Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Quy chế pháp lý về vốn trong công ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.74 KB, 24 trang )

A - LỜI MỞ ĐẦU
B - NỘI DUNG
I./ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
II./ NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CỦA LUẬT DOANH
NGHIỆP 2005 SO VỚI LUẬT DOANH NGHIỆP 1999
III./ QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Khái niệm và đặc điểm
1.1/ Khái niệm
1.2/ Đặc điểm
2. Cấu trúc vốn trong CTCP
2.1/ Vốn điều lệ
2.2/ Vốn vay
3. Chủ thể góp vốn
4. Tài sản góp vốn
5. Vấn đề chuyển nhượng cổ phần
5.1/ Chuyển nhượng cổ phần cho người khác
5.2/ Yêu cầu công ty mua lại cổ phần
6. Các trường hợp thay đổi vốn của CTCP
6.1/ Các trường hợp tăng vốn của công ty
6.2/ Các trường hợp giảm vốn của công ty
7. Cơ chế quản lý, sử dụng vốn
IV./ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ VỐN
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
C - LỜI KẾT
A – LỜI MỞ ĐẦU
1
Có thể nói rằng, công ty cổ phần (CTCP) ra đời là một phát minh quan
trọng của loài người trong nền sản xuất xã hội. Các CTCP đầu tiên trên thế giới
ra đời vào khoảng thế kỷ XVII, nó gắn liền với sự bóc lột của chủ nghĩa đế quốc


tại các nước thuộc địa. Trong nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, CTCP là loại
hình doanh nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế, góp phần hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
CTCP là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn. Cũng giống như tất cả
các loại hình doanh nghiệp khác, vốn là một yếu tố cực kỳ quan trọng không thể
thiếu khi thành lập cũng như trong quá trình hoạt động của CTCP. Nó không
những quyết định sự sống còn của doanh nghiệp mà còn thể hiện khả năng gánh
chịu nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp; quyết định quyền, nghĩa vụ của các
chủ sở hữu, chủ đầu tư của công ty; quyết định quy mô của công ty trong quá
trình hoạt động kinh doanh ...
Để tìm hiểu về “Quy chế pháp lý về vốn trong công ty cổ phần”, trong
phạm vi một bài luận cá nhân, em xin đề cập tới một số khía cạnh sau đây:
B - NỘI DUNG
2
I./ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Khái niệm
Tại khoản 1 Điều 77 Luật doanh nghiệp 2005 quy định:
“Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và
không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật
này”.
Từ quy định trên, ta có thể hiểu khái niệm CTCP một cách khái quát như
sau: “CTCP là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được
chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ

đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ
phần mà họ sở hữu. CTCP được quyền phát hành chứng khoán và có tư cách
pháp nhân”.
2. Đặc điểm
Từ khái niệm đã nêu trên, có thể nhận thấy một vài đặc điểm cơ bản của
CTCP dựa vào đó để phân biệt với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp
danh như sau:
 Thứ nhất, về thành viên của công ty: tối thiểu phải có ba thành viên
tham gia công ty trong suốt quá trình hoạt động, không giới hạn số
lượng tối đa. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân (trừ trường hợp các tổ
chức, cá nhân không được quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp
được quy định tại Điều 13 Luật doanh nghiệp).
 Thứ hai, về vốn: vốn điều lệ của công ty được chia thành những phần
bằng nhau gọi là cổ phần, giá trị mỗi cổ phần được gọi là mệnh giá cổ
3
phần và được phản ánh trong cổ phiếu. Pháp luật không quy định mỗi
thành viên có thể mua tối đa bao nhiêu cổ phần nhưng các thành viên
có thể thoả thuận trong điều lệ công ty giới hạn tối đa số cổ phần mà
một thành viên có thể mua nhằm chống lại việc một thành viên nào đó
có thể nắm quyền kiểm soát công ty.
 Thứ ba, về chế độ chịu trách nhiệm tài sản: có sự tách bạch tài sản của
công ty và của cổ đông công ty, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp
vào công ty, CTCP chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ
tài sản khác của công ty trong phạm vi tài sản của công ty.
 Thứ tư, về chuyển nhượng cổ phần: cổ đông công ty có quyền tự do
chuyển nhượng cổ phần theo quy định của pháp luật.
 Thứ năm, về phát hành chứng khoán: CTCP có quyền phát hành
chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng
khoán để huy động vốn. Điều này thể hiện lợi thế của CTCP là có khả

năng huy động vốn lớn.
 Thứ sáu, CTCP là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
II./ NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 SO VỚI LUẬT
DOANH NGHIỆP 1999
Trong Luật doanh nghiệp cũ (ban hành năm 1999), quy định về CTCP
cũng là phần quy định chặt chẽ nhất, chi tiết nhất. Tuy nhiên, với Luật doanh
nghiệp mới, các quy định này còn cụ thể hơn, chi tiết hơn và tiến rất gần tới
chuẩn mực chung của thế giới về CTCP. Trong Luật có gần 50% nội dung liên
quan về CTCP. Điều này thể hiện rất rõ chính sách khuyến khích của Nhà nước
đối với việc phát triển loại hình doanh nghiệp này - một loại hình doanh nghiệp
4
được cho rằng đã giải quyết gần như triệt để các nhược điểm của công ty trách
nhiệm hữu hạn.
Nhìn chung, Luật doanh nghiệp 2005 được ban hành đã có nhiều sửa đổi,
bổ sung, hoàn thiện hơn các quy định về CTCP. Trong phạm vi đề tài này em
chỉ xin đề cập tới một số điểm mới liên quan đến quy chế pháp lý về vốn của
CTCP. Cụ thể:
 Mở rộng quyền của cổ đông phổ thông: Ngoài những quyền tại Luật
doanh nghiệp 1999, cổ đông còn được quyền xem xét, tra cứu và trích
lục các thông tin trong Danh sách cổ đông; có quyền biểu quyết và
yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; xem xét, tra cứu, trích
lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ
đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
 Bảo vệ quyền của cổ đông hoặc nhóm cổ đông thiểu số, cụ thể:
 Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc một
tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu
cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản
lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Có

quyền yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông công ty khi Hội đồng
quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của
người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;
nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá sáu tháng mà Hội
đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế…
 Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông
dự họp đại diện ít nhất 65% cổ phần có quyền biểu quyết, trước
đây theo Luật doanh nghiệp 1999 là 51%.
 Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp
khi được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết
của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công
ty quy định, trước đây là 51%.
5
 Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng
văn bản thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua
nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết
chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định, trước đây là
51%.
 Quy định cơ chế xử lý đối với cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số
cổ phần đã đăng ký mua
Luật doanh nghiệp 2005 quy định xử lý như sau: (i) Các cổ đông
sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ
trong công ty; (ii) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số
cổ phần đó; (iii) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập
nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở
thành cổ đông sáng lập của công ty.
Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng
ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty.
 Về cổ phiếu: Luật doanh nghiệp 2005 quy định cụ thể, chi tiết hơn về
trường hợp cổ phiếu có sai sót trong nội dung và hình thức thì quyền

và lợi ích của người sở hữu nó không bị ảnh hưởng; trường hợp cổ
phiếu bị mất, rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác thì cổ
đông được công ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đông đó.
 Về chào bán và chuyển nhượng cổ phần: Luật doanh nghiệp 2005 đã
quy định cụ thể hơn đồng thời bổ sung thêm một số quy định mới như:
luật quy định tỷ lệ chiết khấu cụ thể trong trường hợp cổ phần chào
bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh phải được sự chấp thuận
của số cổ đông đại diện cho ít nhất 75% tổng số cổ phần có quyền
biểu quyết.
 Về phát hành trái phiếu: Luật doanh nghiệp 1999 quy định một cách
chung chung “Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái
phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác ...” (Khoản 4 Điều 62).
6
Luật doanh nghiệp 2005 tiếp tục kế thừa quy định trên, bên cạnh đó
Luật có quy định các trường hợp CTCP không được quyền phát hành
trái phiếu, trừ khi pháp luật về chứng khoán có quy định khác, tại các
điểm a), b) khoản 2 Điều 88. Đây là quy định một mặt làm đảm bảo an
toàn về mặt tổ chức cho công ty, mặt khác vừa bảo vệ được quyền lợi
cho các chủ nợ (người sở hữu trái phiếu).
III./ QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ VỐN TRONG CÔNG TY CỔ
PHẦN
1. Khái niệm và đặc điểm
1.1/ Khái niệm
 Vốn: khái niệm vốn nói chung được nhiều ngành khoa học tiếp cận
theo nhiều phương diện và phạm vi khác nhau. Trong khoa học tài
chính, vốn của doanh nghiệp (cũng như của CTCP) được quan niệm là
vốn kinh doanh, là giá trị của toàn bộ tài sản(đại lượng bằng tiền)
được đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Vốn là
cơ sở vật chất không thể thiếu cho sự tồn tại và hoạt động của doanh
nghiệp.

 Quy chế pháp lý về vốn trong CTCP
 Xét về mặt khách quan, tất cả những quy phạm pháp luật liên quan
đến vốn của CTCP đã hình thành một “quy chế pháp lý về vốn
trong CTCP”. Do đó có thể định nghĩa: “quy chế pháp lý về vốn
trong CTCP” là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình góp vốn, quản lý sử dụng
vốn, chuyển nhượng vốn và những vấn đề khác liên quan đến sự
thay đổi vốn của CTCP.
 Xét theo nghĩa chủ quan, trên cơ sở những quy định của pháp luật,
trong quá trình tổ chức, quản lý, điều hành công ty các chủ sở hữu
công ty có thể cùng nhau xây dựng một hệ thống quy tắc điều
7
chỉnh quan hệ mang tính chất nội bộ trong quá trình quản lý, sử
dụng vốn của công ty. Như vậy, dưới góc độ này, “quy chế pháp lý
về vốn trong CTCP” là tổng hợp những quy tắc thể hiện ý chí,
quyền tự định đoạt của nhà đầu tư vốn đối với những vấn đề liên
quan đến vốn và tài sản của CTCP.
1.2/ Đặc điểm
Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể thấy “quy chế pháp lý về vốn trong
CTCP” có những đặc điểm sau:
 Thứ nhất, nó vừa thể hiện ý chí của Nhà nước vừa thể hiện ý chí của
nhà đầu tư vốn. Bởi lẽ, trên cơ sở những quy phạm pháp luật, những
chuẩn mực pháp lý do Nhà nước ban hành, các nhà đầu tư cùng thoả
thuận để xây dựng nên những quy tắc mang tính chấp nội bộ trong quá
trình quản lý, sử dụng vốn của công ty.
 Thứ hai, nó quy định quyền và nghĩa vụ của công ty, của các thành
viên công ty đối với vốn và tài sản của công ty.
 Thứ ba, nội dung chủ yếu của quy chế pháp lý về vốn trong CTCP
được thể hiện chủ yếu và cụ thể trong điều lệ công ty, bao gồm những
nội dung cơ bản như: cấu trúc vốn, chủ thể góp vốn, huy động vốn,

vấn đề chuyển nhượng cổ phần, các trường hợp tăng, giảm vốn của
công ty ...
2. Cấu trúc vốn trong CTCP
Xét về phương diện cấu trúc, vốn của doanh nghiệp nói chung và của
CTCP nói riêng được hiểu là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm các bộ phận
cấu thành có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Cấu trúc vốn là đặc điểm
cơ bản nhất tạo nên bản chất pháp lý của CTCP.
Dưới góc độ tài chính doanh nghiệp, cấu trúc vốn của công ty nói chung
và CTCP nói riêng bao gồm: vốn cố định và vốn lưu động.
Nhìn từ góc độ pháp lý, cấu trúc vốn của doanh nghiệp gồm: vốn điều lệ
và vốn vay.
8
2.1/ Vốn điều lệ
Vốn điều lệ của CTCP là số vốn do các cổ đông góp hoặc cam kết góp và
được ghi vào Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ của CTCP được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ
phần. Mệnh giá cổ phần do công ty quyết định và được phản ánh trong cổ phiếu.
Vốn điều lệ của công ty có thể bao gồm nhiều loại cổ phần với những tính chất
pháp lý khác nhau. Cụ thể đó là:
 Cổ phần phổ thông: đây là loại cổ phần bắt buộc phải có của CTCP.
Cổ phần phổ thông tạo cho người nắm giữ nó các quyền lợi về kinh tế
và “quyền lực” trên cơ sở nguyên tắc đối vốn. Người sở hữu cổ phần
phổ thông gọi là cổ đông phổ thông. Tỷ suất cổ tức mà cổ đông phổ
thông được hưởng phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Do
đó, cổ đông phổ thông chỉ được trả cổ tức khi công ty kinh doanh có
lãi, đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác
theo quy định của pháp luật, trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ
trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Việc trả cổ
tức cho cổ đông phổ thông cũng phải đảm bảo là ngay sau khi trả hết
số cổ tức đã định, công ty vẫn phải đảm bảo thanh toán đủ các khoản

nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Ngoài ra, cổ đông phổ thông
còn có các quyền khác như: quyền biểu quyết, quyền được ưu tiên
mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông,
được tự do chuyển nhượng cổ phần (trừ trường hợp cổ phần phổ thông
của cổ đông sáng lập) ...Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ
ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty.
 Cổ phần ưu đãi: là loại cổ phần có tính chất pháp lý khác biệt so với
cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu
đãi, được hưởng một số quyền lợi cao hơn quyền lợi của người sở hữu
cổ phần phổ thông và phải chịu một số hạn chế khác. Cổ phần ưu đãi
có thể được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của
9

×