Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Tìm hiểu về hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty TNHH Thương mại dịch vụ Tư vấn thiết kế Thời trang Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.32 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.HCM
Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:

TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG
HIỆU TẠI CÔNG TY TNHH-TMDV
TVTK THỜI TRANG VIỆT

SVTH : TRẦN THỊ TIỂU NIÊN
MSSV : 40260119
LỚP : QT02MK
GVHD: NGUYỄN THUÝ HUYỀN

Tp.Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 05 năm 2006


L IC M

N

Qua th i gian h c t p t i tr ng v i loøng bi t n sâu s c em xin chân thành c m n
Ban giám hi u cùng q th y cô tr ng i H c Mở đã t o m i đi u ki n thu n l i
cho em trong su t quá trình h c t p t i tr ng. Em xin c m n các th y cô Khoa Kinh
t -Qu n tr kinh doanh đã h t lòng d y d , dìu d t, truy n đ t nh ng kinh nghi m q
báu cho em.
Em xin chân thành c m n cô Nguy n Thúy Huy n đã nhi t tình h ng d n, giúp đ ,
ch d n, truy n đ t thêm ki n th c cho em đ em có th hoàn thành bài báo cáo thực


tập.
Em xin c m n Ban giám đ c cùng toàn th nhân viên Công ty Th i Trang Vi t đã
h t lòng giúp đ em trong su t quá trình em th c t p t i Coâng ty.
M t l n n a v i lòng bi t n sâu s c nh t em xin g i t i quí th y cô tr ng i H c
M cùng tòan th nhân viên Công ty Th i Trang Vi t l i c m n và l i chúc s c
kh e.


MỤC LỤC
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty Thời Trang Việt ................................... 1
I. Giới thiệu chung về công ty Thời Trang Việt .............................................. 1
1. Lịch sử thành lập công ty ....................................................................... 1
2. Ngành nghề kinh doanh ......................................................................... 2
3. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 2
4. Khách hàng mục tiêu ............................................................................. 6
5. Thành tựu mà công ty đạt được .............................................................. 6
6. Chiến lược và xu hướng phát triển năm 2006 ........................................ 6
7. Tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây .................. 8
II. Nhận định tình hình thị trường ngành dệt may ............................................ 9
1. Những khó khăn của ngành ................................................................. 10
2. Những cơ hội của ngành....................................................................... 10
III. Thực trạng xây dựng thương hiệu tại Việt Nam ........................................ 11
Các khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi xây dựng thương hiệu ...... 12
Chương 2: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại ...................... 14
Thời Trang Việt
I. Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu công ty................................ 14
II. Kiến trúc thương hiệu ................................................................................ 15
III. Định vị thương hiệu ................................................................................... 16
1. Định vị thương hiệu của Thời Trang Việt ............................................. 16
2. Định vị thương hiệu của đối thủ cạnh tranh .......................................... 17

IV. Hệ thống nhận dạng thương hiệu ............................................................... 19
V. Chiến lựơc tiếp thị hỗn hợp ........................................................................ 21
1. Sản phẩm ............................................................................................. 21
2. Hệ thống phân phối .............................................................................. 22
3. Giá........................................................................................................ 22
VI. Các hoạt động truyền thông tiếp thị tích hợp ............................................. 23
1. Sử dụng người mẫu làm đại sứ thương hiệu ......................................... 23
2. Quảng cáo ............................................................................................ 24
3. Chương trình khuyến mãi ..................................................................... 26
4. Chương trình chăm sóc khách hàng ..................................................... 27
5. Hoạt động PR ....................................................................................... 27
6. Marketing trực tiếp .............................................................................. 29
VII. Hoạt động bảo vệ thương hiệu ................................................................... 30
VIII. Hoạt động khai thác thương hiệu ............................................................... 30
Chương 3: Nhận xét và kết luận ......................................................................... 33
I. Nhận xét..................................................................................................... 33


1. Về kiến trúc thương hiệu ...................................................................... 34
2. Về định vị thương hiệu .......................................................................... 35
3. Về hệ thống nhận dạng thương hiệu ..................................................... 35
4. Về chiến lựơc tiếp thị hỗn hợp .............................................................. 36
5. Về các hoạt động truyền thông tiếp thị tích hợp ................................... 37
6. Về hoạt động bảo vệ thương hiệu ......................................................... 38
7. Về hoạt động khai thác thương hiệu ..................................................... 38
II. Kết luận ..................................................................................................... 39
1. Kết luận ................................................................................................ 39
2. Đề xuất.................................................................................................. 40



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trần Quang, “Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam”,
NXB Trẻ TP.HCM và Báo Sài Gòn Tiếp Thị, 2002
2. Trương Đình Chiến, “Quản trị thương hiệu hàng hóa”, NXB Thống Kê, 2005
3. Đào Công Bình, “Quản trị tài sản thương hiệu”, NXB Trẻ TP.HCM, 2002

4. Nguyễn Quốc Thịnh, “Thương hiệu và quản lý”, NXB Thanh Niên, 2003
5. Lê Anh Cường, “Tạo dựng và quản trị thương hiệu”, NXB Thống Kê, 2002
6. Richard Moore, “Thương hiệu dành cho lãnh đạo”, 2003
7. www.thuonghieuviet.com
8. www.lantabrand.net
9. www.tapchithuongmai.com
10. www.saomaivietnam.com
11. www.ninomaxx.com.vn


TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH-TMDVTVTK THỜI TRANG VIỆT
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT
1. Lịch sử thành lập công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương Mại-Dịch Vụ-Tư Vấn Thiết
Kế THỜI TRANG VIỆT
Tên giao dịch: VIETFASHION COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: VFC
Chức năng kinh doanh: thương mại, dịch vụ, tư vấn thiết kế thời trang
Phạm vi hoạt động: Trong nước và nước ngoài
Địa chỉ trụ sở chính: 215 Lý Tự Trọng, Phường Bến Thành, Quận 1,

Tp.HCM
Điện thoại: 08 8237423
Fax: 08 8273897
Email:
Website: www.ninomaxx.com.vn
Giám đốc: ông Mai Khắc Tỉnh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4102010668 do Sở Kế Hoạch và
Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh, Phòng Đăng Ký Kinh Doanh cấp ngày
27/05/2002.
Công ty TNHH-TMDV-TVTK Thời Trang Việt trước kia là cơ sở áo thun
Maxx ra đời vào năm 1998, chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng
may sẵn với dòng sản phẩm jean, pull, kaki và sơmi dành cho lứa tuổi
thanh thiếu niên.
Cơ sơ áo thun Maxx ban đầu chỉ có 12 cái máy may và một cửa hàng giới
thiệu sản phẩm ở trên đường Nguyễn Đình Chiểu, nhân sự rất ít ỏi và
nguồn vốn nhỏ. Tuy vậy, cơ sở áo thun Maxx cũng có hẳn một bộ phận lo
tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng, nghiên cứu và điều tra về thu nhập,
chi tiêu của khách hàng trong nước.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì nhu cầu của người tiêu dùng ngày
càng tăng. Do đó mức chi tiêu của họ cho các sản phẩm may mặc đã tăng
cao. Nắm bắt được nhu cầu này cơ sở áo thun Maxx đã mạnh dạn đầu tư
SVTH: Trần Thị Tiểu Niên

1


TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT

thêm máy móc thiết bị để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Với
mẫu mã phong phú, nhiều màu sắc, chất liệu đa dạng các sản phẩm của cơ

sở áo thun Maxx đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của nhiều người
tiêu dùng. Năm 2002 cơ sở áo thun Maxx được chuyển thành công ty Thời
Trang Việt.
Kể từ khi công ty Thời Trang Việt được chính thức ra đời sản phẩm mang
nhãn hiệu Ninomaxx ngày càng đươc nhiều người tiêu dùng lựa chọn và
tin tưởng, đặc bịêt là giới trẻ. Mẫu mã của công ty ngày càng đa dạng hơn
và chất liệu ngày càng phong phú hơn.
Hệ thống phân phối của công ty ngày càng đựơc mở rộng không ngừng
trên khắp mọi miền đất nước từ Nam ra Bắc. Và hiện nay sản phẩm mang
thương hiệu Ninomaxx có mặt tại một số thị trường nước ngoài như: c và
Campuchia,….
Hiện nay công ty Thời trang Việt với hơn 800 nhân viên đã xây dựng
thành công hệ thống phân phối từ bán sỉ, bán lẻ, siêu thị và đến tay người
tiêu dùng cuối cùng xuyên suốt trong toàn quốc từ Bắc, Trung, Nam, hiện
diện hầu hết các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà
Nẵng, Nha Trang, HCM, Vũng Tàu, Bình Dương, Cần Thơ, Rạch Giá, Cà
Mau…Hệ thống phân phối của công ty không ngừng phát triển lớn mạnh và
chuyên nghiệp.
Năm 2005 công ty Thời Trang Việt đã khai trương thêm nhiều cửa hàng
và chi nhánh trên toàn quốc và thêm 2 cửa hàng lớn tại Phnông – pênh
Campuchia.
2. Ngành nghề kinh doanh
Mua bán hàng may mặc, nón, túi xách, dây nịt
Mua bán mẫu thiết kế thời trang quần, áo, nón, túi xách, dây nịt
Dịch vụ thiết kế tạo mẫu thời trang
Dịch vụ tư vấn thiết kế tạo mẫu thời trang
3. Cơ cấu tổ chức
a. Ban lãnh đạo
Ban lãnh đạo công ty gồm có: Tổng giám đốc, Giám đốc kinh doanh,
Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính, Giám đốc sản xuất.

SVTH: Trần Thị Tiểu Niên

2


TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT

Tổng giám đốc có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động của công ty,
hoạch định chiến lược để phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.
Dưới Tổng giám đốc có Cố vấn tham mưu cho Tổng giám đốc trong
việc đề ra chiến lược.
Giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ theo dõi tình hình kinh doanh
của các cửa hàng và chi nhánh thông qua các giám sát bán hàng.
Bên cạnh đó Giám đốc kinh doanh cũng chịu trách nhiệm về hoạt
động marketing của công ty.
Giám đốc điều hành trông coi các công việc của phòng nhân sự,
phòng thông tin số liệu, phòng phát triển kinh doanh.
Giám đốc tài chánh quản lí công việc của của phòng kế toán và
phòng tài vụ. Mọi khoản thu chi trong doanh nghiệp đều phải thông
qua giám đốc tài chánh.
Chức vụ giám đốc sản xuất hiện nay chỉ là trên mô hình, chứ trên
thực tế mọi công việc liên quan đến sản xuất sản phẩm đều do
trưởng phòng thiết kế quyết định.
b. Các phòng ban
Cơ cấu tổ chức của công ty gồm có 6 phòng ban: Phòng kinh doanh,
Phòng thông tin số liệu, Phòng phát triển kinh doanh, Phòng hành
chánh nhân sự, Phòng kế toán tài vụ, Phòng thiết kế.
Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm về việc phân phối sản phẩm,
quản lí các cửa hàng trong kênh phân phối, bán sản phẩm cho
khách hàng, giải quyết khiếu nại cho khách hàng,…và một số hoạt

động về Marketing.
Phòng thông tin số liệu phụ trách vịêc cung cấp thông tin cho các
hoạt động của công ty như thông tin về đối thủ cạnh tranh, thông tin
về khách hàng,… tổng hợp và phân tích số liệu có liên quan, bảo trì
máy móc trong công ty.

SVTH: Trần Thị Tiểu Niên

3


TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT

Phòng phát triển kinh doanh có trách nhiệm lập kế hoạch kinh
doanh gồm có kế hoạch về doanh thu, nhân sự, hàng hóa, hình ảnh
công ty, mô hình công ty,……Phòng phát triển kinh doanh đồng thời
phụ trách một số hoạt động của Marketing như quan hệ cộng đồng,
trưng bày hàng,….
Phòng nhân sự có chức năng đào tạo và tuyển dụng nhân viên,
huấn luyện nhân viên kỹ năng bán hàng.
Phòng kế toán tài vụ lo các việc thu chi trong công ty như trả lương
cho nhân viên, các khoản chi cho phục vụ cho hoạt động thường
ngày của công ty. Đứng đầu phòng tài chính là giám đốc tài chính.
Phòng thiết kế chịu trách nhiệm về tất cả các công việc từ thiết kế
mẫu, tạo rập, may mẫu,…cho dến khi sản phẩm được đem ra bán
trên thị trường.
Hiện nay Thời Trang Việt chưa thiết lập được phòng Marketing riêng biệt,
phòng Marketing chỉ là trên mô hình mà công ty đang hướng đến, Marketing
chỉ là 1 bộ phận trong phòng kinh doanh. Và trong phòng phát triển kinh
doanh cũng có bộ phận Marketing. Bộ phận Marketing ở Phòng kinh doanh

thực hiện việc tổ chức các sự kiện, chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách
hàng. Còn bộ phận Marketing của phòng phát triển kinh doanh chịu trách
nhiệm về hoạt động PR, trưng bày hàng hóa, thiết kế đồ họa.
Chức năng của các phòng ban hiện nay chồng chéo lên nhau, chưa có sự tách
bạch rõ ràng về chức năng của các phòng ban. Việc chồng chéo chức năng
làm cho hoạt động chuyên môn của từng phòng không hiệu quả do phải chia
bớt người ra làm việc của phòng ban khác. Do đó cần phải tách bộ phận
Marketing thành 1 phòng ban riêng biệt để cho công việc không bị trùng lắp
và có đủ nhân sự để thực hiện các công việc cần thiết của phòng Marketing.

SVTH: Trần Thị Tiểu Niên

4


TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Thời Trang
Tổng Giám Đốc

Cố vấn

GĐ ĐH

GĐ KD

Tp.KD

Tp.TT


Tp.TTSL

Tp.PTKD

GĐ TC

Tp.HCNS

Ql Kho

GĐSX

KTT

Tp.TĐTV

Tp.TK

Qlý, Giám sát

QC - KM

Lập trình

Tuyển dụng

Kho tổng

KT Tổng hợp


Thu chi

TK Mẫu

Ql Cửa hàng

PR

Thông tin

Đào tạo

K. Hàng tỉnh

KT Thanh

Quỹ

Tạo Rập

Điều phối

Display

Bảo trì

TL - CS

K.Bán sỉ


KT Vật tư

KH Thanh

May Mẫu

Phân tích

Đồ họa

Dữ liệu

Thăng tiến -

Kho tạm

KT Công nợ

Thẩm định

KHSX

Tích hợp

Hậu cần

CSKH

KT điện


NCTT

Số liệu

Tiếp tân

Kiểm soát

ĐĐ SX

Tổng đài

BV, tạp vụ

SVTH: Trần Thị Tiểu Niên

5


TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT

4. Khách hàng mục tiêu
Tất cả mọi người đều có thể là khách hàng của công ty vì các sản phẩm
của công ty phù hợp với mọi giới. Tuy nhiên khách hàng mục tiêu mà
công ty nhắm đến là những người ở trong độ tuổi từ 18-45, những người
này có thể dễ dàng chọn cho mình sản phẩm phù hợp. Khách hàng mục
tiêu của công ty là những người yêu thích sự trẻ trung, năng động, thoải
mái, yêu thích thời trang.
5. Thành tựu mà công ty đạt được trong thời gian qua
Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao từ năm 2002 đến năm

2005
Cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng – Ngành sản phẩm quần áo thời
trang năm 2005
Topten thương hiệu ngành dệt may thời trang năm 2005
Thương hiệu Viêt yêu thích – Ngành Dệt May năm 2004
Giải ba cuộc thi: “Cúp vàng Thương Hiệu Hội Nhập” năm 2004
Cúp vàng Thương Hiệu Công Nghiệp Viêt Nam năm 2004
Cúp vàng Topten ngành Dệt May – Thời Trang trong năm 2004, 2005
Doanh nghiệp tiêu biểu Ngành dệt may Việt Nam năm 2005
Đây là vinh dự và cũng là niềm vui của công ty vì đã đạt các tiêu chí rất
khắt khe của cuộc bình chọn có uy tín tại Việt Nam.

6. Chiến lược và xu hướng phát triển năm 2006
a. Nhân sự
Đầu tư đào tạo nhằm củng cố lại các cán bộ quản lí và nhân viên trong
công ty, chiêu mộ thêm nhân tài để xây dựng đội ngũ quản lí cấp cao
thật vững mạnh.
b. Kinh doanh
Phát triển tối đa thị trường nội địa với mục tiêu phủ kín thị trường
trong nước.

SVTH: Trần Thị Tiểu Niên

6


TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT

Đa dạng hoá sản phẩm nhằm phục vụ cho các khách hàng ở lứa tuổi từ
18-45 tuổi.

Xây dựng lại chính sách cho hệ thống franchise một cách khoa học và
hiệu quả cao hơn.
Đẩy mạnh việc phát triển những thị trường nước ngoài sẵn có tại
Cambodia và Australia.
Xúc tiến các cuôïc gặp gỡ với các đối tác nhằm mở rộng thị trường ra
các nước Asean, Trung Quốc, Mỹ trong những năm sắp tới.
c. Thương hiệu
Giữ vững vị thế thương hiệu hàng đầu về Casual Wear (trong dòng sản
phẩm mà công ty theo đuổi) tại thị trường nội địa.
Xây dựng thương hiệu mạnh hơn nữa bằng cách tập hợp các nhà
chuyên môn, các công ty chuyên nghiệp mang tính quốc tế để tham
vấn các vấn đề kỹ năng quản lý, bán hàng, phục vụ khách hàng, đặc
biệt là các vấn đề về trang trí cửa hàng, tiếp thị, quảng cáo,…
Tiến đến các hoạt động cổ phần hoá công ty trong thời gian sớm nhất
có thể và tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Định hướng trong tương lai gần công ty Thời Trang Việt sẽ vươn lên vị
trí hàng đầu trong số những công ty thời trang lónh vực Casual Wear
tại Châu Á.
7. Tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây
Bảng 1: Doanh thu của Thời Trang Việt
Năm
Doanh thu
% tăng trưởng doanh
thu
2003

33.478.207.411

2004


69.778.617.421

108%

2005

215.615.927.831

209%

(Nguồn: Thời Trang Việt)

Biểu đồ 1: Doanh thu của Thời Trang Việt từ năm 2003-2005
SVTH: Trần Thị Tiểu Niên

7


TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT

Doanh thu VFC
300
200
Doanh thu

100
0
2003

2004


2005

(Nguồn: Thời Trang Việt)
Doanh thu c a Th i Trang Vi t t ng đ u qua các n m từ hơn 33 tỷ
năm 2003 lên gần 70 tỷ năm 2004 và đến năm 2005 doanh thu của
công ty đạt hơn 215 tỷ đồng.
Doanh thu của công ty tăng nhanh là do sự phát triển của nền kinh tế
kéo theo mức chi tiêu cho các sản phẩm may mặc nhiều hơn, hệ thống
phân phối của công ty ngày càng mở rộng, các sản pnẩm của công ty
phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Từ năm 2004 công ty mở rộng hoạt động hoạt động sản xuất của mình
và mở rộng hệ thống phân phối bằng cách gia tăng số lượng các cửa
hàng dẫn đến doanh thu tăng nhanh qua các năm làm cho tốc độ tăng
doanh thu tăng mạnh năm 2004 tăng 108% so với năm 2003, năm
2005 tăng 209% so với năm 2004.

II. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG NGÀNH DỆT MAY
Dệt may là ngành công nghiệp lớn thứ hai trên cả nước. Năm 2005 kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may đạt 4,48 tỷ USD, và đến năm 2010 Chính phủ kỳ
vọng doanh thu của ngành sẽ tăng lên khoảng 9-10 tỷ USD. Dệt may cũng là
ngành đứng đầu về tạo công ăn việc làm, với hơn hai triệu lao động, đa số là
phụ nữ.
SVTH: Trần Thị Tiểu Niên

8


TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT


Ngành dệt may Thành Phố Hồ Chí Minh có hơn 400 doanh nghiệp và luôn
chiếm tỷ trọng 40-45% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhiều doanh
nghiệp có kim ngạch xuất khẩu trên 500.000 USD/tháng như May Sài Gòn 3,
Garmex Saigon, Tân Phú Cường, Garmex Chợ Lớn,…
Hiện nay tại Thành Phố Hồ Chí Minh vừa khai trương “Trung Tâm Đào Tạo
Nhân Lực Dệt May”. Đây là một trung tâm đào tạo dệt may quốc tế (IGTC)
nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý của ngành dệt may trong bốn lónh
vực chủ yếu: quản lí sản xuất, tiếp thị và bán hàng, quản lí nguồn nhân lực và
trách nhiệm xã hội của doanh nghịêp theo chuẩn mực quốc tế.
Ngày 10/06/2005 EU và Trung Quốc đã ký thoả thuận hạn chế nhập khẩu 10
mặt hàng dệt may từ Trung Quốc trong 3 năm từ 2005-2007 để ngăn chặn
nguy cơ tranh chấp thương mại hàng dệt may giữa EU và Trung Quốc. Việc
EU tái áp đặt hạn ngạch đối với hàng dệt may Trung Quốc sẽ tạo cơ hội cho
hàng dệt may của các nước xuất khẩu truyền thống vào EU trước đây, trong
đó có Việt Nam.
1. Những khó khăn của ngành
Bị động trong tìm kiếm và mở rộng thị trường. Khả năng phản ứng nhanh
trước những yêu cầu thay đổi của khách hàng chưa cao, còn lúng túng trước
các lô hàng nhỏ, hoặc có thời gian giao hàng ngắn. Việc tìm nguồn cung cấp
nguyên phụ liệu, khả năng thiết kế và chào mẫu do mình sáng tạo cũng còn
rất kém. Khoảng 80% nguyên phụ liệu vẫn phải nhập khẩu, sản phẩm yếu về
mẫu mã, chủng loại, nhãn mác, phần lớn các doanh nghiệp chưa có thương
hiệu của mình.
Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng hiệu quả còn thấp do tới
khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu thực hiện theo phương thức gia công, chỉ
khoảng 30% xuất khẩu theo phương thức bán sản phẩm. Thị phần và khách
hàng Việt Nam trên thị trường thế giới còn khá nhỏ bé, chưa tương xứng với
tiềm năng sẵn có.
Trình độ công nghệ nhìn chung vẫn thấp hơn so với Trung quốc và n Độ.
Từ năm 2006 hệ thống hạn ngạch hàng dệt may thế giới được bãi bỏ nên các

nước xuất khẩu hàng dệt may là thành viên WTO có được lợi thế, trong khi
Việt Nam gặp bất lợi khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ do vẫn phải chịu
hạn ngạch. Sau khi bãi bỏ hạn ngạch thì ưu đãi về thuế quan trong các thoả
thuận chung được thiết lập sẽ là nhân tố làm giảm khả năng tiếp cận thị
trường của các nước nằm ngoài thoả thuận.
SVTH: Trần Thị Tiểu Niên

9


TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT

Ngoài ra các rào cản thương mại khác như chống bán phá giá, các quy định
nghiêm ngặt về xuất xứ hàng hoá mà các nền kinh tế phát triển như EU, Hoa
Kỳ thường xuyên sử dụng sẽ là những cản trở đối với xuất khẩu hàng may
mặc của Việt Nam.
2. Cơ hội của ngành
Sau sự cố giữa Hoa Kỳ và EU với Trung Quốc về vấn đề dệt may thì khách
hàng sẽ đổ vào Việt Nam và một số nước trong khu vực là khá cao. Chính vì
vậy, khi vào mùa đàm phán các đơn hàng mới lượng khách hàng đã ồ ạt vào
Việt Nam.
Chính sách cấp visa tự động của liên bộ Thương mại và Công nghiệp đã góp
phần tích cực để các doanh nghiệp chủ động ký đơn hàng. Đây là một cơ hội
cho ngành dệt may sàng lọc và hình thành nên các chuỗi doanh nghiệp để
cùng khai thác đơn hàng lớn. Đó là những đơn hàng lớn, một doanh nghiệp
không thể đáp ứng hết được trong một thời gian ngắn, do vậy cần có sự phân
công trong chuỗi cùng tham gia thực hiện. Cũng trong quá trình phân công,
sẽ hình thành sự chuyên môn hoá trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất
lao động, giảm giá thành để có thể cạnh tranh.
Việc cấp visa tự động cũng là sự xả cảng để các doanh nghiệp tăng nhanh

khả năng khai thác tối đa Hiệp định dệt may giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Dù còn những khó khăn nhưng dù sao ngành dệt may Việt Nam cũng đứng
trước những cơ hội mới và cần có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp dưới sự
chủ trì của Hiệp hội dệt may Việt Nam và các ngành chức năng để cùng nhau
khai thác cơ hội này.
III. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TẠI VIỆT NAM
Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khi xu hướng
tiêu dùng ngày càng phức tạp bị chi phối bởi các yếu tố giá trị văn hoá, thẫm
mỹ, tiện nghi, giá trị tinh thần và thời trang hay nói một cách khác là xu
hướng tiêu dùng bị chi phối bởi các yếu tố phi vật chất ngày càng chiếm tỷ
trọng lớn thì cạnh tranh trên thị trường chủ yếu là cuộc cạnh tranh giữa các
thương hiệu. Trong khi xây dựng và quản lý thương hiệu ngày càng trở nên
cấp thiết và ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng
của thương hiệu thì một số doanh nghiệp nhận thức được đầy đủ tầm quan
trọng và các biện pháp để xây dựng và phát triển thương hiệu.

SVTH: Trần Thị Tiểu Niên

10


TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT

Trong vài năm gần đây, các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách và các
doanh nghiệp Việt Nam đã dần nhận thức được tầm quan trọng của thương
hiệu trong việc tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhiều
cuộc hội thảo về vấn đề thương hiệu đã được tổ chức khắp mọi miền đất
nước. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về thương hiệu Việt Nam của một số
ngành kinh doanh cụ thể. Đáng kể nhất là dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp về
năng lực xây dựng và quảng bá thương hiệu” được thực hiện bởi báo Sài Gòn

Tiếp Thị và Câu lạc bộ doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao.
Các chương trình xây dựng và quảng bá thương hiệu cụ thể cũng đã và đang
được triển khai ở nhiều bộ, ngành và địa phương. Giải thưởng Sao vàng đất
Việt do Trung Ương Đoàn Thanh Niên và Hội Doanh Nghiệp trẻ Việt Nam
khởi xướng cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến
thương hiệu và tuyên truyền giới thiệu được các thương hiệu đã thành công
của các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra cũng có rất nhiều hội thảo về xây dựng và phát triển thương hiệu
Việt Nam. Đài truyền hình Việt Nam, các báo và tạp chí cũng đã đăng tải rất
nhiều thông tin và bài viết về xây dựng và quản lý thương hiệu.
Các khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi xây dựng và phát
triển thương hiệu
¬ Doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm và văn hoá xây dựng và duy trì
thương hiệu nên rất dễ bị các doanh nghiệp nước ngoài chèn ép cạnh
tranh.
¬ Các doanh nghiệp thiếu hiểu biết thấu đáo về lợi ích của vịêc quản lý
thương hiệu. Nhưng muốn đạt mức độ hiểu biết và thừa nhận một cách ấn
tượng về một thương hiệu trong tâm trí khách hàng thì thương hiệu sau khi
đã được định vị thì nó phải quảng bá để mọi người biết đến. Hiện nay mức
chi cho việc quảng bá thương hiệu còn ở mức thấp.
¬ Các doanh nghiệp thiếu nghiên cứu và hiểu biết đầy đủ về hành vi mua
của khách hàng. Các doanh nghiệp thường cho rằng khách hàng thường
quan tâm đến giá sản phẩm nên họ tìm cách cắt giảm chi phí và các chi
phí về thương hiệu là chi phí đầu tiên bị cắt giảm và họ cũng không nhìn
thấy hiệu quả của chi phí này trong tương lai.
¬ Khả năng tài chính của các doanh nghiệp còn yếu, đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.

SVTH: Trần Thị Tiểu Nieân


11


TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT

¬ Đội ngũ quản lý của doanh nhgiệp còn nhận thức chưa đầy đủ, sai lệch,
xem nhẹ vai trò của thương hiệu.
¬ Ngân sách quảng cáo, khuyến mại còn bị khống chế ớ mức 10% do vậy
hạn chế ngân sách của doanh nhgiệp dành cho các hoạt động này.
¬ Thủ tục đăng ký thương hiệu khó khăn, thời gian kéo dài.
¬ Chi phí dịch vụ thuê ngoài về quảng cáo, tư vấn, xây dựng thương hiệu
cao.

SVTH: Trần Thị Tiểu Niên

12


TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT

Chương 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY TNHH-TMDV-TVTK
THỜI TRANG VIỆT
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI
CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT
Năm 1998 xuất phát từ ý tưởng “ Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”
đồng thời nắm bắt được thị hiếu cũng như nhu cầu của khách hàng, thương
hiệu Maxx ra đời với dòng sản phẩm may sẵn được thiết kế đa dạng, phong

phú về chất liệu, mẫu mã và màu sắc đã chinh phục được khách hàng trẻ,
năng động ưa thích thời trang.
Maxx đã tự khẳng định mình một cách tự tin và đã thiết lập được hệ thống
các kênh phân phối trên toàn quốc và nhiều cửa hàng tại hai thành phố chính
là Hà Nội và Hồ Chí Minh nhằm tìm hiểu sâu hơn nhu cầu thị hiếu khách
hàng.
Tiếp nối thành công của Maxx, năm 1999 sản phẩm mới mang thương hiệu
Nino ra đời trong mong muốn mang lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn,
nâng cao và không ngừng cải tiến về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm.
Cùng với đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp luôn sáng tạo với chất liệu cao cấp
sản phẩm Ninomaxx đã góp phần làm tăng dáng vẻ trẻ trung, năng động và
duyên dáng của khách hàng.
Sự chuyển đổi từ Nino sang Ninomaxx trong năm 2002 đánh dấu một bước
mới trong lónh vực thời trang và cùng với việc công ty Thời trang Việt chính
thức thành lập trong năm 2002 với hai thương hiệu Maxx và Ninomaxx, hoạt
động trong lónh vực thiết kế thời trang, kinh doanh hàng dệt may và thiết lập
hệ thống phân phối trong toàn quốc và quốc tế, điều này là một sự khẳng
định hơn nữa đối với công ty Thời Trang Việt cùng với hai thương hiệu Maxx
và Ninomaxx.
Đến nay sản phẩm của công ty Thời trang Việt với nhiều mẫu mã đa dạng,
phong phú bao gồm quần áo, mũ nón, dây nịt, túi xách dành cho cả nam và
nữ khi đến công sở, chơi thể thao và đi dạo đã thu hút được sự quan tâm của
khách hàng và sản phẩm của VFC mang thương hiệu Ninomaxx đã được
khách hàng bình chọn danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
SVTH: Trần Thị Tiểu Niên

13


TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT


Do ý thức được thương hiệu là tài sản quý nhất của công ty và thương hiệu sẽ
hỗ trợ cạnh tranh vì người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm này hay sản
phẩm khác chỉ trong nháy mắt chủ yếu dựa vào thương hiệu, nếu như không
xây dựng cho mình một thương hiệu riêng thì sẽ không có chỗ đứng trên thị
trường. Dó đó tập thể ban lãnh đạo công ty đã nổ lực và quyết tâm xây dựng
cho mình một thương hiệu riêng và hiện nay các sản phẩm của công ty Thời
Trang Việt mang thương hiệu Ninomaxx đã có thị phần khá cao trong ngành
may thời trang trong nước.
Bắt đầu từ năm 2005 Công Ty Thời Trang Việt đã xây dựng một chiến lược
“bành trướng” thương hiệu và vạch kế hoạch để từng bước thực hiện chiến
lược này. Trước tiên là Công ty sẽ “phủ sóng” thương hiệu Ninomaxx tới 64
tỉnh thành trên cả nước.
Trong năm 2006 Công ty dự kiến sẽ nâng hệ thống phân phối lên nhiều cửa
hàng hơn nữa chứ không phải chỉ dừng lại con số 50 cửa hàng như hiện nay.
Cùng với việc mở rộng hệ thống phân phối mới, Công ty sẽ tiến hành dẹp bỏ
hết những cửa hàng có quy mô dưới 150m2, chỉ mở những cửa hàng có diện
tích 200m2 trở lên. Bên cạnh đó, Thời Trang Việt sẽ thiết lập những siêu thị
thời trang có quy mô lớn hơn 1000m2.
Hiện nay Công ty cũng đang lên kế hoạch “bành trướng” thương hiệu
Ninomaxx ra các nước trong khu vực. Ninomaxx hiện tại đã mở được hai cửa
hàng tại Campuchia. Thời gian tới, Ninomaxx sẽ vươn tới các nước trong khu
vực như Lào, Malaysia, Philippines, Indonesia,…đặc biệt là sẽ bành trướng
thương hiệu Ninomaxx tại Thái Lan. Đây là những nước mà người tiêu dùng
có xu hướng thời trang và cách ăn mặc có nhiều nét tương đồng với khách
hàng Việt Nam. VFC đã hoàn tất việc điều tra thị hiếu tiêu dùng quần áo
may sẵn tại thị trường các nước này. Mọi khâu chuẩn bị cơ bản đã xong, chỉ
còn chờ đến thời điểm thích hợp để Ninomaxx bắt đấu xuất hiện ở nước
ngoài.


II. KIẾN TRÚC THƯƠNG HIỆU
SVTH: Trần Thị Tiểu Niên

14


TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT

Hiện nay thì các sản phẩm của công ty Thời Trang Việt mang duy nhất một
tên hiệu chính đó là: Ninomaxx
THỜI TRANG VIỆT

NINOMAXX
Từ khi công ty mới thành lập thì các sản phẩm của Thời Trang Việt mang 2
tên hiệu là Maxx và Ninomaxx. Nhưng đến đầu năm 2003 công ty quyết định
bỏ tên hiệu Maxx và chọn tên hiệu Ninomaxx cho tất cả các chủng loại sản
phẩm của công ty. Tên hiệu Ninomaxx trong đó đã bao gồm luôn tên hiệu
Maxx, Ninomaxx chính là sự kết hợp giữa Nino và Maxx chính là 2 tên hiệu
trước khi công ty Thời Trang Việt được thành lập.
Hiện nay trên thị trường người tiêu dùng chỉ biết đến thương hiệu Ninomaxx
chứ không biết Thời Trang Việt là cái gì. Ninomaxx chỉ là thương hiệu sản
phẩm, việc chọn tên hiệu của công ty không hỗ trợ cho việc phát triển thương
hiệu công ty. Nếu như sau này công ty muốn mở rộng hoạt động kinh doanh
của mình sang lónh vực khác, ngành hàng khác không phải là thời trang thì sẽ
không gặp thuận lợi vì không được kế thừa thương hiệu sẵn có, mà công ty sẽ
phải xây dựng thương hiệu mới cho dòng sản phẩm mới của mình.
III. ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
1. Định vị thương hiệu của Thời Trang Việt
Bảng 2: Định vị thương hiệu của Thời Trang Việt
SẢN PHẨM

Casual Wear

KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU
-Những người trong độ tuổi từ 18-45
-Có thu nhập khá trở lên
-Yêu thích thời trang, sự tiện dụng, năng
động
LI ÍCH LÝ TÍNH
LI ÍCH CẢM TÍNH
-Đem lại sự thoải mái, tiện dụng cho -Đem lại sự tự tin cho người mặc
người mặc
-Làm tăng thêm dáng vẻ trẻ trung
-Phù hợp với mọi vóc dáng
-Cảm thấy mình là người sành điệu
-Khách hàng sẽ cảm thấy mình là người
quan trọng nhất khi đến với Ninomaxx
bởi cách phục vụ rất chuyên nghiệp của
đội ngũ bán hàng

SVTH: Trần Thị Tiểu Niên

15


TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT

Thời Trang Việt định vị sản phẩm theo lối sống của khách hàng mục tiêu,
thông qua sự đồng điệu giữa thương hiệu với quan điểm, phong cách sống
hay xu thế sống nổi trội của họ. Ninomaxx như là người bạn đồng hành
của những ai yêu thích sự trẻ trung năng động và những người tự tin, sành

điệu.
Khách hàng mục tiêu của Ninomaxx là những người trong độ tuổi 18-45,
yêu thích thời trang, năng động và sự tiện dụng.
Casual Wear là sản phẩm có thể phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng
vì nó phù hợp với nhiều vóc dáng khác nhau người mập hay ốm đều có
thể mặc, nó đem lại sự thoải mái cho người mặc đặc biệt là những người
năng động do đó mọi người trong độ tuổi từ 18-45 đều có thể mặc nó và
đây cũng chính là dòng sản phẩm mà Ninomaxx đang theo đuổi.
2. Đối thủ cạnh tranh của Thời Trang Việt
Hiện nay trong ngành thời trang đặc biệt là trong dòng sản phẩm Casual
Wear thì có rất nhiều thương hiệu trong đó phải kể đến: BBlue, Việt Thy,
PT2000,… trong những năm gần đây thì có Sea. Cao cấp hơn thì có những
thương hiệu của nước ngoài như: Bossini, Yishion, Giordano,…Tuy nhiên
đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty là BBlue…..
Nhãn hiệu BBlue thuộc công ty TNHH Thời Trang Xanh Cơ Bản là công
ty chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thời trang thông dụng.
Sản phẩm của BBlue cũng rất đa dạng gồm có: áo quần dành cho cả nam
lẫn nữ với chất liệu phong phú như Jeans các loại, kaki, thun, linen,…
Khách hàng mục tiêu của BBlue là những người yêu thiùch sự năng động,
trẻ trung, tiện dụng và những người mang phong cách tự tin, những người
trong độ tuổi 18-40 đều là khách hàng của công ty.
BBlue định vị sản phẩm như là người bạn có cùng quan điểm, lối sống với
khách hàng mục tiêu. Công ty sử dụng người mẫu để quảng bá sản phẩm
và nhóm Mây Trắng là gương mặt đại diện cho thương hiệu BBlue.
BBlue hiện nay được đổi thành Blue-Exchange là đối thủ đang cạnh tranh
gay gắt về số lượng và chất lượng với Ninomaxx.

SVTH: Trần Thị Tiểu Niên

16



TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT

Hình 1 : Sản phẩm của BBlue

Bảng 3: So sánh định vị của Ninomaxx và Bblue
NINOMAXX
Khách hàng Độ tuổi từ 18-45
mục tiêu
Casual Wear
Sản phẩm
Lợi ích lí Đem lại sự thoải mái,
năng động cho người
tính
mặc
Lợi ích cảm Tôi là người sành điệu
Khách hàng cảm thấy
tính
mình là người quan
trọng nhất bởi cách
phục vụ chuyên nghiệp

BBLUE
Độ tuổi từ 18-40
Casual Wear
Đem l sự thoải mái, tiện
dụng cho người mặc
Tôi là người năng động
sành điệu


Cả hai công ty đều theo đuổi cùng khách hàng mục tiêu, cùng 1 dòng sản
phẩm.
Các cửa hàng của Ninomaxx và BBlue đặt gần nhau, cách trang trí trưng bày
hàng tương tự nhau.
Cả hai đều dùng người mẫu để làm đại sứ thương hiệu cho mình.
Tuy nhiên điểm khác biệt giữa Ninomaxx và BBlue chính là cung cách phục
vụ khách hàng. Ninomaxx có cách phục vụ rất chuyên nghiệp, khách hàng
sẽ cảm thấy mình được quan tâm khi đến mua sắm tại các cửa hàng của
Ninomaxx. Ninomaxx thường xuyên mở các lớp huấn luyện kỹ năng bán
hàng cho nhân viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên để họ
có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Không bao giờ có chuyện
khách hàng đến mua hàng ở Ninomaxx mà nhân viên đứng dòm hoặc đi theo
SVTH: Trần Thị Tiểu Niên

17


TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT

sau mà không hỏi khách hàng cần gì. Nhân viên ở Ninomaxx luôn giới thiệu
cho khách hàng biết cái nào là sản phẩm mới, cài nào không phải.
IV. HỆ THỐNG NHẬN DẠNG THƯƠNG HIỆU
1. Tên hiệu, khẩu hiệu
Tên hiệu của công ty gồm chữ Nino màu xám và chữ Maxx màu đen đứng
liền nhau, kiểu chữ in hoa, rõ ràng. Nionmaxx là tên hiệu ghép từ tên hiệu
Nino và Maxx lại với nhau.
Hình 2: Tên hiệu công ty

Khẩu hiệu của công ty: “Ninomaxx-Bắt từng nét đẹp”

Hình 3: Khẩu hiệu công ty

2. Bao bì sản phẩm
Bao bì của công ty là túi nilon màu trắng đục, có tay cầm màu đỏ. Trên
bao bì có in chữ NMX trong một cái khung hình chữ nhật, chữ NMX màu
trắng còn khung chữ nhật màu đỏ. Chữ NMX là từ viết tắt của chữ
Ninomaxx.
Bao bì sản phẩm của công ty không thật sự ấn tượng, chỉ thể hiện được
logo của công ty chứ không nêu lên khẩu hiệu của công ty.
3. Hệ thống các cửa hàng của Ninomaxx
Các cửa hàng của Ninomaxx được trang trí theo một mẫu thống nhất trong
toàn hệ thống của công ty.
Hình 4: Cửa hàng của Thời Trang Việt

SVTH: Trần Thị Tiểu Niên

18


TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT

4. Đồng phục của nhân viên
Đồng phục của nhân viên là áo thun và quần jeans, tất cả các trang phục
đều do công ty thiết kế.
Hình 5: Đồng phục của nhân viên

5. Cover letter
Các cover letter được thể hiện trong hầu hết các văn bản, giấy tờ của
công ty như: trên các thư ngỏ, thư từ giao dịch hàng ngày, bao thư,…
Hình 6 : Cover letter của Thời Trang Việt


V. CHIẾN LƯC MARKETING HỖN HP (MARKETING MIX)
1. Sản phẩm
Sản phẩm của Công ty Thời Trang Việt rất đa dạng, không chỉ là quần áo
dành cho nam, nữ mà còn có nón, túi xách, dây nịt.
Sản phẩm của nữ rất đa dạng gồm có: quần short, quần lửng, quần dài,
váy ngắn. o dành cho nữ thì gồm có áo thun tay dài, tay ngắn, tay lỡ, áo
dây, áo sơ mi, áo khoác bằng nhiều chất liệu như là jeans, thun 100%
cotton, kaki,….ngoài ra còn có áo dệt kim.
Sản phẩm dành cho nam cũng đa dạng không kém gì sản phẩm dành cho
nữ, gồm có: quần lửng, quần dài, áo thun tay ngắn, áo thun tay dài, áo
thun tay lỡ, áo sơ mi, áo khoác.

SVTH: Trần Thị Tiểu Niên

19


TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY THỜI TRANG VIỆT

Ngoài việc sản xuất các loại quần áo dành cho nam, nữ công ty còn sản
xuất thêm các phụ kiện đi kèm như là nón, túi xách, dây nịt dành cho cả
nam lẫn nữ với những kiểu dáng rất trẻ trung và phù hợp với các loại quần
áo của Ninomaxx.
Chất liệu chủ đạo mà công ty sử dụng cho các sản phẩm của mình là:
Jeans các loại, Kaki, Thun cotton, Linen, Len,….
Hình 7: Sản phẩm Nam - Nữ

Hình 8: Phụ kiện


2. Hệ thống phân phối
Hiện nay sản phẩm Ninomaxx có mặt khắp mọi miền đất nước từ Nam ra
Bắc, các cửa hàng của Ninomaxx được đặt tại các Trung tâm mua sắm lớn
trên cả nước, các con đường chuyên bán quần áo thời trang như Nguyễn
Đình Chiểu, Nguyễn Trãi, Lê Văn Sỹ, Hai Bà Trưng,… và các siêu thị trên
toàn quốc,….Bên cạnh đó, Ninomaxx đã có mặt tại thị trường nước ngoài
như: Australia, Cambodia.
Số lượng cửa hàng và điểm bán trong nước và nước ngoài:
Tổ chức bán lẻ trực tiếp: 50 cửa hàng
Đại lí: 10 cửa hàng
(xem sơ đồ hệ thống phân phối ở phần phụ lục)
3. Chiến lược giá
SVTH: Trần Thị Tiểu Nieân

20


×