Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề cương Luận văn thạc sĩ Quyền bình đẳng ở Việt Nam, cơ sở lý luận và thực trạng pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.13 KB, 7 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
Học viên: Đào Mai Thanh
Lớp: Cao học Nhân quyền K18
ĐỀ TÀI
Đề cương Luận văn thạc sĩ
Quyền bình đẳng ở Việt Nam, cơ sở lý luận và thực trạng pháp luật.
Ngành: Luật
Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người
Đề xuất người hướng dẫn: GS.TSKH. Đào Trí Úc
Hà Nội - 2013

1
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nam nữ bình đẳng là một trong những quyền cơ bản của con người. Trong
xã hội dân chủ, quyền này luôn đựơc coi trọng. Ở Việt Nam, chủ trương bình đẳng
giới được đề ra ngay từ khi Đảng Cộng sản ra đời. Chính sách bình đẳng giới thật
sự là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của chính sách phụ vận qua các thời kỳ phát triển của
nhà nước ta. Quyền bình đẳng giới đã được Hiến định ngay từ Hiến pháp đầu tiên
của Nhà nước (1946). Vị trí, vai trò của nữ giới được xã hội tôn trọng và pháp luật
đã tạo điều kiện thuận lợi để nữ giới phát triển tài năng và tham gia hoạt động
chính trị, hoạt động xã hội.
Tuy nhiên, việc thực hiện và bảo vệ quyền bình đẳng giới bằng pháp luật bên
cạnh những ưu điểm và tiến bộ còn bộc lộ những tồn tại cần được khắc phục nhằm
xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Nhà nước với vai trò quản lý
và nắm quyền lực chung, Nhà nước có nhiệm vụ ban hành, bổ sung nhằm hoàn
chỉnh và đồng bộ hóa hệ thống pháp luật bảo vệ quyền bình đẳng giới của phụ nữ
đối với nam giới về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trong gia đình và ngoài cộng
đồng.
Hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều qui định trong các văn bản qui phạm
pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, phòng chống hành vi


xâm phạm đến quyền bình đẳng giới như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật
Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ bà mẹ và trẻ em, Luật Bình đẳng giới, một số
luật khác và các văn bản dưới luật có liên quan. Tuy vậy, việc hoàn thiện pháp luật
đòi hỏi cần bổ sung một số điều luật mới đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ
xã hội đã phát sinh như: vấn đề quấy rối tình dục, ngược đãi, ức hiếp vợ, lạm dụng
tình dục trẻ em, bạo lực gia đình…Đồng thời rà soát lại các văn bản dưới luật về
chống văn hóa phẩm đồi trụy, về việc sử dụng công nghệ cao nhằm trục lợi bất
chính như games online đưa trẻ em vào thế giới ảo. Tình hình bạo lực gia đình gia
tăng và rất nghiêm trọng, mỗi năm nạn nhân chết do bạo hành gia đình lên đến
hàng trăm. Ngoài ra, còn có cả những qui phạm pháp luật được ban hành với mục
đích ban đầu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ nhưng thực tế
2
tác động của nó mang lại cho phụ nữ không ít bất công, thiệt thòi như chế độ học
phí, chế độ nghỉ thai sản… Bên cạnh đó, một số chế tài pháp luật chưa nghiêm đối
với những hành vi vi phạm quyền, nhân phẩm phụ nữ, quyền trẻ em… Do đó, việc
xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới là rất cần thiết.
Vì vậy, nghiên cứu đề tài này là rất quan trọng, nhằm đưa ra những quan
điểm, góp phần giúp các cơ quan, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước quan tâm
hơn đối với việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới, khắc phục những bất cập,
tồn tại trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong thời
gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về bình đẳng giới tiếp tục là đề tài được nhiều nhà khoa học quan
tâm, đi sâu nghiên cứu nhằm khẳng định địa vị của người phụ nữ và tạo cơ hội cho
phụ nữ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp cho sự nghiệp đổi mới đất
nước. Nhiều công trình, đề tài được công bố là cơ sở cho việc xây dựng và hoàn
thiện pháp lụât, chính sách dành cho phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ, phòng,
chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ…
Một số công trình, đề tài nghiên cứu tiêu biểu là: Lê Ngọc Hùng: “Xã hội học
về giới và phát triển”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2000; TS Ngô Bá

Thành: “Sự bình đẳng về cơ hội kinh tế của phụ nữ trong pháp luật và thực tiễn thi
hành pháp luật ở Việt Nam”, xuất bản năm 2001; “Đưa vấn đề giới vào phát triển:
thông qua sự bình đẳng giới về quyền, nguồn lực và tiếng nói”, Nxb Văn hóa -
Thông tin, năm 2001; Lương Phan Cừ: “Bình đẳng giới- hiện trạng chính sách và
pháp luật về bình đẳng giới”, xuất bản năm 2004; GS Lê Thi - Viện khoa học xã
hội Việt Nam: “Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển
bền vững”, Nxb Khoa học xã hội, năm 2004; TS Đỗ Thị Thạch: “Phát huy nguồn
lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb
Chính trị quốc gia, năm 2005; Lê Ngọc Văn (chủ biên) - Viện Khoa học xã hội Việt
Nam, Viện Gia đình và giới: “Nghiên cứu gia đình lý thuyết nữ quyền, quan điểm
giới”, Nxb Khoa học xã hội, năm 2006; Viện Khoa học xã hội Việt Nam,Viện
3
Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Trung tâm Nghiên cứu giới và gia đình: “Giới,
việc làm và đời sống gia đình”, Nxb Khoa học xã hội, năm 2007; LS Trịnh Đình
Thể: “Suy nghĩ về bình đẳng giới dưới góc nhìn pháp luật”, Nxb Tư pháp, năm
2007; Dương Thị Ngọc Lan: “Hoàn thiện pháp luật về quyền lao động nữ ở Việt
Nam hiện nay”, Chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, mã số:
60.38.01, năm 2000; Chu Thị Thoa: “Bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn
đồng bằng sông Hồng hiện nay”, chuyên ngành Chủ nghĩa cộng sản khoa học, mã
số: 5.01.03, năm 2002; Đổ Thị Thơm: “Hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em ở
Việt Nam hiện nay”, chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, mã
số: 60.38.01, năm 2004; Đặng Thị Ánh Tuyết: “Bình đẳng giới ở nông thôn miền
núi phía Bắc hiện nay”, Chuyên ngành Xã hội học, mã số: 60.31.30; Hoàng Mai
Hương: “Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện
nay”, Chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, mã số: 60.38.01;
Cao Quốc Việt: “Hoàn thiện pháp luật phòng chống mua, bán phụ nữ, trẻ em ở
Việt Nam hiện nay”, Chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, mã
số: 60.38.01, năm 2006; Nguyễn Thanh Sơn: “Hoàn thiện pháp luật về phòng chống
tệ nạn xã hội ở Việt Nam hiện nay”, chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và
pháp luật, mã số: 60.38.01, năm 2006; và nhiều bài viết đăng trên các tạp chí có liên

quan.
Những công trình nêu trên chỉ mới đề cập một số khía cạnh này hoặc khía
cạnh khác liên quan đến bình đẳng giới và pháp luật về quyền của phụ nữ. Trong
đó đáng chú ý là công trình của Lương Phan Cừ mới chỉ nghiên cứu chủ yếu về
hiện trạng chính sách và pháp luật về bình đẳng giới. Công trình này xuất bản
năm 2004, đến nay thực trạng pháp luật về bình đẳng giới đã có nhiều thay đổi.
Vì vậy, đây là công trình mới nghiên cứu có hệ thống về cơ sở lý luận, thực trạng
và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
4
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích cơ sở lý luận và thực trạng về
bình đẳng giới từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về bình đẳng giới, hoàn thiện pháp luật về bình
đẳng giới.
- Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới; vì sự tiến bộ
của phụ nữ; nhận xét, đánh giá những thành tựu; những hạn chế trong xây dựng và
hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình đẳng
giới ở Việt Nam hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật về cơ sở lý luận, sự phát triển qua
các giai đoạn và thực trạng pháp luật về bình đẳng giới hiện nay nhằm đề xuất giải
pháp hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, các Công ứơc quốc tế Việt
Nam tham gia, ký kết về quyền bình đẳng nam, nữ; bình đẳng giới; vì sự tiến bộ
của phụ nữ.
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác-
Lênin;
Đồng thời sử dụng các phương pháp cụ thể như: thống kê, so sánh, phân tích,
tổng hợp;
Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn.
5.Địa điểm, tiến độ thực hiện
5
5.1. Địa điểm nghiên cứu:
Tác giả dự kiến nghiên cứu tại Hà Nội.
5.2. Tiến độ thực hiện
STT
Hoạt động/
Nội dung
Thời gian
(tính bằng tháng)
1 Thu thập tài liệu 01 tháng
2
Xây dựng, hoàn thiện và
bảo vệ đề cương
01 tháng
3
Viết luận văn và trình dự
thảo cho giáo viên hướng
dẫn
06 tháng
4

Hoàn thiện dự thảo theo
yêu cầu của giáo viên
hướng dẫn
03 tháng
5 Báo cáo tiến độ
01 tháng
6 Viết Luận văn
7 Bảo vệ Luận văn
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Từ trước đến nay đã có một số tác giả bước bước đầu đã nghiên cứu về
pháp luật về bình đẳng giới, song những tác giả này chỉ mới đề cập một số khía
cạnh này hoặc khía cạnh khác. Vì vậy, đây là công trình mới nghiên cứu có hệ
thống lý luận, thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật
về bình đẳng giới. Những đóng góp của luận văn thể hiện tập trung ở các nội dung
sau đây:
- Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các quan điểm, tác giả đưa ra quan điểm của
mình về khái niệm giới, bình đẳng giới, khái niệm pháp luật về bình đẳng giới, tiêu
chí hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.
- Phân tích, nhận xét, đánh gía khái quát thực trạng pháp lụât về bình đẳng
giới.
- Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới
ở Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6
Luận văn hoàn thành có thể làm tài liệu tham khảo, vận dụng trong quá trình
xây dựng và hòan thiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra,
những kết quả của luận văn có thể được vận dụng làm tài liệu nghiên cứu về bình
đẳng giới và xây dựng pháp luật về bình đẳng giới trong giai đoạn hội nhập quốc
tế. Đồng thời luận văn góp phần hệ thống hóa pháp lụât về bình đẳng giới.
8. Bố cục dự kiến của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được kết cấu làm 3 chương.
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
Trong phần này, tác giả dự kiến sẽ trình bày các khái niệm liên quan , đặc
điểm, nội dung và vai trò của pháp luật về bình đẳng giới.
Chương 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT
VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM
Trong phần này, tác giả dự kiến sẽ trình bày : Khái quát quá trình phát triển
của pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam và thực trạng pháp luật về bình đẳng
giới ở Việt Nam hiện nay (bao gồm các ưu điểm và hạn chế)
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM
Trong phần này, tác giả dự kiến sẽ trình bày : Quan điểm về hoàn thiện pháp
luật về bình đẳng giới và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới ở
Việt Nam.
7

×