), theo Điều 9 nghị định 102 được hiểu là: “ văn
bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được
Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề
nghiệp về một ngành, nghề nhất định”.
Thứ nhất: chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành
tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên co quy định khác.
Thứ hai: ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề và điều kiện cấp
chứng chỉ hành nghề tương ứng áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên
quan.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, những ngành nghề sau đây cần có chứng
CCHN trước khi đăng ký kinh doanh:
1. Kinh doanh dịch vụ pháp lý
2. Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm
3. Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y
4. Kinh doanh dịch vụ thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây
dựng công trình, giám sát thi công xây dựng.
5. Kinh doanh dịch vụ kiểm toán
6. Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật
7. Kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng.
8. Kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải

9. Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
10. Kinh doanh dịch vụ kế toán
11. Dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ định giá bất động sản; dịch vụ sàn giao
dịch bất động sản.
Thứ ba: đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề
theo quy định của pháp luật, việc đăng kí kinh doanh hoặc đăng kí bổ sung ngành, nghề
kinh doanh đó phải thực hiện theo quy định sau:
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc
doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, Giám
đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hành
nghề.
Ví dụ: Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp cần một CCHN của Giám đốc (trong trường
hợp không ủy quyền) (Điều 154 Luật Sở hữu trí tuệ; Điều 29 NĐ 103/NĐ-CP ngày
22/9/2006 của chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Sở hữu trí tuệ).
Dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân và dịch vụ khám chữa bệnh y học cô truyền tư nhân
(Thông tư 07/2007/TT-BYT ngày 25/5/2007 của Bộ Y tế)
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc và
người khác phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp đó và ít nhất một
cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành
nghề.
Ví dụ: Dịch vụ kiểm toán cần 3 CCHN của Giám đốc và người giữ chức vụ quản lý (Điều
23 Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập).
Dịch vụ kế toán cần 2 CCHN (Điều 41 Nghị định 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng
trong hoạt động kinh doanh; Điều 2 Thông tư 72/2007/TT-BTC ngày 27/6/2007 của Bộ tài
chính hướng dẫn việc đăng kí và quản lý hành nghề kế toán).
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám
đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, ít nhất một cán
bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành
nghề.

Để có thể hiểu rõ hơn quy định này của pháp luật, chúng ta sẽ điểm qua những
ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu có chứng chỉ hành nghề của người giữ chức danh quản
lý trong công ty, đó là:
Đối với:
- Dịch vụ thú y – 1 CCHN (Điều 63 Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Pháp lệnh thú y của Ủy ban thường vụ
quốc hội 2004).
- Sản xuất, mua bán thuốc thú y, thú y thủy sản – 1 CCHN (Pháp lệnh Thú y).
- Giám sát thi công xây dựng công trình – 1 CCHN (Điều 87 Luật Xây dựng 2003).
- Khảo sát xây dựng – 1 CCHN; (Điều 49 Luật Xây dựng)
- Thiết kế xây dựng công trình – 1 CCHN; (Điều 56 Luật Xây dựng)
- Hành nghề dược – 1 CCHN; (Điều 14 Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược 2005).
- Dịch vụ môi giới bất động sản – 1 CCHN (Điều 8 Luật Kinh Doanh Bất Động Sản
2006)
- Dịch vụ định giá bất động sản – 2 CCHN (Điều 8 Luật KDBĐS);
- Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản – 2 CCHN môi giới bất động sản (nếu có Dịch
vụ định giá bất động sản thì phải có 2 CCHN định giá bất động sản) (Điều 8 Luật
KDBĐS)
- Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật – 1 CCHN
(Quyết định 91/2002/QĐ-BNN ngày 11/10/2002 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc
cung cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo
vệ thực vật.
- Dịch vụ làm thủ tục về thuế - 2 CCHN; (Điều 20 Luật Quản lý thuế 2006).
- Dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải – 1 CCHN ( Quyết định số 38/2005/QĐ-
BGTVT ngày 09/8/2005 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành
nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải ).
- Hoạt động xông hơi khử trùng – 1 CCHN (Điều 3 Quyết định 89/2007/QĐ-BNN
ngày 1/11/2007 của Bộ NN&PTNT)
- Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp – 1 CCHN (trong trường hợp có ủy quyền)

(Điều 154 Luật Sở hữu trí tuệ)
+ Về vốn pháp định và xác nhận vốn pháp định: Theo khoản 7 Điều 4 LDN 2005
thì: “ Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập
doanh nghiệp”.
Vốn pháp định là một điều kiện do nhà nước quy định trong việc cho phép thành lập
doanh nghiệp, nhằm bảo đảm cho những cá nhân, đơn vị được thành lập doanh nghiệp
phải là những người, tổ chức thực sự có vốn, có tài sản với mức độ tối thiểu để đủ sức tổ
chức hoạt động kinh doanh, như vậy quy định về vốn pháp định có tác dụng ngăn ngừa
tình trạng những cá nhân, tổ chức không có tài sản (hoặc không đủ mức tối thiểu) vẫn
đứng ra thành lập doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh, dẫn đến việc chiếm dụng tài sản
của doanh nghiệp khác, nợ nần kéo dài và lâm vào tình trạng phá sản, hoặc không có khả
năng trả nợ
Trên cơ sở đó Điều 10 nghị định 102 quy định cụ thể ngành, nghề kinh doanh cần
phải có vốn pháp định:
“1. Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, mức vốn pháp định cụ thể, cơ quan có
thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận
vốn pháp định, hồ sơ, điều kiện và cách thức xác nhận vốn pháp định áp dụng theo các quy
định của pháp luật chuyên ngành.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc) đối
với công ty trách nhiệm hữu hạn, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám

×