Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Định hướng và giải pháp cho các hoạt động của công ty Cổ phần nhựa Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.95 KB, 46 trang )

1
MỤC LỤC
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế thị trường cùng với những chính sách
kinh tế mở, dưới sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt
là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nói riêng, muốn tồn tại và
phát triển cần phải có sự năng động trong quản lý cũng như điều hành, nhằm nâng
cao hiệu quả đầu tư, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí. Vấn đề được đặt ra là làm
thế nào để quản lý nguồn vốn một cách triệt để, hiệu quả, đồng thời khắc phục
những yếu điểm còn tồn tại, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nâng
cao năng lực cạnh tranh trên thị trường… Để làm được điều đó, các doanh nghiệp
cần phải thiết lập một cơ chế quản lý hoạt động đầu tư, quản lý vốn và nguồn vốn
một cách có hiệu quả.
Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Nhựa
công nghiệp cũng như đồ gia dụng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước
ngoài. Với hơn 50 năm kinh nghiệm trên thị trường, sản phẩm của công ty được
người tiêu dùng và bạn hàng ưa chuộng, tin dùng. Tuy nhiên, thị trường luôn cạnh
tranh khốc liệt khiến Ban lãnh đạo, Ban Giám đốc công ty luôn phải đề ra những
quyết định đúng đắn, linh hoạt trong hoạt động đầu tư phát triển, mua sắm máy
móc, trang thiết bị, quản lý nguồn vốn chặt chẽ cũng như có một quỹ lương hợp lý
cho cán bộ công nhân viên, để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao đời
sống cũng như tay nghề lao động, tối đa hoá lợi nhuận, tối thiểu hóa các chi phí,
nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Từ yêu cầu thực tế này, trong những nằm vừa qua,
Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội đã có những điều chỉnh trong cơ chế
Qua thời gian ngắn thực tập tại Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội, với sự giúp
đỡ của các anh chị trong phòng Kế hoạch – Tổ chức và sự chỉ bảo tận tình của Tiến
sĩ Nguyễn Thị Ái Liên, vận dụng những kiến thức đã học tại Khoa Đầu Tư – trường
Đại Học Kinh tế Quốc dân em đã hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
3
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HÀ


NỘI
1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần
Nhựa Hà Nội:
1.1.1. Khái quát chung:
a. Tên công ty:
- Tên giao dịch : Công Ty Cổ Phần Nhựa Hà Nội
- Tên giao dịch quốc tế : Ha Noi Plastic Joint Stock Company
- Tên viết tắt : HPCS., JSC
b. Địa chỉ doanh nghiệp:
Trụ sở chính của Công ty:
- Địa chỉ : Tổ 19, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội.
- Số điện thoại : (84-4) 3 8756 885, 3 8255 163, 3 8256 229, 3 8253
070.
- Fax : (84-4) 3 8756 884
- Email :
- Website : www.hanoiplastics.com.vn
c. Loại hình doanh nghiệp:
Công ty Cổ Phần Nhựa Hà Nội hiện nay là doanh nghiệp cổ phần 100% vốn
nhà nước trực thuộc quyền quản lý của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.
d. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
 Chức năng:
Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội có chức năng sản xuất và kinh doanh các sản
phẩm nhựa công nghiệp và gia dụng với công nghệ chính là công nghệ ép phun
(Injection Molding Industry).
 Nhiệm vụ:
- Công ty Cổ phần nhựa Hà Nội có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh các sản
phẩm theo đúng đăng ký kinh doanh số 0103027615.
- Tổ chức triển khai nghị quyết và quyết định của Đại hội đồng cổ đông và
Hội đồng quản trị.
- Xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng và

điều kiện của Công ty.
- Thực hiện đóng BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định của Nhà
nước.
4
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của bộ Luật lao
động. Hàng năm Công ty có trách nhiệm trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất
việc làm để trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định hiện hành
của Nhà nước.
- Tuân thủ các quy định của Nhà nước về quốc phòng an ninh, văn hoá, trật tự
an toàn xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê
theo quy định của pháp luật.
- Chịu sự giám sát và kiểm tra của UBND TP Hà Nội và Ban kiểm soát của
Công ty về việc chấp hành các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính,
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy định
trong điều lệ của Công ty.
- Xây dựng và đăng ký với UBND TP Hà Nội kế hoạch lao động, định mức
lao động, quy chế tuyển dụng lao động, đơn giá tiền lương, quy chế phân
phối tiền lương, tiền thưởng, quy chế nâng bậc, nâng ngạch lương, tiêu chuẩn
chuyên môn, nghiệp vụ viên chức hướng dẫn của bộ lao động thương binh và
xã hội.
- Xây dựng và trình Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt quỹ lương của Chủ
tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng,
toàn thể hưởng lương chuyên trách theo quy định.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển:
- Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội trực thuộc quản lý của UBND Thành phố Hà
Nội, công ty có trụ sở đặt tại phường Phúc Lợi – quận Long Biên - Hà Nội.
Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp Nhựa Lợi Thành được thành lập vào
tháng 10 năm 1959.

- Ngày 24/01/1972, Xí nghiệp được đổi tên thành Xí nghiệp Nhựa Hà Nội theo
quy định số 126/UB-CN của UBND thành phố Hà Nội.
- Ngày 10/08/1993, thực hiện theo quyết định số 2977/QĐ-UB, Xí nghiệp
Nhựa Hà Nội được đổi tên thành Công ty Nhựa Hà Nội trực thuộc Sở Công
nghiệp Hà Nội.
- Ngày 01/09/2005 UBND thành phố Hà Nội quyết định chuyển Công ty Nhựa
5
Hà Nội trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội thành Công ty TNHH Nhà nước
một thành viên Nhựa Hà Nội trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội.
- Năm 2007 thực hiện chủ trương chính phủ về việc sắp xếp cổ phần hoá các
công ty 100% vốn nhà nước thuộc thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hà
Nội ra quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 16/09/2008 về việc chuyển công
ty TNHH Nhà nước một thành viên Nhựa Hà Nội thành Công ty Cổ phần
Nhựa Hà Nội.
- Công ty chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội từ
31/10/2008 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103027615. Công
ty có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, tự chủ, có con dấu riêng, có tài
khoản riêng tại Ngân hàng.
- Thời gian hoạt động của Công ty là 54 năm kể từ ngày được cấp giấy phép
đầu tư.
+ Vốn điều lệ khi thành lập công ty: 1.500.000.000 đ
+ Mã thuế: 0100100858
+ Tổng số công nhân viên trong công ty: 950 người
- Khi mới thành lập do cơ chế thị trường bao cấp, công ty chuyên sản xuất, gia
công các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu sang các thị
trường dễ tính như khối XHCN. Khi đó máy móc chủ yếu là thủ công tự chế
tạo và một số máy ép phun do các nước XHCN cung cấp. Việc chế tạo
khuôn mẫu lúc bấy giờ chủ yếu dựa vào thiết bị thủ công, sử dụng máy cắt
gọt thông thường và phụ thuộc vào bàn tay người thợ.
- Từ năm 1995 Công ty đã từng bước năng cấp thay đổi về vật chất, đầu tư

phát triển các mặt hàng phục vụ sản xuất công nghịêp và bắt đầu đột phá từ
khâu đầu tư thiết bị, công cụ, chế tạo khuôn mẫu nhằm cạnh tranh trong
công nghệ sản xuất nhựa thu hút nhu cầu nội địa hoá.
- Tháng 6/2005 hệ thống quản lý chất lượng của công ty đã được Tổ chức
Quacent chứng nhận phù hợp, đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
- Nhờ các nỗ lực không ngừng cho đến nay Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội đã
có vị thế, uy tín nhất định trong ngành công nghiệp nhựa, đặc biệt trong lĩnh
sản xuất nhựa cao cấp sử dụng vật liệu kỹ thuật.
- Công ty đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước, là bạn
hàng tin cậy của các hãng nổi tiếng như: HONDA, YAMAHA, PIAGGO,
6
FORD, VMEP, YAZAKI, LGE, TOYOTA
1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý doanh nghiệp:
1.2.1. Mô hình tổ chức và bộ máy quản lý doanh nghiệp:
Theo phương án Cổ phần hóa năm 2006, Công ty TNHH một thành viên
Nhựa Hà Nội đã chuyển thành Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội trong năm 2008. Do
đó phương thức quản lý của Công ty đã chuyển hướng từ tập trung vào một tác
nhân lãnh đạo và chịu sự chi phối của cấp trên sang tính chất được tự quyết, kiểm
soát lãnh đạo của một tập thể cổ đông.
Gồm 3 thành phần chính:
- Bộ máy quản lý và kiểm soát:
+ Đại hội đồng cổ đông
+ Hội đồng quản trị
+ Ban kiểm soát
+ Tổng giám đốc
+ Phó tổng giám đốc
+ Phó tổng giám đốc kỹ thuật
+ Phó tổng giám đốc kinh doanh
- Các phòng ban:
+ Phòng Tổ chức hành chính

+ Phòng KCS
+ Phòng Kỹ thuật thiết kế
+ Phòng Kỹ thuật cơ điện
+ Phòng Kỹ thuật công nghệ
+ Phòng Kế hoạch sản xuất
+ Phòng Tài vụ
+ Phòng Bảo vệ
- Các phân xưởng:
+ Phân xưởng cơ khí: bao gồm Bộ phận lập trình CNC và Bộ phân gia công
chế tạo.
+ Phân xưởng công nghệ: bao gồm Bộ phận Sản xuất Nhựa và Bộ phận
hoàn thiện lắp ráp sản phẩm.
+ Phân xưởng xử lý nguyên liệu: gồm Bộ phận đóng hàng và Bộ phận tạo
hạt
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức các phòng ban của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội.
7
Đại hội đồng
cổ đông
Hội đồng
quản trị
Tổng Giám
Đốc
Ban Kiểm Soát
Phó Tổng Giám
Đốc Kỹ Thuật
Phó Tổng Giám
Đốc Kinh Doanh
Phòng
Tổ
Chức

Hành
Chính
Phòng
KCS
Phòng
Kỹ
Thuật
Thiết
Kế
Phòng
Kỹ
Thuật

Điện
Phòng
Kỹ
thuật
Công
Nghệ
Phòng
Bảo
Vệ
Phòng
Kế
hoạch
Sản
Xuất
Phòng
Tài Vụ
Phân xưởng

Cơ khí
Phân xưởng
Xử lý Nguyên Liệu
Phân xưởng
Công Nghệ
8
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
Bảng 2: Thành viên Hội đồng quản trị và Ban giám đốc năm 2013:
Họ và tên Chức vụ
Hội đồng quản trị
Ông Phạm Quốc Trung Chủ tịch
Ông Bùi Thanh Nam Thành viên
Bà Phạm Thị Thanh Hiền Thành viên
Bà Đỗ Thị Hương Giang Thành viên
Bà Nguyễn Việt Hương Thành viên
Ông Nguyễn Hữu Phong Thành viên
Ông Nguyễn Trọng Quân Thành viên
Ban Giám Đốc
Ông Bùi Thanh Nam Tổng giám đốc
Bà Phạm Thị Thanh Hiền Phó Tổng Giám Đốc
Kế toán trưởng
Bà Đỗ Thị Hương Giang
- Đại hội đồng cổ đông: Là bộ phận có quyền quyết định các hoạt động sản
xuất kinh doanh và đầu tư của Công ty.
- Hội đồng quản trị: Đây là bộ phận quản lý cao nhất của công ty, có toàn
quyền nhân danh công ty để giải quyết những vấn đề liên quan đến mục tiêu,
quyền lợi của công ty, trừ những thẩm quyền không thuộc Hội đồng quản trị.
- Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thực hiện giám sát hội đồng
quản trị và Giám đốc công ty trong việc điều hành công ty. Ban kiểm soát
chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ

được giao.
- Tổng Giám đốc: Là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của
Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước pháp
luật và Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quy định và nhiệm vụ được
giao.
- Các Phó tổng giám đốc: Là người hỗ trợ Tổng giám đốc trong việc điều hành
một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của
Tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và
pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
9
- Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ công ty có chức năng tham mưu hỗ
trợ cho Tổng giám đốc trong công tác quản lý điều hành theo chức năng
nhiệm vụ được phân công, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám
đốc về việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao. Cụ thể như sau:
 Phòng Tổ chức hành chính:
• Tham mưu cho Tổng Giám đốc triển khai các biện pháp quản lý phát triển
nguồn nhân lực, công tác tổ chức và cán bộ.
• Lập và quản lý hồ sơ nhân sự, hợp đồng lao động của CBCNV Công ty.
• Tuyển dụng lao động có chất lượng đáp ứng với yêu cầu của hệ thống quản
lý chất lượng. Lập kế hoạch và tổ chức công tác đào tạo, huấn luyện nâng
cao trình độ cho CBCNV, tổ chức nâng bậc, nâng lương hàng năm.
• Lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác đào tạo, huấn luyện
nâng cao trình độ của CBCNV, tổ chức nâng cấp, bậc lương hàng năm
• Lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác lao động tiền lương,
giải quyết các chính sách, chế độ có liên quan đến người lao động.
• Thực hiện nghiệp vụ công tác hành chính, quản lý đất đai nhà xưởng, cung
cấp và quản lý thiết bị văn phòng toàn công ty.
• Tổ chức, theo dõi việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn có liên quan
trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
• Tổ chức và triển khai thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho CBCNV, tổ

chức khám sức khoẻ định kỳ, giới thiệu lên tuyến trên khám và điều trị cho
CBCNV theo chế độ BHYT.
• Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp lý hoá
sản xuất.
 Phòng Bảo vệ:
• Công tác bảo vệ tài sản toàn công ty, công tác an ninh trật tự, công tác an
toàn phòng cháy chữa cháy và các yêu cầu an toàn khác.
• Công tác quốc phòng, chính sách hậu phương quân đội và luật nghĩa vụ quân
sự xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên.
• Thực hiện hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000
 Phòng Kỹ thuật thiết kế:
• Tổ chức, triển khai thiết kế, chế tạo, sửa chữa khuôn và kiểm tra chất lượng
10
khuôn trước khi đưa vào sản xuất.
• Thực hiện công tác quản lý danh mục khuôn toàn Công ty.
• Thực hiện công tác nghiên cứu thiết kế phát triển sản phẩm mới, ứng dụng
công nghệ thông tin, tiến bộ KHCN vào trong thiết kế và chế tạo khuôn mẫu.
• Công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực được phân
công.
• Thực hiện hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
• Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp lý hoá
sản xuất.
 Phòng Kỹ thuật cơ điện:
• Chịu trách nhiệm thực hiện công tác sửa chữa, bảo dưỡng và quản lý máy
móc thiết bị của toàn công ty.
 Phòng Kỹ thuật công nghệ:
• Tổ chức, theo dõi việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn có liên quan
trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 (quy trình công nghệ,
hướng dẫn công việc và kiểm tra )
• Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp lý hoá

sản xuất.
 Phòng Kế hoạch sản xuất:
• Tham mưu Tổng Giám đốc trong lĩnh vực định hướng và phát triển kế hoạch
sản xuất trước mắt cũng như lâu dài.
• Thường xuyên theo dõi nắm vững pháp luật, chế độ chính sách hiện hành
của Nhà nước về xuất nhập khẩu, để tiến hành mua vật tư và xuất các sản
phẩm đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế.
• Nắm vững kế hoạch và khả năng sản xuất của Công ty, tình hình giá cả, nhu
cầu và biến động của thị trường để tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất quý,
tháng đảm bảo đồng bộ, đúng tiến độ kế hoạch đã đề ra.
• Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế, tiêu
thụ sản phẩm, các hợp đồng xuất nhập khẩu đảm bảo có hiệu quả.
• Xây dựng kế hoạch cân đối nhu cầu vật tư, nguyên, nhiên liệu, bảo đảm cung
ứng, cấp phát, hạch toán, kịp thời đúng tiến độ theo yêu cầu kế họach sản
xuất kinh doanh.
• Tham mưu cho Tổng Giám đốc và tổ chức thực hiện trong việc quản lý vật
11
tư, bán thành phẩm.
• Tham gia trong việc đánh giá lựa chọn các nhà cung ứng.
• Tổ chức theo dõi thực hiện việc lưu giữ, bảo quản, vận chuyển thành phẩm
nhằm đảm bảo cung cấp cho khác hàng những sản phẩm đạt yêu cầu chất
lượng.
• Tổ chức, theo dõi và thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm. Tìm hiểu thị hiếu,
nhu cầu của thị trường, đưa ra các kế hoạch sản xuất, chiến lược thu hút
khách hàng, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
• Tổ chức, theo dõi thực hiện các quy trình và các hướng dẫn có liên quan
trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
• Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp lý hoá
sản xuất.
 Phòng Tài vụ:

• Tham mưu cho Tổng Giám đốc về mặt quản lý tài chính, hạch toán kinh tế
toàn Công ty.
• Tổ chức và triển khai pháp lệnh kế toán thống kê, quản lý chặt chẽ các khoản
doanh thu, chi phí, giá thành sản phẩm, dịch vụ.
• Tổ chức hạch toán nội bộ và phân tích hoạt động kinh tế hàng năm của Công
ty.
• Tổ chức lưu trữ toàn bộ chứng từ, sổ sách, biểu kế toán theo quy định hiện
hành.
 Phòng KCS:
• Có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm theo hệ thống.
• Báo cáo những sai hỏng trong quá trình sản xuất để Phân xưởng và bộ phận
kỹ thuật có phương án khắc phục.
• Thực hiện các báo cáo liên quan đến chất lượng đối với khách hàng.
• Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp lý hoá
sản xuất.
 Phân xưởng Công nghệ:
Là đơn vị sản xuất các sản phẩm nhựa chính của Công ty, có chức năng sản
xuất các sản phẩm thành phẩm hoặc bán phẩm nhựa theo kế hoạch của phòng
KHSX. Khai thác và bảo quản tốt các thiết bị được quản lý, kết hợp tốt với đơn vị
12
KTCĐ, KTCN, PXCK duy trì hoạt động sản xuất ổn định. Thực hiện việc sản xuất
theo các văn bản kỹ thuật của phòng KTCĐ và KTCN. Có những biện pháp để giảm
chi phí cho quá trình sản xuất (điện năng, nước, nguyên liệu ). Ngoài ra đơn vị còn
có chức năng hoàn thiện, in, lắp ráp thành cụm sản phẩm, đóng bao bì các chi tiết đã
được gia công tại xưởng Nhựa.
Để tổ chức quản lý sản xuất ngày một tốt hơn, Công ty đã từng bước hoàn
thiện bộ máy quản lý ngày càng linh hoạt, thích ứng với đòi hỏi của nhu cầu sản
xuất trong cơ chế thị trường.
1.3. Khái quát quá trình Sản xuất – Kinh doanh của Công ty:
1.3.1. Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu:

Từ chỗ là một doanh nghiệp chỉ chuyên sản xuất hàng gia dụng đơn giản, thị
trường hẹp, đến nay Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội đã xác lập định hướng sản xuất
kinh doanh nhằm vào các sản phẩm công nghiệp đa dạng, sử dụng vật liệu kỹ thuật
khó bịu cạnh tranh và có sẵn đầu ra. Do vậy thị trường của Công ty đã không bó
hẹp quanh một số đối tượng dân cư và địa bàn các tỉnh phía Bắc nữa. Hiện nay các
sản phẩm nhựa của Công ty đã được cung cấp mở rộng theo nhu cầu sử dụng các
khách hàng (ngành công nghiệp) khắp trong nước và ngoài nước. Đặc biệt Công ty
hướng tới cung cấp các sản phẩm công nghiệp phục vụ cho công tác nội địa hóa và
thay thế các Công ty Nhật Bản tại Việt Nam và chính quốc. Nhất là trong tình hình
hiện nay các công ty Nhật Bản đang có xu hướng tìm kiếm thị trường Việt Nam
thay thế cho thị trường Trung Quốc. Năm 2004-2007 khách hàng Nhật Bản tại Việt
Nam có doanh thu chiếm tới 80% trên tổng doanh thu của Công ty. Do không
nghừng tự khẳng định khả năng của mình trong lĩnh vực sản xuất hàng công nghiệp
sử dụng vật liệu kỹ thuật, Công ty không những củng cố được thị trường vốn có mà
còn phấn đấu phát triển thêm thị trường mới cả trong nước và ngoài nước, hướng
tới những sản phẩm kỹ thuật khó cạnh tranh và vì thế tốc độ tăng trưởng theo chỉ
tiêu giá trị SXCN và doanh thu bình quân trong 4 năm qua của Công ty đã đạt mức
tăng xấp xỉ 30%. Chính vì vậy nên công ty đã mang lại việc làm cho gần 1.000
người lao động, một số trong đó đã được đào tạo để đạt bằng cấp cao.
13
 Sản phẩm chính của doanh nghiệp:
- Các sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng phục vụ cho các ngành công
nghiệp:
+ Phụ tùng ô tô, xe máy, máy giặt: cung cấp cho Honda Việt Nam, Ford Việt
Nam, VMEP, YAMAHA, LGE cùng với các loại thùng chứa công nghiệp
phục vụ các ngành công nghiệp cơ khí và phụ trợ trong nước.
+ Phụ kiện đường ống: xuất khẩu cho Hashimoto, Hitachi - Nhật Bản.
+ Phụ kiện điện tử: Kẹp kính, trượt cửa xuất khẩu cho Tostem, Nihon - Nhật
Bản.
- Nhóm sản phẩm phục vụ ngành xây dựng nội địa: vỏ thùng sơn, chi tiết nội

thất phòng tắm, thiết bị vệ sinh và một số chi tiết cho ngành viễn thông.
- Nhóm thiết bị lọc nước thay thế hàng nhập khẩu và các thiết bị văn phòng.
- Ngoài ra còn có các sản phẩm nhựa gia dụng phục vụ tiêu dùng nội địa: xô,
chậu, ca cốc, bát, dép quai hậu
- Khuôn nhựa và các thiết bị đồ gá phục vụ cho sản xuất nhựa.
14
Bảng 3: Tổng hợp sản lượng 1 số sản phẩm của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội ép phun:
Tên sản phẩm
Đơn
Sản lượng
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Chi tiết xe máy Cái 9,342,106 11,328,650 15,472,141 26,103,187 36,528,673 42,868,712 43,192,576 46,178,983
Chi tiết kẹp kính
(BPJ 389)
Cái 4,266,540 5,628,780 3,432,040 3,746,710 2,863,160 3,463,120 3,125,761 3,312,725

Kẹp góc cửa (JRP83F) Cái 731,000 769,249 785,600 792,000 1,013,900 982,046 683,470 842,359
Con trượt cửa
(JFK300)
Cái 7,516,000 7,085,396 6,219,000 5,134,000 4,448,000 5,422,150 6,798,100 7,230,194
Phụ kiện đường ống
và thiết bị lọc nước
Cái 1,355,842 827,169 715,754 415,071 1,306,250 799,423 918,010 1,025,179
Linh kiện TV, máy
giặt
Cái 0 0 141,007 1,347,758 1,543,380 1,938,764 2,223,089 2,274,153
Thùng chứa công
nghiệp
Cái 128,563 183,419 218,702 167,248 254,560 269,915 274,610 230,890
Hộp dụng cụ VP và
khay 3 tầng
Cái 30,036 41,976 50,733 63,440 44,388 28,841 32,962 37,602
Tấm cài card Cái 27,932 35,120 48,089 24,025 37,243 44,829 38,725 40,839
Vỏ tắc te Cái 5,254,400 4,268,400 3,283,200 2,298,900 2,784,510 1,997,823 2,544,187 2,007,135
Sản phẩm nhựa nhiệt Cái 721,219 413,640 369,420 22,407 0 0 35,250 38,729
15
rắn
Tấm lọc bia Cái 500 398 251 188 536 478 391 326
Khay chè Cái 2,000 1,400 2,000 0 1,000 1,600 1000 1,200
Khay ly hợp FCC Cái 1,200 700 500 1,000 8,105 4,000 4,750 3,245
Khay nhựa Nihon,
INOAC
Cái 172,448 89,280 177,609 18,626 102,166 87,268 50,250 66,150
Bộ ghế Nick + G28 Bộ 84,617 94,283 231,097 96,816 383,831 378,125 170,155 201,750
Nắp xí bệt 2 Bộ 6,195 2,189 865 149 0 0 250 289
Nắp xí bệt Selta Bộ 11,890 8,917 7,212 6,030 5,453 6,625 4,957 5,137

Nắp xí bệt VI3 Bộ 21,176 21,890 22,787 8,807 5,011 12,950 8,924 10,087
Nắp xí bệt trẻ em Bộ 2,586 1,597 1,292 962 1,839 1,207 1,025 985
Giá tài liệu Bộ 30,618 22,490 18,274 20,995 15,141 20,617 17,284 18,025
Giá bút Bộ 15,811 10,194 8,832 9,187 7,120 5,506 2,300 3,356
Bình lọc nước Bộ 59,469 46,187 27,086 25,701 116,055 89,150 55,970 24,640
Khuôn nhựa các loại Bộ 32 56 80 71 37 30 45 68

(nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội)
16
1.3.2. Tình hình sản xuất – kinh doanh của công ty:
Trong những năm gần đây, một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty được thể
hiện trong bảng sau:
17
Bảng 4: Kết quả một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh các năm 2005-2013 của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội
Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng Tài vụ năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Sản lượng
từng mặt hàng
cái 20.825.747 23.645.820 25.821.798 32.065.344 40.842.953 51.587.374 55.823.471 59.002.964 61.892.756
2. Doanh thu
1000
VNĐ
77.100.239 114.893.212 155.377.147 174.864.140 277.478.678 370.629.438 412.653.946 443.518.917 501.267.016
3. Doanh thu
xuất khẩu
USD 1.570.840 1.859.520 1.725.490 1.646.770 1.257.830 1.421.490 1.852.660 2.015.710 2.293.160
4. LN trước
thuế
1000

VNĐ
933.079 14.503.674 17.732.342 17.807.133 66.174.204 67.829. 415 72.089.532 85.724.683 88.712.530
5. LN sau thuế
1000
VNĐ
933.079 14.503.674 12.847.598 13.186.597 49.830.643 50.855.073 54.788.045 64.293.512 66.534.398
6. Giá trị TSCĐ
bình quân trong
năm
1000
VNĐ
3.560.000 15.480.000 16.120.000 18.790.320 33.190.460 48.740.690 50.124.480 50.512.710 55.612.350
7. Vốn lưu động
bình quân trong
năm
1000
VNĐ
9.680.809 26.812.064 28.728.249 35.898.980 74.061.108 74.496.326 82.132.359 86.573.123 90.906.521
8. Số LĐ bình
quân trong năm
LĐ 453 550 670 720 850 950 1120 1010 1050
9. Tổng chi phí
SX trong năm
1000
VNĐ
76.167.160 100.389.538 137.644.805 157.057.008 211.304.474 302.800.023 340.564.414 357.794.234 412.554.486
18
Ghi chú: Năm 2005, 2006 doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
19
1.4. Công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:

1.4.1. Sản phẩm chính của công ty:
+ Phụ tùng ô tô, xe máy
+ Thùng chứa công nghiệp
+ Phụ kiện đường ống
+ Phụ kiện ngành xây dựng
+ Phụ kiện điều hòa
+ Phụ kiện máy giặt
+ Thiết bị viễn thông
+ Sản phẩm công nghiệp khác
1.4.2. Dây chuyền sản xuất sản phẩm:
 Quy trình sản xuất, chế tạo khuôn và ép phun sản phẩm nhựa:
Công nghệ chính của Công ty Cổ phẩn Nhựa Hà Nội hiện nay bao gồm 2
công nghệ chính: công nghệ chế tạo khuôn mẫu và công nghệ tạo hạt nhựa, ép phun
sản phẩm nhựa trên máy ép phun (công nghệ ép phun).
- Công nghệ chế tạo khuôn:
Thiết kế và chế tạo khuôn mẫu là một khâu quan trọng trong quá trình sản
xuất ra sản phẩm nhựa. Công nghệ chế tạo khuôn nhựa tạo ra các sản phẩm là các
bộ khuôn nhựa - tiền đề để công nghệ ép phun tạo ra các sản phẩm cuối cùng.
Mô hình sản xuất của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội hiện nay là: Đơn vị tự
thiết kế và chế tạo các bộ khuôn nhựa không như một số Công ty khác chỉ có công
nghệ ép phun không có bộ phận thiết kế và chế tạo khuôn. Với mô hình trên Công
ty có thể chủ động trong đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về các sản phẩm khác
nhau, giảm thời gian từ khâu thiết kế, chế tạo đến khâu thử các bộ khuôn. Điều này
đặt ra yêu cầu Công ty phải đảm bảo thiết kế và chế tạo các bộ khuôn phức tạp có
yêu cầu độ chính xác cao.
Về thiết bị, công ty có 3 trung tâm gia công đứng kèm các thiết bị phụ tùng
xuất xứ từ Anh, Mỹ, 6 máy phay CNC và 4 máy xung điện, 1 máy cắt dây. Ngoài ra
còn có các máy công cụ như phay thường, mài tròn, mài phẳng
Hơn thế, từ năm 2002 Công ty đã đưa các phần mềm chế tạo khuôn
CAD/CAM phục vụ chế tạo các bộ khuôn hiện đại công nghệ cao.

Nhờ các thiết bị tương đối hiện đại mà công suất thiết kế của Công ty tăng
lên đáng kể. Tổng số khuôn thiết kế và chế tạo trong một năm là 80-100 bộ.
20
 Công nghệ tạo hạt nhựa màu và công nghệ ép phun sản phẩm nhựa:
Đây là công nghệ sản xuất chính của công ty để trực tiếp sản xuất ra các sản
phẩm nhựa. Theo sự phát triển của công ty, công nghệ này ngày càng được hoàn
thiện đồng bộ và hiện đại hoá. Những năm mới thành lập 1972, công ty có một số
thiết bị ép phun cỡ nhỏ và trung bình của các nước như Trung Quốc, CHDC Đức
(cũ) Tuy nhiên hiện nay, thiết bị của Công ty được đánh giá là tương đối hiện đại
do một số máy ép phun được nhập từ Nhật Bản, Hàn Quốc:
- Thiết bị tạo màu : Hiện tại Công ty 05 máy đùn tạo hạt xuất xứ từ Nhật Bản,
Đài Loan và các thiết bị phụ trợ đồng bộ đủ khả năng tạo hạt màu theo các
yêu cầu của khách hàng.
- Thiết bị ép phun : Hệ thống máy ép phun gồm 78 máy từ 50T đến 2500T và
có 1 máy thổi tự động xuất xứ tại các nước tiên tiến: Nhật Bản, Hàn
Quốc
Nhờ các thiết bị hiện đại này Công ty Cổ phần Nhựa Hà nội hiện nay có thể
đáp ứng được công suất 2.000 tấn/năm.
 Quy trình công nghệ:
Sơ đồ 5: Quy trình công nghệ của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội:
Sơ đồ Nội dung thuyết minh Thiết bị
Người có
trách
nhiệm
Điều kiện: - Máy CNC

- Bản vễ thiết kế, dữ liệu 3D,
yêu cầu kỹ thuật
- Máy vạn
năng

- Phòng
KHSX
- Phôi, vật liệu đầu vào
- Dao cụ (Dao
phay, dao cắt)
- Phòng kỹ
thuật thiết
kế (KTTK)
- Máy móc, thiết bị - Máy tiện

Điều kiện
đầu vào sx
Phương án
công nghệ
21

- Thiết lập QT công nghệ, thứ tự
nguyên
công cho từng chi tiết
- Phòng
KHSX
- Tính toán thời gian gia công
- Phòng kỹ
thuật thiết
kế (KTTK



- Đa ra các phơng án gia công
tối u



- Thiết lập bảng tiến độ chế tạo
khuôn - Máy cưa

- Gia công theo bản vẽ, quy trình
công nghệ
(phay, tiện, khoan, mài) - Máy phay
- Nhân viên
được đào
tạo

- Cắt vật liệu theo kích thước
bản
vẽ - Máy tiện


- Gia công thô và tạo kích thước
ban đầu
theo bản vẽ - Máy mài


- Gia công biến dạng sản phẩm
theo chơng trình gia công đã lập
(Dữ liệu thiết kế đầu vào)


- Thực hiện trên các máy trung
tâm CNC,
EDM, WC



- Hoàn thiện khuôn


- Lắp ráp, rà mặt phân khuôn


- Đánh bóng bề mặt khuôn


- Tạo sản phẩm nhựa
Máy ép phun
nhựa và các
Nhân viên
được đào
tạo

- P.KHSX viết phiếu thử khuôn

- Nghiệm thu, bàn giao - Panme
Phòng kỹ
thuật công
Gia công
CNC
Hoàn thiện
Ép thử khuôn
Kiểm tra
(sản phẩm
nhựa)

Gia công
vạn năng
22
- Lấy mẫu - Thước căp
- Thông số kỹ thuật - Dưỡng kiểm
- Bề mặt ngoại quan, via - Pin kiểm
1.4.3. Đặc điểm công nghệ sản xuất sản phẩm:
Tổng vốn điều lệ khi thành lập công ty là 1.500.000.000 đồng, công nghệ sản
xuất của Công ty ban đầu chỉ là những dây chuyền do các nước Xã hội chủ nghĩa
như Liên Xô viện trợ, qua lịch sử phát triển hơn 50 năm, Công nghệ chế tạo khuôn
mẫu công nghiệp có nhiều bước phát triển hiện đại, do đó Công ty đã thực hiện
nhiều dự án mua sắm, đổi mới, nâng cấp máy móc, trang thiết bị, góp phần thúc đẩy
nền công nghiệp Việt Nam phát triển, đặt biệt trong ngành sản xuất Nhựa.
a. Đặc điểm về phương pháp sản xuất:
 Giới thiệu về phương pháp sản xuất:
- Các sản phẩm hiện nay của doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng bao
gồm các sản phẩm ép nhựa (chi tiết ô tô, xe máy, đồ gia dụng, thùng chứa công
nghiệp ), khuôn ép nhựa…
- Quá trình tổ chức sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành theo những
công đoạn sau:
23
Sơ đồ 6: Quy trình tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội:
 Kế hoạch sản xuất:
- Quá trình triển khai sản xuất được tiến hành theo các kế hoạch sản xuất
được lập theo đơn hàng và theo từng ngày cùng với thông báo sản xuất.
- Phòng Kế hoạch Sản xuất tiếp nhận, xem xét nhu cầu khách hàng để đưa
ra yêu cầu phù hợp với năng lực sản xuất và quản lý của công ty, phù hợp với lượng
tồn kho tiêu thụ.
- Phân Xưởng Công Nghệ dựa theo kế hoạch sản xuất và yêu cầu sản xuất
để thực hiện.

- Quản lý sản xuất theo dõi việc tổ chức thực hiện, nếu có đơn hàng phát
sinh thì tiến hành bổ sung cập nhật và điều chỉnh kế hoạch sản xuất đảm bảo đúng
24
tiến độ giao hàng cho khách.
- Các Tổ trưởng phụ trách các tổ sẽ ghi năng suất sản xuất các sản phẩm
vào sổ năng suất.
 Định mức sản xuất:
Quản lý sản xuất lập Quy trình sản xuất cho từng sản phẩm theo định mức
được bên Kỹ thuật Công nghiệp lập.
+ Đối với các sản phẩm đã gia công một lần: Khi lập định mức sẽ căn cứ
vào năng suất lần trước đã đạt.
+ Đối với các sản phẩm làm lần đầu: Khi khi lập kế hoạch sẽ dựa vào tính
chất phức tạp của sản phẩm, số lượng, mà hàng.
 Tài liệu sản xuất:
Các tài liệu phục vụ cho quá trình sản xuất bao gồm:
- Kế hoạch sản xuất và thông báo sản xuất
- Các quy trình sản xuất
- Các quy định kiểm tra
- Các quy định bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành thiết bị sản xuất.
- Các quy định kiểm định, sử dung thiết bị do lường theo dõi chất lượng
sản phẩm
- Các quy định về nhâp, xuất kho, bảo quản…
Trách nhiệm viết các tài liệu sản xuất:
- Do trưởng các đơn vị, kỹ sư, kỹ thuật viên, các chuyên viên, chuyên
ngành thực hiện, cụ thể:
- Các quy trình sản xuất do quản lý sản xuất soạn thảo.
- Các quy định bảo trì, vận hành thiết bị do quản lý sản xuất soạn thảo.
- Các quy định kiểm tra, kiểm định, sử dụng thiết bị đo do quản lý sản xuất
soạn thảo
- Các quy định bảo toàn sản phẩm, nhập xuất kho do phòng kế hoạch sản

xuất soạn thảo.
- Các tài liệu sau khi soạn thảo xong được trình duyệt và phân phồi cho các
đơn vị liên quan thực hiện, nếu cần thiết có thể điều chỉnh cho phù hợp
với thực tế (thông qua việc phát hiện trong quá trình áp dụng thực tế và
các cuộc họp đánh giá nội bộ).
 Kiểm soát quá trình sản xuất:
- Tại mỗi máy sản xuất đều có các hướng dẫn công nghệ (thao tác cắt
25
cuống, sửa via, đóng thùng, thông số kỹ thuật….), kiểm tra vận hành
tương ứng.
- Công nhân vận hành căn cứ vào các hướng dẫn công nghệ để tiến hành
công việc đồng thời kiểm tra lại các kết quả thực tế trong quá trình sản
xuất. Nếu các thông số khác với quy định trong hướng dẫn thì tiến hành
xử lý, điều chỉnh kịp thời. Nừu không được thì báo tổ trưởng, quản lý sản
xuất biết để có biện pháp khắc phục.
- Hàng ngày công nhân vận hành ghi đầy đủ các thông tin vào các biểu
mẫu được quy định trong hướng dẫn.
- Quản lý sản xuất dựa vào biểu thời gian làm việc và sổ theo dõi năng suất
để thống kê tình hình sản xuất của phân xưởng.
- Về thiết bị sản xuất, quản lý sản xuất chịu trách nhiệm quản lý theo dõi
Quy trình quản lý trang thiết bị để đảm bảo cho các thiết bị luôn hoạt
động tốt.
- Thiết bị đo lường do phòng sản xuất chịu trách nhiệm quản lý, hàng năm
lập kế hoạch kiểm định để đảm bảo độ chính xác của thiết bị đo.
- Các thay đổi về thiết bị sản xuất, thiết bị đo, các hướng dẫn đều được
Tổng giám đốc phê duyệt trước khi đưa vào thực hiện.
b. Đặc điểm về trang thiết bị, máy móc:
Hiện tại Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội đang sửa dụng 73 máy ép phun nhựa
từ 50T – 2500T, các máy CNC, EDM, WC…
- Phòng Kế hoạch sản xuất có trách nhiệm lập danh mục thiết bị sản xuất

theo Danh mục thiết bị sản xuất và cập nhật khi có thay đổi.
- Mỗi thiết bị phải có hồ sơ theo dõi, mọi sự thay đổi của thiết bị phải được
cập nhật vào hồ sơ.
- Việc sử dụng thiết bị phải thực hiện theo quy định vận hành thiết bị.
Hàng năm trưởng bộ phận cơ điện phải xây dựng kế hoạch bảo dưỡng và sửa
chữa thiết bị theo Kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị sản xuất năm, phải được
lãnh đạo công ty xem xét và phê duyệt trước khi tiến hành thực hiện.
- Việc thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa, kết hợp với phòng Kế
hoạch sản xuất và được lãnh đạo phê duyệt, triển khai hàng tháng theo Kế
hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị sản xuất năm, kế hoạch bảo dưỡng
thiết bị.

×