Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.66 KB, 120 trang )

trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
 
Kongthong KHAMVONGSAY
QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH HUOA PHAN
ĐỐI VỚI NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
CHÍNH THỨC (ODA) - NƯỚC CHDCND LÀO
Chuyªn ngµnh: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ HẢI HÀ
hµ néi, n¨m 2013
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là quá trình nghiên cứu độc lập của em. Số liệu
được nêu trong luận văn là trung thực và có trích nguồn. Kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực và chưa được phân bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Kongthong KHAMVONGSAY
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, cho phép em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám Hiệu, các
nhà quản lý Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
em được học tập và nghiên cứu trong hai năm qua.
Em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. ĐỖ THỊ HẢI HÀ, người đã có những chỉ
dẫn, giúp đỡ quý báu, nhiệt tình và hết sức trách nhiệm trong suốt quá trình nghiên
cứu để em hoàn thành luận văn này.
Nhân đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới lãnh đạo Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Huoa Phan, các bạn và đồng nghiệp, những người đã kề vai sát cánh
và thường xuyên động viên để em hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này.
Trân trọng cảm ơn!
Kongthong KHAMVONGSAY
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn


Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu đồ, hình
Tóm tắt luận văn
LỜI CẢM ƠN 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
* TIẾNG ANH
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới
ODA
Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển
chính thức
WB Worid Bank Ngân hàng thế giới
UNICEF
United Nations International Children's
Emergency Fund
Quỹ nhi đồng LHQ
UNDP
United Nations Development Programe Chương trình phát
triển của LHQ
APEC
:Asia-Pacific Economic Corporation Hợp tác kinh tế châu
Á-Thái Bình Dương
FDI:
Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước
ngoài
GDP
Gross-Domestic Products Tổng sản phẩm quốc
nội
OECD
Organization for Economic

Cooperation and Development
Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế
EU Europe Union Liên minh châu Âu
UNO
United Nations Organization Tổ chức Liên Hiệp
Quốc
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
ADB
Asean Development Bank Ngân hàng phát triển
châu Á
USD Đô la mỹ
NGO
Tổ chức phi chính
phủ
* TIẾNG VIỆT
NN Nông nghiệp
PTNT Phát triển nông thôn
UBND Ủy ban nhân dân
CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
BQL Ban quản lý
GTGT Giá trị gia tăng
TW Trung ương
TNTN Tài nhiên thiên nhiên
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Danh mục bảng:
LỜI CẢM ƠN 1
Danh mục biểu đồ, hình:

LỜI CẢM ƠN 1
LỜI CẢM ƠN 1
trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
  
Kongthong KHAMVONGSAY
QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH HUOA PHAN
ĐỐI VỚI NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
CHÍNH THỨC (ODA) - NƯỚC CHDCND LÀO
Chuyªn ngµnh: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
hµ néi, n¨m 2013
LỜI MỞ ĐẦU
Đánh giá một cách tổng thể về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh HouaPhan thì
HouaPhan vẫn là một trong nhưng tỉnh nghèo nhất của Lào. Những năm qua, kinh tế,
chính trị, xã hội của tỉnh HouaPhan tiếp tục phát triển ổn định nhờ nội lực và sự giúp
đỡ chí tình của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và các cơ quan quốc tế phần lớn là
Việt nam. Tỉnh HouaPhan đã kết nghĩa có tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La là của
Việt Nam. Năm 2012, thu nhập bình quân của HouaPhan đạt 429 USD/người/năm;
73,70% số làng có đường ôtô đến trung tâm; 91,40% số làng có nước sạch; 80% số
làng có điện sinh hoạt. Lượng vốn đầu tư từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) vào tỉnh ngày càng tăng và chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng
nguồn đầu tư hàng năm trên địa bản tỉnh, vì vậy vốn ODA ngày càng đóng vài trò
quan trọng cự nghiệp xây dựng và phát triển đạt được nói chung và tỉnh HouaPhan
nói riêng năm 2008 tỉnh HouaPhan đã thu hút được 5.392.720 USD năm 2011 là
8.732.622 USD, năm 2012 là 13.293.598 USD.
Tuy nhiên xét một cách tổng thể thì việc thu hút và quản lý nguồn vốn này
vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại hiệu quả sử dụng chưa cao. Một trong những nguyên
nhân quan trọng là do cơ chế quản lý còn nhiều vấn đề hạn chế, bất cập cần phải
sớm được khắc phục để góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc quản
lý nguồn vốn ODA tại tỉnh HouaPhan nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.
Như vậy em chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan

đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào)”
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN
TỈNH ĐỐI VỚI NGUỒN VỐN ODA
1.1. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là các khoản viện trợ không hoàn lại
hoặc các khoản cho vay với những điều kiện ưu đãi hoặc hỗn hợp các khoản trên
i
của các cơ quan tài chính hoặc các tổ chức quốc tế, các nhà nước và các tổ chức phi
chính phủ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển và thịnh vượng của các nước đang và chậm
phát triển (không tính đến các khoản viện trợ cho mục đích quân sự thuần túy).
Đặc điểm nguồn vốn ODA: Vốn ODA là nguồn vốn có tính ưu đãi của các
nước phát triển, các tổ chức quốc tế đối với các nước đang và chậm phát triển. Vốn
ODA thường kèm theo các điều kiện ràng buộc nhất định. ODA là nguồn vốn có
khả năng gây nợ.
Các loại hìnhODA thường được phân loại theo các tiêu chí chủ yếu sau
đây:Căn cứ vào hình thức cung cấp (ODA không hoàn lại, ODA vay ưu đãi (hay
còn gọi là tín dụng ưu đãi), ODA hỗn hợp); Căn cứ theo phương thức cơ bản cung
cấp ODA (ODA hỗ trợ dự án, ODA hỗ trợ ngành, ODA hỗ trợ chương trình, ODA
phi dự án); (Căn cứ vào nguồn cung cấp (nhà tài trợ): ODA song phương, ODA đa
phương); Căn cứ theo mục đích (Cứu trợ và viện trợ khẩn cấp, Viện trợ lương thực,
Hỗ trợ kỹ thuật độc lập, Hỗ trợ dự án đầu tư, Hỗ trợ dự án đầu tư qua hợp phần hợp
tác kỹ thuật, Hợp tác kỹ thuật liên quan đến đầu tư, Viện trợ chương trình/ngân sách
hoặc hỗ trợ cán cân thanh toán); Căn cứ theo hình thái vốn (ODA cam kết, ODA ký
kết, ODA giải ngân): Căn cứ theo điều kiện tiếp nhận ODA (ODA không ràng buộc,
ODA có ràng buộc).
1.1.2. Vai trò của ODA đối với phát triển kinh tế xã hội:
ODA có vai trò bổ sung cho nguồn vốn trong nước, ODA dưới dạng viện trợ
không hoàn lại giúp các nước nhận viện trợ tiếp thu những thành tựu khoa học,
công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực, ODA giúp các nước đang phát

triển hoàn thiện cơ cấu kinh tế, ODA tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài và tạo điều kiện mở rộng đầu tư phát triển trong nước ở các nước đang
và chậm phát triển.
1.2. Quản lý của chính quyền tỉnh đối với ODA
1.2.1. Khái niệm quản lý của chính quyền tỉnh đối với ODA
Quản lý của chính quyền tỉnh đối với nguồn vốn ODA là sự tác động có tổ
chức của chính quyền cấp tỉnh đối với toàn bộ nguồn vốn ODA bằng quyền lực của
ii
nhà nước thông qua cơ chế quản lý vốn ODA nhằm thực hiện được các mục tiêu đặt
ra đối với quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA.
Bộ máy quản lý của chính quyền địa phương đối với ODA thường bao gồm: Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài
chính; Sở Tư pháp; Ngoài ra, tùy theo quy mô, lĩnh vực được hưởng vốn ODA mà
phân cấp cho các sở, ban, ngành phù hợp.
1.2.2. Mục tiêu quản lý của chính quyền tỉnh đối với ODA
Mục tiêu của chính quyền tỉnh đối với quản lý ODA là thu hút được nhiều
vốn ODA và sử dụng vốn đó một cách hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phát triển bền
vững và xóa đói giảm nghèo cho địa phương, góp phần nâng cao đời sống của nhân
dân trong tỉnh, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao các dịch vụ phúc lợi công cộng phục
vụ đời sống nhân dân.
1.2.3. Nội dung quản lý của chính quyền tỉnh đối với ODA
Quản lý của chính quyền tỉnh về ODA là tổng thể các cách thức mà chính
quyền tỉnh tác động vào nguồn vốn này theo những mục tiêu mà chính quyền tỉnh
đặt ra trong từng thời kỳ nhất định; bao gồm việc xây dựng chiến lược, kế hoạch,
chính sách và ban hành các văn bản pháp quy đối với việc thu hút và quản lý nguồn
vốn ODA một cách hiệu quả, tổ chức thực hiện và kiểm soát sự thực hiện ODA.
Bao gồm:
- Lập chiến lược, chính sách, ban hành các quy định hướng dẫn, quy hoạch, kế
hoạch trung hạn, dài hạn, ngắn hạn đối với ODA của tỉnh
- Tổ chức thực hiện kế hoạch đối với ODA.

- Kiểm soát đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của chính quyền tỉnh đối với ODA
Các yếu tố chủ quan bao gồm: năng lực và trình độ quản lý ODA của các cấp
trong chính quyền tỉnh; Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Điều kiện tự
nhiên của tỉnh; Nnhận thức của chính quyền tỉnh về ODA và mô hình quản lý ODA
của chính quyền tỉnh cũng ảnh hưởng đến quản lý của chính quyền tỉnh đối với
ODA
Các yếu tố khách quan bao gồm: thế chế chính trị trong nước ổn định sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý ODA; Cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ, phù hợp, dễ
iii
triển khai và có tính chất tạo điều kiện, đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn, minh bạch
trong quy trình thì việc vận động, thu hút và quản lý dự án ODA sẽ tốt hơn, có hiệu
quả cao hơn; Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô; Chiến lược cung cấp ODA trong từng
thời kì của các nước cung cấp vốn ODA thay đổi; Ngân sách hàng năm mà Chính
phủ các nước cho vay dành cho các nước nghèo thông qua con đường hỗ trợ phát
triển chính thức ODA thay đổi; Các cơ chế chính sách quản lý nguồn vốn ODA của
các nước cho vay hoặc của các tổ chức cung cấp ODA đa phương thay đổi; Cuối
cùng đó là mỗi quan hệ kinh tế chính trị giữa các nước cho vay và các nước chấp
nhận viện trợ thay đổi.
1.3. Kinh nghiệm quản lý vốn ODA của một số tỉnh tại Việt Nam và bài học
rút ra cho tỉnh Houa Phan – CHDCND Lào
Tác giả tiến hành nghiên cứu và phân những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của
những thành tựu, hạn chế của hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Từ đó rút ra bài học
cho Houa Phan – CHDCND Lào.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA
CHÍNH QUYỀN TỈNH HOUAPHAN ĐỐI VỚI ODA
2.1. Giới thiệu về tỉnh HouaPhan – CHDCND Lào
Về đặc điểm vị trí địa lý: Tỉnh HouaPhan là một tỉnh miền núi nằm ở phía
đông bắc bộ của Lào, là tỉnh cổ đại quốc vương triệu voi, tỉnh lỵ thị là Sầm Nưa
cách thủ đô Viêng Chăn 632 Km. HouaPhan với diện tích 17.500 km2 và 350.728

dân số (năm 2010), mật độ dân số 20 người/km
2
. HouaPhan được chia thành 1 tỉnh
lỵ thị và 8 huyện,HouaPhan gồm có 4 cặp cửa khẩu chính như: Cửa khẩu (Bản Đán
– Chiềng Khương) thành cửa khẩu Quốc gia, Cửa khẩu (Pá Háng – Mộc Châu)
thành cửa khẩu Quốc gia, Cửa khẩu (Năm Xôi - Na Mèo) thành cửa khẩu Quốc tế,
Cửa khẩu (Xổm Vắng – Mường Lát) thành cửa khẩu địa phương. HouaPhan có 3
con sông lớn chảy qua tỉnh HouaPhan rồi đổ xuống biển Thanh Hóa đó là Sông Mã,
Sông Chu và Sông Cả.
Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh HouaPhan giai đoạn năm 2008-2012:
Trong năm 2010, Tổng sản phẩm quốc nội của tỉnh đạt 112,70 triệu USD, trong đó
iv
tỷ trọng nông nghiệp chiếm trong GDP là 64%, công nghiệp 17% và dịch vụ là 19%
của GDP và tỷ trọng này đã thay đổi theo từng năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân từ năm 2008 – 2012 tăng 10,5%/năm, thu nhập bình quân đầu người
trong năm 2012 là 396$/người. Đến năm 2015, tỉnh HouaPhan phấn đấu đạt GDP
bình quân đầu người tăng gấp 1,5 lần hiện nay.
2.2. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA của tỉnh HouaPhan giai đoạn
2008 – 2012
Tình hình thu hút ODA của tỉnh HouaPhan giai đoạn 2008 – 201 : Lượng vốn
ODA mà tỉnh thu hút ngày càng tăng cả về mặt quy mô số lượng dự án và quy
mô vốn. Nội dung đầu tư của các chương trình dự án ngày càng đa dạng và phong
phú, bám sát với những yêu cầu phát triển và thực tiễn của tỉnh. Duy chỉ có dự án
xây dựng thủy điện của Nhật Bản là được cấp vốn đều qua các năm từ 2008-2010
với 3 triệu đô la Mỹ hàng năm. Trong khi đó có nhiều dự án đang được đầu tư với
số vốn thường không ổn định, chỉ được triển khai duy nhất trong 1 năm như dự án
chăm sóc y tế, phát triển chăn nuôi bò, Vavi chống bệnh…Một số dự án khác lại có
số vốn cam kết ngắt quãng qua các năm làm ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện dự án
như cung cấp nước sạch, phát triển văn hóa giáo dục….
Tình hình giải ngân vốn ODA trên địa bàn tỉnh HouaPhan giai đoạn 2008-2012

Lượng vốn ODA cam kết trong giai đoạn này tăng tương đối đều đặn và đã
thực hiện giải ngân trong suốt thời gian qua. Một số dự án được sự hỗ trợ về quản lý
và kỹ thuật của các quốc gia và tổ chức quốc tế nên đã đạt được những kết quả đáng
kể. Nhưng nhìn chung, công tác giải ngân đã được chú trọng quan tâm từ phía chính
quyền tỉnh và địa phương nhưng lại chưa đạt được hiệu quả cao. Các dự án ODA
có 100% vốn nước ngoài có tỷ lệ vốn giải ngân trên tỷ lệ vốn cam kết thường cao
hơn so với tỷ lệ của các dự án của vốn đối ứng của chính phủ Lào. đa phần các dự
án ODA đều được tiến hành thực hiện sau khi thu hút. Các dự án này chủ yếu tập
trung vào các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, tránh tái nghiện đối với
người sử dụng thuốc phiện, hay các dự án về xây dựng trường học, cung cấp nước
sạch,
v
2.3. Thực trạng quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với ODA
- Chính quyền Tỉnh đã có những biện pháp trong việc xây dựng các chiến
lược, kế hoạch và chính sách nhằm thu hút lượng vốn ODA về địa bàn
Tỉnh và sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả vào những mục tiêu
đã đặt ra.
- Hiện nay tại tỉnh HouaPhan, việc tổ chức thực hiện của Ban quản lý dự án
ODA đang thực hiện ở 2 mô hình:
+ Mô hình thứ nhất, bao gồm các Ban quản lý dự án ODA kiêm nhiệm tức là
cán bộ từ trưởng ban đến các cán bộ chuyên môn đều là những cán bộ làm việc
tại các sở, ngành tham gia. Ban quản lý chỉ là kiêm nhiệm và chỉ một số ít cán
bộ làm việc theo chế độ lao động hợp đồng là chuyên trách.
+ Mô hình thứ hai, là các Ban quản lý dự án ODA chuyên trách, tức là từ trưởng
ban đến các cán bộ chủ chốt khác đều làm việc một cách chuyên trách hưởng
lương từ Ban quản lý dự án, và chỉ có một số ít cán bộ làm việc kiêm nhiệm
nhưng theo chế độ biệt phái.
Trong những năm gần đây Tỉnh đã xây dựng được thêm một số mô hình tổ chức
quản lý dự án ODA đặc thù theo yêu cầu của nhà tài trợ nhằm nâng cao năng lực
cho bộ máy chính quyền cơ sở, giảm bớt các khâu trung gian, đưa nguồn lực đến

tận nơi đầu tư để quản lý và sử dụng. .
- Do lượng ODA đầu tư vào Tỉnh càng tăng cả về quy mô đầu tư và số vốn, tập
trung vào các ngành mũi nhọn hướng tới quá trình CNH – HĐH, nhận thức được
tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát là khâu vô cùng quan trọng không
thể thiếu trong quá trình quản lý, sử dụng ODA một cách hiệu quả, vì vậy Tỉnh đã
hết sức chú trọng củng cố công tác này như tăng cường kiểm tra giám sát, nâng cao
trách nhiệm, xây dựng quy trình thanh tra giám sát
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với ODA
- Điểm mạnh
Tỉnh đã hình thành một hệ thống các quy định, trình tự, thủ tục cơ bản để
hướng dẫn thực hiện quản lý tất cả các chương trình dự án ODA tại Tỉnh. Đã có
những chỉ đạo cụ thể, đàm phán cơ chế quản lý đối với từng chương trình, dự án cụ
thể với các nhà tài trợ để phê duyệt trong hiệp định. Quy trình, thủ tục để thực hiện
vi
quản lý tất cả các chương trình/dự án ODA tại Tỉnh ngày càng được đơn giản hóa,
rõ ràng và dễ thực hiện hơn. Bộ máy tổ chức quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính
thức của Tỉnh đã từng bước được hoàn thiện. Công tác giám sát việc quản lý và
thực hiện nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ngày càng được tăng cường.
- Điểm yếu và nguyên nhân.
Tỉnh HouaPhan chưa có kinh nghiệm trong việc tiếp nhận vốn ODA, tổ chức
quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức chưa khoa học, thiếu tính đồng bộ và
thống nhất. Bộ máy tổ chức quản lý các chương trình dự án ODA của Tỉnh hiện nay
còn quá cồng kềnh, thiếu đồng bộ, giám sát thực hiện quản lý nguồn hỗ trợ phát
triển chính thức còn mang nặng tính hình thức, hiệu quả giám sát không cao. Đối
với các nhà tài trợ lại có cơ chế, quy định riêng và hầu như rất chưa hài hoà với quy
định của Tỉnh. Nguyên nhân của những yếu kém này là do yếu kém trong năng lực
quản lý ODA của chính quyền Tỉnh, do điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của
Tỉnh còn ở trình độ thấp, do địa bàn của Tỉnh phần lớn là đồi núi, cơ sở hạ tầng
điện nước, giao thông đi lại, viễn thông, kho hàng, bến bãi, còn thiếu đồng bộ, cũ
kỹ lạc hậu . Đồng thời, việc tiếp nhận giải ngân và quản lý nguồn vốn ODA còn

nhiều hạn chế cũng do tình hình hinh tế thế giới và nguyên nhân từ bản thân các nhà
tài trợ, hệ thống pháp lý khung chung của Nhà nước đã nẩy sinh một số bất cập như
tính đồng bộ chưa cao với các văn bản pháp quy chi phối khác như quản lý đầu tư
công, quản lý dự án đầu tư, đấu thầu, đền bù tái định cư … vv. Do nền kinh tế vĩ mô
không được ổn định khiến cho ngân sách nhà nước có nhiều thay đổi giữa thực tế và
dự toán.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH HOUAPHAN ĐỐI VỚI ODA
Để xác định định hướng của chính quyền Tỉnh Houa Phan đối vơi ODA ta cần
căn cứ vào Định hướng thu hút và sử dụng ODA của tỉnh HouaPhan đến năm 2015(
vii
Quan điểm và mục tiêu, Định hướng thu hút và sử dụng hiệu quả ODA); Phương
hướng hoàn thiện quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn vốn ODA
Từ đó ta đưa ra các giải pháp về hoàn thiện xây dựng chiến lược, kế hoạch,
chính sách và các quy định hướng dẫn đối với ODA ; Hoàn thiện các quy định
hướng dẫn về ODA do tỉnh HouaPhan ban hành; Hoàn thiện tổ chức thực thi chiến
lược, kế hoạch, chính sách đối với ODA; Hoàn thiện việc kiểm soát thực hiện ODA;
Nâng cao năng lực quản lý của chính quyền Tỉnh đối với ODA.
Để thực hiện các giải pháp trên một các thuận lợi thì tác giả cũng đã đưa ra
một số kiến nghị với Chính quyền tỉnh HouaPhan và chính quyền Trung ương như
bồi dưỡng nâng cao cán bộ, cảnh cách thủ tục hành chính, cải tiến các quy trình kế
hoạch, chiến lược
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, nhân dân nước CHDCND Lào đang ra sức phấn
đấu thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ do Ðại hội Ðảng lần thứ IX của Ðảng
NDCM Lào đề ra và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm lần thứ VII, theo
đó phấn đấu bảo đảm ổn định an ninh, tăng trưởng kinh tế từ 7,5% - 8%/năm, bảo
đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đạt mục tiêu Thiên nhiên kỷ về phát triển của LHQ vào
năm 2015, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020, tăng thu
nhập bình quân đầu người lên 1.700 - 1.800 USD/người/năm, tạo nền tảng cho công

cuộc CNH, HÐH đất nước, nhằm xây dựng thành công đất nước Lào hòa bình, độc
lập, dân chủ và phồn vinh, vững bước đi lên CNXH.
Để đạt được mục tiêu trên, trong khi nguồn lực hiện tại trong nước chưa có
nhiều tích lũy để mở rộng đầu tư phát triển, thì các nguồn lực từ bên ngoài, trong đó
có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có một vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội đưa đất nước từng
bước phát triển. Trong xu thế chung của đất nước, với tỉnh HouaPhan các nguồn lực
đầu tư từ bên ngoài đặc biệt là nguồn vốn ODA có một vai trò quan trọng. Trong
thời gian qua mặc dù chính quyền tỉnh đã có nhiều biện pháp trong việc xây dựng
viii
các chiến lược, kế hoạch và ban hành các chính sách văn bản pháp quy nhằm đẩy
mạnh việc thu hút và quản lý nguồn vốn ODA một cách có hiệu quả những vẫn
chưa đạt được những kết quả như mong muốn mà một trong những nguyên nhân
quan trong là do cơ chế quản lý nguồn vốn ODA của tỉnh còn tồn tại nhiều hạn chế,
bất cập, thiếu đồng bộ và chưa hoàn thiện từ hệ thống cơ sở pháp lý, bộ máy quản lý
và tổ chức thực hiện đến việc thực hiện quy trình thủ tục hành chính và cơ chế giám
sát việc thực hiện các chương trình dự án ODA tại tỉnh. Vì vậy việc sớm hoàn thiện
cơ chế quản lý của chính quyền tỉnh đối với nguồn vốn ODA để từng bước xây
dựng được một cơ chế quản lý trong đó tạo ra được một môi trường pháp lý rõ ràng,
thống nhất, hài hòa thủ tục chính sách và hoạt động của các nhà tài trợ. Đảm bảo
xây dựng được một bộ máy quản lý và thực hiện các chương trình dự án có sử dụng
vốn ODA một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả dưới sự kiểm tra, giám sát chặt
chẽ của hệ thống các quy định và quy trách nhiệm cao để tạo điều kiện tốt cho việc
đẩy mạnh thu hút, tiếp nhận và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA nhằm hỗ
trợ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo tại tỉnh
HouaPhan.
Với mong muốn góp phần đưa ra những luận cứ để xây dựng hoàn thiện cơ
chế quản lý nguồn vốn ODA nhằm đẩy mạnh việc thu hút và quản lý nguồn vốn
ODA tại tỉnh HouaPhan. Luận văn đã khái quát hóa những vấn đề lý luận và thực
tiễn về nguồn vốn ODA và cơ chế quản lý nguồn vốn ODA nhằm nâng cao hiệu quả

quản lý nguồn vốn ODA tại tỉnh HouaPhan.
ix
trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
  
Kongthong KHAMVONGSAY
QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH HUOA PHAN
ĐỐI VỚI NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH
THỨC (ODA) - NƯỚC CHDCND LÀO
Chuyªn ngµnh: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ HẢI HÀ
hµ néi, n¨m 2013
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
HouaPhan là một trong những tỉnh nghèo, là tỉnh miền núi nằm ở miền Bắc
của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Tỉnh gồm có 21 dân tộc anh em,
thuộc 8 huyện trong đó 6 huyện có đường biên giới với Việt Nam. Tổng diện tích
17.500 km2 và 350.728 dân số (năm 2010).
Đánh giá một cách tổng thể về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh HouaPhan thì
HouaPhan vẫn là một trong nhưng tỉnh nghèo nhất của Lào. Những năm qua, kinh tế,
chính trị, xã hội của tỉnh HouaPhan tiếp tục phát triển ổn định nhờ nội lực và sự giúp
đỡ chí tình của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và các cơ quan quốc tế phần lớn là
Việt nam. Tỉnh HouaPhan đã kết nghĩa có tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La là của
Việt Nam. Năm 2012, thu nhập bình quân của HouaPhan đạt 429 USD/người/năm;
73,70% số làng có đường ôtô đến trung tâm; 91,40% số làng có nước sạch; 80% số
làng có điện sinh hoạt. Lượng vốn đầu tư từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) vào tỉnh ngày càng tăng và chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng
nguồn đầu tư hàng năm trên địa bản tỉnh, vì vậy vốn ODA ngày càng đóng vài trò
quan trọng cự nghiệp xây dựng và phát triển đạt được nói chung và tỉnh HouaPhan
nói riêng năm 2008 tỉnh HouaPhan đã thu hút được 5.392.720 USD năm 2011 là
8.732.622 USD, năm 2012 là 13.293.598 USD.

Tuy nhiên xét một cách tổng thể thì việc thu hút và quản lý nguồn vốn này
vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại hiệu quả sử dụng chưa cao. Một trong những nguyên
nhân quan trọng là do cơ chế quản lý còn nhiều vấn đề hạn chế, bất cập cần phải
sớm được khắc phục để góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc quản
lý nguồn vốn ODA tại tỉnh HouaPhan nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.
Như vậy em chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan
đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)– nước CHDCND Lào”.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình thế giới
Vốn ODA là một nguồn vốn quan trọng trên thị trường tài chính thế giới.
ODA đã và đang xuất hiện ở hầu hết các nước phát triển và kém phát triển, ở các
quốc gia khác nhau thì vốn ODA vai trò là khác nhau có thể là tích cực hoặc có thể
1
là tiêu cực nhưng tưu chung là các quốc gia đang và kém phát triển luôn tìm cách
thu hút nguồn vốn này để tận dụng những ưu đãi và đồng thời hạn chế tối đa những
mặt tiêu cực.Vì vậy các quốc gia ,tổ chức tài chính quốc tế và tổ chức phi chính
thức rất quan tâm và nghiên cứu về vốn ODA.
Các quốc gia chủ yếu đi nghiên cứu làm thể nào để có thể thu hút được nhiều
vốn ODA và sử dụng có hiệu quả vốn này.
Hàng năm các nhà tài trợ chính về ODA như: WB, ADB, IMF, Nhật Bản,
Mỹ… thường tiến hành nghiên cứu những ảnh hưởng tác động của vốn ODA của họ
tại các quốc gia tiếp nhận ODA, từ đó đưa ra chính sách, đưa ra các khuyến cáo.
2.2. Tình hình ở Việt Nam
Ở Việt nam cũng có nhiều chuyên đề tốt nghiệp,nhiều luận văn cao học và
luận án tiến sỹ đã nghiên cứu việc thu hút và quản lý nguồn ODA như:
ThS. Lê Ngọc Mỹ với đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) tại Việt nam” Tác giả chủ yếu đi phân tích quá trình
quản lý vốn vay ODA ở Việt nam trong giai đoạn 1996 – 2003.
THS. Trần Văn Khương với đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) ở Bắc Kạn” tác giả chủ yếu là phân tích ,đánh giá thực

trạng cơ chế quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh Bắc Kạn
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình ở cấp thạc sỹ đi vào
nghiên cứu quản lý của chính quyền tỉnh đối với nguồn vốn ODA tại tỉnh HuoaPhan,
để khai quát về mặt cơ sở lý luận quản lý chính quyền đối với nguồn vốn ODA cũng
như phân tích ,đánh giá thực trạng quá trình quản lý của chính quyền đối với nguồn
vốn ODA chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài trên để nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định khung lý thuyết về quản lý của chính quyền tỉnh đối với nguồn
vốn ODA.
- Phân tích thực trạng quản lý của chính quyền tỉnh HuoaPhan đối với nguồn
vốn ODA, xác định điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong quản
lý của chính quyền tỉnh HuoaPhan đối với nguồn vốn ODA.
2
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý của chính quyền tỉnh
HuoaPhan đối với nguồn ODA.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý của chính
quyền tỉnh đối với nguồn ODA.
- Phạm vi nghiên cứu:
• Về không gian: Luận văn nghiên cứu quản lý của chính quyền tỉnh
HuoaPhan đối với nguồn ODA.
• Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn năm 2008 – 2012 và
các giải pháp đề xuất được sử dụng cho giai đoạn đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung lý thuyết
3
Các yếu tố ảnh hưởng tới quản
lý của chính quyền tỉnh
HouaPhan đối với ODA
Các yếu tố

chủ quan
Các yếu tố
khách quan
Quản lý của chính quyền tỉnh
HouaPhan đối với vốn ODA
Lập kế hoạch đối
với ODA
Tổ chức thực hiện
kế hoạch
Kiểm soát
Mục tiêu quản lý của
chính quyền tỉnh
HouaPhan đối với vốn
ODA
Thu hút ODA
Sử dụng có hiệu
quả ODA
4
5
5.2. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết và tài liệu có liên quan về quản lý của chính
quyền đối với ODA, từ đó xây dựng khung lý thuyết để phân tích thực trạng quản lý
của chính quyền tỉnh đối với ODA
Bước 2: Thu thập số liệu của các ngành kinh tế sử dụng nguồn ODA trong
tỉnh như: ngành giao thông, cơ sở hạ tầng, ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp,
Bước 3: Phân tích số liệu, đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để hoàn
thiện quản lý nguồn vốn ODA tại tỉnh HouaPhan.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý của chính quyền tỉnh đối với ODA
Chương 2: Phân tích thực trạng của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với ODA
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý của chính quyền tỉnh
HouaPhan đối với ODA đến năm 2020.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH
ĐỐI VỚI NGUỒN VỐN ODA
1.2. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
1.2.1.1. Khái niệm
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã có lịch sử dài nửa thế kỷ, phản ánh
trong những mỗi quan hệ quốc tế giữa một bên là các nước phát triển hoặc các tổ
chức quốc tế và bên kia là các nước đang phát triển thông qua việc cung cấp các
khoản viện trợ phát triển. Ở các nước đang phát triển nói chung và ở Lào nói riêng,
vốn ODA là một bộ phận trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội và ngày càng khẳng
định vai trò quan trọng của nó trong tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
ODA là từ viết tắt của cụm từ Official Development Asistance có nghĩa là:
Nguồn vốn phát triển chính thức từ bên ngoài gồm các khoản viện trợ và cho vay có
ưu đãi. Cho tới nay có nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa vốn hỗ trợ phát
triển chính thức:
Năm 1972 lần đầu tiên Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đã đưa
ra khái niệm về ODA như sau: “ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với
mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát
triển. Điều kiện tài chính của giao dịch có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ
không hoàn lại chiếm ít nhất là 25%”
(1)
.
Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần thu nhập quốc gia từ các
nước phát triển sang các nước đang và chậm phát triển. Liên hiệp quốc, trong một

phiên họp toàn thể của Đại hội đồng vào năm 1961 đã kêu gọi các nước phát triển
dành 1% GNP của mình để hỗ trợ sự nghiệp phát triển bền vững về kinh tế và xã
hội của các nước đang phát triển.
1
(1) Tr.160, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giáo trình Tài chính quốc tế, Học viện tài chính
7
Nếu theo ngân hàng thế giới (WB) thì: “Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) là vốn bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại cộng với các khoản vay
ưu đãi có thời gian dài và lãi suất thấp hơn so với mức lãi suất thị trường tài chính
quốc tế. Mức độ ưu đãi của một khoản vay được đo lường bằng yếu tố cho không.
Một tài trợ không phải hoàn trả sẽ có yếu tố cho không là 100% (gọi là khoản viện
trợ không hoàn lại). Một khoản vay ưu đãi được coi là ODA phải có yếu tố cho
không không ít hơn là 25%”.
(2)
Theo UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc) thì: “Vốn ODA hay
vốn hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các khoản cho không và các khoản vay
đối với các nước đang phát triển, đó là nguồn vốn do các bộ phận chính thức cam
kết (nhà tài trợ chính thức), nhằm mục đích cơ bản là phát triển kinh tế và phúc lợi
xã hội và được cung cấp bằng các điều khoản tài chính ưu đãi (nếu là không vay, sẽ
có yếu tố cho không chiếm ít nhất 25%)”.
(3)
Theo nghị định số 131/2006/NĐ – CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của
Chính phủ Việt Nam thì: “Hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là ODA)
được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa nhà nước hoặc Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các
tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên hợp quốc hoặc liên chính phủ.
Hình thức cung cấp ODA bao gồm ODA không hoàn lại; ODA vay ưu đãi (hay
còn gọi là tính dụng ưu đãi) là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời
gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là
“thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 25% ODA vay hỗn hợp.”

(4)
Như vậy cả 4 khái niệm về ODA nói trên đều thống nhất và xoay quanh 4
vấn đề cơ bản sau: (i) mối quan hệ hợp tác phát triển mang tính hỗ trợ của quốc gia
này với quốc gia khác nhằm thúc đẩy (ii) phát triển kinh tế xã hội thông qua con
2
(2) Tr.160, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giáo trình Tài chính quốc tế, Học viện tài chính
3
(3) Tr.161, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giáo trình Tài chính quốc tế, Học viện tài chính
4
(4): Điều 1, Chương I, Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức, Nghị định số 131/2006/NĐ – CP, Việt Nam
8
đường (iii) chính thức giữa cấp nhà nước với nhà nước, giữa nhà nước hoặc Chính
phủ với các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia và (iv) mối quan hệ hỗ trợ
phát triển chính thức này hình thành và phát triển dựa trên nền tảng của một phần
cho không (phần không hoàn lại hay còn gọi là thành tố hỗ trợ) kết tinh trong tổng
nguồn vốn ODA hàng năm mà nước này cam kết dành cho các nước khác để phục
vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã định với giá trị ít nhất là 25% so
với tổng giá trị viện trợ.
Từ nhận xét trên, hướng nghiên cứu của đề tài luận văn được triển khai theo
định nghĩa sau:
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là các khoản viện trợ không hoàn lại
hoặc các khoản cho vay với những điều kiện ưu đãi hoặc hỗn hợp các khoản trên
của các cơ quan tài chính hoặc các tổ chức quốc tế, các nhà nước và các tổ chức
phi chính phủ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển và thịnh vượng của các nước đang và
chậm phát triển (không tính đến các khoản viện trợ cho mục đích quân sự thuần
túy). Trong đó:
• Các điều kiện ưu đãi, thể hiện:
- Thứ nhất, có thành tố cho không chiếm ít nhất 25%.
- Thứ hai, lãi suất thấp.
- Thứ ba, thời gian ân hạn (không phải trả gốc) dài từ 3 đến 10 năm.

- Thứ tư, thời gian trả nợ dài, thường từ 20 năm đến 40 năm.
• Các tổ chức kinh tế, tài chính cung cấp vốn ODA gồm:
- Các tổ chức ngân hàng quốc tế: Ngân hàng thế giới (WB); Quỹ tiền tệ quốc
tế (IMF); Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); Ngân hàng phát triển Châu Phi
(FDB).
- Ủy ban Hỗ trợ phát triển chính thức DAC (Development Assistance
Committee) thuộc tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển OECD (Organization for
Economic Coopertion and Development).
- Các nhà nước Chính phủ cung cấp vốn ODA gồm:
+ Các nước thành viên nhóm G8 (Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Ý, Cannada, Đức,
và Nga).
+ Các nước thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC
(Organization of petrolium Exporting Countries).

×