Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Kế tóan bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Thăng Long GTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.53 KB, 21 trang )

Lời mở đầu
Như chúng ta đều biết “học phải đi đôi với hành” cũng như công tác kế toán -
nếu chỉ nghiên cứu qua sách, vở và tài liệu thì có lẽ là chưa đủ, bởi vì trong học tập
và nghiên cứu – vấn đề kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành luôn luôn là
nguyên tắc quan trọng trong quyết định tới sự thành công. Sau thời gian học tập
nghiên cứu về công tác kế toán tại Trường Đại học kinh doanh và công nghệ HN em
đã tham gia thực tập thực tế tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành
viên Thăng Long GTC. Qua quá trình thực tập tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà
nước một thành viên Thăng Long GTC em đã đi sâu vào nghiên cứu cứu kế toán bán
hàng và xác định kết quả bán hàng trong công ty. Sau quá trình thực tập tại công ty
em đã lựa chọn đề tài: “Kế tóan bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công
ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Thăng Long GTC”.
Nội dung của báo cáo thực tập gồm 3 phần chính, gồm:
- Phần I: Giới thiệu về công ty TNHH nhà nước một thành viên Thăng Long
GTC.
- Phần II:Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH nhà nước một thành viên
-Thăng Long GTC
- Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty TNHH
nhà nớc một thành viên Thăng Long GTC
Trong báo cáo thực tập, em đã sử dụng các phương pháp chung, kết hợp giữa
lý luận với thực tiễn, giữa cái chung với cái riêng, giữa thời điểm nghiên cứu với quá
trình vận động của đơn vị. Bên cạnh đó, phương pháp cụ thể được sử dụng là sơ đồ,
biểu bảng, kết hợp thu thập tài liệu và trực tiếp tham khảo ý kiến của các nhân sự liên
quan tại đơn vị (kế toán viên, chuyên viên, )
Em xin trân trọng cảm ơn đến Giáo sư-Tiến sỹ Lương Trọng Yêm, Ban Giám
đốc, các kế toán viên, các chuyên viên công tác tại Phòng hành chính, phòng kế toán
tài vụ, phòng kinh doanh của ông ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên
Thăng Long GTC đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo thực
tập này.
Sinh viên
Chu Thanh Bích


Phần I
GiỚI THIỆU Về CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN
THĂNG LONG GTC
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
+ Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thăng
Long – GTC.
+ Địa chỉ : 113-115 Lê Duẩn – Cửa Nam – Hoàn Kiếm –Hà
Nội
+ E-mail :
+Website : www.thanglonggtc.com.vn.
+Điện thoại : 04 – 38 223 058 Fax: 04 – 38 221 726
Các ngành nghề kinh doanh chính:
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng
- Kinh doanh du lịch lữ hành
- Vận chuyển khách du lịch
- Kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí , massage, các dịch vụ thương mại
khác
Công ty Thăng Long GTC có chức năng:
─ Kinh doanh khách sạn và lữ hành du lịch.
─ Kinh doanh hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, công nghệ
phẩm, điện máy, thực phẩm ăn uống, làm đại lý tiêu thụ hàng hoá cho các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước.
─ Vận chuyển khách du lịch; kinh doanh lương thực và chế biến thực
phẩm; tổ chức hội chợ triển lãm, quảng cáo và dịch vụ xúc tiến thương mại;
Tổ chức hội thảo, đào tạo chuyên ngành.
─ Kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, bách hoá, hàng may mặc, hàng
nông sản, thực phẩm chế biến, rượu, thuốc lá, vật tư, thiết bị, máy móc phục
vụ cho xây dựng và các phương tiện vận tải công nghiệp, dân dụng; hoá chất
và các vật tư về hoá chất, thiết bị văn phòng.
2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ số 1: Mô hình tổ chức và quản lý của Công ty Thăng Long
GTC
Đảng bộ công ty
Chủ tịch Công ty kiêm Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc
Phòng
Tổ
Chức
Hành
chính
Phòng
Tài chính
Kế
Hoạch
Phòng
đầu


xây
dựng
Phòng
Kinh
Doanh

Xuất
Nhập
Khẩu
Các chi nhánh trong
nước
Đơn vị kinh doanh

hạch toán nội bộ
Đơn vị liên doanh
với nước ngoài
3.Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Sơ đồ số 1: sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Thăng Long GTC
Bộ máy kế toán của công ty Thăng Long GTC được tổ chức theo mô
hình tập trung (tổ chức kế toán một cấp).
a. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán cụ
thể như sau:
─ Kế toán trưởng: là người phụ trách, điều hành toàn phòng, là người
tổ chức chỉ đạo bộ máy kế toán trong toàn công ty, thông tin kế toán và hạch
toán kinh tế ở đơn vị, tổ chức kiểm tra tài chính kế toán, phê duyệt báo cáo
của các đơn vị thành viên và cấp dưới đưa lên. Xét duyệt quyết toán các hoạt
động kinh doanh trong công ty trước khi đưa lên báo cáo với cấp trên. Bên
Chủ tịch kiêm tổng Giám
đốc công ty
Kế toán trưởng công ty
Kế toán tổng hợp
Thủ
quĩ
Kế
toán
XDCB
Kế toán
theo dõi
1
Kế toán
theo dõi
2
Kế toán

theo dõi
3
Kế toán
thanh
toán
cạnh đó, Kế toán trưởng còn trực tiếp tham mưu cho Giám đốc về các hoạt
động tài chính, nghiên cứu các chế độ, chính sách của Nhà nước.
─ Kế toán tổng hợp: thực hiện kiểm tra, tổng hợp tài liệu kế toán toàn
Công ty để lập báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng, năm, lập Báo cáo tài
chính quí và năm của toàn Công ty, lập báo cáo thống kê hàng tháng, quý, 6
tháng, năm. Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn phụ trách theo dõi phần hành
thuế GTGT đầu ra, phần hành kế toán theo dõi hoạt động của Khách sạn Bắc
nam.
─ Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ
liên quan đến tiền mặt, tạm ứng, phải thu của khách hàng, thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ.
─ Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản: tập hợp tất cả các chứng từ dự
toán, quyết toán các công trình mà Công ty đang thực hiện việc đầu tư. Theo
dõi hoạt động kinh doanh của XN nội thất Thăng Long và chi nhánh tại Hải
Dương.
─ Kế toán theo dõi 1: theo dõi, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh ở các
đơn vị thành viên là: toà nhà 115 Lê Duẩn, Trung tâm vui chơi giải trí Thăng
Long, Khách sạn Holidays.
─ Kế toán theo dõi 2: theo dõi, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh các
đơn vị: Trung tâm thương mại Thăng Long GTC. Ngoài ra, còn theo dõi các
tài khoản TGNH, CCDC, TSCĐ, vay dài hạn, vay ngắn hạn.
─ Kế toán theo dõi 3: theo dõi phản ánh các nghiệp vụ phát sinh tại
Trung tâm lữ hành quốc tế và Phòng kinh doanh, chi nhánh tại Thành phố
Hồ Chí Minh. theo dõi các tài khoản công nợ, hoạt động kinh doanh của XN
đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng.

─ Thủ quĩ, thủ kho: làm nhiệm vụ quản lý tiền mặt, tiến hành thu chi
và ghi sổ quĩ tiền mặt. Nhập xuất kho hàng hoá, nguyên liệu, công cụ dụng
cụ.
Chức năng của phòng Kế toán – Tài vụ
 Giúp Giám đốc trong lĩnh vực tài chính và kế toán tổng hợp,
chuẩn bị vốn cho kinh doanh, theo dõi và quản lý chi phí kinh
doanh, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn
Công ty.
─ Tổ chức chỉ đạo công tác kế toán, hạch toán kinh tế ở các đơn vị
thành viên và đồng thời thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tài chính theo qui
định của Nhà nước.
Những nhiệm vụ chính:
─ Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh;
─ Theo dõi, kiểm tra giám sát các đơn vị về mặt tài chính;
─ Lập kế hoạch về nguồn vốn và đảm bảo hoạt động sản xuất kinh
doanh, thương mại và đầu tư XDCB của toàn Công ty;
─ Tham mưu cho Giám đốc về các kế hoạch sản xuất kinh doanh, và
các quyết định về tài chính.
4. Tổ chức công tác kế toán.
a.Hệ thống sổ kế toán áp dụng
Báo cáo tài chính của Công ty được lập bằng Đồng Việt Nam (VNĐ) theo
nguyên tắc giá gốc, phù hợp với các quy định của Chế độ kế toán ban hành theo
Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính về việc ban
hành Chế độ kế toán doanh nghiệp.
Hình thức sổ mà công ty Thăng Long GTC sử dụng:
Hình thức kế toán: Nhật ký chứng từ
Niên độ kế toán: Từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 năm dương lịch
Hiện tại, Công ty đang nghiên cứu và áp dụng các Chuẩn mực Kế toán Việt
Nam đã ban hành để lập Báo cáo tài chính hàng năm.
Sơ đồ số 2: trình tự hạch toán kế toán tại công ty (theo hình thức

nhật ký chứng từ)
Ghi cuối tháng
Ghi hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Chứng từ gốc và
các bảng phân bổ
Bảng kê
Sổ và thẻ kế
toán chi tiết
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp
chi tiết
b. Các chế độ kế toán áp dụng
Kỳ kế toán
Kỳ kế toán của công ty được xác định theo từng quý.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá và giá trị còn lại .
Nguyên giá = Giá mua ghi trên hoá đơn + Chi phí mua + thuế
không được hoàn lại
TSCĐ (trừ các khoản chiết khấu (vận chuyển ,lắp ( thuế
trước bạ. thuế nhập
và giảm giá ) đặt, chạy thử ) khẩu, thuế
GTGT trực tiếp)
Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng
dựa trên thời gian sử dụng ước tính
Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho
Hàng tồn kho được tính theo phương pháp tính giá bình quân gia
quyền và hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Phương pháp kế toán ghi sổ
Công ty Thăng Long GTC sử dụng phương pháp ghi kép trong kế
toán ghi sổ. Ghi kép là phương pháp mà trong đó nghiệp vụ kinh tế phát
sinh được phản ánh vào các tài khoản kế toán theo đúng nội dung kinh tế
của nghiệp vụ và mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán.
Phương pháp tính Thuế GTGT
Công ty áp dụng hạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
khấu trừ. Thuế suất thuế giá trị gia tăng đầu ra của các sản phẩm dịch vụ là
10%, của doanh thu vận chuyển là 5%. Thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp là 28%. Các khoản thuế và lệ phí khác phải nộp theo qui định hiện
hành.
Phần II
Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH nhà nước một thành viên
gtc
1.Kế Toán Hàng hoá:
Tài khoản này dùng để phản ánh trị já hiện có và tình hình biến động
tăng,giảm các loại hàng hoá của doanh nghiệp bao gồm hàng hoá tại các kho
hàng,quầy hàng,hàng hoá bất động sản.
Ví dụ: công ty mua 100 tủ lạnh trị giá 3000.000/ chiếc,thuế 10% của công ty
LG Electronic VN.
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 156 300.000.000
Nợ TK 133 30.000.000
Có TK 1111 330.000.000
2.Kế Toán giá VốN HàNG BáN:
Tài khoản này phản ánh trị giá vốn của sản phẩm,hàng hoá,dịch vụ bán
trong kỳ.
Ví dụ: Ngày 15/10/2006 khách hàng Nguyễn Văn Tiến đã đặt 100 bàn tiệc
với mức giá 600.000/bàn tiệc.
Trong đó - Chi phí vật liệu trực tiếp : 35.000.000

- Chi phí quản lý ,phục vụ : 15.000.000
Kế toán hạch toán như sau :
Nợ TK 621 35.000.000
Nợ TK 622 15.000.000
Có TK 154 50.000.000
Sau đó kết chuyển sang TK 632 để xác định giá vốn :
Nợ TK 154 50.000.000
Coó TK 632 50.000.000
Dưới đây là bảng tổng hợp tài khoản của tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán.
Biểu số 1
Kế toán làm bước tiếp theo là vào sổ cái chi tiết cho tài khoản 632 với các
tài khoản đối ứng.
3.Kế Toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
cuả doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD từ các giao
dịch và các nghiệp vụ sau:
- Bán hàng : bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra,bán hàng hoá mua
vào.
- Cung cấp dịch vụ: thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong
một kỳ,hoặc nhiều kỳ kế toán,như cung cấp dịch vụ vận tải,du lịch,cho thuê
TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động.
Ví dụ : Ngày 8/11/2006 doanh thu bán vé máy bay 10.450.000 đồng (thuế
10%). Căn cứ vào các hoá đơn thanh toán kế toán hạch toán như sau :
Nợ TK 111 10.450.000
Có TK 511(5115) 9.500.000
Có TK 333 (3331) 950.000
Sau khi có bảng cân đối số phát sinh từng tài khoản chi tiết 511, kế
toán tổng hợp công ty sẽ tập hợp chứng từ và bảng cân đối phát sinh của TK
511. Dưới đây là bảng cân đối phát sinh tài khoản 511 - doanh thu bán hàng
hoá và cung cấp dịch vụ năm 2006 (từ ngày 01/01/2006 đến 31/12/2006) tại

Công ty Thăng Long GTC.
Biểu số 2
4.Kế Toán Tài sản cố định hữu hình
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động
tăng,giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên
giá.
Ví dụ: Ngày 7/10/2006 mua máy photo Rincon của công ty TNHH Netlink
trị giá 33.000.000,thuế GTGT 10%.Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt kế toán
hạch toán như sau:
Nợ TK 2111 30.000.000
Nợ TK 133 3000.000
Có TK 1111 33.000.000
5.Kế Toán tiền lương
a,Các khoản phải trả công nhân viên
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán
các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương,tiền
công,tiền thưởng,bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu
nhập của người lao động.
Ví dụ: Ngày 30/12/2006 chi phí nhân viên bán hàng 263.615.700 đồng
- Tổng số tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng:
Nợ TK 641 263.615.700
Có TK 334 263.615.700
- Khi trả lương cho cán bộ công nhân viên, kế toán ghi:
Nợ TK 334 213.528.717
Có TK 111 213.528.717
B,Các khoản trích theo lương
Kế toỏn sử dụng tài khoản 338 “phải trả, phải nộp khỏc“ phản ỏnh tỡnh
hỡnh lập và phõn phối quỹ bảo hiểm xó hội, bảo hiểm y tế, kinh phớ cụng
đoàn.
Tài khoản 338 có các tài khoản cấp 2 như sau: kinh phí công đoàn (TK

3382), bảo hiểm xó hội (TK 3383), bảo hiểm y tế (TK 3384).
Ví dụ: - Trích BHXH. BHYT, KPCĐ cho nhân viên bán hàng
theo tỉ lệ quy định:
Nợ TK 641 50.086.983
Có TK 338 50.086.983
- TK 3382 5.272.314
- TK 3383 39.542.355
- TK 3384 5.272.314
6.Kế Toán chi phí bán hàng
a,Khái niệm: Tài khoản này dùng để phản ánh những khoản chi phí mà
doanh nghiệp chi ra phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. Trong
doanh nghiệp, các chi phí bán hàng phát sinh thường bao gồm:
- Chi phí đóng gói, bảo quản, bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá
đi tiêu thụ.
- Chi phí quảng cáo, giới thiệu bảo hành sản phẩm
- Chi phí tiền lương, các khoản tính theo tiền lương của CNV bộ phận
bán hàng.
- Chi phí hoa hồng trả cho các đại lý.
- Các chi phí khác bằng tiền như chi phí hội nghị khách hàng, chi phí
giao dịch, tiếp khách hàng….
b. Tài khoản sử dụng: tại công ty là TK 641
c. Phương pháp hạch toán:
* Hạch toán chi phí nhân viên:
Cách hạch toán chi phí nhân viên như sau:
Ví dụ : Ngày 30/12/2006 chi phí nhân viên bán hàng 263.615.700 đồng
- Tổng số tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng:
Nợ TK 641 263.615.700
Có TK 334 263.615.700
- Trích BHXH. BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ quy định:
Nợ TK 641 50.086.983

Có TK 338 50.086.983
- TK 3382 5.272.314
- TK 3383 39.542.355
- TK 3384 5.272.314
- Khi trả lương cho cán bộ công nhân viên, kế toán ghi:
Nợ TK 334 213.528.717
Có TK 111 213.528.717
* Hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ:
- Phương pháp phân bổ 1 lần:
Căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ dụng cụ kế toán ghi toàn bộ giá trị xuất
dùng vào chi phí sản xuất kinh doanh :
Ví dụ : Ngày 31/12/2006 xuất kho công cụ dụng cụ với tổng giá trị là :
825.165
Nợ TK 641 825.165
Có TK 153 825.165
- Phương pháp phân bổ nhiều lần:
Giá trị công cụ phân bổ cho mỗi lần = Giá trị thực tế CCDC xuất
dùng
Số lần phân bổ
Ví dụ : Ngày 10/11/2006 xuất công cụ dụng cụ dùng cho 6 kỳ kinh doanh ở
bộ phận bán hàng
Nợ TK 142 60.000.000
Có TK 153 60.000.000
Từng kỳ khi phân bổ giá trị CCDC vào chi phí bán hàng . Kế toán
ghi :
Nợ TK 641 10.000.000
Có TK 142 10.000.000
* Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ
+ Đối với khấu hao TSCĐ, việc xác định mức khấu hao nhà cửa, trang thiết bị
của Công ty cho từng quỹ được kế toán TSCĐ theo dõi tính toán và tổng hợp theo tỷ

lệ khấu hao của từng loại:
Nguyên giá x Tỷ lệ khấu hao năm
Mức khấu hao/quý =
4
Ví dụ : Ngày 31/12/2006
Mức khấu hao trong quý:
Nợ TK 641 11.363.863
Có TK 214 11.363.863
* Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài:
- Chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc khối hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh tại
công ty thường là chi phí về điện, nước và điện thoại,…
- Hàng thàng, căn cứ vào các hoá đơn tiền điện, nước,… phát sinh kế toán
ghi:
Nợ TK 641(7) 48.614.390
Có TK 111 48.614.390
* Hạch toán chi phí bằng tiền khác:
- Các chi phí khác phục vụ cho sản xuất kinh doanh như chi phí quảng cáo, giặt khăn,
vận chuyển, ….
- Hàng tháng, căn cứ vào các hoá đơn chi thực tế các nghiệp vụ phát sinh, kế
toán hạch toán như sau:
Nợ TK 641(8) 17.513.665
Có TK 111 17.513.665
- Văn phòng phẩm của bộ phận sản xuất kinh doanh được giao cho bộ phận
hành chính mua sắm và cấp phát. Hàng tháng căn cứ vào giấy đề nghị thanh
toán của bộ phận hành chính, kế toán ghi như sau:
Nợ TK 641(8) – chi phí bằng tiền khác
Nợ TK 133(1) – thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112,…
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 – xác định kết quả
7.Kế Toán chi phí quản Lý doanh nghiệp

Tài khoản này dùng để phản ánh những khoản chi phí phục vụ cho quản lý,
điều hành sản xuất, kinh doanh và các khoản chi phí chung cho toàn doanh
nghiệp. Các khoản chi phí này không thể tách riêng cho từng bộ phận hoặc
từng hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:
- Tiền lương, phụ cấp lương và các khoản tính theo lương của CNV
quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng
- Chi phí khấu hao và sữa chữa TSCĐ dùng cho quản lý và các TSCĐ
dùng chung toàn doanh nghiệp.
- Thuế môn bài, nhà đất, thuế GTGT của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
chịu thuế theo phương pháp trực tiếp, các loại phí, lệ phí.
- Dự phòng nợ khó đòi tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phục vụ
chung của toàn doanh nghiệp.
Ví dụ: Ngày 31/12/2006
- Mức khấu hao trong quý:
Nợ TK 642 20.514.360
Có TK 214 20.514.360
- Tổng số tiền lương phải trả cho nhân viên QLDN là 142.802.900
đồng
Nợ TK 642 142.802.900
Có TK 334 142.802.900
- Trích BHXH. BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ quy định:
Nợ TK 642 27.132.551
Có TK 338 27.132.551
- TK 3382 2.856.058
- TK 3383 21.420.435
- TK 3384 2.856.058
- Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Căn cứ vào các hoá đơn tiền điện, nước,… phát sinh kế toán ghi:

Nợ TK 642(7) 67.142.385
Có TK 111 67.142.385
- Chi phí bằng tiền khác:
Căn cứ vào các hoá đơn chi thực tế các nghiệp vụ phát sinh, kế toán hạch
toán như sau:
Nợ TK 642(8) 10.741.064
Có TK 111 10.741.064
Kế toán cũng hạch toán và vào sổ chi tiết tài khoản chi phí quản lý
doanh nghiệp như ở tài khoản chi phí bán hàng.
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 – xác định
kết quả
Nợ TK 911 241.200.709
Có TK 642 241.200.709
8.Kế Toán vốn bằng tiền
Các tài khoản vốn bằng tiền dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến
động tăng, giảm các loại vốn bằng tiền của doanh nghiệp,gồm; tiền mặt tại
quỹ tiền mặt,tiền gửi ở các ngân hàng và các khoản tiền đang chuyển.
ví dụ: ngày 03/10/2006 công ty TNHH nhà nước một thành viên mở TK
ngoại tệ 300 USD tại ngân hàng VCB.tỷ giá: 1 USD=16550
VND=4.965.000 VND.
Kế toán hạch toán như sau
Nợ TK 1122 4.965.000
Có TK 1111 4.965.000
Ví dụ: Ngày 03/12/2006 Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thăng
long GTC rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt: 350.000.000.
Kế toán hạch toán như sau
Nợ TK 1111 350.000.000
Có TK 1121 350.000.000
Ví dụ: Ngày 19/10/2006 công ty TNHH nhà nước một thành viên GTC nộp
3.500.000.000 tiền mặt vào tài khoản tại ngân hàng VCB

Kế toán hạch toán như sau
Nợ TK 1121 3.500.000.000
Có TK 1111 3.500.000.000
Ví dụ: ngày 25/10/2006 công ty Chuyển khoản trả trước 385.500.000 tiền
hàng cho công ty Hợp Thịnh nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ của ngân
hàng.
Kế toán hạch toán như sau
Nợ TK 113 385.500.000
Có TK 1121 385.500.000
Nhận được giấy báo nợ của ngân hàng.kế toán hạch toán
Nợ TK 331 385.500.000
Có TK 113 385.500.000
Ví dụ: Ngày 05/11/2006 công ty dùng tiền trong TK VND để mua 150.000
USD để mở L/c nhập khẩu TV Sanyo.Tỷ giá: 16.600 VND
Kế toán hạch toán như sau
Nợ TK 1122 2.490.000.000
Có TK 1121 2.490.000.000
9,Kế Toán thuế
Ví dụ: Thuế môn bài phải nôp của công ty là 1000.000
Kế toán hạch toán như sau
Nợ tk 6422 1000.000
Có tk 3338 1000.000
Khi Nộp thuế môn bài, kế toán hạch toán
Nợ tk 3338 1000.000
Có tk 1111 1000.000
Ví dụ: thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của công ty là 599.084.366
Kế toán hạch toán như sau
Nợ tk 821 599.084.366
Có tk 3334 599.084.366
Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước,kế toán hạch

toán
Nợ tk 3334 599.084.366
Có tk 111,112 599.084.366
ví dụ; thuế GTGT phải nộp của công ty là:
kế toán hạch toán như sau
Nợ tk 133
Có tk 3331
Khi nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước,kế toán hạch toán
Nợ tk 3331
Có tk 111,112
7.Kế Toán xác định kết quả bán hàng
Kết quả kinh doanh là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp trong
một thời kỳ nhất định, Trong doanh nghiệp thương mại – dịch vụ, kết quả
hoạt động kinh doanh là kết quả bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ.
Thực tế kết quả bán hàng của công ty trong quý IV năm 2006 của
công ty là :
Kết quả bán hàng = 18.997.679.193 - 17.692.640.253 - 341.107.618 -
241.200.709
= 722.730.613 ( đồng)
Kết quả bán hàng này cho thấy quý IV năm 2006 công ty TNHH nhà nước
một thành viên Thăng Long – GTC hoạt động kinh doanh có lãi .
Sau đây là mẫu phiếu thu và phiếu chi mà công ty thường sử dụng
* Quí IV năm 2006, kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh của công
ty thực hiện các bút toán kết chuyển như sau:
- Kết chuyển doanh thu bán hàng:
Nợ TK 511 18.997.679.193
Có TK 911 18.997.679.193
- Kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK 632 17.692.640.253
Có TK 911 17.692.640.253

- Kết chuyển chi phí bán hàng:
Nợ TK 911 341.107.618
Có TK 641 341.107.618
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 911 241.200.709
Có TK 642 241.200.709
- Tính và kết chuyển số lãi kinh doanh trong kỳ:
Nợ TK 9111 722.730.613
Có TK 421.1 722.730.613
Phần III-Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán bán
hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH nhà nước một thành
viên Thăng Long- GTC.
I. Nhận xét chung.
Trong khoảng thời gian thực tập vừa qua, em đã có dịp tiếp cận với các hoạt
động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán thực tế tại Công ty TNHH nhà nước
một thành viên Thăng Long GTC một cách cụ thể, đã tìm hiểu những nét chung nhất
về quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công
nghệ cũng như tổ chức quản lý của Công ty. Đặc biệt là đã đi sâu tìm hiểu công tác tổ
chức và hạch toán kế toán của Công ty. Vì vậy em đã trau dồi, học hỏi được nhiều
vấn đề mới, có điều kiện so sánh giữa kiến thức đã học với phát sinh thực tế tại
doanh nghiệp, và đồng thời cũng lĩnh hội được những điều trong thực tế bổ sung
thêm vào kiến thức đã được đào tạo. Trong sự lớn mạnh không ngừng trong hoạt
động kinh doanh của mình , Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thăng Long -
GTC đã thể hiện nhiều ưu điểm và chiến lược kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý
và tổ chức công tác kế toán.
1. Những ưu Điểm:
Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty có sự chuyên môn hoá, đảm
bảo đúng nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng: mỗi người được phân công
thực hiện một số công việc kế toán khác nhau, có tính chất logic cao, tạo ra sự
chuyên môn hoá khả năng làm việc.

Về hình thức tổ chức công tác kế toán: hiện nay công ty áp dụng theo loại
hình tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán (liên hợp). Nhờ đó, công
tác kế toán đã nắm bắt được toàn bộ các thông tin được đầy đủ.
Về hình thức tổ chức sổ sách kế toán: Công ty đã lựa chọn hình thức sổ kế toán là
hình thức Nhật ký chứng từ. Việc áp dụng hình thức sổ này của công ty đã giảm nhẹ
được khối lượng công việc ghi sổ kế toán, việc ghi chép vào các sổ kế toán có liên
quan rất rõ ràng và được đối chiếu số liệu dần đều trong tháng tạo điều kiện thuận lợi
cho báo cáo kế toán cuối kỳ kinh doanh được lập kịp thời.
2.Những tồn tại chủ yếu.
Tồn tại xung quanh việc hạch toán chi phí quản lý công ty: Để phản ánh khoản chi
phí quản lý công ty sử dụng TK 642 đúng với chế độ kế toán. Bên cạnh đó còn có
một số khoản chi phí được tập hợp trên tài khoản này chưa đúng với chế độ hiện
hành như:
- Với khoản khấu hao cho TSCĐ của công ty, được công ty hạch toán toàn bộ
các khoản chi phí vào TK 642 như vậy là chưa hợp lý như khoản chi phí khấu hao
và sửa chữa xe tại bộ phận kinh doanh vận chuyển được kế toán tập hợp cho TK 642
kế toán không thể làm thế được, với chi phí này kế toán nên hạch toán vào chi phí
trực tiếp bộ phận hoạt động vận chuyển.
- Đối với các khoản chi phí về quảng cáo tham gia hội chợ. Các khoản chi phí
này được kế toán tổng hợp cho TK 642 kế toán hạch toán như vậy là không hợp lý
với nội dung của TK 642.
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết
quả bán hàng tại công ty TNHH nhà nước một thành viên thăng long –
gtc.
Em xin đưa ra một số đề xuất nhỏ nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán
bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Với kiến thức còn hạn chế cộng với
thời gian thực tế tại công ty không nhiều nên có thể có những ý kiến đóng
góp chưa được sâu sắc.
Đề xuất 1 :
Các chứng từ sử dụng trong kế toán bán hàng và xác định kết quả bán

hàng chủ yếu là những chứng từ tự lập. Hiện nay ở Công ty Thăng Long
GTC, việc luân chuyển chứng từ giữa các đơn vị với công ty còn chậm và
chủ yếu được thực hiện vào cuối tháng. Để khắc phục, các cán bộ kế toán
trên công ty cần phải thường xuyên đôn đốc kế toán các đơn vị gửi hoá đơn,
chứng từ đúng thời hạn, đảm bảo cung cấp kịp thời cho việc hạch toán tổng
hợp và hạch toán chi tiết.
Đề xuất 2 :
Đối với việc hạch toán chi phí kinh doanh:
- Hiện nay, bộ phận kế toán phản ánh chi phí tiền lương và các khoản
trích theo lương của nhân viên quản lý các đơn vị vào TK 627.1- chi phí
nhân viên sản xuất và TK 641.1 - chi phí nhân viên bán hàng. Qua tìm hiểu
em được biết công ty hạch toán như vậy là do ở dưới các đơn vị tham gia sản
xuất kinh doanh và bán hàng là ít và cách hạch toán như vậy là để làm gọn
nhẹ công việc của các nhân viên kế toán dưới các đơn vị. Hơn nữa việc này
không làm ảnh hưởng gì đến kết quả kinh doanh của công ty. Do đó em thấy
việc hạch toán như vậy là hợp lý.
- Công ty hạch toán các khoản chi phí thăm hỏi người ốm trong công
ty, tiền phúng viếng đám ma, chi phí cử cán bộ đi học bồi dưỡng kiến thức,
… vào chi phí khác bằng tiền (Tk 627), kế toán ghi như sau:
Nợ TK 627.8
Có TK 111
Việc hạch toán như trên là chưa chính xác vì các khoản trên không
liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty do đó không được phép
hạch toán vào chi phí kinh doanh. Các khoản trên nên được hạch toán như
sau:
- Đối với các khoản chi thăm hỏi ốm đau, phúng viếng đám ma,…
trong công ty phải được lấy từ quĩ phúc lợi của công ty. Kế toán công ty phải
lập các bút toán như sau:
+ Phản ánh các khoản chi phúc lợi trong công ty
Nợ TK 431

Có TK 111
- Đối với các khoản chi phí đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong
công ty phải được lấy từ quĩ đầu tư phát triển, kế toán phải ghi:
Nợ TK 415 – quĩ đầu tư phát triển
Có TK 111,112,
Đề xuất 3 :
* Đối với kế toán doanh thu:
Kế toán công ty phải luôn tuân thủ theo đúng thông tư 89/2002-BTC.
- Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được
ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và theo năm tài chính.
- Ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán theo đúng chuẩn mực doanh
thu và thu nhập khác - Quyết định số 149/2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2001
của Bộ tài chính và các qui định chế độ kế toán hiện hành.
Trên đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết
quả bán hàng tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Thăng Long - GTC mà em
đưa ra sau thời gian thực tập tại công ty. Để nâng cao hiệu quả công tác kế toán công
ty cần phát huy những ưu điểm đã đạt được đồng thời không ngừng hoàn thiện những
khiếm khuyết còn tồn tại. Do đó, đòi hỏi không chỉ sự cố gắng nỗ lực của phòng kế
toán tài chính mà còn đòi hỏi sự quan tâm chỉ đạo của ban lãnh đạo của công ty. Có
như vậy, công ty TNHH nhà nước một thành viên Thăng Long – GTC mới khẳng
định được chỗ đứng của mình trên thị trường.
và có lãi.

×