Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

tap huan kiem tra, danh gia theo chuan KTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.5 KB, 12 trang )

TẬP HUẤN GIÁO VIÊN
NĂm học 2010- 2011
DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC,
KĨ NĂNG
Môn HOÁ HỌC, Cấp THCS
Nội dung 3:
TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG
-
Đánh giá chính xác, đúng thực trạng:
+ Đánh giá thấp hơn thực tế sẽ triệt tiêu
động lực phấn đấu vươn lên ;
+ Ngược lại, đánh giá khắt khe quá mức
hoặc thái độ thiếu thân thiện, không thấy
được sự tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm, trí
tuệ, giảm vai trò tích cực, chủ động,
sáng tạo của HS.
1 Yêu cầu kiểm tra, đánh giá
chuẩn kiến thức, kĩ năng
- Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào chuẩn kiến
thức, kĩ năng
- Kiểm tra, đánh thể hiện được đảm bảo chất lượng
, chính xác, khách quan, công bằng ; không hình
thức, đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng
nề.
- Áp dụng các phương pháp ,các hình thức kiểm
tra, thi vấn đáp, tự luận ,trắc nghiệm nhằm hạn
chế lối học tủ, học lệch, học vẹt ; phát huy ưu
điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức.
- Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và
động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS sửa


chữa thiếu sót.
- Đánh giá kết quả học tập, thành tích học tập
của HS không chỉ đánh giá kết quả cuối
cùng, mà cần chú ý cả quá trình học tập.
- Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài. Để
có thêm các kênh thông tin phản hồi khách
quan, cần kết hợp hài hoà giữa đánh giá
trong và đánh giá ngoài.
- Cụ thể là cần chú ý đến : Tự đánh giá của HS
với đánh giá của bạn học, của GV, của cơ sở
giáo dục, của gia đình và cộng đồng; Tự
đánh giá của GV với đánh giá của đồng
nghiệp, của HS, gia đình HS
2.Hướng dẫn việc ra đề kiểm tra
đánh giá theo chuẩn KT-KN
2.1. Yêu cầu của đề kiểm tra
− Đề ra đảm bảo mục tiêu dạy học, bám sát chuẩn kiến
thức, kĩ năng.
- Đảm bảo tính chính xác , khoa học.
- Phù hợp với thời gian kiểm tra.
- Góp phần đánh giá khách quan trình độ học sinh.
Tỷ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng
số điểm phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng, đảm
bảo tỷ lệ chung cho cấp học như sau :
- Cấp Trung học cơ học : Nhận biết 30%, thông hiểu :
40%, vận dụng : 20%; vận dụng mức độ cao: 10%
(sai số 5%)
2.2. Quy trình ra đề kiểm tra
2.2.1. Xác định mục tiêu, mức độ, nội dung và hình
thức kiểm tra

2.2.2. Thiết lập bảng hai chiều
a, Lập một bảng có hai chiều, trong đó một chiều thể hiện
nội dung, một chiều thể hiện các mức độ nhận thức cần
kiểm tra.
b, Viết các chuẩn cần kiểm tra ứng với mçi mức độ nhận
thức, mỗi nội dung tương ứng trong từng ô của bảng.
c, Xác định số điểm cho từng nội dung kiến thức và từng
mức độ nhận thức cần kiểm tra.
d, Xác định số lượng, hình thức kiểm tra
Hình thức câu hỏi đa dạng sẽ tránh được sự nhàm chán
đồng thời tạo hứng thú, khích lệ học sinh tập trung làm
bài.
2.2.3. Thiết lập câu hỏi và bài tập theo bảng hai
chiều
Căn cứ vào bảng hai chiều, giáo viên thiết kế câu
hỏi cho đề kiểm tra. Cần xác định rõ nội dung ,
hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức
cần đo qua từng câu hỏi và toàn bộ câu hỏi trong
đề kiểm tra. Các câu hỏi phải được biên soạn sao
cho đánh giá được chính xác mức độ đáp ứng
chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu thái độ được
quy định trong chương trình môn học.
2.2.4. Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm
Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm được
thực hiện trên cơ sở bám sát bảng hai chiều.
MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN CHÚ Ý
1. DẠY TIẾT ÔN TẬP & LUYỆN TẬP:
* Ôn tập & luyện tập là khác nhau, nhưng đôi lúc phải đan xen
nhau.
- Tiết ôn tập là hệ thống hóa kiến thức, rèn luyện bằng bài tập.

- Tiết luyện tập là tập cho HS cách giải bài tập
ĐỀ XUẤT:
+ Giờ luyện tập mà có nội dung thực hành là tốt.
+ Không nên dạy theo băng, đĩa (Diễn kịch).
+ Không nên dạy tràn lan mà nên dạy tập trung vào kiến thức
trọng tâm, dạy cho HS các kỹ năng tính toán như chia nhẩm
cho 2, 4, 6, 8……
+ Giờ dạy nên nhẹ nhàng, nên để HS tự giải bài tập, để cho HS
chỉ lẫn nhau, cuối tiết GV đưa ra bảng kiến thức cần nhớ để
khắc sâu cho HS (Vì thế GV nên chủ động chuẩn bị bài
trước). Không gọi nhiều HS giải cùng một lúc nhiều bài tập
Kiến thức nhiều và nặng nề cho HS. Do đó yêu cầu GV phải
luôn luôn điều chỉnh phương pháp dạy học.
2. CHUẨN KIẾN THỨC – KỸ NĂNG:
- SGK trước đây 4 năm là pháp lí, hiện nay là tài liệu tham
khảo chính của giáo viên và học sinh khi lên lớp( giáo
viên có thể bổ sung them các tài liệu tham khảo khác)
- Hiện nay HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN
THỨC, KĨ NĂNG MÔN HÓA HỌC THCS là pháp lý. Vì
thế không cần dạy hết nội dung SGK mà dạy theo
CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG. (Đúng đến 2015, phải
qua kì họp QH mới được sửa đổi)
NỘI DUNG CÓ TRONG CHUẨN KTKN (Phải bổ sung) →
SGK KHÔNG CÓ
CHUẨN KHÔNG CÓ ←(Không thực hiện) SGK CÓ
* Giáo viên giỏi là giáo viên biết hệ thống hóa kiến thức
một cách khoa học.
* Thanh tra khi kiểm tra chỉ có 2 nhiệm vụ là:
+ Kiểm tra GV dạy đúng chuẩn KTKN chưa?
+ Kiểm tra đạo đức tác phong nhà giáo

3. GIỜ DẠY MÔN HÓA HỌC:
Phải soạn giáo án khi lên lớp:
- Giáo án có thể chỉ cần ghi những công việc phải làm, những bài tập phải giải,
những bài tập tương tự cho về nhà….( soạn kỷ cột hoạt động của Thầy)
- Giáo án soạn không theo một hình thức nào (không có khuôn khổ nhất định)
tùy theo tình hình học tập của HS mà soạn có hiệu quả về chất lượng.
-Khi lên lớp không nhất thiết dạy hết các phần trong SGK. Mà phải bám sát
A. Chuẩn KT, chuẩn KN
B. Trọng tâm,
C. Hướng dẫn thực hiện (tùy theo điều kiện CSVC, trình độ nhận thức của HS
mà thực hiện đến bước…, không bắt buộc thực hiện đầy đủ phần C).
- Phần còn lại hướng dẫn cho HS đọc và tự học ( Có thể có hệ thống câu hỏi
hướng dẫn và có kiểm tra phần học & tự đọc của HS).
- Kiến thức nâng cao đưa vào phần củng cố bài và HDTH.
- Thống nhất bỏ các ký hiệu trạng thái tồn tại như (l), (r), (dd), (k)… trong các
PTHH. (Vì không có tính liên tục giữa các cấp học).
- Trong quá trình lên lớp nhất thiết phải có những hoạt động gây hứng thú,
vào bài và vào các phần phải có chuyển ý và biết lắng nghe HS để kịp
thời điều chỉnh cách tiến hành , tăng hiệu quả hoạt động nhóm của học
sinh.
( GV dạy nhẹ nhàng, HS học thoải mái. Chất lượng HS hiểu bài là tốt hơn
việc dạy tràn lan.)
4. DẠY KIẾN THỨC MỚI:
- Khi dạy kiến thức mới cho HS thì phải đúng chuẩn KT(
bám sát trọng tâm của chuẩn kiến thức – Kỹ năng).
- Khi củng cố kiến thức có thể vượt chuẩn.
Một số khái niệm, chuẩn kiến thức không yêu cầu thì
không mở rộng( vì gây rối cho học sinh, gây nặng nề
kiến thức) nên Dạy cho HS thì bắt buộc HS chấp nhận
kiến thức & vận dụng mà không cần giải thích bản chất.

(Bản chất GV hiểu mà không dạy)
Tóm lại:
GIỜ DẠY TRÊN LỚP HOẶC KIỂM TRA MÀ KHÔNG
BÁM VÀO CHUẨN KTKN LÀ KHÔNG ĐÚNG.

×